You are on page 1of 40

CÔNG TY TNHH MTV LSP

KẾ HOẠCH KINH DOANH


CỦA
CÔNG TY TNHH MTV LSP

NHÓM THỰC HIỆN:

Phạm Trương Vân Anh- MSSV: 1821003167

Nguyễn Ngọc Tuyền- MSSV: 1821003472

Khưu Thúy Diễm- MSSV: 1821003186

Nguyễn Lăng Như Quỳnh- MSSV: 1821003390

Lê Thị Như Quỳnh- MSSV: 1821003387

Phạm Nguyễn Khánh Thy- MSSV: 1821003429

Phạm Quỳnh Mai- MSSV: 1821003312


MỤC LỤC

Chương 1: Giới thiệu chung..........................................................................................4

1.1. Giới thiệu công ty: Công ty TNHH MTV LSP..................................................4

1.2. Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ:............................................................................4

1.4. Chiến lược phát triển:.........................................................................................5

1.4.1. Ba tháng đầu tiên.........................................................................................5

1.4.2. Một đến ba năm tiếp theo............................................................................5

Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh................................................................6

2.1. Môi trường vi mô...............................................................................................6

2.1.1. Khách hàng.................................................................................................6

2.1.2. Tuyến đường hoạt động..............................................................................6

2.1.3. Đối thủ cạnh tranh.......................................................................................6

2.1.4 Về phía công ty LSP....................................................................................7

2.1.5. Nhà cung cấp...............................................................................................7

2.2. Môi trường vĩ mô...............................................................................................8

2.2.1. Yếu tố pháp luật - chính trị..........................................................................8

2.2.2. Yếu tố kinh tế..............................................................................................9

2.2.3. Yếu tố cơ sở hạ tầng - công nghệ................................................................9

2.2.4. Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ Logistics............................................10

2.3 Phân tích công ty theo mô hình SWOT.............................................................11

Chương 3: Mục tiêu kinh doanh.................................................................................12

3.1. Mục tiêu kinh doanh........................................................................................12

3.1.1 Mục tiêu dài hạn.........................................................................................12

3.1.2 Mục tiêu ngắn hạn......................................................................................12

2
3.1.3 Phương châm làm việc của công ty............................................................12

3.2. Giải pháp công nghệ........................................................................................12

3.2.1.  Đăng kí tên miền......................................................................................12

3.2.2. Tạo web.....................................................................................................13

3.2.3. Hình ảnh trang Web của Công ty..............................................................17

3.2.4. Thanh toán................................................................................................17

Chương 4: Chiến lược Marketing...............................................................................18

4.1. Mục tiêu của chiến lược marketing..................................................................18

4.2. Thực hiện quy trình Sales logistics..................................................................20

4.3. Giá cả và chi phí..............................................................................................22

4.4. Chiến lược Marketing......................................................................................22

4.4.1. Chiến lược quảng bá website....................................................................22

4.5. Tổ chức nhân sự...............................................................................................28

Chương 5: Kế hoạch tài chính.....................................................................................32

5.1. Chi phí.............................................................................................................32

5.2. Nguồn thu (Doanh thu và lợi nhuận)................................................................33

5.2.1. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021.............................................33

5.2.2. Kế hoạch chi phí, doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2021-2023................34

Chương 6: Kế hoạch dự phòng...................................................................................35

6.1. Những rủi ro có thể xảy ra...............................................................................35

6.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro........................................................................35

Chương 7: Kế hoạch thực hiện....................................................................................38

7.1. Điều kiện thành lập..........................................................................................38

7.2. Quy trình thành lập..........................................................................................38

7.3. Phân bố nhân sự...............................................................................................39


3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY: CÔNG TY TNHH MTV LSP

- Công ty chuyên cung cấp dịch vụ về logistics, cụ thể là dịch vụ gom hàng lẻ, làm thủ
tục hải quan và các thủ tục liên quan đối với các tuyến hàng đi và đến Đông Nam Á.

- Website: http://lsp.logistics.com.vn

- Điện thoại: 0916 474 207

- Email: lsp.logistics@gmail.com

- Trụ sở: 28 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

- Logo:

- Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ Logistics

1.2. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ:

Gom hàng lẻ thành container từ các chủ hàng lẻ LCL ở thành phố Hồ Chí Minh và các
khu vực lân cận Hồ Chí Minh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vũng Tàu) có nhu cầu
xuất/ nhập hàng đối với các tuyến Đông Nam Á.

- Hỗ trợ khách hàng thực hiện một số thủ tục về thông quan và thay thế chủ hàng
làm những hồ sơ liên quan kèm đóng thuế.

4
- Hỗ trợ các dịch vụ quản lý các vấn đề có liên quan đến các chứng từ quan trọng
trong việc vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa như là các giấy phép xuất nhập khẩu, các
mã vận đơn, chứng nhận về xuất xứ của hàng hóa.
- Bên cạnh làm các công việc cho chủ hàng bên phía xuất khẩu, còn làm các dịch
vụ cho chủ hàng nhập khẩu như là nhận hàng, trả container, khai báo hải quan,...

1.4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN:

1.4.1. Ba tháng đầu tiên

 Đây là thời gian rất quan trọng để xây dựng và định vị thương hiệu LSP trên thị
trường, tạo tiền đề cho các bước phát triển sau này.
 Tập trung vào đầu tư và quảng bá thương hiệu LSP với sự đầu tư về loại hình dịch
vụ, hình ảnh của các sản phẩm trên website.
 Thu hút sự chú ý của khách hàng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quanh khu
vực bằng việc đăng tin quảng cáo trên các trang mạng xã hội, phát tờ rơi, mời đông đảo
bạn bè.
 Giai đoạn này tập trung phát triển các tuyến Đông Nam Á.

1.4.2. Một đến ba năm tiếp theo

 Mở rộng ra các tuyến Châu Á, và mở rộng chi nhánh ra các tỉnh như Đà Nẵng,
Hải Phòng.

=> Mô hình kinh doanh bảng hiệu.

5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH
2.1. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

2.1.1. Khách hàng

 Những chủ hàng lẻ (lượng hàng ít không đầy một container, muốn ghép hàng) ở
thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vũng Tàu có nhu cầu gửi
hàng đi đến các nước Đông Nam Á.
 Những doanh nghiệp XNK( xuất nhập khẩu) có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường nước ngoài hoặc ngược lại, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về
để phục vụ cho mục đích sản xuất hoặc sử dụng mà họ lại không đủ khả năng nghiệp vụ
chuyên môn để tổ chức.
 Những cá nhân, tổ chức bán hàng nhỏ lẻ có nhu cầu gửi hàng sang thị trường
quốc tế cho khách hàng.
 Những cá nhân có nhu cầu trao đổi hàng hóa qua lại trên thị trường quốc tế: nhận
và gửi hàng cho người thân, bạn bè,...

2.1.2. Tuyến đường hoạt động

 Tuyến Đông Nam Á (Hub: Singapore)

2.1.3. Đối thủ cạnh tranh

 Công ty Logistics Sài Gòn Blue Sea: Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vận
chuyển hàng hóa FOB, CIF, DDP; dịch vụ vận chuyển và khai báo thuế quan và các thủ
tục liên quan, vận chuyển nội địa ở các cảng lớn như Sài Gòn – Đà Nẵng - Hải Phòng.
Ngoài ra, Blue Sea còn cung cấp dịch vụ nhập khẩu các thiết bị tải trọng lớn, máy móc
công nghiệp…
 Công ty Logistics Sài Gòn Long Phan: Các dịch vụ được cung cấp tại Long Phan
gồm kê khai hải quan, giấy phép và thanh toán thuế, dịch vụ vận tải quốc tế, bốc xếp
hàng, gom hàng; dịch vụ lắp ráp và di dời nhà xưởng; kinh doanh kho bãi…Công ty cam
kết các dịch vụ được cung cấp với thủ tục nhanh gọn và hiệu quả nhất.

6
 Công ty Logistics Sài Gòn Hoa Việt: Công ty Hoa Việt nhận cung cấp dịch vụ
ghép xe lẻ, vận chuyển nguyên lô, nguyên chuyến, vận chuyển hàng quá tải, siêu trọng,
với kho lưu hàng uy tín và an toàn. Trong suốt hơn 10 năm hoạt động, công ty Hoa Việt
đã trở thành đối tác thân thiết của hơn 2000 khách hàng, xây dựng cho mình hệ thống
hơn 100 xe chở hàng và 240 lái xe kinh nghiệm, đảm bảo phục vụ mọi nhu cầu vận tải
của khách hàng.

