You are on page 1of 45

TỔ CHỨC

CỦA MỘT BỆNH VIỆN ĐA KHOA


MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Trình bày được định nghĩa và vai trò của bệnh viện
2. Trình bày được mô hình tổ chức và nhiệm vụ của
bệnh viện
3. Trình bày được một số nội dung quản lý và quy chế
chủ yếu của bệnh viện.
LỊCH SỬ CỦA BỆNH VIỆN
1. Vài nét về lịch sử bệnh viện:
 Xã hội thời cổ đại chưa có cơ sở để thu nạp bệnh nhân
điều trị, vì vậy các thầy thuốc chủ yếu thực hiện thăm
khám và điều trị bệnh nhân (BN) tại nhà.
 Cơ sở khám và điều trị BN sớm nhất thế giới được xây
dựng tại Srilanca năm 137 trước công nguyên dưới
quyền quản lý của nhà nước phong kiến.
 Đến thế kỷ VIII 1 BV đầu tiên xuất hiện ở thủ đô Rome
(Italia) gọi là Saintsprito. Sau đó nhiều BV đã được xây
dựng ở khắp châu Âu hình thức điều trị BN nội trú tại
BV mới phát triển sang Đông Á.
LỊCH SỬ CỦA BỆNH VIỆN
1. Vài nét về lịch sử bệnh viện (tt):
 Theo danh từ tiếng Anh “Hospital” có nghĩa là tổ chức từ
thiện, ngày nay được chính thức dịch sang các thứ tiếng là
“bệnh viện”.
 Ở nước ta, tổ chức chữa bệnh đã có từ lâu đời. Đời nhà Lý
(1010-1224) đã tổ chức Ty Thái Y chăm lo SK cho vua và
quan lại. Nguyễn Bá Tĩnh hiệu là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XVI) đã
xây dựng 24 ngôi chùa, trong đó có chùa Hải Triều ở Cẩm
Giàng (Hải Dương) là những cơ sở chữa bệnh làm phúc
sớm nhất nước ta. Cuối thế kỷ XVII có 1 linh mục người
Pháp lag Langlois được triều đình Huế cấp đất xây dựng
BV xuất hiện hình thức ĐT nội trú.
LỊCH SỬ CỦA BỆNH VIỆN
1. Vài nét về lịch sử bệnh viện (tt):
 Năm 1863 chính phủ Pháp xây dựng BV Grall (nay đã
BV Nhi Đồng I – TPHCM).
 Năm 1893 có BV Đồn Thủy dành cho quân đội và Công
chức Pháp (nay là viện Quân Y 108 và BV Hữu Nghị -
Hà Nội).
 Năm 1906 Pháp xây dựng nhà thương bảo hộ (nay là
BV Việt Đức – Hà Nội).
 Sau cách mạng tháng 8/1945 – năm 1975, Đảng và Nhà
nước đã xây dựng và phát triển rất nhiều cơ sở điều trị
khắp đất nước.
ĐỊNH NGHĨA BỆNH VIỆN

