You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO THỰC TẬP


TÌM HIỂU BỘ TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS.BS Ngô Viết Lộc


Nhóm sinh viên thực hiện: Tổ 4 - Lớp YHDP5A

Thừa Thiên Huế, tháng 7 năm 2022


MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................2
2. TỔNG QUAN........................................................................................................2
2.1 Một số định nghĩa..........................................................................................2
2.2 Quá trình hình thành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện ở Việt Nam..............4
2.3 Khái quát về Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện Việt Nam............................5
2.4 Một số nghiên cứu và báo cáo liên quan đến đề tài.......................................5
3. NHẬN XÉT.........................................................................................................10
3.1 Tầm quan trọng của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam đối với
công tác khám chưa bệnh hiện nay.......................................................................10
3.2 Một số ưu điểm và bất cập của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện VN........10
4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT............................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................14

1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia có mạng lưới y tế phát triển và bao phủ
rộng khắp, từ Y tế tuyến Trung ương đến Y tế địa phương (Y tế tuyến tỉnh/thành
phố trực thuộc Trung ương, Y tế tuyến cơ sở bao gồm Trung tâm Y tế quận/huyện,
Trạm Y tế xã/phường….) Trong đó, Bệnh viện là một cấu phần quan trọng của hệ
thống cung cấp dịch vụ y tế từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống bệnh viện tại
Việt Nam bao gồm cả bệnh viện công và bệnh viện tư , trong đó, các bệnh viện
công đóng vai trò chính trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người
dân.

Bệnh viện công ở Việt Nam được chia thành ba cấp gồm: Bệnh viện cấp Trung
ương (47 bệnh viện); bệnh viện cấp tỉnh (419 bệnh viện) và bệnh viện cấp huyện
(684 bệnh viện). Bên cạnh các bệnh viện công, cả nước còn có 182 bệnh viện tư,
hầu hết nằm ở khu vực thành thị. Ước tính hơn 50% tổng số lần khám chữa bệnh tại
Việt Nam diễn ra ở các bệnh viện, và sử dụng hơn 95% tổng chi cho bảo hiểm y tế.
Nhiều người dân vẫn coi bệnh viện như điểm đến đầu tiên khi có nhu cầu sử dụng
dịch vụ y tế.

Bệnh viện là một cơ sở dịch vụ phức hợp với rất nhiều nhóm dịch vụ: khám,
chữa bệnh, dịch vụ buồng bệnh, tài chínhkế toán, trung tâm khử khuẩn tiệt khuẩn,
khoa xét nghiệm, khoa dược,… Cải cách tự chủ bệnh viện ở Việt Nam được bắt
đầu từ những năm 1990, với những chính sách mới cho phép các bệnh viện thu phí
dịch vụ từ người bệnh, vì vậy các bệnh viện công lập ngày càng tăng cường tài
chính và quản trị, và ở cấp hệ thống y tế thì bệnh viện cần được giám sát kỹ càng,
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất hoạt động. Mối quan hệ giữa người bệnh
(khách hàng) với bệnh viện và giữa các đơn vị trong bệnh viện cũng rất đa dạng,
phức tạp và áp lực hơn rất nhiều so với các ngành dịch vụ khác. Vì vậy, công tác
quản lí bệnh viện ngày càng có vai trò quan trọng, trong đó quản lí chất lượng đang
ngày càng được chú trọng và được xem là hoạt động xuyên suốt của các bệnh viện.

Quản lý chất lượng bệnh viện là một yêu cầu quan trọng trong ngành y tế. Ban
đầu nó được coi là hướng dẫn nhân viên y tế phải làm gì. Tuy nhiên, cách hiểu hiện
tại của nó là quản lý quá trình chăm sóc. Hiện nay quản lý chất lượng bệnh viện đã
không còn là việc kiểm soát chất lượng nhằm phát hiện những yếu kém về mặt
quản lý, công tác khám chữa bệnh mà còn là để đánh giá công năng, hiệu suất
khám chữa bệnh, phản ánh sự hài lòng của người bệnh với cơ sở y tế,.... Do đó, sự
2
hài lòng của bệnh nhân là kết quả mong muốn của chương trình đảm bảo chất
lượng, yêu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc là lấy bệnh nhân làm trung tâm.

Để đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân thì việc xác định rõ vai trò và
tối ưu hóa hiệu suất của bệnh viện là không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều quốc gia
vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc lên kế hoạch và quản lý bệnh
viện. Những thách thức ở cấp độ bệnh viện như quản lý yếu kém, thời gian chờ đợi
lâu, chất lượng dịch vụ và độ an toàn thấp, và sự chưa hài lòng của bệnh nhân hiện
đang ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện. Ở cấp độ của hệ thống y tế, các
thách thức như chưa phối hợp đầy đủ với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, chi
phí leo thang, quy định lỏng lẻo và giám sát không chặt chẽ cũng làm suy giảm các
đóng góp của hệ thống bệnh viện cho sức khỏe người dân.

Tại Việt Nam hiện nay, các bệnh viện trên cả nước đang áp dụng bộ tiêu chí
chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày
18/11/2016. Đây là bộ tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
thống nhất trên toàn quốc, được thực hiện đánh giá liên tục nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Từ những lý do trên, nhóm chúng
tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam” với
những mục tiêu sau:
1. Đánh giá tầm quan trọng của bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam đối
với công tác khám chữa bệnh hiện nay.
2. Tìm hiểu một số ưu điểm và bất cập của bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện
Việt Nam.

2. TỔNG QUAN
2.1Một số định nghĩa
a) Chất lượng bệnh viện
Là toàn bộ các khía cạnh liên quan đến người bệnh, người nhà người bệnh,
nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu tố
hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa bệnh.

