You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC Y DƯỢC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHOA DƯỢC
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 8 năm 2021

BIÊN BẢN XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN KHÓA 2020 -2022
LỚP CAO HỌC DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG 20
TIỂU BAN 1

I. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM - THÀNH PHẦN THAM DỰ


1. Thời gian: 7h30 – 12h30 ngày 26/8/2021
2. Địa điểm: MS Team
3. Thành phần tham dự:
- Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng – Trưởng tiểu ban (TB) Dược lý
- Cô PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh - Ủy viên (UV) TB
- Cô PGS.TS. Nguyễn Tú Anh – UVTB
- Cô PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi - UVTB
- Cô TS. Mai Huỳnh Như – UV Thư ký TB
Và các anh chị học viên tham gia báo cáo

II. NỘI DUNG BUỔI BẢO VỆ KHOÁ LUẬN

1. Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng - Trưởng tiểu ban Dược lý phát biểu mở đầu.
2. Các học viên báo cáo:

2.1. Học viên Phạm Thị Kim Anh “Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc
nâng cao kiến thức và tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn
Tri Phương” – GVHD TS. Võ Thị Hà.

- Học viên trình bày đề cương: 7h30 - 7h38


- GV nhận xét đề cương: cô PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi

+ Cân nhắc viết lại tên đề tài vì hiện đề tài chỉ mới đánh giá trên kiến thức và tuân thủ mà chưa
đánh giá trên chất lượng sống, hiệu quả điều trị.
+ Chi tiết về phương pháp nghiên cứu, tiêu chuẩn loại trừ cần viết lại, ví dụ: với hình thức gọi điện
thoại thì đánh giá có người thân đi kèm là thế nào.
+ Cỡ mẫu rất nhỏ, chỉ khoảng mười mấy, cần xem lại.
+ Thiết kế nghiên cứu xem lại nhóm không can thiệp có thông qua hội đồng y đức không.
+ Khảo sát % tái khám và lĩnh thuốc là hỏi bệnh nhân những gì? Cơ sở chia các mức độ kiến thức
chỉ có 2 cấp: cao, thấp, tuân thủ và không tuân thủ, phân chia không rõ ràng…
- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

Cô PGS.TS. Nguyễn Tú Anh:


+ Tính khả thi của đề tài, đội ngũ tư vấn bằng DS lâm sàng không khả thi.

Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng:


+ Khảo sát ngẫu nhiên không đối chứng, tên không tương xứng với nội dung và cũng chưa có gì
mới, không sáng tạo. Đề tài có tính ứng dụng trong thực tế nhưng khả năng triển khai còn tùy.
+ Đây là hội đồng khoa học không phải hội đồng y đức nên không dùng danh nghĩa HĐ Y đức của
trường ĐHYD TP.HCM
+ Sửa lại tên, thiết kế của đề tài.

2.2. Học viên Đặng Thị Ngọc Chi“Khảo sát hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tâm thần phân
liệt điều trị bằng thuốc an thần kinh tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang” - PGS.TS Huỳnh Ngọc
Trinh

- Học viên trình bày đề cương: 7h47-7h56


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Nguyễn Tú Anh

+ Format cẩu thả, số liệu cũ từ 1996 tới giờ, từ ngữ lủng củng. Đối tượng nghiên cứu: bổ sung
phần thời gian vào.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh nền khác có loại trừ không như viêm gan xơ gan tiết niệu,... Nghiên
cứu trong 9 tháng có tầm bao nhiêu bệnh nhân?
+ Chọn mẫu thuận tiện thì ghi cụ thể ra. Thu thập mẫu 12/21 nếu BN tâm thần không đến khám
bệnh mà chỉ lấy thước do dịch thì có ảnh hưởng chỉ số chuyển hóa của BN không
+ Chỉ số cận lâm sàng là gì, cần ghi rõ?
+ Chỉ chọn loại paranoid vào nghiên cứu mà các loại khác loại bỏ, kiểm tra lại.
+ Thiếu TLTK, lúc dùng từ vòng bụng vòng eo không thống nhất. Tên chỉ số cần thống nhất.
+ Biến số lối sống nên lấy theo tiêu chuẩn của WHO cho thống nhất.
+ Thiếu tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Cơ chế các thuốc an thần trong tổng quan bổ
sung phần cơ chế, thể nào cổ điển, thế mới, khảo sát hội chứng chuyển hóa (HCCH) là tác động
trên từng thuốc hay từng nhóm thuốc...

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng:


+ Không kiểm soát đầu vào thì kết quả không đúng, 1 số người sẽ xuất hiện HCCH 1 tháng, 3
tháng dùng thuốc nên chọn đối tượng bệnh nhân 1, 2 năm sẽ khác nên tiêu chuẩn đầu vào cần để
ý.
+ Số lượng mẫu càng nhiều càng tốt.
2.3. Học viên Ngô Ngọc Hân “Phác đồ điều trị viêm phổi do nhiễm nấm xâm lấn tại một số bệnh
viện trên địa bàn TP.HCM” - GVHD PGS.TS. Nguyễn Tú Anh - TS. Trần Quốc Việt

- Học viên trình bày đề cương: 8h04 – 8h09;


- GV nhận xét đề cương: Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng

+ Tên đề tài chưa rõ, không trả lời được câu hỏi nghiên cứu, đề nghị sửa lại cái tên.
+ Mục tiêu nghiên cứu chưa rõ.
+ Nội dung nghiên cứu chỉ dùng ở mức độ mô tả nhưng chưa thấy can thiệp của DLS chưa thấy
đóng góp của DS - Xem lại 3 phần: tên đề tài, mục tiêu, nội dung. Thiết kế lại thành nghiên cứu
so sánh.

