You are on page 1of 81

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ

KHOA DƢỢC

BÁO CÁO THỰC TẾ CƠ SỞ


CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC

Giáo viên hướng dẫn: LỚP: DH18DUO04

Ths. Nguyễn Hiền Việt Anh NHÓM: 03

Cán bộ hướng dẫn:

DSCKI. Thiều Thị Thanh Thủy

ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TPCT

Cần Thơ, năm 2023


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ

KHOA DƢỢC

BÁO CÁO THỰC TẾ CƠ SỞ


CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC

Sinh viên thực hiện:

Vũ Minh Hùng – 188496 Hồ Nhựt Linh – 180661

Nguyễn Như Huyền – 180621 Nguyễn Nhật Linh – 178149

Trần Trúc Huỳnh – 189967 Trần Thị Mai Loan – 188433

Nguyễn Hồng Kim – 180561 Lữ Trần Phước Lộc – 180490

ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TPCT

Cần Thơ, năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Với thời gian thực tập hai tuần ngắn ngủi nhưng bản thân em cũng đã học hỏi
được nhiều kiến thức bổ ích và cũng như nâng cao những kiến thức chuyên môn sẵn
có. Vì thế em nhận thấy việc thực tập, thực tế cọ sát vấn đề học tập là điều vô cùng
quan trọng với sinh viên. Điều này giúp em học hỏi được nhiều kỹ năng cần thiết khi
làm việc và củng cố lại kiến thức của mình .

Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập, em đã được sự giúp đỡ của cô DS. Tô
Mỹ Trang, phụ trách hướng dẫn thực tập đã chỉ bảo em tận tình và hơn nữa sự hỗ trợ
của anh chị ở Kho Đông Y, Kho lẻ nội trú, Kho lẻ ngoại trú, Kho chẵn, phụ trách
hướng dẫn công việc cho em tại tổ chức thực tập.

Hơn nữa với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô ở
Khoa Dược, đặc biệt thầy Ths Ngô Hồng Phong đã chỉ bảo và truyền đạt những kiến
thức quý báu của mình cho chúng em suốt thời gian qua. Nhờ những sự hướng dẫn,
chỉ bảo của thầy cô nên em mới có thành quả như ngày hôm nay.

Bài báo cáo thực tập của em chỉ là một vấn đề nhỏ và được thực hiện trong thời
gian ngắn ngủi, nên em hiểu trong nội dung vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy/cô để sự hiểu biết của em
trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao thêm
kiến thức của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

3
MỤC LỤC

CHƢƠNG 1 ..................................................................................................................13
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƢỢC BỆNH
VIỆN ............................................................................................................................. 13
1.1. Sơ đồ tổ chức của khoa dƣợc bệnh viện ....................................................... 13
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa dƣợc bệnh viện .....................................15
CHƢƠNG 2 ..................................................................................................................16
HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ .........................................................................16
2.1. Tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT ......................................................... 16
2.2. Chức năng – nhiệm vụ của HĐT và ĐT ....................................................... 17
CHƢƠNG 3 ..................................................................................................................27
QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC TẠI KHOA DƢỢC BỆNH VIỆN .................27
3.1. Quy trình cấp phát thuốc BHYT ngoại trú .................................................27
3.2. Quy trình cấp phát thuốc, vật tƣ y tế nội trú ..............................................36
3.3. Quy trình cấp phát thuốc, vật tƣ, hóa chất, y dụng cụ y tế kho chẵn .......41
CHƢƠNG 4 ..................................................................................................................52
DANH MỤC THUỐC TẠI KHOA DƢỢC BỆNH VIỆN .......................................52
4.1. Danh mục thuốc tân dƣợc .............................................................................52
4.2. Danh mục thuốc đông y .................................................................................55
4.3. Danh mục thuốc vị thuốc ...............................................................................58
4.4. Danh mục thuốc gây nghiện – hƣớng thần ..................................................58
4.5. Danh mục thuốc bảo quản lạnh ....................................................................60
CHƢƠNG 5 ..................................................................................................................62
CÔNG TÁC LẬP DỰ TRÙ VÀ CUNG ỨNG THUỐC TẠI KHOA DƢỢC ........62
5.1. Lập kế hoạch ..................................................................................................62
5.2. Tổ chức cung ứng thuốc ................................................................................62
CHƢƠNG 6 ..................................................................................................................64
CÔNG TÁC SẮP XẾP VÀ BẢO QUẢN TẠI KHOA DƢỢC ................................ 64
6.1. Cách sắp xếp thuốc tại kho ...........................................................................64
6.2. Cách bảo quản thuốc tại kho ........................................................................64
CHƢƠNG 7 ..................................................................................................................66

4
CÔNG TÁC DƢỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN...............................................66
7.1. Điều kiện triển khai công tác DLS tại Bệnh viện ........................................66
7.2. Nhiệm vụ chuyên môn của dƣợc sĩ lâm sàng...............................................68
CHƢƠNG 8 ..................................................................................................................69
NHÀ THUỐC GPP......................................................................................................69
8.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật .................................................................................69
8.2. Nhân sự ...........................................................................................................73
8.3. Các hoạt động của nhà thuốc ........................................................................73
8.4. Các SOP ..........................................................................................................77
8.5. Cách sắp xếp, bảo quản tại nhà thuốc ......................................................... 78
CHƢƠNG 9 ..................................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 79

5
MỞ ĐẦU

1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHÓ CẦN


THƠ
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế
thành phố Cần Thơ, với quy mô 800 giường bệnh kế hoạch (2020). Bệnh viện được
xây dựng với 9 tầng nổi và 01 tầng hầm.
Địa chỉ: Số 04, Đường Châu Văn Liêm - Phường Tân An - Quận Ninh Kiều -
Thành phố Cần Thơ.
1.1. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển:
Trước năm 1975, bệnh viện xây dựng từ năm trên diện tích 2,6ha, quy mô 200
giường bệnh với tên gọi Bệnh viện Thủ khoa Nghĩa (năm 1895). Đây là bệnh viện lớn
nhất khu vực, trực thuộc Bộ Y tế Sài Gòn.
Ngày 5-5-1975, Bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa khu
Tây Nam bộ.
Ngày 4-3-1976, Quốc hội quyết định nhập 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thành tỉnh
Hậu Giang. Bệnh viện Đa khoa Tây Nam bộ được đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa
Hậu Giang. Số giường được nâng lên 550 giường, phục vụ điều trị cho nhân dân cả
khu vực.
Năm 1992, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, Bệnh viện
Đa khoa Hậu Giang lại đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Lúc này, Bệnh viện
đã đào tạo được lực lượng bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao nên thu hút rất đông
bệnh nhân các tỉnh ĐBSCL.
Năm 2004, tỉnh Cần Thơ tiếp tục chia tách thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần
Thơ, đô thị trực thuộc Trung ương. Đến thời điểm này, Bệnh viện Đa khoa thành phố
Cần Thơ đã hoàn tất sứ mệnh lịch sử hơn 1 thế kỷ phục vụ nhân dân.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ được tái thành lập theo Quyết định số:
2482/QĐ-UB ngày 17/11/2006 của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.
Năm 2014, Bệnh viện được xây dựng mới tại địa chỉ số 04 - Châu Văn Liêm - P.
Tân An - Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ với quy mô 500 giường chính thức khởi công
với tổng mức đầu tư là 853 tỉ đồng. Công trình có diện tích xây dựng 8.997, 23m2,
diện tích sàn sử dụng là 49.646,5m2. Các hạng mục xây lắp gồm khối nhà chính của
bệnh viện, quy mô 1 tầng hầm và 9 tầng lầu.

6
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ được chính phủ phê duyệt dự án mua sắm
trang thiết bị từ với tổng mức 22 triệu EURO. Trong đó, nguồn hỗ trợ từ vốn ODA
(Pháp) là 19,5 triệu EURO. Mục tiêu của dự án là đầu tư trang thiết bị, nhằm nâng cao
chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Là cơ sở
thực hành của trường Đại hoạc Y Dược, Cao đẳng Y tế và nhiều trường Trung cấp Y
Dược trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ
thầy thuốc của thành phố Cần Thơ và khu vực ĐBSCL.
Đây là giai đoạn bệnh viện có một đội ngũ y bác sĩ trẻ, đầy năng động, nhiệt tình,
dám nghĩ dám làm, mong muốn đưa bệnh viện nhanh chóng phát triển. Bệnh viện đã
thực hiện tốt tự chủ tài chính và chủ trương của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng công
tác khám chữa bệnh, được đầu tư mua sắm các trang thiết bị y tế hiện đại, chú trọng
vào khai thác có hiệu quả, phục vụ việc hiện đại hóa quy trình kỹ thuật y khoa. Bệnh
viện cũng tận dụng cơ hội để đào tạo một đội ngũ cán bộ làm chủ và khai thác hết các
tính năng kỹ thuật của trang thiết bị. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn, y đức và phẩm chất chính trị.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Chức năng:
+ Là tuyến khám, chữa bệnh cao nhất của hệ thống y tế tuyến thành phố do Sở Y tế
thành phố Cần thơ quản lý.
+ Thực hiện chỉ đạo về chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới theo sự
phân công của Sở Y tế trong công tác khám, chữa bệnh và thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia.
+ Là cơ sở thực hành của sinh viên, cán bộ sau đại học của các trường Y, Dược tại Cần
Thơ.
+ Là cơ sở đào tạo liên tục cho cán bộ y tế của thành phố Cần Thơ, là cơ sở nghiên cứu
khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.
- Nhiệm vụ:
+ Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh nhân dân của thành phố Cần Thơ và trong khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đào tạo cán bộ y tế.

7
+ Nghiên cứu khoa học về y học.
+ Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật.
+ Kết hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Cần Thơ và các quận, huyện thực
hiện tốt về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
+ Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực y tế.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp, thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính.
1.3. Khoa, phòng: Tổng số có 36 khoa, phòng.
- Phòng chức năng: có 09 phòng
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp
+ Phòng Tài chính kế toán
+ Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng Điều dưỡng
+ Phòng Vật tư – Thiết bị y tế
+ Phòng Hành chánh quản trị
+ Phòng Quản lý chất lượng
+ Phòng Chỉ đạo tuyến – Đào tạo
+ Phòng Công tác xã hội
- Khoa lâm sàng: có 21 khoa
+ Khoa Hồi sức cấp cứu
+ Khoa Khám bệnh
+ Khoa Truyền nhiễm
+ Khoa Răng Hàm Mặt
+ Khoa Tai Mũi Họng
+ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc
+ Khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức
+ Khoa Mắt
+ Khoa Y dược cổ truyền
+ Khoa Nội tiết
+ Khoa Ngoại thận – Tiết niệu
+ Khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng
+ Khoa Ngoại Tổng hợp

8
+ Khoa Ngoại Thần kinh
+ Khoa Ngoại Lồng ngực
+ Khoa Nội Tổng hợp
+ Khoa Nội Thần kinh – Cơ xương khớp
+ Khoa Nội Thận – Tiết niệu – Lọc máu
+ Khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học
+ Khoa Nội Tim mạch – Lão học
+ Khoa Điều trị theo yêu cầu
- Khoa cận lâm sàng: có 06 khoa
+ Khoa Dược
+ Khoa Chẩn đoán hình ảnh
+ Khoa Dinh dưỡng
+ Khoa Xét nghiệm
+ Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
+ Khoa Giải phẫu bệnh
1.4. Biên chế:
Năm 2019: Tổng số nhân viên hiện có: 923 (biên chế 600, NĐ68: 06, hợp đồng 317).
Trong đó:
+ Bác sĩ chuyên khoa II: 30
+ Bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng chuyên khoa I: 48
+ Bác sĩ nội trú: 05
+ Thạc sĩ Bác sĩ: 20
+ Thạc sĩ khác: 01
+ Bác sĩ: 135
+ Dược sĩ Đại học: 15
+ Cử nhân điều dưỡng: 140
+ Cử nhân khác: 76

+ Cao đẳng, Trung cấp và Nhân viên khác: 44

2. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ KHOA DƢỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH


PHÓ CẦN THƠ
2.1. Giới thiệu chung

9
5 năm dời về cơ sở mới - một chặng đường chưa thể gọi là dài, nhưng đủ để chứng
minh vị trí quan trọng của khoa Dược đối với quá trình xây dựng và phát triển của
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của lãnh
đạo bệnh viện, cán bộ, dược sĩ của khoa luôn nỗ lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
được giao nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
người bệnh trong lĩnh vực dược. Cùng nhìn lại chặng đường 5 năm phát triển của khoa
Dược Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
2.2. Tổ chức khoa
*Lãnh đạo khoa:
- Trưởng khoa: DSCKI. Lê Thanh Phong
- Phó trưởng khoa: DSCKI. Thiều Thị Thanh Thủy
*Các bộ phận chính trong khoa:
+ Tổ Thống kê dược;
+ Tổ Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
+ Tổ nghiệp vụ dược;
- Tổ Kho, Tổ cấp phát bao gồm:
+ Kho chẵn
+ Kho lẻ cấp phát thuốc nội trú
+ Khỏ lẻ cấp phát thuốc ngoại trú
+ Kho lẻ cấp phát thuốc đông y
- Nhà thuốc bệnh viện.
- Hiện nay khoa dược có 44 nhân viên, gồm 03 DS CKI, 07 dược sĩ đại học, 03 DSCĐ,
31 DSTH.
2.3. Chức năng nhiệm vụ
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều
trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu
chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu
cầu đột xuất khác.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

