You are on page 1of 61

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


---------------------

Công trình NCKH sinh viên năm 2022-2023

TÊN ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. NGHIÊN
CỨU THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NGÂN HÀNG TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Trịnh Ngọc Mai


Đinh Long Nhật
Hoàng Hải Yến
Lớp: QH2020E QTKD CLC 5
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đinh Phương Hoa

Hà Nội – 2023
LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu “Tác động của cơ cấu hội đồng quản trị đến hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm từ các ngân hàng trên sàn
chứng khoán thành phố hồ chí minh” là đề tài nghiên cứu do chính nhóm nghiên
cứu thực hiện. Đề tài này thực hiện thông qua việc vận dụng kiến thức đã học, các
số liệu, tư liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, trung thực.
Toàn bộ nội dung luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
tương tự nào khác.
Nhóm nghiên cứu xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự
thật!

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2023


Nhóm nghiên cứu

Trịnh Ngọc Mai Đinh Long Nhật Hoàng Hải Yến


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Đinh
Phương Hoa, là giảng viên hướng dẫn và là người đồng hành cùng nhóm trong suốt
thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn, là sự hỗ trợ
lớn nhất giúp chúng em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng tri ân đến các thầy cô trong Viện Quản trị
kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong
quá trình học tập và nghiên cứu. Những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt cho
chúng em không những là nền tảng để chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này
mà còn là hành trang cùng chúng em tiếp bước trong tương lai.
Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót
trong nghiên cứu này. Vì thế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô
và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.......................................................................1

3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2

4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2

5. Kết cấu của đề tài............................................................................................2

PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................................4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, HỘI ĐỒNG


QUẢN TRỊ VÀ SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...........4

1.1. Cơ sở lý luận về Quản trị công ty.................................................................4

1.1.1. Khái niệm về quản trị công ty...............................................................4

1.1.2. Vai trò của quản trị công ty...................................................................5

1.2. Cơ sở lý luận về Hội đồng quản trị..............................................................6

1.2.1. Chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị...........6

1.2.1.1. Khái quát về Hội đồng quản trị......................................................6

1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị............7

1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị..................................................7

1.2.2. Thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị...............9

1.2.2.1. Thành viên Hội đồng quản trị........................................................9

1.2.2.2. Chủ tịch Hội đồng quản trị..........................................................10

1.2.3. Các dạng thành viên HĐQT................................................................11

1.3. Sàn chứng khoán HOSE.............................................................................11

1.3.1. Các thông tin cơ bản...........................................................................11

1.3.2. Điều kiện niêm yết trên sàn HoSE......................................................12

1.3.2.1. Điều kiện chung...........................................................................12


1.3.2.2. Điều kiện riêng đối với sàn HOSE...............................................13

1.4. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu..............................................................14

1.4.1. Các nghiên cứu quốc tế.......................................................................14

1.4.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................16

1.4.3. Tính mới của đề tài.............................................................................17

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


................................................................................................................................. 18

2.1. Lý do chọn phương pháp nghiên cứu.........................................................18

2.2. Quy trình nghiên cứu.................................................................................18

2.3. Khung phân tích của nghiên cứu................................................................19

2.4 Thiết kế mô hình nghiên cứu.......................................................................20

2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................20

2.4.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................22

2.5 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................23

2.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................23

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng...................................................24

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THUỘC HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. .25

3.1. Phân tích thực tiễn vai trò và trách nhiệm của HĐQT tại NHTM ở VN....25

3.1.1. Quy mô HĐQT...................................................................................25

3.1.2. Thành viên độc lập..............................................................................26

3.1.3. Số lượng thành viên nữ.......................................................................28

3.1.4 . Sự kiêm nhiệm Tổng giám đốc và Thành viên HĐQT.......................30

3.1.5 . Sự đa dạng về quốc tịch.....................................................................31

3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng..................................................................32

3.2.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả........................................................32

3.2.2. Phân tích hồi quy................................................................................33


3.2.2.1. Phân tích hệ số tương quan Pearson............................................33

3.2.2.2. Kết quả phân tích hồi quy............................................................34

3.2.3. Kiểm định khuyết tật mô hình.............................................................36

3.2.3.1. Đa cộng tuyến..............................................................................36

3.2.3.2. Phân phối chuẩn của phần dư......................................................36

3.3. Đánh giá chung về tác động của HĐQT đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp...............................................................................................................37

3.3.1. Ưu điểm..............................................................................................37

3.3.2. Nhược điểm........................................................................................38

3.3.3. Nguyên nhân tồn tại............................................................................39

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CƠ CẤU HỘI


ĐỒNG QUẢN TRỊ................................................................................................41

4.1. Định hướng cải thiện cơ cấu HĐQT ở VN.................................................41

4.1.1. Tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu cải thiện cơ cấu HĐQT ở VN...........41

4.1.2. Tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu cải thiện cơ cấu HĐQT tại các ngân
hàng TMCP ở Việt Nam...............................................................................41

4.2. Các giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu.................................................43

4.2.1 Giải pháp cải thiện quy mô HĐQT......................................................43

4.2.2 Giải pháp cải thiện số lượng thành viên độc lập..................................43

4.2.3 Giải pháp cải thiện số lượng thành viên nữ..........................................44

4.2.4 Giải pháp cải thiện sự kiêm nhiệm Tổng Giám Đốc và Thành viên
HĐQT...........................................................................................................45

4.2.5 Giải pháp cải thiện sự đa dạng quốc tịch..............................................46

KẾT LUẬN............................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................48


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Nội dung đầy đủ


1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 CEO Tổng giám đốc điều hành
3 CP Chính phủ
4 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 HĐQT Hội đồng quản trị
7 HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
8 HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
9 NĐ Nghị định
10 NHTM Ngân hàng thương mại
11 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
12 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
13 QĐ Quyết định
14 QTCT Quản trị công ty
15 ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
16 TMCP Thương mại cổ phần
17 TV Thành viên
18 TVHĐQTĐL Thành viên Hội đồng quản trị độc lập

i
DANH MỤC HÌNH ẢNH

ST Hình Nội dung Trang


T
1 1.1.1. Hệ thống Quản trị công ty 5
2 1.2.1.a. Mô hình Hội đồng quản trị một cấp 8
3 1.2.1.b. Mô hình Hội đồng quản trị hai cấp 8
4 2.3. Khung phân tích nghiên cứu 20

ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

ST Biểu đồ Nội dung Trang


T
1 2.2. Quy trình nghiên cứu 18
2 3.1.1. Mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và ROA của 15 26
NHTM năm 2022
3 3.1.2.a. Số lượng thành viên HĐQT độc lập của 15 NHTM năm 27
2022
4 3.1.2.b. Mối quan hệ giữa thành viên HĐQT độc lập và ROA 28
của 15 NHTM trong năm 2019
5 3.1.3. Mối quan hệ giữa số lượng thành viên nữ và ROA của 29
15 NHTM trong năm 2022
6 3.1.4. Mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm CEO - Thành viên 30
HĐQT và ROA của 15 NHTM trong năm 2022
7 3.1.5. Mối quan hệ giữa số thành viên nước ngoài và ROA của 31
15 NHTM trong năm 2022
8 3.2.3. Biểu đồ Histogram 37

iii
DANH MỤC BẢNG

ST Bảng Nội dung Trang


T
1 1 Các biến nghiên cứu 22
2 2 Thống kê mô tả biến giai đoạn 2013 - 2022 32
3 3 Kết quả hệ số tương quan Pearson 33
4 4 Hệ số R2 hiệu chỉnh 35
5 5 Kết quả phân tích kiểm định F ANOVAa 35
6 6 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 35

iv
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị công ty không còn là lĩnh vực nghiên cứu mới trên thế giới. Các
hiệp hội nghề nghiệp khắp toàn cầu ngày càng ban hành nhiều hướng dẫn và áp
dụng nhiều nguyên tắc về quản trị công ty. Trong đó, quản trị công ty trong ngân
hàng là một trong những mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định
chính sách và đặc biệt là các ngân hàng, nhưng ở Việt Nam, các nghiên cứu về lĩnh
vực này còn hạn chế.
Tại Việt Nam, cổ phần hóa hệ thống ngân hàng bắt đầu từ năm 2007, tiên
phong là Vietcombank. Trước khi cổ phần hóa, cả nước có 34 ngân hàng thương
mại cổ phần và 5 ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó ngân hàng thương mại
nhà nước chiếm từ 70-80% tổng tài sản và thị phần tín dụng (Trần T.T. Tú và Phạm
Bảo Khánh, 2013). Trong và sau quá trình cổ phần hóa, có sự chuyển dịch dần dần
và đáng kể thị phần từ ngân hàng thương mại nhà nước sang ngân hàng thương mại
cổ phần. Đồng thời, quá trình này cũng bộc lộ nguyên nhân của sự yếu kém trong
hoạt động quản trị công ty của các ngân hàng chính là do thuộc sở hữu nhà nước,
thể hiện rõ nhất khi các ngân hàng này chuyển đổi sang mô hình cổ phần, không
còn được Chính phủ hỗ trợ. Từ thực trạng này, có thể thấy, vai trò của hội đồng
quản trị đặc biệt quan trọng và có nhiều ảnh hưởng. Điều này là do tính cạnh tranh
trong ngân hàng rất mạnh mẽ, trong khi các quy định quản trị rủi ro lại vô cùng
khắc nghiệt và thông tin không cân xứng ở mức độ cao đã làm cho quản trị công ty
trong ngân hàng trở nên phức tạp hơn.
Do vậy, để có cái nhìn cụ thể hơn về những yếu tố ảnh hưởng trong cơ cấu
hội đồng quản trị tới chất lượng quản trị công ty tại những ngân hàng trên sàn
chứng khoán Hà Nội nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Tác động của cơ cấu
hội đồng quản trị đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu thực
nghiệm từ các ngân hàng trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” để tiến
hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài là phân tích được những yếu tố trong hội đồng
quản trị tác động đến chất lượng quản trị công ty tại các ngân hàng trên sàn chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh, từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
1
phù hợp để nâng cao chất lượng quản trị công ty nói chung của các ngân hàng
Thương mại Cổ phần có niêm yết.
3. Đối tượng nghiên cứu
15 Ngân hàng Thương mại Cổ phần có niêm yết trên sàn chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh, gồm:
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (CTG)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MBB)
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPB)
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB)
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB)
- Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDB)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SSB)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPB)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu về hội đồng quản trị của 15 ngân
hàng Thương mại Cổ phần niêm yết tại sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Từ 2013 đến 2022 (10 năm)
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu khoa học
gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị công ty, hội đồng quản trị và sàn chứng
khoán HoSE.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.

2
Chương 3: Phân tích thực trạng và tác động của cơ cấu hội đồng quản trị đến
hiệu quả tài chính tại các ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh.
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị công ty tại
các ngân hàng trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

3
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
1.1. Cơ sở lý luận về Quản trị công ty
1.1.1. Khái niệm về quản trị công ty
Quản trị công ty đã được biết đến như một thuật ngữ quen thuộc và ngày
càng trở nên thông dụng tại Việt Nam. Không có một định nghĩa duy nhất về Quản
trị công ty có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế.
Theo Cẩm nang Quản trị Công ty của IFC (2010), Quản trị công ty là “những
cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm soát công ty”.
Trong cuốn “Quản trị công ty” của Hoàng Văn Hải và Đinh Văn Toàn, Quản
trị công ty là hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành
và kiểm soát công ty. Quản trị công ty bao gồm những cơ chế, cơ cấu và quá trình
điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ sở hữu, ban điều hành và các đối tượng
hữu quan khác mà thông qua đó, mọi hoạt động của công ty được định hướng, điều
hành và kiểm soát một cách tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu và các bên
có lợi ích liên quan như: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả
môi trường, cộng đồng, xã hội. Do vậy, Quản trị công ty cũng bao hàm mối quan hệ
giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty cũng như các cổ đông (đối với Công
ty cổ phần) hoặc thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH), Ban giám đốc điều
hành, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên mà còn những bên có lợi ích liên quan
bên ngoài công ty.
Nhìn chung, phần lớn các khái niệm lấy bản thân công ty làm trung tâm đều
có một số điểm chung:
i. Quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các
cơ cấu và các quy trình.
ii. Những mối quan hệ trong công ty nhiều khi liên quan đến các bên có các
lợi ích khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột.
iii. Tất cả các bên đều liên quan tới việc định hướng và kiểm soát công ty

4
iv. Tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một
cách phù hợp, qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ đông.
Hình 1.1.1. Hệ thống Quản trị công ty

Nguồn: IFC, 2010


Nhìn chung, trên thế giới, sự khác biệt về truyền thống văn hoá, hệ thống luật
pháp và cấu trúc thị trường vốn đã dẫn tới có sự khác biệt về khái niệm, mô hình và
cách thức quản trị công ty ở từng quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh
ngày càng gia tăng như hiện nay, Quản trị công ty là trách nhiệm của doanh nghiệp
không chỉ đối với cổ đông mà còn đối với thị trường tài chính và nền kinh tế.
1.1.2. Vai trò của quản trị công ty
Quản trị công ty hiệu quả là một trong những nhân tố cơ bản nâng cao hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp và góp phần phát triển kinh tế. Theo Tổ chức
Tài chính quốc tế (IFC), việc cải tiến cách thức quản trị công ty sẽ mang lại một hệ
thống giải trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các
giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, việc áp dụng
những cách thức quản trị công ty có hiệu quả sẽ góp phần cải thiện và nâng cao hiệu
quả ra quyết định của doanh nghiệp, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, các tiêu
chuẩn, quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các đối tượng liên quan.
Khi nhắc đến quản trị công ty, có thể kể đến tác động cụ thể tới doanh nghiệp
như nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn. Cách thức quản trị công ty có thể
quyết định việc công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít. Những công ty
được quản trị tốt thường gây được thiện cảm đối với cổ đông và các nhà đầu tư, tạo

