You are on page 1of 93

LỜI NÓI ĐẦU

Sổ tay sinh viên là tài liệu lưu hành nội bộ của Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc
gia Hà Nội (ĐHQGHN) dành cho sinh viên mới nhập học, cuốn tài liệu này cung cấp những
thông tin cơ bản đồng thời là cẩm nang để sinh viên tham chiếu trong thời gian học tập. Cuốn
sổ tay gồm có ba phần:
Phần mở đầu: Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và định hướng phát triển của
Trường; cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường; các phòng chức năng, các Khoa và bộ môn
trong Trường;
Phần thứ hai: Khung chương trình đào tạo ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt,
Kỹ thuật Y học và Điều dưỡng, lịch trình đào tạo từng năm học (có thể thay đổi theo điều
kiện thực tiễn), tổ chức đào tạo. Đào tạo tại Trường Đại học Y Dược theo mô hình a+b, trong
đó giai đoạn a (các học phần thuộc khối Kiến thức chung và Kiến thức theo lĩnh vực) được tổ
chức đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, các học phần thuộc giai đoạn b được tổ
chức đào tạo tại Trường Đại học Y Dược (bắt đầu từ học kỳ 3). Sinh viên cần phải nắm được
lịch trình các học phần để có kế hoạch học tập đạt kết quả tốt nhất.
Phần thứ ba: Trích dẫn các văn bản liên quan đến quy chế đào tạo và công tác sinh viên
của ĐHQGHN. Sinh viên nên đọc kỹ nội dung các văn bản này để biết cách tổ chức học tập sao
cho phù hợp, hiệu quả, đồng thời hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của người học tại ĐHQGHN
để thực hiện đúng.
Phần cuối là những thông tin về một số đơn vị liên quan trong ĐHQGHN, những địa chỉ
cần thiết để sinh viên có thể liên hệ khi gặp phải những vấn đề cần giải quyết.
Hy vọng cuốn tài liệu này sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho các bạn sinh
viên ngay từ những ngày đầu bước vào ngưỡng cửa trường đại học và sẽ luôn đồng hành cùng
các bạn trong suốt khóa học.
Chúc các bạn sinh viên nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, thành công trong
học tập và trong cuộc sống.

BAN BIÊN TẬP

1
PHẦN I

GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐHQGHN

I. Thông tin chung


- Địa chỉ: Nhà Y1, Số 144 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại gọi đến Nhà Y1: 0243.745.0144; 0243.745.0145; 0243.745.0166;
0243.745.0177; 0243.745.0188; 0243.745.0199
+ Trực tổng đài : 310
+ Lễ tân & Bảo vệ : 100
+ Phòng Hành chính Tổng hợp : 310, 320
+ Phòng Tổ chức Cán bộ : 308
+ Phòng ĐT& CTHSSV
Bộ phận ĐT : 303
Bộ phận CTHSSV : 402, 405
+ Phòng Kế hoạch Tài chính : 304, 314
+ Phòng QLKH & HTPT : 302
+ TT Khảo thí & Đảm bảo CLGD : 412
- Fax: 0243.745.0146
- Email: ump@vnu.edu.vn
- Website: http://ump.vnu.edu.vn/
II. Chức năng và nhiệm vụ của Trường Đại học Y Dược
Trường Đại học Y Dược (University of Medicine and Pharmacy, Vietnam National
University - Hanoi, viết tắt là UMP) được thành lập theo quyết định số 1666/QĐ - TTg ngày 27
tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trường là đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN,
có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trường Đại học Y Dược có chức năng và
các nhiệm vụ chính sau:
1. Chức năng
- Đào tạo trình độ đại học, sau đại học và tổ chức, triển khai các chương trình liên kết
đào tạo với nước ngoài về khoa học sức khỏe;
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức chất lượng cao trong lĩnh vực Khoa học
sức khỏe; thực hiện các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học công nghệ;
- Tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các hoạt động Khoa học công nghệ Y
Dược.
2. Nhiệm vụ
a) Đào tạo
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Trường;
- Triển khai hoạt động đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe ở trình độ đại học, sau đại
học; cấp các văn bằng, chứng chỉ theo nhu cầu xã hội, theo thẩm quyền của Trường và theo quy
định pháp luật;
- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; đảm bảo sự liên thông giữa
các chương trình và trình độ đào tạo;

2
- Tuyển sinh và quản lý người học theo quy định hiện hành;
- Phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong người học; tổ chức cho người học tham gia hoạt
động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội;
- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào
tạo;
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục và các quy định khác theo quy định pháp luật;
- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan
có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo của Trường; tăng
cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
b) Nghiên cứu khoa học
- Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng kỹ thuật và chuyển
giao công nghệ, phát triển nghiên cứu khoa học trong bệnh viện thực hành và các dịch vụ khoa
học công nghệ trong lĩnh vực y sinh học, dược học theo quy định của pháp luật;
- Liên kết với các tổ chức, đơn vị có đủ cách pháp nhân nhằm thúc đẩy hoạt động dịch
vụ và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý viên chức, người lao động
- Xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân sự của Trường đủ về số lượng, cân
đối về cơ cấu, trình độ ngành nghề, cơ cấu độ tuổi và đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Cập nhật
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên tục cho viên chức, người lao động; chăm lo đời sống tinh
thần, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đội ngũ viên chức và người lao động.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tổ chức tuyển dụng, công nhận kết quả tuyển dụng viên
chức theo quy định của ĐHQGHN; ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với viên chức,
người lao động theo thẩm quyền và báo cáo ĐHQGHN.
- Đối với một số vị trí quản lý, căn cứ nhu cầu của đơn vị chuyên môn trực thuộc Trường,
tập thể lãnh đạo Trường có thể đề xuất cán bộ lãnh đạo hết tuổi quản lý đảm nhận công tác quản
lý theo hình thức giao nhiệm vụ.
d) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định pháp luật; sử dụng các
nguồn thu hợp pháp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường theo yêu cầu
chuẩn hóa, hiện đại hóa và chi cho các hoạt động chuyên môn theo quy định pháp luật; được
Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp
luật.
đ) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ viên chức, người lao động,
các hoạt động đào tạo, KHCN và hợp tác quốc tế của Trường, về quá trình học tập và phát triển
sau tốt nghiệp của người học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo
của Trường.
e) Khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác phù hợp với phạm vi hoạt động của Trường
- Phát triển các bệnh viện, trung tâm, phòng khám đa khoa và chuyên khoa trực thuộc
Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; Khám
chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện các nhiệm vụ
khác của theo sự phân công của Bộ Y tế.
3
f) Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu
khoa học trong nước và nước ngoài.
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra của ĐHQGHN, thanh tra của
Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà
Nội.
III. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Trường Đại học Y Dược
1. Sứ mệnh
Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, tiên tiến trong đào tạo và nghiên cứu Khoa
học sức khỏe; gia tăng và khích lệ những giá trị của đạo đức, trách nhiệm xã hội, nghiên cứu
sáng tạo và hội nhập quốc tế; vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng đất nước và
phát triển khoa học.
2. Tầm nhìn
Tầm nhìn đến năm 2035, Trường Đại học Y Dược là một trường đại học về khoa học
sức khỏe theo định hướng đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực với các hoạt động chất
lượng cao trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và cung cấp dịch vụ. Đóng
góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển đất nước. Thể hiện được vai trò
tiên phong trong lĩnh vực y dược trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
3. Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi Đạo đức: Đạo đức là nền tảng cốt lõi của mỗi cá nhân. Điều này càng đặc
biệt quan trọng với mỗi cán bộ y tế, những người “thầy thuốc như mẹ hiền”.
Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân, với đồng nghiệp, với nghề nghiệp, với cộng
đồng, với đất nước là những người giúp gia tăng giá trị cho xã hội.
Sáng tạo: lao động sáng tạo là nhiệm vụ và mục đích của cán bộ người lao động, người
học trong Trường.
Tin cậy: trở thành một người được người bệnh tin tưởng, được cộng đồng tin tưởng là
đích phấn đấu và rèn luyện cho cán bộ và sinh viên, là sự cụ thể hóa tiêu chuẩn về đạo đức nghề
nghiệp.
IV. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Bác sĩ giỏi, có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững
chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, kết hợp y học hiện đại với y
học cổ truyền, có tầm nhìn và năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng
các thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đào tạo các Dược sĩ – nhà Khoa học, có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức về khoa
học cơ bản, công nghệ cao và khoa học Dược vững chắc; có khả năng làm việc trong lĩnh vực
Dược một cách chuyên nghiệp; có tầm nhìn và năng lực sáng tạo; có khả năng hội nhập tốt.
Đào tạo Bác sĩ Răng Hàm Mặt (RHM) có y đức; có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
cơ bản về y học và nha khoa, để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề trong dự
phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân và cộng đồng; có khả năng
nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ
răng miệng cho nhân dân.

4
Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm y học có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản
vững chắc, có kiến thức và kỹ năng về chuyên ngành ở bậc đại học, làm chủ được các kỹ thuật
thuộc lĩnh vực chuyên môn tại khoa xét nghiệm tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Có khả năng
tự học, tự nghiên cứu, có năng lực ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp trong chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật hình ảnh y học có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản
vững chắc, có kiến thức và kỹ năng về chuyên ngành ở bậc đại học, làm chủ được các kỹ thuật
thuộc lĩnh vực chuyên môn tại khoa chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Có
khả năng tự học, tự nghiên cứu, có năng lực ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp trong chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe nhân dân.
Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng có năng lực thực hành nghề nghiệp theo pháp luật, tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp điều dưỡng ở trình độ đại học; có ý thức phục vụ
nhân dân; có sức khỏe và năng lực tư duy; làm việc độc lập và phối hợp, tự học và nghiên cứu khoa
học, quản lí và phát triển nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
nhân dân.
V. Quá trình hình thành, phát triển và hoạt động đào tạo
- Tháng 12 năm 2011, ĐHQGHN ban hành chương trình đào tạo chuẩn ngành Y đa
khoa và Dược học.
- Tháng 4 năm 2012, ĐHQGHN ban hành Quyết định về việc tổ chức đào tạo ngành Y
đa khoa và Dược học.
- Tháng 8 năm 2012, Khoa Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y đa khoa và
Dược học khóa I (QH.2012.Y).
- Tháng 8 năm 2013, Khoa Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y đa khoa và
Dược học khóa II (QH.2013.Y).
- Tháng 8 năm 2014, Khoa Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y đa khoa và
Dược học khóa III (QH.2014.Y).
- Tháng 8 năm 2015, Khoa Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y đa khoa và
Dược học khóa IV (QH.2015.Y).
- Đào tạo Thạc sĩ khoa học điều dưỡng người lớn liên kết với Khoa Điều dưỡng Đại học
Mahidol Thái Lan từ năm 2014.
- Tháng 8 năm 2016, Khoa Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y đa khoa và
Dược học khóa V (QH.2016.Y).
- Tháng 8 năm 2017, Khoa Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y đa khoa, Dược
học khóa VI và lớp Răng Hàm Mặt CLC khóa I (QH.2017.Y).
- Tháng 8 năm 2018, Khoa Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y khoa, Dược
học khóa VII và lớp Răng Hàm Mặt CLC khóa II (QH.2018.Y)
- Tháng 8 năm 2019, Khoa Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y khoa, Dược
học khóa VIII và lớp Răng Hàm Mặt CLC khóa III, Kỹ thuật xét nghiệm y học và Kỹ thuật hình
ảnh y học khóa I (QH.2019.Y)
- Tháng 9 năm 2020, Trường Đại học Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y
khoa, Dược học khóa IX và lớp Răng Hàm Mặt CLC khóa IV, Kỹ thuật xét nghiệm y học và
Kỹ thuật hình ảnh y học khóa II và Điều dưỡng khóa I (QH.2020.Y)
Đến nay (năm 2021), Trường Đại học Y Dược tổ chức tuyển sinh và nhập học lớp Y
khoa, Dược học khóa X và lớp Răng Hàm Mặt CLC khóa V, Kỹ thuật xét nghiệm y học và Kỹ
thuật hình ảnh y học khóa IV, Điều dưỡng khóa II (QH.2021.Y).
5
Về mảng đào tạo Sau đại học, Trường đã tổ chức tuyển sinh và nhập học thành công cho
3 lớp Thạc sĩ: Nhãn khoa, Răng hàm mặt và Nhi khoa đợt 1 năm 2021. Tháng 11 năm 2021,
Trường bắt đầu tuyển sinh đợt 2 với 4 chuyên ngành Thạc sĩ: Nhãn khoa, Răng hàm mặt, Nhi
khoa, Ngoại khoa và 2 chuyên ngành BSNT Ngoại khoa, BSNT Ung thư.
VI. Định hướng phát triển các chương trình đào tạo (Dự kiến)
Dự kiến đến năm 2025, quy mô đào tạo của trường sẽ ổn định với khoảng 3000-3500
sinh viên đại học chính quy; 300 học viên cao học; 150 bác sĩ nội trú và chuyên khoa; 70
nghiên cứu sinh.

6
BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

1. Hiệu trưởng: GS. TS. TTND. Lê Ngọc Thành


Email: lengocthanh61@gmail.com Nguyên Giám đốc Bệnh viện E
2. Phó Hiệu trưởng GS. TS. Nguyễn Thanh Hải
Email: nguyenthanhhai@vnu.edu.vn; haipharm@yahoo.com
3. Phó Hiệu trưởng: PGS. TS. Phạm Như Hải
Email: phamnhuhai@vnu.edu.vn; phamnhuhai@yahoo.com
4. Phó Hiệu trưởng: PGS. TS. Phạm Trung Kiên
Email: kienpt.ump@vnu.edu.vn; ykkien@gmail.com
5. Phó Hiệu trưởng: PGS.TS. Đinh Đoàn Long
Email: longdd.ump@vnu.edu.vn; longdd.ksh@gmail.com
6. Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm: PGS.TS. Trịnh Hoàng Hà
Email: hath@vnu.edu.vn

ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC


1. PGS.TS. Phạm Như Hải Bí thư
2. PGS.TS. Trịnh Hoàng Hà Phó Bí thư
3. GS.TS. Nguyễn Thanh Hải Đảng ủy viên
4. PGS.TS. Đinh Đoàn Long Đảng ủy viên
5. TS. Trần Văn Thiện Đảng ủy viên
6. TS. Vũ Thị Thơm Đảng ủy viên
7. ThS. Nguyễn Thành Trung Đảng ủy viên

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC


PGS. TS. Phạm Trung Kiên
Email: kienpt.ump@vnu.edu.vn; ykkien@gmail.com

BÍ THƯ ĐOÀN TNCSHCM


ThS. Lê Anh Tuấn
Email: tuanla.ump@vnu.edu.vn; anhtuan048@gmail.com

7
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

1. Phòng Đào tạo và Công tác Học sinh Sinh viên


Phó Trưởng phòng Phụ trách: ThS. Nguyễn Thành Trung
Email: thanhtrungnguyen.smp@gmail.com, nttrung.ump@vnu.edu.vn
Phó Trưởng phòng: ThS. Nguyễn Đắc Dũng
Email: dungnd.ump@vnu.edu.vn; dungnguyentq@gmail.com
Phó Trưởng phòng: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Anh
Email: dong_co_ no_hoa@yahoo.com; anhnth.ump@vnu.edu.vn
2. Phòng Hành chính Tổng hợp
Trưởng phòng: ThS. Trần Văn Thanh
Email: thanhtv.ump@vnu.edu.vn; tranthanh.smp@gmail.com
3. Phòng Kế hoạch – Tài chính
Kế toán trưởng kiêm Phó Trưởng phòng: ThS. Ngô Lan Anh
Email: anhnl.ump@vnu.edu.vn; anhkt.smp@gmail.com
4. Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác phát triển
Trưởng phòng: PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Hoa
Email: hoadth.ump@vnu.edu.vn; dhhoa63@yahoo.fr
5. Phòng Tổ chức Cán bộ
Trưởng phòng: PGS. TS. Lê Minh Kỳ
Email: kyleminh.ump@vnu.edu.vn; leminhky.ent@gmail.com
Phó trưởng phòng: TS. Lê Thị Hằng
Email: hang.ump@vnu.edu.vn; hang.bvxd@yahoo.com
6. Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
Giám đốc: PGS.TS. Vũ Đức Lợi
Email: loivd.ump@vnu.edu.vn; ducloi82@gmail.com
Phó Giám đốc: TS. Nguyễn Tuấn Sơn
Email: sonnt.ump@vnu.edu.vn; tuansonent@gmail.com

8
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
1. Sơ đồ chính

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG, TT PHÒNG THÍ


BỘ MÔN
CHỨC NĂNG NGHIỆM

2. Sơ đồ Phòng, TT chức năng và Phòng Thí nghiệm

PHÒNG,TT PHÒNG THÍ


CHỨC NĂNG NGHIỆM

BÀO CHẾ VÀ
HÀNH CHÍNH CÔNG NGHỆ
TỔNG HỢP DƯỢC PHẨM

TỔ CHỨC HÓA HỌC CÁC


CÁN BỘ HỢP CHẤT
THIÊN NHIÊN
VÀ TÁC DỤNG
SINH HỌC

KẾ HOẠCH -
TÀI CHÍNH DƯỢC ĐỘNG
HỌC VÀ SINH
DƯỢC HỌC
BÀO CHẾ
ĐÀO TẠO &
CÔNG TÁC
HỌC SINH
SINH VIÊN

QUẢN LÝ
KHOA HỌC VÀ
HỢP TÁC
PHÁT TRIỂN

TRUNG TÂM
KHẢO THÍ VÀ
ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC

9
3. Sơ đồ Bộ Môn

BỘ MÔN

Y DƯỢC HỌC CƠ SỞ HÓA DƯỢC VÀ KIỂM NGOẠI CHẤN THƯƠNG


NGHIỆM THUỐC CHỈNH HÌNH

Y DƯỢC CỘNG ĐỒNG


VÀ YDP DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC NGOẠI NỘI TIẾT
LÂM SÀNG

NỘI KHOA NGOẠI NHI


DƯỢC LIỆU VÀ DƯỢC
HỌC CỔ TRUYỀN
NGOẠI KHOA NGOẠI TIM MẠCH
LỒNG NGỰC
BÀO CHẾ VÀ CÔNG
SẢN PHỤ KHOA NGHỆ DƯỢC PHẨM
NGOẠI THẦN KINH

GIẢI PHẪU
NHI KHOA
HUYẾT HỌC VÀ
KHOA HỌC CƠ SỞ TRUYỀN MÁU
LIÊN CHUYÊN KHOA DƯỢC
VI SINH Y HỌC VÀ KIỂM
SOÁT NHIỄM KHUẨN
NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP
MẮT

TÂM THẦN VÀ TÂM LÝ


NỘI TIÊU HÓA HỌC LÂM SÀNG
TAI MŨI HỌNG

NỘI THẦN KINH QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ


RĂNG HÀM MẶT DƯỢC

PHỔI
DINH DƯỠNG LÂM SÀNG
KỸ THUẬT Y HỌC VÀ Y HỌC GIA ĐÌNH
BỆNH HỌC
ĐIỀU DƯỠNG VÀ HUẤN GÂY MÊ HỒI SỨC TÍCH
LUYỆN KỸ NĂNG CỰC NGOẠI KHOA
UNG THƯ VÀ Y HỌC
HẠT NHÂN
HỒI SỨC CẤP CỨU NGOẠI TIẾT NIỆU -
NAM HỌC VÀ Y HỌC
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH
GIỚI TÍNH
Y HỌC CỔ TRUYỀN THẨM MỸ

10
PHẦN II

GIỚI THIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN NGÀNH Y KHOA

MÃ SỐ: 7720101

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo


- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Y khoa
+ Tiếng Anh: General Medicine
- Mã số ngành đào tạo: 7720101
- Danh hiệu tốt nghiệp: Bác sĩ
- Thời gian đào tạo: 6 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Bác sĩ ngành Y khoa
+ Tiếng Anh: The Degree of Doctor in General Medicine
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Bác sĩ giỏi chuyên môn, có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở
vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, kết hợp y học hiện đại
với y học cổ truyền, có tầm nhìn và năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng
dụng các thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 210 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức chung: 16 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 08 tín chỉ
- Khối kiến thức theo khối ngành: 24 tín chỉ
- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 23 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 21 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 02/04 tín chỉ
- Khối kiến thức ngành: 139 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 128 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 04/8 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận 07 tín chỉ

11
2. Khung chương trình đào tạo

Số giờ tín chỉ Mã số


Mã Học phần Số tín
STT Lí Thực Tự học phần
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) chỉ
thuyết hành học tiên quyết
Khối kiến thức chung
I (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc 16
phòng – an ninh)
Triết học Mác – Lênin
1 PHI1006 3 30 15 0
Marxist-Leninist Philosophy
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
2 PEC1008 2 20 10 0 PHI1006
Marx-Lenin Political Economy
Chủ nghĩa xã hội khoa học
3 PHI1002 2 30 0 0
Scientific Socialism
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4 HIS1001 Revolutionary Guidelines of 2 20 10 0
Vietnam Communist Party
Tư tưởng Hồ Chí Minh
5 POL1001 2 20 10 0
Ho Chi Minh's Ideology
Tiếng Anh B1
6 FLF1107 5 20 35 20
English B1
Giáo dục thể chất
7 4
Physical Education
Giáo dục quốc phòng – an ninh
8 8
National Defence Education
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 08
Hóa học đại cương
9 CHE1080 3 42 0 3
General Chemistry
Sinh học đại cương
10 BIO1059 2 15 15 0
Basic Biology
Xác suất thống kê
11 MAT1101 3 27 18 0
Probability and Statistics
III Khối kiến thức theo khối ngành 24
Hóa sinh học
12 SMP2052 3 30 15 0 CHE1080
Biochemistry
Sinh lí học
13 SMP2053 3 30 15 0 BIO1059
Physiology
Vi sinh
14 SMP1011 3 30 15 0 BIO1059
Microbiology
Kí sinh trùng
15 SMP1012 2 15 15 0 BIO1059
Parasitology
Miễn dịch học
16 SMP1055 3 30 15 0 BIO1059
Immunology
Truyền thông giáo dục sức khỏe -
Y đức
17 SMP1010 3 30 15 0
Communication Education -
Medical Ethics
Phương pháp nghiên cứu khoa
18 SMP2099 học 3 15 30 0 MAT1101
Research Methodology

12
Số giờ tín chỉ Mã số
Mã Học phần Số tín
STT Lí Thực Tự học phần
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) chỉ
thuyết hành học tiên quyết
Dược lí
19 SMP2212 4 45 15 0
Pharmacology
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 23
IV.1 Các học phần bắt buộc 21
Giải phẫu
20 SMP2054 5 45 30 0
Human Anatomy
Lý sinh
21 BIO2210 3 30 10 5
Biophysics
Mô phôi SMP2054
22 SMP2047 3 30 15 0
Histology and Embryology
Giải phẫu bệnh
23 SMP2048 3 30 15 0 SMP2053
Pathology
Sinh lí bệnh
24 SMP2049 4 45 15 0
Pathophysiology
Y sinh phân tử và di truyền y học
25 SMP2067 Molecular Biomedicine and 3 30 15 0
Medical Genetics
IV.2 Các học phần tự chọn 02/04
Kĩ thuật y dược hiện đại
26 SMP2068 Mordern Medical and 2 30 0 0 SMP2052
Pharmaceutical Technology
Dược lí lâm sàng
27 SMP2069 2 15 15 0 SMP2212
Clinical Pharmacology
V Khối kiến thức ngành 139
V.1 Các học phần bắt buộc 128
Tổ chức và quản lí y tế
28 SMP2050 Organization and health 2 30 0 0
management
Y học gia đình
29 SMP2009 2 30 0 0
Family Medicine
Chẩn đoán hình ảnh
30 SMP2012 3 30 15 0 SMP2054
Diagnostic Imaging
Dịch tễ học
31 SMP2013 3 30 15 0
Epidemiology
Tiền lâm sàng
32 SMP2055 3 15 30 0
Pre-Clinical Skills
Điều dưỡng cơ bản
33 SMP2015 3 15 30 0
Basic Nursing
Nội khoa cơ sở (Lí thuyết)
SMP2055
34 SMP2070 Fundamental Internal Medicine 4 60 0 0
SMP2015
(Theory)
Nội khoa cơ sở (Lâm sàng)
SMP2055
35 SMP2071 Fundamental Internal Medicine 4 0 60 0
SMP2015
(Clinic))
Nội bệnh lí 1 (Lí thuyết)
36 SMP2072 3 45 0 0 SMP2070
Internal Medicine 1 (Theory)

