You are on page 1of 13

Bài 1: Tổng quan hoạt động DLS

Câu 1: Có mấy nhiệm vụ DSLS theo luật dược 2016? Nêu nhiệm vụ ? Phân tích?
7 nhiệm vụ:
1) Tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh để
đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả
® Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc để tư vấn cho Hội đồng Thuốc của cơ sở khám,
chữa bệnh.
® Tiếp nhận, phân tích, xử lý và đánh giá các thông tin về an toàn, hiệu quả liên quan
đến việc sử dụng thuốc thuộc danh mục thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh.
2) Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc
® Tư vấn thuốc phù hợp cho bác sĩ, giám sát việc kê đơn những thuốc không được kê,
kê dư, chống chỉ định và tương tác thuốc.
3) Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám chữa bệnh,
người sử dụng thuốc và cộng đồng
® Đối với người hành nghề khám chữa bệnh: Cập nhật thông tin của thuốc mới về tên
thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, chỉ định,…; hướng dẫn sử dụng thuốc trên các đối
tượng BN cần theo dõi đặc biệt
® Đối với người sử dụng thuốc: thông tin về tên thuốc, liều dùng, cách dùng, tác dụng
phụ và lưu ý khi dùng thuốc
® Đối với cộng đồng: thông tin trực tiếp bằng văn bản hoặc niêm yết trên bảng tin, trang
thông tin điện tử của cơ sở khám chữa bệnh
4) Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng
thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này
®Xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc, hướng dẫn sử dụng
danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
®Tham gia trực tiếp vào quá trình điều trị và giám sát việc tuân thủ quy trình sử dụng
thuốc
5) Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh
®Xây dựng kế hoạch phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc định kỳ 6 tháng, hàng
năm, xu hướng và kế hoạch sử dụng thuốc của năm tiếp theo của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh
6) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc
®Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc và tiếp nhận thông tin để tổng hợp, báo
cáo về các phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
7) Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn, hiệu quả.
Câu 2: Nêu yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của DS làm công tác dược lâm sàng
trong hoạt động bệnh viện
- Yêu cầu trình độ tối thiểu dược sĩ đại học
- Chức trách , nhiệm vụ:

1 : Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện , triển khai mạng lưới
theo dõi ,giám sát , báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công tác
cảnh giác dược
2 : Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn , hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị,
cán bộ y tế và người bệnh
3 : Tham gia theo dõi ,kiểm tra , giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại
trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả
4 : Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện , chịu trách
nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều , được
quyền xem xét thay thế thuốc ( nếu phát hiện thấy có tương tác thuốc trong kê
đơn , kê đơn cùng hoạt chất , thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc
tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc
thay thế thuốc
5 : Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
6 : Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu
7 : Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công

Câu 3: Nêu Khác nhau giữa DLS bệnh viện và DLS :


DLS bệnh viện trong Khu trú trong bệnh viện
Câu 4 : Đối tượng cần chỉnh liều :
Trẻ em , người cao tuổi , suy gan, suy thận , PNCT
Câu 5: Tại sao điều chỉnh liều :
Vì sinh lý khác với người bình thường , từ đó làm thay đổi dược động học của
thuốc
Câu 6: DSLS được xem xét thay thế thuốc khi: phát hiện thấy có tương tác thuốc
trong kê đơn , kê đơn cùng hoạt chất , thuốc trong kho của khoa Dược hết
Câu 7: Nêu định nghĩa, ưu, nhược điểm của thiết kế thử nghiệm lâm sàng?
Định nghĩa:
Thiết kế thử nghiệm lâm sàng là nghiên cứu thực nghiệm, tiến cứu trong đó nghiên cứu
viên áp dụng các biện pháp can thiệp khác nhau (thuốc/phác đồ điều trị hoặc placebo)
trên 2 hoặc nhiều nhóm bệnh nhân để đánh giá hiệu quả của các can thiệp này trên các
chỉ tiêu lựa chọn
Ưu điểm:

­ Phân nhóm ngẫu nhiên giúp giảm thiểu sai số


­ Nhóm đối chiếu giúp loại trừ ảnh hưởng của biến thiên tác dụng theo thời
gian
­ Cho phép kiểm soát tốt việc lựa chọn bệnh nhân và thiết kế nghiên cứu do
được thực hiện tiến cứu
­ Có thể đánh giá đồng thời nhiều can thiệp , trên nhiều chỉ tiêu khác nhau
­ Có thể thiết lập được mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng thuốc và
hiệu quả / độ an toàn
­ Tuân thủ hướng dẫn CONSORT làm tăng chất lượng của nghiên cứu
­ Có thể sử dụng phân tích gộp để tổng hợp các kết quả khác nhau từ các
thử nghiệm lâm sàng khác nhau

Nhược điểm:
­ Không sử dụng được để đánh giá các tác dụng bất lợi của thuốc
­ Đắt tiền , tốn thời gian và công sức do đó thường có cỡ mẫu nhỏ , tiến
hành trong thời gian ngắn , sử dụng các chỉ tiêu gợi ý thay cho chỉ tiêu
lâm sàng
­ Bệnh nhân có thể bỏ nghiên cứu làm giảm lợi ích của phân nhóm ngẫu
nhiên
­ Bệnh nhân trong nghiên cứu đa trung tâm có thể không tương đồng
­ Cần cân nhắc đến vai trò của các hãng Dược phẩm là nhà tài trợ , người
muốn tận dụng sản phẩm đầu ra của nghiên cứu

Câu 8.Mục tiêu của thiết kế thử nghiệm lâm sàng?


Thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa can thiệp (thuốc phác đồ điều trị ) với các
chỉ tiêu đánh giá
Câu 9. Hướng dẫn CONSORT có bao nhiêu tiêu chí: 25
Câu 10. Tại sao tuân thủ hướng dẫn CONSORT: Tăng chất lượng của nghiên
cứu
Câu 11: Có mấy loại thử nghiệm lâm sàng chính? 2 loại
- Thử nghiệm lâm sàng đối với đối chứng là placebo nhằm phân biệt hiệu quả của
thuốc với tác dụng của giả dược
- Thử nghiệm lâm sàng đối chứng là thuốc đối chiếu, , cho phép so sánh hiệu quả của
thuốc / phác đồ điều trị mới với thuốc / phác đồ điều trị chuẩn hiện tại
Câu 12: Nêu tên và cụ thể 2 kỹ thuật làm giảm thiểu sai sót áp dụng trong thử
nghiệm lâm sàng?
• Phân nhóm ngẫu nhiên (randomization): cho phép phân bố một cách ngẫu nhiên các
bệnh nhân vào các nhóm điều trị khác nhau, tạo ra sự tương đồng về các yếu tố tiên
lượng bệnh chính.
• Làm mù (blinding): giúp hạn chế được sai số do thiên lệch, sự tin tưởng, chế độ chăm
sóc/theo dõi bệnh nhân đến kết quả nghiên cứu.
Câu 13: Tại sao simvastatin lại so sánh với placebo:
Để xác định xem liệu thuốc có giảm trường hợp tử vong của bệnh nhân đau thắt ngực
hoặc nhồi máu cơ tim hay không
Câu 14: Thử nghiệm COMET chứng minh:
Carvedilol hiệu quả hơn metoprolol dạng giải phóng nhanh trong việc giảm tỷ lệ tử vong
ở bệnh nhân suy tim tốt hơn placebo
Câu 15: Có bao nhiêu kĩ thuật phân nhóm ngẫu nhiên: 3 loại
­ Phân nhóm dựa vào bảng số ngẫu nhiên
­ Phân nhóm theo block
­ Phân nhóm theo block phân lớp

Câu 16: Mục đích phân nhóm ngẫu nhiên:


Loại trừ sai số, giảm sự khác biệt giữa các nhóm điều trị
Câu 17: Có mấy loại làm mù?
- Mù đơn: Bệnh nhân không biết được mình sử dụng thuốc gì
- Mù đôi: người tham gia nghiên cứu và người làm nghiên cứu bị làm mù
- Mù ba: người xử lý dữ liệu, người tham gia nghiên cứu và người làm nghiên cứu bị
làm mù
Câu 18: Thuật ngữ “open-label” là gì?
Open-label: nghiên cứu không làm mù được gọi là nghiên cứu nhãn mở
Câu 19: Kỹ thuật làm mù nào là chuẩn mực và nên áp dụng cho tất cả các thử
nghiệm lâm sàng?
Làm mù đôi (double-blind)
Câu 20: Cần áp dụng kỹ thuật double-dummy trong trường hợp nào? Cách áp
dụng?
- Có sự khác biệt vè dạng bào chế hoặc số lần đưa thuốc của 2 nhóm điều trị
- Cho bệnh nhân sử dụng thêm dạng bào chế tương đương có chứa placebo để đảm bảo
sự tương đồng giữa hai nhóm
Câu 21: Không thể sử dụng kỹ thuật làm mù cho người nghiên cứu khi nào?
Lý do kỹ thuật (như phẫu thuật) hoặc đạo đức (phác đồ điều trị có nguy cơ cao cho bệnh
nhân)
Câu 22: Về mặt kĩ thuật có bao nhiêu cách thiết kế thử nghiệm lâm sàng?
3 cách: thiết kế nhóm song song( parallel- group), thiết kế chéo(cross over), thiết kế thừa
số (factorial design)
Câu 23: Thiết kế nhóm song song là gì? Sử dụng trong trường hợp bệnh lý nào?
- Thiết kế nhóm song song (parallel-groups): Là thiết kế phổ biến nhất, dùng 1 thuốc
can thiệp từ đầu đến cuối. Ưu: đơn giản, tránh được hiệu ứng “carry-over”
• Bệnh lý tiến triển trong thời gian ngắn (đau nửa đầu, hội chứng ruột kích thích)
• Bệnh mạn tính (Parkinson, ung thư)
Câu 24: Thiết kế chéo (cross-over) là gì? Nêu ưu, nhược điểm? Sử dụng trong
trường hợp bệnh lý nào? Cách khắc phục?
- Thiết kế chéo (cross-over): 2 can thiệp cho 2 nhóm, mỗi nhóm dùng 1 can thiệp và
sau một thời gian thì đổi ngược lại
- Ưu: loại trừ được sự dao động giữa các cá thể => giảm được cỡ mẫu cần thiết của
nghiên cứu
- Nhược: hiệu ứng “carry-over”
- Phù hợp với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đau thắt ngực ổn định
- Cách khắc phục: cần một khoảng trống giữa 2 lần chuyển đổi can thiệp
Câu 25: Thiết kế thừa số ( factorial design) là gì?
Dùng với 2 hoặc nhiều thuốc thông qua sự kết hợp khác nhau giữa các phác đồ điều trị,
dùng bảng 2x2 với 4 sự kết hợp của 2 thuốc A và B, dùng để thăm dò tương tác hoặc
hiểu quả sử dung thuốc phối hợp hoặc riêng rẽ của 2 hay nhiều loại thuốc
Câu 26: Thuật ngữ hiệu ứng “carry-over” là gì?
Là tồn dư của can thiệp trước ảnh hưởng đến giai đoạn sau của nghiên cứu
Câu 27: Thuật ngữ “wash-out period” là gì?
Là một khoảng trống giữa 2 lần chuyển đổi can thiệp, trong đó thời gian phụ thuộc vào
bệnh lý và đặc tính dược động học của thuốc nghiên cứu
Câu 28: Phân tích dữ liệu của thử nghiệm lâm sàng có mấy cách? 2 cách chính
- Phân tích theo dự định điều trị (intention-to-treat, ITT): phân tích kể cả trường hợp
bệnh nhân không hoàn thành nghiên cứu ( tự rút khỏi nghiên cứu, tử vong, không tuân
thủ phác đồ,…)
- Phân tích dựa vào đề cương( per-protocol, PP): chỉ phân tích bệnh nhân đã hoàn thành
nghiên cứu mà không bị nhiễu bởi yếu tố không tuân thủ
Câu 29: Lưu ý của phương pháp PP?
Kết quả thu được qua phân tích PP sẽ bị pha loãng bởi những bệnh nhân không tuân thủ
Câu 30: Để đánh giá chất lượng của thử nghiệm lâm sàng?
Sử dụng bảng kiểm checklist
Câu 31: Tiến cứu: thu thập số liệu tiếp tục tiến triển theo thời gian
Câu 32: Hồi cứu: nghiên cứu bệnh- chứng, dùng các số liệu thu thập từ quá khứ
Bài 2: Tìm kiếm thông tin thuốc
Câu 1: Định nghĩa thông tin thuốc, các thuật ngữ liên quan?
Là các thông tin gắn liền với thuốc, thường được in trong các tài liệu tham khảo (còn
gọi là các nguồn thông tin)
• Chuyên gia/ người thực hành/ dược sĩ/ nhà cung cấp: cá nhân làm công tác thông
tin thuốc
• Trung tâm/ dịch vụ/ thực hành: địa điểm diễn ra hoạt động thông tin thuốc
• Chức năng/ kỹ năng: năng lực thông tin thuốc
Các thuật ngữ:
• Thông tin thuốc: Drug information
• Trung tâm thông tin thuốc: Drug information center
• Chuyên gia thông tin thuốc: Drug information specialist
Câu 2: Nêu vai trò của thông tin thuốc trong điều trị? 3 vai trò
- Tăng cường đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn
- Phục vụ mục đích giám sát và đánh giá sử dụng thuốc
- Phục vụ quyết định chính xác và kịp thời trong điều trị bệnh nhân
Câu 3: Yêu cầu của thông tin thuốc?
o Khách quan
o Chính xác
o Trung thực
o Mang tính khoa học
o Rõ ràng và dứt khoát