=> Tuy nhiên, cước phí của những doanh nghiệp kể trên khá cao và chỉ phù hợp cho
những khách hàng có nguồn tài chính tốt. Hơn nữa, nguồn nhân lực của họ còn yếu, chỉ
khoảng 30% được đào tạo bài bản về logistics, thiếu chuyên gia logistics giỏi và ứng
dụng công nghệ thông tin chưa tốt.

2.1.4 Về phía công ty LSP

- Lợi thế:
 Tập trung vào một chuyến => chất lượng tốt và đạt hiệu quả cao.
 Có mối quan hệ tốt với ICD.
 Lấy được vỏ container chất lượng, sạch sẽ, nhanh chóng.
- Hạn chế:
 Chưa đa dạng tuyến đường vận tải.
 Mới thành lập nên chưa có kinh nghiện nhiều trong ngành.
 Chưa có nhiều đối tác lâu dài, trung thành.

2.1.5. Nhà cung cấp

- Hãng tàu (các hãng thường có tuyến đi Đông Nam Á)


 Hãng tàu ONE
 Hãng tàu YANGMIN
 Hãng tàu HEUNG-A
 Hãng tàu nội địa: hãng tàu Vinafco
- Kho CFS (để đóng hàng LCL)
 Kho CFS TRANSIMEX
 Kho CFS CÁT LÁI
- CY tại cảng
7
 Bãi CY chịu sự giám sát của hải quan ở cảng Cát Lái và cảng Cái Mép.
- Hãng vận tải nội địa (cho thuê đầu kéo container)
 Công Ty Cổ Phần Vận Tải Việt Mỹ (Hà Nội)
 Công Ty TNHH LD QL & Cho Thuê Phương Tiện GB Việt Nam (Tân Bình-
thành phố Hồ Chí Minh)
 Vận Tải Châu Long - Công Ty TNHH Đầu Tư Và Vận Tải Châu Long (Bà Rịa-
Vũng Tàu)
- Công nhân bốc xếp hàng: thuê tại cảng 
- Trụ sở công ty: thuê văn phòng tại 2/4 Trần Xuân Soạn, phường Tân Thuận Tây,
quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
- Bên cung cấp phần mềm Quản lý vận tải: Gosmartlog
- Cung cấp gói cước để gọi điện/ liên hệ Sales cho khách hàng: Viettel
- Cung cấp nội thất trong công ty (bàn làm việc, ghế, tủ để đồ cá nhân, … ) : chi
nhánh Hòa Phát miền Nam.
- Cung cấp văn phòng phẩm (bút viết, giấy in, dao rọc giấy , …) : văn phòng phẩm
Hoàng Hà.
- Cung cấp trang thiết bị điện tử (máy lạnh, máy tính, máy in, …): Nguyễn Kim.
- Cung cấp các thông tin về tuyến đường đi: Smartlog.

2.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

2.2.1. Yếu tố pháp luật - chính trị

- Chính trị có ổn định thì sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh
doanh của mình. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường pháp luật - chính trị là:
- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao.
- Sự cân bằng các chính sách của nhà nước.
- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội.
- Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
- Trong lĩnh vực dịch vụ Logistics thì các yếu tố này ngày càng có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các quy định về chống độc quyền,
các luật bảo vệ môi trường, các chính sách đãi ngộ từ Chính Phủ, các quy định trong lĩnh

8
vực ngoại thương… Sự ổn định về chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, thi hành nghiêm
minh, triệt để sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp.

2.2.2. Yếu tố kinh tế

- Các yếu tố kinh tế có tác động vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nói riêng.
Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử
dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn
lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để cung ứng các dịch vụ logistics
cho khách hàng.
- Các yếu tố cơ bản nhất tác động đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics và các dịch vụ logistics là: tốc độ tăng trưởng GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi
ngân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính
sách tài chính, tín dụng; kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu; tiềm năng phát triển và
gia tăng đầu tư… Các yếu tố này tác động đến phương thức kinh doanh của doanh
nghiệp. Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kì thay đổi đều tạo ra cơ
hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí còn làm
thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, nguồn cung cấp tiền tệ, mức độ
thất nghiệp, những xu hướng thu nhập quốc dân, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng,
những chính sách tài chính, tiền tệ, những chính sách thuế, sự kiểm soát lương/giá cả,
cán cân thanh toán, tài trợ… Các yếu tố này tác động gián tiếp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Mà hoạt động sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy sự phát triển
của dịch vụ Logistics.

2.2.3. Yếu tố cơ sở hạ tầng - công nghệ

- Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, việc áp dụng các tiến
bộ này vào sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả ngày càng cao hơn. Các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ Logistics nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ
không những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằm thực hiện dịch vụ tư vấn cho
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của thương mại điện tử đã đưa các
doanh nghiệp tiến đến việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của

9
mình. Điều đó đã làm cho chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp cung ứng tăng lên rõ
rệt và sẽ mang lại sức cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp có ứng dụng dịch vụ mới vào
kinh doanh.
- Đối với sự phát triển của các dịch vụ logistics thì yếu tố cơ sở hạ tầng và điều
kiện tự nhiên có tác động rất lớn. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải
(đường, phương tiện, bến bãi,...), hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng, điện nước,... Hệ
thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là
dịch vụ vận tải.
- Trong giai đoạn hiện nay và tương lai, các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo
ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có lợi
thế về vốn, kinh nghiệm dễ tiếp cận các công nghệ mới hơn các doanh nghiệp nhỏ.

2.2.4. Sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ Logistics

- Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì loại hình logistics càng
phong phú, chất lượng dịch vụ logistics càng được nâng cao. Khi đề cập đến vấn đề cạnh
tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem xét xem đối thủ của mình là
ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào. Trong thời gian qua cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ
logistics, số lượng các doanh nghiệp logistics được mở ngày càng nhiều và dẫn đến cạnh
tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn. Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ logistics trong nước mà còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp logistics nước
ngoài.
- Một mặt, nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm, hoạt
động sản xuất kinh doanh, thị phần,...của đối thủ cạnh tranh, có ý nghĩa quan trọng đối
với việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp logistics. Doanh nghiệp
nên phân tích hoạt động kinh doanh để đem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao
hơn.
- Mặt khác, đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp đưa vào khai thác những năng
lực sản xuất mới. Doanh nghiệp phải chú ý đến những rào cản hợp pháp của những
doanh nghiệp đó. Khi phân tích môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp luôn lưu ý đến

10
đối thủ tiềm ẩn vì khi tham gia trong ngành để làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp, do
các đối thủ này sẽ đưa vào các năng lực sản xuất mới với mong muốn chiếm thị phần,
khách hàng nhanh chóng.

2.3 PHÂN TÍCH CÔNG TY THEO MÔ HÌNH SWOT

Table 1: Phân tích mô hình SWOT của Công ty

Strengths Weaknesses

 Mạnh các tuyến Đông Nam Á  Mới thành lập, chưa có nhiều
 100% cán bộ công nhân viên. khách hàng.
đều được đào tạo qua trường  Chưa có nhiều kinh nghiệm.
lớp trước khi vào làm việc =>  Chưa có nhiều đối tác làm ăn.
vững nghiệp vụ chuyên môn.
 Đảm bảo chất lượng đặt lên
hàng đầu.

Opportunities Threats

 Thị trường logistics ngày càng  Công ty logistics ngày càng xuất
phát triển tại Việt Nam và trên hiện nhiều.
toàn thế giới.  Nhiều công ty có lịch sử hình
 Nhu cầu giao thương hàng hóa thành lâu đời và có thương hiệu
của các cá nhân, tổ chức ngày trên thị trường.
càng tăng.  Quy mô logistics ở Việt Nam còn
 Việt Nam ký kết nhiều hiệp nhỏ, cơ sở hạ tầng chưa đạt yêu
định thương mại quốc tế ưu đãi cầu => chưa đáp ứng hoàn toàn
với các quốc gia, khu vực trên 100% nhu cầu của khách hàng.
thế giới.

11
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU KINH DOANH
3.1. MỤC TIÊU KINH DOANH

3.1.1 Mục tiêu dài hạn

 Tạo ra dịch vụ đáp ứng tối đa như cầu khách hàng.