13
Số giờ tín chỉ Mã số
Mã Học phần Số tín
STT Lí Thực Tự học phần
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) chỉ
thuyết hành học tiên quyết
Nội bệnh lí 1 (Lâm sàng)
37 SMP2073 4 0 60 0 SMP2071
Internal Medicine 1 (Clinic)
Nội bệnh lí 2 (Lí thuyết)
38 SMP2074 3 45 0 0 SMP2072
Internal Medicine 2 (Theory)
Nội bệnh lí 2 (Lâm sàng)
39 SMP2075 4 0 60 0 SMP2073
Internal Medicine 2 (Clinic)
Ngoại khoa cơ sở (Lí thuyết) SMP2012
40 SMP2076 4 60 0 0
Fundamental Surgery (Theory) SMP2055
Ngoại khoa cơ sở (Lâm sàng) SMP2012
41 SMP2077 4 0 60 0
Fundamental Surgery (Clinic) SMP2055
Ngoại bệnh lí 1 (Lí thuyết) SMP2076
42 SMP2078 3 45 0 0
Surgery 1 (Theory)
Ngoại bệnh lí 1 (Lâm sàng)
43 SMP2079 4 0 60 0 SMP2077
Surgery 1 (Clinic)
Ngoại bệnh lí 2 (Lí thuyết) SMP2078
44 SMP2080 3 45 0 0
Surgery 2 (Theory)
Ngoại bệnh lí 2 (Lâm sàng)
45 SMP2081 4 0 60 0 SMP2079
Surgery 2 (Clinic)
Nhi khoa 1 (Lí thuyết) SMP2055
46 SMP2082 3 45 0 0
Pediatrics 1 (Theory) SMP2015
Nhi khoa 1 (Lâm sàng) SMP2055
47 SMP2083 4 0 60 0
Pediatrics 1 (Clinic) SMP2015
Nhi khoa 2 (Lí thuyết) SMP2082
48 SMP2084 2 30 0 0
Pediatrics 2 (Theory)
Nhi khoa 2 (Lâm sàng)
49 SMP2085 3 0 45 0 SMP2083
Pediatrics 2 (Clinic)
Sản phụ khoa 1 (Lí thuyết)
SMP2055
50 SMP2086 Obtestrics and Gynecology 1 3 45 0 0
SMP2015
(Theory)
Sản phụ khoa 1 (Lâm sàng)
SMP2055
51 SMP2087 Obtestrics and Gynecology 1 4 0 60 0
SMP2015
(Clinic)
Sản phụ khoa 2 (Lí thuyết)
SMP2086
52 SMP2088 Obtestrics and Gynecology 2 2 30 0 0
(Theory)
Sản phụ khoa 2 (Lâm sàng)
53 SMP2089 Obtestrics and Gynecology 2 3 0 45 0 SMP2087
(Clinic)
Truyền nhiễm
54 SMP2026 3 30 15 0
Infectious Diseases
Y học cổ truyền
55 SMP2027 3 30 15 0
Traditional Medicine
Lao và bệnh phổi
56 SMP2028 2 15 15 0
Pulmonory and Tuberculosis
Răng hàm mặt
57 SMP2029 2 15 15 0
Odontology
Tai mũi họng
58 SMP2030 2 15 15 0
Otolaryngology

14
Số giờ tín chỉ Mã số
Mã Học phần Số tín
STT Lí Thực Tự học phần
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) chỉ
thuyết hành học tiên quyết
Nhãn khoa
59 SMP2031 2 15 15 0
Ophtalmology
Da liễu
60 SMP2032 2 15 15 0
Dermatology
Tâm thần học
61 SMP2033 2 15 15 0
Psychiatry
Thần kinh
62 SMP2034 2 15 15 0
Neurology
Ung thư
63 SMP2035 3 30 15 0 SMP2012
Oncology
Phục hồi chức năng
64 SMP2101 3 30 15 0
Rehabilitation
Y học hạt nhân
65 SMP2090 2 30 0 0 BIO2210
Nuclear Medicine
Hồi sức cấp cứu nội khoa
66 SMP2039 3 15 30 0 SMP2072
Emergency
Gây mê hồi sức
67 SMP2041 3 30 15 0 SMP2078
Anesthesia
Tâm lí lâm sàng
68 SMP2091 2 30 0 0
Clinical Psychology
Quản trị bệnh viện
69 SMP2096 2 30 0 0
Hospital Management
Thực tập cộng đồng
70 SMP2099 2 0 30 0
Community field Practice
Thực tập tốt nghiệp*
71 SMP4009 4 0 60 0
Internship
V.2 Các học phần tự chọn 04/08
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
72 SMP2092 2 30 0 0
Nutrition and Food safety
Sức khỏe môi trường và nghề
nghiệp
73 SMP2093 2 30 0 0
Environmental and Occupational
health
Sức khỏe lứa tuổi
74 SMP2094 2 30 0 0
Age Health
Kinh tế y tế và bảo hiểm y tế
75 SMP2095 2 30 0 0
Health Economic and Insurance
Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế
V.3 07
khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp**
76 SMP4052 7
Thesis
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp***
Lí thuyết nâng cao
77 SMP2097 3 45 0 0
Advance Theory
Lâm sàng nâng cao
78 SMP2098 4 0 60 0
Advance Clinic
Tổng cộng 210

15
Ghi chú:
Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của
chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung
bình chung học kì, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy;
*: Sau vòng bệnh học 2 (năm thứ sáu), sinh viên lựa chọn 01 trong 04 chuyên ngành:
Nội, Ngoại, Sản, Nhi để thực tập tốt nghiệp;
** Những sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy đến thời điểm làm khóa luận tốt
nghiệp ≥ 2,5 và có nguyện vọng sẽ đăng kí làm khóa luận;
***: Những sinh viên không đủ điều kiện hoặc không có nguyện vọng làm khóa luận tốt
nghiệp phải học 2 học phần thay thế với 7 tín chỉ (lựa chọn 01 trong 04 chuyên ngành: Nội,
Ngoại, Sản, Nhi).

16
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN NGÀNH DƯỢC HỌC

MÃ SỐ: 7720201

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo


- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Dược học
+ Tiếng Anh: Pharmacy
- Mã số ngành đào tạo: 7720201
- Danh hiệu tốt nghiệp: Dược sĩ
- Thời gian đào tạo: 5 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Dược sĩ ngành Dược học
+ Tiếng Anh: The Degree of Pharmacist in Pharmacy
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN.
2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các Dược sĩ giỏi chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức về khoa
học cơ bản, công nghệ cao và khoa học Dược vững chắc; có khả năng làm việc trong lĩnh vực
Dược một cách chuyên nghiệp; có tầm nhìn và năng lực sáng tạo; có khả năng hội nhập tốt.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 160 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức chung: 16 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 08 tín chỉ
- Khối kiến thức theo khối ngành: 24 tín chỉ
- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 38 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 36 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 02/04 tín chỉ
- Khối kiến thức ngành: 74 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 49 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 02/08 tín chỉ
+ Các học phần định hướng chuyên sâu: 16 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 07 tín chỉ

17
2. Khung chương trình đào tạo

Số giờ tín chỉ Mã số


Mã Học phần Số tín
STT Lí Thực Tự học phần
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) chỉ
thuyết hành học tiên quyết
Khối kiến thức chung
I (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc 16
phòng – an ninh)
Triết học Mác – Lênin
1 PHI1006 3 30 15 0
Marxist-Leninist Philosophy
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
2 PEC1008 2 20 10 0 PHI1006
Marx-Lenin Political Economy
Chủ nghĩa xã hội khoa học
3 PHI1002 2 30 0 0
Scientific Socialism
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4 HIS1001 Revolutionary Guidelines of 2 20 10 0
Vietnam Communist Party
Tư tưởng Hồ Chí Minh
5 POL1001 2 20 10 0
Ho Chi Minh's Ideology
Tiếng Anh B1
6 FLF1107 5 20 35 20
English B1
Giáo dục thể chất
7 4
Physical Education
Giáo dục quốc phòng – an ninh
8 8
National Defence Education
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 08
Hóa học đại cương
9 CHE1080 3 42 0 3
General Chemistry
Sinh học đại cương
10 BIO1059 2 15 15 0
Basic Biology
Xác suất thống kê
11 MAT1101 3 27 18 0
Probability and Statistics
III Khối kiến thức theo khối ngành 24
Hóa sinh học
12 SMP2052 3 30 15 0 CHE1080
Biochemistry
Sinh lí học
13 SMP2053 3 30 15 0 BIO1059
Physiology
Vi sinh
14 SMP1011 3 30 15 0 BIO1059
Microbiology
Kí sinh trùng
15 SMP1012 2 15 15 0 BIO1059
Parasitology
Miễn dịch học
16 SMP1055 3 30 15 0 BIO1059
Immunology
Truyền thông giáo dục sức khỏe -
Y đức
17 SMP1010 3 30 15 0
Communication Education -
Medical Ethics
SMP2099 Phương pháp nghiên cứu khoa học
18 3 15 30 0 MAT1101
Research Methodology
Dược lí
19 SMP2212 4 45 15 0
Pharmacology
18
Số giờ tín chỉ Mã số
Mã Học phần Số tín
STT Lí Thực Tự học phần
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) chỉ
thuyết hành học tiên quyết
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 38
IV.1 Các học phần bắt buộc 36

20 CHE1077 Hóa học vô cơ 1 3 40 0 5 CHE1080


Inorganic Chemistry 1
21 CHE1081 Hóa học hữu cơ 3 42 0 3 CHE1080
Organic Chemistry
22 CHE1191 Thực tập hóa học hữu cơ 1 2 0 30 0 CHE1081
Practice of Organic Chemistry 1
Sinh học phân tử và dược di truyền
23 SMP2255 học 3 30 15 0 BIO1059
Molecular Biology and
Pharmacogenomics
24 SMP2281 Tin sinh học 2 30 0 0
Bioinformatics
25 SMP2203 Mô học và Giải phẫu đại thể 3 30 15 0 BIO1059
Histology and Gross Anatomy
26 CHE1155 Hóa lí dược 3 30 15 0
Physical Chemistry
27 CHE1057 Hóa học phân tích 3 42 0 3 CHE1080
Analytical Chemistry
28 SMP2256 Bệnh học đại cương 3 30 15 0
General Pathology
29 SMP2049 Sinh lí bệnh 4 45 15 0 SMP2053
Pathophysiology
30 SMP2206 Dược động học 3 30 15 0
Pharmacokinetics
31 SMP2207 Độc chất học 2 15 15 0
Toxicology
Kĩ thuật y dược hiện đại
32 SMP2068 Mordern Medical and 2 30 0 0
Pharmaceutical Technology
IV.2 Các học phần tự chọn 02/04

33 SMP2209 Sinh phẩm 2 15 15 0


Biopharmaceuticals
34 SMP2210 Đánh giá thiết kế nghiên cứu 2 15 15 0 MAT1101
Study Design Evaluation
V Khối kiến thức ngành 74
V.1 Các học phần bắt buộc 49

35 SMP2257 Tài nguyên cây thuốc 3 30 15 0


Medicinal Plant Resources
Hóa trị liệu và chuyển hóa thuốc
36 SMP2211 Chemotherapy and Drug 2 30 0 0
Metabolism
37 SMP2252 Thực vật và dược liệu 5 60 15 0 BIO1059
Botany and Pharmacognosy
38 SMP2214 Hóa dược 4 45 15 0
Medicinal Chemistry
19
Số giờ tín chỉ Mã số
Mã Học phần Số tín
STT Lí Thực Tự học phần
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) chỉ
thuyết hành học tiên quyết
SMP2215 Sinh dược học
39 2 15 15 0
Biopharmaceutics
Bào chế và công nghệ dược phẩm
40 SMP2253 Pharmaceutics and Pharmaceutical 5 60 15 0 SMP2215
Technology
41 SMP2217 Điều trị học 1 4 45 15 0 SMP2212
Therapeutics 1
42 SMP2280 Thông tin thuốc 2 15 15 0
Drug Information
43 SMP2269 Dược học cổ truyền 3 30 15 0 SMP2252
Traditional Pharmacy
Tổ chức kinh tế dược và pháp chế
44 SMP2220 dược 4 45 15 0
Pharmaceutical Organizations and
Economics and Law for Pharmacist
45 SMP2270 Kiểm nghiệm thuốc 3 30 15 0 CHE1057
Drug Quality Control
46 SMP2250 Thực hành dược khoa 1 2 30 0 0
Pharmacy Practice 1
47 SMP2251 Thực hành dược khoa 2 2 5 25 0 SMP2250
Pharmacy Practice 2
48 SMP4004 Thực tế dược bệnh viện 2 0 30 0
Hospital Pharmacy practice
Thực tế sản xuất và bào chế dược
49 SMP4005 Pharmaceutical Manufacturing 2 0 30 0
Practices
Thực tế quản lí và kinh doanh dược
50 SMP4006 Pharmaceutical Management and 2 0 30 0
marketing Practices
51 SMP2603 Quản lí nguy cơ sinh học 2 30 0 0
Management of biological risks
V.2 Các học phần tự chọn 02/08

52 SMP2223 Hóa dược phóng xạ 2 30 0 0 SMP2214


Radiopharmaceutical Chemistry
53 SMP2224 GMP/các GPs 2 15 15 0
GMP/GPs
54 SMP2258 An toàn phòng xét nghiệm 2 15 15 0
Laboratory Safety
Lí thuyết và kĩ thuật phân tích dịch
55 SMP2230 sinh học 2 15 15 0
Biofluid Analysis Techniques
V.3 Các học phần định hướng chuyên sâu 16
V.3.1 Khoa học và công nghệ dược
V.3.1.1. Các học phần bắt buộc 14
Thống kê và thiết kế nghiên cứu
56 SMP2226 trong phát triển thuốc 2 15 15 0
Research Design and Statistics in
Drug Development
20
Số giờ tín chỉ Mã số
Mã Học phần Số tín
STT Lí Thực Tự học phần
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) chỉ
thuyết hành học tiên quyết
SMP2227 Công nghệ dược phẩm
57 3 30 15 0
Pharmaceutical Technology
58 SMP2228 Công nghệ sinh học 3 30 15 0
Biotechnology
59 SMP2229 Phát minh và thiết kế thuốc 3 30 15 0
Drug Discovery and Design
60 SMP2259 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe 3 30 15 0
Food for health protection
V.3.1.2. Các học phần tự chọn 02/04

61 SMP2231 Kĩ thuật chiết xuất dược liệu 2 15 15 0


Herbal Extraction Techniques
62 SMP2232 Mỹ phẩm 2 15 15 0
Cosmetics
V.3.2 Khoa học tổ chức và chính sách dược
V.3.2.1. Các học phần bắt buộc 14
Thiết kế nghiên cứu cộng đồng
63 MP2234 Experimental design for community 2 15 15 0
Study
64 SMP2235 Dược xã hội học 3 30 15 0
Pharmacosociology
65 SMP2236 Dịch tễ học 3 30 15 0
Epidemiology
66 SMP2237 Lãnh đạo dược 3 30 15 0
Pharmacy Leadership
Kinh tế doanh nghiệp – Quản trị
bệnh viện
67 SMP2238 Pharmaceutical Business 3 30 15 0
Economics Or Hospital
Management
V.3.2.2. Các học phần tự chọn 02/06

68 SMP2239 Quản lí cung ứng thuốc 2 15 15 0


Drug supply Management
69 SMP2240 Nhóm GP (GDP, GSP, GPP) 2 15 15 0
GPs
70 SMP2241 Marketing dược 2 15 15 0
Pharmaceutical Marketing
V.3.3 Khoa học chăm sóc dược
V.3.3.1. Các học phần bắt buộc 14
Phương pháp nghiên cứu đánh giá
71 SMP2242 sử dụng thuốc 2 15 15 0
Experimental Design for drug
using research
72 SMP2243 Điều trị học 2 3 30 15 0
Therapeutics 2
73 SMP2244 Hoá sinh lâm sàng 3 30 15 0
Clinical Biochemistry

21
Số giờ tín chỉ Mã số
Mã Học phần Số tín
STT Lí Thực Tự học phần
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh) chỉ
thuyết hành học tiên quyết
SMP2245 Chăm sóc dược lâm sàng
74 3 30 15 0
Clinical Pharmaceutical Care
Hệ thống dược bệnh viện và thực
75 SMP2246 tập bệnh viện 3 30 15 0
Hospital Pharmacy Systems and
Advanced Pharmacy Practice
V.3.3.2. Các học phần tự chọn 02/06

76 SMP2247 Bệnh gây ra do thuốc 2 15 15 0


Diseases caused by drugs
Thuốc điều trị ung thư và thuốc
77 SMP2248 điều hòa miễn dịch 2 30 0 0
Antineoplastic and
immunomodulating drugs
Dinh dưỡng trong điều trị
78 SMP2249 2 15 15 0
Nutrition and Therapeutics
Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế
V.4 7
khóa luận tốt nghiệp
79 SMP4051 Khóa luận tốt nghiệp* 7
Thesis
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Công nghệ nano và sản xuất dược
phẩm
80 SMP2260 4 45 15 0
Nano Technology and Drug
Development
Cá nhân hóa sử dụng thuốc
81 SMP2261 3 30 15 0
Personalized Medicine
Tổng cộng 160

Ghi chú:
Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của
chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung
bình chung học kì, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy;
* Những sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy đến thời điểm làm khóa luận tốt
nghiệp ≥ 2,5 và có nguyện vọng sẽ đăng kí làm khóa luận;
**: Những sinh viên không đủ điều kiện hoặc không có nguyện vọng làm khóa luận tốt
nghiệp phải học 2 học phần thay thế với 7 tín chỉ (lựa chọn 01 trong 04 chuyên ngành: Nội,
Ngoại, Sản, Nhi).

22
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

NGÀNH RĂNG HÀM MẶT

MÃ SỐ: 7720501

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo


- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Răng – Hàm – Mặt
+ Tiếng Anh: Odonto – Stomatology, Dentistry
- Mã số ngành đào tạo: 7720501
- Danh hiệu tốt nghiệp: Bác sĩ
- Thời gian đào tạo: 6 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Bác sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt
+ Tiếng Anh: The Degree of Doctor in Odonto – Stomatology, Dentistry
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt có y đức; có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cơ bản
về y học và nha khoa, để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề trong dự phòng,
chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân và cộng đồng; có khả năng nghiên
cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ răng
miệng cho nhân dân.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo


Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 231 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức chung: 21 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 08 tín chỉ
- Khối kiến thức theo khối ngành: 24 tín chỉ
- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 65 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 63 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 02/06 tín chỉ
- Khối kiến thức ngành: 113 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 97 tín chỉ
23
+ Các học phần tự chọn: 09/15 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 07 tín chỉ
2. Khung chương trình đào tạo

Số Số giờ tín chỉ Mã số học


Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Khối kiến thức chung
I (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc 21
phòng – an ninh)
Triết học Mác – Lênin
1 PHI1006 3 30 15 0
Marxist-Leninist Philosophy
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
2 PEC1008 2 20 10 0 PHI1006
Marx-Lenin Political Economy
Chủ nghĩa xã hội khoa học
3 PHI1002 2 30 0 0
Scientific Socialism
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4 HIS1001 Revolutionary Guidelines of 2 20 10 0
Vietnam Communist Party
Tư tưởng Hồ Chí Minh
5 POL1001 2 20 10 0
Ho Chi Minh's Ideology
Tiếng Anh B1
6 FLF1107 5 20 35 20
English B1
Tiếng Anh B2
7 FLF1108 5 20 35 20
English B2
Giáo dục thể chất
8 4
Physical Education
Giáo dục quốc phòng – an ninh
9 8
National Defence Education
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 08
Hóa học đại cương
10 CHE1080 3 42 0 3
General Chemistry
Sinh học đại cương
11 BIO1059 2 15 15 0
Basic Biology
Xác suất thống kê
12 MAT1101 3 27 18 0
Probability and Statistics
III Khối kiến thức theo khối ngành 24
Hóa sinh học
13 SMP2052 3 30 15 0 CHE1080
Biochemistry
Sinh lí học
14 SMP2053 3 30 15 0 BIO1059
Physiology
Vi sinh
15 SMP1011 3 30 15 0 BIO1059
Microbiology
Kí sinh trùng
16 SMP1012 2 15 15 0 BIO1059
Parasitology
Miễn dịch học
17 SMP1055 3 30 15 0 BIO1059
Immunology

24
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Truyền thông giáo dục sức khỏe -
Y đức
18 SMP1010 3 30 15 0
Communication Education -
Medical Ethics
Phương pháp nghiên cứu khoa
19 SMP2099 học 3 15 25 5 MAT1101
Research Methodology
Dược lí
20 SMP2212 4 45 15 0
Pharmacology
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 65
IV.1 Các học phần bắt buộc 63
Giải phẫu
21 SMP2054 5 45 30 0
Human Anatomy
Lý sinh
22 BIO2210 3 30 10 5
Biophysics
Mô phôi
23 SMP2047 3 30 15 0 BIO1059
Histology and Embryology
Giải phẫu bệnh
24 SMP2048 3 30 15 0 SMP2047
Pathology
Sinh lí bệnh
25 SMP2049 4 45 15 0 SMP2053
Pathophysiology
Sinh học phân tử và tế bào y học
26 SMP2437 Molecular biology and medical 3 30 15 0
cells
Điều dưỡng cơ bản
27 SMP2015 3 15 30 0
Basic Nursing
Nội khoa cơ sở (Lí thuyết)
28 SMP2441 Fundamental Internal Medicine 3 45 0 0 SMP2015
(Theory)
Nội khoa cơ sở (Lâm sàng)
29 SMP2442 Fundamental Internal Medicine 2 0 30 0 SMP2015
(Clinic)
Nội bệnh lí (Lí thuyết)
30 SMP2443 3 45 0 0 SMP2441
Internal Medicine (Theory)
Nội bệnh lí (Lâm sàng)
31 SMP2444 2 0 30 0 SMP2442
Internal Medicine (Clinic)
Ngoại khoa cơ sở (Lí thuyết)
32 SMP2445 3 45 0 0 SMP2054
Fundamental Surgery (Theory)
Ngoại khoa cơ sở (Lâm sàng)
33 SMP2446 2 0 30 0 SMP2054
Fundamental Surgery (Clinic)
Ngoại bệnh lí (Lí thuyết)
34 SMP2447 3 45 0 0 SMP2445
Surgery (Theory)

