You are on page 1of 22

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

---oOo---

BỘ MÔN TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ

BÀI TẬP CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP HỌC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

NĂM HỌC 2022 - 2023

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TỔ 6 LỚP Y2019B

NĂM THỨ TƯ (YCQ2019) – NĂM HỌC: 2022 – 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và tên đệm Tên MSSV Ghi chú

Nguyễn Trần Thị Ca Dao 1951010613

Đặng Thụy Hoàng Dung 1951010710

Phạm Sơn Huy Giang 1951010719

Lê Minh Hậu 1951010725

Nguyễn Đức Huy 1951010634

Lê Kim Khanh 1951010637

Võ Duy Lâm 1951010744

Trần Hoàng Minh 1951010646

Lê Hoàng Minh Nguyệt 1951010870

Nguyễn Đức Huy 1951010772

Phạm Thị Thu Trâm 1951010686

Lý Thế Vinh 1951010830

Nguyễn Ngọc Thúy Vy 1951010698


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1

PHẦN I. TỔNG QUÁT VỀ MÔ TẢ .......................................................................................1

1. ĐỀ TÀI MÔ TẢ ............................................................................................................1

2. ĐỐI TƯỢNG MÔ TẢ VÀ PHẠM VI MÔ TẢ .............................................................2

3. PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ .............................................................................................2

PHẦN II. BÁO CÁO KẾT QUẢ THU THẬP ĐƯỢC ...........................................................2

1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ................................................................................................2

2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI LỐI SỐNG ..............................................................................3

A. Quê quán .....................................................................................................................3

B. Nơi ở hiện tại ..............................................................................................................4

C. Tôn giáo ......................................................................................................................4

D. Ăn uống ......................................................................................................................5

E. Rượu bia, thuốc lá .......................................................................................................5

F. Thời gian ngủ, học tập và giải trí ................................................................................6

G. Tập thể dục thể thao ....................................................................................................7

H. Việc làm thêm .............................................................................................................8

3. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG HÀNH VI XÃ HỘI ........................................................8

A. Môi trường học tập .....................................................................................................8

B. Môi trường xã hội .....................................................................................................12

4. ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ Y TẾ ......................................................................................13

LỜI KẾT ................................................................................................................................18


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG SINH VIÊN THEO TUỔI ............................2
Biểu đồ 2.BIỂU ĐỒ THỂ SINH PHẦN TRĂM (%) SINH VIÊN THEO GIỚI TÍNH .........3
Biểu đồ 3. BIỂU ĐỒTHỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ QUÊ QUÁN CỦA CĐ SV ĐHYKPNT ....3
Biểu đồ 4. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ NƠI Ở HIỆN TẠI CỦA CĐ SV
ĐHYKPNT ..............................................................................................................................4
Biểu đồ 5. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ TÔN GIÁO Ở CĐ SV ĐHYKPNT ..........4
Biểu đồ 6. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN PHẦN TRĂM SV ĐHYKPNT CÓ/KHÔNG CÓ ĂN
SÁNG.......................................................................................................................................5
Biểu đồ 7. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN PHÂN BỐ THỜI GIAN NGỦ Ở CĐ SV ĐHYKPNT ......6
Biểu đồ 8. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ THỜI GIAN GIẢI TRÍ Ở CĐ SV
ĐHYKPNT ..............................................................................................................................7
Biểu đồ 9. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ THỜI GIAN LÀM THÊM Ở CĐ SV
ĐHYKPNT ..............................................................................................................................8
Biểu đồ 10. BIỂU ĐỘ THỂ HIỆN PHẦN TRĂM (%) SV ĐHYKPNT THEO NHỮNG
MỨC ĐỘ STRESS TRONG VIỆC HỌC TẬP .......................................................................9
Biểu đồ 11. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TỎA CĂNG THẲNG CỦA
CĐ SV ĐHYKPNT ................................................................................................................10
Biểu đồ 12. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG DO
TRƯỜNG TỔ CHỨC CỦA CĐ SV ĐHYKPNT..................................................................11
Biểu đồ 13. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SV ĐHYKPNT VỚI NƠI Ở
HIỆN TẠI ..............................................................................................................................12
Biểu đồ 14. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN PHẦN TRĂM (%) SV ĐHYKPNT HÀI
LÒNG/KHÔNG HÀI LÒNG VỚI NƠI Ở HIỆN TẠI ..........................................................13
Biểu đồ 15. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ THANG ĐIỂM HÀI LÒNG CỦA CĐ
SV ĐHYKPNT VỚI DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NƠI Ở .............................................................14
Biểu đồ 16. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ CHỌN LỰA CƠ SỞ CHĂM SÓC Y TẾ Ở CĐ SV
ĐHYKPNT ............................................................................................................................15
Biểu đồ 17. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC Y TẾ SV
ĐHYKPNT ĐƯỢC/KHÔNG ĐƯỢC TIẾP CẬN TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC Y TẾ Ở
NƠI Ở ....................................................................................................................................16
Biểu đồ 18. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA SV ĐHYKPNT VỚI CÁC
CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC Y TẾ TẠI NƠI Ở ...........17
LỜI MỞ ĐẦU
Hoàn cảnh sống, môi trường sống hầu như không hề cố định từ lúc ta sinh ra đến
lúc ta mất đi, nên cũng có thể coi cộng đồng trên phương diện của mỗi người là rất đa
dạng, và nhiều khía cạnh. Việc hiểu rõ về cộng đồng cũng như môi trường xung quanh
để chúng ta có thể thích nghi, cũng như phục vụ cho nhiều mục đích sống là vô cùng
cần thiết. Ví dụ như trong lĩnh vực y tế, các bác sĩ, người thực hành cũng phải hiểu rõ
các yếu tố văn hóa, xã hội, con người địa phương mình thực hành, có như vậy thì tạo
cho bệnh nhân cảm giác tin cậy, cũng như xây dựng được những phương án điều trị
nâng cao sức khỏe phù hợp cho từng địa phương, từng đối tượng mà ta muốn nhắm tới.
Vì vậy, việc nghiên cứu và mô tả cộng đồng là vô cùng cần thiết.