• Định nghĩa:
Theo WHO: BV là 1 bộ phận của 1 tổ chức mang tính chất
y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân
được săn sóc toàn diện về YT cả chữa bệnh và phòng
bệnh. Công tác ngoại trú của BV tỏa tới tận gia đình trong
môi trường của nó. BV còn là trung tâm giảng dạy y học
và nghiên cứu y học.
VAI TRÒ CỦA BỆNH VIỆN
• BV đóng vai trò quan trọng trong công tác KCB, vì BV có
thầy thuốc, có trang thiết bị, máy móc hiện đại thực hiện
được công tác KB, chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
• Hiện nay BV không chỉ đơn thuần làm công tác KCB mà
còn thực hiện những chức năng CS và BVSK ND như:
giáo dục SK, phòng chống dịch bệnh, CSSK tại nhà, mà
còn là TT đào tạo CBYT, NCKH về Y học.
TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC CỦA BV
1. Vị trí xây dựng BV:
• BV cần được xây dựng ở trung tâm của khu dân cư do
BV phụ trách.
• BV cần được xây dựng gần đường giao thông của khu
dân cư do BV phụ trách.
• BV cần nằm xa những nơi gây tiếng ồn và những nơi
gây ô nhiễm như: chợ, bến xe, bãi rác, nghĩa trang, khu
chăn nuôi gia súc, các nhà máy xí nghiệp,…
TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC CỦA BV
1. Cấu trúc, sắp xếp các bộ phận tổ chức của BV nói
chung:
• Xung quang BV cần có hàng cây xanh để chắn bụi và
tiếng ồn, tiếp đó là hàng rào hay tường xây vững chắn bao
bọc quanh BV.
• BV cần có ít nhất 2 cổng: cổng chính ở phía trước của BV
để đón tiếp BN, cán bộ tới làm việc, cổng phụ thường ở
phía sau hay ngang của BV dùng để vận chuyển các vật
bẩn của BV ra ngoài như: rác, chất thải, xác chết,…
TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC CỦA BV
1. Cấu trúc, sắp xếp các bộ phận tổ chức của BV nói chung (tt):
• Phòng bảo vệ được bố trí ở tại các cổng của BV.
• Phòng khám ĐK của BV cần đặt sát cổng chính để tiện cho dân
vào KB. Khu hành chính có thể bố trí gần cổng chính. Phòng Cấp
cứu nên bố trí ở trung tâm BV nhưng gần cổng chính, phải có
biển báo rõ và to hướng dẫn tới phòng cấp cứu, ban đêm phải có
đèn sáng chỉ dẫn.
• Khoa Ngoại-Sản cũng cần bố trí ở gần cổng chính, phải có biển
báo rõ và to hướng dẫn tới phòng cấp cứu, ban đêm phải có đèn
sáng chỉ dẫn.
TỔ CHỨC VÀ CẤU TRÚC CỦA BV
1. Cấu trúc, sắp xếp các bộ phận tổ chức của BV nói chung (tt):
• Khoa Truyền Nhiễm cần bố trí vào 1 góc của BV và cách xa các
khoa khác.
• Đường đi trong BV phải được lát gạch, đá phẳng đi lại thuận tiện,
đường đi giữa các khoa, các tòa nhà trong BV phải có mái hiên
che nắng, mưa.
• Sơ đồ cấu trúc của BV theo nguyên tắc 1 chiều. BN từ ngoài vào
KB rồi tới khoa điều trị. Sau điều trị khỏi, người bệnh tới phòng
quản lý chức năng giải quyết thủ tục giấy tờ rồi ra viện theo cổng
chính.
NHỮNG BỘ PHẬN CHÍNH CỦA BVĐK

• Bộ phận hành chính lãnh đạo: Ban giám đốc, các phòng
quản lý chức năng.
• Bộ phận chuyên môn gồm: các khoa lâm sàng và cận
lâm sàng.
• Bộ phận phục vụ: các kho, bộ phận sửa chữa, nhà giặt,
…các bộ phận này có thể được nằm trong một số khoa,
phòng của BV như: phòng HCQT, phòng VTTBYT, khoa
CNK.
TỔ CHỨC CỦA BVĐK