5
dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời
mà không xâm phạm tới quyền lợi của cổ đông.
Theo Cẩm nang quản trị công ty (IFC, 2010) việc thực hiện các thông lệ
Quản trị công ty tốt sẽ giúp giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản. Chi phí vốn phụ
thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư, nghĩa là rủi
ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản trị công ty
tốt sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được những khoản tín dụng có kỳ hạn
dài hơn.
Đồng thời, cách thức quản trị công ty có thể quyết định đến uy tín của công
ty, đóng vai trò lớn trong việc tối đa hóa sự giàu có của cổ đông và đóng vai trò
quan trọng trong việc gia tăng giá trị thị trường của công ty. Lý do vì để thực hiện
quản trị công ty tốt, các doanh nghiệp luôn phải tôn trọng quyền lợi của các cổ đông
và các chủ nợ và việc đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một
trong những yếu tố quan trọng trong việc giành được niềm tin cho nhà đầu, từ đó
nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, Quản trị công ty là trách
nhiệm của từng doanh nghiệp đối với thị trường tài chính và nền kinh tế. Cải thiện
quản trị công ty để phù hợp với các thông lệ quốc tế tốt và được công nhận sẽ giúp
hoạt động của các doanh nghiệp trở nên bền vững và hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.
1.2. Cơ sở lý luận về Hội đồng quản trị
1.2.1. Chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị
1.2.1.1. Khái quát về Hội đồng quản trị
Theo “Quản trị công ty” của tác giả Hoàng Văn Hải và Đinh Văn Toàn
(2020), HĐQT công ty (Tiếng anh: Board of Directors) là những người đại diện cho
cổ đông để thực hiện vai trò giám sát hoạt động của công ty nhằm loại trừ những
xung đột về lợi ích, nhắm tới lợi ích cao nhất của cổ đông và nhà đầu tư khi sử dụng
các tài sản của công ty.
Từ điển thuật ngữ Investopedia đưa ra định nghĩa Hội đồng quản trị (HĐQT)
công ty là những người được lựa chọn hoặc được bầu bởi cổ đông để đại diện cho
họ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và những vấn đề lớn khác của công ty.
Mục tiêu chính của HĐQT công ty là đảm bảo sự phát triển chung của công ty theo
đúng hướng và đảm bảo quyền lợi chính đáng của cổ đông và các nhà đầu tư.
6
Theo khoản 1 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng quản trị là cơ
quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện
quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông.
Như vậy, Hội đồng quản trị là những người được lựa chọn hoặc được bầu bởi
cổ đông, có trách nhiệm đại diện cho cổ đông. Chỉ trong cơ cấu tổ chức của công ty
cổ phần mới có HĐQT.
1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị
Theo các thông lệ và chuẩn mực quản trị hiện đại thì hội đồng quản trị công
ty có 9 nhiệm vụ và thẩm quyền chủ yếu sau đây: Xác định tầm nhìn và sứ mệnh
của công ty; Lựa chọn Ban điều hành; Hỗ trợ Ban điều hành và đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của Ban điều hành; Thông qua kế hoạch của công ty; Quản trị
các nguồn lực của công ty; Xác định các sản phẩm dịch vụ và chương trình dự án
của công ty; Quản trị hình ảnh của công ty trước công chúng; Điều chỉnh các quyết
định đã ban hành; Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của bản thân Hội đồng
quản trị và các thành viên HĐQT.
Chức năng quyền hạn của HĐQT cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của
Hội đồng quản trị đối với công ty. Đây là cơ quan quyết định nhiều vấn đề quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty giải quyết những vấn đề lớn mang
tính quyết định của công ty định hướng và đưa ra giải pháp phát triển trong công ty
1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị
Về cơ cấu tổ chức, HĐQT là tập thể bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các
thành viên Hội đồng. Công ty cổ phần có thể lựa chọn một trong hai loại mô hình tổ
chức Hội đồng quản trị: một cấp hoặc hai cấp.
Mô hình một cấp (1-tier board): mô hình này phổ biến ở các nước như Mỹ,
Anh, Úc, Canada và các nước trong khối thịnh vượng chung. Mô hình này bao gồm
Đại hội cổ đông, HĐQT, Ban Giasm đốc (Ban điều hành) và có Ủy ban Kiểm toán
trực thuộc HĐQT. Ở mô hình này không có Ban Kiểm soát nhưng có các thành viên
HĐQT độc lập đóng vai trò giám sát và nắm giữ Ủy ban Kiểm toán – Audit
Committee (Hình 1.2.1.a).
Hình 1.2.1.a. Mô hình Hội đồng quản trị một cấp

7
Nguồn: Quản trị công ty (Hoàng Văn Hải và Đinh Văn Toàn, 2020)
Mô hình 2 cấp (2-tier board): phổ biến ở các nước như Đức, Hà Lan, Pháp và
còn được gọi là mô hình kiểu Đức. Mô hình này bao gồm Đại hội cổ đông, HĐQT,
Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc (Hình 1.2.1.(b)).
Hình 1.2.1.b. Mô hình Hội đồng quản trị hai cấp

Nguồn: Quản trị công ty (Hoàng Văn Hải và Đinh Văn Toàn, 2020)
Điểm khác biệt mấu chốt trong hai mô hình quản trị này là vai trò của bộ
phận giám sát. Ở mô hình một cấp, bộ phận này là Tiểu ban Kiểm toán (còn được
gọi là Ủy ban Kiểm toán nội bộ) trực thuộc HĐQT. Việc thực hiện chức năng giám
sát được trao cho các thanh viên HĐQT độc lập. Trong khi ở mô hình hai cấp, bộ
phận Ban Kiểm soát nằm độc lập, có vai trò giám sát HĐQT và Ban điều hành.
Các nội dung quy định về Chủ tịch hội đồng và các thành viên Hội đồng có
sự khác biệt tùy theo pháp luật của quốc gia và đặc thù của doanh nghiệp. Quy định
8
của luật pháp ở các quốc gia thường không đưa ra quy định bắt buộc các vị trí cụ
thể đối với Phó chủ tịch HĐQT, thư ký và các ủy ban hay các bộ phận giúp việc
khác của Hội đồng quản trị cho tất cả các loại hình công ty cổ phần. Quy định về cơ
cấu và thành phần cụ thể nêu trên được cụ thể hóa trong bảng điều lệ và các quy
định quản trị nội bộ của công ty do Hội đồng quản trị đề xuất và được Đại hội đồng
Cổ đông thông qua.
1.2.2. Thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị
1.2.2.1. Thành viên Hội đồng quản trị
Theo Điều 154 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về nhiệm kỳ và số lượng
thành viên Hội đồng quản trị như sau:
● Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định
cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
● Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể
được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu
làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02
nhiệm kỳ liên tục.
Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì
các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên
mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có
quy định khác.
● Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ
chức và phối hợp hoạt động của các thành viên độc lập Hội đồng quản
trị.
Thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ không thuộc đối tượng không được quản
lý doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp
(2) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty
Và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty trừ trường hợp điều lệ công
ty quy định khác
(3) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội
đồng quản trị của công ty khác

9
(4) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành
viên hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ
đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị
dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công
ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm
quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;
Đối với các thành viên độc lập HĐQT cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và
điều kiện sau đây trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
(5) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty;
không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít
nhất trong 3 năm liền trước đó;
(6) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty trừ các khoản phụ
cấp mà thành viên HĐQT được hưởng theo quy định;
(7) Không phải là người có vợ hoặc chồng cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty, là
người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
(8) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết của công ty;
(9) Không phải là người đã từng làm thành viên HĐQT; Ban kiểm soát của
công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.
1.2.2.2. Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu HĐQT, được bầu trực tiếp từ
ĐHĐCĐ hoặc HĐQT. Về mặt pháp lý, chủ tịch HĐQT Có trách nhiệm điều hành
hoạt động của hội đồng quản trị để đảm bảo hội đồng quản trị thực hiện đúng thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
Vai trò quan trọng nhất của Chủ tịch HĐQT là phải đảm bảo rằng HĐQT
thực hiện tốt chức năng lãnh đạo và kiểm soát. Do vậy, Chủ tịch HĐQT chịu trách
nhiệm dẫn dắt, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của HĐQT, cung cấp thông
tin cho các thành viên HĐQT một cách chính xác và kịp thời và đảm bảo việc
truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả. Chủ tịch HĐQT là người tổ chức
đánh giá thường xuyên kết quả hiệu quả làm việc của HĐQT, các thành viên HĐQT
và Ban điều hành.
10
1.2.3. Các dạng thành viên HĐQT
Tùy thuộc vai trò trong quản trị công ty thành viên hội đồng quản trị có thể
chia 3 nhóm là: thành viên điều hành, thành viên không điều hành và thành viên độc
lập.
Thành viên HĐQT điều hành là thành viên HĐQT đồng thời nắm giữ một vị
trí điều hành trong công ty, đó là các vị trí: (1) Tổng giám đốc/Giám đốc điều hành
hoặc Phó tổng giám đốc/Phó giám đốc; (2) Kế toán trưởng; (3) Thành viên Ban
giám đốc điều hành.
Thành viên HĐQT không điều hành là thành viên HĐQT không nắm giữ một
vị trí điều hành trong công ty tức là không đồng thời nắm giữ các vị trí nêu trên
Thành viên HĐQT độc lập là thành viên HĐQT không phải là thành viên
điều hành và không phải là những cán bộ quản lý khác được HĐQT bổ nhiệm hoặc
cổ đông lớn của công ty.
1.3. Sàn chứng khoán HOSE
1.3.1. Các thông tin cơ bản
Sàn HoSE là tên viết tắt của là Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh. Được thành lập vào tháng 7 năm 2000, là đơn vị thuộc quản lý trực tiếp bởi
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ngoài ra còn có hệ thống quản lý giao dịch chứng
khoán niêm yết của Việt Nam.
Năm 2007, theo quyết định số 599/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ,
trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được chuyển đổi thành Sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ ban đầu là 1.000.000 tỷ
đồng và Bộ tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Hiện nay, sàn HoSE được xem là sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam.
Tại đây, các doanh nghiệp sẽ niêm yết chứng khoán và phân phối các sản phẩm
chứng khoán ra công chúng.
Sàn HoSE được thành lập nhằm mang lại các lợi ích và chức năng như sau:
● Cập nhật thị trường và giá cả chứng khoán hằng ngày.
● Sàn HoSE sẽ cung cấp nền tảng cơ chế khớp lệnh và đặt lệnh tự động cho thị
trường chứng khoán.
● Đây là thị trường thứ cấp phát hành các trái phiếu hiện hữu.

11
● Niêm yết tất cả các chứng khoán của các công ty, doanh nghiệp Việt Nam
dưới dạng VNĐ.
● Chịu trách nhiệm trong việc cấp giấy phép niêm yết chứng khoán cho các
doanh nghiệp và phát triển thị trường vốn.
● Sàn HoSE sẽ cung cấp các mã chứng khoán của các doanh nghiệp hàng đầu
ở Việt Nam.
● Đây là đại lý chứng khoán toàn quốc và là nơi phân phối chứng khoán đến
các doanh nghiệp thành viên.
1.3.2. Điều kiện niêm yết trên sàn HoSE
1.3.2.1. Điều kiện chung
Điều 109 Nghị định 155/2020/NĐ-CP được niêm yết cổ phiếu trên sàn
chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau:
● Thứ nhất, là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký
niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được
kiểm toán, đồng thời giá trị vốn hoá đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình
quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng
gần nhất theo quy định hoặc giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống
giao dịch UPCOM trung bình 30 phiên gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ
đăng ký niêm yết hoặc bình quân gia quyền giá thanh toán trong đợt bán cổ
phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hoá;
● Đã được Đại hội cổ đông thông qua việc niêm yết, đã giao dịch trên hệ thống
giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết
đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hoá;
● Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm
đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 02 năm liền
trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; Không có các khoản nợ phải trả quá
hạn trên 01 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; Không có lỗ luỹ kế
căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài
chính bán niên được soát xét trong trường hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết
thúc của lập báo cáo tài chính bán niên.
● Trừ trường doanh nghiệp cổ phần hoá, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tối
thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không
12
phải cổ đông lớn nắm giữ, trường hợp vốn điều lệ của tổ chức đăng ký niêm
yết từ 1000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu
quyết;
● Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là chủ tịch Hội đồng quản trị,
thành viên hội đồng quản trị, trường ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm
soát, tổng Giám đốc, kế toán trưởng, giám đốc tài chính và các chức danh
tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm
và cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên phải cam kết tiếp
tục giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày
giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ
phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở
hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
● Công ty, người đại diện của công ty không bị xử lý vi phạm trong thời hạn
02 năm tính đến thời điểm ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm
trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
● Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ
chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán;
1.3.2.2. Điều kiện riêng đối với sàn HOSE
Để cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch HoSE, công ty phải đạt các
điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe thuộc quy định của Sở Giao dịch chứng khoán như
sau:
● Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 120 tỷ đồng trở
lên tính trên báo cáo kiểm toán.
Thời gian và tình hình hoạt động của Công ty
● Công ty hoạt động ít nhất 2 năm dưới hình thức Công ty Cổ Phần tính đến
thời điểm đăng ký niêm yết.
● Công ty có kết quả kinh doanh không có lỗ lũy kế trong 2 năm gần đây nhất.
● Lợi nhuận của doanh nghiệp từ thời điểm đăng ký niêm yết đạt ít nhất 5%
trên số vốn. Ngoài ra, Công ty không có nợ quá hạn trên 01 năm.
● Công ty không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật hay các vi phạm liên
quan đến vấn đề kế toán và báo cáo tài chính.

