You are on page 1of 24

TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC BỆNH VIỆN

Câu hỏi: (chỉ để tham khảo, ko quan trọng bằng 4 câu hỏi cuối)
Bài 1: HỢP
1. Tổ chức, chức năng của Khoa Dược BV? (học thuộc)
2. KDBV có bao nhiêu nhiệm vụ? Kể tên 5 trong số các nv đó?
3. KDBV có bao nhiêu hoạt động? Kể tên 5 trong số các hđ đó?
4. Chọn 1 NV, 1 HDHD viết 3-5 hàng để bàn luận?
Bài 2: HỢP
1. Nêu khái niệm ABC, VEN? Cho ví dụ?
2. Bình luận ngắn gọn về ứng dụng phân tích ABC, VEN trong đấu thầu, mua
sắm tại BV (5 hàng)
Bài 3: AN
1. Nêu hiểu biết về Danh Mục Thuốc (5 hàng)
 Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân
dân thuộc danh mục thuốc thiết yếu do bộ y tế ban hành. 
 Danh mục thuốc thiết yếu là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại
trạm Y Tế đáp ứng nhu cầu điều trị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Hiện nay danh mục thuốc thiết yếu được ban hành kèm theo thông tư số
19/2018/TT-BYT
VD: DMT BV căn cứ vào DMT BYT và thêm 1 số ngoại lệ của chuyên khoa, do Hội
đồng thuốc BV, trưởng khoa hoặc DS DLS chịu trách nhiệm chính. và để thanh toán
BHYT
2. Nêu 1 số trang bị (thuốc) cần thiết trong tủ thuốc trực, chống sốc, vì sao BV chỉ
sử dụng giới hạn 1 số thuốc này?
Ngoài tủ thuốc chống sốc thì tủ thuốc trực các khoa còn có thêm 1 số thuốc tùy vào
đặc thủ của chuyên khoa.

Bài 5: HUYỀN: 
TT 15/2019 QUY ĐỊNH VIỆC ĐẤU THẦU THUỐC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ
CÔNG LẬP
Câu 1: Nêu các khái niệm: (trong điều 3, Chương 1)
- ICH - thường xuyên được DS sử dụng
- PIC/s
- mục 9. Dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-....
-Giá CIF (Môn MKT) 
Câu 2: DM thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, DM thuốc đấu thầu tập trung cấp
địa phương, DM thuốc đàm phán giá: phải thuộc 3 thuốc Câu 3: Gói thầu generic có
mấy nhóm (điều 7) - chọn 1 nhóm dễ nhất và cho ví dụ
Câu 4: Điều 8 ở thông tư
 đáp ứng 2 tiêu chí riêng: (SRA là gì) 
Câu 5: Nêu tên các gói thầu (điều 7,8,9,10,11)
Câu 6: Nêu các tiêu chí đáp ứng gói thầu thuốc Generic

