You are on page 1of 33

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI

CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2022 – 2023

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: HD1. PGS.TS. Ngô Văn Toàn
HD 2. TS. Trần Tùng
HỌC VIÊN: Trần Thị Diệu Trinh

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

• Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khám chữa bệnh trên thế
giới đã có những thành tựu đáng kể trên nền tảng công nghệ số.
• Xu hướng phát triển CNTT, Y tế số và và Kinh nghiệm quốc tế:

 Singapore, Canada, Mỹ, và nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hồ sơ sức khỏe
toàn dân phục vụ cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe suốt đời
cho người dân

 Hơn 70 quốc gia trên thế giới đã triển khai thống kê y tế điện tử phục vụ công thác thu
thập số liệu thống kê y tế toàn dân.
 Nhiều quốc gia đang tích cực đầu tư vào công nghệ số, sử dụng AI trong các hoạt
động y tế.
2
www.ipmph.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, thực trạng ứng dụng, dịch vụ CNTT trong khám bệnh, chữa bệnh
.

3
www.ipmph.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ

Kết quả đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (căn cứ
Thông tư số 54/TT-BYT/2017 về Bộ tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT tại cơ sở
KB, CB)

4
www.ipmph.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập vào năm 1969 theo Quyết định số 111/CP ngày 14/7/1969.
Bệnh viện là bệnh viện hạng I có chức năng: cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Nhi
trong và ngoài nước; nghiên cứu khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chỉ đạo
tuyến và hợp tác quốc tế về chuyên khoa Nhi.

 Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập được
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

 Ban Lãnh đạo Bệnh viện gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
Bệnh viện có 61 đơn vị, trong đó có 12 phòng chức năng; 25
khoa Lâm sàng; 12 khoa Cận lâm sàng; 11 Trung tâm và 1 Viện
Nghiên cứu sức khỏe trẻ em.
Các hội đồng khác được thành lập theo quyết định của Giám đốc
bệnh viện và hoạt động theo quy định của pháp luật.
5
www.ipmph.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu tăng cường ứng dụng CNTT tại BV Nhi Trung ương

Đầu tư, nâng cấp hạ tầng, các ứng dụng CNTT bệnh viện, xây dựng trục tích hợp dữ liệu và trung
tâm quản lý điều hành đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số tại bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2022-
2025 nhằm cải tiến quy trình nghiệp vụ, phương thức quản lý điều hành, giúp người dân tiếp cận dịch vụ
y tế chủ động, nhanh chóng, thuận lợi, ít tốn kém và an toàn góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng
dịch vụ y tế và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân đồng thời giảm thiểu sai sót, sự cố y khoa.

6
www.ipmph.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ

Một số khó khăn còn tồn tại:

1. Hệ thống mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN)

2. Hệ thống Trung tâm dữ liệu

3. Hệ thống Internet không dây (WIFI)

7
www.ipmph.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đề xuất thực hiện nghiên cứu“Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc triển
khai chuyển đổi số tại bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2022 - 2023”.

1. Mô tả thực trạng và kết quả triển khai chuyển đổi số tại Bệnh viện Nhi Trung ương,
giai đoạn 2022 – 2023.

2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chuyển đổi số tại Bệnh viện Nhi
Trung ương, giai đoạn 2022 – 2023.

8
www.ipmph.edu.vn
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Phát triển y tế thông minh trong thời đại 4.0
.
 Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương,
chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

 Căn cứ Quyết định 2289/QĐ-TTg năm 2020 về Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

 Bộ Y tế ban hành Thông tư 54/2017/TT-BYT về “Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh”, tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động khám, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu phát triển y tế điện tử tại các cơ sở khám,
chữa bệnh, tạo bước tiến quan trọng là quy định về bệnh viện thông minh và bệnh viện không
sử dụng bệnh án giấy, với đầy đủ các tiêu chí hết sức rõ ràng, về cơ bản đã tạo hành lang pháp
lý cho tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 tại các bệnh viện.

