You are on page 1of 65

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


---oOo---
BỘ MÔN TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG


CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
TẠI PHƯỜNG 1 QUẬN 10 NĂM 2022

SINH VIÊN THỰC HIỆN


1. Nguyễn Hữu Đức 6. Trịnh Thị Ngọc Thế
2. Đỗ Huy Hoàng 7. Đinh Minh Thuận
3. Trần Thị Thuỳ Linh 8. Lê Minh Tiến
4. Nguyễn Vương Như Ngọc 9. Nguyễn Hoàng Tôn Vũ
5. Đỗ Thị Minh Tâm

NĂM HỌC THỨ 6 (YCQ2017B) – NĂM HỌC : 2022 - 2023


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tập thể tổ chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, bác
sĩ, cán bộ công nhân viên và ban ngành đoàn thể tại Trung tâm Y tế quận 10 và trường
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
để chúng em có cơ hội hoàn thành tốt 6 tuần thực tập vừa qua.
Tiếp theo, chúng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Cô giảng viên Liên bộ
môn Y học cộng đồng, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: chị Cao Nguyễn
Hoài Thương và chị Nguyễn Vũ Anh Thư đã hướng dẫn tận tình, và đầy nhiệt huyết.
Dù chúng em còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót do đang chập chững từng bước đầu tiên
xây dựng đề cương nghiên cứu, thầy cô đã giúp chúng em hiểu hơn về cách xây dựng
vấn đề, xác định mục tiêu cần đạt được cũng như cách giải quyết hợp lý nhất và từ đó
có hướng đi đúng để hoàn thiện bài tập, đề cương của mình.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Bác sĩ Trần Thiện Thanh tại TTYT Quận
10 và Bác sĩ Chế Minh Nhựt trưởng trạm, anh Võ Văn Trị, chị Lê Thị Tuyết Hoàng,
chị Nguyễn Kim Ngân, chị Thảo, Chị Uyên tại TYT Phường 1 Quận 10, đã tận tình
truyền tải thông tin, truyền đạt kinh nghiệm, cập nhật tình hình và tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho chúng em trong thời gian thực địa và thực hiện đề tài.
Chúng em rất mong nhận được những góp ý chân thành từ các Thầy, Cô, anh,
chị, những người truyền đạt kiến thức đồng thời cũng là người đi trước để chia sẻ
thêm những kỹ năng quý báu cho thời gian làm nghề của bản thân mình về sau.
Sau cùng, tập thể chúng em trân trọng kính chúc quý Thầy Cô cùng các vị bác sĩ,
quý ban ngành đoàn thể khoa và trung tâm thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc
sống, thật nhiều thành công trong công việc và luôn tràn đầy nhiệt huyết trên con
đường truyền dạy kiến thức cho các thế hệ sau.
Trân trọng và thân ái
Nhóm sinh viên tổ 5 Y2017B

1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................v

DANH MỤC BẢNG...................................................................................................vi

ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1

Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN.................................................................................3

1.1 Các khái niệm chính về đái tháo đường..............................................................3

1.1.1 Định nghĩa....................................................................................................3

1.1.2 Phân loại đái tháo đường..............................................................................3

1.1.3 Nguyên nhân................................................................................................3

1.1.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường..........................................................4

1.1.5 Biến chứng đái tháo đường..........................................................................4

1.1.6 Yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường.............................................................5

1.1.7 Dinh dưỡng ở BN đái tháo đường................................................................6

1.1.8 Các thang đo:.............................................................................................11

1.2 Tình hình mắc đái tháo đường...........................................................................13

1.2.1 Tình hình đái tháo đường trên thế giới.......................................................13

1.2.2 Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam......................................................13

1.2.3 Tình hình đái tháo đường tại Thành phố Hồ Chí Minh..............................14

ii
1.3 Các nghiên cứu liên quan..................................................................................15

1.3.1 Tại Việt Nam..............................................................................................15

1.3.2 Trên thế giới...............................................................................................16

1.4 Đặc điểm nơi tiến hành nghiên cứu...................................................................18

1.4.1 Vị trí địa lý.................................................................................................18

1.4.2 Hành chính.................................................................................................18

1.4.3 Dân số........................................................................................................19

1.4.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật................................................................................19

1.4.5 Dân tộc, tôn giáo........................................................................................19

1.4.6 Văn hóa, giáo dục, y tế...............................................................................19

1.4.7 Kinh tế........................................................................................................19

1.4.8 Vệ sinh môi trường.....................................................................................20

1.4.9 Tình hình đái tháo đường tại Quận 10 - TP HCM......................................20

1.4.10 Tình hình đái tháo đường tại Phường 1 - Quận 10 - TP HCM..................20

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................21

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................21

2.1 Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................21

2.1.1 Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang........................................................21

2.1.2 Thời gian: 2022-2023.................................................................................21

2.1.3 Địa điểm: Phường 1, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh...........................21

iii
2.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................21

2.2.1 Dân số mục tiêu..........................................................................................21

2.2.2 Dân số chọn mẫu........................................................................................21

2.2.3 Cỡ mẫu.......................................................................................................22

2.2.4 Kỹ thuật chọn mẫu.....................................................................................22

2.2.5 Tiêu chí chọn mẫu......................................................................................23

2.3 Liệt kê và định nghĩa biến số.............................................................................23

2.4 Thu thập số liệu.................................................................................................33

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................33

2.4.2 Công cụ thu thập số liệu.............................................................................34

2.4.3 Quy trình thu thập số liệu...........................................................................34

2.4.4 Đạo đức nghiên cứu:..................................................................................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................35

PHỤ LỤC...................................................................................................................... i

1. Bộ câu hỏi trước/ sau thử nghiệm.......................................................................i

2. PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU.....................................xi

3. BÀI THU HOẠCH.........................................................................................xiv

4. BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC................................................................xvi

iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT DIỄN GIẢI

ĐTĐ Đái tháo đường

IDF Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

BN Bệnh nhân

ADA Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

BV Bệnh viện

VN Việt Nam

TYT Trạm Y tế

TTYT Trung tâm Y tế

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

CMND Chứng minh nhân dân

CCCD Căn cước công dân

IFG Rối loạn đường huyết lúc đói

FPG Glucose huyết tương lúc đói

IGT Rối loạn dung nạp đường huyết

OGTT Nghiệm pháp dung nạp glucose

v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng biến số.................................................................................................23

Bảng 2: Bộ câu hỏi.......................................................................................................i

Bảng 3: Bộ câu hỏi sau thử nghiệm..........................................................................vi

vi
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh mạn tính không lây là một trong những thách thức lớn của thế kỷ
XXI, trong đó đái tháo đường (ĐTĐ) đang là một trong các bệnh dẫn đầu và có xu
hướng tăng nhanh. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm
2021 [4], số người trưởng thành mắc đái tháo đường trên toàn thế giới là 536,6 triệu
người, dự đoán sẽ tăng lên 783,2 triệu người vào năm 2045.
Những năm đầu của thập kỷ mới, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng
bệnh tật kép. Trong khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, gánh nặng
bệnh tật và tử vong của các bệnh mạn tính không lây vẫn tiếp tục tăng nhanh. Theo
IDF [4], tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ trong năm 2021 ở nước ta là 6% dân số
ở độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi tương đương với 4 triệu người, số lượng BN không được
chẩn đoán lên đến 2 triệu người, là nguyên nhân của 57.220 ca tử vong và áp lực kinh
tế với chi phí điều trị khoảng 411.8 USD/người (tương đương khoảng 10 triệu
VNĐ/người).
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận năm 2020 là 22,3% [15],
gấp 3 lần so với cả nước. Năm 2021, khu vực Quận 10 TP HCM có 603 ca mắc ĐTĐ,
chiếm 31% trong tổng số ca mắc bệnh mạn tính không lây [10]. Riêng tại Phường 1
Quận 10 TP HCM, số ca ĐTĐ/số ca bệnh mạn tính không lây giai đoạn 2020-2022
được ghi nhận nhiều nhất vào tháng 2 năm 2020 là 163/450 ca (chiếm tỉ lệ 36.22%).
Đến tháng 6 năm 2022, phường có thêm 90 ca mắc bệnh mạn tính không lây trong đó
có 20 ca ĐTĐ (chiếm 22,2%). Số lượng BN ĐTĐ chiếm tỉ lệ cao trong tổng số ca mắc
bệnh mạn tính không lây của phường 1 (luôn > 20%). [9]
Trong các hướng dẫn hiện nay, bên cạnh việc dùng thuốc thì can thiệp dinh
dưỡng cũng là một khía cạnh quan trọng trong kiểm soát đường huyết, điều trị và
phòng ngừa các biến chứng (tim mạch, thận, mắt, và thần kinh). Theo “Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2” của Bộ Y tế năm 2020 [2] nên áp dụng

1
chế độ ăn giảm năng lượng, giảm chất béo, lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết
thấp, nguyên hạt, giàu chất xơ, rau, hoa quả, không gia công chế biến công nghiệp,
chất béo không no (dầu thực vật, cá),... Các loại thực phẩm được phân loại thành các
nhóm nên ăn, hạn chế và cần tránh để BN có thể dễ dàng lựa chọn. Theo nghiên cứu
“Thực trạng kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường
týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019” của Nguyễn
Trọng Nhân và Vũ Văn Thành [12], tỷ lệ BN có điểm kiến thức đúng chưa cao
(67,35%) và tỷ lệ BN có điểm thực hành đạt còn thấp (41,84%). Một nghiên cứu khác
của Lê Thị Thu Trang và cộng sự năm 2018 về “Đánh giá kiến thức về bệnh ĐTĐ
bằng bộ câu hỏi ADKnowl” [17], kiến thức liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm
trong điều trị ĐTĐ của BN vẫn còn ở mức trung bình (67%).
Hằng năm, trạm y tế phường 1 quận 10 đều tiến hành tổ chức các buổi truyền
thông hưởng ứng “Ngày thế giới phòng chống ĐTĐ - 14/11” hay lồng ghép tuyên
truyền về phòng bệnh ĐTĐ trong các hoạt động tuyên truyền bệnh không lây khác 01
lần/ quý. Các hoạt động chủ yếu tuyên truyền về kiến thức phòng ngừa, chưa đề cập
cụ thể về vấn đề dinh dưỡng trong điều trị và chưa có nghiên cứu nào mô tả thực trạng
kiến thức và tuân thủ dinh dưỡng của BN ĐTĐ trên địa bàn phường. Năm 2021, Quận
10 TP HCM có 121 bệnh nhân được thực hiện can thiệp, tư vấn thay đổi lối sống, dinh
dưỡng, chỉ 50 bệnh nhân tuân thủ điều trị can thiệp (41,3%) [10]. Từ các kết quả điều
tra cho thấy việc hiểu biết kiến thức và tuân thủ dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ còn
thấp so với hiệu quả mà nó mang lại, vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để trả
lời câu hỏi: “TỶ LỆ CÓ KIẾN THỨC ĐÚNG VÀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH
DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2 TẠI PHƯỜNG 1 - QUẬN 10 NĂM 2022
LÀ BAO NHIÊU ?”. Nghiên cứu giúp ghi nhận tỷ lệ BN có kiến thức đúng - tuân thủ
chế độ dinh dưỡng của BN ĐTĐ týp 2 tại Phường 1. Từ kết quả trên, nhóm thực hiện
mong muốn cung cấp số liệu chính xác, đầy đủ, làm cơ sở tham khảo cho những mô
hình truyền thông - giáo dục sức khỏe, quản lý BN ĐTĐ týp 2 và hỗ trợ thiết kế những
chương trình can thiệp hiệu quả hơn, phù hợp hơn, bám sát thực tiễn tại phường 1
trong tương lai. Từ đó, giảm thiểu gánh nặng bệnh tật - kinh tế, nâng cao kiến thức,
cải thiện chất lượng cuộc sống cho BN và gia đình trên địa bàn.