Câu 7: Mục 1. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc
Nêu tên các điều (Điều 13,...)
Câu 8: Nêu các hình thức lựa chọn nhà thầu. Chọn 1 hình thức và trình bày ngắn gọn
hiểu biết của bạn về hình thức đó.(mục 2, chương 3)
Câu 9: Kể tên các phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. và chọn 1 để phân
tích (mục 3, chương 3)
Câu 10: Nêu các sai phạm nổi cộm trong 2 năm gần gần đây liên quan đến đấu thầu
thuốc? Bình luận ngắn gọn về việc này và cách khắc phục?
Câu 11: Nội dung hợp đồng cung ứng thuốc (H tự soạn thêm vì thấy có bài hợp đồng
cung ứng thuốc trong list bài học)
Bài 6: TRÂM
1.  DLS là gì?
2.  DS DLS?
3. Ai làm DLS?
4. Các hoạt động chính, nhiệm vụ DS DLS => ra thi chắc chắn có, nêu ngắn gọn
Bài 7: AN
1. Vai trò của DS và trưởng khoa dược trong HDT&TT 
(tham khảo thông tư 22/2011)
 Trưởng khoa Dược là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị,
tham mưu cho Giám đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa
chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu
thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả
sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị.
 DS:
  Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị,
cán bộ y tế và người bệnh.
 Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
cung cấp cho Hội đồng thuốc và điều trị và Hội đồng đấu thầu để lựa
chọn thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) sử dụng trong bệnh viện.
Bài 8: TRÂM + HUYỀN
Trong QLCLBV, chỉ chọn phần liên quan đến Khoa dược, kể tên ND chính và chọn 1
ND để trình bày kỹ
1. Hãy nêu các Nghị định/Quyết định/Công văn… liên quan đến hoạt động của
công tác Dược BV trong 2 năm vừa qua (Nêu 5-10)
VD: Quyết định 4815/QĐ-BYT 2020: Quy định chuẩn năng lực đầu ra của
dược sĩ 
CÂU HỎI THI
1. Kể tên bài học trong môn học? DI
2. Chọn 1 bài học bất kì nêu các tiêu đề và mục tiêu bài học? Bài học này liên quan tới
năng lực chuẩn đầu ra cho DS ntn và giải thích 2 khái niệm trong bài học (ko đc trùng
với câu 3) DI
3. Nêu và giải thích các khái niệm thầy cho. Cứ 1 bài thầy trích ra 1-2 khái niệm, giải
thích 2 hàng (10 thuật ngữ)
4. Theo chuẩn đầu ra năng lực DS thì môn học đạt bao nhiêu phần trăm và cần bổ
sung thêm bài học hay kỹ năng gì ko? (15-25 hàng)
5. Cập nhật các Quyết định/ Nghị định/ Văn bản… có liên quan đến môn học trong 2
năm gần  đây?
Ghi chú: 
1. Những phần có bình luận cá nhân (chữ đỏ) thì mỗi người tự làm 
2. Những  phần có “nêu … trong tất cả” thì mn nêu nhiều hơn xíu (tầm 7-8) để
mn chọn lọc làm cho khỏi giống quá :v
PHẦN TRẢ LỜI
Bài 1:
1. Tổ chức, chức năng của Khoa Dược BV? (học thuộc)
 Tổ chức: Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:
1. Nghiệp vụ dược;
2. Kho và cấp phát;
3. Thống kê dược;
4. Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
5. Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc;
6. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
 Chức năng:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện
về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp
thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý.

2. KDBV có bao nhiêu nhiệm vụ? Kể tên 5 trong số các nv đó?


 Có 14 nhiệm vụ
 Kể tên: Tui để đây hết ce tự lựa chọn cái nào dễ nhớ để học nha
1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị
và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu
chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu
cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không
mong muốn của thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học về dược.
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình
kháng kháng sinh trong bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật
tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng
Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
3. KDBV có bao nhiêu hoạt động? Kể tên 5 trong số các hđ đó?
 Có 7 hoạt động chính
 Kể tên: tui để cả 7 lun nhá
1. Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc
2. Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc
3. Theo dõi, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao
(nếu có)
4. Quy định về bảo quản thuốc
5. Tổ chức pha chế thuốc, sản xuất, chế biến thuốc dùng trong bệnh viện
6. Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa và
Nhà thuốc trong bệnh viện
Bài 2: 
1. Nêu khái niệm ABC, VEN? Cho ví dụ?
 Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ
hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong
ngân sách.
VD: Paracetamol IV thuộc nhóm A; Các KS vital như: Ceftriaxone, Cefoperazone +
sulbactam thuộc nhóm AA
 Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc
cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện vì đôi khi nguồn kinh phí không
đủ để mua tất cả các thuốc như mong muốn.
VD: Thuốc vô cùng thiết yếu như Nicardipine Aguettant 10mg-10ml, Sandostatin,
Sevoran,... dự trữ đầy đủ, chú ý khâu dự trù mua sắm để tránh thiếu hụt thuốc.
Bài 3: 
1. Nêu hiểu biết về Danh Mục Thuốc (5 hàng)
 Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân
dân thuộc danh mục thuốc thiết yếu do bộ y tế ban hành. 
 Danh mục thuốc thiết yếu là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại
trạm Y Tế đáp ứng nhu cầu điều trị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Hiện nay danh mục thuốc thiết yếu được ban hành kèm theo thông tư số
19/2018/TT-BYT
VD: DMT BV căn cứ vào DMT BYT và thêm 1 số ngoại lệ của chuyên khoa, do Hội
đồng thuốc BV, trưởng khoa hoặc DS DLS chịu trách nhiệm chính. và để thanh toán
BHYT
2. Nêu 1 số trang bị (thuốc) cần thiết trong tủ thuốc trực, chống sốc, vì sao BV chỉ
sử dụng giới hạn 1 số thuốc này?
Ngoài tủ thuốc chống sốc thì tủ thuốc trực các khoa còn có thêm 1 số thuốc tùy vào
đặc thủ của chuyên khoa.
TỦ THUỐC CẤP CỨU PHẢN VỆ (CHỐNG SỐC)

