You are on page 1of 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.


HCM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY TNHH IDS MEDICAL SYSTEMS VIỆT NAM

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Võ Chiêu Vy


Sinh viên thực hiện: Đặng Mỹ Dung
MSSV: 1711141723 Lớp: 17DQTB1

TP. Hồ Chí Minh, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY TNHH IDS MEDICAL SYSTEMS VIỆT NAM

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Võ Chiêu Vy


Sinh viên thực hiện: Đặng Mỹ Dung
MSSV: 1711141723 Lớp: 17DQTB1

TP. Hồ Chí Minh, 2021


LỜI CẢM ƠN

🙗🕮🙑

Trong quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy
cô giảng viên Đại học Công Nghệ TP.HCM đã trang bị những kiến thức cần thiết để
hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Cô Th.S Võ Chiêu Vy
đã hướng dẫn em làm báo cáo tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH IDS Medical Systems Việt
Nam, các anh chị các phòng ban đã tạo điều kiện cho em thực tập và tìm hiểu về tình
hình tài chính của công ty, đã cung cấp tài liệu, giải thích những vấn đề có liên quan để
em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp đúng thời gian. Do thời gian thực tập tại Công ty có
hạn và kinh nghiệm về thực tế của em còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp này không
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy
cô để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.

TP.HCM, Ngày 20 tháng 03 năm

2021 Sinh viên thực hiện

Đặng Mỹ Dung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên : Đặng Mỹ Dung
MSSV 1711141723
Khoá : 2017 - 2021
Lớp : 17DQTB1
Tên đề tài : Thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động tại Công ty
TNHH IDS Medical Systems Việt Nam

1. Thời gian thực tập


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...

Giảng viên hướng dẫn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH IDS MEDICAL SYSTEMS VIỆT


NAM................................................................................................................................2

1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH IDS Medical Systems Việt Nam...............................2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.........................................................................2

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.........................................................................................2

1.1.2.1. Chức năng...........................................................................................................2

1.1.2.2. Nhiệm vụ............................................................................................................3

1.2. Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................3

1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý...............................................................................3

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban...................................................................3

1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2018 – 2020.............................................4

Tóm tắt chương 1............................................................................................................6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH IDS MEDICAL SYSTEMS VIỆT NAM.........................................7

2.1. Thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH IDS Medical
Systems Việt Nam...........................................................................................................7

2.1.1. Vốn bằng tiền........................................................................................................7

2.1.2. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.........................................................................9

2.1.3. Vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn.............................................................10

2.1.4. Vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn..............................................................12

2.1.5. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động......................................................13

2.1.6. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán..........................................................................15

2.1.6.1. Khả năng thanh toán hiện thời..........................................................................15


2.1.6.2. Khả năng thanh toán nhanh..............................................................................16

2.1.6.3. Khả năng thanh toán bằng tiền.........................................................................18

2.2. Nhận xét về hoạt động sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH IDS Medical
Systems Việt Nam.........................................................................................................19

2.2.1. Ưu điểm...............................................................................................................19

2.2.2. Nhược điểm.........................................................................................................19

Tóm tắt chương 2..........................................................................................................21

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH IDS MEDICAL SYSTEMS VIỆT NAM.........22

3.1. Kiến nghị 1: Nâng cao khả năng thanh toán..........................................................22

3.2. Kiến nghị 2: Nâng cao tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.......................................22

3.3. Kiến nghị 3: Thắt chặt chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng...................23

3.4. Kiến nghị 4: Nâng cao tính thanh khoản các khoản nợ phải trả.............................23

KẾT LUẬN...................................................................................................................25
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết Tên giải thích


tắt
TNHH Trách Nhiệm Hữu
Hạn
TS Tài Sản

VCSH Vốn chủ sở hữu

HTK Hàng Tồn Kho


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý

Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018 – 2020

Bảng 2.1. Tình hình tiền và các khoản tương đương tiền

Bảng 2.2. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 2.3. Vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.4. Vòng quay khoản phải trả

Bảng 2.5. Vòng quay vốn lưu động

Bảng 2.6. Khả năng thanh toán hiện thời

Bảng 2.7. Khả năng thanh toán nhanh

Bảng 2.8. Khả năng thanh toán bằng tiền


LỜI MỞ ĐẦU

🙗🕮🙑

Vốn lưu động là một bộ phận lớn cấu thành nên tài sản của doanh nghiệp, nó là yếu
tố bắt đầu và kết thúc của một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Số lượng, giá trị tài sản lưu động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh hiện
có của doanh nghiệp. Phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan
trọng, giúp cho doanh nghiệp thấy được thực chất của việc sử dụng vốn lưu động, từ
đó có biện pháp nâng cao việc sử dụng nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp. Để có
thể nắm bắt được những cơ hội và vượt qua thách thức, đứng vững trong cạnh tranh,
các doanh nghiệp phải đưa ra được quyết định đúng đắn về tạo lập và quản lý vốn lưu
động sao cho nó hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp.
Ngoài những doanh nghiệp lớn và chủ động sớm bắt nhịp được với cơ chế thị trường
đã sử dụng được nguồn vốn lưu động hiệu quả thì bên cạnh đó vẫn còn có những
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng vốn lưu động, đặc biệt là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò to lớn của vốn lưu động,
nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động trong sự tồn tại và phát triển đối với
từng doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH IDS Medical Systems
Việt Nam, em đã tìm hiểu về thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Do đó, em
đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động tại Công ty
TNHH IDS Medical Systems Việt Nam”, để làm báo cáo tốt nghiệp của mình.

Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận về phần kết cấu này gồm 3 chương:

- Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH IDS Medical Systems Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH IDS
Medical Systems Việt Nam

- Chương 3: Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
TNHH IDS Medical Systems Việt Nam
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH IDS
MEDICAL SYSTEMS VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH IDS Medical Systems Việt Nam

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên Công ty: Công ty TNHH IDS Medical Systems Việt Nam

- Địa chỉ: Lottery Tower, Tầng 12A, Lầu 12A-1, số 77 Trần Nhân Tôn, Phường 9,
Quận 5, TP.HCM.