Và để có thể tiếp cận nghiên cứu và mô tả được những cộng đồng có quy mô
rộng lớn hơn, có những phương diện phức tạp hơn, thì trước hết ta cần tập làm quen với
những cộng đồng nhỏ, và gần gũi với bản thân mình nhất. Vì vậy chúng em chọn thực
hiện nghiên cứu và mô tả cộng đồng sinh viên nói chung, và cụ thể nhất ở đây là sinh
viên Y4 của trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

PHẦN I. TỔNG QUÁT VỀ MÔ TẢ

1. ĐỀ TÀI MÔ TẢ
Đề tài: “MÔ TẢ CỘNG ĐỒNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC
THẠCH”
Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trước đây chỉ tuyển thí sinh có
hộ khẩu tại TPHCM. Tuy nhiên, kể từ tháng 06/2017, TP. HCM chính thức cho phép
trường được tuyển sinh toàn quốc. Mỗi năm chỉ tiêu tuyển sinh của tất cả các ngành
được phân bố 50% cho TP HCM để đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế của thành phố,
50% còn lại dành cho tất cả các tỉnh thành ngoài TP HCM. Tỉnh đến thời điểm hiện
tại có khoảng hơn 5000 sinh viên tình đang học tập tại trường Đại Học Y Khoa
Phạm Ngọc Thạch.
Từ đó, chúng em đã làm bài nghiên cứu khảo sát để tìm hiểu về cuộc sống
thực tế và học tập của sinh viên từ các tỉnh đến học tập tại trường Đại Học Y Khoa

1
Phạm Ngọc Thạch. Qua đó sẽ nằm bắt được những thuận lợi kèm khó khăn của sinh
viên tình khi tiếp xúc với môi trường thành phổ với biết bao điều mới lạ. Từ đó tạo
cơ hội giao lưu, tìm hiểu giữa các sinh viên các tỉnh, giúp hòa nhập nhanh vào môi
trường mới ở giảng đường đại học.
2. ĐỐI TƯỢNG MÔ TẢ VÀ PHẠM VI MÔ TẢ
- Sinh viên trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ năm 1 đến năm 6, không
phân biệt giới tính, hộ khẩu tỉnh hay thành phố.

- Số lượng mẫu 100 sinh viên.


3. PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ
- Thông qua thu thập số liệu được gửi ngẫu nhiên cho cho các thành viên thuộc
cộng đồng sinh viên trường đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Cách thức: Google form.

PHẦN II. BÁO CÁO KẾT QUẢ THU THẬP ĐƯỢC


1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Ở mẫu khảo sát 100 sinh viên đang học tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, ta có được 2 biểu đồ độ tuổi và giới tính như bên dưới.

Về độ tuổi: Nhiều nhất ở tuổi 22, chiếm 52% trên tổng số. Có sự chênh lệch lớn
so với các độ tuổi khác, có thể giải thích là do số lượng mẫu ít, phần lớn chỉ tập trung
khảo sát ở sinh viên Y4.

