You are on page 1of 69

MÔ HÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI


BỆNH VIỆN

ThS.DS Ngô Ngọc Anh Thư

1
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này sinh viên phải:
1. Trình bày được vai trò của dược sĩ lâm sàng.
2. Trình bày được hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện.

2
ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÂM SÀNG
1. Định nghĩa
 Dược lâm sàng là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc (Luật dược
105/2016/QH13).
 Dược lâm sàng là việc sử dụng một cách tốt nhất khả năng phán đoán cùng các hiểu
biết về Dược và Y sinh học của người dược sĩ nhằm mục đích cải thiện hiệu quả, tính
an toàn, kinh tế và sự chính xác trong việc điều trị bệnh nhân bằng thuốc (Ch.
Walton, Đại học Kentucky, Mỹ).
 Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực DLS tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và
hướng dẫn sử dụng thuốc cho CBYT và cho người bệnh.

3
ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÂM SÀNG

Mối quan hệ giữa Bác sĩ, diều dưỡng, dược sĩ và bệnh nhân
4
ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÂM SÀNG
2. Vai trò của người dược sĩ lâm sàng
Người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa
phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.

Chẩn đoán Kê đơn thuốc Người bệnh sử dụng


(chính xác) (an toàn, hợp lý) thuốc (đúng chỉ định)

BÁC SĨ –
ĐIỀU DƯỠNG –
BÁC SĨ DƯỢC SĨ LÂM
DƯỢC SĨ LÂM SÀNG
SÀNG

5
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LÂM SÀNG
1. Trên thế giới
 Mỹ được xem là cái nôi của DLS, được nghiên cứu, xây dựng, phát triển từ năm
1964.
 Sang thập niên 70, DLS phát triển sang các nước châu Âu và Canada. Giai đoạn
1971-1979, Hiệp hội DLS châu Âu ra đời. Năm 1982, Pháp thành lập Hội Dược
lâm sàng. Năm 1972, dược lâm sàng bắt đầu được giảng dạy tại các trường đại học
tại Canada.
 Tại châu Á, DLS được triển khai từ những năm 1975-1980 do du nhập từ các nước
phát triển ở châu Mỹ, châu Âu cũng như từ các dự án hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe.
Trong thập niên 1980, thực hành DLS ở bệnh viện đã bắt đầu triển khai ở một số
nước châu Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia. (VN)

6
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LÂM SÀNG
2. Tại Việt Nam
 Môn Dược lâm sàng được đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Hà Nội từ năm
1993 và tại các Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 2000. Hiện nay, DLS
đã được giảng dạy cho nhiều đối tượng sinh viên, học viên cao đẳng, đại học và sau
đại học chuyên ngành Dược lý - Dược lâm sàng.
 Từ những năm 2000, hoạt động DLS bắt đầu được triển khai tại các bệnh viện lớn ở
khu vực phía Bắc và phía Nam (Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Từ Dũ,…) và đã đạt
được một số kết quả ban đầu.

7
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG

8
Mô hình hoạt động DLS các quốc gia (tên viết tắt)? Số nội dung (tiêu
chuẩn) được quy định?
A. Mỹ (4)
B. Châu Âu (10)
C. Úc (15)
D. Việt Nam (7)

9
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
ACCP (Mỹ)  4 nội dung thực hiện
Nhiệm vụ chung của dược sĩ lâm sàng theo Chuẩn thực hành DLS 2014 (Standards of
Practice for Clinical Pharmacits 2014) bao gồm:
1. Đánh giá bệnh nhân
• Dược sĩ lâm sàng đánh giá nhu cầu thuốc điều trị của bệnh nhân (tương ứng với bệnh lý ưu tiên điều trị
của BN):