- Mã số thuế: 0313130367

- Vốn điều lệ: 4.000.000.000 đồng

- Ngày 01/04/2014 tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH IDS Medical Systems
Việt Nam được thành lập với các ngành nghề kinh doanh: thiết bị y tế. Trên 7 năm
hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, vượt qua các thăng trầm, khó khăn, Công ty
TNHH IDS Medical Systems Việt Nam đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều đối tác
trên khắp cả nước. Công ty đã có những định hướng kinh doanh cụ thể và linh hoạt
được điều chỉnh thường xuyên tùy theo tình hình biến động về thời điểm và nhu cầu
vận chuyển hàng hóa, đưa ra mục tiêu, biện pháp thực hiện kế hoạch sát với thực tế thị
trường. Vượt qua được những thời điểm khó khăn, sản lượng hàng hóa luôn được duy
trì và đảm bảo công việc cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

1.1.2.1. Chức năng

- Công ty không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp
và hiệu quả sản xuất kinh doanh, luôn tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để xây dựng
một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp, luôn đoàn kết, gắn bó, tạo dựng
niềm tin cho khách hàng, đối tác và không ngừng vươn tới những mục tiêu cao hơn
trên hành trình phát triển tới tương lai

- Xây dựng chiến lực phát triển, lập kế hoạch, định hướng phát triển dài hạn, trung
hạn, ngắn hạn của công ty
1.1.2.2. Nhiệm vụ

- Mua bán thiết bị, dụng cụ y tế

- Kinh doanh theo ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp, thực
hiện những nhiệm vụ nhà nước giao

1.2. Cơ cấu tổ chức

1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

GIÁM
ĐỐC

PHÒNG KẾ
PHÒNG PH
ÒNG HOẠCH KINH
HÀNH CHÍNH
KẾ DOANH
NHÂN SỰ
Sơ đồ 1.2. Bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự)

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

- Giám đốc:

+ Là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp,chịu trách nhiệm trước pháp luật về
điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, chỉ huy trực tiếp các phòng
ban.

+ Đề ra những phương thức kinh doanh, kế hoạch tài chính của công ty.

+ Là người đứng ra đàm phán ký kết hợp đồng thương mại với khách hàng.

+ Có trách nhiệm quản lý tất cả các cán bộ, nhân viên, có quyền quyết định trong việc
tuyển dụng, sa thải nhân viên, bổ nhiệm, khen thưởng nhân viên.

- Phòng hành chính: Giúp giám đốc trong quá trình quản trị nguồn nhân lực, lao động
và quản trị hành chính, điều hành và quản lý các hoạt động hành chánh nhân sự của
Công ty, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về hành
chính nhân sự đã được phê duyệt theo nội quy của Công ty và phù hợp với chế độ hiện
hành của nhà nước.

- Phòng kế toán:

+ Lập và cân đối kế hoạch tài chính nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.

+ Thực hiện kiểm soát chi phí của Công ty đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp theo đúng
chế độ, chuẩn mực kế toán quy định và quản lý công nợ chặt chẽ. Quản lý vốn nhằm
đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục và đạt hiệu quả.

+ Tổ chức kiểm kê tài sản, hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm…định kỳ

+ Tổng hợp các báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định của công ty và
của Nhà nước.

- Phòng kế hoạch kinh doanh:

+ Thực hiện chức năng bán hàng của công ty bao gồm những công việc cụ thể như sau:

+ Giới thiệu quảng bá sản phẩm, nhận đơn đặt hàng, chăm sóc khách hàng, theo dõi
thu hồi công nợ.

+ Lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh.

+ Theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình và thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã đề
ra, phát triển khách hàng chính sách giá cả.

1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2018 – 2020

Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Nă Nă Nă Chênh lệch Chênh lệch


Chỉ tiêu m m m 2019 - 2018 2020 - 2019
20 20 20 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
18 19 20
Doanh 248.8 297.200 288.8 48.352 19,43 (8.386 (2,82)
thu 48 14 )
Chi phí 249.3 278.081 283.3 28.780 11,54 5.270 1,90
01 51
Lợi (453) 19.119 5.463 19.572 (4.32 (13.656 116,36
nhuận 1) )
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét chung:

- Doanh thu: Đặc thù của công ty là thương mại dịch vụ, năm 2019 tăng so với năm
2018 là 48.352 triệu đồng tương ứng với mức tăng 19,43% trong giai đoạn này công ty
đã có một chính sách bán hàng tốt đưa sản phẩm đến với khách hàng. Ngoài ra cũng
phải kể đến sự tăng doanh thu bán hàng là do năm 2019 công ty nới lỏng chính sách
tín dụng nhằm kích thích khả năng mua sắm từ khách hàng, điều này cũng là một trong
những nguyên nhân làm cho doanh thu của công ty trong giai đoạn này tăng đáng kể.
Đến năm 2020 giảm so với năm 2019 là 8.386 triệu đồng ứng với mức giảm 2,82%
nền kinh tế mở cửa khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, cùng
với đó là sự bất ổn định cũng như sự khó khăn của nền kinh tế chính là những tác động
lớn làm chậm lại sự tăng trưởng doanh thu bán hàng của công ty trong năm 2020.

- Chi phí: Năm 2019, chi phí tăng so với năm 2018 là 28.779 triệu đồng ứng với mức
tăng 11,54% bởi doanh thu năm 2019 cao đồng nghĩa với việc công ty phải nhập về
nhiều loại mặt hàng hóa làm cho giá vốn tăng cao. Đến năm 2020 lại tiếp tục tăng so
với năm 2019 là 5.269 triệu đồng tương ứng với mức tăng 1,89%, ở giai đoạn này là
sự biến động của giá mua vào và một số yếu tố khác như chi phí bán hàng, quản lý, chi
phí khác.

- Lợi nhuận: Năm 2018 Công ty kinh doanh thua lỗ là 453 triệu đồng sang năm 2019
tăng mạnh so với năm 2018 là 19.573 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 4.313,65% bởi
doanh thu năm 2019 cao hơn hẳn so với năm 2018 dẫn đến lợi nhuận của năm 2019 sẽ
cao hơn. Đến năm 2020, lợi nhuận giảm xuống còn 5.463 triệu đồng so với năm 2019
vởi tỷ lệ giảm 116,36% và ở giai đoạn này sự canh tranh của các đối thủ cùng ngành
cùng với đó là sự gia tăng chi phí cao dẫn đến lợi nhuận giảm.
Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, đã giới thiệu khái quát về Công ty TNHH IDS Medical Systems Việt
Nam cùng với đó là tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong khoảng thời
gian từ năm 2018 – 2020 có sự tăng trưởng không đồng đều. Trong chương tiếp theo
sẽ trình bày về thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động của Công ty trong giai đoạn
từ năm 2018 – 2020 với việc phân tích này sẽ giúp em đánh giá việc sử dụng vốn lưu
động tại Công ty nói riêng và tinh hình hoạt động kinh doanh nói chung.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH IDS MEDICAL SYSTEMS
VIỆT NAM
2.1. Thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH IDS Medical
Systems Việt Nam

