You are on page 1of 24

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ AN GIANG

KHOA ĐIỂU DƯỠNG – KTYH

SỔ BÁO CÁO THỰC TẬP

QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

GV: TRẦN THANH TUẤN

NGƯỜI THỰC HIỆN

HỌ TÊN: HUỲNH MAI NHÃ ANH

LỚP: Cao đẳng Điều dưỡng 21.3

Năm học: 2021-2024


PHẦN I: Lời nói đầu

PHẦN II: Giới thiệu về cơ sở thực tập

1) Giới thiệu về Bệnh viện

2) Vẽ sơ đồ tổ chức của hệ thống quản lí điều dưỡng tại bệnh viện

3) Chức năng nhiện vụ vai trò của, Phòng điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa,

Điều dưỡng viên tại khoa phòng thực tập.

4) Mô hình tổ chức, công tác quản lí Điều dưỡng tại khoa, phòng thực tập.

5) Nhận xét mô hình tổ chức, công tác quản lí Điều dưỡng tại khoa, phòng thực tập

6) Lập kế hoạch phát triển công tác điều dưỡng tại khoa, phòng thực tập

7) Lập bảng kế hoạch quản lí trang thiết bị - dụng cụ tại khoa.

PHẦN III: Nhận xét và đánh giá của điều dưỡng trưởng khoa, phòng thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tế hiện nay, ngành Điều dưỡng đã và đang trở thành một ngành độc lập,
cùng song hành và phát triển với các ngành khác trong khối ngành khoa học sức
khoẻ. Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh chiếm số lượng lớn trong hệ thống y tế Việt
Nam, dịch vụ do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp được đánh giá là một trong bốn trụ cột
của hệ thống y tế (WHO). Trước đây, công tác điều dưỡng được xem như là một
thành phần phụ thuộc vào công tác điều trị, nhưng hiện nay, người điều dưỡng đã
được trao quyền để thực hiện công việc chăm sóc người bệnh một cách chủ động và
chuyên nghiệp.
Độ ngũ Điều dưỡng là lực lượng chính mang dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tới
cộng đồng, tới vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người, vùng xa xôi hẻo lánh. Có thể
nói, người đầu tiên đón em bé chào đời là người hộ sinh, người nâng giấc, chăm sóc,
an ủi người bệnh lúc đau yếu, những giờ phút lâm chung cuối đời tại bệnh viện chính
là người điều dưỡng. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ do người điều dưỡng - hộ sinh cung cấp là trụ cột của hệ thống y tế.
Chúng ta cũng nhìn nhận được nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề đặc biệt là vai
trò, vị trí vô cùng quan trọng của điều dưỡng trưởng khoa. Bên cạnh đó, một nhân tố
cũng góp phần không nhỏ gần gũi điều dưỡng trưởng khoa hằng ngày, thường xuyên
làm những nhiệm vụ, vai trò của điều dưỡng viên trong khoa. Điều dưỡng trưởng
khoa giống như là linh hồn của khoa. Quản lý điều dưỡng giúp chúng ta có cái nhìn
bao quát, khách quan hơn về những khó khăn, vướng mắc mà điều dưỡng trưởng
khoa phải giải quyết hằng tháng. Những trang thiết bị, tài sản, dụng cụ vật tư y tế tiêu
hao điều dưỡng trưởng khoa phải dự trù hàng tháng, hàng quý sao cho cung ứng đủ
cho khoa sử dụng. Trong sự phát triển của mỗi quốc gia hiện nay, ngành Y nắm một
vai trò vô cùng quan trọng. Không những đóng góp to lớn cho nền kinh tế mà ngành
Y còn góp phần củng cố mặt đời sống nhân sinh cho quốc gia đó. Với một quốc gia
khỏe mạnh về thể chất người lao đông, quốc gia đó mới có chỗ dựa vững chắc để
phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của mình.
Đã là sinh viên năm 3 nghành Điều dưỡng, em đã được tiếp xúc với những
giáo trình cũng như những bài giảng trên lớp rất bổ ít và khá đầy đủ về kiến thức
trong quá trình học tại trường. Để kiểm chứng về những kiến thức đã học tại trường,
chúng em rất cần những đợt thực tập như thế này. Chính vì thế đây là cơ hội để
chúng em phát huy khả năng bằng những gì đã học, đặc biệt là thể hiện sự yêu nghề.
Sau thời gian học lý thuyết tại trường và được sự hướng dẫn tận tình của các
cán bộ, giáo viên đã tạo điều kiện cho tôi đi thực tập tại bệnh viện, vận dụng những
kiến thức đã học được về lý thuyết áp dụng trên thực tế, thực hành trên bệnh nhân
trong điều trị và chăm sóc tại BVĐKTT An Giang.
Nhân đây em xin cảm ơn ban lãnh đạo Bệnh Viện nói chung và khoa Ngoại
Chấn Thương Chỉnh Hình nói riêng cùng với giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ chúng
em rất nhiều trong quá trình thực tập, tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng em học
tập và rèn luyện tay nghề, cung cấp cho chúng em rất nhiều những kiến thức cũng
như chuẩn mực tác phong nghề nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng và nổ lực hết sức mình để hoàn thành bài thu hoạch này,
nhưng sẽ không tránh đuọc những thiếu sót. Em rất kính mong được sự đóng góp và
góp ý chân thành từ giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các cán bộ,
nhân viên khoa. Để tôi có thể hoàn thiện được bài thu hoạch và hoàn thiện chính bản
thân. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên bộ môn của trường
đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn chị Huỳnh Phi Vân – Điều dưỡng Trưởng Khoa Chấn
Thương Chỉnh Hình và các anh chị điều dưỡng viên của khoa đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tại khoa. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức quý báu, là hành trang để tôi có thể vững bước trên chặng đường phía trước.
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG

I. Giới thiệu về bệnh viện


- Địa chỉ: 60 Đường Ung Văn Khiêm, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, Tỉnh
An Giang.
- Điện thoại: (076).3852543 – 3853530
- Fax: 84 76 3854283
- Giới thiệu logo:
+ 1907: năm thành lập Bệnh viện ĐKTTAG.
+ Ký tự “A”, “G”: viết tắt của hai từ An, Giang:
+ Màu trắng: biểu tượng của sự cao quý, thanh khiết, đức hy sinh, sự phục vụ quên
mình của nhân viên y tế.
+ Màu xanh lá: màu của thiên nhiên, biểu tượng của sự sống khỏe (phát triển), sự
tin cậy (an tâm, an toàn) của người bệnh / nhân viên y tế.
+ Sự phối, kết hợp về hình ảnh và màu sắc trên logo nói lên ý nghĩa của chính sách
chất lượng tại Bệnh viện An Giang:“Đồng hành vươn tới” để đạt các mục tiêu
quan trọng “An toàn, thân thiện, đoàn kết, ổn định và phát triển”.
- Lịch sử hình thành: Bệnh viện có 2 điểm mốc thời gian cần khi muốn xác định
năm khánh thành bệnh viện:
+ Mốc thứ nhất là năm 1913 với ngày đặt biệt: Ghi ơn những người góp phần xây
dựng bệnh viện. Việc đặt bia là một thông lệ thường thấy tại nhiều bệnh viện các
tỉnh; lưu ý ngày 13/07 là ngày trước của ngày quốc khánh Pháp. Nhưng theo tài
liệu, ngày đó đánh dấu đợt xây dựng thứ hai sau khi có thêm đất.
+ Mốc thứ hai là năm 1907: Bệnh viện đã có một số cơ sở được xây cất sau khi có
đất từ năm 1903. Một điểm đáng lưu ý là vào năm này, bác sĩ Pujat được bổ nhiệm
và có thể bác sĩ Pujat chính là vị Giám đốc đầu tiên của bệnh viện; đến năm 1913
bác sĩ Hostalrich mới được chuyển đến không lâu, có thể là vị giám đốc thứ hai.
- Cơ sở vật chất: là một Bệnh viện đa khoa An Giang gồm có 26 khoa lâm sàng ,06
khoa cận lâm sàng và 06 phòng chức năng. với các khoa lâm sàng – cận lâm sàng
gồm: Khoa Nội Thận- Tiết Niệu, Khoa Giải Phẫu Bệnh, Khoa Nội A, Khoa Nội Tổng
Hợp, Khoa Nội Thần Kinh, Khoa Tim Mạch Lão Học, Khoa Nội Tiết, Khoa Nội Tiêu
Hóa - Huyết Học, Khoa Ung Bướu, Khoa Dinh Dưỡng, Khoa Da Liễu, Khoa Chuẩn
Đoán Hình Ảnh, Khoa Ngoại Thận- Tiết Niệu, Khoa Dược, Khoa Mắt, Khoa Ngoại
Thần Kinh- Lồng Ngực, Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, Khoa Thăm Dò Chức
Năng, Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn, Khoa Y Học Cổ Truyền- PHCN, Khoa Răng
Hàm Mặt, Khoa Ngoại Tổng Hợp, Khoa Hồi Sức Tích Cực Ngoại Khoa, Khoa Phẫu
Thuật Gây Mê Hồi Sức, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Khám Bệnh, Khoa Hồi Sức Tích
Cực Nội Khoa, Khoa Lao, Khoa Truyền Nhiễm, Phòng Điều Dưỡng, Phòng Kế
Hoạch Tổng Hợp. 06 phòng chức năng: phòng kế hoạch tổng hợp, vật tư thiết bị y tế,
Điều dưỡng, hành chánh quản trị, Tổ chức cán bộ, Tài chính kế toán .
- Diện tích cơ sở: Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang có diện tích xây dựng là
23930 m2. Trong đó công trình chiếm 10042,67 m 2 , diện tích khu điều trị bình quân
trên 10 m2/giường bệnh. Ngoài ra các hạng mục công trình phụ như: nhà đại thể, nhà
xe công vụ, nhà vệ sinh phục vụ thân nhân người bệnh, nhà xe công viên chức, nhà
phát điện dự phòng, bể chứa nước kho trữ Oxy và vườn hoa cây cảnh, trong đó diện
tích cây xanh 400 m2, chiếm 1,67%.
- Trang thiết bị và dụng cụ Y tế: Ngoài các trang thiết bị cơ bản, Bệnh viện còn
trang bị các máy hiện đại như:
+ CT scanner
+ Siêu âm Doppler màu
+ Siêu âm 03 chiều
+ Máy giúp thở
+ Máy nội soi
+ Phẫu thuật nội soi
+ Monitoring
+ Máy chụp x-quang di động và cố định
+ Máy xét nghiệm huyết học, Sinh hoá máu
+ Sinh hoá nước tiểu
+ Hematorit
+ Máy phun khí dung
+ Máy MSCT 160 lát cắt
+ MRI 3.0 Tesla, máy phẫu thuật nội soi
+ Đo loãng xương
+ Siêu âm màu
+ Phòng DSA hiện đại bật nhất ĐBSCL
+ 6 phòng mổ, 1 phòng mổ nội soi riêng
- Các chuyên khoa lẽ như: Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt được trang bị khá đầy
đủ về trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chẩn đoán và điều trị và đảm bảo
phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc sức khỏe của Nhân dân. Đây là bệnh viện đầu
tiên ở ĐBSCL có sân bay trực thăng phục vụ cấp cứu; Bệnh viện hiện nay còn là
Bệnh viện vệ tinh cùa Bệnh viện Chợ Rẩy TPHCM và còn hợp tác quốc tế trong
nhiều lãnh vực.
- Trong những năm vừa qua được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc chất lượng
điều trị trong khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, các trang thiết bị hiện đại
không ngừng được nâng cấp, tất cả cán bộ Bác sĩ điều dưỡng luôn được đào tạo để
nâng cao tay nghề. Mặc khác ngoài chất lượng chuyên môn việc giao tiếp ứng xử
trong phục vụ cũng được được biệt quan tâm.
Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang đã và đang tạo được lòng tin trong việc
khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
II. Sơ đồ tổ chức của hệ thống điều dưỡng tại bệnh viện
ĐDTK KHOA KHÁM BỆNH