13
● Công ty và người đại diện theo pháp luật không bị xử lý vi phạm trong vòng
02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm
cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cơ cấu cổ đông
● Công ty có tối thiểu 300 cổ đông mà không phải cổ đông lớn và sở hữu 20%
cổ phiếu có quyền biểu quyết.
● Các khoản nợ đối với thành viên quan trọng như: Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát, Giám đốc, Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ
đông lớn và những người có liên quan phải được công khai.
● Về việc chuyển nhượng trong nội bộ được yêu cầu đối với các cổ đông cá
nhân hoặc tổ chức. Các cổ đông phải cam kết giữ 100% toàn bộ cổ phiếu
trong 6 tháng và 50% trong 6 tháng tiếp theo, ngoại trừ CP thuộc sở hữu nhà
nước.
● Cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn UPCOM tối thiểu 02 năm và được đại
hội đồng cổ đông thông qua, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã
chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa.
● Công ty có yêu cầu đăng ký niêm yết có hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu
hợp lệ theo quy định của sàn HOSE.
1.4. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Các nghiên cứu quốc tế
Bàn luận về HĐQT cũng như ảnh hưởng của họ tới hiệu quả công ty là một
chủ đề đang được khai thác một cách hiệu quả ở các nước lớn trên thế giới như Mỹ,
Anh... Giờ đây khi Việt Nam trên đà phát triển với nền kinh tế thị trường thì những
chủ đề đó đã đến lượt được khai thác.
Với sự trực quan thì nghiên cứu về tác động của HĐQT (quy mô, giới
tính,....) tới độ hiệu quả quản trị công ty (được đo bằng các chỉ số hiệu quả tài
chính) là được thực hiện nhiều nhất cũng như là đề tài của nhóm.
Để có được một cái nhìn tổng quát nhất, tính tới hiện tại thì những bài nghiên
cứu liên quan tới hiệu quả quản trị (tài chính) ảnh hưởng bởi các yếu tố cấu trúc,
đặc tính và độ đa dạng của HĐQT vẫn còn nhiều thiếu sót (Yun Lu và cộng sự,
2022). Phần lớn các bài nghiên cứu là của các quốc gia đã phát triển và sử dụng lý
thuyết đơn lẻ. Tuy nhiên với số lượng đáng kể các bài nghiên cứu này thì chúng ta
14
vẫn có một số lượng đồ sộ các tài liệu tham khảo để so sánh. Các phép đo đa dạng
và đại diện của hiệu quả tài chính đã được sử dụng trong nghiên cứu trước đây,
không chỉ chứa các chỉ số hiệu quả tài chính quan trọng như lợi nhuận trên tài sản
(ROA) mà còn cả một số chỉ số hiệu suất đặc biệt như hiệu suất xuất khẩu.
Cơ cấu HĐQT và hiệu quả tài chính. Các nghiên cứu đã tìm thấy kết quả
tương tự khi sử dụng phép đo FP đa dạng. Ví dụ, một số nghiên cứu cho thấy rằng
các chỉ số hiệu quả tài chính khác nhau có thể dẫn đến các kết quả khác nhau về kết
quả hoạt động liên quan đến quy mô HĐQT. Ví dụ, Al-Najjar (2014) ghi nhận mối
quan hệ tích cực giữa quy mô hội đồng quản trị và khả năng sinh lời, nhưng lại có
mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô và hiệu suất cổ phiếu. Rose (2005) không tìm
thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính
công ty mà tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tuổi hội đồng quản trị và hiệu
quả tài chính công ty.
Bên cạnh đó, CEO kiêm Chủ tịch HĐQT dẫn đến hiệu quả lợi nhuận thấp
hơn (Dong, Girardone, & Kuo, 2017); trong khi mức độ độc lập của hội đồng quản
trị cao hơn dẫn đến giá trị công ty tốt hơn (Kim & Yangmin, 2007) và hiệu quả lợi
nhuận tốt hơn (Dong và cộng sự, 2017). Al-Najjar (2014) cho rằng càng có nhiều
hội đồng quản trị độc lập thì có thể tăng hiệu quả tài chính. Chin-Huat, Wan và
Kee-Sing (2003) đã sử dụng nhiều phép đo hiệu suất công ty khác nhau và nhận
thấy rằng ROA, lợi nhuận trên doanh thu, tài sản, lợi nhuận trước thuế và bản chất
công ty đều có liên quan đến các hội đồng quản trị liên kết.
Sự đa dạng của hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính. Các bài báo trên tạp
chí đã đóng góp đáng kể cho nghiên cứu về đa dạng giới và hiệu quả tài chính,
nhưng kết quả không thể đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào do sự khác biệt về
nền tảng và bối cảnh của từng trường hợp. Liu et al. (2014) so sánh TV HĐQT tham
gia điều hành nữ với TV HĐQT độc lập nữ và nhận thấy rằng TV HĐQT tham gia
điều hành nữ có tác động đến hiệu quả tài chính nhiều hơn so với nữ giám đốc độc
lập. Một bài báo của Pucheta-Martínez, Bel-Oms và Olcina-Sempere (2018) cũng
điều tra chính sách cổ tức với việc xem xét tỷ lệ giới tính và vị trí. Một số học giả
tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ nữ trong hội đồng quản trị và chi trả cổ
tức .Đối với những nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa giới

15
tính và hiệu quả tài chính, có thể là do các nghiên cứu này chỉ ra rằng các giám đốc
nữ chỉ có tác động tạm thời hơn là tác động lâu dài.
Với các nền kinh tế đang phát triển , có nền kinh tế tương đồng cũng như gần
khu vực địa lý của Việt Nam hơn cũng cho thấy sự nổi lên của các nghiên cứu. Các
bằng chứng ngày càng được củng cố.
Mới bắt đầu như Fredric William Swierczek và cộng sự (2015) ở Thái Lan
gợi ý rằng sự kết hợp giữa quản trị công ty và hiệu quả của hội đồng quản trị sẽ cải
thiện hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò quan
trọng của HĐQT trong quản trị công ty.
Trong khi độ phức tạp lại tăng cao ở Trung Quốc đại lục, một nền kinh tế
Châu Á nhưng hàng đầu thế giới với đặc thù lợi thế cạnh tranh. Mối quan hệ tuyến
tính cùng chiều giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả tài chính và xác nhận tác động
trung gian của hiệu quả kỹ thuật đối với mối liên hệ giữa tính độc lập của hội đồng
quản trị, mức độ tập trung quyền sở hữu và hiệu quả tài chính. Với mục tiêu cũng
cung cấp một số hàm ý quản lý để giúp các công ty du lịch cải thiện hiệu suất tổng
thể ở Trung Quốc bởi HongsongPeng và cộng sự (2021)
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam tuy với số lượng ít hơn nhưng có chất lượng cũng như phạm vi
ngày càng lớn là một tín hiệu đáng mừng. Điển hình với các biến đơn ta có Hoàng
Cẩm Trang (2014) cho ra kết quả nghiên cứu cho thấy phần trăm của phụ nữ trong
HĐQT có tương quan dương với hiệu quả hoạt động công ty dựa vào giá trị thị
trường nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty theo giá trị kế toán.
Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện khi số thành viên nữ trong HĐQT từ 3 thành
viên trở lên sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động công ty theo giá trị thị trường và giá trị
kế toán.
Đáng kể hơn chúng ta phải kể đến các chiều hướng tác động của đa biến . Dù
sử dụng cùng các biến là Sự kiêm Chủ tịch HĐQT và CEO, biến giới tính để đo sự
hiệu quả trên ROA như đã đề cập ở phía trên thì rõ ràng CEO kiêm nghiệm luôn
đem lại kết quả tiêu cực, trong khi quy mô HĐQT lại cho ra kết quả trái ngược ở 2
nghiên cứu (Chu Thị Thu Thủy, 2020) với các biến mới là số lượng các thành viên
độc lập cũng như cuộc họp của HĐQT cho kết quả về sự không có ý nghĩa kinh tế
của biến giới tính thì Duc Vo và Thuy Phan ( 2013) lại cho ra kết quả tích cực
16
tương tự như (Hoàng Cẩm Trang, 2014) cho biến độ đa dạng của thành viên HĐQT
nữ. Duc Vo và Thuy Phan (2013) cũng đã chỉ ra được thêm về ảnh hưởng tích cực
của kinh nghiệm làm việc thành viên HĐQT cũng như thù lao của họ. Sự vô nghĩa
trong thống kê về sở hữu của thành viên HĐQT lại đi ngược lại với các nghiên cứu
quốc tế, có thể bắt nguồn từ việc sử dụng Chỉ số Hiệu quả tài chính khác nhau hoặc
khác biệt giữa các nước.
1.4.3. Tính mới của đề tài
Nhóm Tác giả nhắm tới đánh giá tác động của cơ cấu HĐQT tới hiệu quả
quản trị công ty, được đo bằng các chỉ số hiệu quả tài chính (ROA) . Đó là lý do các
bài tham chiếu phía trên tập trung là sự tương quan giữa cấu trúc của HĐQT và hiệu
quả tài chính.
Với mục tiêu kiểm nghiệm lại các kết quả nghiên cứu thì nhóm tác giả quyết
định tiếp tục sử dụng ROA để đánh giá với các biến tương đồng về Quy mô HĐQT
cũng như Độ đa dạng giới tính. Sự kiểm nghiệm này là nền tảng cho đề tài của
nhóm với các biến thuần về Cơ cấu - độ đa dạng của HĐQT
Không như việc đánh giá đơn biến tới hiệu quả hay tập hợp các biến thường
được nghiên cứu, mục tiêu của nhóm là tập trung vào các biến Cơ cấu - Độ đa dạng
của HĐQT như thành viên độc lập, ngoại quốc thay vì tính chất như kinh nghiệm
hay lương thưởng.
Do đó nhóm đã bổ sung thêm biến về: Sự kiêm nhiệm.
Điểm thứ hai là thay vì sử dụng mẫu nghiên cứu lớn và mang tính bao quát
như phần lớn các nghiên cứu khác thì Nhóm chỉ tập trung vào các Ngân Hàng
Thương mại cổ phần trên sàn Hose. Sự khác biệt như vậy bổ sung độ sâu cho các
nghiên cứu cùng chủ đề cũng như đánh giá đúng độ biến động Tài chính (khi nhóm
sử dụng ROA) của một nhóm ngành thuần về tài chính.

17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ
NGHIÊN CỨU
2.1. Lý do chọn phương pháp nghiên cứu
Để phân tích được sự ảnh hưởng của các yếu tố trong hội đồng quản trị đến
chất lượng quản trị công ty tại 15 ngân hàng trên sàn chứng khoán HoSE, nhóm
nghiên cứu lựa chọn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên
cứu định lượng. Với đặc thù của các ngân hàng Thương mại Cổ phần niêm yết trên
sàn HoSE cùng bộ cơ sở dữ liệu phong phú, minh bạch, vì vậy, việc lựa chọn
phương pháp nghiên cứu định lượng được nhóm cho là phù hợp và đưa ra các kết
luận chính xác.
Từ các dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bằng
việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính. Thêm
vào đó, nhóm đồng thời kiểm định các khuyết tật như đa cộng tuyến, tính phân phối
chuẩn của phần dư, từ đó, đo lường và kiểm định được mối quan hệ giữa các biến
và khái quát được kết quả cho tổng thể nghiên cứu.
2.2. Quy trình nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thực hiện quy trình nghiên cứu như sau:
Biểu đồ 2.2. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề xuất