2.1.1. Vốn bằng tiền

- Tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty gồm 2 nguồn tiền: tiền mặt và tiền
gửi ngân hàng, phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền là phân tích tình
hình biến động cả 2 nguồn tiền đó trong kỳ như thế nào, từ đó đánh giá được tình hình
thu chi nói riêng và khả năng thanh toán các khoản nợ vay nói chung trong năm, để
đánh giá được tình hình đó ta có bảng số liệu trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020 như
sau:

Bảng 2.2. Tình hình tiền và các khoản tương đương tiền

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch


Nă Nă Nă 2019 -2018 2020 -2019
Chỉ tiêu
m m m
20 20 20 Giá Tỷ lệ Giá Tỷ lệ
18 19 20 trị (%) trị (%)
Tiền và các khoản
4 2.4 3.9 1.996 436,23 1.48 60,42
tương đương
5 54 37 2
tiền
7

Tiền mặt tại quỹ 3 692 1.5 387 127,21 824 119,02
0 17
4

Tiền gửi ngân 1 1.7 2.4 1.608 1.052,8 658 37,38


hàng 5 61 19 3
2
(Nguồn: Báo cáo
tài chính)

- Tiền và các khoản tương đương tiền, năm 2018 mức dự lượng tiền được giữ ở mức
457 triệu đồng. Sang năm 2019 vốn bằng tiền so với năm 2018 tăng 1.996 triệu đồng
với tỷ lệ tăng 436,23%, có thể thấy ở năm 2019 vốn bằng tiền tăng trưởng mạnh so với
năm 2018 bởi vì Công ty huy động vốn từ khoản vay ngân hàng để duy trì hoạt động
sản xuất kinh doanh cùng với đó là việc buôn bán hàng hóa diễn ra nhiều và do đó
Công
ty đã chủ động gia tăng lượng tiền phục vụ việc kinh doanh được thuận lợi. Đến năm
2020, tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục gia tăng so với năm 2019 là 1.482
triệu đồng tương đương với tỷ lệ 60,42%, nguyên nhân là do Công ty chiếm dụng vốn
từ các đối tác cùng với đó là ở năm 2020 Công ty tiêu thụ hàng tồn kho tốt hơn ở giai
đoạn năm 2018 và năm 2019 làm cho vốn bằng tiền tăng.

- Năm 2018, tiền mặt tại quỹ là 304 triệu đồng chiếm 66,52% trên tiền và các khoảng
tương đương tiền; tiền gửi ngân hàng là 152 triệu đồng chiếm 33,26% trên tiền và các
khoảng tương đương tiền nguyên nhân tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng cao hơn đối với
tiền gửi ngân hàng trên tiền và các khoản tương đương tiền bởi ở năm 2018, đa số các
là Công ty bán lẻ cho các khách hàng và thu bằng tiền mặt. Năm 2019, tiền mặt tại quỹ
là 692 triệu đồng chiếm 28,19% trên tiền và các khoảng tương đương tiền; tiền gửi
ngân hàng là 1.761 triệu đồng chiếm 71,76% trên tiền và các khoảng tương đương tiền.
Năm 2020 tiền mặt tại quỹ là 1.517 triệu đồng chiếm 38,53% trên tiền và các khoảng
tương đương tiền; tiền gửi ngân hàng là 2.419 triệu đồng chiếm 61,44% trên tiền và
các khoảng tương đương tiền. Trong giai đoạn từ năm 2019 – 2020, tỷ trọng tiền gửi
ngân hàng chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền mặt tại trên tổng vốn bằng tiền, bởi việc
thanh toán qua ngân hàng.

- Tiền mặt tại quỹ, Năm 2018 là 304 triệu đồng; sang năm 2019 tiền mặt tại quỹ tăng
so với năm 2018 là 387 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 127,21%. Đến năm 2020
tăng mạnh so với năm 2019 là 824 triệu đồng với tỷ lệ tăng 119,02%. Qua cả ba năm
ta thấy lượng tiền mặt tại quỹ tăng đều qua cả ba năm bởi tiền bán hàng hoá của Công
ty thu bằng tiền mặt.

- Tiền gửi ngân hàng, Năm 2018 là 152 triệu đồng; sang năm 2019 tăng so với năm
2018 là 1.608 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1.052,83%. Đến năm 2020 tăng so
với năm 2019 là 658 triệu đồng với tỷ lệ tăng 37,38%. Việc tăng tiền gửi ngân hàng là
một điều có lợi cho Công ty vì khi đó không chỉ được hưởng lãi mà việc dùng chúng
để thanh toán cũng khá thuận tiện, nhanh gọn, chống thất thoát nhờ hệ thống thanh
toán qua ngân hàng, lý do việc tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng cao vì các giao dịch
mua bán đều được Công ty giao dịch qua ngân hàng bởi có tính chính xác cao hơn tiền
mặt, dễ kiểm tra đối chiếu khi có sai sót.
- Tuy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền đều tăng qua mỗi năm tuy nhiên
việc Công ty dự trữ một lượng ít tiền và các khoản tương đương tiền, điều này chưa
cho phép Công ty có thể đáp ứng nhanh các khoản chi khi cần thiết và khi đó Công ty
phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải các khoản chi phí phát sinh cũng như là
duy trì cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó chi phí sử dụng vốn sẽ tăng cao ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như là hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của Công ty.