 Xây dựng hình ảnh thương hiệu: một thương hiệu đáng tin cậy và chuyên nghiệp
trong ngành logistics.

3.1.2 Mục tiêu ngắn hạn

 Tìm kiếm nguồn khách hàng mới cho công ty.


 Xây dựng trang web làm việc hiệu quả, gây ấn tượng tốt đối với người dùng mới
và tiện dụng cho đối tác.
 Nâng cao địa vị công ty.

3.1.3 Phương châm làm việc của công ty

 Hàng sẽ được bảo quản cẩn thận và lên tàu đúng hạn cũng như là nhận hàng đúng
hạn.
 Vỏ container chứa hàng chất lượng, sạch sẽ và lấy được vỏ container nhanh
chóng.
 Giá cước tốt.

3.2. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

3.2.1.  Đăng kí tên miền

- Hồ sơ đăng ký: Hồ sơ đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo mẫu do Nhà
đăng ký tên miền ”.vn” quy định tại Website của Nhà đăng ký, nhưng bắt buộc phải có
các thông tin sau:

Đối với tổ chức:

• Thông tin về chủ thể: Tên, địa chỉ, số điện thoại, hộp thư điện tử.

• Thông tin về người quản lý và người quản lý kỹ thuật của tên miền.

• Thông tin về máy chủ DOANH NGHIỆPS chuyển giao của tên miền.

12
3.2.2. Tạo web

Chi phí ban đầu để tạo ra được một website WordPress gồm:

+ Domain: khoảng $10-$15 / năm.

+ Hosting: khoảng $60 / năm.

+ Theme: khoảng $15 – $60 tùy loại dùng trọn đời, đây chính là giao diện cho
website.

Mã nguồn WordPress thì miễn phí.

Như vậy tổng chi phí ban đầu để có được một website WordPress khoảng từ $85 –
$135.

Thực ra chi phí lớn nhất của một website nói chung hay website mã nguồn WordPress
nói riêng đó là nội dung (content), tức là các bài viết, logo, hình ảnh, banners trên
website đó.

Các bước tạo website thật trên mã nguồn Worldpress

Bước 1: Đăng ký domain

Tên miền: http://lsp.logistics.com.vn

Bước 2: Mua hosting

Hosting hay hosting server là máy chủ nơi bạn sẽ lưu trữ các dữ liệu của website và cả
mã nguồn WordPress. Các dữ liệu như bài viết, hình ảnh, âm thanh, hay các ứng dụng
đều được lưu trữ ở hosting.

Mỗi lần người đọc gõ truy cập website của Công ty thông qua domain đã  mua ở trên,
hosting server sẽ gửi dữ liệu trang website đến thiết bị và hiển thị trang web lên trình
duyệt của user.

Tốc độ website phụ thuộc rất lớn vào hosting server. Đặc biệt là khi trang web của
Công ty có nhiều người truy cập cùng lúc. Do đó bạn cần cân nhắc khi chọn hosting
server.

=> Chọn Shared Hosting

13
*Các bước mua hosting

Bước 1: Chọn gói Hosting phù hợp

Bước 2: Chọn tên miền liên kết với Hosting

Bước 3: Thực hiện thanh toán, dẫn trỏ Domain về Hosting

Kết nối domain với hosting để website có thể chạy được (gọi là trỏ domain vào
hosting).

Mục đích là khi user gõ địa chỉ website (domain) của Công ty vào trình duyệt, lúc này
sẽ được kết nối đến hosting nơi website của Công ty sẽ được lưu trữ. Nhờ đó user sẽ truy
cập được trang web.

*Cách trỏ tên miền về hosting

Đầu tiên bạn truy cập vào trang quản trị Namecheap.

Click vào mục Domain List bên góc trái để hiện danh sách domain, sau đó click vào
nút MANAGE bên góc phải domain bạn đang cần trỏ về hosting.

Tìm tới mục NAMESERVERS, sau đó chọn Custom DOANH NGHIỆPS trong
danh sách sổ xuống.

14
Nhập 2 dòng tương ứng với namserver 1 và namserver 2 tương ứng với hosting bạn
đang muốn trỏ tới, sau đó bấm dấu check màu xanh để update thông tin.

Thông tin về nameserver 1 và nameserver 2 được cung cấp qua email lúc bạn mua
hosting. Trường hợp của mình đang muốn trỏ tới hosting tại nhà cung cấp SiteGround,
thông tin gửi qua email lúc mình mua hosting như hình dưới đây.

Như vậy là bạn đã hoàn thành kết nối domain với hosting. Theo các nhà cung cấp dịch
vụ thì quá trình kết nối domain tới hosting có thể cần 24 đến 48 giờ để mọi thông tin
được update hoàn toàn trên các name servers, quá trình này còn gọi là domain
propagation hay DOANH NGHIỆPS propagation.

Bây giờ, gõ tên domain vào trình duyệt, bạn sẽ được dẫn đến trang chào mừng của
nhà cung cấp hosting, hoàn tất.

Bước 4: Cài đặt WordPress

* Các bước cài đặt WorldPress


15
Bước 1: Đăng nhập trang quản trị cPanel

Bước 2: Cài đặt WordPress dùng Softaculous Apps Installer trong cPanel

Bước 5: Cài đặt Theme cho website

Sau khi cài đặt xong WordPress, nếu thử truy cập website, mình sẽ nhìn thấy trang
chủ với giao diện (theme) mặc định bởi WordPress.

Những theme mặc định của WordPress thường rất sơ sài, chỉ phù hợp với ai - viết
blog đơn giản, và theme mặc định cũng không hỗ trợ tốt việc tùy biến giao diện theo ý
của mình.

Theme ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ load website do đó nếu chọn theme được lập
trình không tốt website có thể load rất chậm. Hơn nữa theme cũng ảnh hưởng rất lớn đến
vấn để bảo mật, một theme wordpress được code không tốt sẽ dễ bị hacker khai thác và
phá hoại.

Bước 6: Cài đặt Plugin cho website

Bước 7: Cài đặt Google Search Console

Google Search Console (tên cũ là Google Webmaster Tool) là công cụ miễn phí của
Google giúp theo dõi tình trạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Là công
cụ không thể thiếu của bất kỳ SEOer nào.

Bước 8: Cài đặt Google Analytic

Google Analytic cũng là một công cụ miễn phí khác của Google, nó cho phép theo dõi
và phân tích các truy cập tới website của bạn.

*Chi phí xây dựng và duy trì hoạt động web

 Chi phí thiết kế website: Chi phí này là một lần và duy nhất, hiện tại trên thị
trường để có một website nói chung phải bỏ tầm khoảng 1.000.000 đồng.
 Chi phí mua và duy trì tên miền: Phí tên miền là chi phí phải bỏ ra từng năm để
duy trì. Đối với tên miền phải thải thanh toán tối thiểu là 1 năm và tối đa là 10 năm:
500.000 đồng.

16
 Chi phí thuê hosting: Phí hosting là phí phải bỏ ra hàng tháng hoặc hàng năm (tùy
thời gian bạn sử dụng) để lưu trữ website. Cụ thể, phí hosting tại Công ty chúng tôi là
1.000.000 đồng/năm.
 Chi phí quảng cáo Google Ads: chi phí trung bình khoảng 10.000 đồng/click để
Google quảng cáo Công ty của mình khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm.

3.2.3. Hình ảnh trang Web của Công ty

Figure 1: Hình ảnh trang Web của Công ty


3.2.4. Thanh toán

*Các hình thức thanh toán

- Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (nếu thanh toán bằng chuyển khoản
thì bắt buộc phải chuyển khoản trong ngày làm việc từ thứ hai đến thứ năm).
- Đối với forwarder bên xuất khẩu :
 Bắt buộc đặt cọc 30% giá trị lô hàng trước 10 ngày forwarder nhận hàng từ chủ
hàng.
 Thanh toán 70% còn lại ngay sau khi tàu chạy.
- Đối với forwarder bên nhập khẩu :
 Bắt buộc đặt cọc 30% giá trị lô hàng trước 10 ngày tàu cập bến và forwarder nhận
hàng.
 Thanh toán 70% còn lại sau khi forwarder giao hàng cho chủ hàng.
17
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING
4.1. MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING

Mục tiêu của chiến lược marketing được chia thành 5 yếu tố chính:

- Định vị và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Làm được điều này tức là làm sao mà bất kỳ lúc nào, tên hoặc sản phẩm của công ty
luôn đứng đầu trong danh sách khi khách hàng lựa chọn để giải quyết nhu cầu của họ.