1. Biên chế cán bộ và giường bệnh của BV do BYT,


UBNND các cấp, các Bộ, các ngành ấn định và căn cứ
vào:
- Nhiệm vụ của BV
- Dân số trong khu vực phụ trách của BV
- Tình hình bệnh tật tại địa phương
- Khả năng điều trị ở các cơ sở tuyến trước.
TỔ CHỨC CỦA BVĐK
2. Các khoa của BV được tổ chức căn cứ vào:
- Nhiệm vụ và số giường của BV
- Nhu cầu điều trị của bệnh tật
- Tình hình cán bộ, cơ sở TTB
Các khoa trong BV được chia thành các đơn nguyên
điều trị. Đơn nguyên điều trị có chức năng chẩn đoán,
điều trị và chăm sóc toàn diện cho 1 số bệnh nhất định.
TỔ CHỨC CỦA BVĐK
3. Giường bệnh của các khoa được ấn định và thay đổi
căn cứ vào:
- Cơ cấu bệnh tật
- Nhu cầu điều trị nội trú và thời gian điều trị trung bình
của các bệnh
- Khả năng kỹ thuật của cán bộ chuyên môn
Số giường trong mỗi khoa không nên ít quá và cũng
không nên nhiều quá, thường có từ 25-30 giường bệnh.
PHÂN HẠNG BỆNH VIỆN

• Phân hạng BV đầu tiên dựa theo 4 tiêu chuẩn:


1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ;
2. Chất lượng chẩn đoán và chăm sóc;
3. Quy mô và công suất sử dụng giường bệnh;
4. Trình độ cán bộ công chức và viên chức
Với 5 tiêu chuẩn trên, BV được chia 3 hạng: hạng I
(>90 điểm); hạng II (70-90 điểm); hạng III (40-70
điểm);
PHÂN HẠNG BỆNH VIỆN

• BV thuộc BYT quản lý do Bộ này ra quyết định công


nhận hạng (với BV hạng I thì cần có thẩm định của Bộ
Nội vụ, cứ 5 năm thẩm định lại 1 lần)
• BV thuộc địa phương quản lý do UBND tỉnh, TP ra
quyết định công nhận hạng (với BV hạng I thì cần có
thẩm định của BYT và Bộ Nội vụ)
• BV thuộc ngành quản lý do Bộ chủ quản ra quyết định
cộng nhận hạng (với BV hạng I thì cần có thẩm định
của BYT và Bộ Nội vụ).
CÁC NHÓM TIÊU CHUẨN (5 nhóm)
Nhóm I. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ 10 điểm
Chỉ đạo kỹ thuật tuyến dưới, CSSKBĐ 04
Đào tạo cán bộ (là cơ sở thực hành) 03
Nghiên cứu khoa học 03

Nhóm II. Quy mô giường bệnh và nội 20 điểm


dung hoạt động
Số GB theo kế hoạch 10
Công suất sử dụng giường 04
Số lượng NB điều trị nội trú được CS cấp 1 02
Tổ chức chăm sóc NB 02
Sấy hấp tiệt khuẩn tập trung 02
CÁC NHÓM TIÊU CHUẨN (tt)

Nhóm III. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ 35 điểm


cấu lao động
Giám đốc và phó giám đốc 05
Trưởng phòng và phó trưởng phòng 05
Trưởng khoa và phó trưởng khoa 05
Các điều dưỡng, nữ hộ sinh, KTV trưởng 05
Các thầy thuốc điều trị ở khoa lâm sàng 05
Các điều dưỡng, nữ hộ sinh, KTV khoa LS 05
Cơ cấu lao động 05
CÁC NHÓM TIÊU CHUẨN (tt)
Nhóm IV. Cơ sở hạ tầng 15 điểm
Nhóm V. Thiết bị y tế, kỹ thuật chẩn đoán và 20 điểm
điều trị
Thiết bị y tế 05
Kỹ thuật xét nghiệm huyết học đang thực hiện 02
Kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh đang thực hiện 02
Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh đang thực hiện 02
Kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đang thực 02
hiện
Phẫu thuật do cán bộ BV đang thực hiện 04
Thủ thuật do cán bộ BV đang thực hiện 02
Chẩn đoán giải phẫu bệnh 01
NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN

Theo Quy chế bệnh viện ban hành theo Quyết định
số 1895/1997/BYT-QĐ, ngày 19/9/1997 của BYT, bệnh
viện có nhiệm vụ như sau:
1) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, PHCN
2) Phòng bệnh
3) Đào tạo cán bộ y tế
4) NCKH về y học và y tế
5) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
6) Hợp tác quốc tế
7) Quản lý kinh tế trong bệnh viện.
ĐẠI CƯƠNG VỀ QUY CHẾ BỆNH VIỆN
Ý nghĩa, tầm quan trọng của các quy chế
bệnh viện
 Quy chế BV là xương sống của BV.
 Quy chế còn là pháp lệnh của nhà nước thể hiện:
+ Quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước;
+ Tính nhân đạo của Ngành Y tế
+ Là cơ sở cho CBYT rèn luyện đạo đức, chuyên môn,
củng cố đoàn kết nội bộ
+ Là cơ sở để xét xử người vi phạm, đảm bảo quyền lợi
cho cán bộ và NB.
 Dựa trên các quy chế mỗi người CBYT phải làm gì?
Ý nghĩa của các quy chế BV
Quy chế bệnh viện gồm 153 quy chế và quy định cho
toàn ngành thực hiện chia làm 5 phần
1. Quy chế tổ chức bệnh viện (14QC): Bao gồm nhiệm vụ
chung của BV theo hạng hay theo chuyên khoa; những
cơ cấu về tổ chức: giám đốc, các phòng, các khoa, các
hội đồng tư vấn.
2. Quy chế nhiệm vụ quyền hạn chức trách cá nhân (76QC)
3. Quy chế quản lý bệnh viện (21QC)
4. Quy chế chuyên môn (14QC)
5. Quy chế công tác một số khoa (28QC).
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
1. Quy chế thường trực:
- Quy định chung:
+ Trực ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ đảm bảo 24/24
giờ
+ Danh sách trực được ký duyệt trước 1 tuần và treo đúng
nơi quy định
+ Các phương tiện trực phải đầy đủ như: thuốc, TTB vận
chuyển cấp cứu
+ Nơi trực có biển chỉ, đèn sáng, số điện thoại cần thiết
+ Người trực phải có mặt đầy đủ, đúng giờ, bàn giao ca,
không bỏ trực
+ Không phân công bác sĩ đang tập sự trực.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

1.Quy chế thường trực (tt):


- Quy định cụ thể:
+ Tổ chức trực: lãnh đạo, lâm sàng, cận lâm sàng, hành
chính, bảo vệ,…
+ Trực lãnh đạo do giám đốc, phó giám đốc, trưởng
phó khoa, phòng đảm nhận.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
1. Quy chế thường trực (tt):
- Quy định cụ thể (tt):
+ Trực lâm sàng: trưởng phiên trực, bác sĩ, điều dưỡng (kíp trực)
• Trưởng phiên trực là trưởng hay phó trưởng khoa lâm sàng hay
bác sĩ lâm sàng.
• Các bác sĩ phiên trực có nhiệm vụ tiếp nhận NB cấp cứu, theo
dõi và xử trí NB được bàn giao, thăm NB nặng (CS cấp I) 2 giờ
1 lần ghi HSBA.
• Điều dưỡng có nhiệm vụ thực hiện y lệnh chăm sóc và điều trị,
đôn đốc NB thực hiện quy chế và y lệnh; bảo đảm tủ thuốc, hồ
sơ, tài sản; theo dõi NB chặt chẽ và ghi chép đủ vào bệnh án.
• Kíp trực phải ghi chép vào sổ gian ban và báo cáo toàn bộ tình
hình trực và bàn giao cho kíp trực sau.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