- Xem hồ sơ bệnh án, giải thích và phân tích thông tin khách quan và chủ quan để xác định
tình trạng lâm sàng của BN.
- Tiếp xúc người bệnh và thân nhân người bệnh để ghi nhận và hoàn chỉnh bệnh sử liên quan
đến tất cả loại thuốc mà BN đang dùng (bao gồm liều lượng và đường dùng), hành vi uống
thuốc, tuân thủ, dị ứng, thái độ và trải nghiệm với liệu pháp điều trị bằng thuốc.
- Ghi nhận, sắp xếp và giải thích các dữ liệu liên quan đến sử dụng thuốc của BN.
- Chọn những vấn đề ưu tiên và nhu cầu của người bệnh về thuốc điều trị. 10
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
ACCP (Mỹ)
2. Đánh giá thuốc điều trị
• Dược sĩ lâm sàng xác định chiến lược để tối ưu điều trị thuốc cho từng BN cụ thể:
- Cùng với các NVYT trực tiếp điều trị, dược sĩ lâm sàng đánh giá sự thích hợp của các
thuốc đang dùng của người bệnh trên cơ sở tình trạng sức khỏe, chỉ định và mục tiêu
điều trị của mỗi loại thuốc đang sử dụng.
- Lượng giá hiệu quả, an toàn, và khả năng chi trả của người bệnh với mỗi loại thuốc.
- Đánh giá hành vi uống thuốc và tuân thủ từng loại thuốc của người bệnh.
- Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc và cùng với các nhân viên y tế trực tiếp điều
trị xác định nhu cầu cần can thiệp.
11
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
ACCP (Mỹ)
3. Xây dựng chiến lược điều trị cho BN (kế hoạch điều trị cho từng BN cụ thể)
• Dược sĩ lâm sàng phối hợp với người bệnh/thân nhân người bệnh xây dựng và thực hiện kế
hoạch nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị của thuốc:
- Nhắc lại các vấn đề liên quan đến diễn biến lâm sàng của bệnh nhân để thông tin và hướng
dẫn về kế hoạch tối ưu hóa thuốc điều trị phù hợp với cá nhân người bệnh.
- Phối hợp với NVYT trực tiếp điều trị xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý thuốc toàn
diện.
- Hướng dẫn cho người bệnh/thân nhân người bệnh (cả bằng nói và viết) nhằm đảm bảo kế
hoạch chăm sóc, tuân thủ và cải thiện kết quả điều trị.
- Phối hợp với NVYT trực tiếp điều trị xây dựng khung thời gian và các thông số đo được đặc
hiệu cho người bệnh để theo dõi và giám sát. 12
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
ACCP (Mỹ)
4. Theo dõi việc sử dụng thuốc
• Dược sĩ lâm sàng cùng với các NVYT trực tiếp điều trị thực hiện đánh giá việc theo dõi người
bệnh:
- Phối hợp với các NVYT trực tiếp điều trị đảm bảo việc theo dõi người bệnh đã đưa ra và kế
hoạch gặp lại theo diễn biến bệnh và nhu cầu liên quan đến sử dụng thuốc cho người bệnh.
- Xem lại hồ sơ bệnh án để cập nhật tình trạng lâm sàng của BN và gặp lại BN/thân nhân
người bệnh để cập nhật bệnh sử dùng thuốc nhằm xác định, đánh giá và ghi lại những vấn đề
và nhu cầu mới liên quan đến thuốc.
- Tiến hành đánh giá liên tục và tinh chỉnh lại kế hoạch chăm sóc để tối ưu hóa thuốc điều trị
và đảm bảo các mục tiêu cá nhân của người bệnh đạt được.
- Theo dõi, bổ sung, ghi hồ sơ và quản lý kế hoạch chăm sóc với sự phối hợp của NVYT trực
tiếp điều trị và cả người bệnh. 13
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
ESCP (Châu Âu)  gồm có 10 nội dung
• Hoạt động chính của Dược sĩ lâm sàng theo Hiệp hội Dược lâm sàng châu Âu
(European Society of Clinical Pharmacy) bao gồm:
- Tư vấn (Therapeutic use of drugs);
- Lựa chọn thuốc (Selection of drugs);
- Thông tin thuốc (Providing drug information);
- Xây dựng công thức và pha chế thuốc (Formulation and Preparation);
- Nghiên cứu về việc sử dụng thuốc (Drug use studies, research);
- Theo dõi sử dụng thuốc (TDM – Therapeutic drug monitoring);
- Thử nghiệm lâm sàng (Clinical trials);
- Đánh giá kinh tế dược (Pharmacoeconomy);
- Phân phối và thực hiện y lệnh (Dispensation and Administration);
- Đào tạo (Teaching and Training). 14
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
SHPA (Úc)  có 15 nội dung
• Tập trung vào tối ưu hóa việc sử dụng thuốc trên từng bệnh nhân.
• Chuẩn thực hành Dược lâm sàng (Standards of Practice for Clinical Pharmacy) 2016 có
15 chương hướng dẫn chi tiết về các hoạt động của dược sĩ lâm sàng:
1. Medication reconciliation;
2. Assessment of current medication management
3. Clinical review, therapeutic drug monitoring and adverse drug reaction management;
4. Medication management plan;
5. Providing medicines information;
6. Faciliating continuity of medication management on transition between care settings;

15
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
SHPA (Úc)
Chuẩn thực hành DLS (Standards of Practice for Clinical Pharmacy) 2016 có 15 chương
hướng dẫn chi tiết về các hoạt động của dược sĩ lâm sàng:
7. Participating in interdisciplinary care planning;
8. Prioritising clinical pharmacy services
9. Staffing levels and structure for the provision of clinical pharmacy services;
10. Training and education;
11. Participating in research;
12. Pharmacy assistants and technicians supporting clinical pharmacy services;
13. Documenting clinical activities;
14. Improving the quality of clinical pharmacy services;
15. Clinical competency assessment tool.