3
Một số khía cạnh chất lượng bệnh viện là khả năng tiếp cận dịch vụ, an toàn,
người bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ chuyên môn, kịp thời,
tiện nghi, công bằng, hiệu quả …

b) Tiêu chí
Là các yếu tố dùng để đo lường hoặc kiểm tra, giám sát mức độ yêu cầu cần
đạt được ở một khía cạnh cụ thể của chất lượng.
Mỗi tiêu chí là tập hợp danh mục các tiểu mục cần kiểm tra, đo lường, giám
sát bệnh viện về việc tuân thủ hoặc không tuân thủ; đáp ứng hoặc không đáp ứng;
đạt hoặc không đạt.

c) Chỉ số
Là công cụ đo lường một khía cạnh cụ thể của tiêu chí, được thể hiện bằng
con số, tỷ lệ, tỷ số, tỷ suất…
Chỉ số được tính toán thông qua việc thu thập, phân tích số liệu. Các chỉ số
giúp đo lường và chỉ ra mức độ chất lượng đạt được của tiêu chí.
Mỗi tiêu chí có thể có một hoặc nhiều chỉ số để đánh giá chất lượng.

d) Mức (mức độ đánh giá của tiêu chí)


Là các cấp độ chất lượng từ thấp đến cao của một tiêu chí cụ thể, tương tự như
các bậc thang. Trong Bộ tiêu chí này, mỗi tiêu chí được chia làm 5 mức độ đánh
giá (có thể được xem xét tương tự như 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao).

e) Tiểu mục (của tiêu chí)


Là các nội dung, hoạt động, kết quả… cụ thể cần đánh giá của một tiêu chí.
Mỗi tiểu mục chứa đựng một nội dung một công việc, một hoạt động hoặc một kết
quả đầu ra hoàn chỉnh. Mỗi tiểu mục được đánh giá là đạt hoặc không đạt. Một tiêu

4
chí tập hợp các tiểu mục được đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Mỗi mức độ chất lượng
có thể có một hoặc nhiều tiểu mục khác nhau.

f) Ký hiệu
Trong Bộ tiêu chí này, các ký hiệu “/” được quy định tương đương với chữ
“hoặc” giữa trước và sau ký hiệu “/”, ví dụ khoa/phòng được hiểu là khoa hoặc
phòng.
Ký hiệu “/” được sử dụng trong các chỉ số như tỷ số, tỷ lệ… tương ứng với từ
“trên, hoặc chia”, ví dụ tỷ số bác sỹ/giường bệnh là số bác sỹ trên số giường bệnh.

g) Kiểm soát nhiễm khuẩn


Là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn,
quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây
nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá
trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

h) Y tế điện tử (e-health)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Y tế điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong chăm sóc sức khỏe theo 05 lĩnh vực chiến lược gồm: điều
trị, nghiên cứu, đào tạo, theo dõi dịch bệnh và giám sát y tế công cộng. Nói một
cách khác, e-health là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc lập kế
hoạch, quản lý và triển khai các dịch vụ y tế.

i) Dinh dưỡng tiết chế


Là một phân khoa trong dinh dưỡng học, làm nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng
công thức và chế độ ăn uống cho người bình thường hoặc bệnh nhân. Dinh dưỡng
tiết chế định ra khẩu phần ăn bình thường và khẩu phần ăn bệnh lý.

5
j) Vật tư y tế
Là một khái niệm chung chỉ các loại vật tư tiêu hao, vật dụng, dụng cụ…
dùng cho một số mục đích dưới đây:
- Chẩn đoán, thoe dõi, ngăn ngừa và điều trị nhằm giảm thiểu tổn thương,
chấn thương hay bệnh tật
- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý
- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống
- Kiểm soát quá trình thụ thai
- Khử trùng tất cả trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất được sử dụng
cho xét nghiệm
- Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện
pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
-
k) Chất thải y tế
Là bất kỳ chất thải nào có chứa chất nhiễm trùng (hoặc vật liệu có khả năng
truyền nhiễm). Bao gồm chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế như văn phòng bác sĩ,
bệnh viện, phòng khám nha khoa, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu y khoa và
phòng khám thú y.

2.2Quá trình hình thành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện ở Việt Nam
Tại Việt Nam, từ năm 2012 trở về trước việc đánh giá chất lượng bệnh viện
dựa trên việc tự đánh giá là chính và sử dụng bộ công cụ kiểm tra bệnh viện hàng
năm hoặc kiểm tra đột xuất. Nhiều bệnh viện có nhu cầu và nỗ lực cải tiến chất
lượng, tuy nhiên các bệnh viện gặp khó khăn do thiếu cơ sở để bắt đầu hành trình
chất lượng; chưa xác định được nên ưu tiên cải tiến cái gì; hoạt động nào nên làm
trước, sau; định hướng cải tiến như thế nào… Chính vì vậy, Bộ Y tế cần xây dựng
Tiêu chí chất lượng để định hướng và thúc đẩy các hoạt động cải tiến chất lượng
của các bệnh viện cho phù hợp với xu hướng chung trên thế giới và thực tiễn tại
6
Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng trên cùng với phương châm “ Lấy người bệnh
làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị”:
Năm 2013 Bộ Y Tế ban hành thí điểm “ Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh
viện”. Các tiêu chí xây dựng và ban hành là bộ công cụ để các bệnh viện áp dụng tự
đánh giá chất lượng theo Điều 8 của Thông tư 19/2013/TT-BYT; cho các đoàn
kiểm tra của cơ quan quản lý y tế tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện theo
định kì hằng năm hoặc đột xuất.
Năm 2016, Bộ Y Tế đã chính thức ban hành và thực hiện kiểm tra, đánh giá
chất lượng bệnh viện trên cả nước theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam
tại Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016.

2.3Khái quát về Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện Việt Nam
a. Về cấu trúc:
Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 gồm có 83 tiêu chí,
được chia làm 5 phần A, B, C, D, E:

– Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)


– Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)
– Phần C: Hoạt động chuyên môn (35 tiêu chí)
– Phần D: Cải tiến chất lượng (11 tiêu chí)
– Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)
Mỗi phần A, B, C, D, E được chia thành các chương. Trong mỗi chương có
một số tiêu chí (mỗi chương có thể được xem xét như là một tiêu chuẩn chất
lượng).