2. Quy chế cấp cứu:


- Quy định chung:
+ Là nhiệm vụ rất quan trọng.
+ Tổ chức cấp cứu trong mọi trường hợp: trong và ngoài BV
+ Tập trung và ưu tiên mọi phương tiện và nhân lực tốt nhất
cho cấp cứu.
+ Đảm bảo 24/24 giờ.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
2. Quy chế cấp cứu (tt): Quy định cụ thể:
+ NB cấp cứu vào bất cứ khoa nào cũng phải đón tiếp ngay.
+ Bs, điều dưỡng thực hiện khám, lấy mạch, đo HA ngay. Mời
chuyên khoa hồi sức nếu cần. Xét thấy không đủ khả năng CC
thì chuyển ngay.
+ Xin hội chẩn khi cần
+ BV phải có buồng cấp cứu tại khoa KB, khoa HSCC trong BV
+ Buồng, khoa cấp cứu phải có biển báo, đèn sáng, đường đi
thuận tiện,…
+ BV luôn có đội ngũ cấp cứu ngoại viện sẵn sàng với đầy đủ
nhân lực, cơ số thuốc, TTB,…
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn


- Quy định chung:
+ Là quy chế quan trọng vì chẩn đoán sai sẽ không chữa được
bệnh và gây biến chứng nặng.
+ HSBA là tài liệu khoa học và tài liệu pháp lý, đảm bảo tính
khách quan, thận trọng chính xác và khoa học.
+ Khi KB phải kết hợp chặt chẽ các yếu tố triệu chứng LS, tiền sử
bệnh, yếu tố gia đình và xã hội.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn (tt)
- Quy định cụ thể:
+ Khám bệnh:
cần khám kỹ NB vào đến, nghiên cứu các tài liệu liên quan như bệnh án
của tuyến dưới (nếu có); cần nghiên cứu kỹ bệnh án, quá trình diễn biến
của bệnh.
+ Chẩn đoán:
Ghi chép đầy đủ vào bệnh án, phân tích kỹ các thông tin từ NB đưa ra
chẩn đoán. Điều dưỡng phải giúp bác sĩ khi cần như: chuẩn bị dụng cụ,
đưa NB đi làm xét nghiệm, theo dõi NB,..
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
3. Quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn (tt)
- Quy định cụ thể:
+ Làm HSBA:
BS có nhiệm vụ làm bệnh án
ĐD ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc,…không cho người bệnh và người
nhà xem bệnh án. Phải có sự đồng ý của trưởng khoa sinh viên mới được
xem bệnh án, xem tại chỗ và bàn giao cho ĐD quản lý.
+ Kê đơn:
BS mới được kê đơn
Đơn thuốc độc phải đóng dấu bệnh viện.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
4. Quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện
- Quy định chung:
+ Mọi CBYT phải có trách nhiệm niềm nở đón tiếp NB từ khoa KB và ở mọi khoa, tạo
điều kiện cho NB yên tâm và tin tưởng.
- Quy định cụ thể:
+ Vào viện:
BS khoa KB có trách nhiệm thăm khám, chỉ định, làm HSBA
Điều dưỡng: đón tiếp NB, làm thủ tục vào viện và thông báo cho khoa nhận NB,
chuyển NB vào khoa điều trị bằng các phương tiện quy định không để NB tự vào.
Tại khoa điều trị phải có sự bàn giao NB. Điều dưỡng đưa NB tới GB, hướng dẫn
nội quy, lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ và mời bác sĩ khám.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
4. Quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện (tt)
+ Chuyển khoa: Giải thích lý do chuyển khoa. Điều dưỡng làm nhiệm vụ
chuyển NB kèm HSBA. Chuyển trong giờ hành chính, trừ cấp cứu.
Khoa mới tiếp nhận NB phải khám ngay.
+ Chuyển viện khi vượt quá khả năng điều trị của BV; giải thích lý do
chuyển viện cho NB; khi chuyển có bệnh án tóm tắt nói rõ chẩn đoán,
thuốc, xét nghiệm đã dùng, điều dưỡng đi kèm bàn giao, nếu NB cấp
cứu phải có bác sĩ đi kèm.
+ Ra viện: Điều dưỡng làm thủ tục ra viện, dặn dò NB về tự chăm sóc