Mỗi thương hiệu đều có tính cách riêng, được hình thành nên từ giá trị bên trong
những content được lan tỏa qua các nền tảng số mà doanh nghiệp sử dụng. Và nếu mục
tiêu là định vị và nâng cao nhận thức thương hiệu, tức là phải xác định rõ tính cách của
thương hiệu mình và cách thức để nó lan tỏa được. Đây là 2 yếu tố để bắt đầu.

Điều lưu ý khi thực hiện mục tiêu này là xác định nơi mà khách hàng tiềm năng dành
nhiều thời gian nhất, loại content và cách tiếp cận nào để có thể lan tỏa tại nơi đó là cực
kỳ quan trọng. Hiện nay, xu hướng là tìm kiếm trên những nền tảng xã hội (Digital
media).

Tương tác với khách hàng trên phương tiện truyền thông xã hội làm cho việc tiếp cận
thương hiệu trông thân thiện hơn. Ví dụ không chỉ bó cuốn doanh nghiệp là một doanh
nghiệp dịch vụ, bên cạnh đó có thể tương tác với khách hàng qua những hoạt động chia
sẻ kiến thức, lan truyền giá trị, đồng hành và lắng nghe qua những câu chuyện, ebook,
video.

- Thu hút và tăng lượng khách hàng tiềm năng chất lượng cao.

Bộ phận bán hàng phụ thuộc vào nhóm khách hàng tiềm năng (lead) nhất quán để họ
nuôi dưỡng và chuyển đổi thành khách hàng mua hàng (customer). Tuy rằng marketing
không phải là nguồn khách hàng tiềm năng duy nhất nhưng có thể nói rằng bộ phận bán
hàng phụ thuộc đó để chuyển đổi các khách hàng tiềm năng của website hoặc các chiến
dịch marketing thành các liên hệ mà họ có thể tiếp cận. Tạo một báo cáo về tất cả các
khách hàng tiềm năng có được và phân loại những người bị loại và tại sao có thể sẽ giúp
tinh chỉnh các quy trình marketing và liên tục cải thiện chất lượng khách hàng tiềm năng.

- Phát triển tư duy lãnh đạo và dẫn dắt xu hướng thị trường.

18
Bất kể doanh nghiệp thuộc ngành nào thì việc được công nhận là chuyên gia trong thị
trường đó là cơ sở để chứng minh trình độ và độ tin cậy cao. Trên thực tế, theo nghiên
cứu được thực hiện bởi LinkedIn và Edelman, 60% những khách hàng ra quyết định cho
rằng Nhận thức tin cậy sự dẫn dắt (thông qua các content theo mô hình Thought
leadership) đã thuyết họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ chưa từng xem xét trước
đây. Điều này khác với độ nhận diện thương hiệu, lãnh đạo ý nghĩ (thought leadership) là
về việc người tiêu dùng nhận ra thương hiệu và cả những người trong doanh nghiệp – là
một trong những người tốt nhất và đáng tin cậy nhất trong ngành, đề từ đó họ lựa chọn
tin tưởng theo sự dẫn dắt và các lời khuyên đó. Có rất nhiều cách để phát triển tư duy
marketing lãnh đạo, phổ biến nhất là phát hành và chia sẻ những content chạm đến được
khách hàng tiềm năng và dẫn dắt họ nhìn thấy được vấn đề cốt lõi (pain point) của họ là
gì.

- Gia tăng giá trị đến từ khách hàng.

Những tương tác, trò chuyện marketing giữa doanh nghiệp và khách hàng nên tiến xa
hơn nữa đến việc có thể tạo ra những cơ hội kinh doanh mới. Ngày nay, điều quan trọng
hơn cả việc làm hài lòng khách hàng hiện tại và làm sao giữ họ phụ thuộc vào doanh
nghiệp. Và nếu có thể đi xa hơn trong mối quan hệ phụ thuộc này, chính họ sẽ quảng bá
cho doanh nghiệp. Những người thích thú sẽ không chỉ sử dụng dịch vụ mà còn giới
thiệu với mọi người xung quanh. Ngoài ra, thường xuyên giới thiệu đến khách hàng về
các cơ hội quý giá mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho họ. Từ đó dẫn dắt đến các cơ
hội hợp tác rộng hơn.

- Trao quyền và khuyến khích đội ngũ.

Một chiến lược marketing được triển khai thành công là kết quả của cả một đội ngũ vì
vậy luôn đảm bảo mỗi thành viên trong đội ngũ đều có tiếng nói và cảm nhận được sự
đóng góp của bản thân cho thành công của một chiến dịch. Khuyến khích và trao quyền,
tin tưởng đội ngũ, chắc chắn rằng bất kỳ một thành viên nào cũng đều là một đại diện
cho thương hiệu, có khả năng tạo lập các cuộc thương thảo và tăng trưởng doanh số.

4.2. THỰC HIỆN QUY TRÌNH SALES LOGISTICS

- Xác định lợi thế cạnh tranh

19
Tự đánh giá điểm mạnh yếu của công ty. Công ty mới và quy mô nhỏ nên chủ yếu
cung cấp tuyến Đông Nam Á và Châu Á do đơn giản, giá thành vừa phải, ít phụ phí và ít
biến động về giá, lượng khách hàng nhiều.

- Xác định khách hàng mục tiêu

Đối tượng để Sales Logistics là những nhân viên có quyền quyết định việc book(đặt
chỗ ) tàu, thuê dịch vụ xuất nhập khẩu, hầu hết đó chính là nhân viên xuất nhập khẩu, tuy
nhiên ở môt số công ty nhỏ, chủ doanh nghiệp sẽ kiêm luôn nhiệm vụ này. Sales
Logistics chia ra 3 bộ phận chính gồm:

 Sales FCL (Full Container Load) – Sales hàng nguyên cont: Đối tượng chủ yếu là
các công ty xuất nhập khẩu lớn, ví dụ như các công ty XNK gạo, gỗ, may mặc,
thủy hải sản, …

 Sales LCL (Less than Container Load) – Sales hàng lẻ: Các công ty XNK nhỏ
thuộc TNHH một thành viên, các cá nhân có hàng gửi đi, nhập về từ nước ngoài
và các FCL forwader.

 Sales Overseas: Đây là hình thức dành cho những công ty có quy mô lớn và muốn
bành trướng quy mô hơn nữa. Họ tìm kiếm các công ty Forwader nước ngoài để
làm đối tác xử lý hàng cho họ.

Với quy mô và thời gian kinh nghiệm còn hạn chế như hiện tại, LSP chỉ thực hiện
sales FCL và LCL.

- Tìm kiếm khách hàng.

Cách 1: Tìm theo khách hàng tiềm năng như bước trên

Cách 2: Tìm kiếm theo mặt hàng, theo mùa, …

Thực tế cho thấy các công ty Forwarder lớn đã có sẵn lượng khác hàng ổn định từ các
khu công nghiệp, các công ty lớn và nhân viên Sales Logistics của những công ty này họ
khá bận rộn trong việc đi follow và giữ chân lượng khách hàng quen thuộc của mình,
cho nên những khách hàng nhỏ, mới vào nghề rất dễ bị bỏ xót. Do vậy, LSP vẫn có thể
thành công nếu lanh lẹ, chăm chỉ áp dụng internet.

- Xác định thông tin khách hàng.

20
Sales Logistics, hay còn gọi là Sales Forwarder ở Việt Nam có đôi chút khác biệt, vì
thói quen sử dụng nhập CIF, bán FOB của các doanh nghiệp XNK trong nước nên tùy
thuộc vào từng loại ta cần xác định những thông tin khác nhau.

Sau khi đã tiếp cận được với khách hàng mục tiêu, cần khéo léo trò chuyện và khai
thác thông tin từ họ càng nhiều càng tốt.

Một số thông tin cần khai thác trong trường hợp này:

 Loại hàng, tính chất hàng hoá: Hàng gì? Khô hay lạnh?

 Lượng hàng (Volume): Nếu hàng container thì là container bao nhiêu? Số lượng
thường xuất (nhập); Nếu hàng lẻ thì cần hỏi số khối (CBM), kích thước, hàng biển
hay hàng hàng không?