18
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
Bước 2: Nhóm nghiên cứu tóm tắt và tổng hợp những lý thuyết và các
nghiên cứu liên quan đến quản trị công ty, hội đồng quản trị và sàn chứng khoán
HOSE từ năm 2010 đến nay.
Bước 3: Sau khi nghiên cứu lý thuyết, nhóm xây dựng giả thuyết nghiên cứu
và đề xuất, lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Bước 4: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu từ các báo cáo thường niên, báo
cáo tài chính của 15 ngân hàng từ năm 2013 – 2022.
Bước 5: Từ dữ liệu đã thu thập, nhóm thực hiện phân tích định lượng bằng
việc sử dụng thống kê mô tả, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định các khuyết tật
như đa cộng tuyến, tính phân phối chuẩn của phần dư.
Bước 6: Tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận từ kết quả nghiên cứu.
2.3. Khung phân tích của nghiên cứu
Các khung nghiên cứu cho Hiệu quả tài chính sử dụng biến độc lập là đặc
tính của HĐQT đã được bắt đầu từ hơn 2 thập kỷ trước Bonn và cộng sự (2004) hay
Klein (1998). Vấn đề nghiên cứu cũng đã được thực hiện phổ biến ở Việt Nam.
Tuy nhiên những mô hình vẫn cho thấy sự hạn chế nhất định về mặt biến số.
Hoàng Thị Phương Anh và Nguyễn Ngọc Hồng Trang (2018) cho ra kết quả tích
cực của biến sự đa dạng giới tính và ROA trong khi Hoàng Cẩm Trang và Võ Văn
Nhị (2014) lại phủ định sự liên kết giữa chúng về mặt thống kê. Gần đây hơn, mô
hình của Chu Thị Thu Thuỷ (2020) sử dụng các biến tiêu biểu như đa dạng giới
tính, sự kiêm nhiệm nhưng sử dụng các biến quy mô HĐQT như biến điều tiết cho
thấy kết quả nghiên cứu tích cực. Bên cạnh đó, có thêm các bài nghiên cứu như của
Phan Ngọc Huyền (2022), tính toán sử dụng các nhiều biến mới hơn là số thành
viên nước ngoài, công ty kiểm toán để đo lường quản trị lợi nhuận.
Nhóm nghiên cứu thấy các bước biến chuyển này và chuyển hướng sử dụng
các biến mới nhưng giữ nguyên sự đơn giản trực tiếp của biến phụ thuộc ROA để
do lường hiệu quả tài chính.
Nhóm phân tích hiệu quả của HĐQT theo ROA. Các biến độc lập nhóm chọn
có thể gây ảnh hưởng tới kết quả là quy mô như 1 biến độc lập đơn thuần, số lượng
thành viên nữ thay cho biến sự đa dạng giới tính. Biến mới với sự đa dạng quốc tịch

19
và sự kiêm nhiệm thành viên HĐQT và CEO. Cụ thể, được thể hiện như ở hình 2.3.
phía dưới.
Hình 2.3. Khung phân tích nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp


2.4 Thiết kế mô hình nghiên cứu
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu
Quy mô của hội đồng quản trị (HĐQT) đóng một vai trò quan trọng trong
khả năng giám sát và quản lý của giám đốc. Từ quan điểm lý thuyết đại diện,
HĐQT lớn hơn cho phép giám sát có hiệu quả hơn bằng cách giảm sự chi phối của
các tổng giám đốc điều hành (CEO) trong HĐQT và bảo vệ lợi ích của các cổ đông
(Singh & Harianto, 1989; Phan Thị Huyền và cộng sự, 2020). HĐQT lớn có khả
năng tiếp cận tốt các nguồn lực khác nhau hơn là một hội đồng nhỏ. Jackling và
Johl (2009) nhận thấy quy mô HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động
của các công ty ở Ấn Độ. Tương tự, Hoàng Trung Tiến (2019), Hồ Thủy Tiên
(2020) tìm thấy quy mô HĐQT có tác động tích cực với hiệu quả hoạt động tại các
ngân hàng.
H1: Công ty có quy mô HĐQT càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao.
Thành viên HĐQT độc lập được cho là sẽ giúp đưa ra những quyết định
mang tính sáng suốt và có lợi cho công ty hơn và đảm bảo kết quả tài chính đáng tin
cậy hơn. Do đó, quy mô của TVHĐQTĐL có thể thu hút các nhà đầu tư.
Detthamrong và cộng sự (2017) cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa TVHĐQTĐL

20
và hiệu quả hoạt động tại các công ty ở Thái Lan. Mặt khác, Green và Homroy
(2018) nhận thấy rằng TVHĐQTĐL có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công
ty đối với các công ty ở 11 quốc gia Tây Âu. Muniandy và Hillier (2015) báo cáo
rằng TVHĐQTĐL có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty ở Nam
Phi.
H2: Số lượng thành viên HĐQT độc lập càng cao thì có tác động tích cực
đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Sự đa dạng giới tính: Nghiên cứu của Nielsen và Huse (2010) đã cho thấy
nhờ có sự hiện diện của phụ nữ trong HĐQT nên mức độ xung đột lợi ích được cải
thiện, tạo sự tin tưởng đối với khách hàng và kết nối giữa các thành viên, góp phần
quan trọng trong các cơ chế đầu tư. Tuy nhiên, Sila và các cộng sự (2016) lại cho
biết không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy sự đại diện của nữ trong HĐQT ảnh
hưởng đến bất kỳ thước đo rủi ro vốn chủ sở hữu nào (rủi ro tổng thể, hệ thống và
đặc trưng). Giả thuyết được đặt ra là:
H3: Sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT có mối tương quan cùng
chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Sự kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và thành viên HĐQT: Các nghiên
cứu trước đó đều đề cập đến sự kiêm nhiệm chức danh HĐQT và CEO như trong
Coles và cộng sự (2008), Haniffa và Hudaib (2006) đều cho thấy chủ tịch HĐQT
kiêm nhiệm tổng giám đốc làm giảm hiệu quả công ty tại Malaysia. Tuy nhiên,
trong các biến quan sát nhóm nghiên cứu lựa chọn sự kiêm nhiệm chỉ diễn ra tại vị
trí thành viên HĐQT và một số ít tại vị trí Phó chủ tịch HĐQT. Vì vậy, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng biến Sự kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và thành viên
HĐQT thay vì sự kiêm nhiệm chức vụ CEO và vị trí Chủ tịch HĐQT. Khi CEO
đồng thời đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT có thể gây ra sự chuyên quyền về
quản lý và kiểm soát, các quyết định của một cá nhân sẽ gây cản trở hiệu quả hoạt
động và làm giảm vai trò của HĐQT trong việc giám sát. Nhưng khi thành viên
HĐQT hoặc Phó chủ tịch HĐQT kiêm CEO họ có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt
động công ty và điều hành công ty tốt hơn so với việc sử dụng một người mới đảm
nhiệm chức vụ Tổng giám đốc. Sự chuyên quyền và kiểm soát trong trường hợp này
thấp hơn vì vẫn còn sự hiện diện của vị trí cao hơn là Chủ tịch HĐQT và các thành
viên HĐQT khác giám sát.
21
H4: Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và thành viên HĐQT có tác động cùng chiều
đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Sự đa dạng quốc tịch: Đa dạng quốc tịch đồng nghĩa với việc có sự đa dạng
hóa kiến thức, ý tưởng và kinh nghiệm thông qua một loạt các nguồn thông tin từ
các nền tảng, khía cạnh văn hóa, văn minh khác nhau giữa các thành viên HĐQT.
Một tổ chức có mức độ đa dạng văn hóa trong quản lý sẽ có nhiều ý tưởng hơn,
giúp việc đưa ra quyết định cuối cùng được chính xác và phù hợp hơn. Qua đó sẽ
cải thiện hiệu suất quản lý thông qua sự đồng thuận chung giữa các nhóm. Theo
Hambrick và các cộng sự (1996), khi nghiên cứu về những lợi thế của việc có sự đa
dạng sắc tộc trong HĐQT đã nhận thấy, một tổ chức có mức độ đa dạng văn hóa
trong quản lý sẽ có nhiều ý tưởng và lựa chọn hơn, giúp việc đưa ra quyết định cuối
cùng được chính xác và phù hợp hơn. Giả thuyết thứ năm trong nghiên cứu này là:
H5: Sự xuất hiện của thành viên HĐQT là người nước ngoài có tác động tích
cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
2.4.2. Mô hình nghiên cứu
Sử dụng tiêu chí hiệu quả tài chính là ROA nhóm tác giả đưa ra mô hình với
5 biến độc lập trong nghiên cứu này: Quy mô HĐQT, Số lượng thành viên HĐQT
độc lập, Số lượng thành viên nữ trong HĐQT, Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và thành
viên HĐQT, Sự đa dạng quốc tịch.
Bảng 1. Các biến nghiên cứu

Tên biến Viết tắt Cách đo lường

Biến phụ Tỷ số lợi nhuận trên tổng ROA Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài
thuộc tài sản sản

Quy mô HĐQT QM Số lượng thành viên HĐQT

Số lượng TVHĐQTĐL DL Số lượng TVHĐQTĐL

Số lượng thành viên nữ TVNU Số lượng thành viên nữ trong


trong HĐQT HĐQT
Biến độc
Sự kiêm nhiệm vị trí CEO KN Có kiêm nhiệm vị trí CEO và
lập
và thành viên HĐQT thành viên HĐQT = 1

22
Không kiêm nhiệm vị trí CEO
và thành viên HĐQT = 0

Sự đa dạng quốc tịch QT Có thành viên người nước


ngoài trong HĐQT =1
Không có thành viên người
nước ngoài trong HĐQT = 0

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp


Để thực hiện việc kiểm định giả thiết nghiên cứu và đo lường sự ảnh hưởng
của mối quan hệ giữa các biến và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, nghiên cứu
này sử dụng mô hình hồi quy như sau:
ROAi,t = ⍺ + β1.QMi,t + β2.DLi,t + β3.TVNUi,t + β4.KNi,t + β5.QTi,t + μi,t
Trong đó: i - doanh nghiệp i; t - năm t; ROA - Lợi nhuận trên tổng tài sản;
QM - Tổng số thành viên HĐQT trong công ty; DL - Tổng số thành viên độc lập
trong HĐQT; TVNU - Tổng số thành viên HĐQT là nữ; KN - Sự kiêm nhiệm vị trí
CEO và thành viên HĐQT; QT - Sự đa dạng quốc tịch α - hệ số chặn; β - hệ số hồi
quy riêng; µ - các sai số ngẫu nhiên.
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Có 2 phương pháp thu thập dữ liệu là: phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Trong đó, dữ liệu sơ cấp (primary data)
còn được gọi là dữ liệu thô, bao gồm những thông tin thu thập để phục vụ mục đích
nghiên cứu cụ thể. Nó là dữ liệu do các nhà nghiên cứu trực tiếp thu thập, chứ
không thông qua các nguồn khác. Các dữ liệu sơ cấp sẽ giúp giải quyết cấp bách và
kịp thời những vấn đề đặt ra. Còn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải
do nhà nghiên cứu thu thập, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc
trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp
thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác và làm tăng giá trị của thông tin sơ
cấp. Tác dụng này chủ yếu trong việc giúp cho việc định hướng rõ vấn đề, mục tiêu
nghiên cứu, định hướng cho việc xác định dữ liệu sơ cấp. Điều này cho phép giảm
được thời gian, công sức, nâng cao chất lượng trong việc thu thập thông tin sơ cấp.

23
Với đề tài nhóm nghiên cứu đang thực hiện, rất khó để có thể thực hiện thu
thập dữ liệu sơ cấp do có rào cản về thời gian và nguồn lực vì bài nghiên cứu cần sử
dụng các số liệu liên quan đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy nhóm
nghiên cứu đã sử dụng các số liệu đã được công bố trong các báo cáo tài chính đã
được kiểm định của doanh nghiệp. Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã
kiểm toán và báo cáo thường niên của các ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE trong
giai đoạn 10 năm từ 2013 – 2022 được đăng tải công khai trên Website
Vietstock.vn nên bảo đảm tính cụ thể, chính xác.
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nhóm tác giả đã nghiên cứu dựa trên 15 ngân hàng (150 quan sát) trong giai
đoạn 10 năm từ 2013-2022, không tính các công ty hoạt động trong lĩnh vực khác vì
các ngân hàng có loại hình kinh doanh đặc thù riêng, có các quy định về quản trị
doanh nghiệp cũng như các quy định hiện hành về lập và trình bày các báo cáo tài
chính riêng.
Dựa trên dữ liệu nghiên cứu nhóm tác giả lựa chọn phương pháp hồi quy phù
hợp và tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình. Đầu tiên, nhóm tác giả sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội, sử dụng kết quả Sig để kiểm
định tính phù hợp của mô hình. Khi mô hình đã đảm bảo phù hợp sẽ tiến hành kiểm
tra sự tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc có ý nghĩa hay không và
sự tác động ấy có đúng như giả thuyết đã đưa ra ban đầu hay không. Kế tiếp để
đảm bảo cho kết quả mô hình nghiên cứu có ý nghĩa, tác giả tiến hành kiểm định
các khuyết tật nhằm phát hiện và khắc phục các lỗi của mô hình. Các kiểm định
được sử dụng trong mô hình gồm: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định
phân phối của phần dư, kiểm định phương sai của sai số thay đổi, kiểm định hiện
tượng tự tương quan. Nếu mô hình bị các khuyết tật như phương sai thay đổi hoặc
hiện tượng tự tương quan thì sẽ sử dụng các biện pháp để khắc phục. Dữ liệu nghiên
cứu được phân tích dựa trên phần mềm SPSS 20.