2.1.2. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 2.2. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch


Nă Nă Nă 2019 - 2018 2020 - 2019
Chỉ
m m m
tiêu Giá Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
20 20 20
18 19 20 trị (%) (%)

Giá vốn hàng bán 26.9 23.01 38.7 (3.94 (14,64) 15.739 68,37
68 9 59 9)

Hàng tồn kho đầu kì 17.7 17.05 19.4 (708) (3,99) 2.351 13,79
62 3 05
Hàng tồn kho cuối kì 17.0 19.40 13.6 2.351 13,79 (5.721 (29,48)
53 5 83 )

Bình quân hàng tồn 17.4 18.22 16.5 821 4,72 (1.684 (9,24)
kho 07 9 44 )

Vòng quay hàng tồn 1,55 1,26 2,34 (0,29 (18,49) 1,08 85,52
kho )

Thời gian tồn kho 232, 285,0 153, 52,71 22,69 (131,42 (46,10)
27 9 67 )
(Nguồn: Báo cáo tài chính)

- Cách tính:

+ Bình quân hàng tồn kho = (Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ)/ 2

+ Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Bình quân hàng tồn kho

+ Thời gian tồn kho = 360/ Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay hàng tồn kho cho biết khả năng quản trị hàng tồn kho, hệ số quay hàng
tồn kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cành nhanh, hàng tồn kho tham
gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại, sự luân chuyển hàng tồn kho
càng nhanh thì sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm
bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử vốn tốt. Năm 2018, số
vòng quay hàng tồn kho đạt 1,55 vòng và mất 232 ngày để có thể bán được hàng tồn
kho, sang năm 2019 số vòng quay giảm đi 0,29 vòng xuống còn 1,26 tương ứng với tỷ
lệ giảm là 18,49% và ở năm 2019 số ngày để có thể bán được hàng tồn kho tăng so với
năm 2018 là 52 ngày lên thành 285 ngày, nguyên nhân bởi lượng hàng tồn kho bình
quân của năm 2019 cao hơn so với năm 2018 là 821 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4,72%
việc hàng tồn kho bị ứ đọng bởi chính sách bán hàng cũng như là giá cả cùng với đó là
sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành dẫn đến giá vốn hàng bán ở năm 2019 cũng
giảm so với năm 2018 là 3.949 triệu đồng ứng với tỷ lệ 14,64% trong giai đoạn này ta
thấy hàng tồn kho còn bị tồn với thời gian quá lâu dẫn đến vốn của Công ty sẽ bị ứ
đọng và không luân chuyển được sẽ làm cho Công ty gặp khó khăn trong quá trình về
vốn và mất thêm các khoản chi phí để bảo quản hàng tồn kho. Bước sang năm 2020, số
vòng quay hàng tồn kho tăng so với năm 2019 là 1,08 vòng thành 2,34 vòng và khoảng
thời gian để bán được hàng tồn kho ở năm 2020 cũng ít hơn so với năm 2019 là 131
ngày tương ứng với tỷ lệ 46,10%; nguyên nhân là bởi Công ty đang dần chú trọng đến
việc quản lý hàng tồn kho nói riêng và chính sách tiêu thụ nói chung. Nhìn chung, ở cả
ba năm ta thấy hàng tồn kho còn bị tồn đọng với thời gian khá lâu điều này sẽ dẫn đến
nhiều rủi ro cho Công ty về công tác quản trị hàng tồn kho cũng như là vấn đề về vốn
vì vậy Công ty cần nâng cao chính sách tiêu thụ hàng tồn kho hơn nữa bằng cách đề ra
các biện pháp chiết khấu thương mại nhằm giảm thiểu tối đa thời gian tồn kho, thu hồi
vốn nhanh hơn góp phần tạo sự luân chuyển vốn trong sản xuất kinh doanh của mình.

2.1.3. Vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn

- Cách tính:

+ Bình quân các khoản phải thu = (Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ)/ 2

+ Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Bình quân các khoản phải thu

+ Thời gian thu tiền = 360/ Vòng quay khoản phải thu
Bảng 2.3. Vòng quay khoản phải thu

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch


Nă Nă Nă
Chỉ tiêu 2019 - 2018 2020 - 2019
m m m
20 20 20 Giá Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
18 19 20 trị (%) (%)

Doanh thu thuần 34.8 28.10 44.26 (6.71 (19,29) 16.163 57.52
17 0 3 6)
Phải thu đầu kì 10.3 7.956 8.85 (2.41 (23,30) 900 11.32
73 7 6)
Phải thu cuối kì 7.95 8.857 16.86 900 11,32 8.012 90.46
6 9
Bình quân
9.16 8.406 12.86 (758) (8,27) 4.456 53.01
các khoản
4 3
phải thu
Vòng quay khoản
3,80 3,34 3,44 (0,46 (12,01) 0,10 2.95
phải thu )
Thời gian thu tiền 94,7 107,7 104,6 12,94 13,66 (3,08) (2,86)
6 0 2
(Nguồn: Báo cáo tài chính)

- Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu
của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó, chỉ số vòng quay phải
thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt và cho thấy công ty
có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số
cao cũng phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới
doanh số. Chỉ số vòng quay phải thu thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách hàng
khá kém, chính sách bán hàng còn nhiều bất cập.

- Tại Công ty, số vòng quay khoản phải thu ở năm 2018 là 3,8 vòng nghĩa là Công ty
mất 94 ngày để có thể thu hồi được công nợ từ phía khách hàng. Đến năm 2019, số
vòng quay khoản phải thu giảm đi 0,46 còn 3,34 vòng so với năm 2018 tương đương
với tỷ lệ giảm 12,01% và số ngày có thu hồi nợ tăng thêm so với năm 2018 là 12 ngày
thành 107 ngày với tỷ lệ tăng 13,66%; nguyên nhân là bởi doanh thu thuần ở năm 2019
giảm so với năm 2018 là 6.716 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 19,29% và các
khoản phải thu bình quân năm 2019 so với năm 2018 giảm 758 triệu đồng với tỷ lệ
8,27% việc doanh thu thuần giảm cùng với đó là các khoản phải thu giảm ở năm 2019
làm cho số vòng quay giảm đi và tăng thời gian thu hồi nợ từ khách hàng. Đến năm
2020, thì số vòng quay tăng nhẹ so với năm 2019 là 0,10 vòng thành 3,44 vòng với tỷ
lệ 2,95% và
số ngày thu tiền cũng giảm nhẹ so với năm 2019 là 3 ngày xuống còn 104 ngày để có
thể thu hồi nợ từ khách hàng bởi doanh thu ở năm 2020 tăng so với năm 2019 là
16.163 triệu đồng với tỷ lệ tăng 57,52% cùng với đó là Công ty đang tiếp tục thực hiện
chính sách nới lỏng tín dụng làm cho khoản phải thu bình quân ở năm 2020 tăng mạnh
so với năm 2019 là 4.456 triệu đồng ứng với tỷ lệ 53,01%. Ta thấy rằng thời gian để có
thể thu hồi được công nợ từ khách hàng khá lâu điều này sẽ làm cho vốn của Công ty
bị chiếm dụng dẫn đến việc Công ty không có vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh và gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản, chính vì thế Công ty nên thường
xuyên đối chiếu, đôn đốc thu hồi công nợ hoặc áp dụng các chính sách chiết khấu
thanh toán để khách hàng thanh toán sớm hơn nhằm thu hồi vốn nhanh tránh bị chiếm
dụng vốn.

