You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Y TẾ

ĐỀ BÀI
ANH CHỊ HÃY NHẬN XÉT VỀ
CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN HIỆN NAY

Lớp : K8 Răng Hàm Mặt


Họ và tên : Võ Đức Minh
Mã sinh viên : 19100250

Hà Nội, 12/2021

1
MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................3

II. NỘI DUNG............................................................................4

1. Thành tựu..............................................................................4

2. Hạn chế và thách thức..........................................................5

3. Giải pháp...............................................................................6

III. KẾT LUẬN...........................................................................8

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................9

2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân ngày càng được chú trọng hơn. Ngoài những yêu cầu cơ bản khi đi
khám chữa bệnh, người bệnh còn có những đòi hỏi cao hơn trong chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh. Người dân sẵn sàng chịu trả mức phí cao để nhận được dịch
vụ y tế tốt nhất và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là một trong những tiêu chí
quan trọng để người bệnh lựa chọn bệnh viện.
Với mục tiêu mang lại những điều kiện chăm sóc sức khỏe mỗi ngày một tốt
hơn cho người dân, Chính phủ đã tăng kinh phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị và phát triển nguồn nhân lực y tế. Nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức và
khó khăn cho ngành y tế trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, mục tiêu hướng tới của
bài tiểu luận này là:
- Trình bày được các thành tựu, hạn chế và thách thức.
- Đưa ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

3
II. NỘI DUNG
1. Thành tựu
 Chuyển biến tích cực trong khám chữa bệnh: Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật
cao đã được triển khai; chất lượng chuyên môn từng bước được nâng lên. Cải
tiến chất lượng bệnh viện, chuyển biến nhận thức của cán bộ y tế về phong
cách, thái độ phục vụ người bệnh, cùng với việc xây dựng cơ sở y tế “xanh -
sạch - đẹp” đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, tăng tỷ lệ hài lòng của
người bệnh.
 Đầu tư cơ sở vật chất y tế: Hầu hết các cơ sở y tế đã được đầu tư xây mới
hoặc sửa chữa nâng cấp. Bổ sung các trang thiết bị y tế, đầu tư hoàn cảnh hệ
thống xử lý chất thải y tế ở tất cả các tuyến, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc
sức khỏe cơ bản cho nhân dân.
 Đào tạo phát triển nhân lực y tế: Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, mở rộng các loại hình đào tạo, đào tạo chuyên sâu để đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn và
quản lý.
 Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng
người bệnh
 Hệ thống khám, chữa bệnh mặc dù năng lực chuyên môn tuyến dưới còn thấp
nhưng về chuyên môn kỹ thuật các bệnh viện Việt Nam đã triển khai được
nhiều kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm với các nước trong khu vực:
Ghép tạng đã từng bước phát triển, nhiều kỹ thuật hiện nay đã trở thành
kỹ thuật thường quy ở một số bệnh viện, như ghép thận, ghép giác mạc,…
Luật hiến, lấy ghép mô và bộ phận cơ thể người tạo thuận lợi cho chuyên
ngành ghép tạng ở Việt Nam. Hiện nay, một số bệnh viện đã thành công việc
ghép tim (Bệnh viện 103, Bệnh viện Trung ương Huế) và nhiều bệnh viện
ghép gan. Kỹ thuật ghép tế bào gốc đang được nghiên cứu và phát triển.
Ghép tạng từ người cho chết não đã được triển khai, Trung tâm điều phối
ghép tạng đã được thành lập mở ra triển vọng mới cho ghép tạng ở Việt Nam.
Phẫu thuật nội soi đã trở thành thường quy ở hầu hết các bệnh viện
tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