Bố cục của Bộ tiêu chí được trình bày theo thứ tự như sau:

- Phần: A, B, C, D, E
- Chương: A1, A2, B2, C3…
- Tiêu chí: A1.1, A1.2, B2.3, C5.4…
- Mức: 1, 2, 3, 4, 5.
- Tiểu mục: 1, 2, 3, 4, 5, 6…
7
Bộ tiêu chí tiếp tục được bổ sung các tiêu chí khác để bao phủ toàn bộ các hoạt
động của bệnh viện.

b. Về số lượng tiêu chí áp dụng:


- Các bệnh viện áp dụng toàn bộ 79 tiêu chí phần A, B, C, D để đánh giá và tính
điểm công bố chất lượng.
- Nếu bệnh viện hoàn toàn không có trang thiết bị có nguồn từ xã hội hóa hoặc
liên doanh, liên kết thì không áp dụng tiêu chí A4.4.
- Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có thực hiện khám, chữa bệnh sản, nhi áp
dụng các tiêu chí chương E1 và E2 và tính điểm công bố chất lượng.
- Nếu bệnh viện có chuyên khoa sản nhưng không đỡ đẻ, không có giường điều
trị nội trú thì áp dụng tiêu chí chương E1 để cải tiến chất lượng và không tính
vào điểm chung.
- Đối với các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, nếu có tiêu chí và tiểu mục nào
không phù hợp với đối tượng người bệnh tâm thần thì không áp dụng tiêu chí
đó, ví dụ tiêu chí A4.6 về khảo sát sự hài lòng người bệnh. Các tiểu mục không
áp dụng được tính là đạt và bệnh viện tâm thần cần giải trình lý do không áp
dụng cho đối tượng người bệnh tâm thần.

c. Đối tượng áp dụng


- Toàn bộ các bệnh viện Nhà nước và tư nhân.
- Toàn bộ các trung tâm y tế huyện có chức năng khám và điều trị người bệnh nội
trú: đánh giá chất lượng hoạt động của khối điều trị. Trung tâm y tế huyện
không có giường bệnh nội trú không áp dụng Bộ tiêu chí này.
- Đối với bệnh viện có từ 2 cơ sở trở lên:
+ Đánh giá chất lượng cho toàn bộ các cơ sở.
+ Mỗi cơ sở tiến hành đánh giá chất lượng theo từng tiêu chí và báo cáo kết
quả của từng cơ sở riêng biệt.
+ Các cơ sở của bệnh viện đánh giá tiêu chí theo 3 nhóm sau1:
1

8
 Các tiêu chí nhóm 1: chỉ cơ sở 1 có; đoàn đánh giá tại cơ sở chính và sử
dụng kết quả đánh giá của cơ sở chính cho các cơ sở phụ.
 Các tiêu chí nhóm 2: đánh giá chung toàn bộ các cơ sở 1, 2, 3… của bệnh
viện và áp dụng kết quả chung giống nhau cho cơ sở chính và các cơ sở
phụ.
 Các tiêu chí nhóm 3: Mỗi cơ sở có đặc thù riêng; đánh giá riêng biệt từng
cơ sở và mỗi cơ sở có kết quả riêng khác nhau.

d. Phương pháp đánh giá


Mỗi tiêu chí đề cập một vấn đề xác định, được xây dựng dựa trên năm bậc
thang chất lượng (năm mức độ đánh giá). Một tiêu chí xem xét các khía cạnh
toàn diện của một vấn đề, bao gồm các nội dung về yếu tố cấu trúc, yếu tố quy
trình thực hiện và kết quả đầu ra. Năm mức độ chất lượng như sau:

- Mức 1: Chất lượng kém (chưa thực hiện, chưa tiến hành cải tiến chất lượng hoặc
vi phạm văn bản quy pháp luật, quy chế, quy định, quyết định).

- Mức 2: Chất lượng trung bình (đã thiết lập một số yếu tố đầu vào).
- Mức 3: Chất lượng khá (đã hoàn thiện đầy đủ các yếu tố đầu vào, có kết quả đầu
ra).
- Mức 4: Chất lượng tốt (có kết quả đầu ra tốt, có nghiên cứu, đánh giá lại công
việc và kết quả đã thực hiện)
- Mức 5: Chất lượng rất tốt (có kết quả đầu ra tốt, có áp dụng kết quả đánh giá,
nghiên cứu vào cải tiến chất lượng, tiếp cận với chất lượng bệnh viện các nước
trong khu vực hoặc các nước tiên tiến trên thế giới).

e. Nguyên tắc đánh giá tiêu chí


- Mỗi tiêu chí được đánh giá chia theo 5 mức, bao gồm từ mức 1 đến mức 5.
- Tiêu chí được xếp ở mức 1 nếu có bất kỳ một tiểu mục nào trong mức 1.
- Tiêu chí được xếp ở mức 2 nếu:
+ Không có tiểu mục nào trong mức 1.