25
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Ngoại bệnh lí (Lâm sàng)
35 SMP2448 2 0 30 0 SMP2446
Surgery (Clinic)
Nhi khoa
36 SMP2449 4 45 15 0 SMP2015
Pediatrics
Sản phụ khoa
37 SMP2450 4 45 15 0 SMP2015
Obtestrics and Gynecology
Y học cổ truyền
38 SMP2027 3 30 15 0
Traditional Medicine
Tai mũi họng
39 SMP2030 2 15 15 0
Otolaryngology
Nhãn khoa
40 SMP2031 2 15 15 0
Ophtalmology
Da liễu
41 SMP2032 2 15 15 0
Dermatology
Thần kinh
42 SMP2034 2 15 15 0
Neurology
IV.2 Các học phần tự chọn 02/06
Y học gia đình
43 SMP2009 2 30 0 0
Family Medicine
Tổ chức và quản lí y tế
44 SMP2050 Organization and health 2 30 0 0
management
Tiếng Anh chuyên ngành
45 SMP2451 2 30 0 0
Medical English
V Khối kiến thức ngành 113
V.1 Các học phần bắt buộc 97
Gây mê, hồi sức cấp cứu răng
hàm mặt
46 SMP2452 2 15 15 0
Anesthesia, resuscitation of the
molars
Giải phẫu răng
47 SMP2401 5 15 60 0 SMP2054
Dental anatomy
Mô phôi răng miệng – Sinh học
miệng
48 SMP2402 2 30 0 0
Oral embryology - Oral
physiology
Vật liệu - thiết bị nha khoa
49 SMP2403 2 15 15 0
Dental material - equipment
Mô phỏng lâm sàng nội nha và
răng trẻ em
50 SMP2489 3 15 30 0
Endodontic and Pediatric dental
simulation

26
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Mô phỏng lâm sàng phục hình
51 SMP2480 răng 3 30 15 0
Restorative dental simulation
Khớp cắn học
52 SMP2490 2 15 15 0
Occlusion
Giải phẫu ứng dụng và phẫu thuật
thực hành miệng hàm mặt
53 SMP2410 Anatomy application and 2 15 15 0 SMP2401
practicing oral surgery
maxillofacial
Chẩn đoán hình ảnh răng hàm
54 SMP2481 mặt 3 30 15 0 SMP2401
Oral radiology
Phẫu thuật trong miệng 1
55 SMP2482 4 15 45 0
Oral surgery 1
Phẫu thuật trong miệng 2
56 SMP2483 4 15 45 0
Oral surgery 2
Bệnh lí miệng-hàm mặt 1
57 SMP2455 4 15 45 0
Oral pathology 1
Bệnh lí miệng-hàm mặt 2
58 SMP2456 4 15 45 0 SMP2455
Oral pathology 2
Chấn thương hàm mặt
59 SMP2457 4 15 45 0
Maxillofacial surgery
Chữa răng nội nha 1
60 SMP2458 4 15 45 0
Endodontic 1
Chữa răng nội nha 2
61 SMP2459 4 15 45 0 SMP2458
Endodontic 2
Nha chu 1
62 SMP2484 4 15 45 0
Periodontology 1
Nha chu 2
63 SMP2485 4 15 45 0 SMP2484
Periodontology 2
Phục hình tháo lắp
64 SMP2493 4 15 45 0
Removable prosthodontic
Phục hình cố định 1
65 SMP2460 4 15 45 0
Fixed prosthodontic 1
Phục hình cố định 2
66 SMP2461 4 15 45 0 SMP2460
Fixed prosthodontic 2
Răng trẻ em 1
67 SMP2486 4 15 45 0
Pediatric 1
Răng trẻ em 2
68 SMP2487 4 15 45 0 SMP2486
Pediatric 2

27
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Nắn chỉnh răng (chỉnh hình răng
69 SMP2464 mặt) 1 3 15 30 0 SMP2401
Orthodonticsm 1
Nắn chỉnh răng (chỉnh hình răng
70 SMP2465 mặt) 2 2 15 15 0 SMP2464
Orthodontics 2
Nha khoa công cộng
71 SMP2466 3 15 30 0
Public dentistry
Nha khoa cấy ghép
72 SMP2467 3 15 30 0
Dental implant
Thực tập nghề nghiệp
73 SMP2468 4 0 60 0
Final practice
Nha khoa dự phòng
74 SMP2488 2 15 15 0
Preventive dentistry
V.2 Các học phần tự chọn 09/15
Nha khoa cho người tàn tật và
nha khoa gia đình
75 SMP2491 3 15 30 0
Dental for handicapped and
family dental
Lão nha học
76 SMP2430 3 30 15 0
Gerodontology
Ghi hình (chụp ảnh và quay video)
trong Răng – Hàm – Mặt
77 SMP2492 3 15 30 0
Imaging and recording in
dentistry
Nha khoa hiện đại
78 SMP2432 3 45 0 0
Contemporary dentistry
Điều dưỡng nha khoa
79 SMP2434 3 45 0 0
Dental Nursing
Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế
V.3 7
khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp*
80 SMP4038 7 0 105 0
Thesis
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Bệnh lí tuỷ răng và bệnh lí vùng
81 SMP2469 cuống răng 4 30 30 0
Pulpal and periapical
Phục hình cố định nâng cao
82 SMP2470 3 30 15 0
Advance Fixed prosthodontic
Tổng cộng 231

28
Ghi chú:
Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của
chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung
bình chung học kì, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy;
* Những sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy đến thời điểm làm khóa luận tốt
nghiệp ≥ 2,5 và có nguyện vọng sẽ đăng kí làm khóa luận;
**: Những sinh viên không đủ điều kiện hoặc không có nguyện vọng làm khóa luận tốt
nghiệp phải học 2 học phần thay thế với 7 tín chỉ (lựa chọn 01 trong 04 chuyên ngành: Nội,
Ngoại, Sản, Nhi).

29
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN

NGÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

MÃ SỐ: 7720601

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Kĩ thuật xét nghiệm y học
+ Tiếng Anh: Medical Laboratory Technology
- Mã số ngành đào tạo: 7720601
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Medical Laboratory Technology
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu đào tạo
Cử nhân kỹ thuật xét nghiệm có khả năng làm chủ được các kỹ thuật xét nghiệm thuộc
lĩnh vực Vi sinh, Ký sinh trùng, Hóa sinh, Huyết học và truyền máu, Miễn dịch, Giải phẫu
bệnh.
Cử nhân kỹ thuật xét nghiệm có khả năng vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại
máy móc thuộc chuyên ngành kỹ thuật xét nghiệm; có khả năng tổ chức, quản lý, đề xuất và
thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn sinh học tại cơ sở hành nghề chuyên môn.
Cử nhân kỹ thuật xét nghiệm có khả năng lập kế hoạch công việc, quản lý, sắp xếp, điều
phối được công việc hàng ngày của một Khoa Xét nghiệm tại bệnh viện; có kỹ năng giao tiếp,
làm việc nhóm; biết cảm thông, chia sẻ với người bệnh; sẵn sàng đương đầu với các khó khăn;
tận tâm, tận lực, trung thực và trách nhiệm trong công việc.
Cử nhân kỹ thuật xét nghiệm có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, có thể tiếp tục học
tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn; có thể tham gia nghiên cứu hoặc trợ giảng tại các cơ sở nghiên
cứu, các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 125 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)

- Khối kiến thức chung: 16 tín chỉ


(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 08 tín chỉ

- Khối kiến thức theo khối ngành: 19 tín chỉ

- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 11 tín chỉ

+ Các học phần bắt buộc: 09 tín chỉ

30
+ Các học phần tự chọn: 02/06 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành: 71 tín chỉ

+ Các học phần bắt buộc: 63 tín chỉ

+ Các học phần tự chọn: 02/06 tín chỉ

+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 06 tín chỉ

2. Khung chương trình đào tạo

Số Số giờ tín chỉ Mã số học


Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Khối kiến thức chung
I (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc 16
phòng – an ninh)
Triết học Mác – Lênin
1 PHI1006 3 30 15 0
Marxist-Leninist Philosophy
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
2 PEC1008 2 20 10 0 PHI1006
Marx-Lenin Political Economy
Chủ nghĩa xã hội khoa học
3 PHI1002 2 30 0 0
Scientific Socialism
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4 HIS1001 Revolutionary Guidelines of 2 20 10 0
Vietnam Communist Party
Tư tưởng Hồ Chí Minh
5 POL1001 2 20 10 0
Ho Chi Minh's Ideology
Tiếng Anh B1
6 FLF1107 5 20 35 20
English B1
Giáo dục thể chất
7 4
Physical Education
Giáo dục quốc phòng – an ninh
8 8
National Defence Education
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 08
Hóa học đại cương
9 CHE1080 3 42 0 3
General Chemistry
Sinh học đại cương
10 BIO1059 2 15 15 0
Basic Biology
Xác suất thống kê
11 MAT1101 3 30 15 0
Probability and Statistics
III Khối kiến thức theo khối ngành 19
Hóa sinh học
12 SMP2052 3 30 15 0 CHE1080
Biochemistry
Sinh lí học
13 SMP2053 3 30 15 0 BIO1059
Physiology
Miễn dịch học
14 SMP1055 3 30 15 0 BIO1059
Immunology

31
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Truyền thông giáo dục sức khỏe -
Y đức
15 SMP1010 3 30 15 0
Communication Education -
Medical Ethics
Phương pháp nghiên cứu khoa
16 SMP2099 học 3 15 30 0 MAT1101
Research Methodology
Sinh lí bệnh đại cương SMP2052
17 SMP2601 2 30 0 0
General Pathophysiology SMP2053
Dược lí đại cương
18 SMP2602 2 30 0 0
Basic Pharmacology
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 11
IV.1 Các học phần bắt buộc 09
Điều dưỡng cơ bản
19 SMP2015 3 15 30 0
Basic Nursing
Quản lí nguy cơ sinh học
20 SMP2603 2 30 0 0
Management of biological risks
Nội khoa
21 SMP2604 2 30 0 0 SMP2015
Internal Medicine
Ngoại khoa
22 SMP2605 2 30 0 0 SMP2015
Surgery
IV.2 Các học phần tự chọn 02/06
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
23 SMP2092 2 30 0 0
Nutrition and food safety
Sức khỏe môi trường và nghề
nghiệp
24 SMP2093 2 30 0 0
Environmental and Occupational
health
Tổ chức và quản lí y tế
25 SMP2050 Organization and health 2 30 0 0
managemen
V Khối kiến thức ngành 71
V.1 Các học phần bắt buộc 63
Mô học và giải phẫu đại thể
26 SMP2203 3 30 15 0 BIO1059
Histology and Gross Anatomy
Kĩ thuật xét nghiệm Giải phẫu
bệnh và tế bào học cơ bản
27 SMP2825 3 30 15 0 SMP2203
Basic Pathoanatomy and cytology
techniques
Vi sinh
28 SMP1011 3 30 15 0 BIO1059
Microbiology

32
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Kí sinh trùng
29 SMP1012 3 30 15 0 BIO1059
Parasitology
Huyết học SMP2052
30 SMP2801 4 45 15 0
Hematology SMP2053
Kĩ thuật xét nghiệm huyết học và
kĩ thuật truyền máu
31 SMP2802 4 45 15 0 SMP2801
Hematology and blood
transfusion techniques
Thực hành xét nghiệm huyết học
và truyền máu
32 SMP2803 3 0 45 0 SMP2802
Practice of hematology and blood
transfusion
Kĩ thuật xét nghiệm giải phẫu
bệnh và tế bào học nâng cao
33 SMP2804 4 45 15 0 SMP2048
Advance pathoanatomy and
cytology techniques
Thực hành xét nghiệm giải phẫu
bệnh và tế bào học
34 SMP2805 2 0 30 0 SMP2804
Practice in patho-anatomy and
cytology
Kĩ thuật y sinh phân tử và di
truyền y học
35 SMP2806 3 45 0 0 BIO1059
Biomedical molecular and
Medical genetics techniques
Thực hành xét nghiệm y sinh
phân tử và di truyền y học
36 SMP2807 2 0 30 0 SMP2806
Practice of biomedical molecular
and medical genetics
Kĩ thuật xét nghiệm hóa sinh
37 SMP2808 4 45 15 0 SMP2052
Biochemical techniques
Thực hành xét nghiệm hóa sinh
38 SMP2809 2 0 30 0 SMP2808
Practice of Chemistry
Kĩ thuật xét nghiệm miễn dịch
39 SMP2810 3 30 15 0 SMP1054
Immunology Techniques
Thực hành xét nghiệm miễn dịch
40 SMP2811 2 0 30 0 SMP2810
Practice of Immunology
Kĩ thuật xét nghiệm vi sinh, kí
sinh trùng SMP1011
41 SMP2812 4 45 15 0
Microbiological and SMP1012
parasitological techniques

33
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Thực hành xét nghiệm vi sinh, kí
sinh trùng
42 SMP2813 3 0 45 0 SMP2812
Practice of microbiology and
parasitology
Quản lí và đảm bảo chất lượng
xét nghiệm
43 SMP2814 Quality Assurance and 2 30 0 0
Management System in clinical
laboratory
Hóa sinh lâm sàng
44 SMP2244 3 30 15 0
Clinical Biochemistry
Xét nghiệm cơ bản
45 SMP2816 2 30 0 0
Basic laboratory
Thực tế tốt nghiệp
46 SMP4008 2 0 30 0
Internship
Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
47 SMP2817 2 15 15 0
Infection prevention in hospitals
V.2 Các học phần tự chọn 02/06
Dịch tễ và bệnh truyền nhiễm
48 SMP2818 Epidemiology and Infectious 2 15 15 0
Diseases
Kiểm tra và giám sát dược phẩm
49 SMP2819 2 15 15 0 CHE1080
Pharmacy inspection
SMP1011
Kiểm tra và giám sát thực phẩm
50 SMP2820 2 15 15 0 SMP1012
Food inspection
SMP2052
Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế
V.3 6
khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp*
51 SMP4056 6
Thesis
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Xét nghiệm lâm sàng
52 SMP2821 3 15 30 0
Clinical laboratory
Một số kĩ thuật xét nghiệm nâng
53 SMP2822 cao 3 15 30 0
Advanced laboratory techniques
Tổng cộng 125

34
Ghi chú:
Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của
chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung
bình chung học kì, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy;
* Những sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy đến thời điểm làm khóa luận tốt
nghiệp ≥ 2,5 và có nguyện vọng sẽ đăng kí làm khóa luận;
**: Những sinh viên không đủ điều kiện hoặc không có nguyện vọng làm khóa luận tốt
nghiệp phải học 2 học phần thay thế với 6 tín chỉ (lựa chọn 01 trong 04 chuyên ngành: Nội,
Ngoại, Sản, Nhi).

35
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN NGÀNH

KĨ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC

MÃ SỐ: 7720602

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Kĩ thuật hình ảnh y học
+ Tiếng Anh: Medical Imaging Technology
- Mã số ngành đào tạo: 7720602
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân kĩ thuật hình ảnh y học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân kĩ thuật hình ảnh y học
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Medical Imaging Technology
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu đào tạo
Cử nhân kĩ thuật hình ảnh có khả năng làm chủ các kỹ thuật thông thường như chụp
X.quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, cũng như các kĩ thuật nâng cao thuộc lĩnh
vực y học hạt nhân và xạ trị.
Cử nhân kĩ thuật hình ảnh có khả năng vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại máy
móc thuộc chuyên ngành kĩ thuật hình ảnh; có khả năng tổ chức, quản lý, đề xuất và thực hiện
các giải pháp đảm bảo chất lượng và an toàn phóng xạ tại cơ sở hành nghề chuyên môn.
Cử nhân kĩ thuật hình ảnh có khả năng lập kế hoạch công việc, quản lý, sắp xếp, điều
phối được công việc hàng ngày của một Khoa Chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện; có kỹ năng
giao tiếp, làm việc nhóm; biết cảm thông, chia sẻ với người bệnh; sẵn sàng đương đầu với các
khó khăn; tận tâm, tận lực, trung thực và trách nhiệm trong công việc.
Cử nhân kĩ thuật hình ảnh có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, có thể tiếp tục học tập,
nghiên cứu ở bậc cao hơn; có thể tham gia nghiên cứu hoặc trợ giảng tại các cơ sở nghiên cứu,
các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 135 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức chung: 16 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 08 tín chỉ
- Khối kiến thức theo khối ngành: 19 tín chỉ
- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 11 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 09 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 02/06 tín chỉ

36
- Khối kiến thức ngành: 81 tín chỉ
+ Các học phần bắt buộc: 71 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 04/12 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 06 tín chỉ
2. Khung chương trình đào tạo

Số Số giờ tín chỉ Mã số học


Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Khối kiến thức chung
I (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc 16
phòng – an ninh)
Triết học Mác – Lênin
1 PHI1006 3 30 15 0
Marxist-Leninist Philosophy
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
2 PEC1008 2 20 10 0 PHI1006
Marx-Lenin Political Economy
Chủ nghĩa xã hội khoa học
3 PHI1002 2 30 0 0
Scientific Socialism
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
4 HIS1001 Revolutionary Guidelines of 2 20 10 0
Vietnam Communist Party
Tư tưởng Hồ Chí Minh
5 POL1001 2 20 10 0
Ho Chi Minh's Ideology
Tiếng Anh B1
6 FLF1107 5 20 35 20
English B1
Giáo dục thể chất
7 4
Physical Education
Giáo dục quốc phòng – an ninh
8 8
National Defence Education
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 08
Hóa học đại cương
9 CHE1080 3 42 0 3
General Chemistry
Sinh học đại cương
10 BIO1059 2 15 15 0
Basic Biology
Xác suất thống kê
11 MAT1101 3 30 15 0
Probability and Statistics
III Khối kiến thức theo khối ngành 19
Hóa sinh học
12 SMP2052 3 30 15 0 CHE1080
Biochemistry
Sinh lí học
13 SMP2053 3 30 15 0 BIO1059
Physiology
Miễn dịch học
14 SMP1055 3 30 15 0 BIO1059
Immunology
Truyền thông giáo dục sức khỏe -
Y đức
15 SMP1010 3 30 15 0
Communication Education -
Medical Ethics
37
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Phương pháp nghiên cứu khoa
16 SMP2099 học 3 15 30 0 MAT1101
Research Methodology
Sinh lí bệnh đại cương SMP2052
17 SMP2601 2 30 0 0
General Pathophysiology SMP2053
Dược lí đại cương
18 SMP2602 2 30 0 0
Basic Pharmacology
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 11
IV.1 Các học phần bắt buộc 09
Điều dưỡng cơ bản
19 SMP2015 3 15 30 0
Basic Nursing
Quản lí nguy cơ sinh học
20 SMP2603 2 30 0 0
Management of biological risks
Nội khoa
21 SMP2604 2 30 0 0 SMP2015
Internal Medicine
Ngoại khoa
22 SMP2605 2 30 0 0 SMP2015
Surgery
IV.2 Các học phần tự chọn 02/06
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
23 SMP2092 30 0 0
Nutrition and food safety 2
Sức khỏe môi trường và
nghề nghiệp
24 SMP2093 2 30 0 0
Environmental and Occupational
health
Tổ chức và quản lí y tế
25 SMP2050 Organization and health 2 30 0 0
management
V Khối kiến thức ngành 81
V.1 Các học phần bắt buộc 71
Giải phẫu
26 SMP2054 5 45 30 0
Human Anatomy
Mô học đại cương
27 SMP2606 2 30 0 0 SMP2054
General Histology
Giải phẫu bệnh đại cương
28 SMP2607 2 30 0 0 SMP2606
General Pathology
Giải phẫu X.quang và lớp cắt CT-
MRI
29 SMP2608 3 30 15 0 SMP2054
Radiographic and CT-MR
sectional imaging anatomy

38
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
An toàn bức xạ và tổ chức quản lí
khoa chẩn đoán hình ảnh
30 SMP2609 2 15 15 0
Radiation safety and organization
management X ray department
Kĩ thuật buồng tối và qui trình in
phim kĩ thuật số
31 SMP2610 2 15 15 0
Darkroom techniques and digital
film printing process
Kĩ thuật X.quang thông thường
32 SMP2611 5 15 60 0 SMP2608
Routine X rays Technique
Kĩ thuật X.quang đặc biệt
33 SMP2612 5 15 60 0 SMP2611
Special X rays Technique
Kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính
SMP2608
34 SMP2613 Computerized tomography 5 15 60 0
SMP2609
technique
Kĩ thuật chụp cộng hưởng từ
SMP2608
35 SMP2614 Magnetic resonance imaging 5 15 60 0
SMP2609
technique
Y học hạt nhân
36 SMP2090 2 30 0 0
Nuclear Medicine
Siêu âm
37 SMP2615 4 30 30 0 SMP2608
Ultrasonic
Điện quang can thiệp cơ bản SMP2611
38 SMP2616 4 15 45 0
Basic Interventional radiology SMP2612
Kĩ thuật y học hạt nhân cơ bản
(PET, PET/CT, SPECT,
39 SMP2617 SPECT/CT, PET/MRI…) 4 15 45 0
Basic nuclear medicine
techniques
Kĩ thuật xạ trị cơ bản SMP2613
40 SMP2618 4 15 45 0
Basic radiotherapy techniques SMP2090
Thực hành chụp X.quang tại bệnh
SMP2611
41 SMP2619 viện 5 0 75 0
SMP2612
Practice X.rays at the hospital
Thực hành chụp cắt lớp vi tính tại
bệnh viện
42 SMP2620 5 0 75 0 SMP2613
Practice computerized
tomography at the hospital
Thực hành chụp cộng hưởng từ
tại bệnh viện
43 SMP2621 5 0 75 0 SMP2614
Practice magnetic resonance
imaging at the hospital

39
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Thực tế tốt nghiệp
44 SMP4007 2 0 30 0
Internship
V.2 Các học phần tự chọn 04/12
Điện quang can thiệp nâng cao
45 SMP2622 Advanced Interventional 2 0 30 0 SMP2616
radiology
Kĩ thuật chụp PET, PET/CT
nângcao
46 SMP2623 2 0 30 0 SMP2617
Advanced PET, PET/CT
technique
Kĩ thuật chụp SPECT,
SPECT/CT nâng cao
47 SMP2624 2 0 30 0 SMP2617
Advanced SPECT, SPECT/CT
technique
Kĩ thuật xạ trị nâng cao
48 SMP2625 Advanced radiotherapy 2 0 30 0 SMP2618
techniques
Kĩ thuật sinh thiết dưới hướng
dẫn của cắt lớp vi tính
49 SMP2626 2 0 30 0
Biopsy technique is guided by
computerized tomography
Bảo quản máy móc, trang thiết bị
50 SMP2627 Maintenance of machinery and 2 15 15 0 SMP2609
equipment
Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế
V.3 6
khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp*
51 SMP4053 6
Thesis
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Thực hành kĩ thuật y học hạt nhân
52 SMP2628 Practice nuclear medicine 3 0 45 0
techniques
Thực hành xạ trị
53 SMP2629 3 0 45 0
Practice radiotherapy techniques
Tổng cộng 135

40
Ghi chú:
Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của
chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung
bình chung học kì, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy;
* Những sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy đến thời điểm làm khóa luận tốt
nghiệp ≥ 2,5 và có nguyện vọng sẽ đăng kí làm khóa luận;
**: Những sinh viên không đủ điều kiện hoặc không có nguyện vọng làm khóa luận tốt
nghiệp phải học 2 học phần thay thế với 6 tín chỉ (lựa chọn 01 trong 04 chuyên ngành: Nội,
Ngoại, Sản, Nhi).