Biểu đồ 1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG SINH


VIÊN THEO TUỔI

2
Về giới tính: Tỷ số giới tính là 0,78:1 (nam:nữ), phân bố giới tính được xem là
tương đối đồng đều giữa các sinh viên.

Biểu đồ 2.BIỂU ĐỒ THỂ SINH PHẦN TRĂM (%)


SINH VIÊN THEO GIỚI TÍNH

2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI LỐI SỐNG

A. Quê quán
Qua khảo sát 100 sinh viên ngẫu nhiên tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, đa số sinh viên có quê quán tại Tp.HCM là 73%. Bên cạnh đó, 27% sinh viên
quê quán ngoài Tp.HCM phải có cuộc sống xa nhà.

Biểu đồ 3. BIỂU ĐỒTHỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ


QUÊ QUÁN CỦA CĐ SV ĐHYKPNT

3
B. Nơi ở hiện tại
Đa số sinh viên có nơi ở hiện tại là các quận trong Tp.HCM chiếm 85%. Ở nhóm
sinh viên này, quận 10 là nơi có khá nhiều sinh viên lựa chọn sinh sống để thuận tiện
cho việc đến trường chiếm đến 27%. Bên cạnh đó, sinh viên còn ở các vùng lân cận
trường như quận 5 (10%), quận Bình Thạnh (5%), quận 1 (5%), quận Tân Bình (5%),…
Ngoài ra còn có 15% sinh viên phải vất vả hơn khi nơi ở ngoài khu vực Tp.HCM.
Biểu đồ 4. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ NƠI Ở
HIỆN TẠI CỦA CĐ SV ĐHYKPNT

C. Tôn giáo
Tôn giáo có mối tương quan với cải thiện sức khoẻ thể chất và tinh thần. Tôn
giáo như một nguồn năng lượng để đối phó với căng thẳng, công việc. Qua khảo sát, tỉ
lệ sinh viên chưa tín ngưỡng tôn giáo là 73%, đồng thời cũng có 18% sinh viên tín

Biểu đồ 5. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ TÔN GIÁO Ở
CĐ SV ĐHYKPNT

4
ngưỡng Phật giáo, 7% sinh viên tín ngưỡng Công giáo, và 2% sinh viên tín ngưỡng Hòa
Hảo

D. Ăn uống
Cuộc sống xa nhà là điều kiện lí tưởng để sinh viên buông thả giờ giấc. Nếu như
trước đây khi sống với bố mẹ, giờ giấc các bữa trong ngày đều được tuân thủ nghiêm
ngặt thì khi đi học xa nhà, sinh viên khó đảm bảo lịch trình các hoạt động trong ngày.
Chính vì thế, nhịn ăn sáng là câu chuyện quen thuộc của sinh viên, nhưng nó lại gây
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như kết quả học tập của giới trẻ vẫn đang trong
độ tuổi ăn học. Khảo sát trên 100 sinh viên đang học tại Trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, ta thấy tỉ lệ sinh viên thường xuyên bỏ bữa ăn sáng chiếm đến 26%, đồng
thời cũng có đến 59% sinh viên được khảo sát cho biết rằng họ thỉnh thoảng vẫn bỏ bữa
ăn sáng. Thậm chí, có 3% sinh viên được ghi nhận luôn luôn bỏ bữa ăn sáng, điều này
gây ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể chúng ta, không chỉ khiến thể thiếu hụt dinh dưỡng
mà còn gây ra các bệnh nặng và lâu dài.

Biểu đồ 6. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN PHẦN TRĂM SV ĐHYKPNT


CÓ/KHÔNG CÓ ĂN SÁNG

E. Rượu bia, thuốc lá


Tổ chức y tế thế giới (WHO) xếp rượu bia vào nhóm nguyên nhân thứ 5 trong
10 nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu. Ở Việt Nam, tình hình sử dụng rượu bia
đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở độ tuổi thanh niên. Ngay cả khi trong cộng
đồng Y khoa – một cộng đồng có nhận thức cao về vấn đề này, thì vẫn có đến 49% sinh
viên đến từ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết rằng họ sử dụng nhiều
rượu bia trong các dịp tụ họp bạn bè, 2% trong số đó còn thường xuyên sử dụng rượu

5
bia trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài rượu bia, thì tình trạng sử dụng thuốc lá hay nổi
trội gần đây là thuốc lá điện tử cũng đang là vấn đề đáng báo động. Có 6% sinh viên
được hỏi cho rằng họ thỉnh thoảng vẫn sử dụng chất kích thích này, đây là một con số
tuy không quá cao nhưng vẫn rất cần được giảm đi nhiều hơn.