CMCN 4.0 = SỐ HÓA + KẾT NỐI + CHIA SẺ


9
www.ipmph.edu.vn
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. Khái niệm chuyển đổi số trong y tế

Chuyển đổi số trong y tế là quá trình từng bước tích hợp và áp dụng các công nghệ kỹ
thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo.. vào các
lĩnh vực của ngành y tế, tận dụng các công nghệ số thay đổi tích cực cách thức quản lý,
làm việc của cá nhân, đơn vị trong ngành y tế cũng như cung cấp các dịch vụ y tế thuận
tiện, nhanh chóng, hiệu quả cho người dân trên nền tảng số.

10
www.ipmph.edu.vn
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Công nghệ số trong y tế

11
www.ipmph.edu.vn
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3. Thực trạng chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam

3.1 Trên thế giới

- Giới thiệu một số kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số tại các quốc gia thông
qua các việc sử dụng thông tin hồi cứu từ tài liệu, bài báo đã công bố.

- Giới thiệu một số xu hướng về công nghệ y tế trên thế giới.

12
www.ipmph.edu.vn
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3. Thực trạng chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam

3.2 Tại Việt Nam


- Giới thiệu một số kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
thông qua các việc sử dụng thông tin hồi cứu từ tài liệu, bài báo đã công bố.
- Ứng dụng CNTT trong bệnh viện thuận lợi và khó khăn
o Một là thách thức về cơ sở hạ tầng: với nguồn dữ liệu vô cùng lớn tập hợp từ nhiều nguồn đòi hỏi cơ sở hạ tầng
phải đủ mạnh để có thể lưu trữ, sắp xếp các dữ liệu khoa học.
o Hai là thách thức về đào tạo và phát triển kỹ năng: Khi công nghệ ngày càng tiên tiến và luôn thay đổi, khiến
tình trạng các bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều tuổi, giàu kinh nghiệm nhưng chưa được đào tạo bài bản, hay chưa thành
thạo về công nghệ. Trong khi đội ngũ các bác sĩ được đào tạo thì còn non kinh nghiệm.
o Ba là thách thức về an ninh, an toàn mạng: Đây cũng là thách thức lớn đối với ngành y tế khi phải đối mặt với
những tin tặc lấy cắp dữ liệu.
13
www.ipmph.edu.vn
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số
 Hạ tầng CNTT trong lĩnh vực y tế chỉ mới đáp ứng ở mức độ cơ bản, một số bệnh viện có hạ tầng CNTT chưa
đáp ứng đúng với quy mô, còn lạc hậu và không được tính toán trước cho nhu cầu ứng dụng dài hạn.

 Hệ thống thông tin ở Việt Nam vẫn còn phân tán, tách rời và chưa tích hợp. Các hệ thống này không tuân theo
bất kỳ tiêu chuẩn kết nối nào gây khó khăn cho việc tích hợp và liên kết dữ liệu y tế.

 Các bệnh viện, hệ thống CNTT y tế vẫn chưa thể chia sẻ dữ liệu với nhau. Điều này tạo ra nhiều khoảng trống
trong việc xây dựng các mô hình, nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu theo chiều ngang (giữa các cơ sở y tế các địa
phương) và chiều dọc (cơ sở y tế với Bộ Y tế) để toàn bộ nguồn dữ liệu từ các bệnh viện, trung tâm xét nghiệm,
chẩn đoán hình ảnh, trạm y tế, nhà thuốc, các cơ sở y tế tư nhân... có thể được xâu chuỗi và chuẩn hóa về một
nguồn.
 Rủi ro bảo mật rất lớn vì dữ liệu bị phân mảnh, dẫn đến khó xác định chắc chắn vị trí của dữ liệu và ai có
quyền truy cập.
 Thiếu nguồn nhân lực CNTT trong lĩnh vực y tế do sự xuất hiện của dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh
dẫn đến nhu cầu đặc biệt về kỹ năng kỹ thuật số trong tất cả các ngành nghề y tế.