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐDTK NỘI THẬN

HỆ THỐNG ĐDTK KHOA NỘI TỔNG HỢP

ĐIỀU DƯỠNG ĐDTK KHOA NỘI TIẾT


BVĐKTTAG ĐDTK KHOA TIM MẠCH LÃO HỌC
ĐDTK KHOA TIÊU HÓA HUYẾT HỌC
ĐDTK KHOA NỘI THẦN KINH
ĐDTK MẮT TMH RHM
ĐDTK KHOA CẤP CỨU
ĐDTK KHOA ICU
ĐDTK KHOA SICU
BAN TRƯỞNG ĐDTK KHOA NGOẠI THẦN KINH LỒNG
GIÁM PHÒNG NGỰC
ĐIỀU ĐDTK KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH
ĐỐC HÌNH
DƯỠNG
ĐDTK KHOA NGOẠI TỔNG HỢP

ĐDTK KHOA UNG BƯỚU

ĐDTK KHOA NGOẠI NIỆU

ĐDTK KHOA NHIỄM

ĐDTK KHOA TÂM THẦN

ĐDTK KHOA LAO

ĐDTK KHOA CẬN LÂM SÀNG


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

GIÁM ĐỐC
BỆNH VIỆN

TRƯỞNG/PHÓ PHÒNG
ĐIỀU DƯỠNG

ĐIỀU DƯỠNG ĐIỀU DƯỠNG ĐIỀU DƯỠNG


TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG KHỐI
NỘI KHÁM BỆNH NGOẠI

CÁC ĐIỀU DƯỠNG CÁC ĐIỀU DƯỠNG CÁC ĐIỀU DƯỠNG


TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG KHOA

III. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng
khoa, điều dưỡng viên trong bệnh viện:
- Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của phòng điều dưỡng:
1. Tổ chức, chỉ đạo điều dưỡng, kỹ thuật viên chăm sóc người bệnh toàn diện theo
quy định.
2. Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ lý thực hiện đúng quy định
kỹ thuật bệnh viện và Quy chế bệnh viện.
3. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ lý. Tham
gia hướng dẫn thực hành cho các học viên và kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng, kỹ
thuật viên và hộ lý trước khi tuyển dụng.
4. Phối hợp với Phòng hành chánh - quản trị lập kế hoạch mua sắm dụng cụ, vật tư
cho công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản
theo quy định.
5. Kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa.
6. Phối hợp với Phòng Tổ chức bố trí và điều động điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ
lý.
7. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
8. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác chăm sóc người bệnh và báo cáo kết quả cho
Giám đốc bệnh viện.
- Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của điều dưỡng trưởng:
Chức năng quản lý theo quá trình quản lý: Người Điều dưỡng trưởng khoa trong
quá trình công tác cần thực hiện được chức năng của mình trong việc quản lý bao
gồm:
+ Lập kế hoạch: Dựa vào thực trạng, các mặt mạnh và yếu của tổ chức cơ sở,
người Điều dưỡng trưởng khoa xây dựng kết hoạch phát triển tổ chức. Trong kế
hoạch cần nêu được cụ thể thời gian, địa điểm, các hoạt động, người chịu trách
nhiệm và chương trình hành động chi tiết để hoàn thành được kế hoạch đó.
+ Tổ chức quá trình thực hiện để đạt mục tiêu theo kế hoạch đề ra.
+ Kiểm tra quá trình làm việc của nhân viên, cán bộ điều dưỡng trong tổ chức, đào
tạo và thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực, chấn chỉnh, xử lý những trường hợp
làm việc sai trái với quy định của ngành, không hoàn thành công việc.
Chức năng quản lý theo các hoạt động: Người Điều dưỡng trưởng khoa có chức
năng quản lý nhân lực theo chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện bao gồm:
+ Nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương, chấm công, phân công công
việc, tổng hợp báo cáo…
+ Quản lý các thiết bị, tài sản của bệnh viện, dự trù vật tư, dụng cụ tiêu hao, đề
xuất trang thiết bị cần sửa chữa.
+ Ngoài quản lý công việc chuyên môn còn có chức năng chăm sóc bệnh nhân khi
cần thiết.
+ Quản lý công tác điều tra dịch tễ tại khoa phòng bệnh viện, phòng chống nhiễm
khuẩn.
+ Quản lý thông tin và công tác nghiên cứu của khoa phòng, bệnh viện.
- Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa:
Theo quy định của Bộ Y Tế quy định, nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng khoa trong
bệnh viện, cơ sở y tế bao gồm:
+ Tổ chức các công tác hướng tới chăm sóc người bệnh toàn diện.
+ Tiếp nhận y lệnh về chăm sóc và điều trị người bệnh từ trưởng khoa, sau đó tổ
chức thực hiện đến các nhân viên cấp dưới.
+ Điều dưỡng trưởng khoa có nhiệm vụ quản lý buồng bệnh và công tác vệ sinh
trong khoa.
+ Đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện công tác của điều dưỡng đa khoa, hộ lý, hộ
sinh…Thông qua điều dưỡng viên, hộ lý hộ sinh để nắm bắt kịp thời tình trạng của
người bệnh cũng như các diễn biến bất thường để xử lý kịp thời.
+ Lập kế hoạch phân chia công việc cụ thể cho từng cá nhân trong khoa.
+ Tham gia công tác đào tạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên
điều dưỡng theo sự phân công.
+ Quản lý và lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, mua mới trang thiết bị, vật tư y tế.
+ Theo dõi báo cáo tổng hợp công việc hàng ngày của các thành viên trong khoa.
+ Kiểm tra quản lý việc ghi chép sổ sách, phiếu chăm sóc và công tác hành chính,
báo cáo thống kê hàng ngày.
+ Thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng người bệnh cấp khoa.
- Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của điều dưỡng viên:
Theo thông tư 31/2011/TT-BYT có quy định 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều
dưỡng viên trong chăm sóc người bệnh như sau:
1. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe:
+ Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức
khỏe phù hợp
+ Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn,
giáo dục sức sức khỏe cũng như hướng dẫn chăm sóc, theo dõi và phòng bệnh trong
thời gian nằm viện.
2. Chăm sóc về mặt tinh thần:
+ Bên cạnh tư vấn hướng dẫn và giáo dục sức khỏe, Điều dưỡng viên còn có nhiệm
vụ chăm sóc về mặt tinh thần cho bệnh nhân
+ Người bệnh sẽ được điểu dưỡng viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
khác chăm sóc với thái độ ân cần và thông cảm
+ Bệnh nhân và người nhà được động viên yên tâm điều trị cũng như phối hợp với
người khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc
+ Người bệnh và người nhà bệnh nhân cũng sẽ được giải đáp kịp thời những thắc
mắc trong quá trình điều trị
+ Đảm bảo an ninh tốt, an toàn và yên tĩnh, tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý và tinh
thần của người bệnh
3. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh:
+ Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hàng ngày, bao gồm vệ sinh thân thể, hỗ
trợ đổi vải, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện…
+ Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân: bệnh nhân cần chăm sóc cấp 1 sẽ do điều
dưỡng viên và hộ sinh viên thực hiện. Bệnh nhân cần chăm sóc cấp 2 và cấp 3 tự thực
hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, có sự hỗ trợ khi cần thiết.
4. Chăm sóc dinh dưỡng:
+ Điều dưỡng viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng nhu cầu dinh
dưỡng của người bệnh.
+ Người bệnh được điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp bệnh lý.
+ Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cấp theo suất ăn tại khoa điều trị và được
tho dõi kết quả vào phiếu chăm sóc.
+ Người bệnh được hỗ trợ ăn uống trong trường hợp cần thiết.
5. Chăm sóc phục hồi chức năng:
+ Người bệnh được Điều dưỡng viên hỗ trợ và hướng dẫn luyện tập và phục hồi chức
năng sớm để đề phòng biến chứng sau điều trị.
+ Phối hợp với khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để đánh giá, hướng dẫn và
thực hiện luyện tập cho người bệnh.
6. Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật:
+ Người bệnh được Điều dưỡng viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước
phẫu thuật theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa điều trị.
+ Điều dưỡng viên có nhiệm vụ chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật và bàn
giao người bênh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công.
7. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh:
+ Khi cho người bệnh ng thuốc, Điều dưỡng viên phải tuân theo đúng chỉ định của
bác sĩ điều trị.
+ Chuẩn bị đủ những phương tiện cho người bệnh dùng thuốc. Đồng thời kiểm tra
thuốc.
+ Hướng dẫn và giải thích cách sử dụng thuốc cho người bệnh.
8. Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong:
+ Điều dưỡng viên bố trí buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho việc chăm sóc và
không làm ảnh hưởng đến người bệnh khác.
+ Thông báo và giải thích cho người nhà về tình trạng của bệnh nhân, kết hợp động
viên và an ủi người nhà người bệnh.
9. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng:
+ Bệnh viện có quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp.
+ Điều dưỡng viên phảu thuân thủ kỹ thuật chuyên môn và kỹ thuật vô khuẩn.
+ Dụng cụ y tế, dụng cụ kỹ thuật cần đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế trong chữa
bệnh và những quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.
10. Theo dõi và đánh giá người bệnh:
+ Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên khám bệnh và đánh giá ban đầu
để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
+ Điều dưỡng viên hỗ trợ và phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm
sóc và thực hiện chăm sóc phù hợp.
+ Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện ra dấu hiệu
bất thường, điều dưỡng viên phải có hành động xử lý phù hợp trong phạm vi chuyên
môn và báo cáo cho bác sĩ để xử lý điều trị kịp thời.
11. Đảm bảo an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc
người bệnh
12. Ghi chép hồ sơ bệnh án
+ Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải thuân thủ theo quy định của
Bộ Y tế
+ Hồ sơ được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật khám, chữa bệnh
+ Tài liệu chăm sóc hồ sơ bệnh án phải đảm bảo thông tin chính xác và khách quan,
ghi đầy đủ kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA
***
1. Quản lý, điều hành nhân lực và hành chính của khoa
- Lập kế hoạch phân công: điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, hộ lý
- Phân công trực hàng thasngcho nhân viên khoa