F. Thời gian ngủ, học tập và giải trí


Giấc ngủ có vai trò vô cùng cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người, đặc biệt
là sinh viên y khoa với những hoạt động học tập cần nhiều sự tập trung và ghi nhớ, cũng
như sức khỏe bền bỉ và dẻo dai để đảm bảo chất lượng công việc. Thời lượng giấc ngủ
là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng giấc ngủ. Qua khảo sát
trên cộng đồng sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, có 81% sinh viên
đảm bảo được thời lượng giấc ngủ từ 5 đến 8 giờ trong một ngày, 10% ngủ từ 8 đến 12
giờ. Trong khi đó, có 9% sinh viên chỉ ngủ 3 đến 5 giờ một ngày, đây là một con số
đáng lưu tâm. Vì vậy, cần có những đánh giá kĩ lưỡng hơn về chất lượng giấc ngủ của
sinh viên, nhằm có những can thiệp kịp thời.

Biểu đồ 7. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN PHÂN BỐ THỜI GIAN
NGỦ Ở CĐ SV ĐHYKPNT

Sinh viên y khoa ngoài học lý thuyết ở trường còn cần phải đi thực tập lâm sàng
ở các bệnh viện, nên thời gian học trong một ngày là vấn đề cần được chú ý, để có
những điều chỉnh thích hợp về lịch học cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp, nhằm
đảm bảo sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống cá nhân mỗi sinh viên.
Tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, sinh viên học 5-7 giờ/ngày (30%) và 7-

6
10 giờ/ngày (31%) chiếm đa số. Ngoài ra, có 22% sinh viên học ít hơn 5 giờ mỗi ngày
và 12% sinh viên học 10-12 giờ/ngày.
Để đánh giá toàn diện hơn về các phương diện cuộc sống của sinh viên y khoa,
yếu tố giải trí là không thể thiếu. Sinh viên ngày nay có nhiều hình thức giải trí như
nghe nhạc, xem phim, chơi thể thao, chơi game, nấu ăn,… Chúng có vai trò giúp họ giải
tỏa căng thẳng, rèn luyện sức khỏe, cũng như trau dồi các kĩ năng cần thiết. 60% sinh
viên được khảo sát cho biết họ dành thời gian từ 1 đến 3 giờ mỗi ngày cho các hoạt
động động giải trí, 30% sinh viên giải trí 3 đến 5 giờ/ngày. Vì vậy, việc giải trí của sinh
viên cần được quan tâm, để họ có thể tiếp cận và tham gia những hoạt động giải trí lành
mạnh, qua đó được thư giãn để học tập tốt hơn, rèn luyện bản thân, mở rộng kiến thức
và kĩ năng.

Biểu đồ 8. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ


THỜI GIAN GIẢI TRÍ Ở CĐ SV ĐHYKPNT

G. Tập thể dục thể thao


Để có một sức khỏe tốt, mỗi người đều cần luyện tập thể dục thể thao một cách
thích hợp, điều độ, bởi thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất mà
còn củng cố về mặt tinh thần và xã hội. Khảo sát trên cộng đồng sinh viên trường ĐH
Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho thấy, có 26% không tập thể dục ngày nào trong tuần,
22% sinh viên tập thể dục 3 ngày/tuần và chỉ có 16% sinh viên tập thể dục từ 5 ngày trở
lên mỗi tuần. Trong số những sinh viên tập thể dục, tỉ lệ tập thể dục 15 phút/ngày là cao
nhất với 39,1%, tập thể dục 30 phút/ngày là 31,1%. Như vậy, việc tập thể dục thể thao
trong tập thể sinh viên y khoa cần được tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện
nhiều hơn, để họ có thể đảm bảo đủ sức khỏe bản thân, để học tập và làm việc hiệu quả
hơn.