16
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DƯỢC
LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN
Luật Dược quy định 7 nội dung cơ bản của hoạt động DLS, bao gồm: luật Dược số
105/2016/-CP QH13
1. Tư vấn trong quá trình xây dựng DMT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm mục
tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
2. Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.
3. Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người
sử dụng thuốc và cộng đồng.
4. Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và
giám sát việc thực hiện các quy trình này.
5. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc. (báo cáo ADR)
7. Tham gia hoạt động NCKH liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. 17
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DƯỢC
LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN
• Khi triển khai hoạt động DLS trên thực tế, tùy điều kiện của cơ sở về nhân lực, cơ sở vật
chất, nhu cầu của khoa lâm sàng,… mà có thể tiến hành tất cả các hoạt động DLS hoặc ưu
tiên thực hiện trước một số hoạt động. Các hoạt động DLS cần ưu tiên tiến hành trong
bước đầu hoạt động DLS phải là những hoạt động đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều nhân
lực. Đồng thời, cũng nên ưu tiên tiến hành các hoạt động có thể giúp đánh giá hiệu quả của
công tác DLS (Ví dụ: can thiệp và đánh giá hiệu quả trước – sau can thiệp).
• Sau đây là gợi ý về một số hoạt động DLS nên ưu tiên thực hiện khi bắt đầu triển khai
công tác DLS tại bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh:
1. Thông tin thuốc;
2. Quản lý phản ứng có hại của thuốc;
3. Quản lý các thuốc có nguy cơ cao;
4. Đánh giá sử dụng thuốc.
18
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN
1. Thông tin thuốc
Thông tin thuốc chủ động
Chủ động cung cấp thông tin thuốc cho
NVYT và người bệnh qua nhiều hình thức
khác nhau. Ví dụ: bản tin định kỳ về cảnh
giác dược, các thông tin hướng dẫn sử
thuốc (tương tác, tương kỵ, các thuốc cần
bảo quản đặc biệt,…)
Thông tin thuốc thụ động
Cung cấp thông tin thuốc cho NVYT và
người bệnh theo yêu cầu (qua email, điện
thoại, văn bản,…)
19
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM
SÀNG TẠI BỆNH VIỆN

20
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN
2. Quản lý phản ứng có hại của thuốc
• Nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc và khuyến khích CBYT
báo cáo phản ứng có hại của thuốc như là nhiệm vụ chuyên môn trong thực hành lâm
sàng và là một phần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
• Phát hiện sớm các vấn đề an toàn thuốc, kịp thời xử trí và chủ động thực hiện các
biện pháp dự phòng các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc trên người
bệnh, tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong liên
quan đến sử dụng thuốc.
ADR & DI: phía bắc (ĐH Dược HN), nam BV CHợ Rẫy  Việt Nam  toàn cầu (Upsala)

21
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN
3. Quản lý các thuốc có nguy cơ cao gây ra các ADR
• Cần quản lý các thuốc có nguy cơ cao (TNCC) và thuốc nhìn giống nhau, đọc giống
nhau (LASA) qua một số biện pháp sau: (3)
- Ban hành DM TNCC và các thuốc LASA cho toàn BV.
- Tập huấn thường xuyên các đối tượng có liên quan đến các thuốc này (bác sĩ, dược
sĩ, điều dưỡng).
- Thực hiện dán cảnh báo trực tiếp lên thuốc và cảnh báo trên phần mềm kê đơn.

22
23
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN
3. Quản lý các thuốc có nguy cơ cao gây ra các ADR

24
25
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN
4. Đánh giá sử dụng thuốc
• Việc đánh giá sử dụng thuốc thông qua các nghiên cứu (Ví dụ: đánh giá tính hợp lý trong sử dụng
thuốc, đánh giá chi phí, đánh giá hiệu quả điều trị,…) rất cần thiết để cho thấy sự cần thiết và hiệu
quả của công tác DLS.
• VD về một số can thiệp và đánh giá có thể tiến hành trong bước đầu tiên triển khai công tác DLS:
Hướng dẫn chuyển đổi kháng sinh từ đường IV  PO: Giảm chi phí điều trị, thời gian nằm
viện và các biến chứng liên quan đến việc sử dụng đường tiêm tĩnh mạch như nhiễm trùng liên
quan đến catheter, viêm tĩnh mạch, sai sót liên quan đến sử dụng thuốc…
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn (ví dụ: kháng sinh dự phòng, kháng sinh sau
phẫu thuật): Có thể giúp giảm chi phí điều trị, thời gian nằm viện và các biến chứng liên quan
đến việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.
Kiểm tra, giám sát và tư vấn sử dụng đơn thuốc ngoại trú: Phát hiện ra các sai sót trong kê đơn
thuốc nhằm đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 26
KHUYẾN CÁO TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN

27
1. Các văn bản pháp quy về dược lâm sàng

•Một số văn bản pháp quy về dược đang còn hiệu lực:
- Luật Dược số 105/2016/QH13.
- Thông tư số 22/2012/TT-BYT ngày 10/06/2012 của Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt
động của Khoa dược bệnh viện.
- Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc
trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
- Số: 131/2020/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2020 nghị định quy định về tổ chức,
hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

28
2. Nội dung hoạt động dược lâm sàng theo luật dược
Trách nhiệm của Chính phủ: Chính phủ quy định về việc tổ chức, hoạt động DLS của
CSKB-CB bao gồm cả CSKB-CB của lực lượng vũ trang nhân dân.
Trách nhiệm của giám đốc bệnh viện: Người đứng đầu CSKB-CB có hoạt động sử dụng
thuốc phải tổ chức và triển khai hoạt động DLS theo nội dung quy định tại Điều 80 của
Luật Dược.
Trách nghiệm của dược sĩ phụ trách chuyên môn nhà thuốc: Phải triển khai hoạt động
DLS theo 3 nội dung:
- Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc.
- Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không
hợp lý.
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc. (báo cáo ADR)
29
3. Quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng
Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
• Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng
thuốc.
• Trao đổi với người hành nghề KB-CB để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
• Được ghi ý kiến chuyên môn về DLS trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với
Hội đồng thuốc và điều trị của CSKB-CB hoặc người đứng đầu CSKB-CB trong trường hợp có ý
kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh.
• Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc.
• Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn; danh mục thuốc tại CSKB-CB ; quy trình chuyên
môn kỹ thuật liên quan đến thuốc.
• Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
• Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
30
3. Quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng

Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc (3 nội dung)
• Có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc.
- Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không
hợp lý.
- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

31
4. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động dược lâm sàng

• Đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực phù hợp cho hoạt động DLS tại CSKB-
CB của Nhà nước; ưu tiên tuyển dụng dược sĩ chuyên khoa DLS tại CSKB-CB của Nhà
nước.
• Đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực cho cơ sở đào tạo dược sĩ chuyên môn
khoa DLS của Nhà nước; ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí đối với người học chuyên
khoa DLS.
• Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo dược sĩ làm công tác DLS,
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động DLS.

32
5. Lộ trình thực hiện
• Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, CSKB-CB sau đây phải tổ chức hoạt động DLS :
• Bệnh viện, Viện có giường bệnh (gọi tắt là BV) bao gồm BV đa khoa và BV chuyên
khoa từ hạng I trở lên trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao
nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;
• Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được xếp hạng tương đương với BV hạng I.
• Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2024, các CSKB-CB là BV hạng II trực thuộc Bộ
Y tế, Sở Y tế hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành
khác phải tổ chức hoạt động DLS.

33
5. Lộ trình thực hiện

• Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2027, các CSKB-CB là BV hạng III, hạng IV,
BV chưa xếp hạng trực thuộc tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
hoặc tư nhân hoặc thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các các bộ, ngành khác quản
lý phải tổ chức hoạt động DLS.
• Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2030, các CSKB-CB khác có hoạt động sử
dụng thuốc theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hoạt
động DLS.

34
HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG THEO
NGHỊ ĐỊNH 131/2020/NĐ-TTG

35
Các nội dung dls triển khai
• Bệnh viện
 khoa dược (7 nội dung)
Khoa điều trị , khoa lâm sang (4 nội dung)
Nhà thuốc BV (3 nội dung)
• Nhà thuốc GPP (cộng dồng) (3 nội dung)

36
Điều 3. Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác
dược lâm sàng

1. Bộ phận dược lâm sàng:


a) Bộ phận dược lâm sàng thuộc khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức
thực hiện các hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở để phục vụ người bệnh ngoại trú có
thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật
về khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải tổ chức bộ phận dược lâm sàng để thực hiện các
hoạt động dược lâm sàng phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và
người bệnh nội trú;
c) Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các hoạt động
dược lâm sàng tại nhà thuốc để phục vụ người mua thuốc trong trường hợp cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức nhà thuốc.
37
Điều 3. Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác
dược lâm sàng
2. Số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ
trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với
tỷ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000
đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh
phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược
lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác
dược lâm sàng với tỷ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho
người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
38
Điều 3. Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác
dược lâm sàng

3. Tăng số lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo
lộ trình sau:
a) Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2026, các bệnh viện từ hạng II trở lên phải bảo
đảm số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỷ lệ ít nhất 01 người cho mỗi
150 giường bệnh nội trú và ít nhất 1,5 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát
cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
b) Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2031, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải
bảo đảm số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỷ lệ ít nhất 01 người cho
mỗi 100 giường bệnh nội trú và ít nhất 02 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp
phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