24
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
THUỘC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Phân tích thực tiễn vai trò và trách nhiệm của HĐQT tại NHTM ở VN
Sau khi trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong lịch sử,
ngày càng nhiều nghiên cứu thể hiện rằng cơ chế quản trị của hội đồng quản trị có
vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng (Srivastav & Hagendorff,
2016). Bản thân ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt nên hoạt
động của ngân hàng cũng có những “đặc thù” khác với các công ty. Tại cùng một
thời điểm, các ngân hàng có thể chịu nhiều rủi ro hơn về quản trị so với doanh
nghiệp thông thường vì tính không rõ ràng có nghĩa là phạm vi cát cứ, chuyển giao
rủi ro, lợi ích của cá nhân và sự chiếm dụng công khai (hoạt động ngầm, cho vay
nội gián, chiếm đoạt…) lớn hơn so với các doanh nghiệp phi tài chính. Do đó, vai
trò của quản trị ngân hàng lớn hơn vì chỉ với quản trị tốt, ngân hàng có thể minh
bạch hơn, giá trị cao hơn và tạo điều kiện giám sát hiệu quả hơn. Công tác tổ chức
và quản trị tại ngân hàng (quản trị ngân hàng) sẽ tác động trực tiếp không chỉ đến
giá trị của ngân hàng mà còn tới vị thế và uy tín của ngân hàng (“Tư duy mới về
quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” - Lê Thị Huyền Diệu &
Nguyễn Trung Hậu, 2012).
3.1.1. Quy mô HĐQT
Đến năm 2022, tại Việt Nam có 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân
hàng 100% vốn nhà nước, 2 ngân hàng chính sách, 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân
hàng 100% vốn nước ngoài và 1 ngân hàng hợp tác xã (Nguồn: nganhangviet.org).
Có thể thấy, NHTM chiếm phần lớn trong danh sách ngân hàng tại nước ta. Các
ngân hàng sẽ xây dựng quy mô HĐQT sao cho phù hợp với bản thân doanh nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế cho biết, thực tiễn Việt Nam cho thấy, hầu
hết các ngân hàng có số lượng thành viên HĐQT từ 5-11 thành viên, được cho là
thực hiện tốt các nguyên tắc quản trị công ty của Basel và OECD. Tuy nhiên, để xây
dựng quy mô HĐQT có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
không phải là việc dễ dàng. Nhóm nghiên cứu đã rút ra mối quan hệ giữa quy mô
HĐQT và ROA (chỉ số lợi nhuận trên tài sản) của 15 NHTM trong năm 2022:

25
Biểu đồ 3.1.1. Mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và ROA của 15 NHTM năm 2022

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính 2022 của các ngân hàng
Có thể thấy, đa số các ngân hàng có quy mô HĐQT dưới 10 người. Những
ngân hàng có số lượng thành viên HĐQT ít có chỉ số ROA cao hơn những ngân
hàng có số lượng thành viên nhiều (NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) với 8
thành viên có ROA đạt 3,08 trong khi NHTMCP Quân đội (MBB) với 11 thành
viên có ROA đạt 2,62). Từ biểu đồ trên nhóm rút ra rằng, hiệu quả tài chính ở
những ngân hàng có quy mô HĐQT lớn ít hơn những ngân hàng có quy mô vừa và
nhỏ. Ngân hàng có quy mô HĐQT nhỏ sẽ đảm bảo mọi quyết định đều được giám
sát và xử lý một cách nhanh chóng, nâng cao cơ hội cạnh tranh với các ngân hàng
khác. Mặt khác, số lượng thành viên HĐQT càng lớn sẽ càng gây khó khăn cho việc
quản lý và khiến cho việc tìm kiếm sự đồng thuận trở thành một công việc khó
khăn, mất nhiều thời gian, làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng kém đi.
3.1.2. Thành viên độc lập
IFC (2010) chỉ ra rằng các thành viên HĐQT độc lập có thể có đóng góp lớn
vào những quyết định quan trọng của công ty, đặc biệt là trong việc đánh giá thành
tích điều hành công ty, đặt ra các mức thù lao đối với cán bộ điều hành và thành
viên HĐQT, rà soát báo cáo tài chính, và giải quyết mâu thuẫn trong công ty. Các
thành viên Hội đồng quản trị độc lập đem lại cho cổ đông niềm tin rằng những
quyết định mà Hội đồng quản trị đưa ra là vô tư và không thiên vị. Trong những

26
ngân hàng ở Việt Nam, có 23/35 ngân hàng có thành viên HĐQT độc lập (Cấn Văn
Lực), thống kê 15 NHTM cho thấy:
Biểu đồ 3.1.2.a. Số lượng thành viên HĐQT độc lập của 15 NHTM năm 2022

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính 2022 của các ngân hàng
Qua biểu đồ, có thể nhận thấy số lượng thành viên độc lập của các ngân hàng
mà nhóm nghiên cứu điều tra và các ngân hàng ở Việt Nam còn thấp. Nhận thức
được thành viên HĐQT độc lập được giao vai trò giám sát hoạt động của ban điều
hành, cố vấn chiến lược và hỗ trợ kinh nghiệm cho ban điều hành, các ngân hàng
cũng đã quan tâm tới việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT độc lập có tên tuổi vào
trong thành phần HĐQT, nhằm tận dụng năng lực và kinh nghiệm của họ vào việc
xây dựng các chiến lược kinh doanh, tìm ra các cách thức phù hợp nhằm phát huy
lợi thế của công ty trước các đối thủ, qua đó làm tăng giá trị công ty. Ví dụ, để tập
trung đẩy mạnh quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Eximbank đã bổ nhiệm
ông Lawrence Justin Wolfe (với 22 năm kinh nghiệm làm việc tại Deutsche Bank)
là thành viên HĐQT độc lập của Ngân hàng; ông Michael Knight Ipson (với nhiều
năm kinh nghiệm tại ngân hàng bán lẻ tại Hồng Kông International Bank of Asia)
được bầu làm thành viên HĐQT độc lập của Vietinbank.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng chỉ thực hiện bổ nhiệm các thành viên HĐQT
độc lập là nhằm tuân thủ quy định của Thông tư 121, không quan tâm tới chất lượng
của các thành viên HĐQT độc lập hay sự phù hợp của họ đối với mục tiêu phát triển
của công ty. Việc bổ nhiệm này thực sự sẽ không ý nghĩa, làm mất đi cơ hội học hỏi
kinh nghiệm quản lý từ các chuyên gia thực thụ. Thêm vào đó, từ số liệu mà nhóm
27
nghiên cứu đã thu thập, thành viên HĐQT độc lập được cho là có quan hệ thuận
chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Biểu đồ 3.1.2.b. Mối quan hệ giữa thành viên HĐQT độc lập và ROA của 15
NHTM trong năm 2019

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính 2019 của các ngân hàng
Có thể thấy rằng, những ngân hàng có thành viên HĐQT độc lập cao hơn có
chỉ số lợi nhuận trên tài sản cao hơn ngân hàng có ít thành viên HĐQT độc lập. Ví
dụ, NHTMCP Quốc tế Việt Nam với 3 thành viên độc lập đạt chỉ số ROA là 2,02
còn NHTMCP Công Thương Việt Nam có ROA chỉ đạt 0,79 và không có thành
viên độc lập nào. Vì vậy, thành viên HĐQT độc lập không chỉ cần thiết, mang lại
lợi ích bền vững cho doanh nghiệp, cổ đông mà còn cải thiện hiệu quả kinh doanh
cho ngân hàng.
3.1.3. Số lượng thành viên nữ
Biến đa dạng giới tính không còn quá xa lạ khi nghiên cứu tác động giữa Đặc
điểm HĐQT và Kết quả tài chính. Điển hình như Adams và cộng sự (2009) trên quy
mô các công ty S&P500 hay với các nghiên cứu tương tự áp dụng tại Việt Nam
Hoàng Cẩm Trang & Võ Văn Nhị ( 2014) cho 100 công ty niêm yết trên HOSE và
HNX trong giai đoạn 2007-2009. Tuy nhiên kết quả cho kiến - Đa dạng giới tính chỉ
cho ra kết quả tích cực trên chỉ số Tobin Q chứ vẫn chưa cho ra được kết quả rõ
ràng trên mặt thống kê.

28
Ngược lại, nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Anh, Nguyễn Ngọc Hồng
Trang (2018) hoạt động của 170 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Thị
trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2015 lại cho thấy sự tác
động tích cực. Thậm chí bài nghiên cứu còn đưa ra được bằng chứng cho thấy Hội
đồng quản trị có từ ba thành viên nữ trở lên có ảnh hưởng lớn hơn đến thành quả
hoạt động doanh nghiệp so với những Hội đồng quản trị chỉ có từ hai thành viên nữ
trở xuống.
Để điều chỉnh cho vấn đề này nhóm đã quyết định thay bằng biến Số lượng
thành viên nữ áp dụng cho phạm vi của 15 NHTM với số liệu mới nhất.
Biểu đồ 3.1.3. Mối quan hệ giữa số lượng thành viên nữ và ROA của 15
NHTM trong năm 2022

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính 2022 của các ngân hàng
Số lượng thành viên nữ ở 15 ngân hàng có sự phân hoá rõ ràng. Trong khi
những ngân hàng như Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB)Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng (VPB) không có một thành viên nữ nào. Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đông Nam Á (SSB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MBB) có
tới 4 thành viên nữ trong HĐQT. Sự rõ ràng này một cách riêng lẻ mong rằng sẽ
cho thấy một sự phân biệt rõ ràng hơn về mặt thống kế và tác động. Thành viên nữ
có khả năng cũng như tác động tương đương với thành viên nam. Tuy nhiên về mặt
kết quả hay chính sách vẫn chưa thể hiện được điều này.

29
3.1.4 . Sự kiêm nhiệm Tổng giám đốc và Thành viên HĐQT
Sự kiêm nhiệm (Duality) giữa Tổng giám đốc (CEO) và Chủ tịch HĐQT cho
thấy được một sự tích cực trong tăng trưởng ROA theo Võ Hồng Đức và Phan Bùi
Gia Thủy (2013) cũng như Phan Ngọc Huyền (2022). Việc này lại gần như không
hề diễn ra trong các NHTM hay cụ thể hơn là trong 15 NHTM mà nhóm thu thập số
liệu. Sự hy hữu diễn ra trong thời kỳ khó khăn với độ dài không đáng kể, gần như
không cho thấy đủ sự tác động để nghiên cứu. Thay vào đó, mô hình sự kiêm nhiệm
CEO và thành viên HĐQT có thể quản lý ngân hàng một cách hiệu quả hơn. Sử
dụng biến điều kiện 0 và 1 tương ứng cho không kiêm nhiệm và kiêm nhiệm ta có
kết quả như sau:
Biểu đồ 3.1.4. Mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm CEO - Thành viên HĐQT và
ROA của 15 NHTM trong năm 2022

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính 2022 của các ngân hàng
Các ngân hàng lớn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MBB),
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) đều áp dụng hình thức kiêm
nhiệm này với kết quả tích cực. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) lại đạt kết quả
không quá khả quan với cùng phương pháp. Nổi bật ngân hàng TMCP Kỹ Thương
Việt Nam (TCB) không có sự kiêm nhiệm lại đạt được một kết quả rất đáng chú ý.
Nhưng kết quả hồi quy sẽ chứng minh thêm cho luận điểm này ở phía bên dưới.

30
3.1.5 . Sự đa dạng về quốc tịch
Biến Sự đa dạng Quốc tịch – Sự xuất hiện của thành viên là người nước
ngoài có trong HĐQT là một biến khá mới với sự phổ biến của nó tăng dần nhờ vào
sự mở cửa, vốn đầu tư FDI cũng như các đối tác nước ngoài. Với các quốc tịch
thuộc các quốc gia có quan hệ đối tác lâu dài với nước ta như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan,... Tác động của những vị trí này có thể thấy rõ trong hình 3.1.5.
Biểu đồ 3.1.5. Mối quan hệ giữa số thành viên nước ngoài và ROA của 15
NHTM trong năm 2022

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính 2022 của các ngân hàng
Với 4/15 Ngân hàng được nghiên cứu (Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam (CTG); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
(TPB); Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB); Ngân hàng TMCP Phát
triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDB)) có tới 2 thành viên trong HĐQT là người
nước ngoài. Nhưng kết quả đều mang tính phát triển cao. Tuy nhiên, khi tương quan
so sánh với các ngân hàng có 1 và không có thành viên người nước ngoài thì chúng
ta lại chưa thấy được một hình mẫu rõ ràng cho 2 nhóm này. Đây là một biến tiềm
năng sẽ được nhóm tác giả phân tích sâu hơn về mặt số liệu cũng như kết luận.

31
3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
3.2.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả
Nghiên cứu sẽ trình bày thống kê mô tả biến cho bộ dữ liệu của 15 ngân
hàng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE giai đoạn 2013 - 2022 (trừ biến giả: KN,
QT) cho dữ liệu bảng cân đối bao gồm 150 quan sát.
Bảng 2. Thống kê mô tả biến giai đoạn 2013 - 2022

Biến Giá trị TB Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn

ROA 1,098 0,03 3,18 0,704

QM 8,02 5 15 1,709

DL 1,01 0 3 0,518

TVNU 1,52 0 5 1,340

ROA - Lợi nhuận trên tổng tài sản; QM - Tổng số lượng thành viên HĐQT;
DL: Tổng số thành viên HĐQT độc lập; TVNU: Số thành viên nữ trong HĐQT

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 20


Dựa vào bảng thống kê, mô tả các biến nghiên cứu (Bảng 2) cho thấy, giá trị
ROA của các ngân hàng trong nghiên cứu này trung bình đạt 1,098 và có sự chênh
lệch lớn về ROA giữa các ngân hàng khi giá trị nhỏ nhất là 0,03 và giá trị lớn nhất
là 3,18. Quy mô HĐQT có giá trị trung bình là 8,02 và giá trị nhỏ nhất là 5. Theo
khoản 1 điều 154 Hội đồng quản trị Luật doanh nghiệp 2020 quy định HĐQT có từ
03 đến 11 thành viên. Như vậy số lượng thành viên HĐQT của các ngân hàng trong
phạm vi nghiên cứu đều đáp ứng được yêu cầu tối thiểu theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
Số lượng thành viên HĐQT độc lập có giá trị trung bình là 1,01, giá trị lớn
nhất là 3 đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng thành viên độc lập theo quy định pháp luật
nhưng giá trị nhỏ nhất lại là 0, tức là có những trường hợp ngân hàng không có bất
kỳ thành viên HĐQT độc lập nào trong khi thành viên HĐQT độc lập có vai trò
quan trọng trong HĐQT. Và căn cứ theo điều 276 của Nghị định số 155/2020/NĐ-
CP khoản 4 các công ty niêm yết phải có tối thiểu 01 thành viên độc lập. Như vậy
có thể thấy không phải tất cả doanh nghiệp đều có thể đáp ứng được yêu cầu về số
32
lượng thành viên HĐQT độc lập. Tương tự, có một số ngân hàng không có sự xuất
hiện của thành viên nữ trong HĐQT, có nhiều nhất 5 thành viên là nữ xuất hiện
trong HĐQT với giá trị trung bình là 1,52.
3.2.2. Phân tích hồi quy
3.2.2.1. Phân tích hệ số tương quan Pearson
Nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Pearson để kiểm tra mối tương
quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện
vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau. Khi
thực hiện phân tích tương quan trước hồi quy, kết quả từ tương quan Pearson cho
thấy biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc, khả năng biến độc lập đó sẽ tác
động lên biến phụ thuộc ở hồi quy sẽ cao hơn. Hệ số tương quan Pearson được tính
bằng cách chia hiệp phương sai (covariance) của hai biến với tích độ lệch chuẩn
(standard deviation) của chúng.
Hệ số tương quan ρX, Y giữa hai biến ngẫu nhiên X và Y với kỳ vọng tương
ứng là μX; μY và độ lệch chuẩn σX; σY được định nghĩa:
cov ( X , Y ) E(( X−μ X )(Y −μ Y ))
ρX,Y = σXσ Y
= σXσY

trong đó E là toán tử tính kỳ vọng và cov là hiệp phương sai.