41
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

MÃ SỐ: 7720301

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Điều dưỡng
+ Tiếng Anh: Nursing
- Mã số ngành đào tạo: 7720301
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Điều dưỡng
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Nursing
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân điều dưỡng có năng lực thực hành nghề nghiệp theo pháp luật, tiêu
chuẩn đạo đức nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp điều dưỡng ở trình độ đại học; có ý thức phục
vụ nhân dân; có sức khỏe và năng lực tư duy; làm việc độc lập và phối hợp, tự học và nghiên cứu
khoa học, quản lí và phát triển nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe nhân dân.
Người điều dưỡng có kiến thức vững vàng về khoa học xã hội - khoa học tự nhiên -
khoa học chuyên ngành về khối ngành chăm sóc sức khỏe và ngành điều dưỡng, nắm vững các
nguyên tắc thực hành điều dưỡng, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, có kiến thức vững
vàng về sự tác động qua lại giữa môi trường và sức khỏe con người; các biện pháp duy trì và cải
thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 130 tín chỉ
(không tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức chung: 16 tín chỉ
(không tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh)
- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 08 tín chỉ
- Khối kiến thức theo khối ngành: 15 tín chỉ
- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 10 tín chỉ
- Khối kiến thức ngành: 81 tín chỉ

42
+ Các học phần bắt buộc: 61 tín chỉ
+ Các học phần tự chọn: 14/34 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 06 tín chỉ
2. Khung chương trình đào tạo
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Khối kiến thức chung
I (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – 16
an ninh)
Triết học Mác – Lênin
79 PHI1006 3 30 15 0
Marxist-Leninist Philosophy
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
80 PEC1008 2 20 10 0 PHI1006
Marx-Lenin Political Economy
Chủ nghĩa xã hội khoa học
81 PHI1002 2 30 0 0
Scientific Socialism
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
82 HIS1001 History of the Communist Party of 2 20 10 0
Vietnam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
83 POL1001 2 20 10 0
Ho Chi Minh's Ideology
Tiếng Anh B1
84 FLF1107 5 20 35 20
English B1
Giáo dục thể chất
85 4
Physical Education
Giáo dục quốc phòng – an ninh
86 8
National Defence Education
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 08
Hóa học đại cương
87 CHE1080 3 42 0 3
General Chemistry
Sinh học đại cương
88 BIO1059 2 15 15 0
Basic Biology
Xác suất thống kê
89 MAT1101 3 30 15 0
Probability and Statistics
III Khối kiến thức theo khối ngành 15
Giải phẫu
90 SMP2701 3 30 15 0
Anatomy
Mô học đại cương
91 SMP2606 2 25 5 0
General Histology
Vi sinh
92 SMP2702 2 20 10 0
Microbiology
Kí sinh trùng
93 SMP1012 2 15 15 0
Parasitology
Hóa sinh học
94 SMP2052 3 30 15 0 CHE1080
Biochemistry
Sinh lí học
95 SMP2053 3 30 15 0 BIO1059
Physiology
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 10

43
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Truyền thông giáo dục sức khỏe - Y
đức
96 SMP1010 3 30 15 0
Communication Education -Medical
Ethics
Phương pháp nghiên cứu khoa học
97 SMP2099 3 15 30 0 MAT1101
Research Methodology
Sinh lí bệnh đại cương SMP2052
98 SMP2601 2 25 5 0
Basic Pathophysiology SMP2053
Dược lí đại cương
99 SMP2602 2 25 5 0
Basic Pharmacology
V Khối kiến thức ngành 81
V.1 Các học phần bắt buộc 61
Kĩ năng giao tiếp trong thực hành điều
dưỡng
100 SMP2703 3 30 15 0
Communication skill in nursing
practice
Điều dưỡng cơ sở 1
101 SMP2704 5 30 45 0
Basic nursing 1
Điều dưỡng cơ sở 2
102 SMP2705 5 30 45 0 SMP2704
Basic nursing 2
Huấn luyện kĩ năng điều dưỡng
103 SMP2706 2 0 30 0
Skillab for Nursing
Quản lí điều dưỡng
104 SMP2707 3 35 10 0
Nursing management
Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực
105 SMP2708 hành điều dưỡng 2 15 15 0
Infection control in nursing practice
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh
Nội khoa 1 SMP2705
106 SMP2709 4 30 30 0
Adult Healthcare for Internal SMP2706
Medicine 1
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh
Nội khoa 2
107 SMP2710 4 15 45 0 SMP2709
Adult Healthcare for Internal
Medicine 2
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh
SMP2705
108 SMP2711 Ngoại khoa 1 4 30 30 0
SMP2706
Adult Healthcare for Surgery 1
Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh
109 SMP2712 Ngoại khoa 2 4 15 45 0 SMP2711
Adult Healthcare for Surgery 2
Y học cồ truyền
110 SMP2713 2 15 15 0
Traditional Medicine
Chăm sóc sức khỏe trẻ em
111 SMP2714 5 30 45 0
Child Healthcare
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
112 SMP2715 2 15 15 0
Community Helathcare

44
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ, gia
113 SMP2716 đình 4 30 30 0
Maternal and familial healthcare
Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm
114 SMP2717 sóc tích cực 3 15 30 0
Emergency and intensive healthcare
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
115 SMP2718 2 15 15 0
Geriatric healthcare
Chăm sóc sức khỏe người có bệnh
116 SMP2719 truyền nhiễm 3 30 15 0
Infectious Disease Healthcare
Xử trí lồng ghép trẻ bệnh
117 SMP2720 Intergrated Management of Childhood 2 0 30 0
Illness
Thực tập tốt nghiệp
118 SMP4010 2 0 30 0
Internship
V.2 Các học phần tự chọn 14/34
Chăm sóc sức khỏe tâm thần
119 SMP2721 2 15 15 0
Psychological healthcare
Chăm sóc sức khỏe người bệnh Lao
120 SMP2722 2 15 15 0
Healthcare for Tuberculosis
Chăm sóc sức khỏe người bệnh Da liễu
121 SMP2723 2 15 15 0
Dermatological Healthcare
Chăm sóc sức khỏe người bệnh Mắt
122 SMP2724 2 15 15 0
Ophthalmological healthcare
Chăm sóc sức khỏe người bệnh Tai
123 SMP2725 mũi họng 2 15 15 0
ENT healthcare
Chăm sóc sức khỏe người bệnh Răng
124 SMP2726 hàm mặt 2 15 15 0
Odontostomatological Healthcare
Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS
125 SMP2727 2 15 15 0
Healthcare for HIV/AIDS
Chăm sóc bệnh nhân gây mê hồi sức
126 SMP2728 Anesthesiology and Recovery 2 15 15 0
Healthcare
Chăm sóc người bệnh ung thư
127 SMP2729 2 15 15 0
Healthcare for cancer
Chăm sóc người bệnh Phục hồi chức
128 SMP2730 năng 2 15 15 0
Healthcare for rehibility
Tâm lí lâm sàng
129 SMP2091 2 25 5 0
Clinical Psychology
Nâng cao sức khỏe và hành vi con
người
130 SMP2731 2 30 0 0
Health and human behavior
improvement

45
Số Số giờ tín chỉ Mã số học
Mã Học phần
STT tín Lí Thực Tự phần tiên
học phần (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
chỉ thuyết hành học quyết
Giáo dục sức khỏe trong thực hành
điều dưỡng
131 SMP2732 2 25 5 0
Health Education in Nursing
Practicing
Điều dưỡng thảm họa
132 SMP2733 2 25 5 0
Disaster nursing
Các chương trình y tế quốc gia
133 SMP2734 2 25 5 0
National Health Programs
Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp
134 SMP2093 Environmental and Occupational 2 25 5 0
Health
Dịch tễ học
135 SMP2735 2 25 5 0
Epidemiology
Khóa luận tốt nghiệp/ Các học phần thay thế khóa
V.3
luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp*
136 SMP4057 6
Thesis
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp**
Thực hành chăm sóc người bệnh Nội
137 SMP2736 khoa nâng cao 3 15 30 0
Advance Internal Nursery Practice
Thực hành chăm sóc người bệnh
138 SMP2737 Ngoại khoa nâng cao 3 15 30 0
Advance Surgery Nursery Practice
Tổng cộng 130

Ghi chú:
Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của
chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung
bình chung học kì, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy;
* Những sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy đến thời điểm làm khóa luận tốt
nghiệp ≥ 2,5 và có nguyện vọng sẽ đăng kí làm khóa luận;
**: Những sinh viên không đủ điều kiện hoặc không có nguyện vọng làm khóa luận tốt
nghiệp phải học 2 học phần thay thế với 6 tín chỉ (lựa chọn 01 trong 04 chuyên ngành: Nội,
Ngoại, Sản, Nhi).

46
PHẦN III
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
I. HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Theo mô hình đào tạo kết hợp – kế tiếp (a+b) đặc thù của ĐHQGHN, trong đó giai đoạn a
(1 năm đầu) là thời gian sinh viên học tập tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN),
giai đoạn b (3 năm đối với ngành Kỹ thuật Hình ảnh Y học, ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
và ngành Điều dưỡng, 4 năm đối với ngành Dược học, 5 năm đối với ngành Y khoa và ngành
Răng hàm mặt) là thời gian kế tiếp sinh viên học tại Trường Đại học Y Dược (Theo Quyết định
1291/QĐ-ĐT ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Giám đốc ĐHQGHN).
Trong năm đầu học tại Trường ĐHKHTN, chủ yếu sinh viên được học các môn thuộc khối
kiến thức chung (M1) là những môn học thống nhất trong toàn ĐHQGHN do các Khoa, các
Trung tâm và các Trường thuộc ĐHQGHN giảng dạy. Sinh viên có thể đăng ký học chung với
sinh viên các ngành đào tạo khác tại ĐHQGHN; Khối kiến thức theo lĩnh vực (M2) là những
môn học thuộc khối khoa học tự nhiên của ĐHQGHN, sinh viên học chung với sinh viên các
khoa khác trong Trường ĐHKHTN; sinh viên Trường Đại học Y Dược sẽ được Trường quản lý
ngay từ năm học đầu tiên. Trường sẽ phối hợp chặt chẽ với Trường ĐHKHTN trong việc quản
lý đào tạo và công tác sinh viên.
Sau khi kết thúc năm học đầu tại Trường ĐHKHTN, sinh viên trở về Trường tiếp tục học
tập khối kiến thức theo khối ngành (M3), nhóm ngành (M4) và kiến thức ngành (M5) do
Trường quản lý và tổ chức đào tạo. Sinh viên sẽ học tập các học phần này tại giảng đường, các
labo y, dược, Công ty dược phẩm, Trung tâm tiền lâm sàng, Bệnh viện thực hành liên kết với
Trường do các giảng viên cơ hữu (và kiêm nhiệm) của Trường đảm nhiệm.
II. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
1. Giáo trình
1.1. Tài liệu tiếng Việt
Tất cả các học phần trong chương trình đào tạo đại học của khoa đã có đầy đủ tài liệu
học tập. Bộ Y tế cung cấp cho Trường Đại học Y Dược bộ sách giáo khoa chuyên ngành y dược
với 196 đầu sách (theo quy định của Bộ Y tế).
Một số bộ môn của Trường đã biên soạn giáo trình của bộ môn như Bộ môn Sản phụ
khoa, Bộ môn Bào chế và Công nghiệp Dược phẩm, Bộ môn Dược liệu và Dược học cổ truyền,
bộ môn Nhi khoa, bộ môn Liên chuyên khoa, bộ môn YDCĐ& YDP…
1.2.Tài liệu tiếng Anh
Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN mua hàng trăm đầu sách tham khảo bằng
tiếng Anh chuyên ngành của các trường đại học, các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới cho
Bác sĩ đa khoa, Dược sĩ, Răng hàm mặt, Kỹ thuật Y học và Điều dưỡng (theo chương trình
tham khảo của ĐH Harvard và ĐH California).
2. Giảng viên
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo chất lượng cao và phát triển thành đại học nghiên
cứu, Trường Đại học Y Dược đã và sẽ phát triển nhiều bộ môn chuyên khoa và liên chuyên
khoa, đến năm 2021 Trường đã có 39 bộ môn.

47
Bảng 2: Cơ cấu nhân sự chia theo trình độ tính đến 30/6/2021

Trình độ
STT Cơ hữu Kiêm nhiệm Tổng cộng
chuyên môn

1 Giáo sư 3 5 8

2 Phó giáo sư 13 26 39

3 Tiến sĩ/BSCKII 21 37 58

4 Thạc sĩ/BSNT 75 4 79

5 Đại học 24 24

6 Đối tượng khác 7 7

Tổng cộng 143 72 215

2.1. Giảng viên cơ hữu


Quy định của ĐHQGHN giảng viên phải có học vị Tiến sĩ trở lên, do vậy bên cạnh đội
ngũ giảng viên cơ hữu hiện có của khoa gồm nhiều các GS, PGS, Tiến sĩ Y Dược đang chú
trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ:
- Bác sĩ nội trú, cử nhân tài năng, chuyển tiếp sinh, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc tại các
trường Y, Dược.
- Các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc một số ngành/chuyên ngành liên quan ở các trường đại học
thành viên thuộc ĐHQGHN.
2.2. Giảng viên kiêm nhiệm
Là cán bộ của các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu trên đại bàn Hà Nội, các
trường đại học thành viên thuộc ĐHQGHN. Các nhà giáo có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy
đã nghỉ chế độ sẽ ký hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thực hiện các dịch vụ với
Trường.
2.3. Cán bộ quản lý các bộ môn
Chủ nhiệm bộ môn: là các cán bộ cơ hữu của Trường, cán bộ đương nhiệm của các
trường y, dược, các bệnh viện Trung ương tham gia kiêm nhiệm quản lý bộ môn.
Phó Chủ nhiệm bộ môn: là các cán bộ cơ hữu của Trường.
Các Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm bộ môn đồng thời là cán bộ chủ chốt (trưởng
khoa/phòng).
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở vật chất đảm bảo cho đào tạo đang tiếp tục được hoàn thiện và nâng cấp. Các Phòng
học thông minh, phòng máy tính, các labo, xưởng thực hành Dược…tại nhà Y1, từ năm 2015
Trường được ĐHQGHN đầu tư hai phòng thí nghiệm trọng điểm Y và Dược với tổng mức đầu tư
200 tỉ đang triển khai lắp đặt và vận hành. Trường đang xây dựng Phòng thực hành Răng Hàm Mặt
với mức đầu tư 30 tỉ đồng với Phòng thực hành Tiền lâm sàng, phòng thực hành lâm sàng với trang
48
thiết bị hiện đại hàng đầu Đông Nam Á. Trường còn có thế mạnh khác trong điều kiện đảm bảo đào
tạo dựa vào những đặc thù của ĐHQGHN.

3.1.Cơ chế liên thông, liên kết

Tận dụng triệt để lợi thế của ĐHQGHN, thông qua quy chế liên thông, liên kết với các đơn
vị thành viên và trực thuộc:
Tuyển sinh chung theo quy định của ĐHQGHN.
Gửi các đơn vị thành viên và trực thuộc để đào tạo khối kiến thức cơ bản M1, M2 và
một phần kiến thức M3 cho sinh viên y dược trong một năm đầu.
3.2.Cơ sở vật chất dùng chung của ĐHQGHN
Tận dụng cơ sở vật chất dùng chung theo chủ trương của ĐHQGHN, Trường xây dựng các
kế hoạch cụ thể và thiết lập mối quan hệ hợp tác với Văn phòng ĐHQGHN, Trung tâm Phát triển
Đại học Quốc gia, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Thông tin thư viện, Trung tâm giáo dục
thể chất…..để có thể sử dụng tối đa cơ sở vật chất dùng chung như hội trường, phòng họp. Bám sát
kế hoạch đào tạo của các đơn vị thành viên và trực thuộc để tận dụng tối đa cơ sở vật chất như
giảng đường lý thuyết, thư viện, phòng thí nghiệm Khoa học cơ bảncủa Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Trường Đại học Công nghệ, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học…..
3.3. Các cơ sở thực hành lâm sàng và sản xuất dược
Trường Đại học Y Dược đã ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo thực hành tại Hà Nội và các tỉnh
lân cận.
3.3.1. Bệnh viện thực hành
- Cơ sở bệnh viện thực hành chính:
+ Bệnh viện Bạch Mai.
+ Bệnh viện Việt Đức.
+ Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
+ Bệnh viện Nhi Trung ương.
+ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
+ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương
+ Bệnh viện Mắt Trung ương
+ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
+ Bệnh viện Phổi Trung ương
+ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
+ Bệnh viện E Trung ương
+ Bệnh viện Thanh Nhàn.
+ Bệnh viện Bưu điện.
+ Bệnh viện 198 Bộ Công an
+ Bệnh viện Y học cổ truyển Bộ Công an
+ Bệnh viện TW Quân đội 108
- Các bệnh viên thực hành khác: Các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện các bộ
ngành đóng tại Hà Nội, các bệnh viện, TTYT quận, huyện thuộc TP. Hà Nội và bệnh viện đa
khoa tỉnh, thành phố lân cận.

49
3.3.2. Cở sở thực hành dược
Trường đã ký kết với các công ty dược phẩm khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận như
Công ty Dược Trung ương 2, Công ty Dược phẩm Quảng Bình; Công ty cổ phần Dược phẩm
Yên Bái, Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Ninh…
4. Các hướng nghiên cứu khoa học
Định hướng chiến lược của Trường Y Dược là gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học
và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Là thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học
Y Dược có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ và sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội. Nâng cao
chất lượng nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn. Tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại
vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Các hướng nghiên cứu: được thừa hưởng các công nghệ và kỹ thuật hàng đầu của các
trường thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Y Dược tập trung nghiên cứu
khoa học theo hai hướng chủ đạo là nghiên cứu kỹ thuật và ứng dụng, góp phần hoạch định
chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời phối hợp với các đơn vị thành viên, ứng
dụng thành tựu của công nghệ nano, công nghệ sinh y học, công nghệ thông tin trong chẩn
đoán và điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện và cộng đồng.
Hợp tác và liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học:
- Là một thành viên mới của ĐHQGHN, Trường Đại học Y Dược đã xây dựng mối
quan hệ với các khoa, các trường thành viên, phối kết hợp các hoạt động đào tạo, nghiên cứu
khoa học. Trên cơ sở tận hưởng vị thế trong nước và quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội,
tận dụng thế mạnh của các khoa, các trung tâm, Trường có rất nhiều thuận lợi về cơ sở vật
chất, hệ thống thư viện, đội ngũ giảng viên, quy chế đào tạo, quan hệ quốc tế.... Đây là những
ưu thế rất lớn cho khoa trong triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Trường còn có mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý y tế các cấp, các cơ sở đào
tạo y dược và các bệnh viện lớn trong cả nước. Đây là cơ hội cho Trường liên kết, phối hợp
với các đơn vị trong và ngoài ngành y tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trường có quan hệ với các trường có kinh nghiệm nhiều năm trong đào tạo bác sĩ đa khoa, có
quan hệ tốt với các nhà khoa học hàng đầu của ngành y tế. Lợi thế này giúp cho Trường có
được đội ngũ chuyên gia và giảng viên hùng hậu, có thể trao đổi kinh nghiệm để xây dựng
một chương trình đào tạo hiện đại nhưng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
5. Hợp tác quốc tế
Trường Đại học Y Dược đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với các trường đại học
có uy tín trong đào tạo y, dược khoa của Mỹ (Đại học Indiana, Đại học Chicago, Đại học
Iowa), Thái Lan (Mahidol, Budapha, Chulalongkon, Chiềng Mai), Pháp (Đại học Rennes 1),
Thụy Sĩ (Đại học Geneve, Hiệp học Y tế HelvietMed), Thụy Điển (Uppsala), Hàn Quốc (Đại
học Yonsei) các mối quan hệ này đang trở thành hiện thực bằng các thỏa thuận hợp tác trong
lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hàng năm Trường có thực hiện trao đổi sinh viên
với các đối tác nước ngoài như Đại học Mahidol Thái Lan, Đai học Osaka Nhật Bản, Đại học
Kanagawa Nhật Bản…

50
PHẦN IV

CÁC QUY CHẾ HIỆN HÀNH

TRÍCH QUY CHẾ

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5115 /QĐ-ĐHQGHN ngày 25 tháng 12 năm
2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 4. Hình thức dạy học, tín chỉ, giờ tín chỉ
1. Hình thức dạy học
a) Lý thuyết: sinh viên học tập trên lớp qua bài giảng trực tiếp của giảng viên tại lớp học
hoặc qua các lớp học trực tuyến.
b) Thực hành: sinh viên học tập qua thực hành, thực tập, làm thí nghiệm, làm bài tập, thảo
luận, đọc và nghiên cứu tài liệu dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
c) Tự học: sinh viên tự học tập và nghiên cứu theo kế hoạch và nội dung do giảng viên
giao và được kiểm tra đánh giá.
2. Tín chỉ: là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy được
từ học phần trong 15 giờ tín chỉ.
3. Giờ tín chỉ: là đại lượng đo thời lượng học tập của sinh viên, được phân thành ba loại
theo các hình thức dạy học và được xác định như sau:
a) Một giờ tín chỉ lý thuyết bằng 01 tiết lý thuyết; để tiếp thu được 1 giờ tín chỉ lý thuyết
sinh viên phải dành ít nhất 2 tiết chuẩn bị cá nhân.
b) Một giờ tín chỉ thực hành bằng 2 - 3 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 3 - 6 tiết
thực tập tại cơ sở; 3 – 4 tiết làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp;
để tiếp thu được 1 giờ tín chỉ thực hành sinh viên phải dành ít nhất 2 tiết chuẩn bị cá
nhân.
c) Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 3 tiết tự học bắt buộc và được kiểm tra đánh giá.
Điều 5. Học phần
1. Học phần: là một một phần kiến thức của chương trình đào tạo; mỗi học phần có khối
lượng kiến thức từ 2 đến 5 tín chỉ, được tổ chức giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ;
mỗi học phần có mã số riêng do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định.
2. Các loại học phần
a) Học phần bắt buộc: sinh viên bắt buộc phải tích lũy.
b) Học phần tự chọn có điều kiện: sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của đơn vị đào
tạo.
c) Học phần tự chọn tự do: sinh viên tự chọn theo nhu cầu cá nhân.
d) Học phần tiên quyết của một học phần: sinh viên phải tích lũy trước khi học học
phần đó.

51
e) Khóa luận, đồ án tốt nghiệp có khối lượng kiến thức từ 5 đến 10 tín chỉ được quy
định cụ thể trong chương trình đào tạo.
f) Thực tập, thực tế (nếu có) là một môn học bắt buộc.
g) Học phần điều kiện là các học phần ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc
phòng – an ninh và kỹ năng bổ trợ. Kết quả đánh giá các học phần điều kiện không
tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm
trung bình chung tích lũy, nhưng là điều kiện để xét tốt nghiệp.
3. Đề cương học phần
Đề cương học phần do giảng viên biên soạn dựa trên chuẩn đầu ra của học phần và được
thủ trưởng đơn vị quản lý học phần phê duyệt để cung cấp cho người học trước khi
giảng dạy. Đề cương học phần gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin về đơn vị đào tạo (tên trường, khoa, bộ môn);
b) Thông tin về giảng viên;
c) Thông tin về học phần (tên học phần, mã số học phần, bắt buộc hay tự chọn, số lượng
tín chỉ, loại tiết học, giờ học, các học phần tiên quyết);
d) Mục tiêu,chuẩn đầu ra, nội dung, phương pháp giảng dạy của học phần;
e) Thông tin về hình thức tổ chức, lịch trình dạy học;
f) Học liệu;
g) Các quy định về kiểm tra đánh giá;
h) Các thông tin khác (nếu có) theo quy định của đơn vị đào tạo quản lý học phần hoặc của Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Ngân hàng câu hỏi của học phần
a) Mỗi học phần có ngân hàng câu hỏi do đơn vị quản lý học phần tổ chức biên soạn, được
Hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa thẩm định và được Trường cho phép sử dụng để lựa
chọn làm đề kiểm tra đánh giá.
b) Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định cụ thể việc xây dựng ngân hàng câu hỏi của học phần

CHƯƠNG II
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Điều 10: Cấu trúc chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được sắp xếp theo các khối kiến thức:
1. Khối kiến thức chung được tổ chức giảng dạy thống nhất cho tất cả các ngành học;
2. Khối kiến thức theo lĩnh vực được tổ chức giảng dạy thống nhất cho các ngành học
thuộc cùng lĩnh vực;
3. Khối kiến thức theo khối ngành được tổ chức giảng dạy cho các ngành học thuộc cùng
khối ngành;
4. Khối kiến thức theo nhóm ngành được tổ chức giảng dạy cho các ngành học thuộc cùng
nhóm ngành;
5. Khối kiến thức ngành được tổ chức giảng dạy cho một ngành học.