Câu 4: Phân loại thông tin thuốc?


- Theo đối tượng được thông tin:
• Cho cán bộ y tế: cá nhân (thầy thuốc, y tá, điều dưỡng...) , tổ chức (hội đồng
thuốc và điều trị, bào hiểm y tế)
• Cho người sử dụng: bệnh nhân, nhân dân...

- Theo nội dung chuyên biệt của thông tin:


• Thông tin liên quan đến đặc tính và các sử dụng của thuốc: dạng bào chế, sinh
khả dụng, dược lực học...
• Thông tin về luật, chính sách y tế, số đăng ký
• Thông tin về giá cả

- Theo nguồn thông tin: 3 loại (nguồn thông tin thứ 1, nguồn thông tin thứ 2, nguồn
thông tin thứ 3 )
Câu 5: Nguồn thông tin thứ 1: các nghiên cứu lâm sàng, bài báo khoa học
Ưu điểm:
• Cung cấp thông tin chi tiết
• Hầu hết được thẩm định
• Cập nhật nhanh hơn so với nguồn thứ 2 và 3
Nhược điểm:
• Kết luận có thể không đúng vì chỉ dựa vào 1 thử nghiệm
• Phương pháp sai dẫn đến kết quả sai
• Yêu cầu người đọc có kỹ năng đánh giá mức độ tin cậy
• Cần nhiều thời gian để thông tin được chấp nhận rộng rãi
Câu 6. Nguồn thông tin thứ 2: các cơ sở dữ liệu cho phép tra cứu danh mục hay tóm
tắt các tài liệu thông tin cấp 1 ( PubMed, Embase, …)
Ưu điểm:
• Truy cập nhanh đến thông tin thứ nhất
• Giúp nhìn bao quát và ngắn gọn về chủ đề
• Thông tin thường được cập nhật
• Thông tin nhìn chung từ các nguồn được thẩm định
Nhược điểm:
• Muốn tìm hiểu chi tiết, quay lại nguồn thứ nhất
• Số lượng tạp chí đưa vào danh mục phụ thuôc vào tiêu chí, nội dung của bài tổng
hợp
• Yêu cầu người đọc có kĩ năng tìm kiếm thông tin
Câu 7: Nguồn thông tin thứ ba: sách giáo khoa, sách chuyên khảo, tài liệu chọn lọc từ
thông tin thứ 1, được chấp nhận như tài liệu chuẩn. VD: dược thư quốc gia VN, dược
thư Anh BNF, Martidale...
Ưu điểm:
• Thuận tiện, dễ tiếp nhận
• Được chia thành các lĩnh vực cụ thể
• Được chấp nhận trong thực hành ls
Nhược điểm:
• Ít cập nhật
• Hạn chế dung lượng văn bản
• Thường ảnh hưởng bởi tác giả
• Mất tính chính xác và tin cậy nếu tài liệu câp không tốt
Câu 8: Dựa vào đâu để đánh giá độ tin cậy của một tạp chí?
Đánh giá thông qua IF – Impact factor: số đo phản ánh số lượng trích dẫn trung bình
theo năm của các bài báo khoa học được xuất bản gần đây trên tạp chí đó
Câu 9: Nêu 2 cách tìm IF?
- Cách 1: Search tên bài báo trên google rồi thêm chữ Impact Factor phía cuối
- Cách 2: Tìm tên tạp chí của bài báo sau đó search google, thêm Impact Factor phía
cuối
Câu 10: Các bước tìm kiếm trên Pubmed:
­ Xác định rõ câu hỏi muốn tìm
­ Xác định từ khóa
­ Kết hợp các từ khóa bằng AND, OR, NOT
­ Chạy cú pháp trên Pubmed
­ Giới hạn kết quả tìm kiếm

Câu 11: Nêu 3 thuật ngữ tìm kiếm trên Pubmed?