9
+ Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 22.
- Tiêu chí được xếp ở mức 3 nếu:
+ Đạt được mức 2.
+ Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 3.
- Tiêu chí được xếp ở mức 4 nếu:
+ Đạt được mức 3.
+ Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 4.
- Tiêu chí được xếp ở mức 5 nếu:
+ Đạt được mức 4.
+ Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 5.

f. Nguyên tắc đánh giá các tiểu mục


- Mỗi một tiểu mục của tiêu chí được đánh giá là “đạt” hoặc “không đạt” (riêng
các tiểu mục trong mức 1 (mang nghĩa âm tính) được đánh giá là “có” hoặc
“không”).
- Một tiểu mục được đánh giá là “đạt” cần tuân thủ triệt để theo nguyên tắc:
“hoặc không, hoặc tất cả”3.
- Phạm vi thời gian đánh giá:
+ Tại thời điểm đánh giá
+ Trong vòng 1 năm trước thời điểm đánh giá
- Mỗi tiêu chí được tính mốc trong 1 năm nếu không có các yêu cầu cụ thể về mặt
thời gian (từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau); hoặc tính từ ngày 1/10 của năm
trước đến thời điểm đánh giá. Ví dụ tiêu chí mỗi người một giường, nếu có bất kỳ
1 giường bệnh có hiện tượng nằm ghép 3 người trong khoảng thời gian từ 1/10
năm trước đến 30/9 năm sau thì xếp tiêu chí này ở mức 1.
- Các tiểu mục cần phỏng vấn ý kiến của nhân viên y tế/người bệnh được đánh giá
là đạt nếu phỏng vấn ít nhất 7 người và có từ 5người trở lên trả lời đồng ý4.

10
- Các tiểu mục cần đánh giá bệnh án, hồ sơ… được đánh giá là đạt nếu kiểm tra
ngẫu nhiên ít nhất 7 mẫu và có 5 mẫu trở lên đạt yêu cầu.

g. Kết quả đánh giá chất lượng


- Tính điểm tiêu chí: Tiêu chí được đánh giá đạt mức nào được tính điểm tương
ứng với mức đó (mỗi tiêu chí có giá trị từ 1 đến 5 điểm).
- Áp dụng hệ số cho một số tiêu chí: Điểm đánh giá tiêu chí của chương C3 (Công
nghệ thông tin y tế) và chương C5 (Chất lượng lâm sàng) được nhân với hệ số 2
khi tính điểm đánh giá trung bình. Bộ Y tế có thể áp dụng việc tính hệ số với các
chương khác và phân công cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có hướng dẫn cụ thể
cho từng năm nếu cần thiết.
- Kết quả đánh giá chất lượng chung:
+ Điểm chất lượng chung của bệnh viện được tính là điểm trung bình chung
của tất cả các tiêu chí áp dụng đánh giá:
+ Cộng tổng số điểm của tất cả các tiêu chí (riêng C3 và C5 nhân điểm với 2)
chia cho tổng số tiêu chí có áp dụng đánh giá cộng thêm 7 tiêu chí chương C3 và
C5.
+ Điểm chất lượng chung được sử dụng để công bố mức chất lượng của
bệnh viện đạt được và so sánh với các bệnh viện khác trên phạm vi địa phương và
toàn quốc.

STT PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG


PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)
CHƯƠNG A1. CHỈ DẪN, ĐÓN TIẾP, HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH (6)
1 A1.1 Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn khoa học,
15
cụ thể
2 A1.2 Người bệnh, người nhà người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ
17
tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật
3 A1.3 Cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh 19
4 A1.4 Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời 21

11
STT PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
5 A1.5 Người bệnh được làm các thủ tục đăng ký, khám bệnh theo đúng thứ
23
tự bảo đảm tính công bằng và mức ưu tiên
6 A1.6 Người bệnh được hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán
24
hình ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện
CHƯƠNG A2. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ NGƯỜI
BỆNH (5)
7 A2.1 Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường 26
8 A2.2 Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các
27
phương tiện
9 A2.3 Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất
28
lượng tốt
10 A2.4 Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe, nâng cao
29
thể trạng và tâm lý
11 A2.5 Người khuyết tật được tiếp cận đầy đủ với các khoa, phòng và dịch
30
vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện
CHƯƠNG A3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH (2)
12 A3.1 Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch,
31
đẹp
13 A3.2 Người bệnh được khám và điều trị trong khoa, phòng gọn gàng, ngăn
32
nắp
CHƯƠNG A4. QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI BỆNH (6)
14 A4.1 Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều
33
trị
15 A4.2 Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư 35
16 A4.3 Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch,
37
chính xác
17 A4.4 Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa y tế 39
18 A4.5 Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh
41
viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời
19 A4.6 Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến
43
hành các biện pháp can thiệp
PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN(14)
CHƯƠNG B1. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (3)
20 B1.1 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện 44

12
STT PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
21 B1.2 Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện 45
22 B1.3 Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp và xác định vị trí việc làm
47
của nhân lực bệnh viện
CHƯƠNG B2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC (3)
23 B2.1 Nhân viên y tế được đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng nghề
48
nghiệp
24 B2.2 Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức 50
25 B2.3 Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực 51
CHƯƠNG B3. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ VÀ ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG
LÀM VIỆC (4)
26 B3.1 Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên y tế 53
27 B3.2 Bảo đảm điều kiện làm việc và vệ sinh lao động cho nhân viên y tế 55
28 B3.3 Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải
56
thiện
29 B3.4 Tạo dựng môi trường làm việc tích cực và nâng cao trình độ chuyên
57
môn
CHƯƠNG B4. LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN (4)
30 B4.1 Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và công bố công
58
khai
31 B4.2 Triển khai thực hiện văn bản chỉ đạo dành cho bệnh viện 59
32 B4.3 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện 60
33 B4.4 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận 62
PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35)
CHƯƠNG C1. AN NINH, TRẬT TỰ VÀ AN TOÀN CHÁY NỔ (2)
34 C1.1 Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện 63
35 C1.2 Bảo đảm an toàn điện và phòng cháy, chữa cháy 65
CHƯƠNG C2. QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN (2)
36 C2.1 Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học 67
37 C2.2 Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, đầy đủ, khoa học 69
CHƯƠNG C3. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ (2)
38 C3.1 Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế 71
39 C3.2 Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
72
và hoạt động chuyên môn