7
H. Việc làm thêm
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đi làm thêm của sinh viên. Bởi lẽ, mỗi người
có hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, và nhận thức khác nhau về sự ảnh hưởng của việc làm
thêm đến kết quả học tập và đời sống của mình. Qua khảo sát trên 100 sinh viên trường
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, có 65 sinh viên không đi làm thêm, 35 sinh viên có đi
làm thêm ngoài giờ học. Ở nhóm sinh viên này, thời gian làm thêm ít hơn 6 giờ/tuần và
từ 6-9 giờ/tuần đều chiếm tỉ lệ 13%. Có 7 sinh viên làm thêm hơn 12 giờ mỗi tuần. Để
có cái nhìn chi tiết hơn về công việc làm thêm của sinh viên, cần khảo sát thêm về tính
chất công việc và ảnh hưởng của việc làm đến chất lượng đời sống của sinh viên.
Biểu đồ 9. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ
THỜI GIAN LÀM THÊM Ở CĐ SV ĐHYKPNT

3. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG HÀNH VI XÃ HỘI


A. Môi trường học tập
Học tập ở đại học là một dạng hoạt động đặc biệt của con người, có động cơ,
mục đích tiếp thu, lĩnh hội các tri thức, kinh nghiệm lịch sử, xã hội của loài người nhằm
hình thành thái độ, kỹ năng nghề nghiệp và phát triển tư duy năng động sáng tạo. Trong
quá trình học tập sinh viên chịu rất nhiều tác động từ môi trường bên ngoài (sức ép của
gia đình, chương trình học tập quá tải, sự căng thẳng của các kỳ thi, quan hệ với giáo
viên, với các bạn bè, những tình huống khẩn cấp, hẫng hụt) và các tác động từ bên trong
(các quá trình sinh lý-thần kinh, hoóc môn, và các yếu tố tâm lý). Đây là những yếu tố
có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình học tập và là nguyên nhân gây ra stress cho người
học. Hiện nay có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về stress trong học tập,
nhưng trong đề tài này stress trong học tập được hiểu là sự tương tác đặc biệt giữa chủ

8
thể (sinh viên) với môi trường sống và học tập trong trường đại học. Vậy sinh viên
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nghĩ gì về chương trình học của mình?
Biểu đồ trên, cho thấy rằng:

− Có 62 (%) sinh viên không thường xuyên cảm thấy stress trong học tập. Đây là
con số chiếm tỉ lệ cao nhất.
− Có 28 (%) sinh viên thường xuyên cảm thấy stress trong học tập.
− Có 8 (%) sinh viên không cảm thấy stress trong học tập.
− Có 2 (%) sinh viên luôn cảm thấy stress trong học tập. Đây là con số chiếm tỉ lệ
thấp nhất.
− Số sinh viên luôn cảm thấy stress với chương trình học của mình chiếm tỷ lệ rất
ít. Từ đó cho thấy trong 100 sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đa số
các sinh viên đều biết tự sắp xếp, tự cân bằng quỹ thời gian của mình sao cho phù hợp
với sức khỏe của bản thân nhất.

Biểu đồ 10. BIỂU ĐỘ THỂ HIỆN PHẦN TRĂM (%) SV
ĐHYKPNT THEO NHỮNG MỨC ĐỘ STRESS TRONG
VIỆC HỌC TẬP

9
Vậy sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thường làm gì để giải
tỏa căng thẳng, cũng như làm gì để cân bằng giữa thời gian học và thời gian nghỉ ngơi,
giải trí của mình?
Các hoạt động nhằm giải tỏa căng thẳng của sinh viên trường Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch bao gồm:
− Ngủ chiếm 75 (%)
− Thiền chiếm 1 (%)
− Đi chơi chiếm 50 (%)
− Đọc sách chiếm 3 (%)
− Nấu ăn chiếm 38 (%)
− Nghe nhạc chiếm 77 (%)

Biểu đồ 11. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TỎA CĂNG
THẲNG CỦA CĐ SV ĐHYKPNT

Ngủ 75
Thiền 1
Đi chơi 50
Đọc sách 3
Nấu ăn 38
Nghe nhạc 77
Xem phim 72
Chơi game 61
Chơi thể thao 50
0 20 40 60 80 100

− Xem phim chiếm 72 (%)


− Chơi game chiếm 61 (%)
− Chơi thể thao chiếm 50 (%)

Như vậy trong 100 sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đa số
các sinh viên thường ngủ, nghe nhạc, xem phim, chơi game và chơi thể thao để giải tỏa
căng thẳng, số ít sinh viên còn lại sẽ đọc sách, thiền,...

10
Biểu đồ 12. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG DO
TRƯỜNG TỔ CHỨC CỦA CĐ SV ĐHYKPNT

13 16

71

Không tham gia Thỉnh thoảng Thường xuyên

Hoạt động ngoại khóa là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng
ở Nhà trường trong việc giáo dục sinh viên phát triển toàn diện. Tham gia các hoạt động
ngoại khóa không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học
căng thẳng mà còn có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần phát triển và
hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của sinh viên là cơ hội
để các bạn phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Theo khảo sát về mức độ
thường xuyên tham gia hoạt động của các sinh viên do Trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch tổ chức, cho thấy:
− 71 (%) sinh viên không thường xuyên tham gia chiếm tỉ lệ cao nhất
− 13 (%) sinh viên thường xuyên tham gia chiếm tỉ lệ thấp nhất

Như vậy, có 84 (%) sinh viên tham gia , 16 (%) sinh viên không tham gia
Từ đó cho thấy, ngoài thời gian học tập, đa số các sinh viên đều rất năng nổ, tích
cực tham gia các hoạt động do trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức.