AND: và
OR: hoặc
NOT: ngoại trừ
Câu 12: Tìm kiếm phác đồ điều trị của Bộ y tế bằng trang web nào?
Truy cập miễn phí tại website của Cục quản lý khám chữa bệnh: www.kcb.vn
Câu 13: Cấu trúc của 1 bài báo cáo gồm mấy phần? Trình bày cấu trúc?
7 phần:
1) Tóm tắt (Abstract): Tóm tắt mục tiêu, phương pháp, kết quả và kết luận
2) Đặt vấn đề (Introduction): Lý do tiến hành nghiên cứu
3) Phương pháp nghiên cứu ( Methods): Cách tiến hành nghiên cứu và phân tích kết
quả
4) Kết quả (Results): Nghiên cứu thu được kết quả gì
5) Bàn luận (Discussion): Ý nghĩa của kết quả
6) Lời cảm ơn (Acknowledgment)
7) Tài liệu tham khảo (References)
Câu 14: So sánh DTQGVN, BNF, AHFS
• DTQGVN và AHFS thông tin theo hoạt chất từ A-Z
• BNF phân loại theo bệnh lý- cơ quan
• Tương tác thuốc:
➢ DTQGVN: tần suất xuất hiện, đường dùng
➢ AHFS: từng cơ quan
➢ BNF: tần suất xuất hiện

Câu 15:
Dễ tra cho bệnh nhân: DTQGVN
Dùng để nghiên cứu khoa học: AHFS
Tra bệnh lý nào sử dụng thuốc nào: BNF

BÀI 3: TƯƠNG TÁC THUỐC

Câu 1: Tương tác thuốc là gì? Nêu 2 công cụ tìm tương tác thuốc online, offline?
Tương tác thuốc là phản ứng giữa 1 thuốc với 1 tác nhân thứ 2
• Online: drugs.com, medscape.com
• Offline: Martindale, MIMS
Câu 2: Các nhóm thuốc có tương tác cần chú ý trong đơn?
- Thuốc có khoảng trị liệu hẹp: Lithium, Theophyllin, Digoxin
- Thuốc có đường cong về liều và đáp ứng của thuốc có dạng dốc đứng: thuốc chống
đông máu (wafarin), thuốc ngừa thai đường uống (ethinyl estradiol và thuốc trị động
kinh (phenyltoin)
Câu 3: Trường hợp nào cần phối hợp thuốc để có hiệu quả cao: khi cân nhắc giữa
lợi ích và nguy cơ bác sĩ sẽ chủ động phối hợp để có hiệu quả cao nhất và giảm thiểu
tác dụng phụ khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ
Câu 4: Các yếu tố nào thầy thuốc không biết: các yếu tố sinh lý, bệnh lý, những tương
tác chưa được biết, tương tác liên quan đến các yếu tố di truyền
Câu 5: Nêu các phần mềm tra cứu thông tin online? Thuộc quốc gia nào?
Cơ sở dữ liệu? Mức độ nghiêm trọng?
Drugs.com → Cung cấp bởi Micromedex, Fasts and Comparison và Multam
Mức độ nghiêm trọng ( Mức độ có ý nghĩa lâm sàng: nặng và trung bình)
+ Nặng (Major)
+ Trung bình (Moderate)
+ Nhẹ (Minor)
Medscape.com → Cơ sở dữ liệu: Medscape LLC
Mức độ nghiêm trọng (Mức độ có ý nghĩa lâm sàng: chống chỉ định và tương tác
nặng):
+ TT nặng (Serious)
+ TT trung bình (Monitor closely)
+ TT nhẹ (Minor)
Câu 6: Nêu các phần mềm tra cứu thông tin offline? Thuộc quốc gia nào?
Cơ sở dữ liệu?
• Martindale → Anh → Cơ sở dữ liệu: quyển Martindale
• MIMS → Australia → Cơ sở dữ liệu: quyển MIMS