STT Nội Dung Số Lượng


1 Phát đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ (phụ lục III, phụ lục X) 01 Bản

2 Bơm kim tiêm vô khuẩn: 1, 5, 10, 14-16 02 cái mỗi loại


3 Bông tiệt trùng tẩm cồn 01 gói/hộp

4 Dây garo 02 cái


5 Adrenalin 1mg/ml 05 ống

6 Methylprednisolone 40 mg 02 lọ
7 Diphenhydramine 10mg 05 ống

8 nước cất 10ml 03 ống

Bài 5: HUYỀN
TT 15/2019 QUY ĐỊNH VIỆC ĐẤU THẦU THUỐC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ
CÔNG LẬP
Gồm có 6 chương, 51 điều, hiệu lực thi hành  01/10/2019
Câu 1: Nêu các khái niệm: 
- ICH: (International Conference on Harmonization) là tên viết tắt tiếng Anh của Hội
nghị quốc tế về hài hòa hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho con người.

- PIC/s: (Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme) là tên viết tắt tiếng Anh
của Hệ thống hợp tác về thanh tra dược phẩm.

- Dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP là dây chuyền sản
xuất thuốc được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước tham gia Hệ thống hợp tác
về thanh tra dược phẩm (PIC/s) cấp giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-
GMP.

Câu 2: DM thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, DM thuốc đấu thầu tập trung
cấp địa phương, DM thuốc đàm phán giá: cho ví dụ 3 thuốc (Theo TT
15/2020/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập
trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá)
1. Tiêu chí xây dựng Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia:

Thuốc được đưa vào Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia phải đáp ứng
một trong các tiêu chí sau đây:

a) Thuốc sử dụng cho các chương trình, dự án, đơn vị cấp quốc gia;

b) Thuốc đáp ứng tất cả các tiêu chí sau: Thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu và
không thuộc Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá; Thuốc có tỷ
trọng sử dụng lớn về giá trị hoặc số lượng tại các cơ sở y tế trên cả nước; Thuốc đã có
ít nhất đồng thời từ 03 (ba) giấy đăng ký lưu hành của ít nhất 03 (ba) cơ sở sản xuất
đáp ứng tiêu chí kỹ thuật.

Ví dụ: Dưới bảng chọn 3 -5 thuốc, tùy mb chọn nhá, cho đỡ trùng nhau.
2. Tiêu chí xây dựng Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương

Thuốc được đưa vào Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương phải đáp ứng
tất cả các tiêu chí sau đây:
a) Thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu và không thuộc danh mục thuốc đấu thầu
tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá;

b) Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành;

c) Thuốc có từ 03 (ba) giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo dạng bào chế, nhà sản
xuất;

d) Thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn về giá trị hoặc số lượng ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh,
thành phố;

đ) Thuốc được sử dụng ở nhiều cơ sở, tuyến điều trị tại địa phương.

Ví dụ: Dưới bảng chọn 3 -5 thuốc


3. Tiêu chí xây dựng Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá

Thuốc được đưa vào Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá phải đáp
ứng một trong các tiêu chí sau đây:

a) Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;


c) Thuốc chỉ có một hoặc hai nhà sản xuất.
Ví dụ: Dưới bảng chọn 3 -5 thuốc
Câu 3: Gói thầu generic có mấy nhóm - chọn 1 nhóm dễ nhất và cho ví dụ?
 Điều 7. Gói thầu thuốc generic:
Gói thầu thuốc generic có thể có một hoặc nhiều thuốc generic, mỗi danh mục thuốc
generic phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc generic trong một nhóm là
một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc generic được phân chia thành 05 (năm) nhóm
theo tiêu chí kỹ thuật, bao gồm: Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3, Nhóm 4, Nhóm 5.
 Chọn 1 nhóm dễ thuộc nhất thì H thấy nhóm 3,4 đều ngắn nhất nên mb chọn
cái nào học cũng đc, chọn 1 cái thôi nhé.
  Nhóm 3: bao gồm các thuốc được sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc
được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP
và có nghiên cứu tương đương sinh học được cơ quan quản lý dược Việt Nam
công bố.
Ví dụ: Anastrozol 1mg Uống, Capecitabin 500mg Uống, Clopidogrel 75mg
Uống.
           
  Nhóm 4: bao gồm các thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất
tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc,
tiêu chuẩn WHO-GMP.
Ví dụ: Rosuvastatin 5mg Uống, Cefoxitin 2g tiêm, Cefuroxim  750mg tiêm.