52
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Điều 15: Học kỳ
Mỗi năm học có hai học kỳ chính và một học kỳ phụ.
Mỗi học kỳ chính có 15 tuần học và từ 3 đến 4 tuần thi.
Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần học và 1 tuần thi, được tổ chức trong thời gian giữa hai
học kỳ chính.
Điều 16. Khóa học
1. Thời gian của khóa học
a) Thời gian thiết kế của khóa học đào tạo chính quy là 8 học kỳ chính đối với đào tạo cử
nhân, từ 9 đến 10 học kỳ chính đối với đào tạo kỹ sư, 10 học kỳ chính đối với đào tạo
dược sĩ, 12 học kỳ chính đối với đào tạo bác sĩ.
b) Thời gian thiết kế của khóa học đào tạo vừa làm vừa học dài hơn so với khóa học đào
tạo chính quy tương ứng từ 1 đến 2 học kỳ chính.
c) Thời gian thiết kế của khóa học đào tạo văn bằng thứ hai do thủ trưởng đơn vị đào tạo
quy định cho từng sinh viên trên cơ sở khối lượng kiến thức đã được tích lũy và kết quả
học tập được bảo lưu, nhưng không vượt quá thời gian thiết kế của chương trình đào tạo
chính quy tương ứng.
d) Thời gian tối đa hoàn thành khóa học bao gồm thời gian thiết kế của khóa học cộng
với 4 học kỳ chính đối với các khóa học từ 4 đến dưới 5 năm; 6 học kỳ chính đối với
các khóa học từ 5 đến 6 năm.
e) Thời gian khóa học đồng thời hai chương trình đào tạo không vượt quá thời gian đào tạo
tối đa của chương trình đào tạo thứ nhất.
2. Năm đào tạo
Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào số tín chỉ tích luỹ ( không kể các học phần ngoại ngữ, tự
chọn tự do, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh và kỹ năng bổ trợ),
sinh viên được sắp xếp năm đào tạo như sau:
Chương trình đào Chương trình đào Chương trình đào
Năm đào tạo tạo chuẩn tạo chất lượng cao, tạo tài năng
chuẩn quốc tế
Năm thứ nhất Dưới 35 tín chỉ Dưới 40 tín chỉ Dưới 45 tín chỉ
Năm thứ hai Từ 35 - 70 tín chỉ Từ 40 – 80 tín chỉ Từ 45 – 90 tín chỉ
Năm thứ ba Từ 71 – 105 tín chỉ Từ 81 – 115 tín chỉ Từ 91 – 130 tín
chỉ
Năm thứ tư Từ 106 – 140 tín chỉ Từ 116 – 155 tín chỉ Từ 131 – 170 tín
chỉ
Năm thứ năm Từ 141 – 175 tín chỉ
Năm thứ sáu Từ 176 – 225 tín chỉ

Điều 17. Kế hoạch đào tạo


1. Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành kế hoạch năm học trước ngày 15 tháng 6 hàng
năm.

53
2. Trên cơ sở kế hoạch năm học do Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành, đơn vị đào tạo
xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, lịch trình đào tạo chi tiết theo kế hoạch thống
nhất, đảm bảo liên thông trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội và báo cáo Đại học
Quốc gia Hà Nội trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.
3. Đầu khóa học, đơn vị đào tạo thông báo cho sinh viên:
a) Cam kết chất lượng giáo dục;
b) Chương trình đào tạo;
c) Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
d) Điều kiện đảm bảo chất lượng (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, các phòng thí
nghiệm, thư viện và hệ thống học liệu);
e) Thông tin về học phí, học bổng;
f) Quy chế đào tạo và các quy định liên quan tới học tập, rèn luyện, sinh hoạt của sinh
viên.
4. Đầu năm học, đơn vị đào tạo thông báo cho sinh viên kế hoạch học tập của năm học.
5. Chậm nhất một tháng trước khi học kỳ mới bắt đầu, đơn vị đào tạo thông báo:
a) Thời khóa biểu của lớp học phần dự kiến giảng dạy trong học kỳ, gồm các thông tin:
tên học phần số, số tín chỉ, tên lớp học phần, tiết học, phòng học, số sinh viên tối
thiểu, tối đa của lớp học phần, họ và tên, email và số điện thoại liên lạc của giảng
viên dạy học phần và các thông tin khác;
b) Thời gian và cách thức tổ chức đăng ký học phần.
6. Tùy theo tình hình đăng ký học phần thực tế, đơn vị đào tạo thông báo các học phần
không thể tổ chức giảng dạy theo kế hoạch đã công bố sau khi hết hạn đăng ký học
phần.
7. Chậm nhất là một tháng sau khi kết thúc năm học, các đơn vị đào tạo nộp báo cáo
tổng kết năm học cho Đại học Quốc gia Hà Nội.
Điều 18. Thời gian hoạt động giảng dạy và học tập
Thời gian hoạt động giảng dạy và học tập của đơn vị đào tạo từ 07 giờ đến 21 giờ
hàng ngày, thống nhất trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội. Một tiết học kéo dài 50
phút. Thời gian nghỉ giữa hai tiết học là 10 phút.
Điều 19. Tổ chức lớp học
1. Lớp khóa học
a) Lớp khóa học được tổ chức cho các sinh viên cùng một ngành học trong cùng một
khóa học và ổn định từ đầu đến cuối mỗi khóa. Phụ trách lớp khóa học là giáo viên
chủ nhiệm. Đại diện lớp khóa học là Ban cán sự lớp.
b) Lớp khóa học được gọi tên theo ngành học và năm nhập học của sinh viên, có mã
hiệu theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
c) Sinh viên được phép nghỉ học tạm thời, khi trở lại học tiếp, được bố trí vào lớp khóa
học phù hợp với khối lượng kiến thức đã tích lũy nhưng giữ nguyên mã sinh viên đã
được cấp. Trường hợp sinh viên được bố trí vào lớp khóa học có những học phần
trong chương trình đào tạo khác biệt so với chương trình đào tạo mà sinh viên đã
theo học trước khi nghỉ học tạm thời. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định cho sinh
viên được bảo lưu hoặc phải học bổ sung những học phần tương đương.

54
2. Lớp học phần
a) Lớp học phần được tổ chức cho sinh viên học cùng một học phần trong cùng một
học kỳ. Đơn vị đào tạo phụ trách học phần có trách nhiệm thành lập và quản lý lớp
học phần.
b) Tên lớp học phần được gọi theo mã học phần. Một học phần có nhiều lớp học phần,
thì tên mỗi lớp sẽ là tên lớp học phần và bổ sung thêm số thứ tự lớp học phần.
c) Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định số lượng sinh viên tối thiểu và tối đa cho mỗi lớp
học phần. Lớp học phần sẽ không được tổ chức nếu số sinh viên đăng ký ít hơn số lượng
sinh viên tối thiểu đã quy định; khi đó sinh viên phải đăng ký học phần khác nếu chưa
đủ khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.
Điều 20. Đăng ký học phần
1. Số tín chỉ đăng ký học trong mỗi học kỳ (không bao gồm các học phần ngoại ngữ,
giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh, kỹ năng bổ trợ, cải thiện điểm, tự
chọn tự do).
a) Đối với học kỳ chính, không tính học kỳ cuối khóa:
- Chương trình đào tạo chuẩn: Tối thiểu 14 tín chỉ
- Chương trình đào tạo chất lượng cao: Tối thiểu 16 tín chỉ
- Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế: Tối thiểu 16 tín chỉ
- Chương trình đào tạo tài năng: Tối thiểu 18 tín chỉ
- Chương trình đào tạo chuẩn theo hình thức vừa làm vừa học và các chương trình đào
tạo còn lại: Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định.
Trường hợp sinh viên có nguyện vọng đăng ký học ít hơn số tín chỉ tối thiểu trong
một học kỳ phải được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị đào tạo.
b) Đối với học kỳ phụ: Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định.
2. Đăng ký học phần
a) Việc tổ chức đăng ký học các học phần trong chương trình đào tạo do Thủ trưởng đơn vị
đào tạo quy định. Sinh viên được đăng ký học và thi các học phần trong chương trình
đào tạo do bất kỳ một đơn vị đào tạo nào thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức giảng
dạy. Kết quả các học phần này được chuyển đổi và được công nhận ở tất cả các đơn vị
đào tạo trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
b) Các đơn vị đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và trên trang thông tin điện
tử của đơn vị kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu các học phần trước thời gian đăng ký
học ít nhất là 2 tuần để sinh viên biết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên của đơn
vị khác đăng ký học phần; chuyển dữ liệu đăng ký học phần, dữ liệu điểm học phần của
sinh viên tới đơn vị đào tạo quản lí sinh viên ngay sau khi kết thúc thời gian đăng ký
học và kết thúc việc chấm thi.
c) Tất cả các đơn vị đào tạo trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng thống nhất phần
mềm và cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo, quản lý người học.
d) Khi đăng ký học các môn học tự chọn, sinh viên phải xác định rõ học phần tự chọn có
điều kiện hay học phần tự chọn tự do. Những học phần tự chọn tự do đạt điểm D trở lên
được ghi trong bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp, không tính vào điểm trung
bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy.
3. Thời gian đăng ký học phần

55
a) Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập, sinh viên tham
khảo ý kiến tư vấn của cố vấn học tập để đăng ký các học phần dự định sẽ học trong học
kỳ đó;
b) Chậm nhất là 1 tháng trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, sinh viên phải hoàn thành đăng ký
các học phần.
c) Trong 2 tuần đầu của học kỳ chính hoặc trong 1 tuần đầu của học kỳ phụ, sinh viên
được phép đăng ký những học phần muốn học thêm hoặc đăng ký đổi sang lớp môn học
khác.
4. Đăng ký học lại
a) Đối với các học phần bắt buộc, nếu bị điểm F, sinh viên phải đăng ký học lại học
phần đó.
b) Đối với học phần tự chọn có điều kiện, nếu bị điểm F, sinh viên đăng ký học lại học
phần đó hoặc đăng ký học học phần tự chọn khác cùng khối kiến thức để thay thế.
5. Đăng ký học cải thiện điểm.
Đối với các môn học đạt điểm D, D+ trở lên, sinh viên được đăng ký học lại học
phần đó hoặc đổi sang học phần khác (nếu là học phần tự chọn có điều kiện) để cải
thiện điểm trung bình chung tích lũy. Điểm học phần cũ bị hủy bỏ khi việc đăng ký
học lại để cải thiện điểm được chấp nhận và sẽ được thay bằng điểm học phần để
cải thiện điểm.
6. Học phần được bảo lưu, học phần tương đương
Các học phần có cùng nội dung, thời lượng mà sinh viên chuyển trường trong và
ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, học văn bằng thứ hai, học cùng lúc hai chương trình
đào tạo, đi học tại trường đại học nước ngoài đã tích lũy sẽ được công nhận. Các học
phần khác, căn cứ chương trình đào tạo và nội dung đào tạo, Thủ trưởng đơn vị đào
tạo quyết định bảo lưu hoặc tương đương. Điểm và số tín chỉ của các học phần được
bảo lưu hoặc tương đương được công nhận và chuyển đổi để lập hồ sơ sinh viên trước
khi bắt đầu thực hiện kế hoạch học tập theo chương trình đào tạo mới.
7. Kết quả đăng ký học phần
Đơn vị đào tạo thông báo kết quả đăng ký học phầncho sinh viên khi sinh viên đã
hoàn thành việc đăng ký đảm bảo khối lượng học tập tối thiểu của học kỳ quy định
tại khoản 1, Điều này.
8. Đăng ký đề tài khoá luận hoặc đồ án tốt nghiệp
a) Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định:
- Điều kiện được đăng ký, quy trình đăng ký nhận đề tài, hình thức và thời gian làm
khoá luận hoặc đồ án tốt nghiệp;
- Số lượng khóa luận, đồ án tốt nghiệp tối đa do một giảng viên hướng dẫn trong cùng
một thời gian;
- Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn, trách nhiệm của bộ môn đối với sinh viên trong
thời gian làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp;
- Hình thức, quy trình chấm khoá luận, đồ án tốt nghiệp.
b) Trường trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ phân công cán bộ hướng dẫn khóa luận,
đồ án tốt nghiệp theo đề nghị của Trưởng bộ môn. Đề tài khóa luận, đồ án tốt nghiệp do
giảng viên hướng dẫn đề nghị và được thông qua ở bộ môn.
c) Sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp sẽ đăng ký học
các học phần thay thế do Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định. Các học phần thay thế
56
cho khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp được tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá như các
học phần khác.
Điều 21. Rút bớt học phần đã đăng ký
1. Việc rút bớt học phần áp dụng cho các trường hợp:
a) Theo nhu cầu và khả năng lựa chọn của sinh viên;
b) Sau khi đã đăng ký học phần, hạng học lực của sinh viên được xác định là phải rút
bớt học phần trong giới hạn khối lượng quy định;
c) Điểm trung bình chung học kỳ dưới 2,00 nhưng chưa thuộc diện bị buộc thôi học, sinh
viên được đăng ký học không quá 18 tín chỉ trong mỗi học kỳ chính.
2. Việc rút bớt học phần chỉ được chấp nhận trong 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính, 1 tuần kể
từ học kỳ phụ và được trả lại học phí. Ngoài thời hạn trên, học phần vẫn được giữ
nguyên trong phiếu đăng ký học, nếu sinh viên không học sẽ phải nhận điểm F và không
được trả lại học phí.
3. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:
a) Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng đào tạo;
b) Được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp nhận;
c) Không vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 20 của Quy chế này.
Sinh viên chỉ được phép không lên lớp đối với học phần xin rút bớt sau khi giảng viên
phụ trách học phần nhận được giấy báo của phòng đào tạo.
Điều 22. Đối tượng được miễn, tạm hoãn học các học phần giáo dục quốc phòng –
an ninh, giáo dục thể chất
1. Đối tượng được miễn, tạm hoãn học học phần giáo dục quốc phòng – an ninh
a) Đối tượng được miễn học toàn bộ học phần
- Sinh viên có bằng tốt nghiệp học viện, trường sĩ quan quân đội, công an;
- Sinh viên đã có chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh
- Sinh viên là người nước ngoài.
b) Đối tượng được miễn học, miễn thi các nội dung đã học
Sinh viên chuyển cơ sở đào tạo được miễn học các nội dung đã học nhưng phải có điểm
đánh giá kết quả học tập các nội dung tương ứng.
c) Đối tượng được miễn học các nội dung thực hành kỹ năng quân sự
- Sinh viên là tu sỹ thuộc các tôn giáo;
- Sinh viên có thương tật, khuyết tật bẩm sinh, bị bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng
vận động có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên;
- Sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có giấy xuất ngũ do đơn vị quân đội có
thẩm quyền cấp.
d) Đối tượng được tạm hoãn học
- Sinh viên bị ốm đau, tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn;
- Nữ sinh viên đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định hiện
hành;
Các đối tượng trên nếu được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận cho tạm hoãn học
thì sau khi hết thời hạn tạm hoãn phải tiếp tục học những nội dung còn thiếu theo
quy định.
2. Miễn, tạm hoãn học học phần giáo dục thể chất
a) Đối tượng được miễn học toàn bộ học phần

57
Sinh viên đã hoàn thành học phần giáo dục thể chất phù hợp với trình độ đào tạo.
b) Đối tượng được miễn học các nội dung thực hành
Sinh viên có thương tật, dị tật bẩm sinh làm hạn chế chức năng vận động (có giấy chứng
nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) được miễn học các nội dung thực
hành hoặc có thể lựa chọn nội dung đặc thù dành cho người khuyết tật.
c) Đối tượng được tạm hoãn học
- Sinh viên bị ốm đau, tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn;
- Nữ sinh viên đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định hiện
hành.
Thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét quyết định cho các đối tượng được tạm hoãn học.
Hết thời hạn tạm hoãn, sinh viên tiếp tục học những nội dung còn thiếu trong chương
trình quy định.
Điều 23. Đào tạo văn bằng thứ hai
1. Đào tạo văn bằng thứ hai theo hình thức chính quy dành cho người đã có bằng đại
học chính quy. Đào tạo văn bằng thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học dành cho
người đã có bằng đại học.
2. Chương trình đào tạo văn bằng thứ hai được xác định cho người học theo nguyên
tắc: người học được bảo lưu kết quả học tập đối với những học phần trong chương
trình đào tạo nghành học thứ nhất có từ 80% trở lên nội dung tương đương với nội
dung học phần trong chương trình đào tạo của ngành học mới và điểm học phần đạt
từ điểm D trở lên; những học phần có nội dung tương đương từ 50% đến dưới 80%
thì người học không được bảo lưu kết quả học tập nhưng có thể tự học và dự thi để
lấy điểm; những học phần chưa học hoặc có nội dung tương đương dưới 50% thì
người học phải dự học mới được dự thi theo quy định chung.
3. Căn cứ kết quả học tập trên bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp đại học thứ nhất,
Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định việc bảo lưu kết quả học tập, khối lượng kiến
thức, các học phần và nội dung phải học bổ sung cho từng sinh viên.
Điều 24. Học cùng lúc hai chương trình đào tạo
1. Sinh viên đang học tại các đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội theo hình thức
đào tạo chính quy được đăng ký học thêm một chương trình đào tạo thứ hai nếu có đủ
các điều kiện sau:
a) Ngành học chính của chương trình đào tạo thứ hai phải khác ngành học chính của
chương trình đào tạo thứ nhất;
b) Đã học ít nhất hai học kỳ của chương trình đào tạo thứ nhất;
c) Điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học đến thời điểm đăng ký
học chương trình đào tạo thứ hai đạt từ 2,00 trở lên;
d) Sinh viên có đơn xin học thêm chương trình đào tạo thứ hai và trả học phí theo quy định
của đơn vị đào tạo.
2. Đơn vị tổ chức đào tạo chương trình đào tạo thứ hai đề xuất những học phần tương
đương với những học phần trong chương trình đào tạo thứ nhất, trình Đại học Quốc gia
Hà Nội phê duyệt.
3. Căn cứ chỉ tiêu được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giao hàng năm, Thủ trưởng
đơn vị đào tạo tổ chức tuyển sinh cho hình thức học cùng lúc hai chương trình đào tạo.
4. Trong quá trình học cùng lúc hai chương trình đào tạo, sinh viên chỉ cần tích lũy một lần
các học phần chung, tương đương và phải tích lũy đủ các học phần còn lại của hai
58
chương trình đào tạo. Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ theo yêu cầu của cả hai chương
trình đào tạo, khi tốt nghiệp được cấp hai bằng.
5. Đơn vị tổ chức chương trình đào tạo thứ nhất và thứ hai cập nhật kết quả học tập của
sinh viên sau từng học kỳ. Sinh viên phải dừng học chương trình đào tạo thứ hai ở học
kỳ tiếp theo nếu kết thúc học kỳ có học lực xếp loại yếu ở một trong hai chương trình
đào tạo.
6. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình đào tạo thứ hai, nếu đã được công nhận
tốt nghiệp chương trình đào tạo thứ nhất và không vượt quá thời gian đào tạo tối đa của
chương trình đào tạo thứ nhất.
Điều 25. Chuyển đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo
1. Chuyển sinh viên học chương trình đào tạo tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao sang
học chương trình đào tạo chuẩn chính quy của ngành học tương ứng.
a) Sinh viên học chương trình đào tạo tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao chưa bị buộc
thôi học phải chuyển sang học chương trình đào tạo chuẩn chính quy của ngành học
tương ứng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
- Có một học phần nâng cao, bổ sung đạt điểm F;
- Có điểm trung bình chung các học phần tính đến thời điểm xét, đạt dưới 2,50;
- Bị kỷ luật trong thời gian học từ mức khiển trách trở lên.
b) Khi chuyển sang học chương trình đào tạo chuẩn chính quy, các học phần nâng cao, bổ
sung được chuyển đổi như sau
- Đối với học phần nâng cao, điểm học phần được giữ nguyên, số tín chỉ được quy đổi
theo chương trình đào tạo chuẩn;
- Đối với học phần bổ sung, Thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét cho phép thay thế bằng
học phần khác trong chương trình đào tạo chuẩn hoặc xác nhận là học phần tự chọn tự
do.
2. Bổ sung sinh viên học chương trình đào tạo chuẩn chính quy vào học chương trình đào
tạo tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao.
a) Căn cứ chỉ tiêu đào tạo đã công bố, Thủ trưởng đơn vị đào tạo tổ chức xét tuyển bổ sung
sinh viên vào học chương trình đào tạo tài năng, chuẩn quốc tế, chất lượng cao nếu có
đủ các điều kiện sau:
- Là sinh viên năm thứ hai hoặc năm thứ ba;
- Ngành học phù hợp với ngành học có chương trình đào tạo tài năng, chuẩn quốc tế,
chất lượng cao;
- Điểm trung bình chung các học phần tính đến thời điểm xét đạt từ 3,20 trở lên và trình
độ tiếng Anh đạt chuẩn bậc 3 trở lên;
- Điểm các học phần tương ứng với học phần trong chương trình đào tạo tài năng, chuẩn
quốc tế, chất lượng cao phải đạt từ B trở lên;
- Tư cách đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
b) Đối với việc chuyển đổi điểm học phần trong chương trình đào tạo chuẩn sang điểm học
phần nâng cao tương ứng, Thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét công nhận tương đương
hoặc yêu cầu học bổ sung kiến thức.
3. Không chuyển sinh viên đang học chương trình đào tạo liên kết quốc tế sang học các
chương trình đào tạo khác.

59
Điều 26. Chuyển trường
1. Sinh viên được chuyển đi học tại cơ sở đào tạo đại học khác ngoài Đại học Quốc gia
Hà Nội khi được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị đào tạo.
2. Sinh viên là người Việt Nam hoặc sinh viên người nước ngoài đang học tại trường
đại học ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội được chuyển về học tại Đại học Quốc gia Hà
Nội nếu có đủ các điều kiện sau:
a) Có nguyện vọng chuyển về học tại Đại học Quốc gia Hà Nội;
b) Không là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm cuối, có điểm trung bình chung các học
phần tính đến thời điểm xét đạt từ 2,50 trở lên;
c) Đạt yêu cầu bài thi đánh giá năng lực của đơn vị đào tạo;
d) Có đủ sức khỏe để học tập;
e) Không thuộc diện bị buộc thôi học, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm
hình sự;
Trường hợp đặc biệt, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định.
3. Sinh viên là người nước ngoài hoặc sinh viên Việt Nam đang học tại một cơ sở đào
tạo đại học ở nước ngoài có thể được xét để chuyển về học tại Đại học Quốc gia Hà
Nội khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 26 của Quy chế này và phải
có đầy đủ hồ sơ sinh viên (bản chính) khi làm thủ tục chuyển trường.
Các điều kiện về trình độ tiếng Việt hoặc ngoại ngữ:
a) Có trình độ tiếng Việt hoặc ngoại ngữ cần dùng đạt chuẩn bậc 4 trở lên trước khi
được tiếp nhận vào học. Việc kiểm tra do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (đối với tiếng Việt) và trường Đại học Ngoại ngữ (đối với ngoại ngữ) tổ chức
thực hiện;
b) Được miễn kiểm tra tiếng Việt hoặc ngoại ngữ nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Là công dân sử dụng ngoại ngữ cần dùng như ngôn ngữ chính thức;
- Đã tốt nghiệp đại học bằng ngoại ngữ cần dùng;
- Có chứng chỉ tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đạt bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam) trở lên.
4. Sinh viên chuyển trường được bảo lưu điểm và số tín chỉ của học phần theo quy định
tại khoản 6, Điều 20 và được miễn học, miễn thi các học phần giáo dục quốc phòng
– an ninh, giáo dục thể chất theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này.