Câu 7: Theo tương tác thuốc trong Martindale có bao nhiêu tác nhân, liệt
kê?
5 tác nhân gây tương tác:
• Thuốc – thuốc
• Thuốc – ethanol
• Thuốc – thức ăn
• Thuốc – xét nghiệm
• Thuốc – tác nhân bệnh lý

Câu 6: Phần mềm tra cứu TTT KHÔNG dùng tài liệu tham khảo?
MIMS, Medscape.com
Câu 8: Phần mềm tra cứu TTT CÓ dùng tài liệu tham khảo?
Martindale. Drugs.com
Câu 9: Chức năng duyệt TTT của Martindale nằm ở đâu, là gì? Martindan
của ai? Cơ sở dữ liệu là gì? Có mấy mức độ? Mức độ nào có ý nghĩa lâm
sàng?
Chức năng duyệt TTT nàm trong phần Drug – Reax. Chức năng:
Sau khi nhập đơn, kết quả về TT sẽ được đưa ra theo 1 trật tự sau:
- Số lượng các TT có trong đơn xuất hiện ngay khi nhập đơn thuốc
- Danh sách các TT dược sắp xếp theo mức độ nghiêm trọng với sức khỏe của
người bệnh
• Martindale → Anh → Cơ sở dữ liệu: quyển Martindale

Có 3 mức độ phân loại:


+ Nặng ( Major)
+ Trung bình( Moderate)
+ Nhẹ( Minor)
Những thông tin có ý nghĩa lâm sàng: Nặng và trung bình
Câu 10: Chức năng của MIMS? Có mấy mức độ? Mức nào có ý nghĩa lâm
sàng? MIMS của quốc gia nào? Cơ sở dữ liệu?
3 chức năng:
• Giới thiệu biệt dược
• Tra cứu thông tin về thuốc
• Duyệt tương tác thuốc ( MIMS intertractive)

Tương tác được chia 5 mức độ từ 0 đến 4:


Phân nhóm 0: Những TT còn chưa rõ ràng, không thể xếp loại
Phân nhóm 1: Theo dõi điều trị
Phân nhóm 2: Chú ý, theo dõi bệnh nhân
Phân nhóm 3: Cân nhắc nguy cơ lợi ích
Phân nhóm 4: Phối hợp nguy hiểm
Mức độ 3-4 có ý nghĩa lâm sàng
MIMS → Australia → Cơ sở dữ liệu: quyển MIMS
Câu 11: Phần mềm tra cứu được biệt dược lẫn hoạt chất: MIMS
Câu 12: Nội dung của tương tác trong MIMS bao gồm:
­ Tác dụng của TT: sự thay đổi TDP độc tính của thuốc do TT gây ra
­ Mức độ nghiêm trọng của TT: xếp loại TT (theo 5 mức độ) và ảnh
hưởng của TT gây ra đối với sức khỏe người bệnh
­ Hướng xử lý: các thao tác cụ thể cần tiến hành
­ Thông tin về cặp thuốc TT: nhóm điều trị (theo xếp loại của NIMS) và
chỉ định điều trị cụ thể của cặp thuốc

Câu 13: So sánh Drug.com và Medscape.com


Drugs.com Medscape
Giống nhau • Có thông tin về TT thuốc-thuốc
• Tra cứu nhanh chóng, tiện lợi, chính xác
• Đều phân ra 3 mức độ nghiệm trọng: Nặng – Trung bình – Nhẹ

Khác nhau - Có thêm TT thuốc - thức ăn và - Chỉ nêu các thuốc cùng cơ chế
đồ uống, hướng xử lý tác động, cùng thụ thể
- Đưa ra các chú ý theo dõi - Không đủ thông tin thuốc cần
tìm
- Nêu chi tiết về các tác hại khi
phối hợp thuốc - Không có tài liệu tham khảo
- Có thông tin tài liệu tham khảo - Cơ sở dữ liệu từ 1994-2024
- Cơ sở dữ liệu từ 2000-2024 - Dễ thao tác
- Nguồn dữ liệu được cung cấp từ - Chưa có nguồn được chứng
Micromedex (updated 3 Mar minh
2024), Cerner Multum™ (updated
4 Mar 2024), ASHP (updated 12
Feb 2024)
- Khó thao tác

You might also like