Bảng 3. Kết quả hệ số tương quan Pearson

Biến ROA QM TVNU DL KN QT

ROA Hệ số tương quan 1 -0,188* -0,125 0,335** 0,056 -0,083

Sig. (2-tailed) 0,021 0,127 0,000 0,496 0,315

QM Hệ số tương quan -0,188* 1 0,380** 0,106 -0,048 0,240**

Sig. (2-tailed) 0,021 0,000 0,197 0,560 0,003

TVNU Hệ số tương quan -0,125 0,0380** 1 0,019 -0,108 0,048

Sig. (2-tailed) 0,127 0,000 0,818 0,189 0,558

DL Hệ số tương quan 0,335** 0,106 0,019 1 -0,114 0,074

Sig. (2-tailed) 0,000 0,197 0,818 0,164 0,366

33
KN Hệ số tương quan 0,056 -0,048 -0,108 -0,114 1 -0,451**

Sig. (2-tailed) 0,496 0,560 0,189 0,164 0,000

QT Hệ số tương quan -0,083 0,240** 0,048 0,074 -0,451** 1

Sig. (2-tailed) 0,315 0,003 0,558 0,366 0,000

Khi sig nhỏ hơn 0.05 thì chỗ hệ số tương quan Pearson chúng ta sẽ thấy ký hiệu * hoặc **
● Ký hiệu ** cho biết rằng cặp biến này có sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 99%
(tương ứng mức ý nghĩa 1% = 0.01).
● Ký hiệu * cho biết rằng cặp biến này có sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 95%
(tương ứng mức ý nghĩa 5% = 0.05).

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 20


Trong Bảng 2, giữa năm biến độc lập QM, TVNU, DL, KN, QT với biến phụ
thuộc ROA, sig kiểm định t tương quan Pearson của biến QM và DL lần lượt là
0,021và 0,000 đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy, theo kết quả ban đầu biến độc lập QM
và DL có mối liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc ROA với hệ số tương quan là
-0,188 và 0,335.
Cũng trong bảng 2, sig kiểm định t tương quan Pearson giữa biến độc lập
QM với các biến còn lại cho thấy biến TVNU và biến QT có mối liên hệ tuyến tính
với biến QM với hệ số tương quan lần lượt là 0,380 và 0,240 đều nhỏ hơn 0,5 - mức
độ tương quan trung bình. Điều này cho thấy ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến giữa các biến độc lập này. Sig kiểm định t tương quan Pearson giữa biến
TVNU và các biến độc lập còn lại đều lớn hơn 0,5 nên không có mối liên hệ tuyến
tính giữa các biến này với nhau. Tương tự, biến DL cũng không có mối liên hệ
tuyến tính với các biến độc lập còn lại trong mô hình. Sig kiểm định t tương quan
Pearson giữa biến KN và các biến độc lập còn lại cho thấy chỉ có biến QT có mối
quan hệ tuyến tính với biến KN với sig kiểm định t là 0,000 (<0,5) và hệ số tương
quan -0,451.
3.2.2.2. Kết quả phân tích hồi quy
Sau khi đã thực hiện các bước kiểm định, phần dưới đây trình bày kết quả
hồi quy sau cùng của nghiên cứu. Bảng 2 thể hiện hệ số R 2 hiệu chỉnh, theo đó hệ số
R2 hiệu chỉnh = 0,173 có nghĩa là có khoảng 17,3% hiệu quả tài chính được đo bằng

34
ROA được giải thích bởi 5 biến độc lập là: Quy mô HĐQT (QM), Số lượng thành
viên HĐQTĐL (DL), Số lượng thành viên nữ trong HĐQT (TVNU), Sự kiêm
nhiệm (KN), Đa dạng quốc tịch (QT). Còn lại 82,7% hiệu quả tài chính được đo
bằng ROA được giải thích bởi các yếu tố khác.
Bảng 4. Hệ số R2 hiệu chỉnh

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số dự đoán Durbin - Watson

1 0,415 0,173 0,144 0,65094 1,045

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 20


Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả
thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Trong Bảng 5 phân
tích ANOVA, ta thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig. = 0.000 < 0.05), nên mô hình hồi quy
phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Bảng 5. Kết quả phân tích kiểm định F ANOVAa

Mô hình Tổng các df Bình phương F Sig.


bình phương trung bình

Phần hồi quy 12,724 5 2,545 6,006 0,000b

Phần dư 61,017 144 0,424


1
Tổng cộng 73,741 149

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 20


Phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp Enter với 5 biến độc lập là
QT, DL, TVNU, KN, QT cho ra kết quả như bảng 6
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Mô hình Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Thống kê đa cộng


chưa chuẩn hóa chuẩn hóa tuyến
t Sig.
B Sai số Beta Độ chấp VIF
chuẩn nhận

(Hằng số) 1,246 0,287 4,342 0,000

35
QM -0,082 0,035 -0,199 -2,331 0,021 0,787 1,270

DL 0,498 0,104 0,367 4,781 0,000 0,976 1,025

TVNU -0,025 0,043 -0,048 -0,575 0,566 0,838 1,194


1
KN 0,103 0,126 0,071 0,071 0,441 0,770 1,298

QT -0,040 0,125 -0,028 -0,317 0,752 0,741 1,350

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 20


Bảng 6 cho thấy phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:
ROA = -0,199QM + 0,367DL
Như vậy, có thể kết luận:
Về giả thuyết H1, quy mô HĐQT có ảnh hưởng ngược chiều (+) đến hiệu
quả tài chính của các ngân hàng, nhưng hệ số hồi quy chuẩn hóa β = -0,199, sig =
0,021 và β mang dấu (-). Giả thuyết H1 trái ngược lại với kết quả thực nghiệm.
Về giả thuyết H2, số lượng thành viên độc lập HĐQT có ảnh hưởng cùng
chiều (+) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng theo đúng giả thuyết đã đưa ra
trước đó, hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0,367, sig= 0,000. Giả thuyết H2 hỗ trợ
nghiên cứu đến 99%.
Về các giả thuyết H3, H4, H5 qua quá trình kiểm định lần lượt bị bác bỏ.
3.2.3. Kiểm định khuyết tật mô hình
3.2.3.1. Đa cộng tuyến
Để kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến, nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số VIF.
Có thể thấy, hệ số VIF của các biến độc lập trong Bảng 6 đều nhỏ hơn 10, trong
trường hợp này thậm chí nhỏ hơn 2, do vậy dữ liệu không vi phạm giả định đa cộng
tuyến.
3.2.3.2. Phân phối chuẩn của phần dư
Nhóm nghiên cứu sử dụng biểu đồ Histogram để kiểm tra tính phân phối
chuẩn của phần dư. Cụ thể trong nghiên cứu này, giá trị trung bình Mean = -3,73E-
17 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.983 gần bằng 1, đường cong phân phối có dạng
hình chuông như trong hình 1. Như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn.
Do đó, có thể kết luận rằng, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi
phạm.
36
Biểu đồ 3.2.3. Biểu đồ Histogram

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 20


3.3. Đánh giá chung về tác động của HĐQT đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp
3.3.1. Ưu điểm
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có nhân tố quy mô HĐQT (QM) và số
lượng thành viên HĐQTĐL (DL) có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các ngân
hàng.
Thứ nhất, kết quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố số lượng thành viên độc
lập trong hội đồng quản trị có hệ số hồi quy chuẩn hóa lớn nhất là β = 0,367 và sig.
= 0,000 < 0,05. Điều này thể hiện rằng số lượng thành viên độc lập là yếu tố tác
động mạnh nhất đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết Peasnell
và cộng sự (2005) cho thấy những công ty có tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao có
tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng
phù hợp với kết quả của Bala và Gugong (2015), Muchemwa và cộng sự (2016),
Nodeh và cộng sự (2016), Kanakriyah, R. (2021) cho thấy rằng tỷ lệ thành viên
HĐQT độc lập có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính. Vì các thành viên độc
lập là nguồn tư vấn tiềm năng, do đó có thể nâng cao trình độ và chuyên môn của
hội đồng quản trị dẫn đến việc bổ sung thêm cho hội đồng quản trị những kỹ năng

37
và kiến thức mới có thể không có sẵn trong công ty và cần thiết để thực hiện nhiệm
vụ của mình, cũng như đảm bảo thể hiện tính khách quan và độc lập về quan điểm,
ý kiến cá nhân. Hơn nữa, các thành viên độc lập có thể cung cấp nhiều cơ hội kinh
doanh mới cho công ty thông qua các mối quan hệ đối với bên ngoài. Ngoài ra,
thành viên độc lập còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả tài chính
thông qua việc giám sát.
Thứ hai, quy mô hội đồng quản trị có kết quả thực nghiệm ngược lại với giả
thuyết đã đưa ra trước đó với hệ số hồi quy chuẩn hóa là β = -0,199, sig. = 0,021.
Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với Bala và Gugong (2015), Bebeji, A và cộng sự
(2015), Bhattrai, H. (2017), Gambo và cộng sự (2018), Aliyu và cộng sự (2021).
Trong nỗ lực tìm kiếm lý do giải thích kết quả này, một số nguyên nhân chủ yếu
được đưa ra là: các công ty có quy mô HĐQT lớn sẽ gặp phải những vấn đề về giao
tiếp, sự gắn kết, sự phát triển và sự tập trung. Khi có quá nhiều thành viên với
những ý kiến, quan điểm khác nhau sẽ rất khó để có thể đưa ra quyết định đảm bảo
được sự hài lòng của tất cả mọi người. Ngoài ra, quy mô HĐQT lớn cũng có tính
linh hoạt thấp hơn và khả năng tái cấu trúc chậm hơn trong thời kỳ khủng hoảng.
Nói như vậy không có nghĩa là quy mô HĐQT lớn hoàn toàn không tốt. Quy mô
HĐQT lớn có thể có nhiều sự đa dạng về giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm… giúp
HĐQT hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng nếu quy mô HĐQT không phù hợp với quy
mô doanh nghiệp sẽ chỉ gây lãng phí và có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp giống như kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
3.3.2. Nhược điểm
Sự đa dạng giới trong HĐQT không có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
các ngân hàng có thể là do sự xuất hiện của thành viên nữ có tỷ lệ rất nhỏ trong
HĐQT và có những ngân hàng trong HĐQT không có bất kỳ thành viên nữ nào.
Adams và Ferreira (2009) chỉ ra tỉ lệ thấp của phụ nữ trong HĐQT ở các công ty thể
hiện sự hiện diện của phụ nữ trong HĐQT như là để hợp thức hóa việc đa dạng giới
tính chứ không có ảnh hưởng trong ban điều hành công ty. Hạn chế này, do đó làm
giảm ảnh hưởng của thành viên nữ trong HĐQT đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt
động công ty.
Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề đa dạng quốc tịch trong HĐQT có tác
động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp hay không như: Eulerich và cộng sự
38
(2014), Arenas-Torres và cộng sự (2021)... đều cho ra những kết quả khác nhau về
mối quan hệ này. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chưa tìm ra được
mối liên hệ giữa hiệu quả tài chính được thể hiện qua ROA với sự đa dạng quốc tịch
trong hội đồng quản trị.
Đối với vấn đề sự kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc và thành viên HĐQT, do
các mẫu quan sát không tồn tại sự kiêm nhiệm giữa vị trí Tổng giám đốc và Chủ
tịch HĐQT nên nhóm nghiên cứu đã thay đổi mô hình kiêm nhiệm từ Chủ tịch
HĐQT sang thành viên HĐQT. Theo như kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả chưa
tìm ra được mối liên hệ giữa sự kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc và thành viên
HĐQT với hiệu quả tài chính được thể hiện qua ROA.
3.3.3. Nguyên nhân tồn tại
Quy mô HĐQT không phù hợp với quy mô của doanh nghiệp có thể là một
trong những nguyên nhân khiến biến này có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp. Việc quy mô HĐQT quá lớn hoặc quá nhỏ có thể gây ra những
ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp: không đủ nguồn lực giám sát, thiếu sự đa dạng
trong HĐQT đối với quy mô quá nhỏ; dễ xảy ra các vấn đề xung đột, giao tiếp, bộ
máy cồng kềnh đối với quy mô quá lớn. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng quy mô
HĐQT hợp lý với mục tiêu và kế hoạch đề ra để phát huy tối đa vai trò của HĐQT.
Trên thực tế hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp cho rằng rất khó để tìm
những thành viên vừa đảm bảo tiêu chí “độc lập” vừa đảm bảo về trình độ, kiến
thức, kinh nghiệm, và địa vị xã hội khi đảm đương vị trí. Đó là lý do vì sao nhiều
doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ số lượng thành viên độc lập cần thiết
dù biết rằng các thành viên độc lập có thể giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
hơn. Việc có quá ít thành viên độc lập trong HĐQT có thể dẫn đến việc các thành
viên độc lập chưa thực sự có được tiếng nói trong việc đưa ra quyết định, xây dựng
chiến lược cho doanh nghiệp. Nói cách khác, những thành viên độc lập có thể sẽ
không thực sự độc lập trong HĐQT.
Hiện tại, có rất ít doanh nghiệp công bố chính sách đảm bảo cân bằng giới
trong cơ cấu HĐQT, vẫn còn rất nhiều trường hợp doanh nghiệp 100% HĐQT là
nam. Vì vậy, các thành viên nữ không đủ mạnh để có tiếng nói tạo ra điểm khác biệt
hỗ trợ cho việc giám sát, đưa ra các ý kiến, quan điểm trong HĐQT. Hoặc sự có mặt
của các thành viên nữ chỉ nhằm đảm bảo số lượng chứ chưa thực sự có chỗ đứng
39
nhất định trong HĐQT. Điều này có thể được giải thích một phần do tư tưởng
“trọng nam, khinh nữ” ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 2022, các doanh nghiệp hầu như giảm đầu tư cho tài liệu ĐHĐCĐ bằng
tiếng Anh, điều này thể hiện sự hạn chế trong việc tạo điều kiện tiếp cận và bảo vệ
quyền lợi cho cổ đông nước ngoài. Điều này cũng phần nào giải thích được nguyên
nhân biến Đa dạng quốc tịch không có tác động đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp được đo bằng chỉ số ROA. Bên cạnh đó, sự khác nhau về văn hóa cũng có
thể là nguyên nhân dẫn đến việc các thành viên nước ngoài chưa có tác động cụ thể
đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hoặc có thể là do số lượng thành
viên người nước ngoài trong HĐQT còn quá ít nên có tác động không đáng kể.
Sự kiêm nhiệm cùng lúc vị trí Tổng giám đốc và thành viên HĐQT không có ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Điều này có thể là do vẫn còn có
các vị trí khác cao hơn trong HĐQT như Chủ tịch/Phó chủ tịch HĐQT thực hiện vai
trò giám sát nên hạn chế quyền lực tập trung vào một vị trí. Vì vậy trong trường hợp
này việc biến sự kiêm nhiệm không có tác động đến hiệu quả tài chính là hợp lý.