14
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5. Giới thiệu hoạt động CNTT chuyển đổi số tại bệnh viện

 Từ 2005 - 2014: BVNhi Trung ương đã áp dụng phần mềm HIS trong quản lý khám chữa bệnh khởi đầu
là phần mềm Medisoft This 2003 do công ty Links Toàn Cầu cung cấp phục vụ việc quản lý khám chữa
bệnh, thống kê báo cáo dữ liệu.

 Từ 2015 – đến nay: BV đã chuyển đổi vận hành phần mềm quản lý Bệnh viện (HIS) mới eHospital
của tập đoàn FPT do yêu cầu liên thông dữ liệu cổng Bảo hiểm y tế và đáp ứng nhu cầu kết nối dữ
liệu cận lâm sàng, trao đổi thông tin giữa các bệnh viện, bảo mật và quản lý các chức năng mở rộng
như viện phí, nhân sự,….

 Năm 2015: BV cũng sử dụng nhiều phần mềm khác để thực hiện tốt công tác quản lý như: phần
mềm quản lý Xét nghiệm (LIS) mới Labconn (Minh Tâm) và thực hiện kết nối 1-2 chiều các máy xét
nghiệm trong bệnh viện với hệ thống LIS và HIS eHospital (FPT).

15
www.ipmph.edu.vn
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

 Năm 2016: Quy hoạch hạ tầng thiết bị mạng theo VLAN và Domain; Thí điểm Infinitt PACS
(Vikomed) phục vụ lưu trữ và truyền tải hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh.

 Năm 2018: BV thí điểm chữ ký số (VNPT) trong việc trả kết quả xét nghiệm tại Khoa Khám và
Điều trị 24h, kết nối thành công hệ thống PACS Infinitt với hệ thống HIS eHospital (FPT) theo
chuẩn HL7, thực hiện gửi chỉ định và trả kết quả chẩn đoán hình ảnh trên hệ thống mạng.

16
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu


.
1.1 Nghiên cứu định lượng
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Hệ thống công nghệ thông nghệ thông tin tại bệnh viện.
+ Cán bộ, nhân viên đang làm việc tại bệnh viện.

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Các số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo, kế hoạch tại bệnh viện Nhi Trung ương liên quan đến ứng dụng
công nghệ thông tin bao gồm nhân lực, cơ cấu tổ chức, trang thiết bị thông tin, trang thiết bị y tế có kết nối công nghệ
thông tin, các phần mềm, quy trình quản lý, các cơ chế hiện hành của Bệnh viện có liên quan đến ứng dụng công nghệ
thông tin và hồ sơ bệnh án. Các phần mềm, phân hệ phần mềm, phần cứng và hệ thống mạng.

+ CCVC bệnh viện đồng ý tham gia trả lời câu hỏi

17
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

1.2 Định tính

+ CCVC công tác tại các BV đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn không lựa chọn:

+ NVYT không có mặt tại các bệnh viện khi thực hiện nghiên cứu.

+ NVYT không thực hiện công việc liên quan đến các phần mềm (lái xe, bảo vệ, hộ lý, nhân viên vệ
sinh).

+ Đối tượng phỏng vấn không đồng ý tham gia nghiên cứu.

18
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 01/2022 - 09/2023.

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Nhi Trung ương.

19
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. Thiết kế
- Phương pháp nghiên cứu kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính

Các số liệu sơ cấp:

- Nghiên cứu định lượng

+ Sử dụng bộ tiêu chí Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế, các
tiêu chí, chỉ số do HIMSS khuyến nghị khảo sát, đánh giá mức ứng dụng CNTT tại bệnh viện năm 2022
và 2023.

+ Điều tra định lượng bằng câu hỏi đã được xây dựng sẵn.