- Lập kế hoạch nghỉ bù,nghỉ phép cho nhân viên trong khoa.
- Theo dõi chấm công hàng ngày, tổng hợp ngày công.
- Kiểm tra,giám sát mọi hoạt động hành chính và chuyên môn của khoa từ sổ
sách đến thống kê báo cáo.
- Dự trù các trang thiết bị phục vụ người bệnh.
- Báo cáo các việc đột xuất không giải quyết được cho trưởng khoa hoặc phòng
điều dưỡng.
- Phân công điều dưỡng viên bảo quản các trang thiết bị y tế.
- Chịu trách nhiệm về thủ quỹ, mua văn phòng phẩm, dự trù in ấn.
2. Công tác huấn luyện và tư vấn sức khỏe
- Tham gia chỉ đạo tuyến cùng với phòng điều dưỡng.
- Tập huấn chuyên môn cho tất cả Điều dưỡng, Hộ lý trong khoa.
- Định hướng cho nhân viên mới về khoa.
- Tham gia trực tiếp họp thân nhân, người bệnh.
- Giáo dục sức khỏe cho thân nhân, người bệnh.
3. Quản lý tài sản vật tư
- Theo dõi vật tư y tế tiêu hao, y cụ, tài sản khoa.
- Kiểm tra việc sử dụng, bảo quản tài sản và các trang thiết bị y tế theo qui định
bệnh viện.
- Yêu cầu các phòng chức năng sửa chữa các y cụ, vật tư, tài sản bị hư.
4. Chăm sóc người bệnh
- Lập kế hoạch và phân công chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Đi buồng thường xuyên giải quyết mọi khó khăn và giáo dục sức khỏe cho
bệnh nhân, thân nhân.
- Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở nhân viên khhoa thực hiện nghiêm chỉnh 12 điều
y đức, nguyên tắc ứng xử của cán bộ, viên chức và quy định về giao tiếp…
- Kiểm tra các kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng thường xuyên có hướng khắc
phục nếu có sai sót.
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐIỀU DƯỠNG HÀNH CHÁNH
***
- Quản lý sổ sách hành chính khoa.
- Báo cáo thống kê số liệu khoa.
- Quản lý y dụng cụ trang thiết bị y tế.
- Quản lý sổ bàn giao thuốc tủ trực, sổ họp giao ban, sổ bàn giao bệnh nặng.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện, giáo dục sức khỏe trong phạm vi
phân công Quản lý máy hút đàm, máy giúp thở NCPaP, bơm tiêm tự động, máy
đếm giọt, máy phun thuốc chống dịch.
- Quyết toán các chứng từ khoa: tiền BHYT, …
- Lãnh thuốc và cấp thuốc hàng ngày, bù thuốc tủ trực trong đêm.
- Trình các thủ tục hành chính trong khoa
- Thay thế Điều dưỡng Trưởng khi vắng mặt.
- Thu hồi thuốc thừa trả về khoa dược hàng ngày.
- Tham gia tổng vệ sinh khi cần.
- Lập danh sách báo cơm hàng ngày cho nhà ăn.
- Lập sổ thủ thuật, thanh toán tiền thủ thuật theo quy định.
- Tham gia trực nếu cần.
- Thực hiện mọi chỉ thị của BS Trưởng và Điều dưỡng Trưởng.
- Nhận văn phòng phẩm và cấp phát cho các điều dưỡng khác.
- Nhập xuất bệnh trên hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện.
- Tiếp điều dưỡng chăm sóc trực trong giờ ăn cơm trực.
- Thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy định về giao tiếp, 12 điều y đức.
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC
***
1. Tiếp đón người bệnh:
- Hướng dẫn chu đáo: các tiện nghi sinh hoạt bệnh nhân thường ngày.
- Hướng dẫn nội quy khoa.
- Giáo dục sức khỏe về bệnh cho bệnh nhân và thân nhân.
- Hoàn thành hồ sơ bệnh án và chế độ bệnh nhân được hưởng.
2. Công tác chuyên môn
- Thực hiện y lệnh đúng cấp chăm sóc và phân công của ĐD Trưởng khoa.
- Thực hiện y lệnh bác sĩ.
- Ghi diễn biến của bệnh trong hồ sơ bệnh án.
- Đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân.
- Nắm rõ về bệnh của mình phụ trách theo sự phân công của Điều dưỡng
Trưởng khoa
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe.
- Giữ vệ sinh khoa phòng, nhắc hộ lý trong khoa vệ sinh.
- Thực hiện đúng các quy trình chăm sóc theo bảng điểm bệnh viện.
- Thực hiện đúng nnguyeen tắc vô khuẩn.
- Thực hiện các thủ tục, nhập viện, cho về, chuyển viện, ….
- Thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy định về giao tiếp, 12 điều y đức.
- Kí giao nhận bệnh án, người bệnh nặng sau khi giao tua.
3. Công tác hành chính
- Ghi, chép, quản lý sổ sách, hồ sơ bệnh án.
- Mời hội chẩn và làm theo thư ký nếu có.
- Vệ sinh vận hành máy, xử lý dụng cụ và gửi đồ hấp hàng ngày.
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VỆ SINH
***
- Thực hiện vệ sinh khoa theo lịch phân công.
- Bảo quản và cho bệnh nhân mượn vật dụng sinh hoạt cá nhân của khoa.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Điều dưỡng Trưởng khoa.
- Vệ sinh các vật dụng cá nhân phục vụ nhân viên khoa..
- Hỗ trợ ĐD chăm sóc vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân.
- Vận chuyển các chất thải y tế đúng quy định.
- Thực hiện các quy trình chống nhiễm khuẩn dưới sự hướng dẫn của phòng điều
dưỡng và ĐD Trưởng khoa.
- Cấp phát đồ cho bệnh nhân mặc hàng ngày.
- Quản lý các vật dụng cho bệnh nhân mượn.
- Vệ sinh giường bệnh sau khi bệnh nhân ra viện đúng quy định.
- Vệ sinh khoa phòng, vệ sinh đèn, quạt, bàn ghế.
- Thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, quy định về giao tiếp,
- Thực hiện tiếp công việc theo lịch phân công thêm tại khoa.