2
TỔNG QUAN Y VĂN

Các khái niệm chính về đái tháo đường

Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất
đủ lượng insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc khi cơ thể không
thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra. Tăng đường huyết hay tăng nồng độ
đường trong máu là một tác động phổ biến của bệnh đái tháo đường dẫn đến
tổn hại nghiêm trọng cho nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần
kinh và mạch máu. [1]

Chương 1

Phân loại đái tháo đường


● Đái tháo đường týp 1: do quá trình tự miễn phá hủy tế bào β dẫn đến
thiếu Insulin tuyệt đối.
● Đái tháo đường týp 2: do mất dần sự tiết insulin của tế bào β trên nền
tảng đề kháng insulin.
● Đái tháo đường thai kỳ: Đái tháo đường được phát hiện ở tam cá nguyệt
thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ (thai phụ không có đái tháo đường trước
đó).
● Các týp đặc hiệu đái tháo đường do nguyên nhân khác: hội chứng đái
tháo đường đơn gen (các thể MODY), bệnh tụy ngoại tiết (xơ tụy, viêm
tụy), đái tháo đường do thuốc - hóa chất (glucocorticoids, do điều trị
HIV/AIDS hoặc sau ghép cơ quan). [2]

Nguyên nhân
● Yếu tố di truyền.

3
● Yếu tố môi trường: đây là nhóm yếu tố có thể can thiệp để làm giảm tỷ
lệ mắc bệnh:
- Sự thay đổi lối sống: giảm các hoạt động thể lực, thay đổi chế độ
ăn uống theo hướng tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng
lượng.
- Chất lượng thực phẩm.
- Các stress.
● Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao: đây là yếu tố
không thể can thiệp được. [2]

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường


❖ Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường
● Rối loạn đường huyết lúc đói (IFG): FPG từ 100-125 mg/dL, hoặc
● Rối loạn dung nạp đường huyết (IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm
2 giờ sau làm OGTT 75g từ 140-199 mg/dL (7,8-11mmol/L), hoặc
● HbA1c từ 5,7%-6,4% (39-47 mmol/mol). [2]
❖ Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung
nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực
hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn
tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200
mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên
ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm
khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần
xét nghiệm duy nhất. [2]

4
Biến chứng đái tháo đường
❖ Biến chứng cấp tính [18]
- Nhiễm toan ceton
- Tăng áp lực thẩm thấu (hôn mê tăng đường huyết không nhiễm ceton)
- Hạ đường huyết: do dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc do uống
thuốc hạ đường huyết lúc đói hoặc bỏ bữa.
❖ Biến chứng mạn tính [18]
- Biến chứng mạch máu lớn: bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc
các bệnh tim mạch gấp 2-4 lần người bình thường. Nguyên nhân tử
vong do bệnh tim mạch chiếm 70% tử vong ở bệnh nhân đái tháo
đường. Bao gồm: bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu
ngoại biên.
- Biến chứng mạch máu nhỏ: bệnh lý mắt do đái tháo đường ( bệnh lý
võng mạc và ngoài võng mạc); bệnh thận đái tháo đường (là nguyên
nhân hàng đầu của bệnh thận giai đoạn cuối); các bệnh lý thần kinh.
- Các biến chứng khác: nhiễm trùng; bàn chân đái tháo đường; biến chứng
ở da, xương, khớp.

Yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường


❖ Đái tháo đường týp 1 [19]
Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 1 vẫn đang được nghiên cứu.
Tuy nhiên, khi có một thành viên trong gia đình mắc đái tháo đường týp
1, làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển bệnh. Các yếu tố môi trường và phơi
nhiễm với một số vi rút cũng là mối liên quan đối với nguy cơ phát triển
đái tháo đường týp 1.
❖ Đái tháo đường týp 2 [19]
Một số yếu tố nguy cơ kết hợp gây đái tháo đường týp 2, bao gồm:
+ Tiền sử gia đình có đái tháo đường
+ Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
+ Tuổi cao

5
+ Dân tộc
+ Chế độ ăn uống không lành mạnh.
+ Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
+ Hạn chế hoạt động thể lực
+ Thừa cân
+ Tăng huyết áp
+ Rối loạn dung nạp glucose (IGT): là tình trạng đường huyết cao hơn
bình thường, nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường.

Dinh dưỡng ở BN đái tháo đường


❖ Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh đái tháo đường [2]
● Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất
lượng.
● Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết
xa bữa ăn.
● Duy trì hoạt động thể lực bình thường.
● Duy trì cân nặng hợp lý.
● Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển
hóa Lipid máu.
● Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn.
● Đơn giản không quá đắt tiền.
● Phù hợp với tập quán địa phương dân tộc.
❖ Nguồn cung cấp năng lượng [2]
a) Chất bột đường (Glucid):
- Nguồn gốc:
- Ngũ cốc và các sản phẩm chế biến: gạo, bún, phở, ngô, bánh mỳ.
- Khoai củ: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, dong, từ, miến
dong.
- Hoa quả: chuối tây, chuối tiêu, lê, nho, mận, ….
- Khuyến cáo lựa chọn thực phẩm:

6
- Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau,
đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/gạo lật, khoai củ,
bánh mỳ đen, hoa quả.
- Nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt
sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài, …
- Chỉ số tăng đường huyết thực phẩm:
- Các loại thức ăn mặc dù có lượng Glucid như nhau nhưng sau khi
ăn sẽ làm tăng mức đường huyết khác nhau.
- Khả năng làm tăng đường huyết sau ăn khi ăn được gọi là chỉ số
đường huyết của loại thức ăn đó.
- Phân loại các loại thức ăn có chỉ số tăng đường huyết: Cao ≥
70%; trung bình 56-69%; thấp 40-55%; rất thấp ≤ 40%
- Lựa chọn thực phẩm:
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh như:
Khoai lang nướng, bánh mì, bột dong, đường kính, mật ong, …
- Nên sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết trung bình-thấp,
tăng cường sử dụng rau xanh.
b) Chất béo (Lipid):
- Nguồn gốc:
- Nguồn gốc động vật như: thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, phomat, lòng
đỏ trứng gà.
- Nguồn gốc thực vật như: dầu thực vật, lạc, vừng, đậu tương, cùi
dừa, hạt dẻ, sôcôla.
- Chất béo bão hòa có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động
vật.
- Chất béo không bão hòa có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc
thực vật.
- Chất bột đường và chất đạm trong cơ thể có thể chuyển thành
acid béo no nhưng không thể tổng hợp acid béo không no.
- Lựa chọn thực phẩm:

7
- Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa như: cá, thịt nạc, đậu phụ,
lạc, vừng.
- Tránh ăn các thức ăn: thịt mỡ, nội tạng động vật, dầu cọ, dầu dừa,
hoặc các thức ăn chiên rán kỹ.
- Chọn các dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành,
dầu hướng dương…
- Không nên sử dụng lại dầu đã sử dụng ở nhiệt độ cao: xào, rán…
c) Chất đạm (Protein):
- Nguồn gốc:
- Nguồn gốc động vật: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hến, …
- Nguồn thực vật: đậu đỗ, lạc, vừng, gạo, …
- Tùy từng giai đoạn suy thận, mức protein sẽ được điều chỉnh phù hợp
nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng acid amin cần thiết cho cơ thể nhưng
không làm nặng lên tình trạng suy thận.
- Lựa chọn thực phẩm:
- Tăng cường sử dụng cá và thủy hải sản
- Ăn các loại thịt bò, thịt lợn ít mỡ
- Ăn thịt gia cầm bỏ da
- Hạn chế các thực phẩm giàu Cholesterol: phủ tạng động vật,
chocolate, …
- Có thể sử dụng trứng 2-4 quả/tuần, ăn cả lòng đỏ và lòng trắng.
- Chọn các thực phẩm có nhiều chất béo chưa bão hòa có lợi cho
sức khỏe: đậu đỗ, lạc, vừng, dầu oliu, dầu cá, …
d) Vi chất dinh dưỡng: Bao gồm: vitamin và muối khoáng.
- Bệnh nhân đái tháo đường cần được cung cấp các vi chất dinh dưỡng
như người bình thường.
- Vi chất dinh dưỡng có nhiều trong rau và trái cây.
- Nên sử dụng vi chất có trong tự nhiên.
- Trái cây
- Là nguồn cung cấp vitamin chính.

8
- Ăn trái cây nên ăn nguyên múi, nguyên miếng không nên ăn nước
ép trái cây vì quá trình chế biến đã bị mất chất xơ nên đường bị
hấp thu nhanh hơn.
- Không nên ăn hoa quả quá 20% mức năng lượng hàng ngày, vì
quá mức sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa chất béo,
chất bột đường.
- Chọn những trái cây có chỉ số đường huyết thấp: ổi, lê, táo, cam.
- Ăn vừa phải trái cây có đường huyết trung bình: chuối, đu đủ.
- Hạn chế trái cây có chỉ số tăng đường huyết nhanh: dưa hấu, vải,
nhãn, xoài, …
e) Muối:
- Nên ăn nhạt tương đối.
- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: dưa muối, cà
muối, mỳ tôm, xúc xích, ...
- Hạn chế cho thêm nước mắm, gia vị khi ăn uống.
- BN có tăng huyết áp và suy thận nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia
dinh dưỡng.
f) Đồ uống có chứa cồn:
- Rượu, bia: có nguy cơ làm hạ đường huyết. Người nghiện rượu có nguy
cơ xơ gan. BN ĐTĐ vẫn được uống rượu nhưng không quá một ly mỗi
ngày đối với phụ nữ trưởng thành và không quá hai ly mỗi ngày đối với
nam giới trưởng thành.
- Các loại nước ngọt, nước giải khát có ga: chỉ sử dụng các loại nước
không hoặc ít đường.
g) Chất xơ:
- Chất xơ có tác dụng giúp thức ăn ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu
hóa tác dụng với thức ăn => chậm tốc độ tiêu hóa, giải phóng Glucose
vào máu từ từ.

9
- Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giảm hấp thu Cholesterol, chống xơ
vữa động mạch, điều hòa nhu động ruột, tác dụng hữu ích trong giảm
táo bón và hạn chế các tác nhân ung thư trực tràng và đường ruột, ….
- Chất xơ có nhiều trong các phần như vỏ, dây, lá, hạt, … của các loại cây
lấy quả, rau xanh và ngũ cốc.
❖ Cách phân bố bữa ăn [2]
a) Cơ cấu bữa ăn cần cá nhân hóa:
- BN cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Bữa phụ của BN cần cá nhân
hóa.
- BN kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn.
- Những BN sử dụng thuốc kích thích insulin, tiêm insulin nếu có nguy cơ
bị hạ đường huyết vào thời điểm nào trong ngày thì nên có bữa phụ vào
thời điểm đó.
- BN tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập
luyện, bổ sung thêm trong khi tập luyện nếu thời gian tập luyện kéo dài.
- BN có bệnh lý gan, thận nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để
được hướng dẫn bữa phụ hợp lý.
b) Sử dụng bữa phụ:
- Không sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh trong bữa phụ
như: bánh mỳ, khoai nướng, …
- BN có thói quen ăn bữa phụ khi đường huyết cao nên lựa chọn dưa
chuột (nhiều xơ, nước, ít bột đường).
- Nên sử dụng các sản phẩm dành cho BN đái tháo đường như: bánh, sữa,
ngũ cốc.
- BN thừa cân hoặc đang trong quá trình giảm cân, nếu giữa các bữa ăn có
đường huyết thấp nên báo bác sĩ để điều chỉnh cho phù hợp.
- Mức năng lượng bữa phụ phải nằm trong tổng mức năng lượng hàng
ngày của BN. Nếu dư thừa có thể gây tăng cân, tăng đường huyết.
Thông thường, bữa phụ chỉ nên chiếm 10-15% tổng số năng lượng trong
ngày.

10
- Thời điểm bữa phụ: bữa phụ vào cuối buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ
chỉ được thực hiện nếu có nguy cơ hạ đường huyết cuối buổi chiều hoặc
nửa đêm.