11
B. Môi trường xã hội

Biểu đồ 13. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ ĐÁNH GIÁ
CỦA SV ĐHYKPNT VỚI NƠI Ở HIỆN TẠI

Biểu đồ trên, cho thấy rằng:

− Có 41% sinh viên (chiếm tỷ lệ cao nhất) cảm thấy vệ sinh nơi mình đang sống
bình thường.
− Có 36% sinh viên (chiếm tỷ lệ thứ 2) cảm thấy vệ sinh nơi mình đang sống tốt.
− Có 21% sinh viên cảm thấy vệ sinh nơi mình đang sống rất tốt.
− Có 2% sinh viên (chiếm tỷ lệ thấp nhất) cảm thấy vệ sinh nơi mình đang sống tệ.
Ta thấy vấn đề vệ sinh đa số vẫn nằm ở mức bình thường, một vài nơi tốt hơn
một chút, cho thấy vấn đề vệ sinh vẫn còn rất thiếu sót hiện nay, cần thêm những biện
pháp để cải thiện vệ sinh nơi đang sinh sống để nâng cao chất lượng sức khỏe cũng như
tinh thần.
Đa số sinh viên hiện nay đang sống ở đâu? Có ở cùng với gia đình hay không?
Đó cũng là 1 yếu tố quan trọng để xem xét hiện nay.

Môi trường sống là không gian sống tổng hợp những điều kiện vật lý, hoá học,
sinh học, xã hội bao quanh con người, cung cấp tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, là
nơi chứa đựng các phế thải do chính con người tạo ra trong hoạt động sản xuất và sinh
hoạt, có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn
bộ loài người trên hành tinh, môi trường sống có trong lành thì con người mới đảm bảo
có sức khỏe.

12
Như vậy, môi trường sống nơi các sinh viên PNT đang được khảo sát thì sẽ như
thế nào? Hãy xem thử mức độ hài lòng về môi trường sống hiện tại của họ nào.

Biểu đồ 14. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN PHẦN TRĂM (%)
SV ĐHYKPNT HÀI LÒNG/KHÔNG HÀI LÒNG VỚI
NƠI Ở HIỆN TẠI

Biểu đồ trên, cho thấy rằng:

− Có 72% sinh viên (chiếm tỷ lệ cao nhất) cảm thấy hài lòng về môi trường nơi
mình đang sống.
− Có 23% sinh viên (chiếm tỷ lệ thứ 2) cảm thấy rất hài lòng về môi trường nơi
mình đang sống.
− Có 5% sinh viên (chiếm tỷ lệ thấp nhất) cảm thấy không hài lòng về môi trường
mình đang sống.
4. ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ Y TẾ
Ngày nay, yếu tố dịch vụ y tế của một cộng đồng là các hoạt động và chính sách
nhằm bảo vệ, nâng cao và hồi phục sức khỏe của quần thể trong một vùng địa lý nhất
định. Vậy sinh viên Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch nghĩ gì về các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe

13
Biểu đồ 15. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ THANG
ĐIỂM HÀI LÒNG CỦA CĐ SV ĐHYKPNT VỚI DỊCH VỤ Y
TẾ CỦA NƠI Ở

Biểu đồ trên, cho thấy rằng:

− Có 31(%) sinh viên cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế nơi đang sinh
sống ở mức 8/10. Chiếm tỉ lệ cao nhất
− Có 19(%) sinh viên cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế nơi đang sinh
sống ở mức 7/10
− Có 17 (%) sinh viên cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế nơi đang sinh
sống ở mức 5/10
− Có 14 (%) sinh viên cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế nơi đang sinh
sống ở mức 10/10
− Có 6 (%) sinh viên cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế nơi đang sinh
sống ở mức 6/10
− Có 5 (%) sinh viên cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế nơi đang sinh
sống ở mức 5/10
− Có 4 (%) sinh viên cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế nơi đang sinh
sống ở mức 9/10
− Có 3 (%) sinh viên cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế nơi đang sinh
sống ở mức 3/10
− Có 1 (%) sinh viên cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế nơi đang sinh
sống ở mức 1/10