20
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Phỏng vấn sâu: Lãnh đạo bệnh viện phụ trách CNTT; Phó trưởng phòng KHTH; Trưởng Khoa/phòng
trong bệnh viện (khối lâm sàng và khối hành chính); Bác sĩ, Điều dưỡng trực tiếp thao tác phần mềm và cán
bộ CNTT của Bệnh viện nhằm tìm ra thuận lợi hạn chế và nguyên nhân về các nội dung:

. Thực trạng hệ thống thông tin quản lý KCB tại khoa Khám bệnh, khoa điều trị nội trú.

. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình ứng dụng các phần mềm, công tác báo cáo thống kê, truy
xuất dữ liệu.

+ Quan sát nhân viên khối lâm sàng và khối cận lâm sàng về việc tiếp cận và sử dụng ứng dụng CNTT
tại bệnh viện.

Quá trình thu thập thông tin định tính sẽ dừng lại khi thông tin bão hòa.

21
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4. Cỡ mẫu

Định lượng:
- Các báo cáo thống kê có liên quan đến hệ thống thông tin và ứng dụng CNTT tại bệnh viện từ năm 2021 đến
năm 2023.
- Nhân viên bệnh viện có sử dụng các phần mềm phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, quản lý tại các bệnh
viện, khoảng 100 CBVC. Điều tra bằng phương pháp câu hỏi phát vấn.
Định tính : 17 CCVC khối lâm sàng, cận lâm sàng và khối hành chính đang công tác tại bệnh viện, trong đó :
- Phỏng vấn sâu : khoảng 10 NVYT
+ 01 Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách CNTT
+ 01 Phó trưởng phòng KHTH
+ 01 Phó trưởng phòng tài chính kế toán
+ 01 nhân viên CNTT
+ 01 nhân viên phụ trách thống kê
+ 05 CBVC khối lâm sàng và cận lâm sàng: Trưởng Khoa Khám bệnh Đa khoa, Khoa Điều trị tự nguyện,
Trưởng Khoa Tai-Mũi-Họng, Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Trưởng Khoa Dược.
- Quan sát về việc tiếp cận và sử dụng ứng dụng CNTT tại khoa Khám và điều trị ban ngày, Bệnh viện Nhi
trung ương nhằm đánh giá khả năng tiếp cận và sử dụng ứng dụng CNTT tại khoa.
22
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5. Phương pháp chọn mẫu


Chọn mẫu không xác suất, chọn chủ đích.

6. Phương pháp thu thập số liệu


6.1. Nghiên cứu định lượng
- Công cụ thực thiện thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo thống kê CNTT của năm 2020– 2022 được điền vào bảng
trống gồm: tổng số máy vi tính, máy chủ, tổng số máy in, tổng số máy vi tính kết nối phần mềm HIS, tổng số
máy vi tính kết nối internet, hệ thống mạng LAN nội bộ, tổng số khoa/phòng được trang bị máy vi tính, tổng
số nhân viên y tế sử dụng được máy tính, tổng số viên chức CNTT tại bệnh viện (Phụ lục 1)
+ Bảng kiểm đánh giá tiêu chí việc triển khai chuyển đổi số của bệnh viện năm 2022 – 2023 theo Thông
tư 54/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 29/12/2017.
+ Bảng câu hỏi phát vấn
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu dược thu thập sau khi được sự đồng ý của giám đốc bệnh viện.
+ Học viên trực tiếp thực hiện thu thập số liệu báo cáo về ứng dụng CNTT các năm 2022 – 2023 theo
yêu cầu của ngiên cứu.
23
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.2. Nghiên cứu định tính

- Công cụ thực hiện thu thập số liệu: theo mẫu phỏng vấn từng đối tượng theo các nội dung:
+ Những khó khăn thuận lợi của việc việc triển khai chuyển đổi số theo Thông tư 54/2017/TT-BYT
+ Các ưu điểm, nhược điểm của chuyển đổi số
+ Nhận xét về nhân lực, cơ sở hạ tầng: máy tính, máy in, đường truyền dữ liệu, tốc độ xử lý dữ liệu hiện tại của bệnh viện
+ Những hiệu quả của việc việc triển khai chuyển đổi số tại bệnh viện
+ Kiến nghị, đề xuất nâng cao chất lượng việc triển khai chuyển đổi số tại bệnh viện
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Phỏng vấn sâu được thực hiện giữa điều tra viên và người trả lời câu hỏi theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Thảo luận nhóm
theo bộ câu hỏi định hướng.
+ Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi âm.
+ Số lượng bộ câu hỏi: 11