IV. Mô hình tổ chức, công tác quản lí Điều dưỡng tại khoa, phòng thực tập
1. Đôi nét về khoa ngoại chấn thương chỉnh hình

- Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình Lầu 5 - Khu B Khoa có tổng số 32 nhân sự,
trong đó có: 11 Bác sĩ, 21 Điều dưỡng .
- Khoa tiếp nhận và tổ chức khám, điều trị nội và ngoại trú các bệnh lý thuộc chuyên
ngành, đặc biệt là PHẪU THUẬT MỔ KẾT HỢP XƯƠNG như gãy xương chi trên,
gãy xương chi dưới.
- Theo dõi, điều trị những người bệnh mắc bệnh ngoại khoa chưa có chỉ định phẫu
thuật cũng như các bệnh nhân sau mổ ổn định được trả về khoa.
- Triển khai mổ cấp cứu, mổ theo kế hoạch cho người bệnh vào khoa khi có chỉ định
phẫu thuật.
- Triển khai mổ cấp cứu, mổ theo kế hoạch cho người bệnh vào khoa khi có chỉ định
phẫu thuật.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh đang điều trị tại khoa và
hướng dẫn người bệnh phòng bệnh, chữa bệnh thông thường và tự chăm sóc sức
khỏe.
- Tham gia khám sức khỏe, khám giám định y khoa khi có yêu cầu. Tham gia phòng,
chống dịch bệnh.
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng kỹ thuật mới
vào công tác chẩn đoán, điều trị, chỉ đạo tuyến, hướng dẫn học sinh đến nghiên cứu,
thực tập tại khoa; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế cơ sở.
2. Chức năng nhiệm vụ khoa ngoại chấn thương chỉnh hình
Chức năng:
- Khoa tiếp nhận và tổ chức khám, điều trị nội và ngoại trú các bệnh lý thuộc chuyên
ngành, đặc biệt là PHẪU THUẬT MỔ KẾT HỢP XƯƠNG như gãy xương chi trên,
gãy xương chi dưới .
- Điều trị chuyên sâu các chấn thương gãy xương, đứt dây chằng, bỏng, ghép da.
Khám và điều trị phẫu thuật các bệnh lý thoái hóa khớp gối, khớp vai, hoại tử cổ
xương đùi, đứt gân cơ bệnh lý, u xương, viêm xương...Theo dõi, điều trị những người
bệnh mắc bệnh ngoại khoa chưa có chỉ định phẫu thuật cũng như các bệnh nhân sau
mổ ổn định được trả về khoa.
- Triển khai mổ cấp cứu, mổ theo kế hoạch cho người bệnh vào khoa khi có chỉ định
phẫu thuật.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh đang điều trị tại khoa và
hướng dẫn người bệnh phòng bệnh, chữa bệnh thông thường và tự chăm sóc sức
khỏe.
- Tham gia khám sức khỏe, khám giám định y khoa khi có yêu cầu. Tham gia -phòng,
chống dịch bệnh.
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng kỹ thuật mới
vào công tác chẩn đoán, điều trị, chỉ đạo tuyến, hướng dẫn học sinh đến nghiên cứu,
thực tập tại khoa; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế cơ sở.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực CTCH, kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các
bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển các kỹ thuật mới.
- Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo phân công của Bệnh viện, kết hợp với bệnh
viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh
về CTCH.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân dưới hình
thức kết hợp với Đài phát thanh truyền hình qua chương trình truyền thông giáo dục
sức khỏe, bài viết trên trang web Bệnh viện.
3. Ứng dụng kỹ thuật mới và các thành tích đạt được
- Khoa đã triển khai các kỹ thuật cao như phẫu thuật:
+ Phẫu thuật vi phẫu: nối mạch máu chi, phẫu thuật che các khuyết hỏng bằng vạt
da có cuốn mạch…
+ Phẫu thuật thay thay khớp háng: gãy cổ xương đùi, hoại tử chỏm xương đùi.
+ Phẫu thuật nội soi khớp gối: tái tạo dây chằng chéo khớp gối, cắt bỏ sụn chêm,
khâu sụn chêm…
+ Kết hợp xương bằng kỹ thuật ít xâm lấn, kết xương kín dưới màn tăng sáng.
+ Phẫu thuật chỉnh hình các dị tật cơ quan vận động: dính ngón, thừa ngón chân.
4. Mô hình chăm sóc:
Khoa sử dụng mô hình phân công, dựa trên mô hình chăm sóc toàn diện. Trong đội
gồm có: bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hội sinh viên và người hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh, chịu trách nhiệm và chăm sóc cho một số bệnh nhân ở một đơn
nguyên hay một số buồng bệnh. Sự phân công được định theo tháng, có sự thay đổi
tùy thuộc vào tính chất, công việc của bác sĩ, điều dưỡng viên, trao đổi với nhau
và thống nhất ý kiến, cuối cùng thông qua lãnh đạo khoa để thay đổi cho hợp
lý hơn.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
KHOA NGOẠI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
TRƯỞNG KHOA