Câu 4: Điều 8: Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị, đáp ứng
2 tiêu chí riêng: (SRA là gì) 
Trả lời:
 Khái niệm RSA: Cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA - Stringent Regulatory
Authorities) là các cơ quan quản lý dược được Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
phân loại thuộc danh sách SRA, bao gồm:
a) Thành viên ICH trước 23 tháng 10 năm 2015, bao gồm: Cơ quan Quản lý
Dược và thực phẩm Mỹ (US-FDA), Cơ quan quản lý dược của các nước thuộc
Ủy ban Châu Âu (European Commission), Cơ quan quản lý thuốc và các sản
phẩm y tế của Vương quốc Anh (MHRA), Cơ quan quản lý dược và trang
thiết bị y tế Nhật Bản (PMDA);
b) Thành viên quan sát của ICH trước ngày 23 tháng 10 năm 2015 bao gồm: Cơ
quan quản lý Dược thuộc Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA-
European Free Trade Association) với đại diện Cơ quan quản lý Dược Thụy
Sỹ (Swissmedic) và Bộ Y tế Canada (Health Canada);
c) Thành viên có hiệp định liên kết, công nhận lẫn nhau với Thành viên ICH
trước ngày 23 tháng 10 năm 2015 bao gồm: Úc, Ai xơ len, Liechtenstein và
Na Uy.

 Điều 8: Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị:
Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị có thể có một hoặc nhiều thuốc
biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm
tham chiếu, mỗi thuốc là một phần của gói thầu. Các thuốc dự thầu vào gói thầu
thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị gồm các thuốc đáp ứng đồng thời 02
(hai) tiêu chí sau:
a) Thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược
gốc và sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược gốc thuộc
danh mục thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành và đã được
công bố kết quả đàm phán giá.
b) Được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA, trừ trường hợp cơ sở đề
nghị công bố chứng minh thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu lưu hành
lần đầu tại nước không thuộc danh sách SRA hoặc sản xuất một hoặc nhiều công
đoạn tại Việt Nam.

Câu 5: Nêu tên các gói thầu:


Phân chia gói thầu như sau:
1. Gói thầu thuốc generic
2. Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị
3.  Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
4. Gói thầu vị thuốc cổ truyền
5. Gói thầu dược liệu

Câu 6: Quy định về việc dự thầu vào các nhóm thuốc:


Đối với Gói thầu thuốc Generic:
a) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 1 được dự thầu vào Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 5;
b) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 2 được dự thầu vào Nhóm 2, Nhóm 5;
c) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 3 được dự thầu vào Nhóm 3, Nhóm 5;
d) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 4 được dự thầu vào Nhóm 4, Nhóm 5;
đ) Thuốc không đáp ứng các tiêu chí của Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3 và Nhóm 4 thì
chỉ được dự thầu vào Nhóm 5.
 
Câu 7: Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc gồm các phần sau:
1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
2. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
3. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
4. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
5. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
6. Quy định về việc tự tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với thuốc thuộc Danh mục
thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc đàm phán giá của cơ sở y tế

Câu 8: Nêu các hình thức lựa chọn nhà thầu. Chọn 1 hình thức và trình bày ngắn
gọn hiểu biết của bạn về hình thức đó.
 Các hình thức lựa chọn nhà thầu:
 Đấu thầu rộng rãi
  Đấu thầu hạn chế
  Chỉ định thầu
 Chào hàng cạnh tranh
 Mua sắm trực tiếp
 Tự thực hiện
 Chọn 1 hình thức trình bày ngắn gọn:
+ Đấu thầu rộng rãi: được áp dụng cho tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều
chỉnh của Thông tư này, trừ trường hợp quy định trong đấu thầu hạn chế, chỉ
định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.

Hoặc

+ Đấu thầu hạn chế:


1. Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp mua thuốc phải kiểm soát đặc biệt
thuộc danh mục do Bộ Y tế ban hành và thuốc có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà
thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
2. Các nhà sản xuất, nhà cung cấp thuốc đã được Bộ Y tế sơ tuyển lựa chọn vào danh
sách các nhà sản xuất, nhà cung cấp thuốc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm
và uy tín được mời tham gia vào quá trình đấu thầu hạn chế nếu có thuốc phù hợp với
gói thầu.