24
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7. Các biến số
Biến định tính:
- Nhóm biến số về thực trạng ứng dụng CNTT:
+ Biến số về thông tin chung người dùng
+ Biến số về nhận xét của người dùng: thuận lợi làm việc, kiểm soát được thông tin người bệnh
+ Biến số về đáp ứng nhu cầu trong khi sử dụng: các hỗ trợ khi có nhu cầu về sử dụng, sự cố, chia sẻ thông
tin...
- Chất lượng phần mềm: đáp ứng yêu cầu sản phẩm dữ liệu, lưu trữ, liên thông dữ liệu.
- Chia sẻ thông tin phần mềm: các đơn vị chia sẻ thông tin phần mềm, tập huấn sử dụng)
- Các cơ chế chính sách: Bộ Y tế, bệnh viện
- Nhân lực: cán bộ CNTT, người sử dụng (chế độ ưu đãi khuyến khích nâng cao trình độ, cơ hội học tập, đào tạo)
- Tài chính: kinh phí cho trang thiết bị, kinh phí duy trì nâng cấp phần mềm, kinh phí mua mới…
- Nhóm biến số về các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT (mặt tích cực, mặt tiêu cực)
+ Biến số về mặt tích cực: giao diện, hướng dẫn, hỗ trợ, quá trình cập nhật phần mềm, tập huấn, đào tạo
+ Biến số về mặt tiêu cực: tính tiếp cận của phần mềm, phía người dùng, người cung cấp, quản lý
Biến định lượng:
- Các tiêu chí về phần mềm
- Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị: máy vi tính, đường truyền,..
- Chi phí thực hiện ứng dụng CNTT
- Tuổi, giới, khoa/phòng, trình độ CNTT, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc.
25
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu mô tả kỹ hơn về phân tích số liệu

- Số liệu định lượng sau khi được làm sạch sẽ sử dụng Excel để xử lý mô tả tần số.

- Số liệu định tính: số liệu sau khi được ghi âm sẽ được gỡ băng thực hiện mã hóa và tổng hợp
theo mục tiêu nghiên cứu.

26
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

9. Vấn đề về đạo đức nghiên cứu


- Nghiên cứu được thực hiện sau khi được sự đồng ý cho phép của Ban lãnh đạo các bệnh viện.

- Nghiên cứu được chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Y Hà Nội

- Người trả lời câu hỏi được giải thích về mục đích, nội dung của nghiên cứu và tự nguyện đồng
ý trả lời câu hỏi.

- Mục đích các câu hỏi và trả lời chỉ phục vụ cho nghiên cứu và được đảm bảo bí mật các thông
tin người trả lời.

- Ban lãnh đạo bệnh viện được phản hồi kết quả nghiên cứu để làm cơ sở thực hiện cải tiến, điều
chỉnh việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện.

27
www.ipmph.edu.vn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

- Hạn chế của nghiên cứu chỉ áp dụng bảng tiêu chí đánh giá về việc triển khai chuyển đổi số theo
Thông tư 54/2017/TT-BYT nên chưa thể hiện hết các hiệu quả của việc ứng dụng CNTT tại các bệnh viện
một cách toàn diện.

- Sai số: do chủ quan và sự hiểu biết của người trả lời câu hỏi và sai số do nhập liệu.

- Biện pháp khắc phục: kiểm tra ngẫu nhiên các số liệu nhập vào bảng, kiểm tra đối chiếu nguồn
số liệu thứ cấp đảm bảo tính mới được cập nhật đầy đủ, chính xác.