39
Điều 6. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Khoa Dược của CSKB-CB triển khai hoạt động DLS theo quy định tại Điều 80 Luật Dược
và được quy định cụ thể như sau:
1-Tư vấn trong quá trình xây dựng các danh mục thuốc tại các CSKB-CB nhằm mục tiêu
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả:
a-Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc để tư vấn cho Hội đồng Thuốc và Điều trị của
CSKB-CB;
b-Tiếp nhận và xử lý các thông tin về an toàn, hiệu quả liên quan đến việc sử dụng thuốc
thuộc danh mục thuốc tại CSKB-CB để đề xuất bổ sung, điều chỉnh danh mục thuốc bảo
đảm việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;
c-Phân tích, đánh giá về an toàn, hiệu quả trên cơ sở bằng chứng về chi phí - hiệu quả, chi
phí - lợi ích, nguy cơ - lợi ích trong việc sử dụng thuốc của CSKB-CB để tư vấn, cung cấp
thông tin trong việc xây dựng danh mục thuốc của CSKB-CB bảo đảm hợp lý, an toàn và
hiệu quả. 40
Điều 6. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Khoa dược của CSKB-CB triển khai hoạt động dược lâm sàng theo quy định tại Điều 80
Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:
2-Tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc:
a-Tư vấn về sử dụng thuốc cho người kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị. Kiểm tra, kiểm
soát quá trình kê đơn thuốc, thẩm định y lệnh để phát hiện, ngăn ngừa các sai sót, nhầm lẫn
có thể xảy ra. Tổng hợp và phân tích nguyên nhân sai sót để đề xuất giải pháp khắc phục,
cải thiện chất lượng kê đơn;
b-Tham gia phân tích sử dụng thuốc (bình ca lâm sàng) trong các trường hợp người bệnh
nhiễm vi sinh vật kháng thuốc, người bệnh phải sử dụng nhiều thuốc phức tạp hoặc theo
yêu cầu của người đứng đầu CSKB-CB;
c- Tham gia hội chẩn hoặc các hội đồng chẩn đoán chuyên môn liên quan đến lựa chọn
thuốc trong điều trị.
41
Điều 6. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Khoa dược của CSKB-CB triển khai hoạt động DLS theo quy định tại Điều 80 Luật Dược và
được quy định cụ thể như sau:
3-Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề KB-CB, người sử dụng thuốc và
cộng đồng:
a-Cập nhật thông tin của thuốc mới cho người hành nghề KB-CB về tên thuốc, thành phần,
tác dụng dược lý, chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, liều dùng, cách dùng, hướng dẫn
sử dụng thuốc trên các đối tượng bệnh nhân cần theo dõi đặc biệt, các thông tin liên quan đến
cảnh báo, an toàn của thuốc và các thông tin cần thiết khác;
b-Cập nhật thông tin của thuốc cho người sử dụng thuốc và cộng đồng về tên thuốc, thành
phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và
những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc;
c-Tổ chức cập nhật thông tin thuốc quy định tại điểm a, điểm b khoản này bằng các hình thức
thông tin trực tiếp, thông tin bằng văn bản hoặc niêm yết trên bảng tin, trang thông tin điện tử
42
của cơ sở KB-CB.
Điều 6. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Khoa dược của CSKB-CB triển khai hoạt động DLS theo quy định tại Điều 80 Luật Dược
và được quy định cụ thể như sau:
4-Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và
giám sát việc thực hiện các quy trình này, bao gồm:
a-Xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc, hướng dẫn sử dụng
danh mục thuốc tại CSKB-CB;
b-Phối hợp với Hội đồng Thuốc và Điều trị của CSKB-CB xây dựng quy trình giám sát sử
dụng thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, thuốc cần pha để sử
dụng qua đường tiêm truyền hoặc sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân cần theo dõi hoặc
thuốc có điều kiện bảo quản đặc biệt theo yêu cầu của công tác điều trị;
c-Tham gia trực tiếp vào quá trình điều trị và giám sát việc tuân thủ quy trình sử dụng
thuốc đã được Hội đồng Thuốc và Điều trị của CSKB-CB thông qua hoặc người đứng đầu
CSKB-CB phê duyệt. 43
Điều 6. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Khoa dược của CSKB-CB triển khai hoạt động DLS theo quy định tại Điều 80 Luật Dược
và được quy định cụ thể như sau:
5-Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại CSKB-CB :
a-Xây dựng kế hoạch phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc định kỳ 6 tháng, hàng
năm, xu hướng và kế hoạch sử dụng thuốc của năm tiếp theo của CSKB-CB;
b-Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc thông qua việc đánh giá sự phù hợp của
hướng dẫn điều trị và danh mục thuốc tại CSKB-CB với chỉ định của thuốc cung ứng cho
các khoa lâm sàng của cơ sở.

44
Điều 6. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Khoa dược của CSKB-CB triển khai hoạt động DLS theo quy định tại Điều 80 Luật Dược
và được quy định cụ thể như sau:
6-Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc:
a-Cập nhật thông tin về các phản ứng có hại của thuốc, các thông tin khác về an toàn của
thuốc và cách xử trí, hướng dẫn cho người hành nghề KB-CB, điều dưỡng viên, y tá, kỹ
thuật viên, hộ sinh viên phát hiện, xử trí các phản ứng có hại của thuốc;
b-Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc và tiếp nhận thông tin để tổng hợp, báo cáo
về các phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
c-Báo cáo đột xuất về nguy cơ tổn hại tới sức khỏe của người bệnh liên quan đến việc sử
dụng thuốc hoặc các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp tại CSKB-CB cho người
đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

45
Điều 6. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Khoa dược của CSKB-CB triển khai hoạt động DLS theo quy định tại Điều 80 Luật Dược
và được quy định cụ thể như sau:
7-Tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm tương đương sinh học của thuốc
tại CSKB-CB và các NCKH khác về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

46
Điều 7. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh

Người làm công tác DLS tham gia phân tích, giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh
được khám và điều trị tại CSKB-CB. Đối với từng người bệnh, người làm công tác DLS
phải thực hiện các hoạt động sau:
1- Khai thác thông tin của người bệnh, bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án, tiến
hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh, bao gồm:
Tiền sử sử dụng thuốc;
Tóm tắt các dữ kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.

47
Điều 7. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh
Người làm công tác DLS tham gia phân tích, giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh
được khám và điều trị tại CSKB-CB. Đối với từng người bệnh, người làm công tác DLS
phải thực hiện các hoạt động sau:
2-Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh trong quá trình đi buồng bệnh hoặc
xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, bao gồm:
a) Chỉ định;
b) Chống chỉ định;
c) Lựa chọn thuốc;
d) Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng, đường
dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc;
đ) Các tương tác thuốc cần chú ý;
e) Phản ứng có hại của thuốc. 48
Điều 7. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh

Người làm công tác DLS tham gia phân tích, giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh
được khám và điều trị tại CSKB-CB nh. Đối với từng người bệnh, người làm công tác
DLS phải thực hiện các hoạt động sau:
3-Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
4-Phối hợp với người hành nghề KB-CB để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về
những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

49
Điều 8. Hoạt động dược lâm sàng tại bộ phận dược lâm sàng của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược

• Bộ phận DLS của CSKB-CB không tổ chức khoa dược phải thực hiện các hoạt động
dược lâm sàng theo quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 6 Điều
6 và Điều 7 Nghị định này.