13
STT PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
CHƯƠNG C4. PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN (6)
40 C4.1 Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn 74
41 C4.2 Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm
75
soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
42 C4.3 Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ vệ sinh tay 76
43 C4.4 Giám sát, đánh giá việc triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh
77
viện
44 C4.5 Chất thải rắn y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ
78
theo đúng quy định
45 C4.6 Chất thải lỏng y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ
80
theo đúng quy định
CHƯƠNG C5. CHẤT LƯỢNG LÂM SÀNG (5)
46 C5.1 Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật 82
47 C5.2 Nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới 84
48 C5.3 Áp dụng các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và
86
triển khai các biện pháp giám sát chất lượng
49 C5.4 Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị 88
50 C5.5 Áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành và giám
90
sát việc thực hiện
CHƯƠNG C6. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI
BỆNH (3)
51 C6.1 Hệ thống quản lý điều dưỡng được thiết lập đầy đủ và hoạt động hiệu
91
quả
52 C6.2 Người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe khi điều trị và trước khi
93
ra viện
53 C6.3 Người bệnh được theo dõi, chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh và
95
phân cấp chăm sóc
CHƯƠNG C7. DINH DƯỠNG VÀ TIẾT CHẾ (5)
54 C7.1 Hệ thống tổ chức thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế được thiết
97
lập đầy đủ
55 C7.2 Bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế 98
56 C7.3 Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời
99
gian nằm viện
57 C7.4 Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý 100
14
STT PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
58 C7.5 Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý
101
trong thời gian nằm viện
CHƯƠNG C8. CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM (2)
59 C8.1 Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm theo phân tuyến kỹ thuật 103
60 C8.2 Thực hiện quản lý chất lượng các xét nghiệm 105
CHƯƠNG C9. QUẢN LÝ CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG THUỐC (6)
61 C9.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược 106
62 C9.2 Bảo đảm cơ sở vật chất và các quy trình kỹ thuật cho hoạt động dược 107
63 C9.3 Cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất
109
lượng
64 C9.4 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 110
65 C9.5 Thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc kịp
111
thời, đầy đủ và có chất lượng
66 C9.6 Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả 112
CHƯƠNG C10. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (2)
67 C10.1 Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học 113
68 C10.2 Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào việc cải tiến chất lượng
114
khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động bệnh viện
PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11)
CHƯƠNG D1. THIẾT LẬP HỆ THỐNG VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
(3)
69 D1.1 Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện 115
70 D1.2 Xây dựng, triển khai kế hoạch và đề án cải tiến chất lượng 116
71 D1.3 Xây dựng văn hóa chất lượng bệnh viện 118
CHƯƠNG D2. PHÒNG NGỪA CÁC SỰ CỐ VÀ KHẮC PHỤC (5)
72 D2.1 Phòng ngừa các nguy cơ, diễn biến bất thường xảy ra với người bệnh 120
73 D2.2 Xây dựng hệ thống báo cáo, phân tích sự cố y khoa và tiến hành các
121
giải pháp khắc phục
74 D2.3 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sự cố y khoa 123
75 D2.4 Bảo đảm xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ 125
76 D2.5 Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã 126
CHƯƠNG D3. ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG, HỢP TÁC VÀ CẢI TIẾN
CHẤT LƯỢNG (3)

15
STT PHẦN, CHƯƠNG, MÃ SỐ, TÊN TIÊU CHÍ VÀ SỐ LƯỢNG
77 D3.1 Đánh giá chính xác thực trạng và công bố công khai chất lượng bệnh
128
viện
78 D3.2 Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện 130
79 D3.3 Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai,
131
báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện
PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA (4)
CHƯƠNG E1. TIÊU CHÍ SẢN KHOA
80 E1.1 Thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh 132
81 E1.2 Hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em 133
82 E1.3 Thực hành tốt nuôi con bằng sữa mẹ 134
CHƯƠNG E2. TIÊU CHÍ NHI KHOA
83 E2.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc nhi khoa 136

2.4Một số nghiên cứu và báo cáo liên quan đến đề tài


a) Báo cáo Công tác quản lý chất lượng Bệnh viện 06 tháng đầu năm 2020 và
Phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2020 của Bệnh viện Lao và Phổi,
Khánh Hòa, số 645/BC-HĐQLCL ngày 29 tháng 07 năm 2020.
- Hội đồng QLCLBV tổ chức đánh giá Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện,
xác định rõ các tiêu chí được tăng, xác định cụ thể mức tăng, qua rà soát bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng bệnh viện 6 tháng đầu năm 2020 tổng số điểm đạt 289
19 tăng 7,04% so với năm 2019 đạt 270 (đạt điểm từ 3.36 điểm năm 2019 tăng 3.66
điểm năm 2020).
- Sự hài lòng của nhân viên y tế:
 Hầu hết NVYT đều hài lòng về môi trường làm việc (93,6%); hài lòng
về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp (93,8%); hài lòng về quy chế nội bộ, tiền
lương, phúc lợi(93,5%); hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến
(90%); và sự hài lòng chung của bệnh viện là (95,7%).Tuy nhiên, vẫn còn một
tỷ
lệ thấp NVYT chưa hài lòng về một vài tiêu chí như: về môi trường làm việc
(1,4%); về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi (0,2%)
- Kết quả khảo sát sự hài lòng người bệnh:
 Tổng điểm trung bình hài lòng người bệnh nội trú 6 tháng đầu năm
2020
là 4.45 giảm 0.08 điểm so với 6 tháng đầu năm 2019 (4.53). Trong đó, tỷ lệ hài
lòng của người bệnh đối với công tác khám chữa bệnh là 95%, tăng 3% so với 6
16
tháng đầu năm 2019 (92%); Tỷ lệ hài lòng so với mong đợi: 88,8%; tỷ lệ người
bệnh trả lời sẽ quay trở lại: 88,6 %.
 Tổng điểm trung bình hài lòng người bệnh ngoại trú 6 tháng đầu năm
2020 là 4.41 tăng 0.3 điểm so với 6 tháng đầu năm 2019 (4.38). Trong đó, tỷ lệ
hài lòng của người bệnh đối với công tác khám chữa bệnh là 100%; tỷ lệ hài
lòng
so với mong đợi: 94,5%; tỷ lệ người bệnh trả lời sẽ quay trở lại: 100%.
- Đào tạo về chuyên môn nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức cho cán bộ
trong Bệnh viện.
- Đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, xây dựng và
triển khai Kế hoạch đồng bộ trong toàn Bệnh viện, các Khoa, Phòng triển khai
hiệu quả đặc biệt trong công tác phòng chống COVID-19.
- Phần mềm quản lý hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đã và đang
hoạt động tương đối ổn định, tiếp tục hoàn thiện dần, chú trọng công tác KCB
BHYT.
100% cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn Bệnh viện nghiêm túc
thực hiện các chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch do Bệnh viện ban hành.
Triển khai đầy đủ và thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Quyết định, chỉ đạo
của các cấp (Thủ tướng, Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế).
- Mời Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, CDC cùng tham gia xây dựng khu cách
ly phòng, chống dịch COVID-19.
- Trưng dụng khu lao kháng thuốc (04 phòng) và khu điều trị nội trú (04
phòng) để làm khu khám và điều trị cho người bệnh.