Câu 9: Kể tên các phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. và chọn 1 để
phân tích 
 Có 2 phương thức:
 Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
  Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Chọn 1 để phân tích:
 Phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong
các trường hợp sau:
1. Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế có giá
gói thầu trên 10 tỷ đồng.
2. Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế có giá
gói thầu không quá 10 tỷ đồng nhưng thuốc đó cần được lựa chọn trên cơ sở
kết hợp giữa chất lượng và giá.
Câu 10. Nêu các sai phạm nổi cộm trong 2 năm gần gần đây liên quan đến đấu
thầu thuốc? Bình luận ngắn gọn về việc này và cách khắc phục?
 12/2021: Ông Nguyễn Quang Tuấn – nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng
mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã có
hành vi vi phạm nghiêm trọng liên quan đến việc đấu thầu thiết bị y tế khi ông
còn đương chức Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, gây thiệt hại 40 tỉ đồng.
 12/2021: ông Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt
Á, có hành vi sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19.
Đến nay, Việt Á đã cung ứng kit cho trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh- CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố, doanh thu gần 4.000
tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định hành vi của một số giám đốc CDC một số
tỉnh và Công ty Việt Á là vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong hoạt
động đấu thầu, có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng.
 Tháng 7/2019: Bà Bùi Thị Hoa, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở
Y tế Sơn La, chủ mưu lập khống chứng thư thẩm định và tổ chức thông thầu,
hợp thức việc Công ty Hưng Phát trúng thầu thiết bị y tế bị tuyên phạt 8 năm
tù.
Câu 11. Nội dung hợp đồng cung ứng thuốc? (H tự soạn thêm, do thấy có bài hợp
đồng cung ứng thuốc trong list bài học)
 Phần mở đầu hợp đồng
 Các văn bản luật
 Bên mua và bên bán
 Nội dung hợp đồng
 Điều 1: đối tượng hợp đồng
 Điều 2: thành phần hợp đồng
 Điều 3&4: trách nhiệm bên a & b
 Điều kiện chung của hợp đồng
 Điều kiện cụ thể của hợp đồng
 Điều điều khoản còn lại
BÀI 8:TRÂM + HUYỀN
8.1. Trong QLCLBV, chỉ chọn phần liên quan đến Khoa dược, kể tên ND chính và
chọn 1 ND để trình bày kỹ.

1.      Trách nhiệm của trưởng khoa Dược và nhân viên khoa Dược

1.1   Trách nhiệm trưởng khoa Dược

-        Phổ biến nội dung Thông tư này với toàn thể nhân viên trong khoa

-        Xác định các vấn đề chất lượng cần ưu tiên của khoa để chủ động cải
tiến hoặc đề xuất với hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện.

-        Triển khai phối hợp với khoa, phòng, đơn vị khác nghiên cứu, áp dụng
các tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc
thừa nhận tại khoa được phân công phụ trách.

-        Phân công nhân viên triển khai các hoạt động bảo đảm và cải tiến chất
lượng và đánh giá kết quả thực hiện.

-        Báo cáo kết quả hoạt động bảo đảm và cải tiến chất lượng cho hội đồng
quản lý chất lượng bệnh viện.

-        Phối hợp với phòng/tổ quản lý chất lượng và các đơn vị thực hiện đề án
bảo đảm, cải tiến chất lượng có liên quan.

-        Tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý
chất lượng do các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện.

-        Tham gia đánh giá chất lượng bệnh viện.

1.2   Trách nhiệm nhân viên khoa Dược

-        Tham gia các chương trình, kế hoạch, hoạt động cải tiến chất lượng tùy
theo chức trách, nhiệm vụ của mình
-        Tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý
chất lượng do các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện.

2.  Bộ Tiêu Chí Chất lượng Bệnh Viện có hoạt động “Quản lý cung ứng và sử dụng
thuốc của khoa Dược”

STT Nội Dung Ý Nghĩa


1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ
chức hoạt động dược  Điều liện cần để triển khai các hoạt
động dược trong bệnh viện
2 Bảo đảm cơ sở vật chất và các
quy trình kỹ thuật cho hoạt động +Bảo đảm cơ sở vật chất tốt cho
Dược khoa dược

+Xây dựng đầy đủ các quy trình góp


phần bảo đảm chất lượng thuốc và
nâng cao chất lượng điều trị

3 Cung ứng thuốc, hóa chất và vật


tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, + Giúp đáp ứng nhu cầu điều trị
bảo đảm chất lượng
+Bảo đảm chất lượng khám, chữa
bệnh