14
Số sinh viên cảm thấy hài lòng với các dịch vụ chăm sóc y tế ở mức 8/10 chiếm
tỉ lệ cao nhất và ở mức 1/10 chiếm tỉ lệ thấp nhất. Từ đó cho thấy trong 100 sinh viên
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, đa số đều cảm thấy hài lòng với dịch vụ
chăm sóc y tế hiện nay ở mức khá (chưa tới 50%). Tuy nhiên để đạt được sự hài lòng
của khách hàng một cách tối ưu thì các dịch vụ y tế ở mỗi vùng phải cần cải thiện, nâng
cấp và phát triển hơn nữa các dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu của người dân trong quá
trình chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế

Vậy liệu rằng khi có các vấn đề liên quan đến sức khỏe thì sinh viên Trường Đại
học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đều lựa chọn bệnh viện để đến chăm sóc và khám chữa
bệnh chăng ?

Biểu đồ 16. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ CHỌN LỰA CƠ SỞ
CHĂM SÓC Y TẾ Ở CĐ SV ĐHYKPNT

− Có 81 (%) sinh viên sẽ đi khám bệnh ở bệnh viện nếu có vấn đề về sức khỏe
− Có 46 (%) sinh viên sẽ đi khám bệnh ở các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân nếu
có vấn đề về sức khỏe
− Có 56 (%) sinh viên sẽ tự mua thuốc tại các nhà thuốc tây nếu có vấn đề sức khỏe

Như vậy, số sinh viên đi khám ở bệnh viện nếu gặp vấn đề về sức khỏe chiếm tỉ
lệ cao nhất cho thấy rằng một phần lớn sinh viên đang rất quan tâm đến tình trạng bệnh
tật của chính mình và đây là một ý thức tốt để giúp ngăn ngừa và phòng bệnh sẽ diễn
tiến nặng hơn gây nguy hại sức khỏe cho bản thân. Bên cạnh đó một phần không nhỏ
số sinh viên tự mua thuốc tại các nhà thuốc cho thấy rằng một cách suy nghĩ chưa ý
thức được tình trạng bệnh tật của bản thân và có thể làm tăng nguy cơ bệnh sẽ diễn tiến
nặng dần. Số sinh viên đến các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân cũng chiếm một phần

15
đông cho thấy tình trạng quá tải ở các bệnh viện và dường như các dịch vụ y tế tại đây
được chăm sóc nhanh hơn, tốt hơn, thoải mái hơn ở bệnh viện nhưng đổi ngược lại thì
chi phí khám chữa bệnh tại đây sẽ cao hơn bệnh viện

Về việc tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe nơi ở hiện tại thì sinh viên
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cảm thấy như thế nào ?

Biểu đồ 17. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHĂM
SÓC Y TẾ SV ĐHYKPNT ĐƯỢC/KHÔNG ĐƯỢC TIẾP CẬN TẠI
CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC Y TẾ Ở NƠI Ở

Đa số sinh viên đều được tiếp cận với các chương trình như: Tiêm vaccine covid-
19, lấy mẫu test nhanh covid-19, phun xịt mũi tại nhà, các mũi tiêm chủng mở rộng. Từ
đó cho thấy rằng, các dịch vụ y tế tại địa phương luôn được tiếp cận, nắm bắt, cập nhật
những thông tin mới nhất để giúp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tật xảy ra tại khu vực
đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số ít sinh viên chưa được tiếp cận với các chương
trình này thì dịch vụ y tế tại địa phương phải gõ cửa từng nhà để phát động, tuyên truyền,
giáo dục một cách tích cực, hứng thú, thoải mái nhằm kích thích được sự quan tâm và
tò mò của sinh viên với các chương trình nhằm nâng cao ý thức của sinh viên về tình
trạng bệnh tật tại nơi đang sinh sống

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ phát triển, bên cạnh tuyên truyền,
giáo dục bằng cách gõ cửa từng nhà, treo băng rôn thì chúng ta có thể đăng những bài
báo, phát động chiến dịch lên các trang mạng xã hội chính thống của địa phương đó
nhằm trang bị kiến thức phòng bệnh và cảnh báo về các vấn đề liên quan đến sức khỏe
cho người dân tại địa phương. Vậy sinh viên Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
có hay quan tâm đến những bài báo, chiến dịch liên quan đến sức khỏe ở nơi ở hiện tại
không ?