10
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không
mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học .
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt
là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc).
2.4. Hoạt động chuyên môn
- Lập kế hoạch, cung cấp, đảm bảo thuốc, hóa chất và vật tư y tế đầy đủ, kịp
thời đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý của Bệnh viện.
- Duy trì các quy chế dược tại Bệnh viện. tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn
sử dụng thuốc cho nhân viên bệnh viện, tạo điều kiện cho nhân viên khoa dược tham
gia các buổi học tập ngắn hạn hay tham gia các cuộc hội thảo về thuốc để nâng cao
trình độ chuyên môn.
- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Tham gia thông tin, tư
vấn về thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR).
- Bảo quản thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao…Luôn dự trữ các cơ số thuốc đề
phòng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh…
- Quản lý sử dụng thuốc, hóa chất tại các khoa phòng trong Bệnh viện.
- Ngoài ra Khoa dược còn hướng dẫn thực hành cho nhiều khóa học viên các
trường Đại học Y Dược, các trường Cao đẳng y tế trên địa bàn TP Cần Thơ.
- Bên cạnh đó, khoa dược còn tham gia rất nhiều các phong trào của đoàn thể đề
ra: tham gia nhiều chuyến đi từ thiện cấp phát thuốc miễn phí cho bà con ở vùng sâu,
vùng xa, tham gia hiến máu nhân đạo, tham gia nhiều hoạt động văn nghệ do bệnh
viện tổ chức…v…v…

11
- Trong năm 2020, khoa Dược tiếp tục đi sâu vào công tác dược lâm sàng,
hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Nâng cao chất lượng quản lý sử
dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao trong Bệnh viện.
- Cố gắng thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cơ sở góp phần nâng cao chất
lượng đảm bảo và quản lý sử dụng thuốc có hiệu quả.
2.5. Định hƣớng & phát triển
Trong 5 năm qua, khoa Dược luôn đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư
y tế của các khoa phòng tại bệnh viện và cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ (hệ thống kho,
trang thiết bị, các loại tủ bảo quản thuốc…), góp phần quan trọng vào việc phục vụ tốt
công tác điều trị bệnh. Khoa Dược còn là cầu nối giữa bệnh nhân và các bác sỹ tại
bệnh viện, từng bước vươn lên đáp ứng được yêu cầu phát triển của Bệnh viện.
Để ngày càng phát triển, khoa Dược sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư về mọi mặt và cán
bộ, dược sĩ của khoa thường xuyên nâng cao kiến thức y dược mới, nâng cao trình độ,
tăng tính chuyên nghiệp, tiếp tục hoàn thiện các quy trình chuẩn cho các hoạt động
chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển của bệnh viện, thường xuyên tổ chức tập huấn,
thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về hiệu quả và an toàn khi sử dụng
thuốc,…nhằm hướng đến một mục tiêu chung là nâng cao chất lượng sức khỏe và đời
sống của người dân, góp phần đưa bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từng bước
trở thành trung tâm y tế của Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

12
CHƢƠNG 1

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƢỢC


BỆNH VIỆN

1.1. Sơ đồ tổ chức của khoa dƣợc bệnh viện

13
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƢỢC NĂM 2022

TRƢỞNG KHOA
DSCKII. LÊ THANH PHONG
(phụ trách chung khoa Dược)

PHÓ KHOA
DSCKI. THIỀU THỊ THANH
THỦY

NGHIỆP VỤ DƢỢC TỔ THỐNG KÊ KHO CHẴN DƢỢC LS-TTT NHÀ THUỐC


DSCKII. Nguyễn T.Thùy DSĐH. Nguyễn Thị Mận DSĐH. Trần Tú Linh (TK) DSCKI. Dương Bửu GPP
Trang DSCĐ. Nguyễn Thị Quyến DSĐH. Huỳnh Thị Mỹ An Châu
DSĐH. Lư Thanh Liêm DSCĐ. Nguyễn Thị Thanh Thảo DSĐH. Hà Hữu Danh ThS. Tô Mỹ Trang Ds. Trần Hữu Bình
DSCĐ. Phạm Thanh Thùy DSĐH. Lê Ngọc Diễm DSĐH. Nguyễn Đặng Anh Thy ThS. Lê Ngọc Anh Pha
DSCĐ. Đinh Thị Diễm Trinh DSCĐ. Nguyễn Thị Tuyết Mai DSĐH. Vũ Ngọc Diệp
DSĐH. Nguyễn Bình Minh
DSCĐ. Trần Thế Duy
DSTH. Cao Âu Huy Hoàng

KHO LẺ NGOẠI TRÚ (BHYT) KHO LẺ NỘI TRÚ KHO LẺ ĐÔNG Y


DSCĐ. Lê Trần Thanh Trúc (TK) DSĐH. Phan Thị Anh Thư (TK)
DSĐH. Triệu Ngọc Duệ DSTCĐ. Trần Hằng Ni DSCKI. Nguyễn Thị Mỹ Ngọc
DSCĐ. Nguyễn Thị Ngọc Ngân DSCĐ. Phan Trần Huyền Trang (TK)
DSCĐ. Triệu Ngọc Mai Hương DSĐH. Mai Thị Hồng Đoan DSĐH. Võ Thị Thúy
DSCĐ. Nguyễn Ngô Phương Lan DSCĐ. Nguyễn Ánh Xuân
DSCĐ. Ca Thị Quế Trân DSĐH. Đào Ng.Trọng Hoài
DSCĐ. Nguyễn Hồ Thúy Duy DSĐH. Nguyễn T. Phương Thảo
DSĐH. Thái Ngọc Hân DSĐH. Nguyễn Thúy Quỳnh
DSĐH. Lê Thái Hùng
DSTH. Lê Kim Thành
DSCĐ. Đặng Thu Hồng TRỰC DƢỢC
DSĐH. Đặng Hoàng Nam DSCĐ. Nguyễn Ngô Phương Lan
DSCĐ. Trương Nhị Được
DSCĐ. Bùi Thị Bích Trâm 14
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa dƣợc bệnh viện
1.2.1. Chức năng
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn
bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có
chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

1.2.2. Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu
cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham
gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không
mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc
biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo
về vật y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc).

15
CHƢƠNG 2

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

2.1. Tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT


2.1.1. Tổ chức của Hội đồng
Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra
quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các
thành phần sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách
chuyên môn;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược
bệnh viện;
c) Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa
Dược hoặc cả hai thành viên này;
d) Ủy viên gồm:
- Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều
dưỡng trưởng bệnh viện;
- Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm
sàng;

- Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.

2.1.2. Hoạt động của Hội đồng

1. Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng
triệu tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ
họp định kỳ của Hội đồng.

2. Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp
định kỳ trong 1 năm.

3. Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp
tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước
cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp.

16
4. Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám
đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

5. Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo
mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

2.1.3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thành lập các tiểu ban

Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tùy vào quy
mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhóm
(tổ) hoặc tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban:

1. Tiểu ban xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh
viện;

2. Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi
khuẩn gây bệnh thường gặp;

3. Tiểu ban xây dựng hướng dẫn điều trị;

4. Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị;

5. Tiểu ban giám sát thông tin thuốc.

2.1.4. Mối quan hệ giữa Hội đồng Thuốc và điều trị với Hội đồng Khoa
học, Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn

Hội đồng Thuốc và điều trị đề xuất, chỉ đạo, phân công các thành viên trong
Hội đồng xây dựng Hướng dẫn điều trị dùng trong bệnh viện. Hội đồng Khoa học tiến
hành thẩm định và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt, chỉ đạo thực hiện. Hội đồng
Thuốc và điều trịphối hợp với Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng kế hoạch
chống kháng thuốc, giám sát sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp và
triển khai hoạt động này trong bệnh viện.

2.2. Chức năng – nhiệm vụ của HĐT và ĐT

2.2.1. Chức năng

Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan
đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về
thuốc trong bệnh viện.

2.2.2. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện

17
Hội đồng xây dựng các quy định cụ thể về:

1. Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;

2. Lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho việc
xây dựng danh mục thuốc;

3. Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc bệnh
viện;

4. Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;

5. Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảm thuốc
được sử dụng đúng, an toàn;

6. Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong
trường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị;

7. Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại
nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ an
toàn;

8. Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị;

9. Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng;

10. Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty
dược và các tài liệu quảng cáo thuốc.

2.2.3. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện

1. Nguyên tắc xây dựng danh mục:

a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện;

b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;

c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp
dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;

đ) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;

18
e) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y
tế ban hành;

g) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.

2. Tiêu chí lựa chọn thuốc:

a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua
kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể hiện tại
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về
chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;

c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định
tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các
yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;

d) Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ
chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so
sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn
vị của từng thuốc;

đ) Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối
hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp
ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt
trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất;

e) Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế
tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.

g) Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc
tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản
xuất, cung ứng;

3. Các bước xây dựng danh mục thuốc:

a) Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị
sử dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có
hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy;

19
b) Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan;

c) Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN;

d) Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…).

4. Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.

5. Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.

2.2.4. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị

Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi bệnh viện, Hội đồng có thể tự xây dựng
hướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn từ các nguồn tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này để xây dựng hướng dẫn điều trị sử dụng trong bệnh
viện.

1. Nguyên tắc xây dựng hướng dẫn điều trị:

a) Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình mục tiêu
quốc gia do Bộ Y tế ban hành.

b) Phù hợp với trình độ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị hiện có của đơn
vị.

c) Phản ánh quy tắc thực hành hiện thời.

d) Đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật.

2. Các bước xây dựng hướng dẫn điều trị (HDĐTr):

a) Xác định nhóm chuyên gia để xây dựng hoặc điều chỉnh các hướng dẫn điều
trị sẵn có;

b) Xây dựng kế hoạch tổng thể để xây dựng và thực hiện HDĐTr;

c) Xác định các bệnh cần hướng dẫn điều trị trong bệnh viện;

d) Lựa chọn và xây dựng các hướng dẫn điều trị phù hợp;

đ) Xác định loại thông tin đề cập trong hướng dẫn điều trị;

e) Lấy ý kiến góp ý và áp dụng thử hướng dẫn điều trị;

20
g) Phổ biến hướng dẫn và thực hiện hướng dẫn điều trị;

3. Triển khai thực hiện

a) Cung cấp đủ hướng dẫn điều trị tới thầy thuốc kê đơn;

b) Tập huấn sử dụng cho tất cả thầy thuốc kê đơn;

c) Tiến hành theo dõi, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị;

d) Định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được xây dựng.

2.2.5. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

1. Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ,
bảo quản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng bao gồm:

a) Tồn trữ thuốc: Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệ thống
cung ứng yếu kém;

b) Bảo quản thuốc: Thuốc không bảo đảm chất lượng do điều kiện bảo quản
không đúng và không đầy đủ;

c) Kê đơn: kê đơn thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh;
người kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ, hướng dẫn điều
trị, không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn;

d) Cấp phát thuốc: nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng (đúng thuốc, đúng
người bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng cách);

đ) Sử dụng thuốc: không đúng cách, không đủ liều, không đúng thời điểm dùng
thuốc, khoảng cách dùng thuốc, pha chế thuốc, tương tác thuốc; các phản ứng có hại;
tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn; thuốc không có tác dụng.

2. Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng

thuốc:

Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc
sử dụng thuốc tại đơn vị:

a) Phân tích ABC: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2
ban hành kèm theo Thông tư này;

21
b) Phân tích nhóm điều trị: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Phân tích VEN: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 4
ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Phân tích theo liều xác định trong ngày - DDD: Các bước phân tích thực hiện
theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành
kèm theo Thông tư này.

3. Hội đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc
và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 ban hành
kèm theo Thông tư này.

2.2.6. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị

Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi bệnh viện, Hội đồng có thể tự xây dựng
hướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn từ các nguồn tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư này để xây dựng hướng dẫn điều trị sử dụng trong bệnh
viện.

1. Nguyên tắc xây dựng hướng dẫn điều trị:

a) Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình mục tiêu
quốc gia do Bộ Y tế ban hành.

b) Phù hợp với trình độ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị hiện có của đơn
vị.

c) Phản ánh quy tắc thực hành hiện thời.

d) Đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật.