2.1.4. Vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn

Bảng 2.4. Vòng quay khoản phải trả

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch


Nă Nă Nă
Chỉ tiêu 2019 - 2018 2020 - 2019
m m m
20 20 20 Giá Tỷ lệ Giá Tỷ lệ
18 19 20 trị (%) trị (%)
Doanh số mua hàng
26.2 25.0 33.0 (1.24 (4,76) 8.02 32,09
thường niên 60 11 37 8) 6
Phải trả đầu kì 22.5 19.1 24.5 (3.36 (14,96) 5.40 28,24
09 43 48 6) 5
Phải trả cuối kì 19.1 24.5 28.1 5.405 28,24 3.62 14,77
43 48 75 6
Bình quân các
20.8 21.8 26.3 1.019 4,89 4.51 20,67
khoản phải trả
26 45 62 6
Vòng quay khoản
1,26 1,14 1,25 (0,12 (9,20) 0,11 9,46
phải trả )
Thời gian thanh 285, 314, 287, 28,93 10,13 (27,1 (8,64)
toán 51 44 26 8)
(Nguồn: Báo cáo tài chính)

- Cách tính:

+ Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng
tồn kho đầu kỳ
+ Bình quân các khoản phải trả = (Phải trả đầu kỳ + Phải trả cuối kỳ)/ 2
+ Vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên / Bình quân các khoản
phải trả

+ Thời gian thanh toán = 360/ Vòng quay khoản phải trả

- Vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của Công ty đối
với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp sẽ tìm ẩn rủi ro về khả
năng thanh khoản và nếu chỉ số này cao chứng tỏ rằng Công ty không phụ thuộc nhiều
và cũng như là chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Năm 2018, số vòng quay khoản
phải trả là 1,26 vòng và số ngày để Công ty có thể thanh toán được các khoản nợ là
285 ngày và sang năm 2019 số vòng quay khoản phải trả giảm đi 0,12 vòng so với
năm 2018 tương ứng với tỷ lệ giảm 9,20% bởi Công ty đang chiếm dụng vốn của chủ
nợ thể hiện qua các khoản phải trả bình quân ở năm 2019 tăng so với năm 2018 là
1.019 triệu đồng với tỷ lệ 4,89%. Bước sang năm 2020, số vòng quay khoản phải trả so
với năm 2019 tăng thêm 0,11 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,46% và số ngày để có
thể thanh toán được các khoản nợ giảm so với năm 2019 là 27 ngày xuống còn 287
ngày, nguyên nhân là bởi chỉ tiêu doanh số mua hàng thường niên ở năm 2020 tăng so
với năm 2019 là 8.026 triệu đồng với tỷ lệ tăng 32,09%. Ở cả ba năm, Công ty đang
phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ vay hay nói cách khác là Công ty đang huy động
vốn từ các khoản nợ vay việc làm này sẽ giúp cho Công ty có được vốn để duy trì cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và khai thác hiệu quả của việc sử dụng chi
phí lãi vay để tiết kiệm thuế, tuy nhiên sẽ làm uy tín của Công ty bị giảm đi và sẽ chịu
sức ép bởi các khoản nợ vay chính vì vậy Công ty cần xem xét lại chính sách quản lý
tài sản của mình để thu hồi vốn tốt hơn giảm thiểu những khoản đi vay không cần
thiết.

2.1.5. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Cách tính:

+ Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

+ Vốn lưu động bình quân = (Vốn lưu động bình quân đầu kỳ + Vốn lưu động bình
quân cuối kỳ)/ 2

+ Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân

+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 360/ Vòng quay vốn lưu động
Bảng 2.5. Vòng quay vốn lưu động

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch


Nă Nă Nă 2019 - 2018 2020 - 2019
Chỉ tiêu
m m m
20 20 20 Giá Tỷ lệ Giá Tỷ lệ
18 19 20 trị (%) trị (%)
Doanh thu thuần 34.8 28.1 44.2 (6.71 (19,29) 16.16 57,52
17 00 63 6) 3
Vốn lưu động đầu 6.02 16.4 13.0 10.46 173,68 (3.41 (20,73)
kỳ 3 86 69 2 6)
Vốn lưu động cuối
16.4 13.0 20.9 (3.41 (20,73) 7.84 60,05
kỳ 86 69 17 6) 7
Vốn lưu động
11.2 14.7 16.9 3.52 31,30 2.21 14,99
bình quân 55 78 93 2 5
Vòng quay vốn lưu
3,09 1,90 2,60 (1,19 (38,53) 0,70 36,98
động )
Kỳ luân chuyển vốn
116 189 138 72,9 62,68 (51,1 (27,00)
lưu động 5 2)
(Nguồn: Báo cáo tài chính)

- Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của doạnh
nghiệp, chỉ số có vai trò thể hiện hiệu quả kinh doạnh của doanh nghiệp. Số vòng quay
càng lớn thì càng tốt, nó chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả vốn lưu động.
Nếu vòng quay vốn lưu động quá thấp, điều đó thể hiện khả năng luân chuyển hàng
hóa, khả năng thu hồi và luôn chuyển vốn chậm dẫn đến tăng các chi phí hoạt động và
giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo như kết quả tính toán được ở bảng
2.6 ta có thể thấy: Năm 2018 số vòng quay vốn lưu động là 3.09 nghĩa là cứ mỗi vốn
lưu động sẽ tạo ra được 3.09 đồng doanh thu thuần, sang năm 2019 giảm 1,19 vòng
xuống còn 1,90 với tỷ lệ giảm 38,53% so với năm 2018, nguyên nhân là bởi doanh thu
ở năm 2019 thấp hơn so với năm 2018 là 6.716 triệu đồng với tỷ lệ giảm 19,29% cùng
với đó là hàng tồn kho bị ứ đọng cùng và việc thu hồi công nợ chậm. Đến năm 2020,
số vòng quay vốn lưu động tăng lên thành 2.60 vòng với tỷ lệ tăng 36,98% so với năm
2019, bởi doanh thu năm 2020 tăng mạnh so với năm 2019 là 16.163 triệu đồng tương
đương với tỷ lệ tăng 57,52%. Trong giai đoạn từ năm 2018 – 2019, số vòng quay vốn
lưu động giảm bởi doanh thu năm 2019 giảm so với năm 2018 là 6.716 triệu đồng với
tỷ lệ giảm 19,29% bởi sự canh tranh của các đối tượng cùng ngành, đến năm 2020
vòng quay lưu động tăng
so với năm 2019 vì doanh thu ở năm 2020 tăng so với năm 2019 bởi Công ty đã cải
thiện chính sách bán hàng.