60
CHƯƠNG IV
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Điều 27. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được tổ chức dưới các hình thức:
1. Tham gia câu lạc bộ khoa học sinh viên, sinh hoạt chuyên đề khoa học, báo cáo khoa
học tại các hội nghị, hội thảo khoa học, công bố bài báo khoa học trên các tạp chí
chuyên ngành;
2. Tham gia khảo sát thực địa, thực nghiệm khoa học, thực hiện khóa luận, đồ án tốt
nghiệp, đề tài nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tế.

61
Điều 29. Điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Điểm thưởng: cho những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải được
cộng vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung tích lũy để làm căn cứ
xét học bổng, xét chuyển tiếp vào học ở bậc sau đại học và các quyền lợi khác, không
dùng để xếp loại học lực hoặc xác định hạng tốt nghiệp.
2. Mức điểm thưởng được quy định như sau:
a) Đạt giải thưởng cấp Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Giải nhất: 0,20 điểm
Giải nhì: 0,15 điểm
Giải ba: 0,10 điểm
Giải khuyến khích: 0,07 điểm
b) Đạt giải thưởng cấp đơn vị đào tạo
Giải nhất: 0,20 điểm
Giải nhì: 0,15 điểm
Giải ba: 0,10 điểm
Giải khuyến khích: 0,07 điểm
Nếu công trình nghiên cứu khoa học do nhiều sinh viên cùng thực hiện thì điểm thưởng
được chia đều cho số sinh viên cùng tham gia.
3. Nếu sinh viên đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học ở các cấp thì chỉ cộng điểm
thưởng một lần ở mức giải cao nhất.
4. Công trình nghiên cứu khoa học được tính như một niên luận hoặc tiểu luận; được
thay cho mộthọc phần tự chọn có điều kiện thuộc khối kiến thức ngành sẽ được tích
lũy vào kết quả học tập chung của học kỳ; được tính đến khi xét học bổng, xét học tiếp
sau đại học và các quyền lợi khác, nếu có đủ các điều kiện sau:
a) Được Hội đồng cấp khoa đánh giá cho điểm (quy về thang điểm 10) và quy định
thay cho học phần nào trong chương trình đào tạo của ngành học; Nếu công trình
nghiên cứu khoa học do nhiều sinh viên cùng thực hiện thì sinh viên được hưởng quyền
lợi như nhau;
b) Sinh viên có nguyện vọng.

62
CHƯƠNG VI
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA SINH VIÊN
Điều 32. Nghĩa vụ của sinh viên
1. Thực hiện nhiệm vụ của công dân theo quy định của pháp luật. Sinh viên là người nước
ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam;
2. Thực hiện đúng các quy chế, quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào
tạo về công tác sinh viên;
3. Những việc sinh viên không được làm: sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; vi phạm kỷ
luật phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi,
thực tập hộ; sao chép tài liệu mà không trích dẫn hoặc nhờ làm hộ tiểu luận, khóa luận,
đồ án tốt nghiệp, công trình nghiên cứu khoa học; thực hiện, tham gia các hoạt động trái
pháp luật.
Sinh viên không trung thực và có hành vi gian lận trong nghiên cứu khoa học, làm tiểu
luận, khóa luận, đồ án tốt nghiệp, bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập một năm đến mức
buộc thôi học.
4. Sinh viên có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về kỷ luật phòng thi, nếu vi
phạm sẽ bị kỷ luật ở các mức sau:
a) Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên phạm lỗi 1 lần nhìn bài của người khác, trao
đổi bài, thảo luận bài trong giờ thi. Sinh viên bị khiển trách khi thi học phần nào sẽ
bị trừ 25% số điểm đạt được của bài thi môn học đó;
b) Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên vi phạm một trong các lỗi:
- Đã bị khiển trách 1 lần nhưng trong giờ thi học phần đó vẫn tiếp tục vi phạm quy
định;
- Trao đổi bài làm, giấy nháp với người khác;
- Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như
nhau, trừ trường hợp nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng tỏ mình thực sự bị
quay cóp thì thủ trưởng đơn vị đào tạo có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo
xuống mức khiển trách.
Sinh viên bị cảnh cáo khi thi học phần nào sẽ bị trừ 50% số điểm đạt được của bài
thi môn học đó.
c) Đình chỉ thi: áp dụng đối với sinh viên vi phạm một trong các lỗi:
- Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi học phần đó vẫn tiếp tục vi phạm quy
định;
- Sau khi đã bóc đề thi bị phát hiện mang theo những vật dụng không được phép;
- Đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi
Sinh viên bị kỷ luật đình chỉ thi sẽ bị điểm không (0) bài thi môn học đó và phải ra
khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định đình chỉ thi.
Sinh viên bị kỷ luật đình chỉ thi sẽ bị điểm không (0) bài thi học phần đó và phải ra
khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định đình chỉ thi.
Các hình thức kỷ luật nói trên do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ
hình thức kỷ luật.
d) Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 1 năm nếu vi
phạm lần thứ nhất và buộc thôi nếu vi phạm lần thứ hai.

63
Điều 33. Quyền lợi của sinh viên
1. Được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước cũng như các
quy chế, quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo;
2. Được phép thôi học vì lý do chủ quan của cá nhân, trong trường hợp này, sinh viên phải
hoàn trả cho đơn vị đào tạo toàn bộ kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước trong thời
gian theo học;
3. Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp
sau đây:
a) Được động viên vào lực lượng vũ trang. Thời gian nghỉ học tạm thời không tính vào
thời gian tối đa được phép học;
b) Bị ốm hoặc bị tai nạn buộc phải điều trị trong thời gian dài có giấy xác nhận của cơ sở
y tế. Thời gian nghỉ học tạm thời không tính vào thời gian tối đa được phép học;
c) Vì lý do cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở đơn vị đào
tạo, không bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00.
Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian tối đa được
phép học.
Sinh viên nghỉ học tạm thời nếu muốn học tiếp phải có đơn đề nghị Thủ trưởng đơn
vị đào tạo giải quyết chậm nhất 2 tuần trước khi hết thời hạn nghỉ học tạm thời.

64
CHƯƠNG VII
KIỂM TRA, THI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Điều 34. Đánh giá kết quả học phần
1. Điểm đánh giá môn học (gọi là điểm học phần) bao gồm: điểm đánh giá bộ phận
(trung bình của các điểm kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ) và điểm thi kết thúc học
phần, trong đó, điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và có trọng số không dưới
60% điểm của học phần.
2. Kiểm tra đánh giá thường xuyên là hoạt động của giảng viên sử dụng các kỹ thuật đánh
giá khác nhau trong các hình thức dạy học nhằm kiểm tra việc nắm vững kiến thức và
rèn luyện kỹ năng đã được xác định trong mục tiêu của học phần, đồng thời qua đó có
được những thông tin phản hồi giúp giảng viên, sinh viên điều chỉnh cách dạy, cách học,
thay đổi phương pháp dạy và học cho phù hợp.
3. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ là hoạt động của giảng viên vào những thời điểm đã được
quy định trong đề cương học phần, nhằm đánh giá mức độ đạt mục tiêu học phần ở giai
đoạn tương ứng của sinh viên.
4. Bài thi kết thúc học phần có thể thực hiện bằng hình thức thi tự luận, trắc nghiệm,
vấn đáp, làm bài tập lớn hoặc kết hợp các hình thức trên.
5. Hình thức kiểm tra đánh giá học phần, trọng số của các điểm kiểm tra đánh giá bộ
phận và điểm thi kết thúc học phần được quy định trong đề cương học phần.
6. Nội dung kiểm tra đánh giá phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong đề
cương học phần. Đáp án và thang điểm chấm điểm bộ phận, chấm bài thi kết thúc học
phần phải được biên soạn cùng với đề kiểm tra đánh giá, đề thi. Thủ trưởng đơn vị đào
tạo quy định việc sử dụng đề kiểm tra, đề thi do giảng viên đề xuất hoặc lấy từ ngân
hàng câu hỏi.
Điều 35. Tổ chức kiểm tra đánh giá và thi kết thúc học phần
1. Việc kiểm tra và chấm điểm bộ phận của mỗi học phần do giảng viên lớp học phần trực
tiếp thực hiện và thông báo kết quả cho sinh viên, chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ sau
ngày kiểm tra hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.
Sinh viên chưa có điểm đánh giá bộ phận vì có lý do chính đáng được cơ quan có
thẩm quyền xác nhận và được Chủ nhiệm khoa của khoa trực thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội (hoặc Chủ nhiệm khoa của khoa thuộc trường đại học thành viên) đồng ý,
giảng viên tổ chức kiểm tra đánh giá bổ sung cho sinh viên.
Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc học phần nếu có điểm đánh giá bộ phận lớn hơn 0, trả
học phí đầy đủ và đáp ứng các điều kiện kết thúc học phần do Thủ trưởng đơn vị phụ
trách học phần quy định.
2. Đơn vị đào tạo tổ chức thi kết thúc học phần. Đối với học phần có nhiều lớp học phần
cùng học trong một học kỳ,thi kết thúc học phần được tổ chức vào cùng thời gian, với
cùng đề thi.
Cuối mỗi kỳ, đơn vị đào tạo tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện tổ chức thêm
một kỳ thi phụ. Đối với mỗi học phần, sinh viên chỉ được dự thi một lần trong cùng một
kỳ thi. Kỳ thi phụ chỉ dành cho những sinh viên chưa dự kỳ thi chính vì lý do chính
đáng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và được thủ trưởng đơn vị đào tạo cho
phép.

65
3. Lịch thi của kỳ thi chính phải được thông báo trước ít nhất 1 tháng, lịch thi của kỳ thi
phụ phải được thông báo trước ít nhất 1 tuần. Trong kỳ thi, từng môn học phần được tổ
chức thi riêng biệt, không bố trí thi ghép một số học phần trong cùng một buổi thi của
một sinh viên.
4. Chậm nhất một ngày sau khi kết thúc giảng dạy học phần, giảng viên gửi danh sách sinh
viên được dự thi, không được dự thi kết thúc học phần (có nêu rõ lý do) về phòng Đào
tạo. Căn cứ đề nghị của giảng viên và nghĩa vụ khác của sinh viên, phòng Đào tạo lập
danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi và phân phòng thi.
5. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định cụ thể quy trình coi thi và chấm thi.
6. Các học phần kỹ năng bổ trợ được tổ chức thi và cấp chứng chỉ tại đơn vị phụ trách đào
tạo kỹ năng bổ trợ.
7. Việc chấm thi và công bố điểm học phần được hoàn thành chậm nhất là 15 ngày làm
việc kể từ ngày tổ chức thi kết thúc học phần. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định quy
trình thực hiện và quản lý các điểm bộ phận, điểm thi kết thúc học phần và điểm học
phần.
8. Đề thi, đáp án và tất cả các bài thi kết thúc học phần sau khi chấm xong phải được bảo
quản và lưu trữ ít nhất 2 năm kể từ ngày thi. Bảng điểm bộ phận, danh sách thi kết thúc
học phần và bảng tổng hợp điểm của học phần (file điện tử) là tài liệu lưu trữ vĩnh viễn
của đơn vị đào tạo.
9. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng
phải nhận điểm 0 (không). Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được thi bổ sung vào
kỳ thi phụ như qui định tại khoản 2, Điều này hoặc được bảo lưu các điểm thành phần
và được dự thi kết thúc học phần vào học kỳ sau.
Điều 36. Chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp
1. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định thành lập Hội đồng chấm khóa luận hoặc đồ án
tốt nghiệp gồm ít nhất 3 thành viên do Chủ nhiệm khoa (đối với trường đại học thành
viên) hoặc Trưởng bộ môn (đối với Khoa trực thuộc) đề nghị.
2. Khoá luận, đồ án tốt nghiệp được chấm theo thang điểm 10, có lẻ đến một chữ số thập
phân và được quy đổi sang điểm chữ theo quy định tại khoản 2, Điều 38 của Quy chế
này. Điểm khoá luận, đồ án tốt nghiệp được thông báo công khai chậm nhất là một tuần
sau khi các Hội đồng chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.
3. Điểm khoá luận, đồ án tốt nghiệp hoặc điểm các môn học thay thế được tính vào điểm
trung bình chung tích lũy của toàn khóa học.
4. Sinh viên có khoá luận hoặc đồ án tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng ký làm lại khoá luận,
đồ án tốt nghiệp hoặc phải đăng ký học các học phần thay thế theo quy định.

66
Điều 38. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ
0 đến 10), có lẻ đến một chữ số thập phân.
2. Điểm học phần là tổng của điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần sau
khi đã tính trọng số được quy định trong đề cương học phần và được làm tròn đến
một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ.
a) Loại đạt: 9,0 – 10 tương ứng với A+
8,5 – 8,9 tương ứng với A
8,0 – 8,4 tương ứng với B+
7,0 – 7,9 tương ứng với B
6,5 – 6,9 tương ứng với C+
5,5 – 6,4 tương ứng với C
5,0 – 5,4 tương ứng với D+
4,0 – 4,9 tương ứng với D
b) Loại không đạt: Dưới 4,0 tương ứng với F
c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ,
khi xếp mức đánh giá được sử dụng các ký hiệu sau:
I – Chưa đủ điểm đánh giá bộ phận
X – Chưa có kết quả thi kết thúc học phần
d) Đối với những môn học được Thủ trưởng đơn vị đào tạo cho phép chuyển điểm hoặc
được đánh giá đầu học kỳ (nếu có), khi xếp mức đánh giá sử dụng ký hiệu R viết sau
điểm học phần.
3. Việc xếp loại các mức điểm A+,A, B+, B, C+,C, D+, D, F được áp dụng cho các trường
hợp sau đây:
a) Những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận. Trường hợp sinh viên bỏ
học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do sẽ không có điểm;
b) Chuyển đổi từ mức đánh giá I, sau khi đã có các kết quả điểm đánh giá bộ phận mà
trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;
c) Chuyển đổi từ mức đánh giá X, sau khi nhận được kết quả thi kết thúc học phần.
4. Việc xếp loại ở mức điểm F, ngoài những trường hợp như đã quy định tại khoản 2, Điều
này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định nhận mức
điểm F.
5. Việc xếp loại theo mức đánh giá I được áp dụng cho các trường hợp:
a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học phần, sinh viên bị ốm hoặc bị
tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, được Thủ trưởng đơn vị đào tạo cho phép;
b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì lý do khách quan và được Thủ
trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận.
Trừ các trường hợp đặc biệt do Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định, trong học kỳ kế
tiếp, sinh viên nhận mức đánh giá I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ
để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng
không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.

67
6. Việc xếp loại theo mức đánh giá X được áp dụng đối với những học phần mà phòng
Đào tạo chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ giảng viên phụ trách
học phần.
Điều 39. Đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau mỗi học kỳ chính theo các tiêu chí sau:
1. Khối lượng kiến thức học tập là tổng số tín chỉ của những học phần (không tính học
phần tự chọn tự do) mà sinh viên đã đăng ký học trong học kỳ.
2. Khối lượng kiến thức tích lũy là tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá
loại đạt, tính từ đầu khóa học.
3. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình theo trọng số tín chỉ của các học phần
mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó (bao gồm cả các học phần được đánh giá loại
đạt và không đạt).
4. Điểm trung bình chung các học phần là điểm trung bình theo trọng số tín chỉ của các
học phần mà sinh viên đăng ký học từ đầu khóa học cho tới thời điểm xem xét (bao gồm
cả các học phần được đánh giá loại đạt và không đạt).
5. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình theo trọng số tín chỉ của các học
phần đã được đánh giá loại đạt mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho
tới thời điểm xem xét.
Điều 40. Cách tính điểm trung bình chung
1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần, điểm trung
bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần được quy đổi qua điểm số như
sau:
A+ tương ứng với 4,0
A tương ứng với 3,7
B +
tương ứng với 3,5
B tương ứng với 3,0
C+ tương ứng với 2,5
C tương ứng với 2,0
D+ tương ứng với 1,5
D tương ứng với 1,0
F tương ứng với 0
2. Điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình
chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:
n
 a i ni
A i 1
n
 ni
i 1
trong đó:
A: là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung các học phần hoặc điểm
trung bình chung tích lũy
i: là số thứ tự học phần
ai: là điểm của học phần thứ i
68
ni: là số tín chỉ của học phần thứ i
n: là tổng số học phần trong học kỳ hoặc tổng số học phần tính từ đầu khóa học tới thời
điểm xem xét hoặc tổng số học phần đã tích lũy.
Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng-an ninh, giáo dục thể chất,
kỹ năng bổ trợ không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung
các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.
Điểm trung bình chung học kỳ được dùng để xét cảnh báo học vụ, buộc thôi học, nghỉ
học tạm thời, xếp loại học lực, học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ.
Điểm trung bình chung các học phần được dùng để đăng ký học cùng lúc chương trình
đào tạo thứ hai, chuyển đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo.
Điểm trung bình chung tích lũy được dùng để cảnh cáo học vụ, xét buộc thôi học, xếp
hạng tốt nghiệp.
Điều 41. Xử lý học vụ
Sau mỗi học kỳ chính, đơn vị đào tạo thực hiện xử lý học vụ. Kết quả học tập của
học kỳ phụ được tính vào kết quả học tập của học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ.
1. Cảnh báo học vụ
Đơn vị đào tạo thực hiện cảnh báo học vụ theo từng học kỳ cho sinh viên có kết quả
học tập như sau:
a) Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40
đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80
đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khóa;
b) Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00
đối với các học kỳ tiếp theo;
c) Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khóa học đến thời
điểm xét đã quá 24 tín chỉ.
Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị đào tạo, Thủ trưởng đơn vị quy định áp dụng một
hoặc hai trong ba điều kiện nêu trên để cảnh báo kết quả học tập của sinh viên và quy
định số lần cảnh báo học vụ, nhưng không quá 2 lần liên tiếp.
2. Buộc thôi học
Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Thủ trưởng đơn
vị đào tạo;
b) Vượt quá thời gian tối đa được phép học quy định tại khoản 1, Điều 16 của Quy chế
này;
c) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại mục d,
khoản 4, Điều 32 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xóa tên khỏi danh sách sinh
viên của trường.
Chậm nhất 1 tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, đơn vị đào tạo phải
thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.
d) Sau khi hết hạn nghỉ học tạm thời sinh viên không có đơn xin học trở lại theo quy định
tại khoản 3, Điều 33 của Quy chế này.
***Lưu ý: Sau khi có kết quả học cải thiện, học lại trong vòng 7 ngày sinh viên phải nộp
lại ngay cho phòng Đào tạo Trường Đại học Y Dược để được cập nhật bảng điểm kịp
thời trên hệ thống.

69
Điều 42. Xếp loại học lực
1. Loại học lực là căn cứ để xác định khối lượng học tập sinh viên được đăng ký trong
học kỳ kế tiếp. Trường hợp loại học lực của sinh viên được xác định vào thời điểm
sau khi sinh viên đã đăng ký học phần, sinh viên phải rút bớt học phần trong giới hạn
khối lượng quy định.
2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung học kỳ, học lực của sinh viên được
xếp thành các loại sau
a) Xuất sắc: Điểm trung bình chung học kỳ từ 3,60 đến 4,00;
b) Giỏi: Điểm trung bình chung học kỳ từ 3,20 đến 3,59;
c) Khá: Điểm trung bình chung học kỳ từ 2,50 đến 3,19;
d) Trung bình: Điểm trung bình chung học kỳ từ 2,00 đến 2,49;
e) Yếu: Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường
hợp bị buộc thôi học.

CHƯƠNG VIII
CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
Điều 43. Điều kiện tốt nghiệp
1. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo được xét công nhận tốt nghiệp nếu có
đủ các điều kiện sau:
a) Trong thời gian học tập tối đa của khóa học;
b) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách
nhiệm hình sự;
c) Tích lũy đủ số tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo;
d) Điểm trung bình chung tích lũy của khóa học đạt từ 2,00 trở lên. Đối với chương
trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tài năng và chuẩn quốc tế, đạt từ 2,50 trở lên;
e) Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ quy định tại khoản 3, Điều 12 của Quy chế này;
f) Đáp ứng những yêu cầu về kết quả học tập đối với một số học phần chuyên môn đặc
thù mà Đại học Quốc gia Hà Nội và đơn vị đào tạo có quy định bằng văn bản;
g) Được đánh giá đạt các học học phần giáo dục quốc phòng – an ninh, giáo dục thể chất
và kỹ năng bổ trợ;
h) Có đơn gửi Phòng Đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt
nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học.
2. Sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao,
chuẩn quốc tế được xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân chương trình đào tạo
chuẩn tương ứng theo hình thức đào tạo chính quy.
3. Sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận điểm các học phần
trong chương trình đào tạo đã tích lũy.
Điều 44. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng đại học
1. Định kỳ mỗi năm 4 lần (tháng 3; tháng 6 và tháng 7; tháng 9; tháng 12), Thủ trưởng
đơn vị đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng xét tốt nghiệp cho sinh viên đã hoàn
thành chương trình đào tạo của đơn vị. Hội đồng xét tốt nghiệp do Thủ trưởng hoặc
cấp phó của Thủ trưởng đơn vị đào tạo làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo phòng Đào
tạo làm ủy viên thư ký và một số ủy viên khác.

70
2. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng trường đại học thành
viên ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng đại học cho sinh viên đào tạo
tại trường mình, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ra quyết định công nhận tốt
nghiệp và cấp bằng đại học cho sinh viên đào tạo tại Khoa trực thuộc theo đề nghị
của Chủ nhiệm khoa.
3. Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngành học, trong bằng có ghi rõ tên ngành học,
hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, hạng tốt nghiệp. Đối với ngành chính – ngành
phụ, trong bằng ghi tên ngành học chính; đối với ngành kép, trong bằng ghi tên ngành
kép.
4. Bản chính bằng tốt nghiệp chỉ cấp một lần, không cấp lại.
5. Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học,
cụ thể như sau:
a) Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
b) Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
c) Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
d) Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
6. Hạng tốt nghiệp cho sinh viên học văn bằng thứ hai hoặc học cùng lúc hai chương
trình đào tạo được xét theo kết quả học tập các học phần được bảo lưu của chương
trình đào tạo thứ nhất và kết quả học tập các học phần được tích lũy trong thời gian
học chương trình đào tạo thứ hai.
7. Những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa đạt hạng xuất sắc hoặc giỏi, hạng tốt
nghiệp sẽ bị hạ một hạng nếu bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
8. Bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp được quy định thống nhất trong toàn Đại học
Quốc gia Hà Nội về hình thức và nội dung, trong đó điểm đánh giá của từng học phần
ghi theo mức điểm chữ, bao gồm cả kết quả các học phần tự chọn tự do. Trên cơ sở
bảng điểm bằng tiếng Việt, đơn vị đào tạo lập và cấp bảng điểm bằng tiếng nước ngoài
cho sinh viên.
9. Đơn vị đào tạo công bố công khai danh sách sinh viên tốt nghiệp (mã số sinh viên, họ và
tên, ngày tháng năm sinh, ngành học) trên trang web của đơn vị và chịu trách nhiệm về
chất lượng đào tạo, giá trị văn bằng do đơn vị cấp.
10. Sinh viên chưa hoàn thành học phần giáo dục quốc phòng – an ninh, học phần giáo dục
thể chất, kỹ năng bổ trợ nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5
năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về đơn vị đào tạo học lại để có đủ điều kiện
tốt nghiệp.