4
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, một số kỹ thuật khó trong sản phụ
khoa đã được áp dụng thành công ở nhiều bệnh viện với mức chi phí thấp
hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Năng lực chẩn đoán, điều trị ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến
tỉnh đã được cải thiện nhiều nhờ được đầu tư trang thiết bị hiện đại, chuyển
giao kỹ thuật từ nước ngoài và trong nước.
Công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý bệnh viện đã được áp dụng
chủ yếu ở bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
2. Hạn chế và thách thức
 Tuy đã được tập huấn về đề án cải tiến chất lượng, nhưng vì tình hình dịch
diễn biến phức tạp nên số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị giảm, một số
đề án đã đăng kí từ đầu năm không thực hiện được đúng tiến độ.
 Hiện tượng quá tải bệnh viện vẫn còn xảy ra ở một số chuyên khoa Ung
bướu, Tim mạch, Nhi khoa, Chấn thương… Trong một số cơ sở khám chữa
bệnh tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối vẫn còn hiện tượng quá tải,
như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu và Bệnh
viện Nhi Đồng của thành phố Hồ Chí Minh.
 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng mất nhiều
thời gian gây trở ngại cho công việc của cán bộ nhân viên và người bệnh.
 Đội ngũ bảo vệ chưa tích cực trong việc phòng ngừa trộm cắp, đảm bảo an
toàn cho người nhà người bệnh.
 Chưa thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động của
Bệnh viện.
 Hoạt động của mạng lưới quản lý chất lượng chưa thực sự tích cực, cán bộ
trong mạng lưới chủ yếu tập trung cho công tác chuyên môn.
 Hoạt động cải tiến chất lượng chưa thu hút được sự tham gia của tất cả cán
bộ nhân viên ở các lĩnh vực khác nhau.
 Thực hiện bệnh viện tự chủ có nhiều khó khăn:
o Năng lực đội ngũ lãnh đạo còn yếu, nhiều lãnh đạo bệnh viện chưa qua
đào tạo về quản lý bệnh viện;
o Nguồn lực hạn chế, cả về nhân lực và nguồn thu;
o Cơ sở vật chất trang thiết bị lạc hậu;
o Thiếu phương tiện hỗ trợ cho quản lý thông tin phục vụ cho công tác
quản lý và hạch toán thu chi;

5
3. Giải pháp
 Tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới; tiếp tục hoàn thiện hệ thống phác đồ, quy trình,
hướng dẫn điều trị thống nhất trong cả nước; ban hành tiêu chí đánh giá, thực
hiện kiểm định độc lập, xếp hạng bệnh viện theo chất lượng phù hợp với
thông lệ quốc tế; thực hiện lộ trình thông tuyến khám, chữa bệnh; lộ trình liên
thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giữa các cơ sở khám, chữa bệnh gắn
với nâng cao chất lượng dịch vụ và có chính sách khuyến khích người dân sử
dụng dịch vụ ngay tại tuyến dưới.
 Phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ
y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Ban hành danh mục dịch vụ kỹ
thuật các tuyến phải có đủ năng lực thực hiện, tiến tới bảo đảm chất lượng
từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến.
 Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện
xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện
người bệnh. Các đơn vị y tế tuyến cơ sở cần bảo đảm đủ thuốc, tăng cường
công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn để làm tốt việc theo dõi, quản lý,
điều trị đối với các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính.
 Hoàn thiện hệ thống chính sách về khám, chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện,
nâng cao chất lượng dịch vụ ở các tuyến; tăng cường chuyển giao kỹ thuật
cho tuyến dưới. Theo đó, các bệnh viện đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin, cải tiến quy trình khám bệnh, giảm thủ tục hành chính và thời gian
chờ khám bệnh.
 Cần có thông tin về tiếp cận các dịch vụ y tế được chia theo các nhóm thu
nhập khác nhau, vùng thành thị và nông thôn để Chính phủ có thể tập trung
đến các nhóm yếu thế, giúp đảm bảo người nghèo ít nhất đạt được mức
ngang bằng với các nhóm khá giả hơn trong quá trình dẫn tới bao phủ chăm
sóc sức khỏe toàn dân.
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn
chuyên môn, quy trình kỹ thuật và quy chế hướng dẫn hoạt động khám chữa
bệnh; Phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra, theo dõi, giám sát thực hiện văn
bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khám, chữa bệnh, phục hồi chức
năng, hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, giám định y khoa, giám định pháp
y, giám định pháp y tâm thần;
 Tăng cường quan tâm, đầu tư xây dựng, mở rộng bệnh viện. Khuyến khích
các hình thức xã hội hóa để đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng bệnh