+Không để người bệnh phải tự mua


thuốc

+Hạn chế phát sinh tiêu cực

8.2. Hãy nêu các Nghị định/Quyết định/Công văn… liên quan đến hoạt động của công
tác Dược BV trong 2 năm vừa qua (Nêu 5-10).
STT Ký hiệu Năm Nội dung
ban
hành
1 4815/QĐ-BYT  2019 Quyết định V/v Phê duyệt tài liệu chuẩn năng lực
cơ bản của Dược sĩ Việt Nam
2 27/2021/TT- 2021 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC
BYT BẰNG HÌNH THỨC ĐIỆN TỬ
3 29/QĐ-BYT  2022 Quyết định về ban hành Hướng dẫn giám sát phản
ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh
4 13/VBHN- 2021 Thông tư ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc
BYT  từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc
phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.
5 131/2020/NĐ- 2020 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT
CP ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG CỦA CƠ SỞ KHÁM
BỆNH, CHỮA BỆNH

6 34/TB-TTMS  2021 Thông Báo: Phát hành Hồ sơ yêu cầu cung cấp
thuốc thuộc Danh mục thuốc được áp dụng hình
thức đàm phán giá năm 2021 của Trung tâm Mua
sắm tập trung thuốc Quốc gia

7 1928/QLD-KD 2021 đảm bảo cung ứng thuốc


8 4539/BYT- Quyết định “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược
YDCT cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19”
9 5305/QĐ-BYT 2020 Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành
Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020
của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động
dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
10 1465/QĐ-BYT 2020 Công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 20

11 16/VBHN- 2021 Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế
BYT công lập

12 11/VBHN- 2021 Hợp nhất Thông tư quy định về đăng ký lưu hành
BYT thuốc, nguyên liệu làm thuốc

13 8/VBHN-BYT 2021 Văn bản Hợp nhất Thông tư Quy định chi tiết một
số điều của Luật dược và Nghị định số
54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải
kiểm soát đặc biệt
14 15/2019/TT- 2019 QUY ĐỊNH VIỆC ĐẤU THẦU THUỐC TẠI
BYT CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
15 15/2020/TT- 2020 Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục
BYT thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được áp
dụng hình thức đàm phán giá

BÀI 6: TRÂM
Bài 6: TRÂM: Tham khảo Thông tư 31 và nghị định 131
Câu 1:  DLS là gì?
Dược lâm sàng là hoạt động thực hành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó
người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác
đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.
Câu 2:  DS DLS?
Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định,
điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh. 
Câu 3: Ai làm DLS?
1. Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này, phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược
trở lên (được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam).
2. Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ
truyền có một trong các văn bằng sau đây (được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam):
a) Văn bằng đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và có một trong
các văn bằng, chứng chỉ về y dược cổ truyền quy định tại điểm i và l khoản 1
Điều 13 Luật Dược;
b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược cổ truyền trở lên;
c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền trở lên.
3. Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp
người làm công tác dược lâm sàng cũng chính là người chịu trách nhiệm chuyên môn
về dược thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Dược.
 