 Địa chỉ cảng Xuất – Nhập hàng: POL, POD

 Các yêu cầu về thời gian vận chuyển: ETD

 Các yêu cầu về đại lý handle hàng tại cảng xuất.

 Đối với lô hàng mua giá EXW thì phải biết chính xác địa chỉ của shipper để thông
báo cho đại lý nước ngoài và yêu cầu báo giá FOB charges hoặc giá vận chuyển
(trong trường hợp sử dụng giá của đại lý).

 Khách hàng cần giá hay cần chất lượng dịch vụ.

 Một số nhu cầu đặc biệt về thủ tục và giấy tờ trong quá trình xuất nhập hàng.

4.3. GIÁ CẢ VÀ CHI PHÍ

- Giá được chia thành 2 đầu là giá cước dịch vụ vận tải và giá báo với khách hàng.

Giá cước dịch vụ vận tải thường cố định hoặc có thể biến động nhưng không nhiều. sự
biến động này do tỷ giá, chủ quan hãng tàu hoặc do mối quan hệ đàm phám giữa công ty
với hãng tàu hoặc người vận tải. Thông thường điều này thường tốn nhiều thời gian.

Giá báo với khách hàng thì có thể linh động đối với khách hàng cũ mới.

21
- Chi phí (không tính chi phí cố định) là những khoản phụ phí cần thiết để đạt được
mục đích kinh doanh, cụ thể là hàng đến được nơi chỉ định. Kinh nghiệm kinh
doanh càng lâu thì chi phí này càng giảm.

4.4. CHIẾN LƯỢC MARKETING

4.4.1. Chiến lược quảng bá website

Figure 2: Các phương thức tiếp thị kĩ thuật số

Bước 1: Tiến hành đánh giá thiết kế trang web

Website là gương mặt đại diện của doanh nghiệp, giống như những cánh cửa kính ở
cửa hàng, khi nhìn từ bên ngoài, nó trông phải đẹp và khi khách hàng bước vào cửa
hàng, mọi thứ nên được sắp xếp ngăn nắp. Một trang web cần đảm bảo: cấu trúc phân
cấp đơn giản, thiết thực và thân thiện với người dùng, thông tin chính xác, tải nhanh và
thân thiện với thiết bị di động.

Bước 2: Tối ưu hóa website cho SEO

SEO là phương thức làm tăng khả năng hiển thị website trong các công cụ tìm kiếm
và gồm một số bước sau:

Technical SEO – Đảm bảo rằng website không có lỗi thu thập dữ liệu và các vấn đề
khác làm ảnh hưởng đến các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục website.

22
On-Page SEO – Làm cho các website trở nên thân thiện với SEO và các trình thu thập
công cụ tìm kiếm dễ đọc nội dung.

SEO Content – Viết nội dung làm hài lòng người dùng.

Off-Page SEO – Quảng bá website với mục đích nhận được các liên kết chất lượng
cao từ các website khác.

Local SEO – Tối ưu hóa website cho các tìm kiếm định vị và để thu hút thêm khách
hàng đến địa điểm thật của doanh nghiệp.

Bên cạnh các tiêu chuẩn SEO cơ bản kể trên còn có các phương pháp SEO hiện đại
như việc đánh dấu lược đồ và tối ưu hóa nội dung bằng cách trích lược một phần nội
dung quan trọng (rich snippets).

Bước 3: Tối ưu hóa website cho mạng xã hội

Bước tiếp theo là tối ưu hóa website trên các mạng xã hội. Điều này không giống với
tiếp thị sử dụng mạng xã hội, nhưng nó cần phải:

Có các yếu tố trực quan (hình ảnh, video) trên website có thể được chia sẻ trên các
mạng xã hội.

Bổ sung nút chia sẻ trên các bài viết bạn muốn được chia sẻ trên các mạng xã hội.

Đảm bảo rằng khi người dùng nhấp vào nút chia sẻ (hoặc chia sẻ trực tiếp URL của
bạn), đoạn mã được tạo ở định dạng tốt. Nên thêm các thẻ meta mở cần thiết, khuyến
khích sử dụng kích thước và định dạng ảnh được hỗ trợ bởi tất cả các mạng xã hội.

Bước 4: Lập kế hoạch Marketing nội dung (Content Marketing)

Khi quảng bá một website trực tuyến, về cơ bản là quảng bá nội dung của website và
đó là lý do tại sao nó được gọi là Marketing nội dung (content marketing).

Bước 5: Quảng bá website trên các mạng xã hội

bước tiếp theo là triển khai việc quảng cáo website trên các phương tiện thông tin đại
chúng khác nhau. Quy trình gồm các bước:

 Thiết lập tài khoản cho doanh nghiệp trên các mạng xã hội.

23
 Việc đầu tiên cần làm là tạo các trang kinh doanh trên mạng xã hội phù hợp với
mô hình doanh nghiệp. Đó là mạng lưới mà những khách hàng tiềm năng có thể
đang sử dụng. Một số mạng xã hội phổ biến nhất bao gồm Facebook, Twitter,
Instagram, Pinterest và LinkedIn.

 Hoàn tất thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

 đảm bảo rằng các trang mạng doanh nghiệp đã được định hình hoàn chỉnh và toàn
bộ thông tin được điền đầy đủ.

 Liên kết website với các trang mạng xã hội.

 Sau đó, thêm liên kết tới các trang mạng xã hội trên website (ở dòng cuối trang)
và đồng thời thêm các sơ đồ có liên quan (điều đó sẽ giúp các công cụ tìm kiếm
liên kết với đồng thời cả website và trang mạng doanh nghiệp).

 Tăng số lượng người tiếp cận tới trang mạng xã hội của bạn.

 Một trang mạng doanh nghiệp không có người theo dõi sẽ không tạo ra bất cứ lợi
ích nào tới việc kinh doanh, tìm và kết nối với những người có thể dành sự quan
tâm cho doanh nghiệp và những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực dịch vụ
logistic.

 Thiết lập một “bộ lịch” truyền thông.

 Sự thành công trên các mạng xã hội phụ thuộc vào chất lượng của những bài đăng
do đó cần thường xuyên đưa lên mạng xã hội của mình những nội dung thật chất
lượng.

 Đó là cách tốt nhất để thu hút được sự chú ý của người dùng và tạo nên một nhóm
người quan tâm thương hiệu.

 Một cách tốt để bắt đầu là tạo một “lịch truyền thông” (giống như bước 4 ở trên),
chỉ định rõ thể loại và thời gian xuất bản cho các nội dung.

Bước 6: Đầu tư tiền vào quảng cáo để thu hút nhiều khách hàng hơn

24
SEO cần tốn một khoảng thời gian khá lâu để đạt kết quả tốt. Điều đó đồng nghĩa với
việc nếu mong có được kết quả nhanh hơn thì việc đầu tư thêm cho hoạt động marketing
trên trang web, cụ thể là việc chi tiền cho quảng cáo là vô cùng cần thiết.

Với việc quảng cáo tính phí trang web có thể đạt được chỉ tiêu lưu lượng truy cập
nhanh chóng, dẫn đến những đơn hàng và thu lời về từ nguồn đầu tư ban đầu.

Trang quảng cáo phổ thông nhất hiện nay là Google Ads – Nhắm tới các đối tượng
dựa trên các từ ngữ họ tìm kiếm trên Google hay quảng cáo trên các dịch vụ khác của
Google (Youtube, Gmail) và những website sử dụng Google AdSense. Quảng cáo tính
phí trên Facebook – quảng bá trang Facebook, những bài đăng trên mạng xã hội này hay
đẩy mạnh quảng cáo tới những người sử dụng Facebook, Instagram hay Facebook
Messenger.

Bộ phận marketing nên khởi đầu với một ngân sách thấp, đo lường được sự hiệu quả
của các chiến dịch và cứ đầu tư thêm, miễn là tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư còn tích cực.

Bước 7: Tận dụng Marketing thông qua email để liên kết với khách hàng

Một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất là email. Trên thực tế, một trong những
mục tiêu trong chiến dịch marketing website là phát triển danh sách email.

Có một danh sách email đang hoạt động là cách tốt nhất để khiến mọi người quay trở
lại website, để họ thấy được những nội dung mới trên trang hay chào mời trực tiếp cho
họ một mẫu sản phẩm.