cần thiết. Nộp HSBA cho phòng KHTH.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
5. Quy chế sử dụng thuốc:
- Quy định chung:
Đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. Thực hiện
đúng quy chế cấp phát, bảo quản, sử dụng và thanh
toán tài chính.
- Quy định cụ thể:
+ BS chỉ định thuốc và đường dùng thuốc cho NB
+ Lĩnh và phát thuốc:
ĐD hành chính của khoa: tổng hợp thuốc, ghi phiếu lĩnh
thuốc phải rõ ràng và có chữ ký của trưởng khoa (đối với
thuốc độc A-B, gây nghiện có phiếu lĩnh riêng).
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
5. Quy chế sử dụng thuốc (tt):
- Quy định cụ thể (tt):
+ Bảo quản thuốc: đúng quy định, nghiêm cấm cho
vay, mượn thuốc. Mất hay làm hỏng thuốc phải
xử lý theo chế độ bồi thường. Theo dõi NB sau
dùng thuốc.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
5. Quy chế sử dụng thuốc (tt):
- Quy định cụ thể (tt):
+ Chống nhầm lẫn thuốc:
Điều dưỡng phải đảm bảo thuốc đến tay NB, công khai
thuốc hàng ngày, khi gặp thuốc mới phải hỏi lại thật cẩn
thận trước khi phát.
Thực hiện kiểm tra 5 đúng.
Bàn giao cụ thể và cẩn thận thuốc cho kíp trực sau.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
6. Quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật:
- Quy định chung:
Bao gồm: quản lý hoạt động chuyên môn, NB, nhân lực
và tài sản.
- Quy định cụ thể:
+ Trưởng khoa chỉ đạo mọi hoạt động của khoa
+ BS điều trị thực hiện thăm khám, chẩn đoán và điều trị
NB, tham gia công tác quản lý theo sự phân công
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
6. Quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật:
- Quy định cụ thể:
+ Điều dưỡng trưởng thực hiện CSTD, quản lý: điều
dưỡng, hộ lý, tài sản
+ ĐD chăm sóc thực hiện CS NB và quản lý buồng bệnh
khi được phân công.
+ Buồng hành chính khoa:
Có bảng phân công trực hàng ngày, bảng chấm công,
quy định về y đức,… tổ chức truyền thông giáo dục SK.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
6. Quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật (tt):
- Quy định cụ thể (tt):
+ Quản lý NB:
Nắm được số lượng NB hàng ngày, tổ chức xin ý kiến
đóng góp của NB. Phổ biến nội quy buồng bệnh cho mọi
NB, theo dõi chăm sóc NB toàn diện.
+ Quản lý nhân lực, tài sản:
Lập bảng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, bảng
phân công trực. Quản lý VTTB theo quy chế.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
7. Quy chế giải quyết người bệnh tử vong:
- Quy định chung:
NB tử vong là NB chết sinh học, các thủ tục phải được
thực hiện khẩn trương, nghiêm túc và trân trọng.
- Quy định cụ thể:
+ Giải quyết thi thể NB tử vong.
MỘT SỐ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
7. Quy chế giải quyết người bệnh tử vong (tt):
- Quy định cụ thể (tt):
+ Nếu NB có tư trang thì trực tiếp trả cho người nhà NB (có
ký nhận); nếu không có người nhà thì ĐD phải thu thập,
thống kê và lập biên bản rồi lưu giữ tại kho và giao cho
gia đình NB sau.
+ Hồ sơ tử vong: bác sĩ trưởng khoa có nhiệm vụ tiến hành
kiểm điểm tử vong các khâu như: tiếp đón, chẩn đoán,
điều trị, CS không quá 15 ngày sau tử vong. Bác sĩ trực
có trách nhiệm viết kiểm điểm tử vong theo mẫu quy
định. Giám đốc BV có trách nhiệm chủ trì kiểm điểm tử
vong liên khoa hay toàn viện.

You might also like