16
Biểu đồ 18. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ QUAN TÂM
CỦA SV ĐHYKPNT VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH SỨC
KHỎE TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC Y TẾ TẠI NƠI Ở

− Có 85 (%) sinh viên quan tâm đến những bài báo, chiến dịch liên quan đến sức
khỏe ở nơi ở hiện tại
− Có 10 (%) sinh viên quan tâm đến những bài báo, chiến dịch liên quan đến sức
khỏe ở nơi ở hiện tại
− Có 5 (%) sinh viên quan tâm đến những bài báo, chiến dịch liên quan đến sức
khỏe ở nơi ở hiện tại
Như vậy cho thấy, số sinh viên quan tâm đến những bài báo, chiến dịch liên quan
đến sức khỏe ở nơi ở hiện tại chiếm tỉ lệ cao nhất. Từ đó cho thấy sinh viên có một cái
nhìn tổng quan và có ý thức quan tâm về những kiến thức, phong trào phát động liên
quan đến sức khỏe tại địa phương. Nhưng bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ sinh
viên chưa quan tâm đến những bài báo, chiến dịch liên quan đến sức khỏe ở nơi ở hiện
tại cho thấy chưa có sự quan tâm về tình trạng bệnh tật của địa phương và các cơ sở y
tế tại đây phải làm sao để sinh viên có được sự chú ý, quan tâm, hứng thú, tò mò tìm
hiểu những bài báo và tích cực tham gia những chiến dịch liên quan sức khỏe do địa
phương tổ chức

17
LỜI KẾT
Việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện phong cách cũng như lối sống lành mạnh,
khoẻ khoắn và tích cực trong cộng đồng nói chung và tập thể học sinh sinh viên nói
riêng luôn là những mong muốn và mục tiêu được quan tâm hết sức sâu sắc trong công
cuộc xây dựng cuộc sống mới của nước ta hiện nay. Sinh viên là lớp thanh niên tiêu
biểu và đại diện cho tương lai đất nước, nhưng đóng góp cho tương lai là không thể bàn
cãi, vì thế khi bàn về thực trạng và lối sống của sinh viên hiện nay, ta có thể phân nào
nhìn thấy được những mặt tốt cũng như điểm chưa tốt hiện nay trong cộng đồng sinh
viên, từ đó có thể đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm phát huy và khắc phục.
Qua cuộc khảo sát tuy nhỏ những thực tế ở trê, ta có thể thấy được những yếu tố bên
trong cũng như bên ngoài có thể kể đến như sinh học, môi trường, dịch vụ y tế, hành vi
và lối sống được thể hiện có tầm ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống đời sinh viên.
Những con người luôn có một trái tim nóng luôn cần một cái đầu lạnh, qua những buổi
học cũng như sinh hoạt năng động và cũng đầy sự mệt mỏi thì những khoảng thời gian
riêng, những khoảng không gian để dành lại cho bản thân, nghỉ ngơi và ngẫm nghĩ lại
để cơ thể và tâm trí có thể hồi phục thật tốt trở lại. Những số liệu đã cho ta thấy nhưng
điều tích cực về sinh viên đã có những hành vi rất lành mạnh trong sinh hoạt cũng như
vui chơi giải trí, bởi lẽ họ là những con người năng động và sáng tạo, là những người
có những suy nghĩ tiên phong, trong đầu luôn đầy ắp những ý tưởng táo bạo và mới mẻ,
luôn tận dụng mọi cơ hội để biến điều đó thành hiện thực. Sự năng động thể hiện trong
mọi hoạt động của các cá nhân trẻ tuổi, từ những sinh hoạt cá nhân, đến các hoạt động
nhóm vừa và nhỏ ở trường lớp đến các hoạt động cộng đồng ngoài xã hội như hỗ trợ y
tế hay công tác xã hội, từ thiện. Những thành quả và năng lực ấy không chỉ từ nỗ lực
của bản thân mỗi người sinh viên mà không thể phủ nhận công lao của những người
dẫn đường, những người soi đèn cho con đường phía trước chính là những thầy cô, đàn
anh chị đi trước luôn bên cạnh và định hướng những công dân trẻ tuổi có những suy
nghĩ cũng như bước đi đúng đắn và đầy tham vọng cho tương lai bản thân nói riêng và
tương lai đất nước nói chung. Cảm ơn các quý thầy cô, anh chị trong trường và đặc biệt
là Bộ môn Sức Khoẻ Cộng Đồng đã luôn đồng hành cùng chúng em, chúc các quý thầy
cô luôn nhiều sức khoẻ và luôn thành công trong hành trình dẫn đường của mình.

18

You might also like