 
Câu 4: Các hoạt động chính, nhiệm vụ DS DLS => ra thi chắc chắn có, nêu ngắn gọn
HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
Điều 6. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai hoạt động dược lâm sàng theo
quy định tại Điều 80 Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:
1. Tư vấn trong quá trình xây dựng các danh mục thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh nhằm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả:
a) Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc để tư vấn cho Hội đồng Thuốc và Điều
trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Tiếp nhận và xử lý các thông tin về an toàn, hiệu quả liên quan đến việc sử
dụng thuốc 
c) Phân tích, đánh giá về an toàn, hiệu quả trên cơ sở bằng chứng về chi phí -
hiệu quả, chi phí - lợi ích, nguy cơ - lợi ích trong việc sử dụng thuốc 
2. Tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc:
a) Tư vấn về sử dụng thuốc cho người kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị. 
b) Tham gia phân tích sử dụng thuốc (bình ca lâm sàng) 
c) Tham gia hội chẩn hoặc các hội đồng chẩn đoán chuyên môn liên quan đến
lựa chọn thuốc trong điều trị.
3. Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh,
người sử dụng thuốc và cộng đồng:
a) Cập nhật thông tin của thuốc mới cho người hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh 
b) Cập nhật thông tin của thuốc cho người sử dụng thuốc và cộng đồng
c) Tổ chức cập nhật thông tin thuốc 
4. Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc
và giám sát việc thực hiện các quy trình này, bao gồm:
a) Xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc, hướng dẫn
sử dụng danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Phối hợp với Hội đồng Thuốc và Điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
xây dựng quy trình giám sát sử dụng thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác
dụng phụ nghiêm trọng, thuốc cần pha để sử dụng qua đường tiêm truyền hoặc
sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân cần theo dõi hoặc thuốc có điều kiện bảo
quản đặc biệt theo yêu cầu của công tác điều trị;
c) Tham gia trực tiếp vào quá trình điều trị và giám sát việc tuân thủ quy trình
sử dụng thuốc 
5. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Xây dựng kế hoạch phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc định kỳ
b) Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc 
6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc:
a) Cập nhật thông tin về các phản ứng có hại của thuốc, các thông tin khác về
an toàn của thuốc và cách xử trí, hướng dẫn cho người hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh, điều dưỡng viên, y tá, kỹ thuật viên, hộ sinh viên phát hiện, xử trí
các phản ứng có hại của thuốc;
b) Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc và tiếp nhận thông tin để tổng
hợp, báo cáo về các phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở theo các hướng dẫn
của Bộ Y tế;
c) Báo cáo đột xuất về nguy cơ tổn hại tới sức khỏe của người bệnh liên quan
đến việc sử dụng thuốc hoặc các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp; 
7. Tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm tương đương sinh học của
thuốc  
Điều 7. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh
1. Khai thác thông tin của người bệnh, bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án,
tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh, bao gồm:
a) Tiền sử sử dụng thuốc;
b) Tóm tắt các dữ kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.
2. Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh trong quá trình đi buồng bệnh hoặc
xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, bao gồm:
a) Chỉ định;
b) Chống chỉ định;
c) Lựa chọn thuốc;
d) Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng,
đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc;
đ) Các tương tác thuốc cần chú ý;
e) Phản ứng có hại của thuốc.
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
4. Phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp thông tin tư vấn
cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.
 
Điều 8. Hoạt động dược lâm sàng tại bộ phận dược lâm sàng của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược
Bộ phận dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược
phải thực hiện các hoạt động dược lâm sàng theo quy định tại điểm a khoản 2, khoản
3, điểm a khoản 4, khoản 6 Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.
 
Điều 9. Hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh
1. Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc:
a) Tư vấn, hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên về cách
dùng thuốc cho người mua hoặc người bệnh; hướng dẫn người mua về cách sử
dụng thuốc và thực hiện đúng đơn thuốc;
b) Tư vấn để người bệnh tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp đối với
các bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc;
c) Thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt
chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu
trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
2. Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc
không hợp lý:
a) Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm
lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe người bệnh, phải thông báo lại cho người kê đơn biết;
b) Tư vấn, giải thích cho người mua thuốc và có quyền từ chối bán thuốc theo
đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, có sai sót hoặc có nghi vấn;
đơn thuốc không nhằm mục đích chữa bệnh và thông báo cho người kê đơn
biết.
3. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến tác dụng phụ, phản
ứng có hại biết trước của thuốc cho người mua thuốc, người sử dụng thuốc;
b) Hướng dẫn cách xử trí cho người mua thuốc, người sử dụng thuốc khi sử
dụng thuốc quá liều hoặc khi có tác dụng phụ, phản ứng có hại trong quá trình
sử dụng thuốc;
c) Theo dõi, tiếp nhận các thông tin về tác dụng phụ, phản ứng có hại của thuốc
để tổng hợp, báo cáo về khoa dược.

Bài 7: 
Vai trò của DS và trưởng khoa dược trong HDT&TT 
(tham khảo thông tư 22/2011)
 Trưởng khoa Dược là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị,
tham mưu cho Giám đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa
chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu
thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả
sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị.
 DS:
  Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị,
cán bộ y tế và người bệnh.
 Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
cung cấp cho Hội đồng thuốc và điều trị và Hội đồng đấu thầu để lựa
chọn thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) sử dụng trong bệnh viện.
 
 

CÂU HỎI THI


Câu 1: Kể tên bài học trong môn học?
Bài Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của khoa Dược
1

Bài Phân tích V.E.N và ABC: chiến lược sử dụng thuốc trong bệnh viên
2

Bài Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện


3
Trang bị thuốc cấp cứu, thuốc chống sock, thuốc tủ trực, thuốc trong xe cấp
cứu
Bài Biểu mẫu, sổ sách, dự trù, tồn trữ, cấp phát, báo cáo, quản lý thuốc, vật tư
4 tiêu hao, y dụng cụ
Bài Quy trình đấu thầu thuốc, Hợp đồng cung ứng thuốc
5
Mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp khoa Dược, khoa phòng
khác, ban lãnh đạo, khách hàng/bệnh
Bài Hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện
6