17
b) Báo cáo tự đánh giá 83 tiêu chí 6 tháng đầu năm 2021 Bệnh viện Quốc tế
Hạnh phúc, Bình Dương (23/07/2021)
Trong 83 tiêu chí, có 19 tiêu chí Hướng đến người bệnh, 14 tiêu chí Phát triển
nguồn nhân lực, 38 tiêu chí về Hoạt động chuyên môn, 8 tiêu chí Cải tiến chất
lượng và 4 tiêu chí Đặc thù chuyên khoa.

18
c) Báo cáo tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2020 của Bệnh
viện Mắt Trung ương,
Theo Quyết định số 1357/QĐ-BVMTW ngày 23/9/2020 và Quyết định số
2200/QĐ-BVMTW ngày 30/12/2020 về việc thành lập và kiện toàn Đoàn tự kiểm
tra đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2020, cho kết quả.

19
d) Báo cáo tự kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2021, tại Đồng
Tháp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí.
Cụ thể:
Bệnh viện: BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP
Địa chỉ chi tiết: số 700, quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, Đồng
Tháp
Cơ quan chủ quản: SỞ Y TẾ ĐỒNG THÁP
Hạng bệnh viện: Hạng III
Loại bệnh viện: Đa khoa
TÓM TẮT KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
1. TỔNG SỐ CÁC TIÊU CHÍ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ: 82/83 TIÊU
CHÍ
2. TỶ LỆ TIÊU CHÍ ÁP DỤNG SO VỚI 83 TIÊU CHÍ: 99%
3. TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA CÁC TIÊU CHÍ ÁP DỤNG: 301 (Có hệ số: 324)
4. ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ: 3.64
(Tiêu chí C3 và C5 có hệ số 2)

KẾT QUẢ CHUNG Mức 1 Mức Mức 3 Mức 4 Mức Tổng


CHIA THEO MỨC 2 5 số tiêu
chí
5.SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ 0 5 25 44 8 82
ĐẠT
1. %TIÊU CHÍ ĐẠT 0,00 6,10 30,49 53,66 9,76 82

e) Báo cáo tự kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2021, tại Bệnh viện
Tai Mũi Họng TP HCM.
Thực hiện kế hoạch 773/KH-BVTMH ngày 30 tháng 12 năm 2021 của bệnh
viện Tai Mũi Họng về việc tự kiểm tra bệnh viện năm 2021

TÓM TẮT KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
1, Tổng số các tiêu chí được áp dụng đánh giá : 79/83 tiêu chí

2, Tỷ lệ tiêu chí áp dụng so với 83 tiêu chí : 95%

3, Tổng số điểm các tiêu chí áp dụng : 320 (có hệ số : 344)


20
4, Điểm trung bình chung các tiêu chí : 4.00

(Tiêu chí C3 và C5 có hệ số 2)

KẾT QUẢ CHUNG CHIA Mức Mức Mức 3 Mức 4 Mức Tổng
THEO MỨC 1 2 5 số tiêu
chí
5, SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ 0 1 16 40 22 79
ĐẠT
6, %TIÊU CHÍ ĐẠT 0,00 1,27 20,25 50,63 27,85 79