2. Các bước xây dựng hướng dẫn điều trị (HDĐTr):

a) Xác định nhóm chuyên gia để xây dựng hoặc điều chỉnh các hướng dẫn điều
trị sẵn có;

b) Xây dựng kế hoạch tổng thể để xây dựng và thực hiện HDĐTr;

c) Xác định các bệnh cần hướng dẫn điều trị trong bệnh viện;

22
d) Lựa chọn và xây dựng các hướng dẫn điều trị phù hợp;

đ) Xác định loại thông tin đề cập trong hướng dẫn điều trị;

e) Lấy ý kiến góp ý và áp dụng thử hướng dẫn điều trị;

g) Phổ biến hướng dẫn và thực hiện hướng dẫn điều trị;

3. Triển khai thực hiện

a) Cung cấp đủ hướng dẫn điều trị tới thầy thuốc kê đơn;

b) Tập huấn sử dụng cho tất cả thầy thuốc kê đơn;

c) Tiến hành theo dõi, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị;

d) Định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được xây dựng.

2.2.7. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

1. Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ,
bảo quản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng bao gồm:

a) Tồn trữ thuốc: Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệ thống
cung ứng yếu kém;

b) Bảo quản thuốc: Thuốc không bảo đảm chất lượng do điều kiện bảo quản
không đúng và không đầy đủ;

c) Kê đơn: kê đơn thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh;
người kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ, hướng dẫn điều
trị, không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn;

d) Cấp phát thuốc: nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng (đúng thuốc, đúng
người bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng cách);

đ) Sử dụng thuốc: không đúng cách, không đủ liều, không đúng thời điểm dùng
thuốc, khoảng cách dùng thuốc, pha chế thuốc, tương tác thuốc; các phản ứng có hại;
tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn; thuốc không có tác dụng.

2. Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng
thuốc:

Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc
sử dụng thuốc tại đơn vị:

23
a) Phân tích ABC: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2
ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Phân tích nhóm điều trị: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại
Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Phân tích VEN: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 4
ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Phân tích theo liều xác định trong ngày - DDD: Các bước phân tích thực hiện
theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành
kèm theo Thông tư này.

3. Hội đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc
và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 ban hành
kèm theo Thông tư này.

2.2.8. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều

trị

1. Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các sai sót
trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn chẩn đoán, kê đơn của thầy
thuốc, chuẩn bị và cấp phát thuốc của dược sĩ, thực hiện y lệnh và hướng dẫn sử dụng
của điều dưỡng, sự tuân thủ điều trị của người bệnh nhằm bảo đảm an toàn cho người
bệnh trong quá trình điều trị.

2. Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị.

a) Xây dựng quy trình sử dụng thuốc, tổ chức giám sát chặt chẽ việc sử dụng
các thuốc có nguy cơ cao xuất hiện ADR và việc sử dụng thuốc trên các đối tượng
người bệnh có nguy cơ cao xảy ra ADR theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 ban hành kèm
theo Thông tư này;

b) Tổ chức hội chẩn, thảo luận và đánh giá để đi đến kết luận cho hướng xử trí
và đề xuất các biện pháp dự phòng trong trường hợp xảy ra các phản ứng có hại
nghiêm trọng, các sai sót trong điều trị tại bệnh viện;

24
c) Làm báo cáo định kỳ hằng năm, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và gửi
Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại
của thuốc về ADR và các sai sót trong điều trị ở bệnh viện.

3. Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện:

a) Đối với ADR gây tử vong, đe dọa tính mạng, ADR xảy ra liên tiếp với một
sản phẩm thuốc hay ADR với các thuốc mới đưa vào sử dụng trong bệnh viện:

- Báo cáo ADR với Khoa Dược để Khoa Dược trình thường trực Hội đồng và
báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo
dõi phản ứng có hại của thuốc;

- Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị thu thập thông tin, đánh giá
ADR và phản hồi kết quả cho cán bộ y tế và Khoa Dược để Khoa Dược báo cáo bổ
sung (nếu có) lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và
Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

b) Đối với ADR khác: khuyến khích cán bộ y tế báo cáo, khoa Dược tổng hợp
và gửi báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và
Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

4. Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót trong sử dụng
thuốc để kịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn.

5. Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị
và các qui trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR và sai sót trong sử dụng
thuốc ghi nhận được tại bệnh viện.

6. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc.

2.2.9. Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc

1. Hội đồng Thuốc và điều trị có nhiệm vụ chuyển tải các thông tin về hoạt
động, các quyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết định
của Hội đồng trên cơ sở bảo đảm được tính minh bạch trong các quyết định để tránh
những xung đột, bất đồng về quyền lợi.

2. Quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh viện.

25
a) Chỉ đạo Đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện cập nhật thông tin về thuốc,
cung cấp thông tin về thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong phạm
vi bệnh viện;

b) Sử dụng các nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy cung cấp từ khoa
Dược, Đơn vị Thông tin thuốc trong việc xây dựng danh mục thuốc, hướng dẫn điều
trị và các qui trình chuyên môn khác phù hợp với phân tuyến chuyên môn của đơn vị;

c) Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định về
hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi bệnh viện.

26
CHƢƠNG 3

QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC TẠI KHOA DƢỢC BỆNH VIỆN

3.1. Quy trình cấp phát thuốc BHYT ngoại trú

3.1.1. Mục đích

- Đảm bảo thuốc được đưa đến người bệnh đúng, đầy đủ và kịp thời.

- Kiểm soát được số lượng thuốc sử dụng tại bệnh viện.

3.1.2. Phạm vi
Áp dụng cho việc cấp phát thuốc từ khoa Dược đến các khoa lâm sàng trong
toàn bệnh viện.
Bộ phận Thống kê dược, Bộ phận kho dược của Khoa Dược và Bộ phận kế toán
dược (Phòng Tài chính Kế toán) chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát quy trình
này.

3.1.3. Tài liệu viện dẫn

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội khóa 13.

- Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy

định về Thực hành tốt bảo quản Thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy

định tổ chức và hoạt động của Khoa Dược.

- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ Y tế ban

hành hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

- Quyết định số 6556/QĐ-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban

hành mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tại các cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh.

3.1.4. Định nghĩa/viết tắt

- NB: Người bệnh

- BS: Bác sĩ

27
- BV: Bệnh viện

- DS: Dược sĩ

- ĐD: Điều dưỡng

- KD: Khoa dược

- KTV: Kỹ thuật viên

- LS: Lâm sàng

- NV: Nhân viên

3.1.5. Nội dung quy trình

Bƣớc Nơi Ngƣời


Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

1) Tổng hợp Khoa LS BS/ĐD 1. Điều dưỡng tiếp nhận bệnh. Đảm bảo
toa thuốc 2. Bác sĩ: Khám bệnh, cho chẩn đoán, số thuốc
cho thực hiện CLS (nếu có) và cho được lĩnh
thuốc trên hệ thống mạng bệnh viện. đúng với
số thuốc sử
3. In và ký xác nhận trên 2 toa thuốc. dụng cho
4. Điều dưỡng thực hiện như sau: NB theo y
lệnh.
+ Kiểm tra thông tin bệnh nhân, hạn
BHYT, kiểm tra thể thức toa thuốc.
+ Chuyển đơn thuốc, sổ khám bệnh
của bệnh nhân đến khu cấp phát thuốc
ngoại trú để làm thủ tục nhận thuốc,
đóng viện phí (nếu có).

2) Duyệt toa Kho Thủ kho 1. Điều dưỡng nộp toa thuốc vào khu Đảm bảo
thuốc thuốc kiểm soát toa thuốc của kho phát tên thuốc
BHYT thuốc BHYT, phân loại đối tượng ưu đúng tên
tiên: thuốc hiện
Bệnh nhân tàn tật, người già trên 70 có tại KD.
tuổi, phụ nữ mang thai, bệnh nhân
khám dịch vụ.
2. Xác nhận thuốc xuất trên máy.
3. DS kho nhận toa và lưu toa trên
máy cho bệnh nhân theo mã y tế của
bệnh nhân, kiểm tra trên máy tính đảm

28
Bƣớc Nơi Ngƣời
Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

bảo đúng kho và ngày xuất thuốc.


4. DS kho kiểm tra sự phù hợp của toa
thuốc với bảng kê khám chữa bệnh và
thuốc thực tế: tên thuốc, nồng độ, hàm
lượng, quy cách, số lượng.
5. DS kiểm tra kê toa thuốc hợp lý,
tương tác thuốc, liều dùng, đúng thuốc
đúng bệnh.

3) In toa Kho Thủ kho 1. DS kho in bảng kê chi tiết mẫu


thuốc thuốc hoặc DS 01/BV thanh toán ra viện ngoại trú
BHYT được ủy đính kèm toa thuốc.
quyền 2. Chuyển toa thuốc cho bộ phận cấp
phát khi không có gì sai sót.

4) Cấp phát Kho Dược sĩ 1. DS phụ trách cấp phát thuốc nhận Đảm bảo
thuốc thuốc cấp phát toa và soạn thuốc theo nguyên tắc cấp phát
BHYT FEFO, FIFO, chuyển cho DS phụ đúng theo
trách kiểm toa. số lượng
2. DS kiểm toa đối chiếu giữa số yêu cầu.
thuốc chuẩn bị và toa thuốc: tên thuốc,
hàm lượng, cảm quan chất lượng
trước khi chuyển cho kế toán để trả
thuốc cho bệnh nhân.
3. Đóng mộc “Khoa Dược đã cấp
phát” lên toa thuốc.
5) Giao nhận Quầy Dược sĩ 1. Kế toán gọi tên bệnh nhân. Đối
thuốc thuốc cấp phát chiếu họ tên, tuổi, địa chỉ của bệnh
BHYT Kế toán nhân so với đơn thuốc.

Bệnh nhân 2. Báo bệnh nhân/thân nhân bệnh


nhân kiểm tra thuốc và ký tên vào
phiếu 01/BV (nếu là thân nhân ghi rõ
mối quan hệ) và đóng tiền viện phí
(nếu có) trước khi ra về.
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc khi có
yêu cầu.
4. Ưu tiên phát thuốc các trường hợp
ưu tiên.

29
Bƣớc Nơi Ngƣời
Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

6) Lƣu toa Kho Thủ kho 1. Lưu toa thuốc, phiếu 01/BV.
thuốc Kế toán 2. Cuối ngày kế toán sẽ tổng hợp toàn
BHYT bộ toa thuốc và phiếu 01/BV để làm
cơ sở thanh toán BHYT.
3. DS kho cấp phát kiểm số lượng cấp
trên máy và thực tế.

3.1.6. Biểu mẫu

TT Tên biểu mẫu

1. - Mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh

3.1.7. Hồ sơ lưu: Hồ sơ lƣu bao gồm các thành phần sau

TT Hồ sơ lƣu (bản chính hoặc bản sao theo quy định)

1. - Mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh

30
MẪU BẢNG KÊ CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6556/QĐ-BYT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Bộ Y tế/Sở Y tế/ Y tế ngành: …………………………... Mẫu số: 01/KBCB
Cơ sở khám, chữa bệnh: ………………………………. Mã số người bệnh:
Khoa: ……………………………………………………… Số khám bệnh:
Mã khoa: …………………………………………………..