Bài Giao ban khoa và bệnh viện. Hội đồng thuốc và điều trị. Hội đồng Khoa học
7 kỹ thuật

Bài Quản lý chất lượng bệnh viện


8
Cập nhật các văn bản, quy định, thông tư… liên quan đến khoa Dược bệnh
viện
Câu 2: Chọn 1 bài học bất kì nêu các tiêu đề và mục tiêu bài học? Bài học này
liên quan tới năng lực chuẩn đầu ra cho DS ntn và giải thích 2 khái niệm trong
bài học (ko đc trùng với câu 3)
Bài học: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN (DS Đảm)
A. Mục 1. Tìm hiểu tổng quát cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
tiêu khoa dược bệnh viện.
2. Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của các bộ phận của Khoa dược.
Nhấn mạnh vai trò của các DSĐH

3. Tìm hiểu quy trình cung ứng thuốc, cấp phát thuốc cho ngoại trú
và cho các khoa phòng nội trú

4. Tìm hiểu hoạt động của kho thuốc trong Bệnh viện: cách sắp
xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho

5. Tìm hiểu hoạt động thông tin giới thiệu thuốc và hướng dẫn sử
dụng thuốc (hoạt động dược lâm sàng)

B. Các tiêu I. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ khoa dược bệnh viện
để
II. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận khoa dược bệnh viện
1. Nghiệp vụ dược
2. Kho cấp phát thuốc
3. Thống kê dược
4. Dược lâm sàng
5. Pha chế thuốc
III. Quy trình cung ứng thuốc, cấp phát thuốc
1. Quy trình cung ứng thuốc
2. Quy trình cấp phát thuốc

IV. Hoạt động kho thuốc bệnh viện


1. Thiết kế kho
2. Sắp xếp phân loại
3. Quy trình nhập thuốc kho lẻ
4. Quy trình xuất kho lẻ (nội trú)
V. Hoạt động dược lâm sàng
Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc

C. Giải thích khái niệm


(List nhiều cho bạn nào thích cái nào học cái đó nghen :D )

Thuốc gây Là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây
nghiện ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng thuộc Danh mục dược
chất gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Thuốc Là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc
hướng thần gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện
đối với người sử dụng thuộc Danh mục dược chất hướng thần do Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành.

Thuốc tiền Là thuốc có chứa tiền chất thuộc Danh mục tiền chất dùng làm thuốc
chất do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thuốc Là thuốc có chứa thành phần hạt nhân phóng xạ dùng cho người để
phóng xạ chẩn đoán, điều trị bệnh, nghiên cứu y sinh học bao gồm đồng vị
phóng xạ hoặc đồng vị phóng xạ gắn kết với chất đánh dấu.

Phản ứng Là phản ứng không mong muốn, có hại đến sức khỏe, có thể xảy ra ở
có hại của liều dùng bình thường.
thuốc
Dược lâm Là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử
sàng dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng
thuốc.

FEFO (first expiry first out): Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra
ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong

FIFO (first in first out):Hàng nhập trước xuất trước

D. Mối liên quan giữa bài học với năng lực chuẩn đầu ra cho DS
Bài học đã thể hiện các nội dung có sự gắn kết với nội dung của năng lực chuẩn đầu ra
cho Dược sĩ như sau:
 Tổ chức và quản lý
 Kỹ năng lập kế hoạch
 Tổ chức và làm việc hiệu quả
 Thông tin và ra quyết định
 Kỹ năng giám sát và đánh giá
 Đảm bảo chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc
 Quản lý chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc
 Đảm bảo chất lượng thuốc trong sản xuất và cung ứng
 Tham gia nghiên cứu đảm bảo chất lượng thuốc và nguyên liệu làm
thuốc
 Bào chế sản xuất thuốc
 Cung ứng thuốc:
 Thực hiện được lựa chọn thuốc
 Thực hiện được mua sắm thuốc hợp lý và phù hợp với quy định
 Thực hiện phân phối, cấp phát và tồn trữ thuốc
 Thực hiện quản lý sử dụng thuốc
 Sử dụng thuốc hợp lý:
 Tham gia xây dựng kế hoạch điều trị cho người bệnh
 Triển khai kế hoạch điều trị cho người bệnh
 Theo dõi, giám sát việc sử dụng thuốc trên người bệnh
 Tham gia các hoạt động thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý tại cơ sở y tế

You might also like