50
Điều 9. Hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh
Người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người làm công tác DLS tại nhà thuốc trong
khuôn viên CSKB-CB phải triển khai hoạt động DLS theo nội dung quy định tại khoản 2, 3
và 6 Điều 80 Luật dược và được quy định cụ thể như sau:
1-Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc:
- Tư vấn, hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên về cách dùng thuốc cho
người mua hoặc người bệnh; hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc và thực hiện
đúng đơn thuốc;
- Tư vấn để người bệnh tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp đối với các bệnh đòi
hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc;
- Thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường
dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay
đổi thuốc. 51
Điều 9. Hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh
2-Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không
hợp lý:
- Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số
lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
người bệnh, phải thông báo lại cho người kê đơn biết;
- Tư vấn, giải thích cho người mua thuốc và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các
trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, có sai sót hoặc có nghi vấn; đơn thuốc không nhằm
mục đích chữa bệnh và thông báo cho người kê đơn biết.

52
Điều 9. Hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh
3-Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến tác dụng phụ, phản ứng có hại biết
trước của thuốc cho người mua thuốc, người sử dụng thuốc;
- Hướng dẫn cách xử trí cho người mua thuốc, người sử dụng thuốc khi sử dụng thuốc quá
liều hoặc khi có tác dụng phụ, phản ứng có hại trong quá trình sử dụng thuốc;
- Theo dõi, tiếp nhận các thông tin về tác dụng phụ, phản ứng có hại của thuốc để tổng hợp,
báo cáo về khoa dược.

53
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
DƯỢC LÂM SÀNG

54
Điều 10. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Người đứng đầu CSKB-CB phải tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện
hoạt động dược lâm sàng của CSKB-CB theo quy định sau:
1-Bố trí đủ số lượng người làm công tác dược lâm sàng theo quy định tại khoản 2 hoặc
khoản 3 Điều 3 Nghị định này và tổ chức thực hiện hoạt động dược lâm sàng tại CSKB-CB.
2-Bảo đảm việc tham gia đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức chuyên ngành dược lâm sàng
cho người phụ trách công tác dược lâm sàng, người làm công tác dược lâm sàng.
3-Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng
theo quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.

55
Điều 11. Trách nhiệm của trưởng khoa dược, trưởng bộ phận dược
lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược
1-Trưởng khoa dược của CSKB-CB có các trách nhiệm sau:
- Trực tiếp tổ chức hoạt động dược lâm sàng tại CSKB-CB theo quy định tại Nghị định
này;
- Chịu trách nhiệm về chuyên môn dược lâm sàng tại CSKB-CB;
- Xây dựng và trình người đứng đầu CSKB-CB ban hành quy trình thực hiện hoạt động
dược lâm sàng tại cơ sở;
- Phối hợp với các khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng và các khoa, phòng liên quan để thực
hiện hoạt động dược lâm sàng.
2-Trưởng bộ phận dược lâm sàng tại CSKB-CB không tổ chức khoa dược thực hiện các
trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
56
Điều 12. Trách nhiệm của trưởng khoa lâm sàng, trưởng khoa hoặc
phòng khám bệnh
1-Chỉ đạo bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên tại khoa hoặc phòng
phối hợp với người làm công tác DLS để thực hiện các hoạt động DLS quy định tại các
Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.
2-Trưởng khoa lâm sàng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kế hoạch tổ chức hội
chẩn chuyên môn hoặc hội đồng chẩn đoán chuyên môn liên quan đến lựa chọn thuốc để
người phụ trách chuyên môn, người làm công tác DLS tham gia theo quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
3-Phối hợp với trưởng khoa dược hoặc người phụ trách công tác DLS của CSKB-CB xem
xét các báo cáo tổng hợp ý kiến tư vấn của người làm công tác DLS về kê đơn, hướng dẫn
sử dụng thuốc. Trường hợp các ý kiến tư vấn phù hợp, trưởng khoa lâm sàng, trưởng khoa
hoặc phòng khám bệnh có trách nhiệm thông báo lại bằng văn bản với người kê đơn và
báo cáo với Hội đồng Thuốc và Điều trị của CSKB-CB để có kết luận cuối cùng.
57
Điều 13. Trách nhiệm của người phụ trách công tác dược lâm sàng