Bước 8: Sử dụng chiến thuật “tiếp thị lại” (re-marketing) để đem người dùng trở lại
website

Để tiếp thị lại có thể sử dụng các nền tảng quảng cáo khác nhau (bao gồm Google
Ads, Facebook hay thậm chí Twitter) để kết nối lại với những người đã từng truy cập
website ít nhất một lần. Có rất nhiều điểm mạnh của phương pháp này, bao gồm việc
tăng lưu lượng truy cập, ngân sách quảng cáo thấp cùng tỉ lệ mua hàng cao hơn.

Bước 9: Luôn cập nhật và phát triển website

Khi làm marketing cho trang web có hai điều quan trọng:

 Luôn cập nhật website:

25
Nó đồng nghĩa với việc bạn phải luôn bổ sung phần mềm hay phiên bản mới nhất cho
trang web, chắc chắn rằng website được bảo mật và sử dụng những công nghệ tân tiến
nhất.

 Đảm bảo nội dung mới mẻ và thích hợp

Bên cạnh việc đưa ra những nội dung mới, nhắm đến những từ khóa cụ thể cùng việc
phát triển số lượng lượt tiếp cận tự nhiên, cần phải xem xét và kiểm tra lại nội dung hiện
có. Khi website phát triển lớn hơn và có “thâm niên” hơn, một số nội dung sẽ trở thành
lỗi thời. Điều đó không tốt cho người dùng hay những công cụ tìm kiếm.

Bước đầu tiên của quá trình này là tìm những trang có chất lượng thấp. Đó là những
trang không có xếp hạng, backlink hay lượt truy cập. Có thể nội dung ở những trang đó
tốt nhưng khi chúng không đóng góp vào xếp hạng cho trang, chúng không đem lại giá
trị gì cho website. Cần cập nhật và tái xuất bản khi cần thiết.

Bước 10: Đo đếm, phân tích và cứ lặp lại như thế

Không có một chiến lược marketing nào được hoàn thiện khi thiếu đi sự giám sát chặt
chẽ. Trong thời đại của Marketing kỹ thuật số, mọi thứ đều có thể được đo lường và
phân tích. Vì vậy, việc có một hệ thống công cụ và chỉ số đúng là điều vô cùng quan
trọng. Ứng dụng mà doanh nghiệp sử dụng là Google Analytics.

4.1.1. Chiến lược giữ khách hàng cũ

- Quan tâm tới những giá trị thương hiệu vô hình

+ Giá trị thương hiệu (Brand Value) là thứ rất quan trọng để chiếm lấy lòng tin của
khách hàng cả cũ lẫn mới. Có được lòng tin của họ mới mong khách hàng thường xuyên
ghé thăm và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

+ Ví dụ, trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề đạo đức trong kinh doanh (CSR) trở
thành một trong những khía cạnh chính được doanh nghiệp đầu tư chú trọng. Hàng loạt
những vụ xả thải, sử dụng chất hóa học trong thực phẩm hay mất uy tín thương mại đã
khiến người tiêu dùng mất niềm tin và tẩy chay sản phẩm.

+ Muốn tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp buộc phải đầu tư vào những giá trị vô
hình như hình ảnh thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, đạo đức trong kinh doanh,…

26
- Loại bỏ thủ tục lằng nhằng trong thanh toán

+ Một trong những yếu tố cản trở quá trình “mua hàng” của khách, đó chính là thủ tục
thanh toán rườm rà, phức tạp. Việc loại bỏ những thủ tục rườm rà sẽ giúp nâng cao trải
nghiệm của khách hàng.

- Tương tác với khách hàng

+ Một trong những phương cách để duy trì mối quan hệ với khách hàng, chính là
tương tác thường xuyên với họ tại các điểm chạm. Check các bình luận, tin nhắn của
khách trên Facebook, website và tư vấn nhiệt tình khi cần thiết. Đó là cách nhanh nhất để
chiếm lấy cảm tình từ khách hàng.

- Có ưu đãi cho các khách hàng cũ

+ Các chương trình tri ân khách hàng cũ, nghe thì đơn giản, nhưng tác động của nó là
vô cùng lớn. Không nhất thiết phải thiết kế chương trình khuyến mại quá hoành tráng,
chỉ cần đáp ứng chính xác nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng thân thuộc, họ muốn
giảm giá thì sẽ áp dụng chính sách giảm giá, họ muốn tiết kiệm thời gian khi sử dụng
dịch vụ thì nên ưu tiên cho những khách hàng có thâm niên.

- Hỏi và nhận Feedback

Việc tiếp nhận feedback từ khách hàng có hai mục đích:

+ Thể hiện doanh nghiệp bạn luôn coi trọng tiếng nói của khách hàng.

+ Khám phá những gì khách hàng nghĩ và cảm nhận từ sản phẩm của doanh nghiệp
bạn.

- Cung cấp cho khách hàng gói Upsell – Cross-selling

+ Upsell và Cross-selling là hai chiến thuật bán hàng nhằm cung cấp cho khách hàng
những gói dịch vụ cao cấp hơn, hoặc cung cấp những sản phẩm bổ trợ giúp việc sử dụng
sản phẩm / dịch vụ chính được hiệu quả, trọn vẹn hơn.

+ Nhiều người nghĩ rằng Upsell và Cross-selling chỉ đơn thuần là mánh khóe để
doanh nghiệp tận thu lợi nhuận. Tuy nhiên, mục đích chính của 2 phương thức này là
giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn từ sản phẩm, nâng cao sự hài lòng của
khách hàng và khiến họ quay trở lại mua hàng trong tương lai.

27
4.5. TỔ CHỨC NHÂN SỰ

- Giám đốc:

 Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và là người trực tiếp điều hành, chỉ đạo
mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty, ban hành quy chế nội bộ của
công ty. Đồng thời còn thu thập đầy đủ mọi thông tin về hoạt động kinh doanh để
có quyết định sáng suốt nhằm lãnh đạo tốt công ty, tổ chức quản lý tốt, đổi mới
doanh nghiệp, sắp xếp tổ chức lao động hợp lý, chính sách tuyển dụng, phân công
lao động phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của từng người để có hiệu
suất công việc cao nhất.

- Bộ phận kinh doanh:

 Là đầu mối trong việc phát triển khách hàng và triển khai việc cung ứng các sản
phẩm và dịch vụ về vận tải quốc tế và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng
thời hỗ trợ triển khai các dịch vụ khác của công ty tới các khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp.

 Xây dựng, trình Lãnh đạo phê duyệt kế hoạch kinh doanh định kỳ (tháng, quý,
năm) và tổ chức thực hiện hoạt động nghiệp vụ cũng như các chỉ tiêu, nhiệm vụ
khác của công ty liên quan đến hoạt động của phòng theo đúng kế hoạch đã đề ra.

 Tập hợp, kiểm tra, phân tích danh mục, xử lý, điều hành toàn bộ họat động kinh
doanh từ khi hợp đồng được kí kết cho đến khi thanh lý hợp đồng với khách hàng
theo quy định của pháp luật và của quy định nội bộ của công ty.

 Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp thị dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Cụ
thể là chào bán giá cước vận tải đường biển, đường hàng không và cả khách hàng
có nhu cầu về dịch vụ giao nhận. Liên lạc và tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối
tác và khách hàng nhằm thu hút khách hàng gửi hàng qua dịch vụ của công ty.

- Bộ phận kế toán

 Tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của công ty, triển khai thực hiện
công tác kế toán tài vụ của công ty theo đúng luật định, quản lý tình hình tài chính

28
chặt chẽ và lập báo cáo tài chính chính xác để Giám đốc nắm bắt được tình hình
tài chính của công ty, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý.

 Tổ chức hệ thống chứng từ, phản ánh chính xác và kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong hoạt động thương mại. Báo cáo và trích nộp đầy đủ kịp
thời các khoản phải nộp theo đúng quy định, thanh toán, quyết toán nhanh gọn các
khoản nợ khó đòi cũng như các khoản phải trả.

 Kế toán chịu trách nhiệm tổng hợp, hoạch toán chi tiết, theo dõi kiểm tra, quản lý
tài sản và lập báo cáo cho công ty.

 Cung cấp và chi tiền cho việc trả cước phí, chi tiền tạm ứng cho các nhân viên
giao nhận đi làm hàng, đồng thời thu tiền, tính lương và tính lợi nhuận hoặc các
khoản lỗ từ các nghiệp vụ.