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: ngược lại với số vòng quay vốn lưu động, nếu thời
gian luân chuyển vốn lưu động có xu hướng giảm xuống phản ánh hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tăng lên và ngược lại. Năm 2018, kỳ luân chuyển vốn lưu động là 116
ngày, sang năm 2019 tăng so với năm 2018 là 72 ngày thành 189 với tỷ lệ tăng 62,68%
và đến năm 2020 kỳ luân chuyển vốn lưu động so với năm 2019 giảm đi 51 ngày
tương đương với tỷ lệ giảm 27%. Trong giai đọan từ năm 2018 – 2019, Công ty đang
gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng tồn kho cũng như công tác quản trị công nợ của
mình thời gian kỳ luân chuyển tăng lên làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, nhưng đến năm 2020 tình hình được cải thiện hơn kỳ luân chuyển
vốn lưu động được rút ngắn cho thấy Công ty đang chú trọng đến chính sách tiêu thụ
hàng hóa của mình cùng với đó là thắt chặt khoản tín dụng đối với khách hàng.

- Vốn lưu động là yếu tố rất quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp nhưng thực
sự rất cần thiết đối với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại vì vậy để
đảm bảo hoạt động được liên tục và liền mạch Công ty phải có lượng vốn lưu động cần
thiết, ngoài ra cũng cần phải đưa ra các chiến lược quản lý vốn lưu động được hiệu quả
hơn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

2.1.6. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

2.1.6.1. Khả năng thanh toán hiện thời

Bảng 2.6. Khả năng thanh toán hiện thời

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch


Nă Nă Nă
Chỉ tiêu 2019 - 2018 2020 - 2019
m m m
20 20 20 Giá Tỷ lệ Giá Tỷ lệ
18 19 20 trị (%) trị (%)
Tài sản ngắn hạn 25.4 30.7 34.4 5.311 20,86 3.711 12,06
67 79 90
Nợ ngắn hạn 8.98 17.7 13.5 8.728 97,19 (4.13 (23,36)
0 09 72 6)
Khả năng thanh
2,84 1,74 2,54 (1,10 (38,71) 0,80 46,21
toán hiện thời )
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
- Cách tính:

+ Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán hiện thời cho biết khả năng thanh toán của Công ty trong việc
dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản nợ phải thu để trả
cho các khoản nợ ngắn hạn của mình nghĩa là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được Công
ty thanh toán bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ
rằng Công ty có khả năng chi trả được hết các khoản nợ ngắn hạn và nếu tỷ số nhỏ hơn
1 cho thấy Công ty đang trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không chi trả
được các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cho thấy Công ty đang
sử dụng tài sản chưa được hiệu quả. Năm 2018, tỷ số thanh toán hiện thời là 2,84
nghĩa là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn được Công ty thanh toán bằng 2,84 đồng nợ ngắn
hạn. Sang năm 2019, tỷ số thanh toán hiện thời giảm so với năm 2018 là 1,10 tương
ứng với tỷ lệ giảm 38,71% và nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn ở năm 2019
tăng mạnh so với năm 2018 là 8.728 triệu đồng với tỷ lệ 97,19%. Đến năm 2020, tỷ số
thanh toán hiện thời so với năm 2019 tăng thêm 0,80 thành 2,54 tại thời điểm này cứ
mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo thanh toán bởi 2,54 đồng tài sản ngắn hạn ứng
với tỷ lệ tăng 46,21% bởi các khoản nợ ngắn hạn ở năm 2020 đã được Công ty thanh
toán bớt so với năm 2019 là 4.136 triệu đồng với tỷ lệ 23,36% cùng với đó là Công ty
đang đầu tư vào tài sản ngắn hạn ở năm 2020 tăng trưởng so với năm 2019 là 3.711
triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 12,06%. Tỷ số thanh toán hiện thời qua cả ba năm
đều đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tuy nhiên ta thấy tỷ số này còn ở
mức cao nghĩa là Công ty chưa quản lý tốt tài sản của mình đặc biệt là công tác quản
lý hàng tồn kho và nợ phải thu.

2.1.6.2. Khả năng thanh toán nhanh

- Cách tính:

+ Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Bảng 2.7. Khả năng thanh toán nhanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch
Nă Nă Nă
Chỉ tiêu 2019 - 2018 2020 - 2019
m m m
20 20 20 Giá Tỷ lệ Giá Tỷ lệ
18 19 20 trị (%) trị (%)
Tài sản ngắn hạn 25.4 30.7 34.4 5.33 20,86 3.71 12,06
67 79 90 1 1
Hàng tồn kho 17.0 19.4 13.6 2.35 13,79 (5.72 (29,48)
53 05 83 1 1)
Nợ ngắn hạn 8.98 17.7 13.5 8.72 97,19 (4.13 (23,36)
0 09 72 8 6)
Tỷ số thanh
0,94 1,27 1,17 0,33 35,18 (0,09 (7,23)
toán nhanh
)
(Nguồn: Báo cáo tài chính)

- Khả năng thanh toán nhanh cho biết Công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho
các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này
phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện thời. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì Công ty
có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và nếu tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1
Công ty sẽ khó có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn điều này cho thấy rằng
Công ty đang phục thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Năm 2018, tỷ số thanh toán
nhanh là 0,94 nghĩa là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn được công ty chi trả bằng 0.94 đồng
tài sản ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho. Sang năm 2019, tỷ số thanh
toán nhanh so với năm 2018 tăng 0,33 thành 1,27 tương ứng với tỷ lệ tăng 35,18% tại
năm 2019 cứ mỗi nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán bằng 1,27 đồng tài sản ngắn hạn mà
không tính đến hàng tồn kho. Nguyên nhân tỷ số thanh toán nhanh ở năm 2019 bởi
lượng tài sản ngắn hạn được đầu tư nhiều hơn so với năm 2018 là 5.331 triệu đồng với
tỷ lệ tăng 20,86%. Đến năm 2020, tỷ số thanh toán nhanh so với năm 2019 giảm 0,09
xuống còn 1,17 với tỷ lệ 7,23% bởi tuy khoản mục hàng tồn kho và nợ ngắn hạn ở
năm 2020 giảm so với năm 2019 nhưng tài sản ngắn hạn lại tăng so với năm 2019 là
3.711 triệu đồng với tỷ lệ 12,06% có thể thấy Công ty đang thực hiện chính sách nới
lỏng tín dụng làm cho khoản phải thu tăng lên dẫn đến tài sản ngắn hạn tăng và khi
không thu hồi được vốn từ khoản chiếm dụng vốn từ khách hàng dẫn đến Công ty gặp
khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
2.1.6.3. Khả năng thanh toán bằng tiền