Người phụ trách công tác DLS có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 82
Luật Dược và có các trách nhiệm sau:
1-Tư vấn, đề xuất với trưởng khoa dược, người đứng đầu CSKB_CB mô hình hoạt động
và quy chế làm việc của bộ phận DLS.
2-Phân công công việc cụ thể, chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho
người làm công tác DLS.
3-Tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận DLS.
4-Báo cáo kết quả hoạt động của bộ phận DLS với trưởng khoa dược, người đứng đầu
CSKB-CB. Rà soát, kiểm tra để báo cáo trong họp giao ban với khoa lâm sàng, khoa,
phòng khám bệnh về các nội dung tư vấn sử dụng thuốc với người kê đơn, bao gồm cả
trường hợp người kê đơn đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung tư vấn của người làm
công tác DLS. 58
Điều 14. Trách nhiệm của người làm công tác dược lâm sàng
Người làm công tác DLS có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật
Dược và có các trách nhiệm sau:
1-Thực hiện các hoạt động DLS quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.
2-Làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tại một số khoa lâm sàng theo nhiệm vụ
được phân công; trực tiếp tham gia nhóm điều trị cho người bệnh; thực hiện chức năng
giám sát, báo cáo về tình hình sử dụng thuốc tại cơ sở đối với người làm công tác DLS tại
bộ phận DLS của CSKB-CB.
3-Tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia các khóa đào tạo liên tục về DLS theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4-Tổng hợp báo cáo các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc đối với người kê đơn định kỳ ít
nhất 1 tuần/1 lần cho người phụ trách công tác DLS hoặc trưởng khoa dược hoặc người
đứng đầu CSKB-CB, bao gồm cả trường hợp người kê đơn đồng ý và không đồng ý với
các nội dung tư vấn. 59
Điều 15. Phối hợp trong hoạt động dược lâm sàng giữa khoa lâm
sàng, khoa, phòng khám bệnh và khoa dược, bộ phận dược lâm sàng

1-Người làm công tác DLS thực hiện chức năng tư vấn liên quan đến kê đơn, sử dụng thuốc
tại CSKB-CB theo đúng quy định tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm đối với nội
dung tư vấn.
2-Trường hợp phát hiện có vấn đề về an toàn, hiệu quả hoặc tính hợp lý trong việc sử dụng
thuốc, người làm công tác DLS có ý kiến tư vấn cho người kê đơn thuốc để tối ưu hóa việc
dùng thuốc, đồng thời ghi ý kiến tư vấn vào Phiếu phân tích sử dụng thuốc trên người bệnh
theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định để người kê đơn thuốc thay thế hoặc điều chỉnh lại
đơn thuốc. Trường hợp ý kiến tư vấn không được chấp thuận, quyết định và chịu trách
nhiệm về việc kê đơn, sử dụng thuốc thuộc về người kê đơn thuốc.
60
Điều 15. Phối hợp trong hoạt động dược lâm sàng giữa khoa lâm
sàng, khoa, phòng khám bệnh và khoa dược, bộ phận dược lâm sàng

3-Trưởng khoa dược, trưởng phòng, bộ phận kế hoạch tổng hợp, trưởng khoa khám bệnh,
trưởng khoa lâm sàng và các bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, hộ sinh viên tại các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để người làm công tác
DLS hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
4-Người làm công tác DLS có trách nhiệm tuân thủ sự phân công và sự chỉ đạo chuyên môn
của người phụ trách công tác DLS và trưởng khoa dược.