- Bộ phận logistics:

 Thực hiện tất cả các nội dung công việc và chạy lệnh trong hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu.

 Phụ trách các công việc theo dõi đóng hàng, bốc xếp xếp dỡ, lưu kho lưu bãi, khai
thuế hải quan. 

 Tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất, tạo uy tín tốt đối với khách hàng.

- Bộ phận chứng từ xuất khẩu:

 Quản lý lưu trữ chứng từ và các công văn, soạn thảo bộ hồ sơ, các công văn cần
thiết gửi khách hàng và các bộ phận có liên quan trong chuỗi quy trình hoàn thành
tốt công việc được giao.

 Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc tiếp xúc với khách hàng để
thông báo những thông tin cần thiết, kịp thời yêu cầu khách hàng cung cấp chứng
từ để tránh phát sinh chi phí nộp trễ chứng từ đến hãng tàu/ đại lý hãng tàu. 

 Theo dõi đặt chỗ trên tàu cho hàng hóa, thông báo tàu đi cho khách, chịu trách
nhiệm phát hành vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không, các chứng từ
thanh toán như Debit Note đến khách hàng. 

29
 Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng, trợ giúp phòng kinh doanh, chuẩn bị chứng
từ để giao cho khách hàng. Trong đó, thường xuyên đến hãng tàu hoặc đại lý hãng
tàu để lấy B/L gốc giao cho khách hàng.

- Bộ phận chứng từ nhập khẩu:

 Thông báo tàu đến cho khách, chịu trách nhiệm phát hàng lệnh giao hàng và cập
nhật Manifest lên hệ thống Hải quan một cửa quốc gia. Việc phát hành lệnh giao
hàng đòi hỏi nhân viên chứng từ thường xuyên tác nghiệp tại các hãng tàu và đại
lý hãng tàu để lấy bộ lệnh Master gốc.

 Cập nhật lịch tàu đến cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng xử lý những phát sinh
trong quá trình lấy hàng như hư hỏng hàng hóa, thiếu hụt hàng hóa so với chứng
từ; các chi phí phát sinh như phí lưu kho, lưu bãi…

- Bộ phận quản lý giá:

 Liên lạc hãng tàu, nhà cung cấp lấy giá mua

 Thỏa thuận, xin giá, đàm phán giá

 Phục vụ yêu cầu về giá cho nhân viên kinh doanh, đại lý nước ngoài

 Cập nhật thay đổi giá trên thị trường

 Cập nhật hiệu lực áp dụng giá trên hệ thống của công ty

 Cập nhật giá vào bảng giá chuẩn của công ty (các tuyến, các khu vực, ...)

 Ngoại giao với đối tác

 Cùng xây dựng giá thầu cho bộ phận hàng dự án, giữ liên lạc với đại lý, tìm đại lý
mới, quản lí website và các trang MXH.

* Số lượng nhân viên trong 1 năm đầu:

- Giám đốc: 1

- Bộ phận kinh doanh: 1

- Bộ phận kế toán: 1

- Bộ phận Logistics: 1

30
- Bộ phận chứng từ xuất khẩu: 1

- Bộ phận chứng từ nhập khẩu: 1

- Bộ phận quản lý giá: 1

31
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

5.1. CHI PHÍ

 Chi phí cố định

Đơn vị: nghìn đồng

STT Khoản mục Thành


tiền

1 Đăng ký tên Công ty, địa chỉ, ngành nghề, vốn điều lệ,….. 1.000.000

2 Xin cấp GPKD, mã số thuế 500.000

3 Khắc con dấu, làm thủ tục phát hành con dấu 1.500.000

4 Đăng bố cáo thành lập 300.000

5 Kê khai thuế ban đầu 500.000

6 Đăng ký sử dụng hóa đơn 300.000

7 Phát hành hóa đơn GTGT (điện tử) 500.000

8 Đăng ký tài khoản ngân hàng 300.000

9 Lệ phí nhà nước 1.000.000

10 Thuê thiết kế Web 1.000.000

11 Đăng ký tên miền 500.000

12 Quảng bá thương hiệu Website 5.000.000

13 Trang thiết bị, sản phẩm 100.000.0


00

14 Chi phi Marketing 20.000.00


0

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 100.000.0


00

32
16 Đăng ký phần mềm khai Hải quan, làm thủ tục 100.000.0
00

17 Chi phí khác 150.000.0


00

TỔNG CỘNG 482.400.0


00

 Chi phí lưu động

ST Khoản mục Thành tiền


T

1 Chi phí quản lý doanh nghiệp 200.000.000

2 Thuê phương tiện vận tải 50.000.000

3 Thuê kho, bãi 250.000.000

4 Xếp dỡ hàng hóa 100.000.000

TỔNG CỘNG 600.000.000

 TỔNG CHI PHÍ: 482.400.000 + 600.000.000 = 1.082.400

5.2. NGUỒN THU (DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN)

5.2.1. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021

 Kế hoạch doanh thu

Các loại hình dịch vụ Doanh thu Tỷ trọng (%)

Khai thuê hải quan 854.790.000 47,86

Vận chuyển nội địa 470.130.000 22,28

Xếp dỡ hàng hóa 188.420.000 15,83

Đại lý hãng tàu 94.720.000 8,46

Các dịch vụ khác 61.950.000 5,57

Tổng cộng 1.670.010.000 100

 Lợi nhuận dự kiến

33
Lợi nhuận dự kiến ban đầu: 1.670.010.000 – 1.082.400.000 = 587.610.000

5.2.2. Kế hoạch chi phí, doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2021-2023

Năm
2021 2022 2023
Chỉ tiêu

Doanh thu 1.670.010.000 1.977.790.000 2.543.140.000

Chi phí 1.082.400 1.110.100.000 1.253.560.000

Lợi nhuận 587.610.000 867.690.000 1.239.580.000

34
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG
6.1. NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA

Bất kỳ một hoạt động sản xuất, kinh doanh nào cũng tồn tại những rủi ro vì thị trường
luôn biến động và nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi không ngừng. Có nhiều cách
thức phân chia các dạng rủi ro tùy theo lĩnh vực, nguồn gốc, tính chất, chức năng, phạm
vi, đối tượng tác động, tần suất xuất hiện, mức độ tác hại…

Và không ngoại lệ, trong quá trình xây dựng và triển khai dự án này, chúng tôi cũng
đã dự đoán trước một vài rủi ro như sau :

Cạnh tranh trong lĩnh vực này là rất cao, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải năng động, có
trình độ chuyên môn, thích nghi kịp thời với mọi nhu cầu thay đổi của khách hàng.

Vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng.

Chi phí thuê mặt bằng, cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng có
thể trở thành một vấn đề phải cân nhắc đối với một công ty nhỏ.

Giá cả thị trường luôn biến động và giá cả của các công ty trong ngành khá chênh
lệch, dẫn đến một khó khăn trong việc cập nhật tình hình giá và báo giá hợp lý, giữ chân
khách hàng.

Nhân viên còn mới, chưa nhiều kinh nghiệm trong công việc và chăm sóc khách
hàng.

Kế hoạch đưa ra khá giả định, tất cả chỉ đang “trên giấy”, yêu cầu sự nghiêm túc và
kiên trì để triển khai tới cùng và đưa dự án đi tới thành công.

6.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO.

- Về chi phí :

Để tối thiểu hóa các chi phí trong điều kiện nguồn vốn của công ty còn eo hẹp thì cần
chú ý đến việc tìm văn phòng làm việc với diện tích phù hợp, vị trí địa lý phù hợp với
mức giá trung bình , vừa đủ tạo cảm giác thoải mái cho các thành viên làm việc thích
hợp trao đổi với khách hàng qua mail hoặc điện thoại. Nếu trường hợp phải gặp mặt trực

35
tiếp để trao đổi, bàn bạc với khách hàng thì sẽ chọn địa điểm khác như những quán cafe
yên tĩnh. Như vậy sẽ không cần phải thuê văn phòng quá lớn, tiết kiệm được chi phí.

Với những trang thiết bị như máy tính sẽ ưu tiên sử dụng laptop cá nhân, tuy nhiên
vẫn sẽ trang bị thêm nếu cần thiết.

- Về nhân sự :

Tất cả nhân viên phải chủ động trong công việc. Lãnh đạo phải gương mẫu và sáng
suốt, bao quát được khối lượng công việc và tình hình hoạt động của nhân viên.