Bảng 2.8. Khả năng thanh toán bằng tiền

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch


Nă Nă Nă
Chỉ tiêu 2019 - 2018 2020 - 2019
m m m
Giá Tỷ lệ Giá Tỷ lệ
20 20 20
trị (%) trị (%)
18 19 20
Tiền và các khoản
457 2.45 3.93 1.99 436,23 1.48 60,42
tương đương tiền 4 7 6 2
Nợ ngắn hạn 25.4 30.77 34.4 5.31 20,86 3.71 12,06
67 9 90 1 1
Khả năng thanh
0,02 0,08 0,11 0,06 343,70 0,03 43,16
toán
tức thời
(Nguồn: Báo cáo tài chính)

- Cách tính:

+ Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán tức thời cho biết cứ mỗi một đồng nợ ngắn hạn sẽ được Công ty
thanh toán bằng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2018, tỷ số
thanh toán tức thời là 0,02 nghĩa là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn thì Công ty có 0,02 đồng
tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán. Sang năm 2019, tỷ số thanh toán tức
thời so với năm 2018 tăng 0,06 thành 0,08 đồng và tại thời điểm năm 2019 cứ mỗi
đồng nợ ngắn hạn sẽ được Công ty thanh toán bằng 0,08 đồng tiền và các khoản tương
đương tiền, nguyên nhân bởi các khoản tiền và tương đương tiền năm 2019 tăng so với
năm 2018 là 1.996 triệu đồng với tỷ lệ 436,23%. Sang năm 2020, tỷ số thanh toán tức
thời tăng so với năm 2019 là 0,03 lên thành 0,11 với tỷ lệ tăng 43,16% do khoản mục
tiền năm 2020 tăng so với năm 2019 là 1.482 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng
60,42%. Tỷ số thanh toán tức thời qua ba năm đều dưới 1 và không đủ khả năng chi trả
các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ ngắn tăng dần qua mỗi năm lượng tiền và các
khoản tương đương tiền tăng qua mỗi năm nhưng không tốc độ tăng không đủ để chi
trả các khoản nợ ngắn hạn. Như đã phân tích ở trên, tiền và các khoản tương đương
tiền có tính thanh khoản cao nhất trong tài sản ngắn hạn nhưng lại bị chiếm dụng vốn
từ khách hàng và
hàng tồn kho bị ứ đọng vì vậy để nâng cao khả năng thanh toán nói chung và luồn tiền
nói riêng Công ty cần quản lý chặt chẽ hai yếu hàng tồn kho và nợ phải thu khách hàng
một cách tốt hơn

2.2. Nhận xét về hoạt động sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH IDS Medical
Systems Việt Nam.

2.2.1. Ưu điểm

- Công ty đã có các biện pháp tích cực huy động các nguồn vốn ngắn hạn khác nhau để
làm tăng nguồn vốn kinh doanh của mình. Công ty đã sử dụng lượng vốn chiếm dụng
được hình thành trong kinh doanh, dựa trên cơ sở tin tưởng giữa Công ty và đối tác
trong thanh toán. Với lượng vốn chiếm dụng này Công ty sử dụng làm nguồn vốn tài
trợ cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời giúp Công ty giữ được hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra liên tục. Tuy nhiên, nguồn hình thành vốn lưu động như chúng ta đã
phân tích ở trên vẫn chiếm tỷ trọng không nhỏ và chủ yếu là được tài trợ bằng vốn vay
ngắn hạn và nguồn chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp. Nợ vay và nợ phải trả luôn là một
nguy cơ cho Công ty, chi phí vốn cao, dễ xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán vì
vậy Công ty cần cân nhắc chính sách sử dụng vốn hợp lý.

- Việc huy động vốn từ nguồn vốn đi vay sẽ giúp Công ty có vốn để duy trì cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình đồng nghĩa sẽ thai thác tối đa hiệu quả của chi phí
lãy vay là lá chắn thuế.

2.2.2. Nhược điểm

- Thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính ta thấy rằng khả năng thanh toán của Công
ty chưa thực sự tốt vì trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020 chỉ tiêu này ở mức rất thấp.
Công ty có thể mất khả năng thanh toán bất cứ lúc nào. Điều này càng thể hiện rõ khi
khả năng thanh toán nhanh bằng tiền đều dưới 1 và để đảm bảo khả năng thanh toán
tốt nhất các khoản nợ thì chỉ tiêu này phải lớn hơn hoặc bằng 1.

- Hàng tồn kho bị ứ đọng làm tăng tổn thất cho Công ty như hàng bị hư hỏng, hao mòn
và tăng chi phí bảo quản trong quá trình lưu kho và bị ứ đọng một lượng lớn vốn kinh
doanh
- Việc quản lý các khoản phải thu còn gặp nhiều khó khăn, Công ty nới lỏng tín dụng
làm tăng thời gian khách hàng chiếm dụng vốn, điều này làm cho việc thu hồi tiền
chậm không những ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh mà còn làm cho Công ty gặp
khó khăn trong việc thanh toán. Vì vậy, cần quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng để
đảm bảo thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.

- Công ty phụ thuộc nhiều vào các khoản chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp và đi vay để
duy trì cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, điều này sẽ tạo sức ép từ các
khoản nợ vay cũng như là lãi suất và khả năng thanh toán các khoản nợ vay này.
Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, em đã phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH
IDS Medical Systems Việt Nam thông qua các chỉ tiêu về vốn lưu động bao gồm: vốn
bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả, khả năng thanh toán
và vòng quay vốn lưu động. Qua việc phân tích trên đã thấy được những ưu điểm và
nhược điểm trong công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty, từ đó đề xuất các kiến
nghị nhằm hoàn thiện sử dụng vốn lưu động từ đó nâng cao hoạt động sản xuất kinh
doanh.
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH IDS
MEDICAL SYSTEMS VIỆT NAM
3.1. Kiến nghị 1: Nâng cao khả năng thanh toán

- Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền được tài trợ, để làm được
điều này thì phải thực hiện tốt quy định về thu chi tiền mặt.