61
NHIỆM VỤ CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG

62
KHUYẾN CÁO TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN
• Để triển khai có hiệu quả công tác DLS tại các CSKB_CB, Sở Y tế TPHCM đã ban hành
12 khuyến cáo:
1. Triển khai hoạt động DLS theo quy định và đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động khám,
chữa bệnh của BV là trách nhiệm của Giám đốc BV. Phân công một thành viên trong Ban
Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động DLS, chỉ đạo khoa Dược phối hợp
phòng Kế hoạch tổng hợp (KHTH) và các khoa, phòng có liên quan xây dựng kế hoạch ngắn
hạn và dài hạn triển khai hoạt động DLS theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13,
định kỳ có sơ kết đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.
2. Thành lập đơn vị/tổ DLS trực thuộc khoa Dược của bệnh viện, trưởng khoa Dược phân công
dược sĩ đại học chuyên trách hoạt động DLS. Ban hành quy chế phối hợp giữa khoa dược,
phòng KHTH, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan nhằm đảm bảo sự phối hợp
đồng bộ và triển khai có hiệu quả các hoạt động DLS theo quy định. 63
KHUYẾN CÁO TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN
• Để triển khai có hiệu quả công tác DLS tại các CSKB_CB, Sở Y tế TPHCM đã ban hành
12 khuyến cáo:
3. Căn cứ vào kế hoạch ngắn hạn và dài hạn triển khai hoạt động DLS, rà soát và xây dựng
kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực cho hoạt động DLS. Dược sĩ và
nhân viên y tế tham gia công tác DLS phải được đào tạo chính qui hoặc ít nhất phải có
chứng chỉ hành nghề DLS theo quy định. Khuyến khích dược sĩ phụ trách DLS có trình
độ sau đại học chuyên ngành dược lâm sàng.
4. Phối hợp với phòng KHTH, phòng Điều dưỡng và phòng/tổ Quản lý chất lượng, triển
khai hiệu quả hệ thống thu thập sự cố y khoa liên quan đến chỉ định và sử dụng thuốc,
trong đó hoạt động thu thập và báo cáo sự cố liên quan đến phản ứng có hại của thuốc
(ADR) đảm bảo được thực hiện nghiêm túc đúng theo quy định, tiến hành điều tra kịp
thời các nguyên nhân, có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả. 64
KHUYẾN CÁO TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN
• Để triển khai có hiệu quả công tác dược lâm sàng tại các CSKB_CB, Sở Y tế TPHCM đã
ban hành 12 khuyến cáo:
5. Xây dựng và cập nhật tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với DM thuốc nội trú và
ngoại trú của BV, bao gồm ít nhất các nội dung sau: hướng dẫn sử dụng kháng sinh, hướng
dẫn cách pha và bảo quản các thuốc tiêm truyền, cảnh báo chống nhầm lẫn các thuốc có tên
gọi và bao bì giống nhau. Khuyến khích triển khai các phần mềm cảnh báo: chỉ định thuốc
theo cơ địa và bệnh lý sẵn có, tương tác thuốc, phản ứng có hại của thuốc.
6. Tăng cường thông tin thuốc và đa dạng hóa hình thức thông tin thuốc cho nhân viên y tế tại
các khoa lâm sàng và người bệnh như: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, qua thư điện
tử, qua trang thông tin điện tử,… Phân công nhân viên phụ trách hướng dẫn sử dụng thuốc
cho người bệnh ngoại trú tại khu vực khoa Khám bệnh của bệnh viện. Khuyến khích định kỳ
hàng tháng hoặc hàng quí ban hành bản tin DLS đến các khoa điều trị trong bệnh viện. 65
KHUYẾN CÁO TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN
• Để triển khai có hiệu quả công tác dược lâm sàng tại các CSKB_CB, Sở Y tế TPHCM đã
ban hành 12 khuyến cáo:
7. Triển khai hoạt động bình bệnh án và bình đơn thuốc do phòng KHTH tổ chức với sự tham
gia của dược sĩ lâm sàng, phản hồi kịp thời các sai sót đến bác sỹ trực tiếp kê đơn, đồng thời
phổ biến và rút kinh nghiệm trong toàn bệnh viện. Nội dung bình bệnh án và bình đơn thuốc
cần tập trung vào các vấn đề: chỉ định thuốc phù hợp chẩn đoán và tuân thủ phác đồ điều trị,
sai sót trong kê đơn theo quy định, cảnh báo phản ứng có hại của thuốc được chỉ định hoặc
kê đơn, chi phí đơn thuốc hợp lý.
8. Bổ sung thành phần dược sĩ lâm sàng tham dự hội chẩn các trường hợp bệnh lý phức tạp,
không đáp ứng điều trị và cho ý kiến về lựa chọn thuốc, phối hợp thuốc, chọn lựa thuốc thay
thế, pha chế dung dịch nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch,… Khuyến khích triển khai việc
theo dõi nồng độ trị liệu trong máu đối với các thuốc có khoảng trị liệu hẹp như vancomycin,
aminoglycosides, digoxin, theophylline… tại các BV đủ điều kiện nhằm tối ưu hóa hiệu quả
điều trị. 66
KHUYẾN CÁO TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN
• Để triển khai có hiệu quả công tác dược lâm sàng tại các CSKB_CB, Sở Y tế TPHCM
đã ban hành 12 khuyến cáo:
9. Chọn các khoa bệnh nặng hoặc các khoa có người bệnh thường được chỉ định sử dụng
cùng lúc nhiều loại thuốc để ưu tiên triển khai các hoạt động của dược sĩ lâm sàng trực
tiếp ngay tại khoa lâm sàng như: tham dự các buổi giao ban chuyên môn hàng ngày của
khoa và đi buồng bệnh cùng với bác sỹ điều trị để trao đổi và tư vấn trực tiếp cho bác sĩ
điều trị trong chỉ định thuốc hợp lý cho người bệnh.
10. Chọn các vấn đề ưu tiên liên quan đến DLS, ngoài phác đồ điều trị, làm chủ đề ưu tiên
cho hoạt động đào tạo liên tục và sinh hoạt khoa học kỹ thuật của BV. Phối hợp với
phòng KHTH và các khoa, phòng có liên quan thực hiện các đề tài NCKH chuyên đề về
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả theo yêu cầu của Hội đồng thuốc và điều trị
xuất phát từ thực tiễn về tình hình sử dụng thuốc của BV. 67
KHUYẾN CÁO TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN
• Để triển khai có hiệu quả công tác dược lâm sàng tại các CSKB_CB, Sở Y tế TPHCM đã
ban hành 12 khuyến cáo:
11. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thông tin thuốc, quản lý sử dụng thuốc, xây dựng các phần
mềm cảnh báo, phần mềm giám sát kê đơn và chỉ định thuốc theo phác đồ điều trị. Xây dựng
kế hoạch và triển khai thực hiện theo lộ trình về số hóa hồ sơ bệnh án, tiến tới bệnh án điện
tử có tích hợp công cụ giám sát, phản hồi, tương tác giữa dược sĩ lâm sàng với bác sĩ điều trị
về chỉ định thuốc hợp lý trên hồ sơ bệnh án điện tử cụ thể của người bệnh.
12. Tổ chức giao ban định kỳ chuyên đề về hoạt động DLS nhằm lượng giá hiệu quả các hoạt
động đã triển khai, chủ động nắm bắt những vướng mắc để có giải pháp phù hợp đáp ứng yêu
cầu và hiệu quả điều trị, chi phí điều trị hợp lý và hạn chế tối đa các tai biến điều trị do sử
dụng thuốc. Tăng cường học tập, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa các BV để triển khai
hoạt động DLS. 68
Thanks you!

69

You might also like