40
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CƠ CẤU
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
4.1. Định hướng cải thiện cơ cấu HĐQT ở VN
4.1.1. Tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu cải thiện cơ cấu HĐQT ở VN
Tầm nhìn: Cải thiện được các yếu điểm còn tồn tại trong cơ cấu HĐQT
đồng thời nâng cao hiệu quả và phương thức hoạt động cho phù hợp với thông lệ tốt
trong nước và khu vực, bảo đảm thực hiện tốt chức năng của HĐQT, xây dựng các
quy chế hoạt động rõ ràng, minh bạch để thuận lợi cho điều hành và thực hiện.
Chiến lược: Áp dụng và bám sát các tiêu chí trong Nguyên tắc Quản trị quốc
tế của OECD, Thẻ điểm Quản trị công ty khu vực ASEAN và Bộ Nguyên tắc Quản
trị công ty theo thông lệ tốt nhất của Việt Nam do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) phối hợp soạn thảo như là chuẩn mực và hướng
dẫn cho việc tổ chức thực hiện và cam kết nghiên cứu và từng bước áp dụng các
thông lệ quản trị tốt nhất được khuyến nghị trong tài liệu để cải thiện cơ cấu HĐQT
cũng như chất lượng HĐQT.
Cắt giảm hoặc bổ sung số lượng thành viên HĐQT phù hợp với quy mô,
nguồn lực của công ty để tận dụng được hết đặc điểm của HĐQT.
Mục tiêu: Đạt được sự cân bằng giới tính trong cơ cấu HĐQT, phát huy vai
trò tích cực của phụ nữ trong việc đưa ra ý kiến, xây dựng chiến lược cho các hoạt
động của công ty.
Tích cực gia tăng sự xuất hiện và tham gia của thành viên độc lập HĐQT
trong các quyết định, xây dựng kế hoạch. Đảm bảo các thành viên độc lập HĐQT
đáp ứng được đầy đủ các quy định pháp luật đã đề ra và không xuất hiện tình trạng
không có sự hiện diện của thành viên độc lập trong HĐQT.
Xây dựng quy mô HĐQT hợp lý, phù hợp với quy mô của doanh nghiệp.
4.1.2. Tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu cải thiện cơ cấu HĐQT tại các ngân hàng
TMCP ở Việt Nam
Tầm nhìn: Khắc phục được các yếu điểm còn tồn tại trong cơ cấu HĐQT:
không có sự đa dạng giới tính, không có sự hiện diện của các thành viên HĐQT độc
lập hoặc số lượng thành viên HĐQT độc lập quá ít, quy mô HĐQT quá lớn có tác
động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Từ việc cải thiện chất lượng

41
HĐQT hướng tới nâng cao lợi nhuận, cắt giảm các chi phí quản lý không cần thiết
giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Chiến lược: Áp dụng và bám sát các tiêu chí trong Nguyên tắc Quản trị
quốc tế của OECD, Thẻ điểm Quản trị công ty khu vực ASEAN và Bộ Nguyên tắc
Quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất của Việt Nam do Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) phối hợp soạn thảo như là chuẩn mực và
hướng dẫn cho việc tổ chức thực hiện và cam kết nghiên cứu và từng bước áp dụng
các thông lệ quản trị tốt nhất được khuyến nghị trong tài liệu để cải thiện cơ cấu
HĐQT cũng như chất lượng HĐQT. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và
thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để áp dụng hiệu quả các nguyên tắc quốc tế. Ví dụ
như thực hiện đánh giá tác động của quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước
Việt nam về hoạt động và tổ chức ngân hàng đối với hiệu quả hoạt động của hệ
thống ngân hàng; hoặc xác định các đặc trưng chính của hệ thống ngân hàng Việt
Nam và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động ngân hàng…. Thêm vào đó là
đảm bảo thực hiện chính sách cân bằng giới để thiết lập đặc điểm đa dạng giới tính.
Cắt giảm hoặc bổ sung thành viên HĐQT xây dựng quy mô HĐQT phù hợp
với quy mô của doanh nghiệp. Tránh tình trạng thiếu hụt thành viên HĐQT, không
có đủ nguồn lực để giám sát hoặc tình trạng quy mô HĐQT quá lớn nhưng không
cần thiết, gây ra các vấn đề bất đồng quan điểm, tăng chi phí quản lý cho doanh
nghiệp.
Mục tiêu: Hiện tại, rất ít doanh nghiệp công bố chính sách đảm bảo cân bằng
giới trong cơ cấu HĐQT, vẫn còn rất nhiều trường hợp doanh nghiệp 100% HĐQT
là nam. Vậy nên mục tiêu được đặt ra là hội đồng quản trị doanh nghiệp phải cho
thấy vai trò hoạt động tích cực của các thành viên nữ trong việc đưa ra ý kiến, chiến
lược cho hoạt động của doanh nghiệp.
Một trong những đặc điểm quan trọng quyết định hiệu quả của QTCT là mức
độ cân bằng giữa thành viên độc lập và thành viên điều hành trong cơ cấu HĐQT, vì
các thành viên HĐQT độc lập có sự độc lập nhất định đối với lợi ích của công ty,
góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của các cổ đông nhỏ. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, rất ít doanh nghiệp đạt tỷ lệ 1/3 thành viên độc lập theo thông lệ tốt hoặc chủ
tịch HĐQT là thành viên độc lập. Vì vậy mục tiêu các ngân hàng TMCP nói riêng
và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là đảm bảo được số thành viên độc lập
42
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả quản trị
công ty hoặc ít nhất phải có sự xuất hiện của thành viên độc lập trong HĐQT.
Xây dựng quy mô HĐQT hợp lý, phù hợp với tình hình doanh nghiệp đảm
bảo quy mô HĐQT có tác động tích cực với tình hình hoạt động và hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp
4.2. Các giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu
4.2.1 Giải pháp cải thiện quy mô HĐQT
HĐQT luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các công ty
đặc biệt ở lĩnh vực ngân hàng thì vai trò của HĐQT còn quan trọng hơn rất nhiều.
Nhóm nghiên cứu đã rút ra rằng quy mô HĐQT lớn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến
hiệu quả tài chính của các công ty. Bởi thực tế cho thấy bối cảnh các công ty niêm
yết Việt Nam hiện nay chủ yếu không có nhiều cấp quản lý trung gian trong bộ máy
tổ chức, do vậy quy mô HĐQT quá lớn sẽ gây phát sinh chi phí đại diện và làm
giảm hiệu quả tài chính của công ty (Phạm Quốc Việt, 2010).
Kết quả này dẫn đến một gợi ý là các công ty nên có sự hạn chế về số lượng
thành viên HĐQT. Đối với các công ty có quy mô HĐQT lớn, nên vận dụng lý
thuyết phụ thuộc nguồn lực trong quản trị công ty hay HĐQT chính là một trong
những nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các nguồn
lực khác trong công ty. Trên cơ sở đó, tận dụng tối đa các mối quan hệ cũng như
chuyên môn của các thành viên HĐQT để giúp tăng cường hiệu quả tài chính của
công ty. Ngoài ra, đối với công ty có quy mô HĐQT nhỏ, có thể tận dụng sự kiêm
nhiệm để giảm bớt chi phí thông tin và gia tăng hiệu quả tài chính.
Quy mô HĐQT của các ngân hàng cần có sự thay đổi cho phù hợp với hoạt
động của ngân hàng để đảm bảo mọi quyết định đều được giám sát và xử lý một
cách nhanh chóng nâng cao cơ hội cạnh tranh với các ngân hàng khác.
4.2.2 Giải pháp cải thiện số lượng thành viên độc lập
Thực tế gần đây, các ngân hàng có quan tâm tới việc bổ nhiệm các thành
viên HĐQT độc lập có tên tuổi vào trong thành phần HĐQT, nhằm tận dụng năng
lực và kinh nghiệm của họ vào việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, tìm ra
cách thức phù hợp nhằm phát huy lợi thế công ty trước đối thủ, qua đó làm tăng giá
trị công ty. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành viên HĐQT độc lập có tác
động mạnh và tích cực đến hiệu quả kinh doanh, do đó, số lượng thành viên độc lập
43
cần được gia tăng nhằm mục đích ngân hàng có thể tận dụng nguồn lực bên ngoài
một cách tối ưu để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động của ngân hàng.
Tuy nhiên, ngân hàng cần có những quy định riêng cho việc bầu cử thành
viên độc lập HĐQT. Việc “độc lập” trong công tác đề cử, bầu thành viên độc lập
HĐQT sẽ là nhân tố quan trọng để đảm bảo tính “độc lập” trong chức năng của
thành viên độc lập HĐQT về sau. Việc đề cử, bầu thành viên độc lập HĐQT phải
đảm bảo có sự tham gia ý kiến của các cổ đông thiểu số trong công ty. Để đảm bảo
sự độc lập của các thành viên HĐQT độc lập, ngân hàng có thể tăng cường việc
kiểm soát tính độc lập của các thành viên như định kỳ thuê tư vấn, kiểm toán bên
ngoài đánh giá tính độc lập của các thành viên HĐQT độc lập trong các quyết định
quan trọng của họ.
Thêm vào đó, các ngân hàng nên đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn về trình
độ chuyên môn vì trình độ và kiến thức chuyên môn của thành viên HĐQT độc lập
để giúp công ty đạt hiệu quả cao. Năng lực và kinh nghiệm của các thành viên sẽ
ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cẩn trọng và tính quyết đoán trong quá trình
thực hiện các trách nhiệm được giao. Trong khi thành viên HĐQT độc lập là người
chỉ được hưởng thù lao dựa trên năng lực và kinh nghiệm của họ, do vậy, họ phải
đưa ra các ý kiến độc lập về chiến lược, cũng như giám sát nhà quản lý nhằm bảo vệ
sự công bằng cho cổ đông nhỏ và vì quyền lợi của các cổ đông.
Đồng thời, pháp luật chỉ quy định các nguyên tắc chung, các điều kiện hay
tiêu chuẩn cơ bản của thành viên độc lập HĐQT. Bản thân mỗi ngân hàng phải chủ
động chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên độc lập HĐQT
trong Điều lệ hoặc Quy chế nội bộ của mình phù hợp với đặc thù công ty.
Tóm lại, để phát huy được vai trò thực sự của các thành viên HĐQT độc lập,
ta cần quan tâm đến việc đáp ứng số lượng và đặc biệt là chất lượng của các thành
viên độc lập trong cơ cấu HĐQT. Có như vậy, hiệu quả tài chính của các NHTM
được nâng cao, quyền và lợi ích của các cổ đông cũng được cải thiện.
4.2.3 Giải pháp cải thiện số lượng thành viên nữ
Sự điều chỉnh của nhóm vẫn chưa đủ hiệu quả để giải quyết được vấn đề
tranh cãi. Một lần nữa, mô hình lại phủ định sự tác động của biến Sự đa dạng giới
tính - Số lượng thành viên nữ. Số liệu trong phạm vi nhóm sử dụng có số lượng