71
TRÍCH QUY CHẾ
CÔNG TÁC SINH VIÊN TẠI ĐHQGHN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/QĐ-ĐHQGHN ngày 05/01/2017 của
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)
CHƯƠNG II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN
Điều 4. Quyền của sinh viên
1. Được nhận vào học đúng ngành đã trúng tuyển, được cấp thẻ sinh viên, được cấp
tài khoản thông tin riêng phục vụ hoạt động học tập.
2. Được hưởng đầy đủ các quyền về đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học hiện hành
tại ĐHQGHN.
3. Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài theo quy định hiện hành, tham gia các
hoạt động trao đổi, giao lưu sinh viên quốc tế trong khuôn khổ chương trình hoặc hiệp định
hợp tác quốc tế của Nhà nước, ĐHQGHN hoặc đơn vị; được đăng ký học chương trình đào
tạo thứ hai, các chương trình khác và học chuyển tiếp ở các trình độ cao hơn theo quy định
hiện hành của Nhà nước, ĐHQGHN.
4. Được cấp Bằng tốt nghiệp đại học theo quy định.
5. Được đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi Olympic hoặc
năng khiếu, tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ chuyên ngành (nếu có).
6. Được sử dụng học liệu, thiết bị và phương tiện phục vụ học tập, nghiên cứu khoa
học theo quy định.
7. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về
việc học tập, rèn luyện theo quy định; được phổ biến nội quy, quy định, quy chế về đào tạo,
rèn luyện, chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của
ĐHQGHN có liên quan đến sinh viên.
8. Được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động trong tổ chức chính trị và
các đoàn thể xã hội khác; được tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội phù hợp với quy định
của pháp luật và của ĐHQGHN.
9. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình đóng góp ý kiến với thủ
trưởng đơn vị đào tạo, các tổ chức và cá nhân liên quan về các vấn đề liên quan đến việc dạy
- học.
10. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được đơn vị đào tạo và chính
quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nếu ở ngoại trú.
11. Được thực tập, thực tế tại các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước (nếu Thủ
trưởng đơn vị đào tạo cho phép); được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm.
12. Được cung cấp các giấy tờ cần thiết, hỗ trợ các thủ tục tìm kiếm việc làm sau khi
tốt nghiệp.
13. Được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà
nước và của ĐHQGHN.
14. Được đăng ký ở ký túc xá (nếu đáp ứng các điều kiện và có nguyện vọng) hoặc
hỗ trợ tìm kiếm chỗ ở, được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước
và của ĐHQGHN.

72
Điều 5. Nghĩa vụ của sinh viên
1. Chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các
quy định của ĐHQGHN, đơn vị đào tạo và các đơn vị hỗ trợ đào tạo.
2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của đơn vị; thực
hiện nghĩa vụ của sinh viên theo Quy chế đào tạo đại học và Quy chế công tác sinh viên hiện
hành tại ĐHQGHN; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối
sống.
3. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi theo quy định của
ĐHQGHN.
4. Đeo Thẻ sinh viên khi đến trường và trong liên hệ công việc với các đơn vị thành
viên, trực thuộc ĐHQGHN.
5. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc khám sức khỏe đầu khóa, khám sức khỏe định kỳ
trong thời gian học tập theo quy định.
6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế và các khoản lệ phí khác đầy đủ, đúng quy định, hoàn
trả vốn vay quỹ tín dụng đào tạo đúng thời hạn.
7. Khai báo và cập nhật đầy đủ, đúng thời hạn các thông tin cá nhân trên cổng thông tin
điện tử dành cho sinh viên khi vào trường, trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp theo
quy định của ĐHQGHN.
8. Có ý thức xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát huy thương hiệu của ĐHQGHN, đơn vị
đào tạo và các đơn vị hỗ trợ đào tạo.
9. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong và ngoài
ĐHQGHN, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập, rèn luyện; thực hiện nếp sống
văn hóa học đường.
10. Thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật; tham gia đầy đủ các hoạt
động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng phù hợp với khả năng theo yêu cầu của đơn vị đào tạo
và các đơn vị có liên quan trong ĐHQGHN.
11. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động sau khi được nhận học
bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước, ĐHQGHN cấp hoặc do các quỹ tài trợ theo thỏa thuận,
Hiệp định, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định.
12. Giữ gìn, bảo vệ tài sản công và của cá nhân bao gồm cả học liệu, thiết bị và phương
tiện phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học; sử dụng tài khoản thông tin riêng đúng mục đích
theo quy định.
13. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động
khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, lãnh đạo nhà trường hoặc
các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi
cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của các cá nhân.
14. Tham gia công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình, cộng đồng.
15. Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật, của đơn vị
đào tạo và của ĐHQGHN.
Điều 6. Các hành vi sinh viên không được làm
Thực hiện theo quy định tại Điều 88 Luật Giáo dục, Điều 61 Luật Giáo dục đại học và
các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

73
CHƯƠNG V
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
Điều 23. Nội dung đánh giá
1. Đánh giá kết quả rèn luyện là đánh giá ý thức, thái độ, phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống của từng sinh viên trên các mặt:
a) Thực hiện nghĩa vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học: Ý thức và kết quả học tập,
nghiên cứu khoa học;
b) Ý thức chấp hành nội quy, quy chế của ĐHQGHN, các đơn vị;
c) Ý thức tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng
chống các tệ nạn xã hội;
d) Ý thức công dân, quan hệ với cộng đồng;
e) Ý thức, kết quả tham gia công tác của trường, khoa, lớp, các đoàn thể, tổ chức khác
trong đơn vị.
2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100.
3. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên được tiến hành định kỳ theo học kỳ,
năm học và toàn khóa học: Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng điểm đạt được của 5 nội dung
đánh giá chi tiết tại Điều 25; Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn
luyện các học kỳ của năm học đó; Điểm rèn luyện toàn khóa học là trung bình cộng của điểm
rèn luyện các học kỳ của khóa học.
4. Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị mình xây
dựng quy trình đánh giá, quy định các tiêu chí và mức điểm chi tiết cho phù hợp với các nội
dung đánh giá và không vượt quá khung điểm quy định của Quy chế này.
Điều 24. Khung điểm đánh giá
1. Đánh giá về ý thức và kết quả học tập, nghiên cứu khoa học với khung điểm từ 0 đến
20 điểm tập trung vào các tiêu chí:
a) Ý thức và thái độ trong họctập;
b) Ý thức, thái độ tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động học thuật, hoạt động
ngoại khóa, hoạt động nghiên cứu khoa học;
c) Ý thức và thái độ tham gia các kỳ thi, cuộc thi;
d) Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập;
e) Kết quả học tập, nghiên cứu.
2. Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế và các yêu cầu, quy định có liên quan
của đơn vị và của ĐHQGHN với khung điểm từ 0 đến 25 điểm tập trung vào các tiêu chí:
a) Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo
và ĐHQGHN;
b) Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế, quy định của đơn vị đào tạo và các đơn vị
liên quan.
3. Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể
thao, phòng chống các tệ nạn xã hội với khung điểm từ 0 đến 20 điểm tập trung vào các tiêu
chí:
a) Ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa,
nghệ thuật, thể thao;
b) Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội;
74
c) Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
4. Đánh giá về ý thức công dân và quan hệ với cộng đồng với khung điểm từ 0 đến 25
điểm tập trung vào các tiêu chí:
a) Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng;
b) Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen
thưởng;
c) Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người gặp khó khăn, hoạn nạn.
5. Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác lớp, đoàn thể, các tổ chức khác
trong đơn vị, các thành tích đặc biệt trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện của sinh
viên góp phần vào hoạt động nâng cao, quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN với khung điểm từ
0 đến 10 điểm tập trung vào các tiêu chí:
a) Ý thức, tinh thần, thái độ, uy tín và hiệu quả công việc của sinh viên khi được phân
công nhiệm vụ quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các Câu lạc
bộ và các tổ chức khác của đơn vị;
b) Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, quản lý các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh
viên, các Câu lạc bộ và các tổ chức khác của đơn vị;
c) Hỗ trợ và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp, tập thể, khoa và đơn vị
đào tạo;
d) Thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên.
Điều 25. Phân loại kết quả rèn luyện
1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và
kém.
a) Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;
b) Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;
c) Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;
d) Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;
e) Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;
g) Dưới 35 điểm: loại kém.
2. Nếu sinh viên bị kỷ luật ở mức khiển trách thì kết quả rèn luyện không vượt quá
loại khá. Sinh viên bị kỷ luật ở mức cảnh cáo thì kết quả rèn luyện không được vượt quá loại
trung bình.
3. Sinh viên bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập không được đánh giá rèn luyện trong
thời gian bị đình chỉ. Đối với những trường hợp này tại thời điểm đã vi phạm kỷ luật nhưng
chưa thi hành Quyết định kỷ luật, thì điểm rèn luyện do Hội đồng cấp đơn vị quyết định
nhưng không vượt quá loại yếu.
4. Sinh viên bị kỷ luật ở mức buộc thôi học không được đánh giá kết quả rèn luyện.
5. Sinh viên hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chậm so với quy định của khóa
học thì tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện trong thời gian đang hoàn thành bổ sung
chương trình học và tốt nghiệp, tùy thuộc vào nguyên nhân để quy định mức đánh giá rèn
luyện tại kỳ bổ sung.
6. Sinh viên khuyết tật, tàn tật, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc cha hoặc mẹ, hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn có xác nhận của địa phương theo quy định đối với những hoạt động rèn luyện
75
không có khả năng tham gia hoặc đáp ứng yêu cầu chung thì được ưu tiên, động viên, khuyến
khích, cộng điểm khi đánh giá kết quả rèn luyện qua sự nỗ lực và tiến bộ của sinh viên tùy
thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
7. Sinh viên nghỉ học tạm thời được bảo lưu kết quả rèn luyện sẽ được đánh giá kết
quả rèn luyện khi tiếp tục trở lại học tập theo quy định.
8. Sinh viên học đồng thời hai chương trình đào tạo sẽ được đánh giá kết quả rèn
luyện tại đơn vị quản lý chương trình thứ nhất và lấy ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý
chương trình thứ hai làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thêm. Trường hợp chương trình thứ nhất
đã hoàn thành thì đơn vị quản lý chương trình thứ hai sẽ tiếp tục đánh giá kết quả rèn luyện
của sinh viên.
9. Sinh viên chuyển trường được sự đồng ý của lãnh đạo cả hai đơn vị đào tạo thì được
bảo lưu kết quả rèn luyện của đơn vị đào tạo cũ khi học tại đơn vị đào tạo mới và tiếp tục
được đánh giá kết quả rèn luyện ở các học kỳ tiếp theo.
Điều 26. Các bước đánh giá
Sau mỗi học kỳ, sinh viên tự đánh giá theo “Phiếu cho điểm đánh giá kết quả rèn luyện”
và nộp cho lớp trưởng lớp khóa học.
Giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập chỉ đạo họp lớp khóa học, tiến hành bình xét và
thông qua mức điểm của từng sinh viên trên cơ sở các minh chứng xác nhận kết quả và phải
được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể lớp khóa học. Giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập xác
nhận kết quả họp lớp và chuyển kết quả cùng biên bản lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn
luyện của sinh viên cấp khoa (đối với đơn vị đào tạo thành viên) hoặc cấp bộ môn (đối với đơn
vị đào tạo trực thuộc). Hội đồng đánh giá cấp khoa/bộ môn họp xét, thống nhất, báo cáo Chủ
nhiệm Khoa/Bộ môn thông qua và trình kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của
sinh viên cấp đơn vị đào tạo. Thủ trưởng đơn vị đào tạo thành lập Hội đồng đánh giá kết quả
rèn luyện của sinh viên.
1. Đối với các đơn vị đào tạo thànhviên
a) Hội đồng cấp khoa: Chủ tịch Hội đồng (chủ nhiệm khoa hoặc phó chủ nhiệm khoa
được chủ nhiệm khoa uỷ quyền), các uỷ viên (trợ lý công tác sinh viên, trợ lý đào tạo, giáo
viên chủ nhiệm, đại diện liên chi Đoàn, liên chi Hội Sinh viên);
b) Hội đồng cấp đơn vị: Chủ tịch Hội đồng (thủ trưởng đơn vị hoặc cấp phó được thủ
trưởng ủy quyền), thường trực Hội đồng (Trưởng phòng Chính trị và Công tác Sinh viên),
các ủy viên (đại diện lãnh đạo các khoa, phòng/ban có liên quan, đại diện Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên cấp đơn vị).
c) Thủ trưởng đơn vị xem xét và công nhận kết quả rèn luyện của từng sinh viên trên cơ
sở đề nghị của Hội đồng cấp đơn vị.
2. Đối với các đơn vị đào tạo trực thuộc
a) Hội đồng cấp bộ môn: Chủ tịch Hội đồng (chủ nhiệm bộ môn hoặc phó chủ nhiệm bộ
môn được chủ nhiệm bộ môn uỷ quyền), các uỷ viên (trợ lý công tác sinh viên, trợ lý đào tạo,
giáo viên chủ nhiệm, đại diện liên chi Đoàn, liên chi Hội Sinh viên);
b) Hội đồng cấp đơn vị: Chủ tịch Hội đồng (thủ trưởng đơn vị hoặc cấp phó được uỷ
quyền), thường trực Hội đồng (trưởng phòng/bộ phận phụ trách Công tác sinh viên), các uỷ
viên (chuyên viên phụ trách công tác sinh viên, công tác đào tạo, giáo viên chủ nhiệm, đại
diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên cấp đơn vị);

76
c) Thủ trưởng đơn vị xem xét và công nhận kết quả rèn luyện của từng sinh viên trên cơ
sở đề nghị của Hội đồng cấp đơn vị.
3. Kết quả rèn luyện được công bố công khai và thông báo cho sinh viên biết chậm nhất
20 ngày trước khi Thủ trưởng đơn vị đào tạo ban hành quyết định chính thức.
Điều 27. Sử dụng kết quả rèn luyện
1. Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kỳ, năm học và toàn khóa học của sinh viên
được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của đơn vị, được sử dụng trong việc xét duyệt học
bổng, xét khen thưởng - kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét ưu tiên nội trú trong ký túc xá,
tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên quốc tế.
2. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học của sinh viên được lưu trong hồ sơ quản
lý sinh viên, làm căn cứ để xét thi tốt nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp.
3. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học của sinh viên được lưu trong hồ sơ người
học khi tốt nghiệp ra trường.
4. Sinh viên đạt kết quả rèn luyện xuất sắc được đơn vị đào tạo biểu dương, khen
thưởng.
5. Sinh viên không tham gia đánh giá điểm rèn luyện tại học kỳ nào thì bị xếp kết quả
rèn luyện loại kém tại học kỳ đó. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện yếu, kém trong hai học kỳ
liên tiếp thì phải tạm ngừng học ít nhất một học kỳ ở học kỳ tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn
luyện yếu, kém hai học kỳ liên tiếp lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.
6. Sinh viên không tham gia đánh giá điểm rèn luyện tại học kỳ nào thì bị xếp kết quả
rèn luyện loại kém tại học kỳ đó.
Điều 28. Quyền khiếu nại về đánh giá kết quả rèn luyện
Sinh viên có quyền khiếu nại lên thủ trưởng đơn vị nếu thấy việc đánh giá kết quả
rèn luyện chưa chính xác. Khi nhận được đơn khiếu nại, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm
giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

77
CHƯƠNG VII
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 29. Khen thưởng và hình thức khen thưởng
1. Khen thưởng thường xuyên, kịp thời đối với sinh viên và tập thể khóa học đạt
thành tích xứng đáng để biểu dương, khen thưởng. Cụ thể:
a) Đạt giải trong các cuộc thi Olympic các môn học, nghiên cứu khoa học;
b) Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, trong
hoạt động thanh niên xung kích, sinh viên tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động
trong lớp, khoa, trong ký túc xá, hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thểthao;
c) Có thành tích trong việc thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo
đảm an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, dũng cảm cứu người bị
nạn, chống tiêu cực, tham nhũng;
d) Có thành tích đặc biệt khác.
2. Việc khen thưởng toàn diện, định kỳ đối với cá nhân và tập thể lớp khóa học
được tiến hành vào cuối năm học, khóa học. Cụ thể:
a) Đối với cá nhân:
Tặng danh hiệu “Sinh viên Xuất sắc” cho những cá nhân đạt kết quả học tập loại Xuất sắc
và không có điểm từ F trở xuống; có điểm rèn luyện loại Xuất sắc.
Tặng danh hiệu “Sinh viên Giỏi” cho những cá nhân đạt kết quả học tập loại Giỏi và
không có điểm từ F trở xuống; có điểm rèn luyện từ loại Tốt trở lên.
Tặng danh hiệu “Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp cơ sở”, “Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp
ĐHQGHN” và tặng Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN cho sinh viên xuất sắc thực hiện theo
Quy định hiện hành của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Không xét khen thưởng đối với sinh viên bị kỷ luật hoặc có điểm kết thúc học phần trong
năm học đó dưới mức trung bình.
b) Đối với tập thể lớp khóa học:
Được tặng danh hiệu “Tập thể Tiên tiến” nếu đạt các tiêu chuẩn sau: Có 25% sinh viên đạt
kết quả học tập và rèn luyện loại Khá trở lên; Không có sinh viên xếp loại học tập Kém hoặc
xếp loại rèn luyện Kém hoặc bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên; Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong
trào thi đua trong nhà trường.
Được tặng danh hiệu “Tập thể Xuất sắc” nếu đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu “Tập thể
Tiên tiến” và có từ 10% sinh viên trở lên đạt danh hiệu “Sinh viên Giỏi” và có sinh viên đạt
danh hiệu “Sinh viên Xuất sắc”.
3. Mức khen thưởng thường xuyên thực hiện theo quy định hiện hành của
ĐHQGHN. Thủ trưởng các đơn vị quy định mức khen thưởng phù hợp với điều kiện, đặc
thù của đơn vị và thông báo công khai cho sinh viên toàn đơn vị biết.
Điều 31. Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm
1. Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả và thái
độ nhận khuyết điểm, phải chịu hình thức kỷ luật, cụ thể:

78
a) Khiển trách: Áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
b) Cảnh cáo: Áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở
mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu
nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
c) Đình chỉ học tập có thời hạn: Áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian
bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không
được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng
trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết
định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc
đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
d) Buộc thôi học: Áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập
mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm
đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị đào tạo và xã hội; vi phạm pháp luật bị
xử phạt tù giam.
2. Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý
sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ
học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, đơn vị đào tạo phải gửi thông báo cho địa phương và
gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.
3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo
Quy chế này. Đối với trường hợp có đủ bằng chứng, căn cứ của việc vi phạm kỷ luật, thì Hội
đồng kỷ luật sinh viên của đơn vị tiến hành họp xét và ra Quyết định kỷ luật sinh viên.
Điều 35. Quyền khiếu nại về khen thưởng và kỷ luật
Cá nhân và tập thể nếu thấy các hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật chưa thỏa đáng có
quyền khiếu nại lên thủ trưởng đơn vị. Khi khiếu nại đã được thủ trưởng đơn vị xem xét và
trả lời, nếu thấy vẫn chưa thỏa đáng thì có thể khiếu nại lên ĐHQGHN.

79
TRÍCH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỌC BỔNG
TẠI ĐHQGHN VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5249/QĐ-ĐHQGHN ngày 27/12/2014 và Công văn số
1513/ĐHQGHN-CTHSSV của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đính kèm
Quyết định số 341/QĐ-ĐHYD ngày 06/05/2021 của Trường Đại học Y Dược)

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Văn bản này quy định về công tác quản lý, sử dụng học bổng tại Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN) và áp dụng cho học sinh trung học phổ thông chuyên, sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh của ĐHQGHN (gọi chung là học sinh, sinh viên) và các đơn vị, bộ phận chức năng
có liên quan.
Điều 2. Khái niệm học bổng
Học bổng là khoản kinh phí mà học sinh, sinh viên của ĐHQGHN được nhận thông qua
ĐHQGHN hoặc đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc của ĐHQGHN (gọi chung là đơn vị) nhằm hỗ
trợ trang trải một phần chi phí sinh hoạt hoặc chi phí học tập, nghiên cứu tại ĐHQGHN.
Điều 3. Mục đích của việc cấp học bổng
1. Khuyến khích học sinh, sinh viên phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạt kết
quả tốt.
2. Ưu tiên, đầu tư, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thuộc diện được xét, cấp học bổng
học tập đạt kết quả xuất sắc.
3. Khuyến khích, thu hút học sinh, sinh viên giỏi tham gia các chương trình đào tạo của
ĐHQGHN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín của chương trình và vị thế của
đơn vị đào tạo.
Điều 4. Yêu cầu chung của việc quản lý, xét, cấp học bổng
1. Đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, đúng đối tượng,
2. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình trong việc xét và cấp học bống.
3. Đảm bảo cấp đúng, đủ và sử dụng học bổng theo yêu cầu, mục đích của nhà tài trợ/đơn vị
cấp học bổng và định hướng cấp học bổng của ĐHQGHN.
4. Đảm bảo tính liên thông trong quản lý học bống tại ĐHQGHN, thực hiện chế độ thông
báo, phối hợp giữa ĐHQGHN với các đơn vị trong vỉệc cấp học bổng từ các nguồn kinh phí khác
nhau.

CHƯƠNG II
HỌC BỔNG TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 5. Học bổng khuyến khích học tập (KKHT)
1. Đối tượng và tiêu chí xét, cấp
Sinh viên hệ chính quy thuộc các chương trình đào tạo chuẩn, đào tạo tài năng, chất
lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế có điểm trung bình
chung các học phần tính đến thời điểm xét học bổng1và điểm rèn luyện đạt từ loại khá trở lên,
trong đó không có học phần nào đạt điểm dưới B và không bị kỉ luật.