Các thang đo:


❖ Thang đo ADKnowl [16]
Thang đo ADKnowl trình bày về kiến thức liên quan đến ĐTĐ và đánh giá
bản chất và mức độ thiếu hụt kiến thức về chăm sóc bệnh của bệnh nhân ĐTĐ.
Thang đo đánh giá 23 mục liên quan đến ĐTĐ với 104 câu hỏi. Trong đó đánh
giá kiến thức về chế độ dinh dưỡng và thực phẩm sử dụng cho BN ĐTĐ có 14
câu hỏi.
Thang đo ADKnowl về kiến thức liên quan chế độ ăn uống và thực phẩm cho
BN ĐTĐ: 14 câu hỏi với 2 đáp án đúng, sai mỗi câu.
a. Chế độ ăn uống:
● BN ĐTĐ có thể ăn thực phẩm có đường như một phần của chế độ ăn
nhiều chất xơ.
● Thực phẩm có đường sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
● Thực phẩm giàu chất xơ giúp giữ mức đường huyết ổn định.
● Thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng nguy cơ tai biến.
● Sản phẩm dành riêng cho BN ĐTĐ có thể ăn thoải mái mà không gây
tăng cân.
b. Thực phẩm:
● Cùng một khẩu phần cá và thịt trắng như thịt gà chứa ít chất béo hơn thịt
đỏ như thịt bò hoặc thịt lợn.
● Không thể ăn quá nhiều chất đạm.
● Thực phẩm chiên thường có nhiều chất béo.
● Bánh ngọt và bánh ngọt có nhiều chất béo.
● Phô mai và bánh quy thường ít béo hơn bánh pudding.
● Tất cả các loại bơ thực vật và bơ phết đều có ít calo hơn bơ.
● Hạn chế dùng muối có thể giúp giảm huyết áp cao.

11
● Trái cây tươi có thể ăn thoải mái mà ít ảnh hưởng đến lượng đường
trong máu.
● Nước ép trái cây tươi không đường có thể uống thoải mái mà ít ảnh
hưởng đến lượng đường trong máu.
❖ Thang đo đánh giá sự tuân thủ của bệnh nhân đối với các khuyến nghị dinh
dưỡng do Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) đề xuất gồm 17 câu hỏi. [14]
● Thực hiện theo kế hoạch ăn kiêng cá nhân dựa trên nhu cầu cá nhân để
cải thiện đường huyết.
● Tiêu thụ thực phẩm đậm đặc chất dinh dưỡng với khẩu phần thích hợp
để cải thiện sức khỏe tổng thể.
● Thực hiện theo chương trình can thiệp lối sống chuyên sâu bao gồm các
mục tiêu cá nhân và/hoặc liệu pháp dinh dưỡng y tế cá nhân hóa (dành
cho người bị tiền ĐTĐ hoặc thừa cân/béo phì).
● Tiêu thụ một mục tiêu năng lượng cụ thể mỗi ngày dựa trên các mục
tiêu và nhu cầu về trọng lượng cơ thể cá nhân.
● Tiêu thụ đủ chất xơ tốt nhất là thông qua thực phẩm: rau, đậu (đậu, đậu
Hà Lan và đậu lăng), trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
● Có thể đếm hàm lượng carbohydrate trong thực phẩm để tính liều
insulin phù hợp.
● Sử dụng liều insulin cố định hàng ngày, lượng carbohydrate phù hợp với
thời gian và số lượng
● Tiêu thụ đồ uống có đường (bao gồm nước trái cây có đường, nước tăng
lực và nước ngọt có gas) nên tránh.
● Trong trường hợp các cơn hạ đường huyết:
○ Tiêu thụ carbohydrate ở dạng nước trái cây hoặc đường.
○ Tiêu thụ thực phẩm carbohydrate với hàm lượng protein cao (ví
dụ: bánh mì hoặc ngũ cốc).
● Tiêu thụ cá (đặc biệt là cá béo), ít nhất hai lần/tuần.
● Thường xuyên sử dụng các chất bổ sung sau đây để cải thiện đường
huyết: Vitamin D, crom, nghệ, quế, nha đam hoặc bổ sung bất kỳ.

12
● Tiêu thụ thức uống có cồn (bia, rượu) mức độ vừa phải (≤ 1 đơn vị
cồn/ngày đối với phụ nữ, ≤ 2 đơn vị cồn/ ngày đối với nam giới).
● Sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường (ví dụ: Aspartame, Sucralose,
đường Stevia, Saccharin, Acesulfame-K, đường ăn kiêng...).
● Duy trì niềm vui ăn uống.
● Kiểm soát mỡ máu qua chế độ ăn uống.
● Kiểm soát huyết áp động mạch bằng chế độ ăn.
● Được giáo dục dinh dưỡng toàn diện do chuyên gia dinh dưỡng cung
cấp, tốt nhất là người có kiến thức và kinh nghiệm về đái tháo đường.

Chương 2

Tình hình mắc đái tháo đường

Tình hình đái tháo đường trên thế giới


Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính không lây nhiễm có tỷ lệ
hiện mắc phổ biến và tăng nhanh qua các năm trên toàn cầu. Theo thống kê của
Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021 [4], cả thế giới có tới
536,6 triệu người mắc ĐTĐ, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người độ tuổi 20 - 79 tuổi
có 1 người mắc ĐTĐ; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi ĐTĐ trong giai
đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc ĐTĐ mà
không được chẩn đoán. Ước tính số người mắc ĐTĐ năm 2045 sẽ tăng lên khoảng
783,2 triệu người.
Phân bố ở thành thị và nông thôn năm 2021, nhiều người mắc bệnh tiểu đường
sống ở thành thị (360,0 triệu) so với nông thôn (176,6 triệu) - tỷ lệ ở thành thị là
12,1% và ở nông thôn là 8,3%.
Trong năm 2021, gần một nửa (44,7%; 239,7 triệu) số người trưởng thành sống
chung với bệnh tiểu đường được phát hiện mà BN không biết về tình trạng của
bệnh của họ.

13
Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam
Tại Việt Nam, sau nhiều năm đổi mới đã giúp cho đời sống xã hội đã được cải
thiện. Kinh tế phát triển đã giúp cho cuộc sống của người dân biến đổi mạnh mẽ,
nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng tăng. Bên cạnh đó, công việc dần
được hiện đại hóa, máy móc đã dần thay thế lao động chân tay, ô tô, xe máy gần
như đã thay thế xe đạp… đây cũng là nguyên nhân phát triển bệnh mạn tính không
lây nói chung và bệnh ĐTĐ nói riêng.
Theo IDF tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ trong năm 2021 ở nước ta là
6% (20-79 tuổi) tương đương với 4 triệu người, số lượng BN không được chẩn
đoán lên đến 2 triệu người. [4]
Kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 [5] ở nước ta có hơn 55% bệnh nhân
hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim
mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng
về thận. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc và hỗ
trợ liên tục để kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng.

Tình hình đái tháo đường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy
mô đô thị hoá. Cùng với sự phát triển của xã hội, các dịch vụ tiện ích ngày càng
được nâng cao như thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, giao hàng tận nơi,... đã
làm ảnh hưởng một phần nào đến việc phòng ngừa cũng như tuân thủ điều trị của
người dân tại thành phố.
Nghiên cứu của Nguyễn Kim Hưng và cộng sự (2001) điều tra dịch tễ học bệnh
ĐTĐ ở người trưởng thành (≥ 15 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ
hiện mắc ĐTĐ là 3,7%.[6]
Nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự (2017) trên 1339 đối tượng trên
30 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 7,4%. [7]
Kết quả báo cáo nghiên cứu của bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy tỷ lệ
mắc đái tháo đường ở TP HCM năm 2020 là 22,3%. [15]
Có thể thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở TP HCM tăng cao, gấp 3 lần so với cả

14
nước, là một trong những gánh nặng bệnh tật cần theo dõi, kiểm soát cũng như
phòng ngừa trong tương lai.

Các nghiên cứu liên quan

Tại Việt Nam

Nghiên cứu 1
Nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo
đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2021 và một
số yếu tố liên quan” của tác giả Phạm Hoàng Anh và cộng sự [11] nhằm mô tả
thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và một số yếu tố liên quan.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang và tiến hành khảo sát
220 BN ĐTĐ týp 2 đang được điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện
Nội tiết Trung ương, cơ sở Ngọc Hồi từ tháng 1 năm 2021 đến hết tháng 3 năm
2021. Các BN sẽ được phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi do nhóm nghiên cứu
chuẩn bị. Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 56,4% BN ở lứa tuổi ≥ 60 tuổi; tỷ lệ BN
nữ nhiều hơn chiếm 55%. Việc sử dụng thực phẩm hạn chế và cần tránh cho
người đái tháo đường được BN thực hiện rất tốt: ≥ 89% BN có tần suất thấp trong
việc ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn hoặc các món
nhiều dầu mỡ, đường bột. Mặt khác, việc sử dụng thực phẩm được khuyến cáo
còn thấp: chỉ có 35% BN có tần suất sử dụng thịt nạc, 54,5% hiếm khi hoặc không
bao giờ ăn các loại cá.

Nghiên cứu 2
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Trọng Nhân, Vũ Văn Thành về
“Thực trạng kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo
đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019”
[12] được thực hiện trên 98 bệnh BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đang khám và

15
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang. Các đối tượng tham gia
nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi do nhóm nghiên cứu chuẩn
bị trước dựa trên hướng dẫn về chế độ ăn cho BN ĐTĐ của Bộ Y tế.
Kết quả thu thập được chỉ có 41,84% người tham gia thực hành đạt và
67,35% người tham gia có kiến thức đúng.

Nghiên cứu 3
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Lê Thị Thu Trang, Ngô Thị Bích Phượng,
Trịnh Thị Ngọc Anh về “Đánh giá kiến thức về bệnh ĐTĐ bằng bộ câu hỏi
ADKnowl” [17] năm 2018 nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của bệnh nhân về các
chỉ số xét nghiệm, chế độ dinh dưỡng luyện tập cũng như các biến chứng của
ĐTĐ và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu được thực hiện trên 200 BN được chẩn
đoán ĐTĐ đang điều trị tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai từ
tháng 10/2012 đến tháng 5/2013 bằng bộ câu hỏi ADKnowl. Kết quả nghiên cứu
cho thấy BN ĐTĐ có kiến thức hạn chế về xét nghiệm HbA1c và các biến chứng
của ĐTĐ (với tỉ lệ BN hiểu biết đúng lần lượt là 26% và 21%). Trái lại, BN có
kiến thức khá tốt về hạ đường huyết (93,5%), xử trí khi hạ đường huyết (98%), và
lợi ích của vận động thể lực đối với kiểm soát đường huyết (79,5%). Mặt khác,
kiến thức liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm trong điều trị ĐTĐ của BN vẫn
còn ở mức trung bình (67%).

Trên thế giới

Nghiên cứu 1
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Savvas Katsaridis và cộng sự được công bố
năm 2018 về “Báo cáo về tuân thủ thấp khuyến cáo dinh dưỡng của Hiệp hội đái
tháo đường Hoa Kỳ ở BN ĐTĐ týp 2, chỉ ra sự cần thiết của việc nâng cao giáo
dục dinh dưỡng và chăm sóc chế độ ăn uống” [14] nhằm đánh giá mức độ tuân thủ
khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng ở BN ĐTĐ của Hiệp hội đái tháo đường Hoa
Kỳ (ADA) ở BN ĐTĐ týp 2 ở Thành phố Komotini, Hy Lạp. Nghiên cứu khảo sát
162 BN ĐTĐ týp 2 được chẩn đoán và theo dõi tại BV đa khoa Sismanoglio,

16
Thành Phố Komotini, phía nam Hy Lạp trong suốt năm 2015. Các đối tượng tham
gia nghiên cứu sẽ được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Yes/No - Bảng câu hỏi được
xây dựng trên 17 khuyến cáo dinh dưỡng khác nhau của ADA và trong đó có
thêm 2 câu hỏi liên quan đến insulin ở những BN đang điều trị bằng liệu pháp
insulin, không có giới hạn thời gian trả lời câu hỏi. Phần trăm tuân thủ những
khuyến cáo của ADA sẽ được tính dựa trên tổng câu trả lời “có” trên số 17 câu hỏi
đối với BN điều trị với insulin hoặc 15 câu hỏi đối với người đang sử dụng thuốc
điều trị đái tháo đường bằng đường uống (Oral antidiabetic agents - OAA). Kết
quả ghi nhận được số trung vị tuân thủ theo khuyến cáo chế độ ăn của ADA là
41,2% (35,3%-53,3%), chỉ có 9,9% số lượng BN tuân thủ theo kế hoạch ăn uống
cá nhân để kiểm soát đường huyết, và 3,1% BN có một mục tiêu năng lượng tiêu
thụ để giảm cân. Khuyến cáo về việc giảm tiêu thụ cồn chỉ có 3,7% trên tổng mẫu
tuân thủ. Các tác giả đã chỉ ra rằng mức độ tuân thủ theo các khuyến cáo về chế
độ dinh dưỡng của ADA ở BN còn thấp (điểm trung vị chỉ khoảng 41,2%), còn ít
BN tuân thủ đúng chế độ ăn cá nhân (9,9%), giảm tiêu thụ cồn (3,7%). Và đặc
biệt, chỉ có 3,7% BN trong mẫu nghiên cứu được giáo dục dinh dưỡng bởi chuyên
gia dinh dưỡng, vẫn còn quá thấp.