3. NHẬN XÉT
3.1Tầm quan trọng của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam đối với công
tác khám chưa bệnh hiện nay
- Sự ra đời của bộ 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, đổi mới quy trình
KCB, đổi mới tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, bộ mặt và chất lượng phục vụ
của nhiều bệnh viện đã được nâng lên rõ rệt. Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện là
một trong những bộ công cụ quan trọng phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của
bệnh viện từ công tác chuyên môn đến việc cung cấp các dịch vụ không chuyên
môn, đánh giá kết quả đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đội ngũ nhân
lực, qua đó phản ánh hình ảnh tổng thể về khả năng cũng như chất lượng cung cấp
các dịch vụ của bệnh viện đến người dân, do vậy ngành y tế xác định đây là một
trong những công cụ rất quan trọng trong quản lý bệnh viện, không chỉ quan trọng
đối với cơ quan quản lý mà còn đối với lãnh đạo các bệnh viện.
- Nếu áp dụng sai quan điểm, mục đích của Bộ tiêu chí sẽ không xác định
được thực trạng chất lượng, không biết điểm mạnh, yếu ở đâu; dẫn đến hệ quả
không xác định được hoặc xác định sai vấn đề cần ưu tiên để cải tiến chất lượng.
Về mặt lâu dài,chất lượng bệnh viện sẽ ngày càng giảm đi, người bệnh đến ngày
càng ít hơn, nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của bệnh viện.
- Khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt
động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất
lượng, hiệu quả và đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người dân và nhân viên y
tế, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước.
- Bộ tiêu chí có đầy đủ các nội dung hướng đến người bệnh, lấy người bệnh
làm trung tâm như phát triển nhân lực bệnh viện, các hoạt động chuyên môn hướng
21
tới an toàn người bệnh, nâng cao hiệu quả của chất lượng chuyên môn, đồng thời
hiệu quả của lãnh đạo và quản lý bệnh viện. Coi người bệnh như khách hàng của
mình, người bệnh đến được tiếp đón niềm nở, nhân viên y tế hết lòng phục vụ bệnh
nhân.
- Bộ tiêu chí quy định một số tiêu chí bệnh viện phải tự đo lường, đánh giá
khảo sát sự hài lòng của người bệnh. Qua đó bệnh viện phải tự phát hiện các vấn đề
mà người bệnh chưa hài lòng về bệnh viện mình để tập trung cải tiến.
- Đánh giá những mặt đạt được và những điều còn hạn chế sẽ giúp bệnh viện
hoàn thiện hơn nữa để phục vụ người bệnh tốt hơn. Giúp xây dựng và phát triển
bệnh viện có định hướng. Bên cạnh đó cùng với Bộ tiêu chí chất lượng lâm sàng
như tiêu chí xét nghiệm; Bộ tiêu chuẩn an toàn phẫu thuật…. Giúp lượng hóa được
việc kiểm tra đánh giá chất lượng để cải tiến hướng tới người bệnh.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng đánh giá 79/83 tiêu chí
chất lượng Việt Nam phiên bản 2.0 (không áp dụng tiêu chí sản khoa, nhi khoa).
Trong năm 2021, bệnh viện đã có nhiều cách làm chủ động, sáng tạo, tích cực tổ
chức triển khai thực hiện và hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ được giao.
- Sau 5 năm triển khai, Bộ Tiêu chí chất lượng BV đã góp phần thay đổi tư
duy tại nhiều cơ sở y tế. Người bệnh được đặt ở vị trí trung tâm.
- Nhiều BV tích cực cải thiện chất lượng, thái độ phục vụ từ những việc nhỏ
nhất như giữ gìn môi trường, BV sạch đẹp, vệ sinh, thái độ phục vụ người bệnh tận
tình, áp dụng nhiều phương pháp điều trị hiện đại… Sự an toàn, hài lòng của người
bệnh là ưu tiên hàng đầu.
- Kết quả khảo sát trực tuyến trên 1 triệu người bệnh cho thấy tỉ lệ khi điều trị
nội trú đạt 75,6%, ngoại trú đạt 66,3%, nhiều BV có tỉ lệ người bệnh hài lòng tới
80-90%. Tỉ lệ bệnh nhân phải nằm ghép giảm từ 58% (năm 2012) xuống 16,7% ở
tuyến Trung ương; và ở tuyến tỉnh từ 47% xuống 11,4%. Mạng lưới 117 BV vệ
tinh đã giúp giảm tỉ lệ chuyển tuyến Trung ương đối với chuyên khoa tim mạch,
ngoại khoa là 98,5%, ung thư 97%, sản khoa 99%, nhi khoa 73%...

3.2Một số ưu điểm và bất cập của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện VN
a) Ưu điểm của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện VN
- Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện VN là công cụ, thước đo để bệnh viện tự
xác định được đang đứng ở đâu trong hệ thống bệnh viện, thông qua việc đánh giá
chất lượng, bao gồm tự đánh giá, cơ quan quản lý và tổ chức kiểm định chất lượng
độc lập đánh giá.

22
- Căn cứ vào bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam để bệnh viện triển
khai các hoạt động đánh giá chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất
lượng, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cao nhất cho người bệnh, người nhà người
bệnh và nhân viên y tế.
- Góp phần từng bước thay đổi quan điểm của lãnh đạo bệnh viện, quản lý cần
hướng đến người bệnh và phát triển con người. Lấy người bệnh là trung tâm của
hoạt động điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế là then chốt của toàn bộ hoạt động
khám, chữa bệnh. Từng bước đưa hệ thống bệnh viện Việt Nam hội nhập quốc tế.
- Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam cung cấp công cụ đánh giá thực
trạng chất lượng bệnh viện Việt Nam.
- Hỗ trợ cho các bệnh viện xác định được mức chất lượng tại thời điểm đánh
giá để tiến hành các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.
- Định hướng cho bệnh viện xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng.
- Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho quy hoạch, đầu tư, phát triển bệnh
viện.
- Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng bệnh viện, thi
đua và khen thưởng.

b) Bất cập của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện VN


- Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam bao gồm tự đánh giá nên vẫn sẽ
tồn tại những vấn đề như: đánh giá chủ quan, thiếu trung thực trong một số tiêu chí
- Thiếu một số tiêu chí về chế độ làm việc, lương và thời gian làm việc của
nhân viên y tế, mặc dù nhân viên y tế là then chốt trong hoạt động khám chưa bệnh
nên họ cần được đảm bảo về chất lượng cuộc sống và tinh thần để chất lượng công
việc được cao hơn
- Một số chính sách chưa hợp lý đối với những vùng sâu, vùng xa và miền núi
cách trở, ở đây chất lượng, số lượng và nhân lực trong các bệnh viện vẫn còn thiếu
hụt
23
- Việc tính điểm để đưa ra kết quả cho hoạt động đánh giá chất lượng bệnh
viện vẫn còn rườm rà, nhiều tiêu chí và phương pháp đánh giá dễ tạo ra sai xót,
nhầm lẫn
- Nhiều bệnh viện chưa ứng dụng CNTT trong quản lý Bộ tiêu chí chất lượng
bệnh viện và quản lý các sai sót, sự cố y khoa, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ
người bệnh còn thiếu thốn, vấn đề tiếp đón, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh còn
chưa rõ ràng.