44
đáng để và trên phạm vi cụ thể hơn, nhưng đạt kết quả chưa rõ ràng như những
nghiên cứu phía trước.
Điều này thể hiện rằng sự ảnh hưởng biến Sự đa dạng giới tính phục thuộc
khá nhiều vào độ lớn cũng như ngành nghề của dữ liệu. Thêm vào đó nó cũng hỗ
trợ rút ra được một kết luận nhỏ rằng: Phạm vi nhỏ của một ngành như ngân hàng
cho thấy sự không phù hợp khi nghiên cứu tác động của số lượng thành viên nữ như
một biến cấu trúc thành viên HĐQT tới kết quả tài chính của công ty.
Tuy nhiên với nền tảng là các nghiên cứu đã cho thấy kết quả tích cực phía
trên có phần nhỉnh hơn. Nhóm tác giả khuyến khích tiếp tục theo dõi biến này trên
một phạm vi rộng hơn cùng với sự cập nhật của các số liệu mới nhất. Điều này được
ủng hộ khi tính đến số lượng cũng như ảnh hưởng của nữ giới (Chưa có về mặt
thống kê) đã và sẽ gia tăng đáng kể khi các định kiến về giới tính đang dần bị xoá
bỏ.
Nhóm đề xuất vấn đề cân bằng giới tính để đảm bảo tính công bằng cũng
như tránh được việc chỉ có duy nhất 1 thành viên nữ trong hội đồng quản trị - yếu tố
dường như tác động tiêu cực tới công ty.
4.2.4 Giải pháp cải thiện sự kiêm nhiệm Tổng Giám Đốc và Thành viên HĐQT
Yếu tố điều chỉnh thứ hai cũng chưa gây được tác động đáng kể nào tới kết
quả nghiên cứu. Với biến sự kiêm nhiệm Tổng Giám Đốc và Chủ tịch HĐQT
(Duality), sức ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của công ty. Điều này là bởi nó cho
thấy một lỗ hổng lớn trong mô hình quản trị hay là một quyết định có tính đặc thù
cao. Trong khi đó biến điều chỉnh - sự kiêm nhiệm Tổng Giám Đốc và Thành viên
HĐQT lại ngược lại. Tác động của nó không mang lại được nhiều ảnh hưởng thuận
chiều tới kết quả của công ty thuần về mặt tài chính như giả thiết nhóm đề ra. Việc
kết quả không cho ra sự phù hợp có thể là do sự lựa chọn chưa đúng của biến phụ
thuộc dùng để đo lường sự thay đổi.
Về mặt lý luận, nhóm ủng hộ rằng một CEO có trong HĐQT (Board of
Director) sẽ có tác động tới kết quả của công ty. Đây là một biến nên được thêm vào
nếu sử dụng trong một nghiên cứu khác có biến Phụ thuộc cho thấy sự biến động
một cách rõ nét hơn. Sự có mặt của Tổng Giám Đốc trong các cuộc họp cũng như
quyết định của HĐQT sẽ tạo nên sự gắn kết hơn giữa mục tiêu và thực hiện. Sự
thống nhất về 2 giai đoạn này là rất quan trọng nên nhóm cho rằng các ngân hàng
45
TMCP nói riêng và các doanh nghiệp nói chung nên thực hiện quyết định này. Sự
gia tăng về tính trung thành hay quản trị sự thay đổi cũng sẽ hiệu quả hơn.
4.2.5 Giải pháp cải thiện sự đa dạng quốc tịch
Đến với biến điều chỉnh cuối cùng, nhóm một lần nữa thấy sự không đáng kể
khi tính ảnh hưởng tới một biến phụ thuộc lớn như ROA. Tuy nhiên thì như Phan
Ngọc Huyền (2022), sử dụng Biến DA (Quản trị lợi nhuận), trong mô hình thứ 2
cho giai đoạn Không có dịch Covid lại cho được kết quả tích cực. Kết hợp với
Hamid và Bello (2019) cho thấy kết quả thuận chiều tới Biến lợi nhuận. Kết quả của
nhóm sẽ được đào sâu hơn để nghiên cứu biến mới này. Với hy vọng sẽ thấy được
giả thuyết nhóm kỳ vọng.
Từ những nguyên nhân đó thì nhóm chưa thể bác bỏ hoàn toàn biến cuối
cùng này mà cho rằng nó nên được thúc đẩy để tăng mạnh sự hợp tác nước ngoài.
Các ngân hàng nên gia tăng số lượng thành viên nước ngoài để tăng quy chuẩn quốc
tế cũng như bài nghiên cứu có thể tránh được trường hợp chỉ có 1 thành viên nước
ngoài trong HĐQT, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả như biến sự đa dạng
giới tính.

46
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu khoa học “Tác động của cơ cấu hội đồng quản trị đến
chất lượng quản trị công ty. Nghiên cứu thực nghiệm từ các ngân hàng trên sàn
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đặt
ra.
Thứ nhất, từ những lý thuyết về quản trị công ty, HĐQT và sàn chứng khoán
HoSE, cũng như một số phân tích từ tài liệu nghiên cứu trong nước, quốc tế, nhóm
nghiên cứu đã rút ra được tổng quan những khía cạnh chung về mối tương quan
giữa các yếu tố của HĐQT và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp.
Thứ hai, dựa vào những cơ sở lý luận được chỉ ra, nhóm nghiên cứu tiến
hành lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất đó là phương pháp thu thập
dữ liệu, phương pháp nghiên cứu định lượng, đồng thời phân tích tác động của các
yếu tố thuộc HĐQT đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM.
Thứ ba, thông qua những phân tích, đánh giá, nhóm nghiên cứu đã đề xuất ra
một số giải pháp nhằm cải thiện cơ cấu HĐQT, giúp các NHTM có hướng đi để
nâng cao hiệu quả tài chính.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn hạn chế, đó là nhóm không đề cập đến
những tác động khách quan (như đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế thế giới…) có
ảnh hưởng đến cơ cấu HĐQT nói riêng và các NHTM nói chung.

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adams, R. B., & Ferreira, D. (2009), "Women in The Boardroom and Their
Impact on Governance and Performance", Journal of Financial Economics,
94(2), 291-309
2. Aliyu, A. B., Yahaya, O. A., & Mohammed, N. A. (2021). Board features
and financial performance of Nigerian banks. International Journal of
Finance & Banking Studies (2147-4486), 10(1), 11-19.
3. Arenas-Torres, F., Bustamante-Ubilla, M., & Campos-Troncoso, R. (2021).
Diversity of the Board of Directors and Financial Performance of the Firms.
Sustainability, 13(21), 11687.
4. Bala, H., & Gugong, B. K. (2015). Board characteristics and earnings
management of listed food and beverages firms in Nigeria. European Journal
of Accounting, Auditing and Finance Research, 3(8), 25-41.
5. Bebeji, A., Mohammed, A., & Tanko, M. (2015). The effect of board size
and composition on the financial performance of banks in Nigeria. African
Journal of Business Management, 9(16), 590-598.
6. Bhattrai, H. (2017). Effect of corporate governance on financial performance
of bank in Nepal. ZENITH International Journal of Multidisciplinary
Research, 7(3), 97-110.
7. Coles, J. L., Daniel, N.D., & Naveen, L. (2008). Boards: does one size fit all?
Journal of Financial Economics, 87, 329-356.
8. Chính phủ. (2020). Nghị định: Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Chứng Khoán. 155/2020/NĐ-CP.
9. D.C. Hambrick, T.S. Cho, M.J. Chen (1996), “The influence of top
management team heterogeneity on firms’ competitive moves”,
Administrative Science Quarterly, Doi.org/10.2307/2393871
10. Detthamrong, U., Chancharat, N., & Vithessonthi, C. (2017). Corporate
governance, capital structure and firm performance: evidence from Thailand.
Research in International Business and Finance, 42, 689-709.
11. Đinh, V. T., Hoàng, V. H. (2020). Quản trị công ty. Đại học Quốc gia Hà
Nội.

48
12. Eulerich, M., Velte, P., & van Uum, C. (2014). The impact of management
board diversity on corporate performance. An empirical analysis for the
German two-tier system. An Empirical Analysis for the German Two-Tier
System (November 8, 2013). Problems and Perspectives in Management
(PPM), 12, 25-39.
13. Gambo, E. M. J., Bello, B. A., & Rimamshung, S. A. (2018). Effect of board
size, board composition and board meetings on financial performance of
listed consumer goods in Nigeria. International Business Research, 11(6), 1-
10.
14. Green, C.P., & Homroy, S. (2018). Female directors, board committees and
firm performance. European Economic Review, 102, 19-38.
15. Haniffa, R., & Hudaib, M. (2006). Corporate governance structure and
performance of Malaysian listed companies. Journal of Business Finance &
Accounting, 33, 1034-1062.
16. Hero, V. (2022). Tổng hợp danh sách các Ngân hàng tại Việt Nam năm
2023. Retrieved from nganhangviet: https://nganhangviet.org/danh-sach-cac-
ngan-hang-tai-viet-nam/
17. Hoàng Trung Tiến (2019). Tác động của hội đồng quản trị đến hiệu quả ngân
hàng. Tạp chí Cơ quan thông tin của Bộ Tài chính.
18. Hồ Thủy Tiên & Hoàng Mạnh Khánh (2020). Minh bạch thông tin và
các yếu tố ảnh hưởng – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí
Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 56, 38-56.
19. Hội, Q. (2020). Luật Doanh nghiệp 59_2020_QH14.
20. Huyền, P. N. (2022, December). Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị
đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam. In
PROCEEDINGS (Vol. 17, No. 3, pp. 123-138).
21. IFC. (2010). Cẩm nang Quản trị Công ty.
22. Jackling, B., & Johl, S. (2009). Board structure and firm performance:
Evidence from India's top companies. Corporate Governance: An
International Review, 17(4), 492-509.

49
23. Jeremias, J., & Gani, L. (2014). The impact of board capital and board
characteristics on firm performance. The British Accounting Review, 46(2),
135–153.
24. Kanakriyah, R. (2021). Tác động của các đặc điểm của hội đồng quản trị đến
hiệu quả hoạt động của công ty: một nghiên cứu trường hợp ở Jordan. Tạp
chí Tài chính, Kinh tế và Kinh doanh Châu Á , 8 (3), 341-350.
25. Muchemwa, M. R., Padia, N., & Callaghan, C. W. (2016). Board
composition, board size and financial performance of Johannesburg Stock
Exchange companies. South African Journal of Economic and Management
Sciences, 19(4), 497-513.
26. Muniandy, B., & Hillier, J. (2015). Board independence, investment
opportunity set and performance of South African firms. Pacific-Basin
Finance Journal, 35, 108-124.
27. Nielsen, S., & Huse, M. (2010). Women directors' contribution to board
decision‐making and strategic involvement: The role of equality perception.
European Management Review, 7(1), 16-29.
28. Nodeh, F. M., Anuar, M. A., Ramakrishnan, S., & Raftnia, A. A. (2016). The
effect of board structure on banks financial performance by moderating firm
size. Mediterranean Journal of Social Sciences, 7(1), 258.
29. Peasnell, K. V., Pope, P. F., & Young, S. (2005). Board monitoring and
earnings management: do outside directors influence abnormal accruals?
Journal of Business Finance & Accounting, 32(7/8), 1311-1346.
30. Phan Thị Huyền, Ngô Nhật Phương Diễm, Trần Thị Nguyệt Nga, Nguyễn
Thị Anh Vân & Nguyễn Khắc Hiếu (2020). Ảnh hưởng của đổi mới đến kết
quả hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp
chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 56, 5-64.
31. Sila, V., Gonzalez, A., & Hagendorff, J. (2016). Women on board: Does
boardroom gender diversity affect firm risk?. Journal of Corporate Finance,
36, 26-53.
32. Singh, H., & Harianto, F. (1989). Management-board relationships, takeover
risk, and the adoption of golden parachutes. Academy of Management
journal, 32(1), 7-24.
50
33. Srivastav, A., & Hagendorff, J. (2016). Corporate governance and bank risk‐
taking. Corporate Governance: An International Review, 24(3), 334-345.
34. TS Lê, T. H. D., & Th S Nguyễn, T. H. (2012). Tư duy mới về quản trị công
ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
35. Thủ tướng chính phủ. (2007). Quyết định: Chuyển trung tâm giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh. 599/2007/QĐ-TTg.
36. Trần, T. T. T., & Phạm, B. K. (2013). Quản trị công ty trong ngân hàng
Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần và Ngân hàng
Thương mại Nhà nước. VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS,
29(4).
37. Việt, P. Q. (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố điều hành công ty
đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần: Luận án tiến sĩ (Doctoral
dissertation, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh).
38. Woschkowiak, A. (2018). Board diversity and firm financial performance:
Gender, nationality and age diversity in European boardrooms.

51

You might also like