Nghiên cứu 2
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Cathy Breen, Miriam Ryan, Michael J.
Gibney và Donal O'Shea về “Kiến thức dinh dưỡng và chế độ ăn liên quan đến đái
tháo đường của những bệnh nhân ĐTĐ týp 2” [13] được thực hiện trên 118 BN
được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 tại Bệnh Viện St Columcille's, Thành phố
Dublin, Ireland. Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được đo lường, đánh giá
kiến thức chung cũng như dinh dưỡng về ĐTĐ thông qua phỏng vấn trả lời bảng
câu hỏi Audit of Diabetes Knowledge (ADKnowl). Kết quả nghiên cứu cho thấy
kết quả điểm ADKnowl trung bình khoảng 62,3 ± 15,1%. Trong đó, các tác giả
ghi nhận những kiến thức liên quan đến dinh dưỡng như chế độ ăn đúng, thức ăn,
rượu, hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết,…chỉ có dưới 60% phản hồi đúng.
❖ Kết luận chung :

17
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng đã có nhiều nghiên cứu
chỉ ra được sự hạn chế về kiến thức dinh dưỡng như nghiên cứu ở Ireland năm
2012 [13] (60% BN trả lời đúng về kiến thức dinh dưỡng), ở VN tỷ lệ BN ĐTĐ
týp 2 có điểm kiến thức về dinh dưỡng là 67,35% theo ghi nhận của Nguyễn
Trọng Nhân, Vũ Văn Thành [12], hay theo nghiên cứu của Lê Thị Thu Trang [17]
ghi nhận kiến thức liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm trong điều trị ĐTĐ của
BN vẫn còn ở mức trung bình (67%). Đi kèm với kiến thức thấp là tình trạng tuân
thủ kém chế độ dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ ở BN (chỉ có 9,9% số lượng BN
tuân thủ theo kế hoạch ăn uống cá nhân để kiểm soát đường huyết ở nghiên cứu
của Savvas Katsaridis và cộng sự tại Hy Lạp [14]). Tại Việt Nam tình hình tuân
thủ cũng không khả quan hơn khi theo nghiên cứu Nguyễn Trọng Nhân và Vũ
Văn Thành [13] chỉ có 41,84% bệnh nhân có điểm thực hành đạt về chế độ dinh
dưỡng cho người ĐTĐ týp 2. Từ đó cho thấy việc cập nhật kiến thức và tuân thủ
dinh dưỡng của BN trong điều trị ĐTĐ týp 2 vẫn còn nhiều hạn chế, một số ít BN
còn chưa nhận thức rõ được vai trò của dinh dưỡng là như thế nào.

Đặc điểm nơi tiến hành nghiên cứu

Vị trí địa lý
- Diện tích 0,21 km2.
- Địa bàn phường giới hạn theo 3 trục đường chính gồm Lý Thái Tổ,
Hùng Vương, Lê Hồng Phong.
- Phía Bắc giáp với Phường 1 và Phường 2 Quận 3 ranh giới là đường Lý
Thái Tổ.
- Phía Nam giáp với Phường 4 Quận 5 ranh giới là đường Hùng Vương.
- Phía Tây giáp với Phường 2 Quận 10 ranh giới là đường Lê Hồng
Phong.[3]

Hành chính
- Địa bàn phường có 10 chi bộ trực thuộc, 4 khu phố và 61 tổ dân phố.[3]

18
Dân số
- Dân số: 12.343 người (đầu năm 2022).
- Mật độ dân số: 58.776 người/km².
- Mật độ dân số phân bố không đồng đều.[3]

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Chợ Lê Hồng Phong.
- Chợ Hồ Thị Kỷ.

Dân tộc, tôn giáo


- Về dân tộc: Ngoài người Việt (người Kinh) sinh sống là chủ yếu, ngoài
ra còn có người Hoa và người Khơme....
- Về tôn giáo: Phường có 03 cơ sở tôn giáo (chùa Phước Long, chùa Viên
Minh và nhà thờ Phaolo).[3]

Văn hóa, giáo dục, y tế


- Cơ sở văn hóa: có 01 Nhà văn hóa
- Cơ sở giáo dục: 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học
- Trạm Y tế Phường 1: có 01 bác sĩ, 02 điều dưỡng, 01 dược sĩ, đáp ứng
tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. TYT Phường 1
chịu sự quản lý, chỉ đạo và giám sát của TTYT Quận 10 về chuyên môn,
nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực, y tế và chịu quản lý của UBND Phường 1
trong công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, phát triển
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Kinh tế
- Nhân dân đa số sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ và lao động phổ
thông.
- Khu phố 1: người dân trong khu phố chủ yếu là công nhân viên chức
nhà nước và buôn bán nhỏ lẻ.

19
- Khu phố 2: khu phố đông dân, trình độ dân trí không đều đa số là nhân
dân lao động nghèo, sống bằng nghề buôn bán nhỏ lẻ, lao động tự do.
Thế mạnh của khu phố 2 chính là nơi có đường Hồ Thị Kỷ là nơi kinh
doanh hoa tươi, đường Hùng Vương là nơi mua bán, sửa chữa điện thoại
di động.
- Khu phố 3, 4: chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ và lao động phổ thông.[3]

Vệ sinh môi trường


- 100% đăng ký thu gom rác tại nhà.
- Không ứ đọng, ngập nước sau mưa.

Tình hình đái tháo đường tại Quận 10 - TP HCM


Quận 10 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh có
sự gia tăng tỷ lệ ca mắc đái tháo đường qua các năm.
Nghiên cứu của Võ Thị Xuân Hạnh và cộng sự (2017) trên mẫu đại diện cộng
đồng dân cư ≥ 40 tuổi tại Quận 10 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 14,5%. [8]
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế Quận 10 - TP HCM năm 2021 [10]
có 603 ca mắc ĐTĐ trên tổng số 1929 ca mắc các bệnh mạn tính không lây, chiếm
tỷ lệ 31%. Trong 5 năm, từ đầu năm 2017 đến cuối năm 2021 tỷ lệ ca mắc ĐTĐ
tại Quận 10 tăng gấp 2 lần.

Tình hình đái tháo đường tại Phường 1 - Quận 10 - TP HCM


Theo Báo cáo quản lý các bệnh mạn tính không lây tại Trạm y tế phường 1 -
Quận 10 năm 2022 [9] ghi nhận được số ca mắc đái tháo đường trong quý 1 và
quý 2 là 20 ca, chiếm tỷ lệ 20,2% trên tổng số 99 ca mắc các bệnh mạn tính không
lây. Riêng quý 2 tỷ lệ này tăng lên đến 37,5%, cho thấy ĐTĐ đang có xu hướng
tăng theo thời gian.

20
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
❖ Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ có kiến thức đúng và tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 tại Phường 1 Quận 10 năm 2022.
❖ Mục tiêu chuyên biệt
- Mục tiêu chuyên biệt 1: Xác định tỷ lệ có kiến thức đúng về chế độ dinh
dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Phường 1 Quận 10 năm 2022.
- Mục tiêu chuyên biệt 2: Xác định tỷ lệ tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Phường 1 Quận 10 năm 2022.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Thời gian: 2022-2023

Địa điểm: Phường 1, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng nghiên cứu

Dân số mục tiêu


Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 tại phường 1 quận 10.

Dân số chọn mẫu


Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đang quản lý tại phường 1 ở thời điểm
nghiên cứu.

21
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ:

Trong đó:
α: Xác suất sai lầm loại I; chọn α = 0,05

Z: Trị số từ phân phối chuẩn; với α = 0,05 tra bảng ta có Z1−α /2=1,96
d: Sai số cho phép; chọn d=0,08
p: Trị số mong muốn của tỷ lệ
Chọn p = 0,67 (Dựa theo tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt về chế độ ăn và dinh
dưỡng trong ĐTĐ týp 2 theo nghiên cứu “Đánh giá kiến thức về bệnh ĐTĐ bằng
bộ câu hỏi ADKnowl”, Lê Thị Thu Trang và cộng sự năm 2018) [17]
Từ đó tính được cỡ mẫu:
n=133 (Người)
Ước tính tỷ lệ mất mẫu là 20% thì số đối tượng cần cho nghiên cứu là:

Vậy số đối tượng cần thiết cho nghiên cứu ít nhất là 167 người.

Kỹ thuật chọn mẫu


- Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, toàn bộ bệnh nhân ĐTĐ týp 2
đang quản lý tại Phường 1 Quận 10
- Cách thức chọn mẫu:
+ Dựa theo danh sách bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được quản lý tại
phường 1, chúng tôi sẽ đến phỏng vấn ngẫu nhiên một BN theo
địa chỉ nhà, sau đó khảo sát những BN tiếp theo trong danh sách
cho đến khi đủ 167 người.
+ Nếu vẫn chưa đủ chỉ tiêu (do người được phỏng vấn đi vắng),

22
chúng tôi sẽ trở lại phỏng vấn sau (tối đa 3 lần). Qua 3 lần không
gặp thì loại khỏi khảo sát.

Tiêu chí chọn mẫu

Tiêu chí chọn vào


- Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có địa chỉ thường trú tại Phường
1 Quận 10, ở thời điểm nghiên cứu.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chí loại trừ


- Vắng nhà lớn hơn 3 lần khi điều tra viên đến điều tra và quá thời gian
nghiên cứu
- Không có khả năng giao tiếp dưới mọi hình thức
- Có bệnh lý về tâm thần, chậm phát triển trí tuệ

Liệt kê và định nghĩa biến số

Bảng 1: Bảng biến số

ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số


T

Đặc điểm dân số - xã hội và tình trạng bệnh của BN ĐTĐ týp 2 tại Phường 1 - Quận 10

A1 Tuổi Tuổi = năm nghiên cứu – năm sinh được ghi Định lượng rời rạc
nhận trên CMND/CCCD.

A2 Giới tính Giới tính của người được phỏng vấn khai. Nhị giá
1. Nam
2. Nữ.

A3 Nghề nghiệp Nghề nghiệp đang làm mang lại thu nhập chủ Định danh

23
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

yếu tại thời điểm khảo sát.


1. Công nhân
2. Nhân viên văn phòng/Công chức - viên
chức nhà nước
3. Kinh doanh/buôn bán
4. Nội trợ
5. Khác:...

A4 Dân tộc Dân tộc theo CMND/CCCD Nhị giá


1. Kinh
0. Khác.

A5 Học vấn Trình độ học vấn cao nhất của người được Thứ tự
phỏng vấn khai.
1. Không biết đọc, viết
2. Biết đọc biết viết
3. Trình độ phổ thông (ghi rõ) __/12
4. Trung cấp nghề
5. Cao đẳng, Đại học
6. Trên đại học.

A6 Thời gian Thời gian mắc bệnh ĐTĐ týp 2 = năm nghiên Định lượng rời rạc
mắc bệnh cứu - năm đầu tiên được chẩn đoán ĐTĐ týp 2
ĐTĐ bởi bác sĩ điều trị theo sổ khám bệnh/giấy khám
bệnh.

24
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

A7 Sử dụng Sử dụng Insulin để kiểm soát đường huyết hàng Nhị giá
insulin trong ngày theo đơn thuốc được kê bởi bác sĩ điều trị.
điều trị ĐTĐ 1. Có: có sử dụng thuốc tiêm và liệt kê
týp 2 đúng tên thuốc (chứa hoạt chất là
Insulin)
2. Không: Chỉ sử dụng các loại thuốc uống.

A8 Bệnh kèm Các bệnh lý kèm theo ngoài ĐTĐ týp 2 được Nhị giá
theo ngoài chẩn đoán bởi bác sĩ theo sổ khám bệnh/giấy
ĐTĐ khám bệnh
1. Có: Có bệnh kèm và liệt kê được ít
nhất 1 bệnh
2. Không: Không có bệnh kèm.