Vì nhân viên của công ty là các thành viên của dự án và chưa tuyển dụng thêm nhân
sự nên mỗi người cần tự đánh giá được điểm mạnh của bản thân để có thể sắp xếp cơ cấu
công ty cho phù hợp. Các bộ phận chứng từ, giao nhận, sale, chăm sóc khách hàng sẽ
được mỗi người đảm nhận cụ thể, đồng thời sẽ có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau khi một bộ
phận đang cần ưu tiên hỗ trợ. Đồng thời, nhân viên nên đi học thêm khóa nghiệp vụ
chuyên sâu bên ngoài để hỗ trợ công việc của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mỗi nhân viên phải chủ động cập nhật và phổ biến các văn bản pháp luật liên quan
đến hoạt động xuất nhập khẩu, những thay đổi của các chính sách Nhà Nước, các quy tắc
Hải quan nhằm thực hiện một cách đúng đắn, tiết kiệm chi phí và thời gian làm thủ tục,
để giúp cho việc giao nhận được dễ dàng hơn, tránh những sai sót do không cập nhập
đầy đủ.

Giữ mỗi quan hệ tốt với các anh chị đã từng làm việc chung ,chẳng hạn như trong quá
trình thực tập, để có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ và cập nhật tin tức các công ty xung
quanh, giúp công ty có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.

- Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng :

Sự cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt và khách hàng đã bắt đầu lựa chọn đối tác
mang lại hiệu quả cho mình. Để tồn tại và phát triển, công ty phải không ngừng thu hút
khách hàng mới, khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng cũ. Để hạn chế rủi ro
mất khách hàng, công ty cần chú ý những điều sau:

Khi nhận được những thông tin các Công ty mới thành lập có nhu cầu nhập hàng, xuất
hàng thì công ty cần có kế hoạch tiếp cận với khách hàng tạo mối quan hệ gây ấn tượng

36
ban đầu, thể hiện mong muốn hợp tác lâu dài. Sau đó đưa chính sách giá cạnh tranh
nhưng hợp lý để có thể ký hợp đồng ngay.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận với khách hàng, nhân viên giao
nhận cần phải thực hiện đúng tiến độ cũng như kiểm tra chất lượng hàng hóa phải đảm
bảo.

Mọi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng thì đội tư vấn của công ty phải phúc đáp và
giải quyết thỏa đáng. Thái độ lịch sự, nhã nhặn của nhân viên đối với khách hàng là yêu
cầu cần thiết phải thực hiện vì khách hàng là thượng đế.

Chăm sóc khách hàng hậu bán hàng: Tư vấn, giúp đỡ các khách hàng khi khách hàng
gặp trục trặc, khó khăn. Tạo quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua việc: thăm hỏi,
quan tâm chia sẻ khi khách hàng gặp khó khăn hay có niềm vui... Đây chính là cách
quảng cáo hiệu quả nhất và tốn ít chi phí vì có thể duy trì khách hàng cũ và có thêm
khách hàng mới thông qua các mối quan hệ và phương thức “truyền miệng”.

- Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ :

Tính thời vụ của hoạt động giao nhận bắt nguồn từ tính thời vụ của lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu, đây là nhân tố chính tác động đến hoạt động giao nhận. Tuy vậy, lượng
hàng hóa xuất nhập khẩu nước ta khá dồi dào và đa dạng, vì thế nếu ta biết khai thác tốt
thì công ty vẫn có thể chủ động được nguồn hàng giao nhận, từ đó điều tiết được hoạt
động sản xuất kinh doanh. Để ổn định được nguồn hàng hóa giao nhận vào các mùa hàng
xuống, đảm bảo việc giao nhận hàng hóa cho khách hàng, mang lại dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng, đảm bảo lượng khách hàng không bị ảnh hưởng theo mùa vụ giao hàng,
công ty phải biết dự báo tình hình hoạt động logistics, có kế hoạch từ sớm để chuẩn bị
nguồn hàng, có kế hoạch xử lý trong mùa container rỗng cháy hàng, không book được
container. Đồng thời, công ty còn phải có kế hoạch điều chỉnh giá để tránh trường hợp
khách hàng tìm đến với một công ty khác bởi vì khi mùa hàng xuống thì hầu hết các
công ty giao nhận khác cũng giảm giá nên khả năng cạnh tranh khách hàng cũng không
kém phần sôi động. Trong thời gian này,công ty cũng nên nâng cao hoạt động tư vấn
cho khách hàng về thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương, luật pháp quốc tế, các
đối tác xuất nhập khẩu có tiềm lực và uy tín trên thị trường, các hãng tàu biển có uy tín,
những thủ tục cần thiết để có thể xuất nhập khẩu hoặc nhập khẩu dễ dàng.
37
CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
7.1. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP.

- Công ty cần trang bị đầy đủ thiết bị, đảm bảo về kỹ thuật, có giấy đăng ký hoạt
động kinh doanh trên lĩnh vực logistics hợp lệ.

- Trường hợp đăng ký kinh doanh những lĩnh vực liên quan đến việc vận tải hàng
hóa thì doanh nghiệp Logistics phải là công ty có giấy phép hoạt động hợp lệ,
đúng pháp luật theo như quy định của Việt Nam

- Đảm bảo về đội ngũ kỹ thuật cũng như đội ngũ nhân viên theo quy định.

- Vốn điều lệ: Lĩnh vực này thì pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ tối
thiểu hay tối đa nhưng vì vốn điều lệ sẽ được ghi trong điều lệ công ty và nó thể
hiện một phần uy tín công ty.

- Vốn pháp định: Pháp luật không có quy định mức vốn pháp định cho công ty
thuộc lĩnh vực logistic nên chỉ cần kê khai phù hợp với điều kiện, khả năng của
công ty cũng như đảm bảo các vấn đề liên quan.

- Vốn ký quỹ: Hiện nay thì chưa có quy định về vốn kỹ quỹ của công ty logistics ở
Việt Nam.

7.2. QUY TRÌNH THÀNH LẬP

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thành lập công ty

- Đặt tên cụ thể:

- Chọn nơi đặt trụ sở, văn phòng chính cho công ty:

- Chuẩn bị các loại vốn.

Bước 2: Chuẩn bị trong khi mở doanh nghiệp Logistics

- Làm hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư nộp cho Sở KH&ĐT. Theo quy định pháp
luật thì hồ sơ này sẽ được xử lý trong khoảng 15 ngày.

38
- Tiếp theo, là làm hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty Logistics tại
Việt Nam, hồ sơ này cũng cần nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư. Loại thủ tục xin
giấy phép kinh doanh này chỉ thực hiện sau khi đã được cấp giấy phép đầu tư
vì trong hồ sơ của nó cần loại giấy tờ này.

 Bước 3: Sau khi đã hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực
Logistics cần

- Công khai thông tin công ty tại cổng thông tin quốc gia

- Đóng thuế đầy đủ, thông thường mỗi doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực logistics
sẽ đóng 10% thuế VAT và 20% thuế thu nhập/ lợi nhuận. Thuế môn bài thì tùy
vào mức vốn điều lệ mà công ty kê khai cho cơ quan pháp luật...

- Khắc mẫu dấu sẽ dùng, công khai cho mọi người biết.

- Tiến hành mua hóa đơn ở cơ quan thuế để sử dụng, còn nếu đủ điều kiện thì đăng
ký tự in hóa đơn để dùng.

7.3. PHÂN BỐ NHÂN SỰ

Lấy trực tiếp các thành viên trong nhóm phấn bổ thành các bộ phận dựa vào sự phù
hợp về năng lực:

Giám đốc: Phạm Trương Vân Anh

Nhân viên kinh doanh: Như Quỳnh

Nhân viên xuất nhập khẩu: Ngọc Tuyền

Nhân viên kế toán: Khánh Thy

Chứng từ hàng xuất: Khưu Thúy Diễm

Chứng từ hàng nhập: Phạm Quỳnh Mai

Quản lý giá, trang web và MXH: Nguyễn Lăng Như Quỳnh

39
PHỤ LỤC

Hình ảnh:

- Ảnh logo công ty: trang 4

- Ảnh trang web của công ty: trang 16

- Các phương thức tiếp thị kĩ thuật số: trang 21

40

You might also like