28
www.ipmph.edu.vn
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng ứng dụng CNTT tại Bệnh viện
1.1. Cơ sở hạ tầng và mức độ ứng dụng CNTT
Bảng 3.1. Cơ sở hạ tầng CNTT năm 2022 – 2023
Bảng 3.2. Các tiêu chí cơ bản của chuyển đổi số
Bảng 3.3. Thực trạng các nhóm tiêu chí chuyển đổi số của bệnh viện theo năm
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp đánh giá chung tiêu chí việc triển khai chuyển đổi số
Bảng 3.5. Bảng kinh phí đầu tư cho CNTT
Bảng 3.6. Bảng đánh giá về đường truyền dữ liệu

Bảng 3.7. Bảng đánh giá về chất lượng máy tính


Bảng 3.8. Bảng đánh giá về chất lượng máy in
Bảng 3.9. Bảng đánh giá đáp ứng phần mềm trong công việc
Bảng 3.10. Bảng đánh giá về tiện ích các phần mềm
29
www.ipmph.edu.vn
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.2. Nhân lực tham gia chuyển đổi số
Bảng 3.11. Thông tin chung đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 3.12. Bảng đánh giá về đào tạo kiến thức sử dụng CNTT

Bảng 3.13. Đánh giá sự hỗ trợ chuyên môn CNTT


Bảng 3.14. Bảng đánh giá chung về việc triển khai chuyển đổi số tại bệnh viện

Biểu đồ 3.1. Đánh giá kết quả ứng dụng CNTT về chuyển đổi số
Biểu đồ

Nhận xét

Biểu đồ 3.2. Đề xuất để việc triển khai chuyển đổi số tại bệnh viện hiệu quả
Biểu đồ

Nhận xét:
30
www.ipmph.edu.vn
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chuyển đổi số tại bệnh viện
Các câu trả lời từ phỏng vấn sâu và làm việc nhóm về:

2.1. Nhân lực 2.2. Tài chính


- Cán bộ chuyên trách CNTT: - Chi phí cho việc ứng dụng CNTT: mua mới thiết bị, sửa
+ Năng lực chuyên môn chữa thiết bị
+ Khả năng quản trị - Nguồn tài chính cho CNTT phát triển bệnh án đện tử
- Người sử dụng - Mức chi cho CNTT nâng cấp phần mềm
+ Trình độ tin học - Mức chi cho việc duy trì vận hành hệ thống CNTT
+ Khả năng tiếp nhận, sử dụng chuyển đổi số - Thuận lợi, khó khăn
+ Đào tạo - Nhận xét
- Sự quan tâm đến triển khai chuyển đổi số
của lãnh đạo, nhân viên
- Thuận lợi, khó khăn
- Nhận xét

31
www.ipmph.edu.vn
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.3. Cơ sở hạ tầng, phần mềm 2.4. Cơ chế chính sách
- Hệ thống máy vi tính, máy chủ, máy dự phòng, máy - Qui định của Bộ Y tế về chuyển đổi số
in - Qui định của bệnh viện về triển khai, sử dụng
- Đường truyền, mạng không dây chuyển đổi số
- Khả năng kêt nối của các thiết bị - Thuận lợi, khó khăn
- Hệ thống mạng nội bộ - Nhận xét
- Hiệu quả ứng dụng phần mềm
- Chất lượng thông tin phần mềm có đáp ứng các yêu 2.5. Tiêu chuẩn CNTT y tế
cầu công việc như báo cáo, thống kê, kết xuất dữ liệu. - Các bộ danh mục dùng chung
- Vai trò đơn vị cung cấp phần mềm: đào tạo sử dụng, - Tiêu chuẩn kết nối liên thông giữa các phần mềm y
cập nhật bảo trì tế
- Thuận lợi, khó khăn khi triển khai phần mềm. - Chia sẻ dữ liệu
- Nhận xét
- Nhận xét

32
www.ipmph.edu.vn
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

33
www.ipmph.edu.vn

You might also like