MTCB 1: Xác định tỷ lệ có kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ týp
2 tại Phường 1 Quận 10 năm 2022.

B1 Kiến thức về Ý kiến về việc BN ĐTĐ týp 2 có thể ăn thực Nhị giá
chế độ ăn phẩm chứa đường trong chế độ ăn nhiều chất
nhiều chất xơ xơ
1. Đúng : BN ĐTĐ týp 2 có thể ăn thực
phẩm chứa đường trong chế độ ăn nhiều
chất xơ
2. Sai : BN ĐTĐ týp 2 không thể ăn thực
phẩm chứa đường trong chế độ ăn nhiều
chất xơ.

B2 Kiến thức về Ý kiến về việc thực phẩm có đường sẽ ảnh Nhị giá

25
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

mối liên quan hưởng tới đường huyết


giữa đồ ăn có 1. Đúng: thực phẩm có đường sẽ ảnh
đường và hưởng tới đường huyết
đường huyết 2. Sai: thực phẩm có đường sẽ không ảnh
hưởng tới đường huyết.

B3 Kiến thức về Ý kiến về việc thực phẩm chứa nhiều chất xơ Nhị giá
thực phẩm giúp ổn định đường huyết
nhiều chất xơ 1. Đúng: thực phẩm chứa nhiều chất xơ
giúp ổn định đường huyết
2. Sai: thực phẩm chứa nhiều chất xơ
không giúp ổn định đường huyết.

B4 Kiến thức về Ý kiến về việc thực phẩm nhiều chất béo sẽ làm Nhị giá
thực phẩm tăng nguy cơ biến chứng ở BN ĐTĐ týp 2
nhiều chất 1. Đúng: thực phẩm nhiều chất béo sẽ làm
béo tăng nguy cơ biến chứng ở BN ĐTĐ týp
2
2. Sai: thực phẩm nhiều chất béo sẽ không
làm tăng nguy cơ biến chứng ở BN ĐTĐ
týp 2.

B5 Kiến thức về Ý kiến về việc ăn thực phẩm dành cho BN Nhị giá
thực phẩm ĐTĐ týp 2 có thể làm tăng cân.
dành cho BN 1. Đúng: thực phẩm dành cho BN ĐTĐ týp
ĐTĐ týp 2 2 có thể làm tăng cân
2. Sai: thực phẩm dành cho BN ĐTĐ týp 2
không làm tăng cân.

26
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

B6 Kiến thức về Ý kiến về việc cùng một lượng khẩu phần thì cá Nhị giá
chất béo và thịt trắng (ví dụ: thịt gà) sẽ ít chất béo hơn
trong cá, thịt thịt đỏ (ví dụ: thịt heo, bò)
trắng và thịt 1. Đúng: cùng một lượng khẩu phần thì cá
đỏ và thịt trắng (ví dụ: thịt gà) sẽ ít chất béo
hơn thịt đỏ (ví dụ: thịt heo, bò)
2. Sai: cùng một lượng khẩu phần thì cá và
thịt trắng (ví dụ: thịt gà) sẽ nhiều chất
béo hơn thịt đỏ (ví dụ: thịt heo, bò).

B7 Kiến thức về Ý kiến về việc BN ĐTĐ týp 2 không thể ăn quá Nhị giá
lượng đạm có nhiều đạm
thể ăn 1. Đúng: BN ĐTĐ týp 2 không thể ăn quá
nhiều đạm
2. Sai : BN ĐTĐ týp 2 có thể ăn quá nhiều
đạm.

B8 Kiến thức về Ý kiến về việc thực phẩm chiên rán thường Nhị giá
lượng chất chứa nhiều chất béo
béo trong 1. Đúng: thực phẩm chiên rán thường chứa
thực phẩm nhiều chất béo
chiên rán 2. Sai: thực phẩm chiên rán không chứa
nhiều chất béo.

B9 Kiến thức về Ý kiến về việc các loại bánh ngọt chứa nhiều Nhị giá
lượng chất chất béo
béo trong các 1. Đúng: các loại bánh ngọt chứa nhiều
loại bánh chất béo

27
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

ngọt 2. Sai: các loại bánh ngọt không chứa nhiều


chất béo.

B10 Kiến thức về Ý kiến về việc chất béo trong các loại bánh quy Nhị giá
chất béo và phô mai nhiều hơn trong các loại bánh kem
trong phô 1. Đúng : chất béo trong các loại bánh quy
mai, bánh và phô mai nhiều hơn trong các loại
quy và bánh bánh kem
kem 2. Sai: chất béo trong các loại bánh quy và
phô mai ít hơn trong các loại bánh kem.

B11 Kiến thức về Ý kiến về việc năng lượng trong bơ thực vật và Nhị giá
năng lượng mứt nhiều hơn trong bơ động vật
trong bơ thực 1. Đúng: năng lượng trong bơ thực vật và
vật, mứt và mứt nhiều hơn trong bơ động vật
bơ động vật 2. Sai: năng lượng trong bơ thực vật và mứt
ít hơn trong bơ động vật.

B12 Kiến thức về Ý kiến về việc hạn chế dùng muối có thể giúp Nhị giá
lợi ích của giảm các biến chứng tim mạch ở BN ĐTĐ týp 2
việc hạn chế 1. Đúng: hạn chế dùng muối có thể giúp
muối đối với giảm các biến chứng tim mạch ở BN
BN ĐTĐ týp ĐTĐ týp 2
2 2. Sai: hạn chế dùng muối không giúp giảm
các biến chứng tim mạch ở BN ĐTĐ týp
2.

B13 Kiến thức về Ý kiến về việc ăn trái cây tươi có thể làm tăng Nhị giá

28
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

sự liên quan đường huyết


giữa ăn trái 1. Đúng: ăn trái cây tươi có thể làm tăng
cây tươi và đường huyết
đường huyết 2. Sai: ăn trái cây tươi không làm tăng
đường huyết.

B14 Kiến thức về Ý kiến về việc uống nước trái cây tươi, nước ép Nhị giá
sự liên quan có làm tăng đường huyết
giữa uống 1. Đúng: việc uống nước trái cây tươi,
nước trái cây nước ép có làm tăng đường huyết.
tươi, nước ép 2. Sai: việc uống nước trái cây tươi, nước
và đường ép không làm tăng đường huyết.
huyết

B15 Kiến thức về Kiến thức về dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ týp Thứ tự
dinh dưỡng 2 dựa trên phần trăm số câu trả lời đúng các câu
trong điều trị hỏi trong phần kiến thức
ĐTĐ týp 2 1. Kiến thức kém: phần trăm số câu trả lời
đúng < 50%
2. Kiến thức trung bình: phần trăm số câu
trả lời đúng từ 50% - 75%
3. Kiến thức tốt: phần trăm số câu trả lời
đúng > 75%.

MTCB 2: Xác định tỷ lệ tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại
Phường 1 Quận 10 năm 2022.

C1 Tuân thủ việc Sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất xơ (ví Nhị giá

29
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

sử dụng các dụ: các loại rau, đậu, trái cây và ngũ cốc
loại thực nguyên hạt) trong mọi bữa ăn
phẩm nhiều 1. Tuân thủ: sử dụng các loại thực phẩm
chất xơ nhiều chất xơ trong mọi bữa ăn
2. Không tuân thủ: Không sử dụng các loại
thực phẩm nhiều chất xơ trong mọi bữa
ăn.

C2 Tuân thủ việc Hạn chế sử dụng các thức uống có đường (nước Nhị giá
hạn chế sử ép trái cây, nước giải khát có ga)
dụng thức 1. Tuân thủ: sử dụng các thức uống có
uống có đường < 3 lần/tuần
đường 2. Không tuân thủ: sử dụng các thức uống
có đường ≥ 3 lần/tuần.

C3 Tuân thủ việc Sử dụng cá trong các bữa ăn Nhị giá


sử dụng cá 1. Tuân thủ: Sử dụng cá ≥ 2 bữa ăn/tuần
trong các bữa 2. Không tuân thủ: Sử dụng cá < 2 bữa
ăn ăn/tuần.

C4 Tuân thủ việc Sử dụng nội tạng trong các bữa ăn Nhị giá
hạn chế sử 1. Tuân thủ: sử dụng nội tạng < 3 bữa
dụng nội tạng ăn/tuần
trong các bữa 2. Không tuân thủ: sử dụng nội tạng ≥ 3
ăn bữa ăn/tuần

C5 Tuân thủ việc Sử dụng các loại thịt nhiều mỡ (thịt vịt, thịt heo Nhị giá
hạn chế sử mỡ, thịt ba chỉ,...) trong các bữa ăn
dụng các loại 1. Tuân thủ: sử dụng các loại thịt nhiều mỡ

30
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

thịt nhiều mỡ < 3 bữa ăn/tuần


trong các bữa 2. Không tuân thủ: sử dụng các loại thịt
ăn nhiều mỡ ≥ 3 bữa ăn/tuần

C6 Tuân thủ việc Sử dụng thực phẩm chức năng giúp kiểm soát Nhị giá
sử dụng các đường huyết (các loại Vitamin, nghệ, crôm,
loại thực quế)
phẩm chức 1. Tuân thủ: có sử dụng thực phẩm chức
năng hỗ trợ năng giúp kiểm soát đường huyết và liệt
kiểm soát kê được 1 loại
đường huyết 2. Không tuân thủ: không sử dụng thực
phẩm chức năng giúp kiểm soát đường
huyết.

C7 Tuân thủ việc Sử dụng thức uống có cồn (bia, rượu) ở mức độ Nhị giá
sử dụng thức trung bình
uống có cồn 1. Tuân thủ:
ở mức độ + Đối với nam: Không uống thực phẩm có
trung bình cồn hoặc sử dụng ≤ 2 đơn vị cồn/ngày (2
lon bia hoặc 2 ly nhỏ rượu mạnh 40ml
hoặc 2 ly rượu vang 100 ml)
+ Đối với nữ: Không uống thực phẩm có
cồn hoặc sử dụng ≤ 1 đơn vị cồn/ngày (1
lon bia hoặc 1 ly nhỏ rượu mạnh 40ml
hoặc 1 ly rượu vang 100 ml)
2. Không tuân thủ:
+ Đối với nam: Sử dụng > 2 đơn vị
cồn/ngày (2 lon bia hoặc 2 ly nhỏ rượu

31
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

mạnh 40ml hoặc 2 ly rượu vang 100 ml)


+ Đối với nữ: sử dụng > 1 đơn vị cồn/ngày
(1 lon bia hoặc 1 ly nhỏ rượu mạnh 40ml
hoặc 1 ly rượu vang 100 ml).

C8 Tuân thủ việc Sử dụng các chất tạo ngọt thay thế đường Nhị giá
sử dụng các (Aspartame, Sucralose, đường Stevia,
chất tạo ngọt Saccharin, Acesulfame-K, đường ăn kiêng..)
thay thế trong bữa ăn
đường trong 1. Tuân thủ: sử dụng chất tạo ngọt thay thế
bữa ăn đường trong bữa ăn
2. Không tuân thủ: không sử dụng chất tạo
ngọt thay thế đường trong bữa ăn.

C9 Tuân thủ số Số bữa ăn (bữa chính, bữa phụ) trong một ngày Nhị giá
bữa ăn mỗi của BN:
ngày 1. Tuân thủ: > 3 bữa/ngày
2. Không tuân thủ: 1-3 bữa/ngày.

C10 Tuân thủ việc Không bỏ bữa ăn từ lúc bắt đầu điều trị ĐTĐ Nhị giá
không bỏ bữa đến thời điểm hiện tại.
ăn 1. Tuân thủ: Không bỏ bữa
2. Không tuân thủ: Có bỏ bữa.

C11 Tuân thủ chế Tuân thủ chế độ dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ Nhị giá
độ dinh dựa trên phần trăm số câu trả lời tuân thủ trong
dưỡng trong phần thực hành
điều trị ĐTĐ 1. Đạt: BN có tỷ lệ phần trăm câu trả lời

32
ST Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số
T

tuân thủ lớn hơn số trung vị tính được


sau khi khảo sát.
2. Không đạt: BN có tỷ lệ phần trăm câu trả
lời tuân thủ nhỏ hơn số trung vị tính
được sau khi khảo sát.

Thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu


- Thu thập thông tin bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu
hỏi soạn sẵn.
- Sinh viên thu thập thông tin gồm 9 người đã được tập huấn đầy đủ về
nội dung và cách thực hiện, đảm bảo sức khoẻ và hoàn thành tốt nhiệm
vụ trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Mô tả bảng câu hỏi:
● Bộ câu hỏi gồm 33 câu hỏi, thời gian phỏng vấn dự kiến 15 phút.
● Hình thức: hỏi đáp trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi có đáp án sẵn.
● Dạng câu hỏi: đóng hoặc mở.
● Gồm 3 phần:
+ Khảo sát các đặc điểm dân số - xã hội và tình trạng bệnh: gồm 08
câu hỏi.
+ Khảo sát kiến thức về chế độ dinh dưỡng: gồm 14 câu hỏi.
+ Khảo sát tuân thủ chế độ dinh dưỡng: gồm 11 câu hỏi.
- Thời gian điều tra: bắt đầu từ 5/12/2022 đến 16/12/2022.

33
4.1.

4.1.

Công cụ thu thập số liệu


- Bảng câu hỏi soạn sẵn, bút bi, vở ghi chép.

Quy trình thu thập số liệu


- Bước 1: Sinh viên tập trung tại TYT Phường 1 Quận 10, chuẩn bị đầy đủ công
cụ thu thập số liệu như bảng câu hỏi đã sửa, bút, vở ghi chép.
- Bước 2: Liên hệ trưởng trạm y tế, các tổ trưởng tổ dân phố để việc tiếp cận
người dân được thuận tiện hơn.
- Bước 3: Theo hướng dẫn của tổ trưởng tổ dân phố, sinh viên chia nhóm 2
người phỏng vấn từng bệnh nhân theo danh sách, giới thiệu bản thân và mục
đích nghiên cứu.
- Bước 4: Giới thiệu về bảng câu hỏi, sau đó chia nhiệm vụ 1 bạn phỏng vấn
bệnh nhân theo bảng câu hỏi soạn sẵn trong vòng 15 phút, 1 bạn quan sát, đánh
giá và ghi chép. Cảm ơn và chào đối tượng nghiên cứu.
- Bước 5: Tiếp tục khảo sát cho đến khi đủ số lượng mẫu.
- Bước 6: Sinh viên tập trung về trạm và tiến hành tổng hợp số liệu đã thu thập.
- Bước 7: Sinh viên báo cáo tiến độ và kết quả cho giảng viên bộ môn và giảng
viên tại cộng đồng cuối mỗi buổi thu thập số liệu.

Đạo đức nghiên cứu:


Đề cương nghiên cứu được phê duyệt của các giảng viên hướng dẫn nghiên cứu thuộc
Bộ môn Tổ chức - Quản lý Y tế, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; các Cán
bộ phụ trách tại TTYT quận 10 và trạm y tế phường 1, quận 10. Đối tượng tham gia
vào nghiên cứu được thông tin, giải thích đầy đủ, chính xác về nội dung và lợi ích của
nghiên cứu, tự nguyện ký tên đồng ý tham gia nghiên cứu trong biên bản đồng thuận
tham gia nghiên cứu sau khi đã hiểu rõ. Toàn bộ thông tin của đối tượng tham gia

34
nghiên cứu được bảo mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và đối tượng có
quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không cần giải thích lý do. Kết quả của
nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các nghiên cứu về sau cũng
như giúp định hướng các hoạt động can thiệp phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. WHO. Diabietes 2022 [Available from: https://www.who.int/news-room/fact-
sheets/detail/diabetes.]
2. BỘ Y TẾ. “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TÍP 2” [Available from: https://www.who.int/news-room/fact-
sheets/detail/diabetes ]
3. Trung tâm y tế phường 1 quận 10. “GIỚI THIỆU VỀ PHƯỜNG 1 QUẬN 10’
[Available from: http://phuong1.quan10.gov.vn/Gioi-thieu-chung ]
4. International Diabetes Federation “IDF Diabetes Atlas 2021”
https://diabetesatlas.org/atlas/tenth-edition/ ]

1.
2.
3.
4.
5. CỔNG THÔNG TIN TỪ BỘ Y TẾ “ Khoảng 5 triệu người Việt đang mắc căn
bệnh gây nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh, cắt cụt chi”
[https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/
khoang-5-trieu-nguoi-viet-ang-mac-can-benh-gay-nhieu-bien-chung-ve-
tim-mach-than-kinh-cat-cut-chi- ]
6. Nguyễn Kim Hưng và cộng sự. Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở
người trưởng thành (≥ 15 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001. Kỷ yếu
toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội
tiết và chuyển hóa lần thứ 2. Nhà xuất bản Y học; 2004:12.
[https://sdh.hmu.edu.vn/images/00_TVLA32Khanh_YTCC.pdf ]
7. Hồ Phạm Thục Lan. Dịch tễ học đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại Việt
Nam: Phân loại dựa vào HbA1C. Hội đái tháo đường và nội tiết Thành phố Hồ
Chí Minh. 2017; IX:
64. [https://diabetesjournals.org/care/article/39/7/e93/37354/HbA1c-Based-
Classification-Reveals-Epidemic-of] 

35
8. Võ Thị Xuân Hạnh. Tỷ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường qua khảo sát trên mẫu
đại diện cộng đồng dân cư tại nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y
học dự phòng.2017(27(8):81).
[https://www.researchgate.net/publication/323004071_Prevalence_of_hyperten
sion_and_diabetes_among_adults_in_Ho_Chi_Minh_City_-_a_community-
based_study_in_an_urban_district] 
9. Trung tâm y tế quận 10 (2021). ‘’DANH SÁCH BỆNH NHÂN ĐÃ RÀ SOÁT
ĐẾN 12/2021”. [ https://drive.google.com/file/d/114_lG0jLU9Eg-
DmEOBC55IC5BAXoF0WT/view ]
10. Trung tâm y tế quận 10 (2022).”BIỂU MẪU QUẢN LÝ THA ĐTĐ TẠI
TYT”. [
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1hnaQlVFeG0OIaWYlmM251URxLrq
HPDuR/edit?
usp=sharing&ouid=110683604505230529107&rtpof=true&sd=true ]
11. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Thảo Ly và Nguyễn Trọng
Hưng (2021) “Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo  đường
týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2021 và một số
yếu tố liên quan” - Tạp chí nghiên cứu y học, 146 (10) - 2021, tr 158-166.
[https://tapchinghiencuuyhoc.vn/index.php/tcncyh/article/view/324]
12. Nguyễn Trọng Nhân, Vũ Văn Thành (2019) “Thực trạng kiến thức và thực
hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú
tại bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019”. Khoa học điều dưỡng, tập 02,
số 03, tr.97-104 [https://jns.vn/index.php/journal/article/view/189 ]
13. Cathy Breen, Miriam Ryan, Michael J. Gibney và Donal O'Shea (2015)
“Diabetes-related nutrition knowledge and dietary intake among adults with
type 2 diabetes”, British Journal of Nutrition, Volume 114, Issue 3, pp. 439 –
447. [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26169113/]
14. Savvas Katsaridis, Maria G. Grammatikopoulou, Konstantinos Gkioura,
Christos Tzimos, Stefanos T. Papageorgiou, Anastasia G. Markaki, Triada
Exiara, Dimitrios G. Goulis and Theodora Papamitsou (2020) “Low Reported
Adherence to the 2019 American Diabetes Association Nutrition
Recommendations among Patients with Type 2 Diabetes Mellitus, Indicating
the Need for Improved Nutrition Education and Diet Care”, Nutrients 2020, 12,
3516 [ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33203138/ ]
15. Bệnh viện Nội tiết Trung ương. “Tỷ lệ đái tháo đường, tiền đái tháo đường và
một số yếu tố liên quan tại Việt Nam năm 2020.”. [
https://www.benhviennoitiet.vn/index.php?
option=com_k2&view=item&id=2147:taam-taaat-baao-caao-nghiaan-caaau-
khoa-haaac-iaaau-tra-taaa-laaa-aai-thaao-aaang-tiaaan-aai-thaao-aaang-vaa-
maaat-saaa-yaaau-taaa-liaan-quan-taaai-viaaat-nam-n-m-2020&Itemid=1556 ]
16. Bradley JSaC. “The ADKnowl: identifying knowledge deficits in diabetes
care”. [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11553199/ ]
17. Lê Thị Thu Trang, Ngô Thị Bích Phượng, Trịnh Thị Ngọc Anh (2018), “Đánh
giá kiến thức về bệnh ĐTĐ bằng bộ câu hỏi ADKnowl”  Khoa học điều dưỡng,

36
tập 01, số 04, tr.21-25 [https://demacvn.com/danh-gia-kien-thuc-ve-benh-dai-
thao-duong-bang-bo-cau-hoi-adknowl/]
18. Cổng thông tin điện tử Sở Y Tế Nam Định (2019) “Những yếu tố nguy cơ mắc
bệnh đái tháo đường type 2”. [https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-
nganh/giao-duc-suc-khoe/nhung-yeu-to-nguy-co-mac-benh-dai-thao-duong-
type-2-939]
19. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Nam Định (2019) “Một số biến chứng của bệnh
đái tháo đường tuyp 2”. [ https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-
nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-tuyp-2-
934 ]

37
PHỤ LỤC

1. BỘ CÂU HỎI TRƯỚC/ SAU THỬ NGHIỆM


Bảng 2: Bộ câu hỏi

STT Câu hỏi Trả lời

Đặc điểm dân số - xã hội và tình trạng bệnh

1 Ông/bà sinh năm bao nhiêu? Năm:...

2 Giới tính của ông/bà là gì? ⎕ Nam


⎕ Nữ

3 Nghề nghiệp hiện tại mang lại ⎕Công Nhân


thu nhập chính của ông/bà là ⎕Nhân viên văn phòng/Công chức - viên
gì? ⎕chức nhà nước
⎕Kinh doanh/buôn bán
⎕Nội trợ
⎕Khác:...

4 Dân tộc của ông/bà theo ⎕ Kinh


CMND/CCCD là dân tộc gì? ⎕ Khác:…

5 Trình độ học vấn của ông/ bà là ⎕ Không biết đọc, viết


gì? ⎕.Biết đọc biết viết
⎕ Trình độ phổ thông (ghi rõ) __/12
⎕ Trung cấp nghề
⎕ Cao đẳng, Đại học

i
STT Câu hỏi Trả lời

⎕ Trên đại học

6 Ông/ bà được chẩn đoán ĐTĐ Năm:...


vào năm nào?

7 Ông/ bà có sử dụng thuốc tiêm ⎕ Có. Thuốc:...


để điều trị ĐTĐ theo đơn thuốc ⎕ Không.
của bác sĩ không? Nếu có thì
tên thuốc là gì?

8 Ông/bà có các bệnh lý nào khác ⎕ Có. Bệnh:...


ngoài ĐTĐ được chẩn đoán bởi ⎕ Không
bác sĩ không?

Kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Phường 1
Quận 10 năm 2022

9 Ông/bà nghĩ BN ĐTĐ týp 2 có ⎕ Đúng


thể ăn thực phẩm chứa đường ⎕ Sai
trong chế độ ăn nhiều chất xơ là
đúng hay sai?

10 Ông/bà nghĩ thực phẩm có ⎕ Đúng


đường sẽ ảnh hưởng tới đường ⎕ Sai
huyết là đúng hay sai?

11 Ông/bà nghĩ thực phẩm chứa ⎕ Đúng


nhiều chất xơ giúp ổn định ⎕ Sai
đường huyết là đúng hay sai?

12 Ông/bà nghĩ thực phẩm nhiều ⎕ Đúng


chất béo sẽ làm tăng nguy cơ

ii
STT Câu hỏi Trả lời

biến chứng ở BN ĐTĐ týp 2 là ⎕ Sai


đúng hay sai?

13 Ông/bà nghĩ thực phẩm dành ⎕ Đúng


cho BN ĐTĐ týp 2 sẽ không ⎕ Sai
làm tăng cân là đúng hay sai?

14 Ông/bà nghĩ nếu một phần ⎕ Đúng


cá/thịt trắng (như gà) sẽ ít chất ⎕ Sai
béo hơn một phần thịt đỏ (như
thịt heo, bò), đúng hay sai?

15 Ông/bà nghĩ BN ĐTĐ týp 2 ⎕ Đúng


không thể ăn quá nhiều đạm (ví ⎕ Sai
dụ: thịt, cá. trứng, hải sản, đậu
hủ, sữa,...) là đúng hay sai?