BẢNG KÊ CHI PHÍ …


I. Phần Hành chính:
(1) Họ tên người bệnh: ……………………………………………………………………; Ngày, tháng, năm sinh: …/…./…….; Giới tính: ………....
(2) Địa chỉ hiện tại:....................................................................................................... (3) Mã khu vực (K1/K2/K3)
4) Mã thẻ BHYT: Giá trị từ …/…./…….. đến …../……/………
(5) Nơi ĐK KCB ban đầu: …………………………………………………………….......................; (6) Mã
(7) Đến khám: …………………………….. giờ…… phút, ngày …./…./……
(8) Điều trị ngoại trú/ nội trú từ: ………… giờ …… phút, ngày …/…./……
(9) Kết thúc khám/ điều trị: ………………giờ …… phút, ngày …/…./……. Tổng số ngày điều trị: …. (10) Tình trạng ra viện
(11) Cấp cứu □ (12) Đúng tuyến □ Nơi chuyển đến từ: ……… Nơi chuyển đi:………………..; (13) Thông tuyến □ (14) Trái tuyến □
(15) Chẩn đoán xác định:…………………………………………………………………………….; (16) Mã bệnh
(17) Bệnh kèm theo: …………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………; (18) Mã bệnh kèm theo
(19) Thời điểm đủ 05 năm liên tục từ ngày: …………/………/……….; (20) Miễn cùng chi trả trong năm từ ngày: ……./……./………..
II. Phần Chi phí khám bệnh, chữa bệnh: (Mỗi mã thẻ BHYT thống kê phần chi khi khám bệnh, chữa bệnh phát sinh tương ứng theo mã thẻ đó)
Mã thẻ BHYT: Giá trị từ …/…/…. đến …/…./….. Mức hưởng
(Chi phí KBCB tính từ ngày…./…./… đến ngày.../.../…)

31
Nguồn thanh toán (đồng)
Đơn Tỷ lệ thanh Tỷ lệ Thành
Đơn vị Đơn giá Thành tiền Người
Nội dung Số lượng giá BH toán theo thanh toán tiền BH Quỹ Người bệnh
tính BV (đồng) BV (Đồng) Khác bệnh tự
(đồng) dịch vụ (%) BHYT (%) (đồng) BHYT cùng chi trả
trả
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)
1. Khám bệnh:

2. Ngày giường:
2.1. Ngày giường điều trị ban ngày:

2.2. Ngày giường điều trị nội trú:

2.3. Ngày giường lưu: (Áp dụng đối với Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm y
tế tuyến xã)

3. Xét nghiệm:

4. Chẩn đoán hình ảnh:

32
5. Thăm dò chức năng:

6. Thủ thuật, phẫu thuật:

7. Máu, chế phẩm máu, vận chuyển máu:

8. Thuốc, dịch truyền:

9. Vật tư y tế: (Vật tư y tế chưa bao gồm với dịch vụ kỹ thuật nào,
Ví dụ: Bơm cho ăn 50ml, dây truyền dịch...)

10. Gói vật tư y tế: (Các vật tư y tế đi kèm trong một lần thực hiện dịch vụ kỹ thuật, không ghi các vật tư y tế đã tính kết cấu trong giá dịch vụ kỹ
thuật đó)
10.1. Gói vật tư y tế 1 (Ghi kèm theo tên dịch vụ kỹ thuật thực hiện)
- Tên VTYT 1
- Tên VTYT 2
10.2. Gói vật tư y tế 2 (Ghi kèm theo tên dịch vụ kỹ thuật thực hiện)
- Tên VTYT 1

33
- Tên VTYT 2
10.n. Gói vật tư y tế n (Ghi kèm theo tên dịch vụ kỹ thuật thực hiện)
- Tên VTYT 1
-Tên VTYT2
11. Vận chuyển người bệnh:

12. Dịch vụ khác:

Cộng:
Tổng chi phí lần khám bệnh/cả đợt điều trị (làm tròn đến đơn vị đồng): …………………………………………………..đồng
(Viết bằng chữ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………….)
Trong đó, số tiền do:
- Quỹ BHYT thanh toán: .....................................................................................................................................................................................
- Người bệnh trả, trong đó: ................................................................................................................................................................................
+ Cùng trả trong phạm vi BHYT: ........................................................................................................................................................................
+ Các khoản phải trả khác: ................................................................................................................................................................................
- Nguồn khác: .....................................................................................................................................................................................................

Ngày.... tháng... năm...


NGƯỜI LẬP BẢNG KÊ KẾ TOÁN VIỆN PHÍ
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

34
Ngày.... tháng.... năm ...
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI BỆNH GIÁM ĐỊNH BHYT
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
(Tôi đã nhận ... phim ... Xquang/CT/MRl)
Ghi chú:

- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm y tế tuyến xã và tương đương: Thay thế chữ ký, họ tên của Kế toán viện phí bằng chữ ký, họ tên
của người phụ trách đơn vị và phần ký xác nhận của Giám định BHYT không bắt buộc.

- Trường hợp KBCB ngoại trú, người bệnh đã được nhận phim chụp (Xquang, Ct, MRI,...) thì thực hiện theo quy định tại Điều 1 Thông tư số
50/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế: Người bệnh ghi số lượng từng loại phim đã nhận vào ô “Xác nhận của người bệnh” và ký xác
nhận, ghi rõ họ tên. Trường hợp cơ sở KBCB giữ lại phim để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo... thì phải tổng hợp và thông báo để
cơ quan BHXH biết. Quy định này không áp dụng đối với các cơ sở KBCB đã tham gia Đề án thí điểm không in phim và KCB nội trú và KCB nội
trú ban ngày.

- Trường hợp phần ký xác nhận chuyển sang trang khác thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm căn chỉnh mẫu bảng kê để đảm bảo
chữ ký gắn với nội dung bảng kê./.

35
3.2. Quy trình cấp phát thuốc, vật tƣ y tế nội trú

3.2.1. Mục đích

- Đảm bảo thuốc được đưa đến người bệnh đúng, đầy đủ và kịp thời.

- Kiểm soát được số lượng thuốc sử dụng tại bệnh viện.

3.2.2. Phạm vi
Áp dụng cho việc cấp phát thuốc từ khoa Dược đến các khoa lâm sàng trong
toàn bệnh viện.
Bộ phận Thống kê dược, Bộ phận kho dược của khoa Dược và Bộ phận kế toán
dược (Phòng Tài chính Kế toán) chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát quy trình
này.

3.2.3. Tài liệu viện dẫn

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội khóa 13.

- Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy

định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy

định tổ chức và hoạt động của Khoa Dược.

- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ Y tế ban

hành hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

3.2.4. Định nghĩa/viết tắt

- NB: Người bệnh

- BS: Bác sĩ

- BV: Bệnh viện

- DS: Dược sĩ

- ĐD: Điều dưỡng

- KD: Khoa dược

36
- KTV: Kỹ thuật viên

- LS: Lâm sàng

- NV: Nhân viên

3.2.5. Nội dung quy trình

Bƣớc Nơi Ngƣời


Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

1) Tổng hợp Khoa LS ĐD/KTV 1. Tổng hợp thuốc hàng ngày theo y Đảm bảo
thuốc phụ trách lệnh của BS cho từng người bệnh qua số thuốc
lĩnh thuốc phần mềm lĩnh thuốc. được lĩnh
2. Gởi phiếu tổng hợp thuốc của khoa đúng với
đến kho lẻ (khoa Dược) qua phần số thuốc sử
mềm lĩnh thuốc. dụng cho
NB theo y
3. Đối với thuốc gây nghiện, hướng lệnh.
thần:
+ Điều dưỡng làm phiếu lĩnh thuốc
bao gồm 2 bản (khoa dược giữ 1 bản,
khoa lâm sàng giữ 1 bản), kèm với chi
tiết xuất mang đến khoa dược để lĩnh
thuốc. Có chữ ký của lãnh đạo khoa
lâm sàng.

2) Xác nhận Kho Thủ kho 1. Kiểm tra phiếu lĩnh thuốc của khoa Đảm bảo
phiếu lĩnh thuốc Bộ phận qua phần mềm lĩnh thuốc, gồm có: tên thuốc
thuốc thống kê + Tên thuốc, mã thuốc đúng tên
thuốc hiện
+ Số lượng. có tại KD.
2. Xác nhận phiếu lĩnh thuốc sau khi
kiểm tra.
3. Lưu ý:
+ Số lượng tồn kho ít hơn số lượng
yêu cầu: thông báo cho khoa liên quan
sử dụng thuốc theo cơ số hoặc thuốc
thay thế.
+ Sai tên thuốc, mã thuốc: thông báo
cho Khoa liên quan chỉnh sửa tên
thuốc, mã thuốc cho phù hợp.
4. Thời gian thực hiện: trong ngày.

37
Bƣớc Nơi Ngƣời
Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

3) In phiếu Kho Thủ kho 1. Sau khi kho xác nhận phiếu lĩnh
lĩnh thuốc thuốc Bộ phận thuốc, in 2 bản phiếu lĩnh thuốc theo
và ký thống kê từng loại gồm có:
duyệt + Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện và
hướng tâm thần.
+ Phiếu lĩnh thuốc kháng sinh và
thuốc ống tiêm.
+ Phiếu lĩnh thuốc viên, thuốc uống,
thuốc đặt, thuốc dùng ngoài.
+ Phiếu lĩnh dịch truyền.
2. Ký tên và trình ký trưởng khoa
hoặc BS được ủy quyền.
3. Trình KD ký duyệt phiếu lĩnh thuốc
theo lịch duyệt phiếu của KD.

4) Xét duyệt Khoa DS trưởng 1. Kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lĩnh
phiếu lĩnh Dược khoa hoặc thuốc:
thuốc DS được + Thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác
ủy quyền các mục tiêu trong phiếu lĩnh thuốc.
+ Phiếu lĩnh thuốc phải còn nguyên
vẹn, sạch sẽ, không tẩy xóa.
+ Ghi rõ tên thuốc, nồng độ/hàm
lượng, đơn vị tính.
+ Thuốc nằm tròn danh mục thuốc của
BV và theo đơn hội chẩn.
2. Ký duyệt phiếu lĩnh thuốc.

5) Cấp phát Khoa LS ĐD/KTV Chuyển phiếu lĩnh thuốc đến kho để
thuốc Kho phụ trách cấp phát thuốc.
thuốc lĩnh thuốc 1. Lưu 1 bản tại khoa Dược, 1 bản
Thủ kho giao cho khoa lâm sàng lưu.
2. Cấp phát thuốc theo số lượng trên
phiếu lĩnh thuốc các khoa LS và giao
cho bộ phận giao nhận thuốc.
3. Kiểm tra, đối chiếu số lượng thủ
kho phát với số lượng trên phiếu lĩnh
thuốc của các khoa LS.
4. Đóng gói và vận chuyển lên khoa

38
Bƣớc Nơi Ngƣời
Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

LS.
5. Bảo quản đúng quy định của nhà
sản xuất đối với một số loại thuốc có
điều kiện bảo quản đặc biệt.
6. Đối với vắc xin, phải chuyển trong
phích tích lạnh hoặc hòm lạnh từ kho
lạnh đến phòng tiêm.

6) Giao nhận Khoa LS Bộ phận 1. Bàn giao thuốc cho các khoa LS Đảm bảo
thuốc giao nhận theo đúng số lượng trên phiếu lĩnh cấp phát
thuốc thuốc và ký tên vào sổ giao nhận. đúng theo
ĐD/KTV 2. Kiểm tra đúng thuốc, đủ số lượng số lượng
phụ trách và ký nhận vào sổ giao nhận hàng. yêu cầu.
lĩnh thuốc

3.2.6. Biểu mẫu

TT Tên biểu mẫu

1. - Phiếu lĩnh thuốc


- Phiếu lĩnh thuốc thành gây nghiện, hướng tâm thần
- Sổ giao nhận hàng

3.2.7. Hồ sơ lưu: Hồ sơ lƣu bao gồm các thành phần sau

TT Hồ sơ lƣu (bản chính hoặc bản sao theo quy định)

1. - Phiếu lĩnh thuốc


- Phiếu lĩnh thuốc thành gây nghiện, hướng tâm thần
- Sổ giao nhận hàng

39
Tên cơ sở:
Khoa/phòng:
Số:

PHIẾU LĨNH THUỐC THÀNH PHẨM GÂY NGHIỆN, THUỐC THÀNH PHẨM HƢỚNG TÂM THẦN, THUỐC
THÀNH PHẨM TIỀN CHẤT
Tên thuốc, nồng độ, hàm Số lƣợng
TT Đơn vị tính Ghi chú
lƣợng, qui cách Yêu cầu Thực phát

Tổng số:………. khoản


Người lập bảng Ngày……tháng….năm…. Ngày……tháng….năm….
Trưởng khoa/phòng Trưởng khoa dược hoặc
(ký, ghi rõ họ tên) người được ủy quyền
Người giao Người nhận (ký, ghi rõ họ tên)
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

 Phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất: tối thiếu phải
có 02 bản chính 01 bản lưu tại Khoa Dược, 01 bản lưu tại Khoa điều trị.

40
3.3. Quy trình cấp phát thuốc, vật tƣ, hóa chất, y dụng cụ y tế kho chẵn

3.3.1. Mục đích

- Đảm bảo thuốc được đưa đến người bệnh đúng, đầy đủ và kịp thời.

- Kiểm soát được số lượng thuốc sử dụng tại bệnh viện.

3.3.2. Phạm vi
Áp dụng cho việc cấp phát thuốc từ khoa Dược đến các khoa lâm sàng trong
toàn bệnh viện.
Bộ phận Thống kê dược, Bộ phận kho dược của khoa Dược và Bộ phận kế toán
dược (Phòng Tài chính Kế toán) chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát quy trình
này.

3.3.3. Tài liệu viện dẫn

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội khóa 13.

- Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy

định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

- Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy

định tổ chức và hoạt động của Khoa Dược.

- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ Y tế ban

hành hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

3.3.4. Định nghĩa/viết tắt

- NB: Người bệnh

- BS: Bác sĩ

- BV: Bệnh viện

- DS: Dược sĩ

- ĐD: Điều dưỡng

- KD: Khoa dược

- KTV: Kỹ thuật viên

41
- LS: Lâm sàng

- HSBA: Hồ sơ bệnh án

- NV: Nhân viên

3.3.5. Nội dung quy trình

 Nội dung thủ tục kho lẻ (nội trú, BHYT, đông y)

Bƣớc Nơi Ngƣời


Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

1) Lập dự Khoa Thủ 1. Căn cứ lập dự trù: số lượng hàng Đảm bảo
trù thuốc, Dược kho/Bộ tồn trong kho, tình hình sử dụng tên thuốc
vật tƣ, phận thống thuốc, tình hình biến động: các tác đúng tên
hóa chất kê động làm cho việc sử dụng thuốc có thuốc hiện
thể tăng đột biến (ví dụ như dịch có tại KD
bệnh,…), lượng dự trữ tối thiếu.
2. Lập dự trù trực tiếp bằng phần mềm
trên máy tính.
3. Bộ phận thống kê tiến hành kiểm
tra:
+ Đúng tên thuốc, nồng độ, hàm
lượng và quy cách, chủng loại, kích cỡ
hàng hóa.
+ Ghi nhận đầy đủ các cột, mục.
+ Cân đối số lượng và quyết định số
thực phát tùy tình hình tồn kho.

2) In và xét Khoa Bộ phận 1. Sau khi kiểm tra bảng dự trù, bộ


duyệt Dược thống phận thống kê tiến hàng in phiếu xuất
phiếu kê/Thủ kho kho (02 bản) và ký duyệt.
xuất kho 2. Thủ kho kho lẻ kiểm tra hành chính
cũng như chuyên môn rồi ký duyệt
người nhận.

3) Cấp phát Kho Thủ kho 1. Thủ kho kho chẵn sẽ nhận lại phiếu Đảm bảo
và giao lĩnh: cấp phát
nhận + Ký tên người phát trên cả 2 bản của đúng theo
thuốc phiếu xuất kho. số lượng
yêu cầu.
+ Trả lại kho lẻ một phiếu, giữ lại một
phiếu.
+ Chuẩn bị các khoản trên phiếu và

42
Bƣớc Nơi Ngƣời
Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

đánh dấu trên phiếu những khoản đã


chuẩn bị.
+ Kiểm tra bằng cảm quan chất lượng
thuốc, vật tư, hóa chất trước khi giao
nhận, đối chiếu lại tên, nồng độ, hàm
lượng, quy cách và số lượng với phiếu
dự trù.
+ Giao thuốc, vật tư, hóa chất cho thủ
kho của kho lẻ từng khoản một.
2. Thủ kho của kho lẻ nhận và đánh
dấu các khoản đã nhận đủ trên phiếu
của mình. Sau đó làm nhập nội bộ.
Riêng thuốc hướng tâm thần, gây
nghiện phải viết báo cáo trong sổ quản
lý xuất nhập thuốc hướng tâm thần,
thuốc gây nghiện.
Ghi chú: Thủ kho của kho lẻ sau khi
nhận thuốc sắp xếp vào kho lẻ theo
nguyên tắc FEFO, FIFO, đồng thời
nhớ vị trí và số lượng để thuận lợi cho
việc kiểm hàng mỗi ngày và việc cấp
phát thuốc cho các khoa phòng.
Đối với thuốc gây nghiện và thuốc
hướng tâm thần:
+ Phải được bảo quản trong tủ có khóa
do thủ kho được phân công quản lý.
+ Có sổ theo dõi xuất nhập thuốc gây
nghiện, hướng tâm thần.

43
 Nội dung thủ tục khoa lâm sàng, cận lâm sàng

Bƣớc Nơi Ngƣời


Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

1) Lập phiếu Khoa ĐD/KTV 1. Căn cứ tình hình sử dụng thuốc, Đảm bảo
lĩnh LS/CLS phụ trách HC, VTYT của khoa. số thuốc,
thuốc, vật lĩnh thuốc 2. Các khoa lập phiếu lĩnh thuốc, vật VT, HC
tƣ, hóa tư, hóa chất, y dụng cụ y tế trình được lĩnh
chất, y Trưởng khoa phê duyệt. đúng với
dụng cụ y số lượng
tế sử dụng
cho NS
theo y
lệnh.

2) Xác nhận Kho Bộ phận 1. Bộ phận thống kê tiến hành kiểm Đảm bảo
phiếu lĩnh thuốc thống kê tra: tên thuốc
thuốc + Đúng tên thuốc, nồng độ, hàm đúng tên
lượng và quy cách, chủng loại, kích cỡ thuốc hiện
hàng hóa.
+ Ghi nhận đầy đủ các cột, mục.
+ Cân đối số lượng và quyết định số
thực phát tùy tình hình tồn kho.

3) In phiếu Khoa Bộ phận 1. Sau khi kiểm tra phiếu lĩnh thuốc
lĩnh thuốc Dược thống kê của khoa, bộ phận thống kê tiến hành
in phiếu xuất kho và ký duyệt.

4) Xét duyệt Kho ĐD/KTV 1. Nhân viên khoa LS và CLS sẽ ký


phiếu lĩnh thuốc phụ trách tên người nhận.
thuốc lĩnh thuốc 2. Thủ kho kho chẵn sẽ nhận lại phiếu
Thủ kho lĩnh:
+ Phiếu lĩnh thuốc phải còn nguyên
vẹn, sạch sẽ, không tẩy xóa.
+ Ghi rõ tên thuốc, nồng độ/hàm
lượng, đơn vị tính.
+ Thuốc nằm trong danh mục thuốc
của BV.
+ Thủ kho ký tên người phát trên cả 2
bản của phiếu lĩnh và phiếu xuất kho.

5) Cấp phát Kho Thủ kho 1. Chuẩn bị các khoản trên phiếu lĩnh Đảm bảo
và giao thuốc và đánh dấu trên phiếu lĩnh những cấp phát
nhận khoản đã chuẩn bị. đúng theo

44
Bƣớc Nơi Ngƣời Hƣớng dẫn chi tiết Lƣu ý
thực hiện thực hiện Thực hiện

thuốc 2. Kiểm tra bằng cảm quan chất lượng số lượng


thuốc, vật tư, hóa chất, y dụng cụ yêu cầu.
trước khi giao nhận, đối chiếu lại tên,
nồng độ, hàm lượng, quy cách, chủng
loại, kích cỡ hàng hóa và số lượng với
phiếu lĩnh.
3. Giao thuốc, vật tư, hóa chất, y dụng
cụ cho các khoa từng khoản một.
3.3.6. Biểu mẫu

TT Tên biểu mẫu

1. - Sổ theo dõi xuất nhập thuốc gây nghiện, hướng tâm thần
- Phiếu lĩnh thuốc
- Phiếu lĩnh vật tư y tế
- Phiếu lĩnh hóa chất
- Phiếu xuất kho

3.3.7. Hồ sơ lưu: Hồ sơ lƣu bao gồm các thành phần sau

TT Hồ sơ lƣu (bản chính hoặc bản sao theo quy định)

1. - Sổ theo dõi xuất nhập thuốc gây nghiện, hướng tâm thần
- Phiếu lĩnh thuốc
- Phiếu lĩnh vật tư y tế
- Phiếu lĩnh hóa chất
- Phiếu xuất kho

45
SỔ THEO DÕI XUẤT, NHẬP, TỒN KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƢỚNG THẦN, THUỐC
TIỀN CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƢỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƢỢC CHẤT HƢỚNG
THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC,THUỐC PHÓNG XẠ

Tên nguyên liệu/Tên thuốc, nồng độ/ hàm lượng: ..........................................................


Đơn vị tính: .................................................................................................................

Số lƣợng
Ngày Số chứng từ
Nơi xuất, nhập Số lô, hạn dùng Ghi chú
tháng xuất, nhập
Nhập Xuất Còn lại

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

* Sổ được đánh số trang từ 01 đến hết, và đóng dấu giáp lai


* Mỗi thuốc phải dành một số trang riêng, số trang nhiều hay ít tùy loại thuốc xuất, nhập nhiều hay ít.
* Đối với thuốc phóng xạ không cần ghi hạn dùng

46
Phụ lục VIII

MẪU SỔ THEO DÕI XUẤT, NHẬP, TỒN KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƢỚNG THẦN, THUỐC TIỀN
CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƢỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƢỢC CHẤT HƢỚNG THẦN, TIỀN
CHẤT DÙNG LÀM THUỐC, THUỐC PHÓNG XẠ
(Kèm theo Thông tư số: /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên cơ sở: .................................................................................................................................................................................


Địa chỉ: .....................................................................................................................................................................................
Điện thoại:.................................................................................................................................................................................

SỔ THEO DÕI XUẤT, NHẬP, TỒN KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƢỚNG THẦN, THUỐC TIỀN
CHẤT, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC LÀ DƢỢC CHẤT GÂY NGHIỆN, DƢỢC CHẤT HƢỚNG THẦN, TIỀN
CHẤT DÙNG LÀM THUỐC, THUỐC PHÓNG XẠ
(Bắt đầu sử dụng từ.... đến…..)

47
PHỤ LỤC 1
Bộ Y tế (Sở Y tế).............. PHIẾU LĨNH THUỐC MS: 01D/BV-01
BV: .................................. Số:.................…..
Khoa: ...............................

Số Mã Tên thuốc Đơn Số lƣợng


TT hàm lƣợng vị yêu cầu phát Ghi chú

Cộng khoản:
Ngày .....tháng....năm…..

TRƢỞNG KHOA NGƢỜI PHÁT NGƢỜI LĨNH TRƢỞNG KHOA


DƢỢC LÂM SÀNG

Họ tên...................... Họ tên.................. Họ tên..................... Họ tên.....................

Hƣớng dẫn: - In khổ A4 dọc.


- Kê giấy than, viết 2 liên, bản chính nộp khoa Dược, bản giấy than lưu.
- Mã: mã số và mã vạch tuỳ theo mức độ sử dụng máy vi tính trong quản lý.

48
PHỤ LỤC 2
Bộ Y tế (Sở Y tế).............. PHIẾU LĨNH HOÁ CHẤT MS: 02D/BV-01
BV:.................................. Số:........................
Khoa:...............................

Số Mã Tên hoá chất Đơn Số lƣợng Ghi chú


TT vị yêu cầu phát

Cộng khoản:
Ngày ... tháng......năm……

TRƢỞNG KHOA NGƢỜI PHÁT NGƢỜI LĨNH TRƢỞNG KHOA


DƢỢC LÂM SÀNG

Họ tên..................... Họ tên..................... Họ tên..................... Họ tên.....................

Hƣớng dẫn: - In khổ A4 dọc.


- Kê giấy than, viết 2 liên, bản chính nộp khoa Dược, bản giấy than lưu.
- Mã: mã số và mã vạch tuỳ theo mức độ sử dụng máy vi tính trong quản lý.

49
PHỤ LỤC 3
Bộ Y tế (Sở Y tế) PHIẾU LĨNH VẬT TƢ Y TẾ MS: 03D/BV-01
BV: ..................... Số:.................
Khoa: .................. TIÊU HAO

Số Số lƣợng
Mã Tên vật tƣ y tế tiêu Đơn Ghi chú
TT yêu cầu phát
hao vị

Cộng khoản:
Ngày ...... tháng..... năm ........

TRƢỞNG KHOA NGƢỜI PHÁT NGƢỜI LĨNH TRƢỞNG KHOA


DƢỢC LÂM SÀNG

Họ tên................... Họ tên..................... Họ tên.................... Họ tên.....................

Hƣớng dẫn: - In khổ A4 dọc.


- Kê giấy than, viết 2 liên, bản chính nộp khoa Dược, bản giấy than lưu.
- Mã: mã số và mã vạch tuỳ theo mức độ sử dụng máy vi tính trong quản lý.

50
Đơn vị:................... Mẫu số 02 - VT
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
Bộ phận:................ Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính)

PHIẾU XUẤT KHO


Ngày.....tháng.....năm...... Nợ .........................
Số: .................................. Có .........................
- Họ và tên người nhận hàng: ........................... Địa chỉ (bộ phận)...............................
- Lý do xuất kho: ..........................................................................................................
- Xuất tại kho (ngăn lô): ................................Địa điểm ...............................................

Số lượng
Tên, nhãn hiệu, quy cách, Đơn
Mã Đơn Thành
STT phẩm chất vật tư, dụng cụ, vị Yêu Thực
số giá tiền
sản phẩm, hàng hoá tính cầu Nhập
A B C D 1 2 3 4

Cộng x x x x x

- Tổng số tiền (viết bằng chữ):.....................................................................................

- Số chứng từ gốc kèm theo:........................................................................................

Ngày .... tháng ....năm...

Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc
(Ký, họ tên) hàng (Ký, họ (Hoặc bộ phận có nhu (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên) tên) cầu nhập)
(Ký, họ tên)

51
CHƢƠNG 4

DANH MỤC THUỐC TẠI KHOA DƢỢC BỆNH VIỆN

4.1. Danh mục thuốc tân dƣợc

DẠNG BÀO
STT TÊN HOẠT CHẤT TÊN THUỐC HÀM LƢỢNG
CHẾ
KHÁNG SINH
Nhóm β Lactam
1 Ceftriaxone Ceftriaxone 2000 2g Bột pha tiêm
Viên nén bao
2 Cefuroxim Negacef 500 500 mg
phin
Amoxicilin + Acid 875 mg + 125
3 Augxine 1g Viên nén
Clavulanic mg
Ampicillin + Thuốc bột pha
4 Bicefzidim 1g + 500 mg
Sulbactam tiêm
Thuốc bột pha
5 Cefoxitin Tenafotin 1000 1000 mg
tiêm
Nhóm Glycopeptid
Thuốc bột pha
6 Vancomycin Vagonxin 1g 1g
tiêm
Nhóm Aminoglycoside

7 Amikacin sulfat Amikacin 500 500mg/ml Bột pha tiêm

Nhóm Macrolide
Dung dịch
8 Clindamycin Clindacine 600 600 mg
tiêm
Nhóm Nitroimidazole
Dung dịch tiêm
9 Fluconazole Klevaflu 2mg/1ml
truyền
Nhóm Quinolon
Dung dịch
10 Ciprofloxacin Basmicin 400 400 mg
tiêm truyền
Nhóm Carbapenem

500 mg + 500 Dung dịch tiêm


11 Imipenem, Cilastatin Cepemid 1g
mg tĩnh mạch

52
TIÊU HÓA
Nhóm nhuận tràng
Thuốc bột pha
12 Sorbitol Sorbitol 5g 5g
dung dịch uống
Bột pha dung
13 Macrogol Forlax 10g 10 g
dịch uống
14 Lactulose Laevolac 10g/15ml Dung dịch uống
Nhóm thông mật, tan sỏi mật, bảo vệ gan
viên nén bao
15 Silymarin Silymarin 70 70 mg
phim
Nhóm chống nôn
16 Domperidone Prevomit FT 10 mg Viên nén
Nhóm thuốc điều chỉnh và cân bằng chất điện giải acid-base
17 Magnesi Trisilicat Gastro-kite 0,6g + 0,5g Thuốc bột
Nhóm kháng acid
Nhôm hydroxyd, Thuốc gói hỗn
800,4 mg
18 Magnesi hydroxyd, Atirlic A.T
3030,3mg/15g dịch
Simethicon
Nhóm ức chế bơm proton
19 Pantoprazol Savi Pantoprazol 40 40 mg Viên nén
Viên nén bao
20 Omeprazole OCID 20 20mg phin tan trong
ruột
TIM MẠCH
Nhóm điều trị tăng huyết áp
21 Captopril Captopril 25 mg Viên nén
22 Amlodipine Kavasdin 5 5 mg Viên nén
Viên nén bao
23 Mathyldopa Agidopa 250 mg
phim
Viên bao phóng
24 Indapamide Natrilix SR 1,5 mg
thích chậm
25 Losartan Losartan T50 50 mg Viên nén
Nhóm hạ lipid máu statin

53
Viên nén bao
26 Atorvastatin Atorvastatin 10 10 mg phim
Nhóm trợ tim, chống loạn nhịp
27 Ivabradine HCl Ivabradine 5 5mg Viên nén
Nhóm thần kinh và bổ thần

28 Piracetam Piracetam-EGIS 3g/15ml Dung dịch tiêm

HẠ SỐT, GIẢM ĐAU KHÁNG VIÊM


29 Paracetamol Partamol TAB 500 500mg Viên nén
30 Diclofenac Diclofenac 50 50mg Viên nén

31 Methylprednisolon Methylprednisolon 16 16mg Viên nén

32 Prednisolon Prednisolon 5 5mg Viên nén


33 Meloxicam Meloxicam 7.5mg Viên nén
DỊCH TRUYỀN
Nhóm bổ sung điện giải, acid-base
Dung dịch
34 Natri clorid Natri clorid 0,9% 0,9%/100ml truyền tĩnh
mạch
Dung dịch
35 Natri clorid Natri clorid 0.9% 0,9%/500ml truyền tĩnh
mạch
Dung dịch
36 Glucose Glucose 10% 10%/500ml truyền tĩnh
mạch
Nhóm chống acid và thuốc kiềm hóa (Điều trị nhiễm acid và kiềm hóa nƣớc tiểu)
Dung dịch
37 Natri bicarbonat Natri bicarbonat 1,4% 1,4%/250ml
truyền tĩnh mạch
Nhóm lợi tiểu, thẩn thấu
Dung dịch
38 D-Mannitol Mannitol 20% 20%/250ml
truyền tĩnh mạch
Nhóm sản phẩm ngoài đƣờng tiêu hóa
L-Isoleucine, L-Lysin Dịch truyền tĩnh
39 Neoamiyu 0.061 200ml
acetat, L-Histidin,… mạch nhỏ giọt
HO HEN - VITAMIN KHOÁNG CHẤT

54
40 Ambroxol Ambroxol 30 mg 30 mg Viên nén
Viên nang cứng
41 Acetylcystein Acecyst 200 mg số 1
42 Kali clorid Kali clorid 500mg Viên nén

Calci carbonat CALCIFERAT 750 mg viên nén bao


43 750mg/2000IU
Vitamin D3 2000 IU phim

44 Vitamin e Vinpha e 400IU 400 IU viên nang mềm

Dung dịch tiêm


45 Calci gluconate Growpone 10% 95.5mg/ml
truyền
NỘI TIẾT
Gliclazide 80mg
46 Dianorm-M Viên nén
Metformin 500mg
47 Acarbose Acarbose 50mg Viên nén
48 Thiamazole Thiamazol 5mg Viên nén
49 Levothyroxine natri Disthyrox 100mg 100mcg Viên nén
TÊ MÊ
50 Lidocain hydroclorid Lidocain 40 mg Dung dịch tiêm

4.2. Danh mục thuốc đông y


DẠNG BÀO
STT TÊN HOẠT CHẤT TÊN THUỐC HÀM LƢỢNG
CHẾ
Kim ngân hoa 1500 mg
Liên kiều 1500 mg
Diệp hạ châu Forvim (ngân kiều 1500 mg Viên nang
1 giải độc – Xuân cứng
Bồ công anh 1150 mg
quang)
Mẫu đơn bì 1150 mg
Đại hoàng 750 mg
Ích mẫu 4,2 g
Hương phụ Viên nang
2 Ích mẫu (Traphaco) 1,312 g
cứng
Ngải cứu 1,05 g
500 mg Viên nang
Sài đất Thanh nhiệt tiêu
3 cứng số 0
độc F (thanh nhiệt 500 mg

55
Kinh giới giải độc viêm gan)
480 mg
Thương nhĩ tử Phòng phong
375 mg
Đại hoàng
375 mg
Thổ phục linh Liên kiều
290 mg
Hoàng liên
125 mg
Kim ngân hoa Bạch chỉ
125 mg
Cam Thảo
120 mg
70 mg
25 mg
Hy thiêm 760 mg
Thương nhĩ tử 400 mg
Dây đau xương 400 mg
Thổ phục linh Rheumapain – F Viên nang
4 (trừ phong thấp, 320 mg
cứng
Hà thủ ô đỏ chế Thiên niên đau nhức) 320 mg
kiện 300 mg
Huyết giác 300 mg
330 mg
Độc hoạt
330 mg
Phòng phong
330 mg
Tang ký sinh
330 mg
Đỗ trong
330 mg
Ngưu tất
Tần giao 330 mg

Sinh địa 330 mg Viên nén bao


5 Phong tê thấp phim
Bạch thược 330 mg

Cam thảo 330 mg


Tế tân 60 mg
Quế nhục 60 mg
Nhân sâm 60 mg
Đương quy 60 mg
Xuyên khung 30 mg

56
Cao khô lá bạch quả Hoạt huyết dưỡng 40 mg
6 Viên nang
Cao khô đinh lăng não 750mg

Hãi mã 50 mg
Ngọc dương 50 mg
Dâm dương hoắc 75 mg
Nhục thung dung 62 mg
Nhân sâm 50 mg
Dương quy 100 mg
Bạch thược 50 mg
Bạch linh 50 mg
Bạch truật 45 mg
Bổ Thận
7 Nhung hươu 10 mg Viên nang
(Đông Dược Việt)
Ba kích 45 mg
Xuyên khung 36 mg
Đơn bì 20 mg
Trạch tả 36 mg
Sơn thù 46 mg
Phá cổ chỉ 50 mg
Đỗ trọng 38 mg
Thục địa 100 mg
Cam thảo 62 mg
0,65 g
Lá sen
0,50 g
Lá vông
8 Dưỡng tâm an 0,65 g
Lạc tiên Tâm sen
0,15 g
Bình vôi
1,20 g
Phèn chua 500 mg
Mai mực Viên nang
9 Dạ dày tá tràng – F 274 mg
cứng
Huyền hổ sách 126 mg

Thục địa 800 mg


10 Bát Vị - f Viên nang
Hoài sơn 344 mg

57
Sơn thủ 344 mg
Trạch tả 300 mg
Phục linh 300 mg
Mẫu đơn bì 244 mg
Quế 73.33 mg
Phụ tử chế 33.33 mg

4.3. Danh mục thuốc vị thuốc

STT Nhóm thuốc TÊN VỊ THUỐC


1 Bổ khí Hoàng kỳ
Bạch truật

2 Bổ huyết Hà thủ ô đỏ

Đương quy
3 Chỉ khái bình suyễn Hạnh nhân
4 An thần Viễn chí
5 Hành khí Hương phụ
6 Phát tán phân nhiệt Cúc hoa

4.4. Danh mục thuốc gây nghiện – hƣớng thần

58
TÊN HOẠT HÀM ĐƢỜNG HÃNG SẢN NƢỚC SẢN
STT TÊN THUỐC CHẤT LƢỢNG ĐVT DÙNG SĐK XUẤT XUẤT
I. THUỐC GÂY NGHIỆN:
VN-17888- Siegfried Hameln
1 FENILHAM Fentanyl 50mcg/1ml ống 2ml Tiêm Germany
14 Gmbh

VD-19415- Siegfried Hameln


2 OPIPHINE Morphin 10mg/ml ống 1ml Tiêm Germany
15 Gmbh

SUFENTANIL – Hameln
3 Sunfentanyl 50mcg/ml ống 1ml Tiêm VN-20250- Pharmaceuticals Germany
HAMELN 17 Gmbh
VN-33290-
4 TRASOLU Tramadol 50mg/ml ống 2ml Tiêm Danapha Việt Nam
19
II. THUỐC HƢỚNG TÂM THẦN
EPHEDRINE VN-20793-
1 Ephedrine 30mg/ml ống 1ml Tiêm Aguettant France
AGUETTANT 17
KETAMINE VN-20611- Rotexmedia Gmbh
2 Ketamin 50mg/ml Lọ 10ml Tiêm Germany
HYDROCHLORIDE 17 Arzneimittelwerk

3 MIDAZOLAM Midazolam 5mg/ml ống 1ml Tiêm VN-20862- Panpharma GmbH Germany
ROTEXMEDICA 17

4 Diazepam 5mg Viên Uống VN-33290- Gedeon Richter Hungary


SEDUXEN
19

59
4.5. Danh mục thuốc bảo quản lạnh

TÊN HOẠT NỒNG ĐỘ,


STT TÊN THUỐC ĐVT
CHẤT HÀM LƢỢNG

1 Recormon Epoetin beta 2000IU/0,3ml Bơm tiêm


2 Recormon Epoetin beta 4000IU/0,3ml Bơm tiêm
3 Invanz lnj 1g 1’s Ertapenem 1g Lọ
Neomycin + 12250IU +
4 Maxitrol Oint polymmycin B + 21000IU + Tube
dexamethason 3.5mg

5 Betahema Erythropoietin beta 2000UI Lọ

Insulin aspart
6 NovoMix 30 Flexpen biphasic (DNA tái 100IU/ml Bút
tổ hợp) 30/70

Insulin aspart tác


7 Novorapid flexpen 100UI x 3ml Bút
dụng ngắn
Insulin analog
8 Basalar Glargine (tác dụng 300UI/3ml Bút
kéo dài)
9 Lantus solostar Insulin glargine 100IU/ml Bút tiêm

Insulin lispro hỗn


Humalog mix 50/50 hợp 50/50 (50%
10 insulin lispro & 100IU/ml x 3ml Bút tiêm
kwikpen
50% insulin lispro
protamine)

Insulin lispro hỗn


Humalog mix 75/25 hợp 75/25 (20%
11 insulin lispro & 100IU/ml x 3ml Bút tiêm
kwikpen
75% insulin lispro
protamine)

Insulin tác dụng


12 Actrapic 100IU/ml Lọ
nhanh
Insulin trộn, hỗn
13 Mixtard 30 100UI Lọ
hợp
Insulin trộn, hỗn
14 Mixtard 30 Flexpen 100UI Bút tiêm
hợp