6
viện. Phấn đấu thực hiện mục tiêu từ năm 2021 trở đi không còn tình trạng
quá tải bệnh viện.
 Tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám
chữa bệnh đặc biệt là tuyến dưới, y tế cơ sở. Đẩy mạnh thực hiện đề án bệnh
viện vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật xuống tuyến dưới.
 Tập trung chỉ đạo cải tiến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, nâng cao năng
lực quản lý chất lượng khám chữa bệnh giai đoạn đến năm 2025.
 Tiếp tục chấn chỉnh tinh thần, thái độ phong cách phục vụ người bệnh hướng
tới sự hài lòng của người bệnh.
 Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, cải
tiến quy trình khám bệnh.
 Tăng cường công tác quản trị bệnh viện, bảo đảm chi phí hiệu quả dịch vụ
khám chữa bệnh.
 Tập trung và tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn
thu để nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, có các giải pháp để
sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế, đặc biệt là
các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực đã và đang được đầu tư trong
thời gian vừa qua.
 Tăng cường giám sát, kiểm tra và tiến tới công nhận chất lượng dịch vụ khám
chữa bệnh. Tổ chức thanh tra việc thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, các
quy định, quy chế chuyên môn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài
công lập, về công tác giám định y khoa.

7
III. KẾT LUẬN
Phát triển dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là đòi hỏi
bức thiết của nền y học. Nhiều bệnh viện đã có những giải pháp để đẩy mạnh công
tác chuyên môn, tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật cao trong
chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh từ đó nâng cao được uy tín và thương
hiệu nhờ chất lượng dịch vụ từng bước được cải tiến,…Bên cạnh đó, những bệnh
viện tuyến dưới còn có nhiều hạn chế và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của
người bệnh.
Vì vậy, sở y tế cần tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành y tế như cải
thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện y tế nhằm
phục vụ tốt hơn cho công tác chữa trị, chăm sóc sức khỏe. Không ngừng phát triển
và đầu tư nhập về các loại máy móc, trang thiết bị tân tiến trên thế giới để hỗ trợ
cho việc phẫu thuật, chữa trị cho người bệnh. Đồng thời, nâng cao đào tạo giáo dục
con người, nâng cao y đức, đạo đức nghề nghiệp.
Đối với các bệnh viện cần chủ động xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu,
chiến lược phát triển, tăng cường đội ngũ y bác sĩ để đáp ứng nhanh chông yêu cầu
khách hàng, khuyến khích nhân viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
cũng như tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức về ngành nhằm nâng cao tay nghề
cho cán bộ nhân viên.

8
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PSG.TS Lương Ngọc Khuê, Tài liệu cơ bản QUẢN LÝ BỆNH VIỆN, NXB Y
học, Hà Nội
[2] Nâng cao chất lượng y tế hiện nay <http://consosukien.vn/nang-cao-chat-luong-
y-te-hien-nay.htm>
[3] Bộ Y tế đang nỗ lực giải quyết 8 tồn tại, bất cập của nhanh
<https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/bo-y-te-dang-no-luc-giai-quyet-8-ton-tai-bat-cap-
cua-nganh-post177473.gd>
[4] Ngành y tế vẫn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức
<https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/nganh-y-te-van-ton-tai-nhieu-han-che-kho-
khan-thach-thuc-509939>
[5] Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân <https://nhandan.vn/tin-tuc-
y-te/nang-cao-chat-luong-kham-chua-benh-cho-nhan-dan-192619/>

You might also like