16 Ông/bà nghĩ thực phẩm chiên ⎕ Đúng


rán thường chứa nhiều chất béo ⎕ Sai
là đúng hay sai?

17 Ông/bà nghĩ các loại bánh ngọt ⎕ Đúng


chứa nhiều chất béo đúng hay ⎕ Sai
sai?

18 Ông/bà nghĩ chất béo trong các ⎕ Đúng


loại bánh quy và phô mai nhiều ⎕ Sai
hơn trong các loại bánh kem là
đúng hay sai?

19 Ông/bà nghĩ năng lượng trong ⎕ Đúng

iii
STT Câu hỏi Trả lời

bơ thực vật và mứt nhiều hơn ⎕ Sai


trong bơ động vật đúng hay sai?

20 Ông/bà nghĩ hạn chế dùng muối ⎕ Đúng


có thể giúp các biến chứng tim ⎕ Sai
mạch ở người mắc ĐTĐ týp 2
là đúng hay sai?

21 Ông/bà nghĩ ăn trái cây tươi có ⎕ Đúng


thể làm tăng đường huyết là ⎕ Sai
đúng hay sai?

22 Ông/bà nghĩ uống nước trái cây ⎕ Đúng


tươi, nước ép làm tăng đường ⎕ Sai
huyết là đúng hay sai?

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Phường 1 Quận 10
năm 2022

23 Ông/bà có sử dụng các loại ⎕ Có sử dụng các loại thực phẩm nhiều
thực phẩm nhiều chất xơ (các chất xơ trong mọi bữa ăn
loại rau, đậu, trái cây và ngũ ⎕ Không sử dụng
cốc nguyên hạt) trong mọi bữa
ăn không?

24 Ông/bà sử dụng các thức uống ⎕ < 3 lần/tuần


có đường (nước ép trái cây, ⎕ ≥ 3 lần/tuần
nước tăng lực, nước giải khát
có ga) bao nhiêu lần/tuần?

iv
STT Câu hỏi Trả lời

25 Ông/bà sử dụng cá trong bao ⎕ < 2 bữa ăn/tuần


nhiêu bữa ăn/tuần? ⎕ ≥ 2 lần/tuần

26 Ông/bà sử dụng nội tạng trong ⎕ < 3 bữa ăn/tuần


bao nhiêu bữa ăn/tuần? ⎕ ≥ 3 lần/tuần

27 Ông/bà sử dụng các loại thịt ⎕ < 3 bữa/tuần


nhiều mỡ (thịt vịt, thịt heo mỡ, ⎕ ≥ 3 bữa/tuần
thịt ba chỉ,...) bao nhiêu bữa
ăn/tuần?

28 Ông/bà có sử dụng thực phẩm ⎕ Có. Là:...


chức năng giúp kiểm soát ⎕ Không sử dụng
đường huyết (các loại Vitamin,
nghệ, crôm, quế) không?

29 Ông bà có sử dụng thức uống ⎕ Có


có cồn không? ⎕ Không
(Nếu chọn không thì bỏ qua câu hỏi số 30)

30 Ông/bà uống bao nhiêu lon ⎕ Bia:......lon


bia/ngày hoặc bao nhiêu ly ⎕ Rượu mạnh:........ly nhỏ (40ml)
rượu/ngày (rượu vang/rượu ⎕ Rượu vang:.........ly uống rượu vang
mạnh)? (100ml)

31 Ông/bà có có sử dụng các chất ⎕ Có


tạo ngọt thay thế đường ⎕ Không
(Aspartame, Sucralose, đường
Stevia, Saccharin, Acesulfame-
K, đường ăn kiêng..) trong bữa

v
STT Câu hỏi Trả lời

ăn không?

32 Ông/bà ăn bao nhiêu bữa trong ⎕ > 3 bữa


một ngày? (bao gồm cả bữa ⎕ 1-3 bữa
chính, bữa phụ)

33 Ông/bà có bỏ bữa ăn nào từ lúc ⎕ Có


bắt đầu điều trị ĐTĐ týp 2 đến ⎕ Không
thời điểm hiện tại không?

Bảng 3: Bộ câu hỏi sau thử nghiệm

STT Câu hỏi Trả lời

Đặc điểm dân số - xã hội và tình trạng bệnh

1 Ông/bà sinh năm bao nhiêu? Năm:...

2 Giới tính của ông/bà là gì? ⎕ Nam


⎕ Nữ

3 Nghề nghiệp hiện tại mang lại ⎕Công Nhân


thu nhập chính của ông/bà là ⎕Nhân viên văn phòng/Công chức - viên
gì? ⎕chức nhà nước
⎕Kinh doanh/buôn bán
⎕Nội trợ
⎕Khác:...

4 Dân tộc của ông/bà theo ⎕ Kinh


CMND/CCCD là dân tộc gì? ⎕ Khác:…

5 Trình độ học vấn của ông/ bà là ⎕ Không biết đọc, viết

vi
STT Câu hỏi Trả lời

gì? ⎕.Biết đọc biết viết


⎕ Trình độ phổ thông (ghi rõ) __/12
⎕ Trung cấp nghề
⎕ Cao đẳng, Đại học
⎕ Trên đại học

6 Ông/ bà được chẩn đoán ĐTĐ Năm:...


vào năm nào?

7 Ông/ bà có sử dụng thuốc tiêm ⎕ Có. Thuốc:...


để điều trị ĐTĐ theo đơn thuốc ⎕ Không.
của bác sĩ không? Nếu có thì
tên thuốc là gì?

8 Ông/bà có các bệnh lý nào khác ⎕ Có. Bệnh:...


ngoài ĐTĐ được chẩn đoán bởi ⎕ Không
bác sĩ không?

Kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Phường 1
Quận 10 năm 2022

9 Ông/bà nghĩ BN ĐTĐ týp 2 có ⎕ Đúng


thể ăn thực phẩm chứa đường ⎕ Sai
trong chế độ ăn nhiều chất xơ là
đúng hay sai? ( trong chế độ ăn
của bệnh nhân đái tháo đường
có được ăn thực phẩm chứa
đường hay không ?)

10 Ông/bà nghĩ thực phẩm có ⎕ Đúng


đường sẽ ảnh hưởng tới đường

vii
STT Câu hỏi Trả lời

huyết là đúng hay sai? ⎕ Sai

11 Ông/bà nghĩ thực phẩm chứa ⎕ Đúng


nhiều chất xơ giúp ổn định ⎕ Sai
đường huyết là đúng hay sai?

12 Ông/bà nghĩ thực phẩm nhiều ⎕ Đúng


chất béo sẽ làm tăng nguy cơ ⎕ Sai
biến chứng ở BN ĐTĐ týp 2 là
đúng hay sai?

13 Ông/bà nghĩ thực phẩm dành ⎕ Đúng


cho BN ĐTĐ týp 2 sẽ không ⎕ Sai
làm tăng cân là đúng hay sai?

14 Ông/bà nghĩ nếu một phần ⎕ Đúng


cá/thịt trắng (như gà) sẽ ít chất ⎕ Sai
béo hơn một phần thịt đỏ (như
thịt heo, bò), đúng hay sai?

15 Ông/bà nghĩ BN ĐTĐ týp 2 ⎕ Đúng


không thể ăn quá nhiều đạm (ví ⎕ Sai
dụ: thịt, cá. trứng, hải sản, đậu
hủ, sữa,...) là đúng hay sai?

16 Ông/bà nghĩ thực phẩm chiên ⎕ Đúng


rán thường chứa nhiều chất béo ⎕ Sai
là đúng hay sai?

17 Ông/bà nghĩ các loại bánh ngọt ⎕ Đúng


chứa nhiều chất béo đúng hay ⎕ Sai

viii
STT Câu hỏi Trả lời

sai?

18 Ông/bà nghĩ chất béo trong các ⎕ Đúng


loại bánh quy và phô mai nhiều ⎕ Sai
hơn trong các loại bánh kem là
đúng hay sai?

19 Ông/bà nghĩ năng lượng trong ⎕ Đúng


bơ thực vật và mứt nhiều hơn ⎕ Sai
trong bơ động vật đúng hay sai?

20 Ông/bà nghĩ hạn chế dùng muối ⎕ Đúng


có thể giúp các biến chứng tim ⎕ Sai
mạch ở người mắc ĐTĐ týp 2
là đúng hay sai?

21 Ông/bà nghĩ ăn trái cây tươi có ⎕ Đúng


thể làm tăng đường huyết là ⎕ Sai
đúng hay sai?

22 Ông/bà nghĩ uống nước trái cây ⎕ Đúng


tươi, nước ép làm tăng đường ⎕ Sai
huyết là đúng hay sai?

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Phường 1 Quận 10
năm 2022

23 Ông/bà có sử dụng các loại ⎕ Có sử dụng các loại thực phẩm nhiều
thực phẩm nhiều chất xơ (các chất xơ trong mọi bữa ăn
loại rau, đậu, trái cây và ngũ ⎕ Không sử dụng
cốc nguyên hạt) trong mọi bữa

ix
STT Câu hỏi Trả lời

ăn không?

24 Ông/bà sử dụng các thức uống ⎕ < 3 lần/tuần


có đường (nước ép trái cây, ⎕ ≥ 3 lần/tuần
nước tăng lực, nước giải khát
có ga) bao nhiêu lần/tuần?

25 Ông/bà sử dụng cá trong bao ⎕ < 2 bữa ăn/tuần


nhiêu bữa ăn/tuần? ⎕ ≥ 2 lần/tuần

26 Ông/bà sử dụng nội tạng trong ⎕ < 3 bữa ăn/tuần


bao nhiêu bữa ăn/tuần? ⎕ ≥ 3 lần/tuần

27 Ông/bà sử dụng các loại thịt ⎕ < 3 bữa/tuần


nhiều mỡ (thịt vịt, thịt heo mỡ, ⎕ ≥ 3 bữa/tuần
thịt ba chỉ,...) bao nhiêu bữa
ăn/tuần?

28 Ông/bà có sử dụng thực phẩm ⎕ Có. Là:...


chức năng giúp kiểm soát ⎕ Không sử dụng
đường huyết (các loại Vitamin,
nghệ, thuốc nam, thuốc bắc)
không?

29 Ông bà có sử dụng thức uống ⎕ Có


có cồn không? ⎕ Không
(Nếu chọn không thì bỏ qua câu hỏi số 30)

30 Ông/bà uống bao nhiêu lon ⎕ Bia:......lon


bia/ngày hoặc bao nhiêu ly ⎕ Rượu mạnh:........ly nhỏ (40ml)

x
STT Câu hỏi Trả lời

rượu/ngày (rượu vang/rượu ⎕ Rượu vang:.........ly uống rượu vang


mạnh)? (100ml)

31 Ông/bà có có sử dụng các chất ⎕ Có


tạo ngọt thay thế đường ⎕ Không
(Aspartame, Sucralose, đường
Stevia, Saccharin, Acesulfame-
K, đường ăn kiêng..) trong bữa
ăn không?

32 Ông/bà ăn bao nhiêu bữa trong ⎕ > 3 bữa


một ngày? (bao gồm cả bữa ⎕ 1-3 bữa
chính, bữa phụ)

33 Ông/bà có bỏ bữa ăn nào từ lúc ⎕ Có


bắt đầu điều trị ĐTĐ týp 2 đến ⎕ Không
thời điểm hiện tại không?

2. PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU


PHIẾU THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU

Tên nghiên cứu: KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI PHƯỜNG 1 QUẬN 10 NĂM 2022

Nghiên cứu viên chính: Tổ 5 - Y2017B - Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch

Giới thiệu:

xi
Ông(bà)/người thân của ông(bà) được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 được biết đến
như một bệnh mãn tính không lây.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu xem tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức và tuân
thủ chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Phường 1 Quận 10 là bao
nhiêu. Chúng tôi xin mời ông(bà)/người thân của ông(bà) tham gia vào nghiên cứu
này.
Trong tờ phiếu này, chúng tôi sẽ cung cấp cho ông(bà)/người thân của ông(bà) thông
tin về nghiên cứu để giúp bạn quyết định xem có muốn tham gia nghiên cứu hay
không. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, xin vui lòng trao đổi với bác sĩ
nghiên cứu.