60
Rocuronium
15 Esmeron 50 Via 10mg/ml; 5ml Lọ
bromide

16 OCTREORIDE Octreorid 0.1mg/ml Ống

17 Sandostatin lnj Octreoride 0.1mg/ml ống

Rocuronium
18 Rocuronium kabi 10mg/ml; 5ml Lọ
bromid
Rocuronium
19 Noveron 10mg/ml; 5ml Lọ
bromid

20 Cordarone 150mg/3ml Amiodaron 150mg/3ml ống

Atracurium
21 Tracrium 25mg/2.5ml 5’s 25mg/2,5ml ống
besylate
Recombinant
22 Nanokine 2000 IU human 2000IU/1ml Lọ
Erythropoietin alfa
Vitamin 100mg + 100mg
23 Trivit-B ống
B1+B6+B12 +1000mcg; 3ml
Huyết thanh
kháng nọc rắn lục
tre tinh chế; N-
Huyết thanh kháng nọc rắn Lọ
24 protein total 1000 LD50/lọ
lục tre tinh chế (SAV)
protein, sodium
chloride,
methiolate.
Huyết thanh kháng
Huyết thanh kháng độc tố
25 độc tố uốn ván tinh 1500 đvqt Ống
uốn ván tinh chế (SAT)
chế
Recombinant
26 Nanokine 4000 IU human 4000IU/1ml Lọ
Erythropoietin alfa

61
CHƢƠNG 5

CÔNG TÁC LẬP DỰ TRÙ VÀ CUNG ỨNG THUỐC TẠI KHOA DƢỢC

5.1. Lập kế hoạch


a) Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầu điều
trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục thuốc này cần căn cứ vào:
- Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàng
năm.
- Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện.
- Điều kiện cụ thể của bệnh viện: quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và
điều trị hiện có của bệnh viện.
- Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế, khả năng
kinh tế của địa phương.
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y
tế ban hành.
- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh
hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
b) Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại khoa lâm
sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ điều
trị của khoa và trình Giám đốc phê duyệt.
c) Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm
bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội trú,
ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện. Làm dự trù bổ sung
(theo mẫu Phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà thầu
tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất.
d) Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa, phòng khác
lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc bệnh viện quy định).
5.2. Tổ chức cung ứng thuốc
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác.
- Đầu mối tổ chức đấu thầu (hoặc tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị
trình cấp có thẩm quyền) mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên
quan.
- Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc

62
hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng quy định hiện
hành.

63
CHƢƠNG 6
CÔNG TÁC SẮP XẾP VÀ BẢO QUẢN TẠI KHOA DƢỢC
6.1. Cách sắp xếp thuốc tại kho
- Các loại thuốc có đặc tính khác nhau nên được bảo quản trong các kho khác nhau.
- Các thuốc có mùi phải được bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng.
- Thuốc được sắp xếp trên giá kệ theo từng nhóm thuốc:
+ Thuốc tiêm, thuốc kháng sinh, thuốc uống, thuốc dùng ngoài, dịch truyền…
+ Thuốc độc, thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải được bảo quản theo đúng quy
định.
+ Thuốc thuộc chương trình y tế quốc gia.
+ Thuốc do bệnh nhân trả lại, thuốc trả lại từ tủ trực, thuốc bị thu hồi, thuốc không
đạt tiêu chuẩn chất lượng, hết hạn dùng phải được bảo quản ở khu biệt trữ, phải dán
nhãn thuốc chờ xử lý.
- Đối với vắc xin: Bảo quản trong thiết bị dây truyền lạnh, không bảo quản chung
với các sản phẩm khác.
- Khi sắp xếp vắc xin cần lưu ý:
+ Một số loại vắc xin dễ hỏng do đông băng (VGB, DPT, DT, Td, uốn ván, DPT-
VGB-Hib, Thương hàn, Tả…) phải đặc biệt được chú ý trong quá trình sắp xếp, bảo
quản.
+ Không được sắp xếp sát vách tủ lạnh, đáy tủ lạnh hoặc gần giàn lạnh nơi phát ra
luồng khí lạnh trong kho lạnh/buồng lạnh.
+ Phải để ở phía trên cửa tủ (đối với tủ lạnh cửa mở phía trên) hoặc ở giá giữa (đối
với tủ lạnh cửa mở trước).
+ Phải thực hiện việc kiểm soát mức độ an toàn của khu vực bảo quản bằng chỉ thị
đông băng điện tử (Freeze Tag) hoặc máy ghi nhiệt độ tự động kèm thiết bị báo động.
- Thuốc phải được sắp xếp và thường xuyên đảo kho để đảm bảo nguyên tắc:
+ FEFO, FIFO.
+ Tuân thủ nguyên tắc 3 DỄ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
6.2. Cách bảo quản thuốc tại kho
- Thực hiện nguyên tắc 5 chống:
+ Chống ẩm.
+ Chống mối, mọt, chuột.

64
+ Chống thảm họa (cháy nổ, ngập lụt).
+ Chống quá hạn dùng.
+ Chống trộm cắp, mất mát, hư hao, nhầm lẫn.
- Điều kiện bảo quản trong kho:
a. Nhiệt độ:
- Thuốc được bảo quản theo đúng yêu cầu nhà sản xuất.
- Yêu cầu về nhiệt độ bảo quản trong kho:
+ Bảo quản ở điều kiện bình thường: nhiệt độ trong khoảng 15-300C.
+ “Không bảo quản quá 250C”: từ 20C đến 250C.
+ Kho lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C.
+ Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C.
+ Tủ đông lạnh: Nhiệt độ trong khoảng -150C đến -250C.
b. Độ ẩm:
- Bảo quản theo khuyến cáo nhà sản xuất.
- Nếu không có khuyến cáo thì bảo quản ở độ ẩm tương đối không quá 75%.
c. Ánh sáng:
Các thuốc nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong bao bì kín, không cho
ánh sáng truyền qua.

65
CHƢƠNG 7

CÔNG TÁC DƢỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN

7.1. Điều kiện triển khai công tác DLS tại Bệnh viện
- Triển khai hoạt động dược lâm sàng theo quy định và đáp ứng yêu cầu thực tiễn
trong hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện là trách nhiệm của Giám đốc bệnh
viện. Phân công một thành viên trong Ban Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ
các hoạt động dược lâm sàng, chỉ đạo khoa Dược phối hợp phòng Kế hoạch tổng hợp
(KHTH) và các khoa, phòng có liên quan xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn triển
khai hoạt động dược lâm sàng theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13, định
kỳ có sơ kết đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.
- Thành lập đơn vị/tổ Dược lâm sàng trực thuộc khoa Dược của bệnh viện, trưởng
khoa Dược phân công dược sĩ đại học chuyên trách hoạt động dược lâm sàng. Ban
hành quy chế phối hợp giữa khoa Dược, phòng KHTH, các khoa lâm sàng và cận lâm
sàng có liên quan nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và triển khai có hiệu quả các
hoạt động dược lâm sàng theo quy định.
- Căn cứ vào kế hoạch ngắn hạn và dài hạn triển khai hoạt động dược lâm sàng, rà
soát và xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực cho hoạt động
dược lâm sàng. Dược sĩ và nhân viên y tế tham gia công tác dược lâm sàng phải được
đào tạo chính quy hoặc ít nhất phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo liên tục về
dược lâm sàng, có chứng chỉ hành nghề dược lâm sàng theo quy định. Khuyến khích
dược sĩ phụ trách dược lâm sàng có trình độ sau đại học chuyên ngành dược lâm sàng.
- Phối hợp với phòng KHTH, phòng Điều dưỡng và phòng/tổ Quản lý chất lượng,
triển khai hiệu quả hệ thống thu thập sự cố y khoa liên quan đến chỉ định và sử dụng
thuốc, trong đó hoạt động thu thập và báo cáo sự cố liên quan đến phản ứng có hại của
thuốc (ADR) đảm bảo được thực hiện nghiêm túc đúng theo quy định, tiến hành điều
tra kịp thời các nguyên nhân, có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.
- Xây dựng và cập nhật tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với danh mục
thuốc nội trú và ngoại trú của bệnh viện, bao gồm ít nhất các nội dung sau: hướng dẫn
sử dụng kháng sinh, hướng dẫn cách pha và bảo quản các thuốc tiêm truyền, cảnh báo
chống nhầm lẫn các thuốc có tên gọi và bao bì giống nhau. Khuyến khích triển khai
các phần mềm cảnh báo: chỉ định thuốc theo cơ địa và bệnh lý sẵn có, tương tác thuốc,
phản ứng có hại của thuốc.

66
- Tăng cường thông tin thuốc và đa dạng hoá hình thức thông tin thuốc cho nhân
viên y tế tại các khoa lâm sàng và người bệnh như: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện
thoại, qua thư điện tử, qua trang thông tin điện tử,…Phân công nhân viên phụ trách
hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh ngoại trú tại khu vực khoa Khám bệnh của
bệnh viện. Khuyến khích định kỳ hàng tháng hoặc hàng quí ban hành bản tin dược lâm
sàng đến các khoa điều trị trong bệnh viện.
- Triển khai hoạt động bình bệnh án và bình đơn thuốc do phòng KHTH tổ chức
với sự tham gia của dược sĩ lâm sàng, phản hồi kịp thời các sai sót đến bác sĩ trực tiếp
kê đơn, đồng thời phổ biến và rút kinh nghiệm trong toàn bệnh viện. Nội dung bình
bệnh án và bình đơn thuốc cần tập trung vào các vấn đề: chỉ định thuốc phù hợp chẩn
đoán và tuân thủ phác đồ điều trị, sai sót trong kê đơn theo quy định, cảnh báo phản
ứng có hại của thuốc được chỉ định hoặc kê đơn, chi phí đơn thuốc hợp lý.
- Bổ sung thành phần dược sĩ lâm sàng tham dự hội chẩn các trường hợp bệnh lý
phức tạp, không đáp ứng điều trị và cho ý kiến về chọn lựa thuốc, phối hợp thuốc,
chọn lựa thuốc thay thế, pha chế dung dịch nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch,…
Khuyến khích triển khai việc theo dõi nồng độ trị liệu trong máu đối với các thuốc có
khoảng trị liệu hẹp như vancomycin, aminoglycosides, digoxin, theophylline…. tại các
bệnh viện đủ điều kiện nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị
- Chọn các khoa bệnh nặng hoặc các khoa có người bệnh thường được chỉ định sử
dụng cùng lúc nhiều loại thuốc để ưu tiên triển khai các hoạt động của dược sĩ lâm
sàng trực tiếp ngay tại khoa lâm sàng như: tham dự các buổi giao ban chuyên môn
hàng ngày của khoa và đi buồng bệnh cùng với bác sĩ điều trị để trao đổi và tư vấn trực
tiếp cho bác sĩ điều trị trong chỉ định thuốc hợp lý cho người bệnh.
- Chọn các vấn đề ưu tiên liên quan đến dược lâm sàng, ngoài phác đồ điều trị, làm
chủ đề ưu tiên cho hoạt động đào tạo liên tục và sinh hoạt khoa học kỹ thuật của bệnh
viện. Phối hợp với phòng KHTH và các khoa, phòng có liên quan thực hiện các đề tài
nghiên cứu khoa học chuyên đề về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả theo yêu
cầu của Hội đồng thuốc và điều trị xuất phát từ thực tiễn về tình hình sử dụng thuốc
của bệnh viện.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin thuốc, quản lý sử dụng
thuốc, xây dựng các phần mềm cảnh báo, phần mềm giám sát kê đơn và chỉ định thuốc
theo phác đồ điều trị. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện theo lộ trình về số

67
hóa hồ sơ bệnh án, tiến tới bệnh án điện tử có tích hợp công cụ giám sát, phản hồi,
tương tác giữa dược sĩ lâm sàng với bác sĩ điều trị về chỉ định thuốc hợp lý trên hồ sơ
bệnh án điện tử cụ thể của người bệnh.
- Tổ chức giao ban định kỳ chuyên đề về hoạt động dược lâm sàng nhằm lượng giá
hiệu quả các hoạt động đã triển khai, chủ động nắm bắt những vướng mắc để có giải
pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu về hiệu quả điều trị, chi phí điều trị hợp lý và hạn chế
tối đa các tai biến điều trị do sử dụng thuốc. Tăng cường học tập, chia sẻ kinh nghiệm
lẫn nhau giữa các bệnh viện về triển khai hoạt động dược lâm sàng.
7.2. Nhiệm vụ chuyên môn của dƣợc sĩ lâm sàng
- Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc.
- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo
dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác
dược.
- Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ
y tế và người bệnh.
- Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện;
- Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
- Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

68
CHƢƠNG 8

NHÀ THUỐC GPP

8.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật


8.1.1. Xây dựng và thiết kế
- Địa điểm cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô
nhiễm;
- Khu vực hoạt động của nhà thuốc phải tách biệt với các hoạt động khác;
- Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà dễ làm vệ sinh,
đủ ánh sáng cho các hoạt động và tránh nhầm lẫn, không để thuốc bị tác động trực tiếp
của ánh sáng mặt trời.