- Song song với việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền, Công ty cần rút ngắn chu kỳ của
tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu hồi
những khoản thu bằng việc tăng tốc độ thu hồi, kéo dài thời gian các khoản phải trả
bằng việc trì hoãn thanh toán. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian trả nợ có thể làm cho
doanh nghiệp mất đi uy tín, chính vì vậy cần tìm ra thời gian chiếm dụng vốn một cách
hợp lý để vừa rút ngắn thời gian quay vòng tiền mà vẫn giữ được uy tín cho Công ty.

3.2. Kiến nghị 2: Nâng cao tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

- Doanh nghiệp nên cải thiện chính sách bán hàng của mình như là áp dụng các chính
sách khuyến khích sự tiêu dùng của khách hàng như chiết khấu thanh toán, chiết khấu
thương mại nhằm giúp lượng hàng bán ra nhanh hơn và thời gian thu hồi công nợ từ
khách hàng cũng nhanh hơn. Điều đó sẽ tạo cho doanh nghiệp luôn luôn có đủ vốn để
đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Chủ động xây dựng phương án mua hàng có chọn lọc ngay từ lúc mua vào để tìm
nguồn hàng cung cấp nhằm làm cho việc sản xuất thuận lợi nhất. Đáp ứng các yêu cầu
chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý.

- Tổ chức tốt công tác mua hàng, vận chuyển và dự trữ hàng hóa có cân nhắc, phù hợp
với nhu cầu kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số hàng tồn kho tối thiểu. Phát hiện kịp
thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu tránh tình trạng ứ đọng vốn.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về vật tư hàng hóa. Từ đó, dự
đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua thêm hàng hóa trong kho trước sự
biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn cho Công
ty.
3.3. Kiến nghị 3: Thắt chặt chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng

- Công ty đã áp dụng một số chính sách như nới lỏng tín dụng để thu hút khách hàng,
tuy nhiên điều này lại làm gia tăng các khoản phải thu nếu Công ty không có biện pháp
quản lý hiệu quả sẽ khiến lượng vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều và thậm chí là
không thu hồi lại được làm mất đi nguồn vốn kinh doanh. Chính vì vậy, Công ty có thể
sử dụng một số biện pháp sau:

- Xây dựng chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng
bán hợp lý để thu hút khả năng thanh toán của khách hàng.

- Công ty nên điều chỉnh lại chính sách tín dụng, giảm khoản thanh toán cho khách
hàng và rút ngắn thời gian trả nợ để giảm chi phí tài chính và giảm thời gian khách
hàng chiếm dụng vốn của công ty. Tuy nhiên phải điều chỉnh một cách cực kỳ hợp lý
để không mất đi các khách hàng hiện tại và vẫn có thể thu hút được các khách hàng
tiềm năng, tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong thời gian tới và Công ty
cần thường xuyên theo dõi sát sao tình hình công nợ, phân loại nợ, từ đó lập kế hoạch
thu hồi nợ và thực hiện triệt để. Tình hình công nợ tăng cao chủ yếu là do trình độ
quản lý tại các đơn vị dưới còn hạn chế, do vậy bên cạnh việc đôn đốc công nợ, công
ty nên trực tiếp rà soát công nợ và trực tiếp thu hồi khoản nợ quá hạn khó đòi tại các
đơn vị một cách triệt để. Với công nợ quá hạn, khó đòi công ty cần thực hiện rà soát và
đàm phán với các khách hàng để rút ngắn thời gian nợ theo hợp đồng, đồng thời tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, chế độ thi đua khen thưởng đối với công tác thu hồi
công nợ, phối hợp các cơ quan chức năng, tư vấn luật để tìm ra các giải pháp thu hồi
công nợ.

3.4. Kiến nghị 4: Nâng cao tính thanh khoản các khoản nợ phải trả

- Công ty cần xây dựng quy trình quản lý và thanh toán hồi công nợ, có sự phân loại
các đối tượng nhà cung cấp. Đối với nhà cung cấp truyền thống, làm ăn lâu dài, công
ty có thể thương lượng chính sách chiết khấu thanh toán và thời gian trả nợ có thể dãn
dài hơn; còn đối với nhà cung cấp vãng lai nên lên kế hoạch ưu tiên cho những đối
tượng này.

- Thực hiện theo dõi chi tiết các khoản phải trả, phân loại chi tiết các khoản nợ theo
quy mô nợ và thời gian nợ.
- Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với nhà cung cấp.

- Tăng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động rút ngắn thời gian luân chuyển của vốn,
qua đó vốn được thu hồi nhanh hơn, giảm bớt được số tài sản lưu động cần thiết mà
vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hoá bằng hoặc lớn hơn trước. Nâng
cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạ
giá thành sản phẩm và chủ động trong việc thanh toán.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Không nên đi vay từ quá nhiều nguồn để có thể kiểm soát được các khoản vay.
KẾT LUẬN
Nâng cao sử dụng vốn lưu động là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các doanh
nghiệp. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước và tình trạng trong nước và
các khu vực có nhiều biến động, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một
thách thức lớn đối các doanh nghiệp. quá trình phân tích ở trên đã cho thấy việc sử
dụng đồng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả quả là một vấn đề không đơn giản.
Đồng vốn sử dụng không hiệu quả sẽ kéo theo sự trì trệ của quá trình kinh doanh. Mọi
hoạt động của doanh nghiệp sẽ không hiệu quả nếu như là vốn kinh doanh không được
đảm bảo. Để đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi có những quyết định đúng đắn về phương
thức sử dụng vốn. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH IDS Medical Systems
Việt Nam, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức học ở trường để đánh giá thực
trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc
phục những hạn chế đang còn tồn tại ở đơn vị. Do trình độ và khả năng còn nhiều hạn
chế nên những vấn đề đưa ra chắc chắn còn chưa đầy đủ và sai sót, em mong sẽ nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn
thiện hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp; chủ biên: PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ,
PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Nhà xuất bản tài chính năm 2015

[2]. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp; chủ biên: GS.TS. Phạm Quang Trung,
Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân năm 2012

[3]. Số liệu báo cáo tài chính tại phòng kế toán Công ty TNHH IDS Medical Systems
Việt Nam

You might also like