1
Theo CV số 1513/ĐHQGHN-CTHSSV ngày 23/4/2015
80
Sinh viên đang được hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi theo Quy định hiện hành của
Nhà nước, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì vẫn được xét cấp học bổng KKHT.
2. Mức học bổng dành cho sinh viên hệ đào tạo chuẩn
Mức học bổng không thấp hơn mức trần học phí hiện hành mà sinh viên phải đóng (tính
theo tháng).
Học bổng KKHT có 3 mức như sau:
a. Mức học bổng loại 3 (loại khá):
- Đối tượng: dành cho sinh viên có điểm Trung bình chung học tập đạt loại khá trở lên
và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên.
- Mức học bổng: bằng mức trần học phí theo quy định hiện hành (tính theo tháng).
b. Mức học bổng loại 2 (loại giỏi):
- Đối tượng: dành cho sinh viên có điểm trung bình chung học tập đạt loại giỏi trở lên
và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên.
- Mức học bổng: tăng 5% (năm phần trăm) so với mức học bổng loại khá
c. Mức học bổng loại 1 (loại xuất sắc):
- Đối tượng: dành cho sinh viên có điểm Trung bình chung học tập đạt loại xuất sắc và
điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc.
- Mức học bổng: tăng 10% (mười phần trăm) so với mức học bổng loại khá.
3. Mức học bổng dành cho sinh viên hệ đào tạo hệ đào tạo tài năng, chất lượng cao,
chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế
Học bổng KKHT có 3 mức như sau:
a. Mức học bổng loại 3 (loại khá):
- Đối tượng: dành cho sinh viên có điểm Trung bình chung học tập đạt loại khá trở lên
và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên.
- Mức học bổng: bằng 50 % mức trần học phí của chương trình đào tạo CLC sinh viên
phải đóng theo quyết định của Thủ tướng đơn vị (tính theo tháng).
b. Mức học bổng loại 2 (loại giỏi):
- Đối tượng: dành cho sinh viên có điểm trung bình chung học tập đạt loại giỏi trở lên và
điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên.
- Mức học bổng: tăng 5% (năm phần trăm) so với mức học bổng loại khá
c. Mức học bổng loại 1 (loại xuất sắc):
- Đối tượng: dành cho sinh viên có điểm Trung bình chung học tập đạt loại xuất sắc và
điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc.
- Mức học bổng: tăng 10% (mười phần trăm) so với mức học bổng loại khá.
4. Ngân khoản
- Với chương trình chuẩn: Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu
bằng 8% nguồn thu học phí đại học hệ chính quy hoặc được trích từ nguồn ngân sách nhà nước
cấp bù học phí đối với các trường hợp không thu học phí2.
- Với chương trình chất lượng cao: Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối
thiểu bằng 8% nguồn thu học phí của các chương trình đào tạo CLC theo đặc thù ngành của đơn
vị làm nguồn học bổng khuyến khích học tập cấp cho sinh viên đang theo học chương trình này

2
Theo QĐ 5249/2014/ĐHQGHN
81
hoặc được trích từ nguồn ngân sách nhà nước cấp bù học phí đối với các trường hợp không thu
học phí3.
5. Quy trình
- Bước 1. Thành lập hội đồng xét cấp học bổng theo năm học (gọi tắt là Hội đồng) bao
gồm 5 thành viên: Đại diện lãnh đạo Trường, Đại diện lãnh đạo phòng Đào tạo và Công tác Học
sinh sinh viên (ĐT&CTHSSV); Đại diện bộ phận công tác học sinh sinh viên; Đại diện phòng
Kế hoạch tài chính. Hội đồng xét duyệt có thể thay đổi theo quyết định của Ban Giám hiệu.
- Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ xét duyệt: Phòng ĐT&CTHSSV căn cứ vào tiêu chuẩn xét học
bổng khuyến khích học tập (bao gồm điểm trung bình chung học tập và điểm rèn luyện), tổng
hợp hồ sơ gửi lên hội đồng xét duyệt.
- Bước 3. Căn cứ vào ngân khoản, tiêu chí xét cấp học bổng, Hội đồng xét cấp học bổng
của Trường quyết định xét cấp các loại học bổng theo từng khóa, từng ngành đào tạo.
Thứ tự xét cấp học bổng đi từ loại xuất sắc trở xuống cho đến khi hết số tiền cấp học bổng theo
quy định hiện hành. Trường hợp có nhiều hơn 01 sinh viên có cùng mức xét cấp học bổng mà
quỹ học bổng không đủ, Hội đồng sẽ căn cứ theo thứ tự ưu tiên:
a) Sinh viên nào có mức học bổng cao hơn thì sinh viên đó được xét học bổng; nếu sinh
viên ở cùng một mức điểm TBC học tập và cùng một mức điểm rèn luyện thì xét điểm TBC học
tập từ cao xuống
b) Trường hợp sinh viên có cùng một mức học bổng thì căn cứ vào điểm rèn luyện:
người nào có mức điểm rèn luyện cao hơn thì người đó được xét;
c) Trường hợp có cùng điểm trung bình chung học tập và điểm rèn luyện thì hội đồng
căn cứ vào các thành tích nổi bật/hoặc hoạt động khác để xét.
Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.
- Bước 4. Căn cứ vào biên bản xét cấp học bổng của Hội đồng, phòng ĐT&CTHSSV ra
quyết định và thông báo danh sách sinh viên được nhận học bổng khuyến khích học tập theo
từng học kỳ.
- Bước 5. Sau khi nhận được quyết định và thông báo, sinh viên thuộc diện được cấp
học bổng sẽ được phòng kế hoạch tài chính chi trả vào tài khoản ATM cá nhân của sinh viên
theo quy định.
- Thời gian xét duyệt hồ sơ: Ngay sau khi kết thúc mỗi học kì (Cuối tháng 01 và cuối
tháng 06 hàng năm).
- Học bổng KKHT được cấp theo từng học kỳ, mỗi học kì 05 tháng. Riêng học kỳ cuối
cùng của khóa học, nhà trường sẽ căn cứ vào kết quả xét tốt nghiệp và điểm rèn luyện toàn khóa
để xét và cấp học bổng KKHT (điểm tốt nghiệp thay cho điểm trung bình chung học tập của
học kỳ đó).
- Tại học kì xét học bổng, sinh viên được xét, cấp học bổng phải hoàn thành ít nhất 14
tín chỉ. Trong trường hợp đặc biệt, nếu sinh viên chưa hoàn thành 14 tín chỉ thì do Ban Giám
hiệu quyết định.

3
Theo QĐ 5249/2014/ĐHQGHN
82
CHƯƠNG III
HỌC BỔNG NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 8. Đối tượng, tiêu chí và mức học bổng được xác định căn cứ theo từng chương trình
học bổng của đơn vị hoặc cá nhân cấp học bỗng
Điều 9. Nguyên tắc xét, cấp học bổng
Trong một năm học, mỗi học sinh, sinh viên chỉ được nhận 01 học bổng ngoài ngân sách do
ĐHQGHN hoặc các đơn vị quản lý. Trường hơp đặc biệt do Giám đốc ĐHQGHN quyết định.
Điều 10. Quy trình xét, cấp học bổng
1. ĐHQGHN thông báo tới các đơn vị kế hoạch xét, cấp học bổng do ĐHQGHN quản lý và
thông tin về học bổng, bao gồm: tên học bổng (hoặc tên tổ chức/cá nhân cấp), trị giá học bổng, đối
tượng, tiêu chí, chỉ tiêu, thời gian dự kiến tổ chức trao học bổng. Đối với những học bống đột xuất,
ĐHQGHN sẽ cập nhật thông tin. Đon vị thông báo tới học sinh, sinh viên về chương trình học
bổng do đơn vị quản lý.
2. Trên cơ sở danh sách nguồn cấp học bổng và kế hoạch cấp học bổng, các đơn vị xây dựng
kế hoạch phân bố học bống cho học sinh, sinh viên và thông báo công khai tại đơn vị.
3. Học sinh, sinh viên đủ điều kiện, có nguyện vọng, có thể làm hồ sơ đăng ký xét, cấp học
bổng.
4. Căn cứ hồ sơ đăng ký của học sinh, sinh viên và nội dung chương trình học bống, Hội đồng
xét cấp học bống sẽ xét để lựa chọn học sinh, sinh viên và đề cử tỏi tổ chức, cá nhân cấp học bổng.
5. ĐHQGHN hoặc các đơn vị ra quyết định và thông báo danh sách học sinh, sinh viên được
nhận học bổng sau khi có thông báo của tố chức, cá nhân cấp học bổng.
6. Đối với những học bổng do ĐHQGHN quản lý trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân
cấp học bổng, ĐHQGHN chỉ đạo tổ chức trao học bổng tại ĐHQGHN hoặc đơn vị. Đối với những
học bổng do đơn vị quản lý, đơn vị chủ động tổ chức trao học bổng và mời đại diện
ĐHQGHN/Ban Chính trị và Công tác Học sinh Sinh viên tham dự.
7. Sau mỗi học kỳ, các đơn vị báo cáo ĐHQGHN bằng văn bản về những thông tin liên quan
tới việc cấp các học bống do đơn vị quản lý. ĐHQGHN cập nhật các thông tin liên quan đến các
loại học bống lên trang thông tin điện tử của ĐHQGHN.
Điều 11. Học bổng từ chương trình liên kết đào tạo
1. Học bổng liên kết đào tạo là học bổng có được từ nguồn thu của chương trình liên kết đào tạo
hoặc nguồn tài trợ của phía đôi tác.
2. Đối tượng, tiêu chí và mức học bổng được xác định căn cứ theo từng chương trình học bổng
của đơn vị cấp học bổng.
3. Quy trình xét, cấp học bổng
a) Thông báo công khai số lượng, tiêu chí, mức học bổng và các thông tin có liên quan lên
trang thông tin điện tử và qua các kênh thông tin khác của đơn vị.
b) Thành lập Hội đồng xét, cấp học bổng. Căn cứ vào tiêu chí xét chọn học bổng, Hội đồng xét
công khai và thông báo danh sách học sinh, sinh viên được cấp học bổng.
c) Ban hành quyết định và tổ chức trao học bổng.
Điều 12. Học bổng Chính phủ hoặc học bổng theo Hiệp định
1. Đối tượng, tiêu chí và mức học bổng được xác định căn cứ theo từng chương trình học bổng
của đơn vị cấp học bổng.
2. Quy trình xét, cấp học bổng

83
a) ĐHQGHN thông báo đến các đơn vị những thông tin liên quan đến các loại học bổng
Chính phủ hoặc học bổng theo Hiệp định (đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chí xét chọn…) do ĐHQGHN
quản
b) Các đơn vị thông báo công khai tới toàn thể học sinh, sinh viên những thông tin liên quan
đến việc xét, cấp học bổng Chính phủ, học bổng theo Hiệp định do ĐHQGHN quản lý hoặc do các
đơn vị quản lý.
c) Căn cứ vào yẽu cầu của từng loại học bổng, các đơn vị tổ chức xét, cấp học bổng cho các
học sinh, sinh viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo nguyên tắc đúng, đủ, công bàng và công khai.
d) Các đơn vị gửi về ĐHQGHN danh sách những học sinh, sinh viên đủ điều kiện nhận học
bổng Chính phủ và học bổng theo Hiệp định do ĐHQGHN quản lý để ĐHQGHN xem xét quyết
định đề cử xét, cấp học bổng. Các đơn vị ra quyết đinh đề cử xét, cấp đối với học bống do đơn vị
quản lý.
đ) Các đơn vị thông báo tới các học sinh, sinh viên đủ điều kiện nhận học bổng và làm các
thủ tục cần thiết cho các học sinh, sinh viên đó đi học theo đúng quy định hiện hành.

84
PHỤ LỤC

MỘT SỐ NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT SINH VIÊN


(Kèm theo Quyết định số 32/QĐ-ĐHQGHN, ngày 05/1 /2017 của Giám đốc ĐHQGHN)

Số lần vi phạm và hình thức


Ghi chú
xử lý
TT Nội dung vi phạm Khiển
(Số lần Cảnh
tính trong
Đìnhcả khóa
chỉ Buộc
học)
trách cáo có thời thôi
hạn học
1 2 3 4 5 6 7
1. Đến muộn giờ học, giờ
Đơn vị đào tạo
thực tập; nghỉ học không
quy định cụ thể
phép hoặc quá phép
2. Mất trật tự, làm việc riêng
Đơn vị đào tạo
trong giờ học, giờ thực tập
quy định cụ thể
và tự học
3. Tùy theo mức độ, xử
Vô lễ với thầy, cô giáo và
lý từ khiển trách đến
CBVC nhà trường
buộc thôi học
4. Tùy theo mức độ, xử
Học thay hoặc nhờ người
lý từ khiển trách đến
khác học thay
buộc thôi học
5 Trường hợp nghiêm
Sử dụng văn bằng, chứng
trọng chuyển tới cơ
chỉ không hợp lệ/giả mạo
Lần 1 quan có thẩm quyền
để xét đạt chuẩn đầu ra về
xem xét và truy tố
ngoại ngữ
trước pháp luật
6 -Giả mạo chữ ký người
khác để giải quyết công
việc cánhân Trường hợp nghiêm
- Khai man hồ sơ, lý trọng chuyển tới cơ
lịch để hưởng các loại học Lần1 Lần 2 quan có thẩm quyền
bổng hoặc sử dụng giấy tờ xem xét và truy tố
giả để hưởng chế độ miễn trước pháp luật
giảm học phí theo quy định
của Nhànước
7 Mượn hoặc cho người Đơn vị đào tạo
khác mượn thẻ sinhviên quy định cụ thể
8 Không chấp hành các quy
định của đơn vị đào tạo
(đăng ký thông tin sinh
viên trên cổng thông tin, Đơn vị đào tạo
nộp bổ sung, hoàn thiện hồ quy định cụ thể
sơ trong quá trình học,
đăng ký tạm trú, tạm
vắng...)
85
9 Tự ý bỏ học, không đăng Đơn vị đào tạo
ký môn học quy định cụ thể
10. Thi, kiểm tra thay, hoặc
nhờ thi, kiểm tra thay; làm
thay, nhờ làm hoặc sao Lần 1 Lần 2
chép tiểu luận, đồ án, khóa
luận tốt nghiệp
11 Tùy theo mức độ
Tổ chức học, thi, kiểm tra
có thể giao cho cơ
thay; tổ chức làm thay tiểu Lần 1 quan chức năng xử
luận, đồ án, khóa luận tốt
lý theo quy định
nghiệp
của phápluật
12 Mang tài liệu vào phòng
thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ
làm thay, ném tài liệu vào
Xử lý theo quy
phòng thi, vẽ bậy vào bài
chế đào tạo tại
thi; bỏ thi không có lý do
phòng thi
chính đáng và các hình
thức gian lận khác trong
học tập, thi, kiểm tra
13 Cố tình chậm nộp hoặc
Tùy theo mức độ,
không nộp học phí, bảo
xử lý từ nhắc nhở,
hiểm y tế theo quy định của
khiển trách đến
nhà trường mà không có lý
buộc thôi học
do chính đáng.
14 Tùy mức độ xử lý
Làm hư hỏng tài sản trong từ khiển trách đến
KTX và các tài sản khác buộc thôi học và
của trường phải bồi thường
thiệt hại
15 Uống rượu, bia trong giờ
học; say rượu, bia khi đến Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
lớp
16. Hút thuốc lá trong giờ học,
Từ lần 3 trở lên,
phòng họp, phòng thí
xử lý từ khiển
nghiệm và nơi cấm hút
trách đến cảnh cáo
thuốc theo quy định
17. Mang tài liệu ra khỏi
phòng đọc của Trung tâm Đơn vị quy định
Thông tin Thư viện mà cụ thể
không làm thủ tục mượn
18. Tùy mức độ có thể
giao cho cơ quan
Đánh bạc dưới mọi hình Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 chức năng xử lý
thức
theo quy định
pháp luật

86
19 Tàng trữ, lưu hành, truy
Nếu nghiêm trọng
cập, sử dụng sản phẩm văn
giao cho cơ quan
hóa đồi trụy hoặc tham gia Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 chức năng xử lý
các hoạt động mê tín dị
theo quy định của
đoan, hoạt động tôn giáo
pháp luật
trái phép
20 Giao cho cơ quan
Buôn bán, vậnchuyển, tàng
Lần 1 chức năng xử lý
trữ, lôi kéo người khác sử
theo quy định của
dụng ma túy
pháp luật
21 Xử lý theo quy
định về xử lý sinh
Sử dụng ma túy
viên liên quan đến
ma túy.
22 Giao cho cơ quan
Chứa chấp, môi giới mại Lần 1 chức năng xử lý
dâm theo quy định của
pháp luật
23 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
Hoạt động mại dâm
24 Tùy theo mức độ
xử lý từ cảnh cáo
đến buộc thôihọc.
Lấy cắp tài sản, chứa chấp,
Nếu nghiêm trọng,
tiêu thụ tài sản do lấy cắp
giao cho cơ quan
mà có
chức năng xử lý
theo quy định của
phápluật
25 Chứa chấp, buôn bán vũ Giao cho cơ quan
khí, chất nổ và hàng cấm Lần 1 chức năng xử lý
theo quy định của Nhà theo quy định của
nước. pháp luật
26 Đưa phần tử xấu vào trong
Tùy theo mức độ
trường, KTX gây ảnh
xử lý từ cảnh cáo
hưởng xấu đến an ninh, trật
đến buộc thôi học
tự trong nhà trường.
27 Nếu nghiêm trọng,
giao cho cơ quan
Đánh nhau, tổ chức hoặc Lần 1 Lần 2 Lần 3 chức năng xử lý
tham gia tổ chức đánh nhau
theo quy định của
phápluật
28 Nếu nghiêm trọng,
Kích động, lôi kéo người giao cho cơ quan
khác biểu tình, viết truyền Lần 1 Lần 2 chức năng xử lý
đơn, áp phích trái pháp luật theo quy định của
phápluật

87
29 Nếu nghiêm trọng,
Tham gia biểu tình, tụ tập giao cho cơ quan
đông người, khiếu kiện trái Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 chức năng xử lý
quy định của pháp luật theo quy định của
phápluật
30 Đăng tải, bình luận, chia sẻ
Tùy theo mức độ,
bài viết, hình ảnh có nội
xử lý từ khiển
dung dung tục, bạo lực, đồi
trách đến buộc
trụy, xâm phạm an ninh
thôi học. Nếu
quốc gia, chống phá Đảng
nghiêm trọng, giao
và Nhà nước, xuyên tạc,vu
cho cơ quan chức
khống, xúc phạm uy tín của
năng xử lý theo
tổ chức, danh dự và
quy định của pháp
nhân phẩm của cá nhân
luật
trên mạng Internet.
31 Tùy theo mức độ,
xử lý từ khiển trách
Có hành động quấy rối, đến buộc thôi học.
dâm ô, xâm phạm nhân Nếu nghiêm trọng,
phẩm, đời tư của người giao cho cơ quan
khác chức năng xử lý
theo quy định của
pháp luật.
32 Tùy theo mức độ,
Vi phạm các quy định về xử lý từ khiển
an toàn giao thông trách đến buộc
thôi học
33 Tùy theo mức độ,
đơn vị đào tạo
xem xét, nhắc nhở,
phê bình, trừ điểm
Các vi phạm khác
rèn luyện hoặc xử
lý kỷ luật từ khiển
trách đến buộc
thôi học.

88
PHẦN V

MỘT SỐ THÔNG TIN HỮU ÍCH

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 182 LƯƠNG THẾ VINH


THUỘC BỆNH VIỆN ĐHQGHN
Để theo dõi và quản lý tốt sức khoẻ của sinh viên trong suốt thời gian học tập tại trường
và đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế của sinh viên, yêu cầu tất cả mọi sinh viên thực hiện
nghiêm túc các quy định sau:
1. Sinh viên phải mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể theo quy định hiện hành.
2. Mỗi sinh viên phải qua hai lần kiểm tra sức khoẻ: khi nhập học và khi tốt nghiệp. Kinh
phí khám sức khoẻ do sinh viên đóng góp.
3. Quy định về theo dõi sức khoẻ của sinh viên trong quá trình học tập: phải có sổ y bạ lưu
tại phòng khám, sinh viên được lấy ra khi đi khám ở bệnh viện và trả lại sau đợt khám và
điều trị.
4. Sinh viên ốm đến Phòng khám bệnh thực hiện như sau:
a) Những bệnh thông thường:
- Khám và được cấp thuốc theo quy định trong danh mục bảo hiểm
- Nếu trường hợp sinh viên phải nghỉ học để điều trị, cán bộ y tế ghi ngày nghỉ vào y bạ.
b) Bệnh nặng hoặc cấp cứu
c) Giới thiệu sinh viên đến bệnh viện khám và điều trị theo tuyến quy định.
Những bệnh cần điều trị dài ngày, y tế Khoa sẽ xác nhận vào y bạ để trường xét cho sinh
viên được hưởng quyền nghỉ học chữa bệnh. Khi hết thời gian nghỉ chữa bệnh sinh viên
phải đến y tế trường trình giấy xuất viện để y tế trường phối hợp với bệnh viện tuyến
kiểm tra lại sức khoẻ.Nếu đủ sức khoẻ y tế xác nhận để Khoa xét cho sinh viên tiếp tục
theo học.
d) Trường hợp sinh viên ốm phải đi cấp cứu không qua y tế trường phải tìm cách báo cho
trạm y tế biết. Sinh viên phải nộp lại giấy khám bệnh hoặc giấy ra viện cho y tế trường
lúc ra viện.
e) Khi đi thực tế bị ốm không thực tập tiếp được, phải có xác nhận của cơ sở y tế nơi đi
thực tế hoặc giấy xuất viện của bệnh viện sinh viên điều trị về nộp lại để y tế trường trình
với Ban Giám Hiệu trường cho sinh viên hưởng quyền lợi ốm đau.
5. Các chế độ về y tế
- Khám bệnh: Khi sinh viên tới y tế khám nhất thiết phải có thẻ bảo hiểm y tế và thẻ sinh
viên, nghiêm cấm việc mượn thẻ y tế của người khác.
- Cấp phát thuốc thông thường theo y bạ, các loại thuốc ngoài danh mục thuốc của bảo
hiểm y tế quy định, sinh viên phải tự mua không được thanh toán.
- Tổ chức triển khai các hoạt động y tế dự phòng tại các KTX và một số đơn vị trong
phạm vi ĐHQGHN;
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và thực hiện công tác bảo hiểm y tế cho HSSV trong
ĐHQGHN; chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho HSSV trong các cơ sở nội trú.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn về tâm lý và sức khoẻ;

89
MỘT SỐ ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN THUỘC ĐHQGHN

1. Trường Đại học Khoa học tự nhiên: Số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại (024)38584615, (024)8581419.Trang Website http://hus.vnu.edu.vn/.
Phòng Chính trị và Công tác sinh viên: Hỗ trợ giải quyết các vấn đề về thủ tục nghỉ
học, thôi học, khen thưởng, kỷ luật, các chế độ chính sách của sinh viên, học bổng, học
phí, thẻ sinh viên trong hai năm đầu tại Phòng 320, 321, 322 nhà T1. Điện thoại
(024)35581283, email: ctsv@hus.edu.vn.
Phòng Đào tạo: Hỗ trợ giải quyết các vấn đề về điểm môn học, đăng ký môn học,
chương trình đào tạo trong hai năm đầu tại phòng 407, 409, 410, 411 nhà T1. Điện thoại:
(024)38585279, email: daotao@hus.edu.vn.
2. Trung tâm Thông tin – Thư viện gồm các cơ sở
- Phòng Dịch vụ Thông tin Tổng hợp (nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Phòng Dịch vụ Thông tin Ngoại ngữ (nhà A2, số 2 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội)
Phòng Dịch vụ Thông tin KH Tự nhiên & Xã hội (334-336, Nguyễn Trãi, thanh Xuân,
Hà Nội
- Phòng Dịch vụ Thông tin Mễ Trì (182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội)
3. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên: Hỗ trợ giải quyết chỗ ở ký túc xá, đảm bảo an ninh, trật
tự, vệ sinh trong ký túc xá, hỗ trợ thông tin về nhà ở, việc làm, học bổng cho sinh viên,
(024) 37547422

90
NHỮNG ĐỊA CHỈ NÊN QUAN TÂM

1. Thư viện quốc gia: 31 - Tràng Thi ĐT: (024)38244365


2. Thư viện KHKT quốc gia: 26 - Lý Thường Kiệt ĐT: (024)38252345
3. Trung tâm thông tin khoa học: 61E - Đê La Thành ĐT: (024). 3835690
4. Bảo tàng Hồ Chí Minh: 19 - Ngọc Hà ĐT: (024)38463757
5. Bảo tàng Cách mạng: 25 - Tông Đản ĐT: (024)38254151
6. Nhà văn hóa thanh niên: 1 - Tăng Bạt Hổ ĐT: (024)38255121

ĐIỆN THOẠI MUA VÉ MÁY BAY, TÀU HOẢ

7. Máy bay:
* Vietnam Airlines: (024) 38320320
* Phòng bán vé Quốc tế (024) 38240809; (024) 3974888
8. Tàu hỏa:
* Tàu hoả: (024) 39423679

91
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
92
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
93

You might also like