BS.CKI Nguyễn Minh Hải


PHÓ TRƯỞNG KHOA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA

BS.CKI. Nguyễn Kim Quang CNĐD. Huỳnh Phi Vân

Bác Sĩ Điều Trị ĐD Hành Chánh ĐD Trực


- BS CKI: Nguyễn Liên - Nguyễn Ngọc Tua 1:
Hiệp Huỳnh KTV Bột - Trần Thị Trà My
- BS: Ngô Khỏe - Cao Thị Linh Đa - Phan Huỳnh - Trần Thị Kim Tư
- BS CKI: Phạm Minh - Trương Kim Giao - Lê Hoàng Kiếm
Quân Cương - Lâm Thành Sơn Tua 2:
- BS: Trân Văn Dũng - Võ Thị Mỹ Châu - Nguyễn Thị Hồng Hạnh
- BS CK1: Ngô Vũ Phương - Đinh Thị Mỹ - Lê Kim Tiến
- BS: Lương Văn Pháp Nương - Lê Thị Trúc Hạ
- BS: Thiều Quang Bình Tua 3:
- BS: Nguyễn Huỳnh Gia - Nguyễn Thị Nga
Phú - Nguyễn Thị Hồng Loan
- Huỳnh Thị Hồng Nhung
- Tua 4:
- Huỳnh Thị Thùy Loan
- Nguyễn Thị Gẻo
- Phạm Văn Táng

Cơ cấu tổ chức:
Ban lãnh đạo khoa: Trưởng khoa: BS.CKI. Nguyễn Minh Hải Phó trưởng khoa:
BS.CKI. Nguyễn Kim Quang.
Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD. Huỳnh Phi Vân …
Tổng số nhân sự là 32, trong đó:
- Bác sĩ: 11
+ Bác sĩ CKII: 2.
+ Bác sĩ CKI: 3
+ Đại học: 7
- Điều dưỡng : 21
+ Cử nhân điều dưỡng: 3
+ Cao đẳng điều dưỡng :18
Hiện tại khoa CTCH đang hoạt động với mô hình chăm sóc toàn diện, trực 1 bác sĩ 3
điều dưỡng, thời gian trực 24/24.
Tua trực bác sĩ: 6
Tua trực điều dưỡng: 4
5. Nhận xét về mô hình tổ chức, công tác quản lý điều dưỡng tại khoa Ngoại
Chấn Thương Chỉnh Hình:
Ưu điểm:
- ĐD chủ động công tác chăm sóc bệnh nhân và hướng dẫn thân nhân bệnh nhân.
- ĐD được cử đi học thường xuyên để năng cao kỹ năng chuyên môn.
- Sự phối hợp giữa Bác sĩ và ĐD chặt chẽ
- Các y lệnh được ĐD thực hiện nhanh chóng và chính xác
- Khoa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiều năm qua, thành tích ấy là do tinh thần
làm việc có trách nhiệm cao của toàn thể nhân viên trong khoa.
Nhược điểm:
- Còn hạn chế tương tác giữa Bác sĩ và Điều dưỡng khi có y lệnh phòng mình không
quản lý.
- Số lượng BN nhập viện điều trị ở khoa nhiều, nhưng số lượng ĐD viên còn hạn chế.
- Tỉ lệ trung bình giữa Bác sĩ và ĐD là 1 Bác sĩ/ 3 ĐD. Nhưng trung bình số lượng
Bác sĩ/ ĐD ở khoa là 10 giờ 10/19. Số lượng ở khoa hạn chế so với số lượng Bác sĩ.