8.1.2. Diện tích

- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải có
khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao
đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;

- Phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:

+ Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn;

+ Khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán
lẻ trực tiếp cho người bệnh;

+ Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần);

+ Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho người mua thuốc/bệnh nhân.

- Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế
thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến
thuốc; phải có biển hiệu khu vực ghi rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc”.

- Trường hợp nhà thuốc có bố trí phòng pha chế theo đơn hoặc phòng ra lẻ
thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc:

+ Phòng phải có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ vệ lau rửa,
khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng;

+ Có chỗ rửa tay, rửa và bảo quản dụng cụ pha chế, bao bì đựng;

69
+ Không được bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc trong khu vực phòng pha
chế.

+ Phải có hóa chất, các dụng cụ phục vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng
dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp), bàn pha chế phải dễ vệ sinh, lau rửa.

8.1.3. Thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc

- Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:

+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo
quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;

+ Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác, đảm bảo việc kiểm tra các thông tin
trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.

+ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Nhiệt kế,
ẩm kế phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.

+ Cơ sở đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ
sở tái đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn GPP sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải
trang bị ít nhất 01 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất ghi phù hợp (thường 01
hoặc 02 lần trong 01 giờ tùy theo mùa).

Các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu
lực hoặc có Giấy GPP còn hiệu lực, chậm nhất đến 01/01/2019 phải trang bị thiết bị
theo dõi nhiệt độ tự ghi.

- Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không
vượt quá 75%.

Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu
bảo quản mát (8-15° C), lạnh (2-8° C).

- Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc, bao
gồm:

+ Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải
dùng đồ bao gói kín khí; đủ cứng để bảo vệ thuốc, có nút kín;

70
+ Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc
khác để làm túi đựng thuốc;

+ Thuốc dùng ngoài, thuốc quản lý đặc biệt cần được đóng trong bao bì phù
hợp, dễ phân biệt;

+ Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh
hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc - như
đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.

- Ghi nhãn thuốc:

+ Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì
phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp không có
đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;

+ Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải
ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở pha chế
thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).

8.1.4. Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc

- Có tài liệu hoặc có phương tiện tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc
cập nhật, các quy chế dược hiện hành, các thông báo có liên quan của cơ quan quản lý
dược để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.

- Phải có sổ sách hoặc máy tính để quản lý việc nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số
lô, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc và các thông tin khác có liên quan, bao gồm:

+ Thông tin thuốc: Tên thuốc, số Giấy phép lưu hành/Số Giấy phép nhập khẩu,
số lô, hạn dùng, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, điều kiện bảo quản.

+ Nguồn gốc thuốc: Cơ sở cung cấp, ngày tháng mua, số lượng;

+ Cơ sở vận chuyển, điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển;

+ Số lượng nhập, bán, còn tồn của từng loại thuốc;

+ Người mua/bệnh nhân, ngày tháng, số lượng (đối với thuốc gây nghiện, thuốc
tiền chất, thuốc hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, dược
chất hướng thần, tiền chất);

71
+ Đối với thuốc kê đơn phải thêm số hiệu đơn thuốc, người kê đơn và cơ
sở hành nghề.

- Đến 01/01/2019, nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc
mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc
giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan
quản lý liên quan khi được yêu cầu.

- Hồ sơ hoặc sổ sách phải được lưu trữ ít nhất 1 năm kể từ khi hết hạn dùng của
thuốc. Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân có đơn thuốc
hoặc các trường hợp đặc biệt (bệnh nhân mạn tính, bệnh nhân cần theo dõi....) đặt tại
nơi bảo đảm để có thể tra cứu kịp thời khi cần;

- Trường hợp cơ sở có kinh doanh thuốc phải quản lý đặc biệt, phải thực hiện
các quy định tại Điều 43 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 và các văn bản
khác có liên quan.

- Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản
cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các
quy trình sau:

+ Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;

+ Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc phải kê đơn;

+ Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc không kê
đơn;

+ Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;

+ Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;

+ Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo
đơn;

+ Các quy trình khác có liên quan.

8.1.5. Đối với Nhà thuốc có thực hiện việc pha chế thuốc độc, thuốc phóng

72
xạ, phải tuân thủ theo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật quy định tại khoản 1, 2,
3, 4 Điều này và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về pha chế thuốc độc, thuốc phóng
xạ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

8.2. Nhân sự
- Người phụ trách chuyên môn có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược, phải
có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.
- Nhà thuốc có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm
nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.
- Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý
chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực
hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao, trong đó:
+ Từ 01/01/2020, người trực tiếp bán lẻ thuốc phải có văn bằng chuyên môn
dược từ trung cấp dược trở lên trừ trường hợp quy định tại điểm b.
+ Người trực tiếp pha chế thuốc, người làm công tác dược lâm sàng phải có
bằng tốt nghiệp đại học ngành dược.
- Tất cả các nhân viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải
không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến
chuyên môn y, dược.
- Nhân viên phải được đào tạo ban đầu và cập nhật về tiêu chuẩn Thực hành
tốt bán lẻ thuốc.
8.3. Các hoạt động của nhà thuốc
8.3.1. Mua thuốc
- Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.
- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh.
- Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa
có số đăng ký được phép nhập khẩu). Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói
của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ hóa đơn, chứng
từ hợp lệ của thuốc mua về.
- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên
nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với các
thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản.

73
8.3.2. Bán thuốc
- Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
+ Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà
người mua yêu cầu.
+ Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc,
hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm
theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc
đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.
+ Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu với đơn thuốc
các thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
+ Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá niêm
yết.
- Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm:
+ Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quá điều
trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
+ Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về
thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
+ Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích
hợp hoặc bác sĩ điều trị.
+ Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên
bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.
+ Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua coi
thuốc là hàng hóa thông thường và khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần
thiết.
- Bán thuốc theo đơn, thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc:
+ Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình
độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế
về bán thuốc kê đơn.

74
+ Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp
lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, Người bán lẻ phải thông
báo lại cho người kê đơn biết.
+ Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo
đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn,
đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.
+ Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một
thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua
và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
+ Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người
mua thực hiện đúng đơn thuốc.
+ Sau khi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất người bán lẻ
phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính.
8.3.3. Bảo quản thuốc
- Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
- Thuốc nên được sắp ướng xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
- Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ
“Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn.
Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
- Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần, và tiền chất) và
các thuốc độc hại, nhạy cảm và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ
lạm dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy và
các loại khí nén) phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt, có các biện pháp bảo
đảm an toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan.
- Thuốc độc, thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị
cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản tách biệt, không được
để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát.
8.3.4. Yêu cầu đối với người bản lẻ trong thực hành nghề nghiệp
- Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:
+ Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân.

75
+ Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách
dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
+ Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh
tật, các thông tin người bệnh yêu cầu.
+ Trang phục áo blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức
danh.
+ Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề
dược.
+ Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.
- Đối với người quản lý chuyên môn:
+ Giám sát hoặc trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người
mua
+ Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc theo đơn tại nhà thuốc.
+ Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình
huống xảy ra.
+ Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
+ Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp
luật về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.
+ Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng như
đạo đức hành nghề dược.
+ Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, tham gia
cấp phát thuốc bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu, phối hợp cung
cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục cho cộng đồng về các nội dung
như: tăng cường chăm sóc sức khỏe bằng biện pháp không dùng thuốc, cách phòng
tránh, xử lý các bệnh dịch, chăm sóc sức khỏe ban đầu, các nội dung liên quan đến
thuốc và sử dụng thuốc và các hoạt động khác.
+ Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn
của thuốc.
+ Phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở. Trường hợp người
quản lý chuyên môn vắng mặt phải ủy quyền bằng văn bản cho người có Chứng chỉ
hành nghề dược phù hợp để chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định.

76
• Nếu thời gian vắng mặt trên 30 ngày thì người quản lý chuyên môn sau khi
ủy quyền phải có văn bản báo cáo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại
nơi cơ sở đang hoạt động.
• Nếu thời gian vắng mặt trên 180 ngày thì cơ sở kinh doanh thuốc phải làm
thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược cho người quản lý chuyên môn khác
thay thế và đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở
bán lẻ thuốc. Cơ sở chỉ được phép hoạt động khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh mới.
- Các hoạt động khác:
+ Phải có hệ thống lưu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc
không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi.
+ Có thông báo thu hồi cho khách hàng đối với các thuốc thuộc danh mục thuốc
kê đơn. Biệt trữ các thuốc thu hồi để chờ xử lý.
+ Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người mua về
khiếu nại hoặc thu hồi thuốc.
+ Đối với thuốc cần hủy phải chuyển cho cơ sở có chức năng xử lý chất thải để
hủy theo quy định.
+ Có báo cáo các cấp theo quy định.
8.4. Các SOP
12 SOP nhà thuốc GPP cần thực hiện:
1. Quy trình SOP mua thuốc
2. Quy trình SOP bán và tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn
3. Quy trình SOP bán thuốc không theo đơn
4. Quy trình SOP bảo quản và theo dõi chất lượng
5. Quy trình SOP giải quyết thuốc khiếu nại thu hồi
6. Quy trình SOP đào tạo
7. Quy trình SOP tư vấn điều trị
8. Quy trình SOP hướng dẫn ra lẻ thuốc
9. Quy trình SOP hướng dẫn vệ sinh nhà thuốc
10. Quy trình SOP ghi chép nhiệt độ và độ ẩm
11. Quy trình SOP sắp xếp trình bày
12. Quy trình SOP hủy thuốc phải kiểm soát đặc biệt

77
8.5. Cách sắp xếp, bảo quản tại nhà thuốc
- Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
- Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
- Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ
“Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn.
Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
- Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần, và tiền chất) và các
thuốc độc hại, nhạy cảm và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm
dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy và các
loại khí nén) phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt, có các biện pháp bảo đảm an
toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan.
- Thuốc độc, thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm
sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản tách biệt, không được để
cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát.

78
CHƢƠNG 9

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Khoa Dược bệnh viện đã thực hiện tốt theo thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày
10 tháng 6 năm 2011 Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện của
Bộ y tế ban hành.
Qua quá trình thực tập ở khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ,
nhóm em đã học được rất nhiều kinh nghiệm thực tế quý giá được đúc kết từ các anh
chị ở Khoa như sau:
+ Biết cách xây dựng danh mục thuốc và việc quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện.
+ Biết được cách tổ chức, bộ máy hoạt động của Khoa Dược Bệnh viện (quy chế
quản lý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các
mối quan hệ hoạt động của Khoa Dược…). Ngoài việc chấp hành nội quy, quy chế
của Bệnh viện cần phải cập nhật các thông tư mới để áp dụng vào thực tiễn.
+ Biết được quy trình quản lý và cấp phát thuốc (cho các khoa phòng điều trị
và BHYT).
Bên cạnh đó, nhóm chúng em có thể liên hệ được giữa lý thuyết, thực hành đã học
với thực tế tại bệnh viện. Ngoài ra, còn học hỏi được kiến thức – kỹ năng – thái độ cần
thiết đối với cán bộ Dược thông qua hoạt động thực tiễn tại khoa dược bệnh viện.
Tuy thời gian thực tập có hạn nhưng nhóm chúng em đã được tham gia một số
hoạt động tiêu biểu của khoa Dược tại Bệnh viện như:
+ Tham gia vào quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân.
+ Tham gia vào qui trình sắp xếp thuốc tại kho.
+ Và các công việc liên quan khác…
Cuối cùng, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị tại bệnh viện Đa
khoa Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho nhóm được tiếp xúc môi trường làm
việc tại khoa Dược và đã hỗ trợ nhóm hoàn thành bài báo cáo này.

79
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐH NAM CẦN THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ


Thực tế tốt nghiệp tại Khoa Dược bệnh viện

Họ và tên sinh viên: Vũ Minh Hùng, Nguyễn Như Huyền, Trần Trúc Huỳnh, Nguyễn
Hồng Kim, Hồ Nhựt Linh, Nguyễn Nhật Linh, Trần Thị Mai Loan, Lữ Trần Phước
Lộc
Lớp: DH18DUO04 Khóa học: 06
Khoa: Dược Trực thuộc: Trường ĐH Nam Cần Thơ
Thời gian thực tế: từ ngày 22 tháng 05 năm 2023 đến ngày 04 tháng 06 năm 2023
Tại đơn vị: Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 04, Đường Châu Văn Liêm - Phường Tân An - Quận Ninh Kiều - Thành
phố Cần Thơ.
Sau quá trình thực tế tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có nhận xét và đánh giá như
sau:
1. Nhận xét
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Điểm
Điểm bằng số: ……………………………. Điểm bằng chữ:…………………………...

Cần Thơ, ngày 10 tháng 06 năm 2023


Xác nhận của đơn vị
(Ký tên và có đóng dấu)

80
81

You might also like