4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Dưới đây là một số đề xuất nhằm cải thiện hoàn chỉnh bộ tiêu chí:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện,
gắn kết chất lượng với xếp hạng bệnh viện; Gắn chất lượng với bảo hiểm y tế; Gắn
chất lượng với sự giám sát của người dân, cộng đồng và thông tin đại chúng; Gắn
tiêu chí chất lượng bệnh viện với các danh hiệu xếp loại thi đua, khen thưởng để
mang lại sự hài lòng cao nhất cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế.
- Phổ biến đến toàn thể nhân viên y tế về Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện
Việt Nam (phiên bản 2.0) do Bộ Y tế ban hành.
- Tiếp tục triển khai Phiếu tóm tắt quy trình chuyên môn cho các bệnh thường
gặp tại bệnh viện.
- Xây dựng chính sách quy trình chuẩn cho toàn bệnh viện áp dụng.
- Xây dựng bảng kiểm cho các khoa, phòng phổ biến nhân viên y tế về Bộ tiêu
chí chất lượng bệnh viện Việt Nam.
- Cử BS, ĐD, hộ lý, KTV, và các nhân viên khác tham gia đào tạo các lớp dài
hạn, ngắn hạn ở tuyến trên, đồng thời tăng cường công tác đào tạo lại tại bệnh viện.
- Xác định những vấn đề còn yếu (mức 2 và mức 3) để đề ra các biện pháp cụ
thể cần cải tiến chất lượng.
- Các bệnh viện cần tập trung thực hiện những tiêu chí nào dễ trước, còn
những tiêu chí khó thì ngành Y tế cần có biện pháp, lộ trình để từng bước tháo gỡ.
24
Như vậy, công tác quản lý bệnh viện, cung cấp dịch vụ y tế mới được thực hiện
một cách quy củ, bài bản, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
- Đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu đề ra của Đề án giảm quá tải bệnh viện với
đầy đủ 9 nhóm giải pháp, bảo đảm mục tiêu tăng số bệnh viện và số giường bệnh
của Đề án giảm quá tải bệnh viện.
- Tăng cường quan tâm, đầu tư xây dựng, mở rộng bệnh viện. Khuyến khích
các hình thức xã hội hóa để đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng bệnh
viện.Phấn đấu thực hiện mục tiêu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải
bệnh viện.
- Tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám
chữa bệnh đặc biệt là tuyến dưới, y tế cơ sở. Đẩy mạnh thực hiện đề án bệnh viện
vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật xuống tuyến dưới.
- Tiếp tục chấn chỉnh tinh thần, thái độ phong cách phục vụ người bệnh hướng
tới sự hài lòng của người bệnh.
- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, cải
tiến quy trình khám bệnh.
- Tăng cường công tác quản trị bệnh viện, bảo đảm chi phí hiệu quả dịch vụ
khám chữa bệnh.
- Tập trung và tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn
thu để nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, có các giải pháp để sử
dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế, đặc biệt là các
bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực đã và đang được đầu tư trong thời gian
vừa qua.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra và tiến tới công nhận chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh.
- Tổ chức thanh tra việc thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, các quy định,
quy chế chuyên môn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập, về công
tác giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, việc cấp, cấp
25
lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thành lập Hội đồng quản lý chất lượng Bộ Y tế và đơn vị đánh giá chất
lượng bệnh viện độc lập.
- Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác đào tạo về quản lý bệnh viện,
quản lý chất lượng bệnh viện cho cán bộ quản lý, cán bộ trong Hội đồng QLCL,
cán bộ trong mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện.
- Tăng cường xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình quản lý chất
lượng và đảm bảo an toàn cho người bệnh theo mẫu thống nhất.
- Đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai Đề án, Kế hoạch nâng cao chất lượng
tại các khoa, phòng, trung tâm của Bệnh viện.
- Đẩy mạnh các hoạt động đo lường, giám sát chất lượng bằng các phương
pháp khoa học và áp dụng thực tiễn hiệu quả.
- Tăng cường các biện pháp nhằm đáp ứng kịp thời sự hài lòng của người
bệnh, của nhân viên y tế.
- Tiếp tục xây dựng, triển khai Đề án/ kế hoạch cải tiến chất lượng theo các
vấn đề ưu tiên. Đánh giá hiệu quả việc áp dụng các tiêu chuẩn, chỉ số chất lượng.
- Tiếp tục rà soát hoàn thiện việc xây dựng các chỉ số chất lượng, tăng cường
kiểm tra, giám sát và thực hiện đo lường, đánh giá các hoạt động cải tiến chất
lượng theo bộ chỉ số chất lượng.
- Triển khai, thực hiện duy trì việc áp dụng, mô hình 5S cho tất cả các khoa,
phòng, trung tâm của Bệnh viện.
- Mời chuyên gia quản lý chất lượng về bệnh viện hướng dẫn, áp dụng một số
phương pháp cải tiến nâng cao chất lượng lean, sigma,…
- Đầu tư và hoàn thiện hệ thống CNTT, bệnh án điện tử, cở sở vật chất, trang
thiết bị đồng bộ.
- Cần bổ sung một số tiêu chí về chế độ làm việc, lương và thời gian làm việc
của nhân viên y tế.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://benhvienvietduc.org/khoa/phong-quan-ly-chat-luong/gioi-thieu-
chung?
fbclid=IwAR0p2L7TRzroE8nWIEVAKnyPtwE_mh3xXDKBLcfAviB7BkL
1DRrQmQtLfDU
2. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-6858-QD-
BYT-Bo-tieu-chi-chat-luong-benh-vien-Viet-Nam-2016-331011.aspx?v=d
3. https://diendan.chatluongbenhvien.vn/2018/tin-bai-tai-lieu/su-hai-long-cua-
nguoi-benh-la-thuoc-do-chat-luong-benh-vien?fbclid=IwAR2Nc0XrhmXDn-
nDKtNfYcaMntT8hY4EmuIbq2BtJ_E_4_dNRDzSxApNqII
4. https://nhandan.vn/baothoinay-xahoi/danh-gia-chat-luong-benh-vien-phai-
thuc-chat-khach-quan-340695?fbclid=IwAR3zEdl_fvTk8JvQxV2qYMAID-
a2-H57qFv-cnb0EH2B--oPQVwDb5MduG4

27

You might also like