Mục đích của nghiên cứu: Tính được tỷ lệ có kiến thức đúng và tuân thủ chế độ dinh
dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Phường 1 Quận 10 năm 2022. Từ đó làm cơ sở
tham khảo cho những mô hình truyền thông - giáo dục sức khỏe, quản lý BN ĐTĐ týp
2 và hỗ trợ thiết kế những chương trình can thiệp hiệu quả hơn, phù hợp hơn, bám sát
thực tiễn tại phường 1 trong tương lai.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tham gia vào nghiên cứu này?
Nếu ông(bà)/người thân của ông(bà) đồng ý tham gia, chúng tôi sẽ thu thập một số
thông tin về đặc điểm bệnh và chế độ dinh dưỡng thường ngày của ông(bà)/người thân
của ông(bà).
Nếu ông(bà) không đồng ý tham gia nghiên cứu, ông(bà)/người thân của ông(bà) vẫn
sẽ được điều trị đầy đủ theo Hướng dẫn điều trị của bệnh viện.

Lợi ích của bạn khi tham gia nghiên cứu


Nghiên cứu nhằm mô tả tỷ lệ có kiến thức và tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2. Do đó, khi tham gia nghiên cứu ông(bà)/người thân của ông(bà)
sẽ biết được thêm về chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và có thể
áp dụng vào các bữa ăn hàng ngày.

xii
Tính bảo mật
Thông tin thu thập từ ông(bà)/người thân của ông(bà) và các câu trả lời sẽ được bảo
mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Tôi đồng ý cho tôi/người thân của tôi tham gia vào nghiên cứu “Kiến thức và tuân thủ
chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Phường 1 Quận 10 năm
2022”.

Tôi hiểu rằng tôi/người thân của tôi có thể rút khỏi nghiên cứu hoặc ngừng tham gia
nghiên cứu bất kỳ thời điểm nào và điều này sẽ không ảnh hưởng gì tới việc chăm sóc
sức khỏe của tôi/người thân của tôi. Bằng việc đồng ý tham gia nghiên cứu này, tôi
cho phép nghiên cứu viên sử dụng thông tin cá nhân của tôi/người thân của tôi cho
mục đích nghiên cứu. Thông tin của tôi/người thân của tôi sẽ được thể hiện như là một
phần của kết quả nghiên cứu nhưng không được tiết lộ tên hoặc các thông tin cá nhân
có thể nhận diện của tôi/người thân của tôi.
Nếu tôi có thắc mắc về các quy trình của nghiên cứu, tôi có thể liên hệ với nghiên cứu
viên bất cứ thời điểm nào.

Tôi hiểu đầy đủ các nội dung trong phiếu thông tin dành cho đối tượng tham gia
nghiên cứu và phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu, và tôi đồng ý tham gia nghiên
cứu này.
Tôi đồng ý tham gia vào nghiên cứu này.
□ Đồng ý □ Không đồng ý

Chữ ký của bệnh nhân/người thân bệnh nhân: ..........................................................


Tên bệnh nhân/người thân bệnh nhân: .......................................................................
Ngày: ................................................................................................................................
..

xiii
Chữ ký của nghiên cứu viên lấy phiếu chấp thuận: .................................................
Tên của nghiên cứu viên lấy phiếu chấp thuận: ........................................................
Ngày: ................................................................................................................................
..

3. BÀI THU HOẠCH

 Kiến thức - Thái độ - Kỹ năng học được qua đợt thực tập:

- Kiến thức:
● Cách làm hoàn chỉnh một đề cương nghiên cứu khoa học.
● Cách theo dõi, xử trí cơ bản cho trẻ từ 5-12 tuổi sau tiêm
chủng covid.
● Cách theo dõi, xử trí cơ bản cho trẻ sau tiêm chủng mở
rộng.
- Thái độ:
● Cư xử niềm nở, ân cần với bệnh nhân
● Hòa đồng, thân thiện, hợp tác giúp đỡ với đồng nghiệp
- Kỹ năng:
● Tiếp cận, tư vấn sức khỏe cho người dân
● Rèn luyện thêm kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc
lập
❖ Thuận lợi - Khó khăn
- Thuận lợi:
● Được chính quyền địa phương hỗ trợ nhiệt tình khi tham
gia khảo sát, đánh giá thử nghiệm bộ câu hỏi.
● Do vị trí gần chợ, nên người dân đông đúc vui vẻ hoà đồng
dễ dàng tiếp cận.
● Các y bác sĩ tại trạm hòa đồng, vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ,

xiv
hướng dẫn tận tình công việc.
- Khó khăn:
● Việc cập nhật số liệu về tiêm vaccine Covid 19 còn nhiều
khó khăn do sai sót thông tin lúc khai báo.
● Nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót trong việc xây dựng đề cương nghiên
cứu.

 Bài học kinh nghiệm

Chỉ trong vòng 5 tuần ngắn ngủi được học tập cũng như hỗ trợ tại trạm y tế,
chúng em nhận thấy bản thân còn nhiều thiếu sót từ chuyên môn cũng như
những kỹ năng khác. Để bản thân ngày một tiến bộ hơn chúng em cần phải nỗ
lực nhiều hơn nữa về nhiều mặt:
- Về chuyên môn: cần nắm vững những kiến thức cơ bản về y khoa và
ứng dụng chúng vào việc thực tập, luyện tập những kỹ năng chuyên môn
nhiều và thường xuyên hơn. Không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức
mới.
- Về thái độ:
● Cư xử đúng mực, nhẹ nhàng, thấu hiểu hơn khi tiếp xúc với
bệnh nhân. Hòa nhã, hỗ trợ hết mình với đồng nghiệp
● Biết cách phối hợp làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tốt
hơn.
● Thấu hiểu và cảm thông hơn đối với nhân viên y tế tuyến cơ sở.

xv
4. BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC TUẦN 1
THỜI CHI TIẾT CÔNG THÀNH VIÊN THAM
ĐỊA ĐIỂM
GIAN VIỆC GIA
Hội trường TTYT
Sinh hoạt đầu đợt thực
Quận
tập
10
Tất cả thành viên
Sinh hoạt tại trạm y tế
quận 10 Trạm y tế phường
Thứ 3 1 Quận 10
Liên hệ xin tài liệu Nguyễn Hoàng Tôn Vũ
Phân chia công vệc bài
Nguyễn Hoàng Tôn Vũ
báo cáo " Đặt vấn đề"
Online
Hoàn thành công việc
Tất cả thành viên
được giao
Thứ 4 Thu thập tài liệu về Trạm y Tế
"Chương trình phòng phường 1 Quận
Tất cả thành viên
chống bệnh không lây” 10
tại Trạm y Tế
Hỗ trợ công việc tại Tất cả thành viên Trạm y Tế
trạm phường 1 Quận
10

xvi
THỜI CHI TIẾT CÔNG THÀNH VIÊN THAM
ĐỊA ĐIỂM
GIAN VIỆC GIA
Hoàn thành công việc
Tất cả thành viên Online
được giao
Trạm y Tế
Hỗ trợ công việc tại Tất cả thành viên phường 1 Quận
Thứ 5 trạm 10
Bình Thạnh
Nguyễn Vương Như
Tổng hợp và chỉnh sửa, Ngọc
bổ sung bài báo cáo Đinh Minh Thuận Online
" Đặt vấn đề " Trần Thị Thuỳ Linh
Lê Minh Tiến

-Hỗ trợ công việc tại


Trạm y tế Phường
trạm
Thứ 6 Tất cả thành viên 1 Quận 10
-Hoàn chỉnh bài báo cáo

Nộp báo cáo Đặt Vấn


Thứ 6 Nguyễn Hoàng Tôn Vũ online
Đê

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TUẦN 2

THỜI CHI TIẾT CÔNG THÀNH VIÊN THAM


Tất cả thành viên
GIAN VIỆC GIA

xvii
THỜI CHI TIẾT CÔNG THÀNH VIÊN THAM
ĐỊA ĐIỂM
GIAN VIỆC GIA
Trạm y tế Phường
Hỗ trợ công việc tại Tất cả thành viên
Thứ 2 1 Quận 10
trạm

Báo cáo “ Đặt vấn đề “ Tất cả thành viên


TTYT Quận 10
Nghe báo cáo “ Đặt Vấn
Thứ 3 Tất cả thành viên
Đề” các nhóm khác
Chỉnh sửa báo cáo “Đặt
Tất cả thành viên Online
Vấn đề”
-Hỗ trợ công việc tại
trạm
Trạm y tế Phường
-Tìm kiếm các
Tất cả thành viên 1 Quận 10
tài liệu có liên
quan đến báo cáo “Tổng
quan y văn”
Phân tích, tổng
Thứ 4
hợp các thông
Nguyễn Vương Như
tin từ các tài
Ngọc Online
liệu có liên
Trần Thị Thuỳ Linh
quan đến báo cáo “ Tổng
quan y văn”
Phân chia công việc
Tất cả thành viên Online
trong bài báo cáo

Hỗ trợ công việc tại Trạm y tế Phường


Thứ 5 Tất cả thành viên
trạm 1 Quận 10

xviii
THỜI CHI TIẾT CÔNG THÀNH VIÊN THAM
ĐỊA ĐIỂM
GIAN VIỆC GIA

Tất cả thành viên

Hoàn chỉnh bài word và Trạm y tế Phường


Thứ 6 ppt bài "Lập luân chọn Tất cả thành viên 1 Quận 10
vấn đề sức khỏe"

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TUẦN 3
THỜI CHI TIẾT CÔNG THÀNH VIÊN THAM ĐỊA ĐIỂM
GIAN VIỆC GIA
Thứ 2 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Thứ 3 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Báo cáo phần tổng quan Tất cả thành viên Trung tâm y tế
y văn Quận 10
Phân chia công việc cho Nguyễn Hoàng Tôn Vũ Online
mục tiêu và phương
pháp nghiên cứu
Thứ 4 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Tìm kiếm tài liệu Nguyễn Vương Như online
Ngọc
Trần Thị Thuỳ Linh
Đinh Minh Thuận
Lê Minh Tiến

xix
Tổng hợp tài liệu Nguyễn Hữu Đức online
Đỗ Huy Hoàng
Trịnh Thị Ngọc Thế
Thứ 5 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
HOÀN THIỆN Báo cáo Tất cả thành viên ONLINE
Thứ 6 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Hoàn thành file word và Trần Thị Thuỳ Linh Online
powerpoint Nguyễn Hoàng Tôn Vũ
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TUẦN 4
THỜI CHI TIẾT CÔNG THÀNH VIÊN THAM ĐỊA ĐIỂM
GIAN VIỆC GIA
Thứ 2 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên trạm y tế phường
1 quận 10
Phân chia công việc Nguyễn Hoàng Tôn Vũ Trạm y tế Phường
phần bảng câu hỏi 1 Quận 10
Thứ 3 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Báo cáo phần mục tiêu Tất cả thành viên Trung tâm y tế
và phương pháp nghiên Quận 10
cứu
Thứ 4 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Chỉnh sửa mục tiêu và Nguyễn Vương Như Online
phương pháp nghiên cứu Ngọc
Đinh Minh Thuận
Trần Thị Thuỳ Linh
Tìm tài liệu cho bảng Lê Minh Tiến online

xx
câu hỏi Trịnh Thị Ngọc Thế
Thứ 5 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Làm báo cáo Tất cả thành viên Online
Thứ 6 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Hoàn thành file word và Nguyễn Hoàng Tôn Vũ Online
powerpoint Trần Thị Thuỳ Linh
Làm hoàn chỉnh báo cáo Tất cả thành viên Online
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TUẦN 5
THỜI CHI TIẾT CÔNG THÀNH VIÊN THAM ĐỊA ĐIỂM
GIAN VIỆC GIA
Thứ 2 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Thứ 3 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Thứ 4 Báo cáo phần bảng câu Tất cả thành viên Trung tâm y tế
hỏi Quận 10
Chỉnh sửa bảng câu hỏi Trần Thị Thuỳ Linh Online
Đinh Minh Thuận
Thứ 5 Hỗ trợ trạm y tế Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Thứ 6 Thử nghiệm bộ câu hỏi Tất cả thành viên Trạm y tế Phường
1 Quận 10
Chỉnh sửa và hoàn thiện Tất cả thành viên online
bài nghiên cứu

xxi

You might also like