6. Kế hoạch công tác điều dưỡng tại khoa ngoại chấn thương chỉnh hình
6.1 Mục tiêu:
- Chung:
+ Nâng cao khả năng giao tiếp, quy tắc ứng xử với người bệnh, thân nhân;
+ Nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho
người bệnh biết cách tự chăm sóc tại nhà.
- Cụ thể:
+ 95% điều dưỡng học tập và thực hiện quy tắc ứng xử, chế độ giao tiếp khi giao
tiếp với người bệnh;
+ 98% Bệnh nhân đến khoa được tiếp nhận, hướng dẫn tận tình chu đáo, sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý;
+ 90% các phòng phải sạch sẽ, thoáng mát;
+ 95% người bệnh hài lòng về tinh thần và thái độ phục vụ nhân viên y tế.
6.2 Đối tượng:
Tất cả điều dưỡng, hộ lý khoa.
6.3 Nội dung:
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh;
Thay đổi hành vi nhằm thực hiện tiêm an toàn;
Các biện pháp chống nhiễm khuẩn;
QT rửa tay thường quy – QT sát khuẩn tay bằng cồn;
Các quy trình kỹ thuật:
- Quy trình thay băng, rửa vết thương
- Quy trình tiêm bắp
- Quy trình tiêm truyền dung dịch
- Truyền thông GDSK
- Quy trình vận chuyển người bệnh.
6.4 Tổ chức thực hiện:
- Thực hiện quy chế chuyên môn cho Điều dưỡng
- Về công tác quản lý khoa/phòng: vệ sinh, trật tự, giao tiếp, tư vấn hướng dẫn người
bệnh cụ thể rõ ràng, không phiền hà cho người bệnh
- Về quản lý thuốc tủ trực cấp cứu tại khoa khám bệnh: thường xuyên, báo cáo mỗi
tháng đúng định kỳ
- Về quản lý trang thiết bị, phương tiện phục vụ người bệnh: kiểm tra thường xuyên,
tu bổ định kỳ
- Kiểm tra giờ giấc, trang phục y tế nhân viên trong khoa đúng qui chế
- Thực hiện chấm công mỗi ngày
- Kiểm tra vệ sinh khoa phòng và ngoại cảnh khu vực được phân công;
- Kiểm tra thường xuyên các quy trình rửa tay thường quy, sát khuẩn tay bằng cồn,
phân loại rác theo qui định của TTYT;
- Tập huấn cho điều dưỡng viên trong khoa, theo kế hoạch năm đề ra;
- Tham gia các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo khoa, lãnh đạo
TTYT;
- Thực hiện ghi chép các sổ sách ĐDTK liên quan: sổ tài sản, sổ sai sót chuyên môn,
sổ báo cáo rủi ro…báo cáo hàng tháng;
- Tham mưu lãnh đạo khoa về điều tiết nhân lực điều dưỡng và hộ lý đảm bảo phục
vụ người bệnh;
- Họp ĐDTK hàng tuần vào ngày thích hợp;
- Các cuộc họp khác theo triệu tập của TTYT;
- Đôn đốc anh em khoa phòng lưu trữ sổ sách, hồ sơ đúng quy định;
- Nhắc nhở, tập huấn các quy trình, quy định chuyên môn cho tất cả điều dưỡng
trong khoa.
7. Lập kế hoạch quản lý thiết bị, y dụng cụ, vật tư y tế tiêu hao tại bệnh viện
Quản lý trang thiết bị, y dụng cụ, vật tư y tế tiêu hao là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của người Điều dưỡng trưởng khoa, có tầm quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác quản lý và chăm sóc người bệnh trong bệnh viên. Nếu quản lý
không có khoa học, không chủ động sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu, lạm dụng
gây lãng phí, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc. Dụng cụ, máy móc,
trang thiết bị, vật tư y tế tiêu hao tại khoa gồm : máy đo ECG, máy đo SpO 2, máy sốc
điện, đèn sưởi, máy đo huyết áp, ống nghe, dụng cụ đo nhiệt độ, kim bấm, nước rửa
tay nhanh, ghim kẹp, dụng cụ bấm giấy, găng tay, máy test dường, que test đường.
Để sử dụng hiệu quả trang thiết bị cần:
- Tuân theo đúng quy trình vệ sinh, khử trùng, tiệt trùng, định kỳ bảo dưỡng dụng
cụ để tránh hư hỏng. máy móc, thiết bị y khoa phải được vệ sinh hằng ngày. Tài sản
máy móc phải được bàn giao cẩn thận giữa các ca kíp có sổ ký nhận, bàn giao, phân
công người chịu trách nhiệm. máy móc, dụng cụ sau khi sử dụng xong phải để đúng
nơi quy định.
- Cất giữ, bảo quản tài sản y dụng cụ : nắm vững số lượng trang thiết bị, y dụng cụ,
vật tư y tế tiêu hao có trong kho, khoa theo sổ sách. Thường xuyên, định kỳ hoặc đột
xuất kiểm tra, sữa chữa, bảo dưỡng máy móc trong khoa.
- Kho hoặc nơi cất giữ : thuận tiện cho việc cấp phát, cao ráo, đủ diện tích, có hệ
thống ánh sáng và thông gió tốt. Trong kho phải có giá và các dụng cụ chứa đựng
hàng. Có bảng cấm lửa và phương tiện chữa cháy. Tất cả các hàng hóa phải để trên
cao. Khi xếp đặt hàng vào kho phải đảm bảo chất lượng của hàng.

Nhận xét và xác nhận của điều dưỡng trưởng khoa :


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

ĐD Trưởng khoa GV Hướng dẫn Người làm kế hoạch

CNĐD Huỳnh Phi Vân GV. Trần Thanh Tuấn

You might also like