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

Cô PGS.TS Huỳnh Ngọc Trinh:


+ Đề tài mới, trên nhiễm nấm, là một tình hình trong điều trị, nhưng làm hỗn hợp hồi cứu và tiến
cứu nên đánh giá không rõ ràng. Ví dụ dựa vào đâu đánh giá đáp ứng hay không đáp ứng trên
HSBA.
+ Hiệu quả điều trị cũng dựa trên HSBA nên cũng không rõ ràng. Cần xem lại. Được thì cắt 2 giai
đoạn: hồi cứu trở lại HSBA lúc chưa an thiệp và đánh giá hiệu quả sau can thiệp cho rõ ràng hơn.

2.4. Học viên Nguyễn Thị Thu Hiền“So sánh hiệu quả điều trị giữa truyền tĩnh mạch liên tục và
ngắt quãng vancomycin thông qua việc theo dõi nồng độ thuốc trong máu tại bệnh viện Nhi Đồng
Thành Phố” GVHD - PGS.TS. Trần Mạnh Hùng

- Học viên trình bày đề cương: 8h14 -8h20


- GV nhận xét đề cương: Cô PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh:

+ Cập nhật theo hướng dẫn mới


+ Thực hiện trên bệnh nhi thì truyền liên tục cũng chưa áp dụng rộng rãi nên đây là 1 áp dụng mới.
Phân nhóm của em dựa vào cơ sở nào phân chia là truyền liên tục và truyền gián đoạn? Em có lưu
đồ phụ lục 2 TDM, ở tại BV mình đã được chấp thuận hay chưa?
+ Trong trường hợp nào truyền liên tục, trường hợp này là truyền gián đoạn hay là tự phân chia?
+ AUC/MIC thì trên nhiễm trùng nặng mà của em bao gồm cả nhiểm trùng nhẹ: nhiễm trùng da,
mô mềm và được BV chấp thuận hay không? Chọn nhiễm trùng nhẹ sẽ bị lệch mẫu.
+ Đánh giá tỉ lệ đạt AUC/MIC mà không đề cập MIC đánh giá như thế nào?
+ Độc tính trên thận: loại trừ là loại gì, cần làm rõ thêm
+ Lưu ý BN có ở ICU không, mà chỉ nói ở các khoa phòng, mà tiêu chí đánh giá lại là thời gian
nằm ở ICU. ICU là một yếu tố nguy cơ xuất hiện độc thận của Vancomycin nên cần lưu ý.
+ Cần xem lại đầu vào

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng: chỉnh sửa lại theo ý kiến của cô Trinh.
+ Qui trình đã được BV áp dụng và đồng ý chưa
+ Chọn bệnh nhân nhẹ thì phân như thế nào?
+ Thông qua hội đồng y đức qui trình.

2.5. Học viên Hồ Trọng Hiếu “Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong chuẩn bị
và thực hiện thuốc qua ống thông đường tiêu hoá tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc” - GVHD
TS. Võ Thị Hà

- Học viên trình bày đề cương: 8h29 – 8h36


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi

+ Đánh giá hiệu quả nhưng lại thiên về sai sót trong sử dụng nhiều hơn nên xem lại tên đề tài.
+ Tính khả thi: có 2 đối tượng quan sát, nếu HV không là người trong khoa Dược thì đóng góp gì
cho nghiên cứu và kết quả thì khó chính xác, HV chỉ lấy số liệu thôi thì không kiểm soát được.
HV ghi là quan sát ngụy trang nhưng cần xem lại tính khả thi. Cần xem lại các vấn đề:
• Cỡ mẫu: 127 mẫu ghi rõ ra cho mỗi giai đoạn hay cả 2 giai đoạn.
• Chưa đề cập nghiên cứu trong nước, khảo sát sơ bộ tần suất BV mình là bao nhiêu.
• Điều dưỡng bệnh viện mình là bao nhiêu, khảo sát trình bày rõ số điều dưỡng, phân ca,
ngày làm việc trong tuần, cuối tuần…
• Thông số đánh giá sau can thiệp phụ thuộc hoàn toàn vào điều dưỡng.
• Số ngày nằm viện, nhóm thuốc, số thuốc đánh giá thế nào?

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

PGS.TS Huỳnh Ngọc Trinh:

+ Xem lại tính cỡ mẫu: hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng nhưng cỡ mẫu lại là tỉ lệ sai sót
… tìm lại có đề tài hiệu quả can thiệp không? Nếu không vậy lấy hết tất cả các mẫu.
+ Xem lại công thức tính cỡ mẫu. Nếu được tăng lại cỡ mẫu vì tỉ lệ sai sót thấp.

Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng: cùng ý kiến với cô Trinh


2.6. Học viên Nguyễn Phú Hòa “Nghiên cứu in silico tìm kiếm các chất có khả năng gắn kết trên
protein gai” – GVHD GS.TS. Thái Khắc Minh

- Học viên trình bày đề cương: 8h44 – 8h53


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Trần Mạnh Hùng

+ Chọn tương tác HR1 định hướng nhóm hợp chất nào?
+ Cấu trúc tinh thể X-quang phức hợp 6HP - trong khi đinh hướng của mình là nghiên cứu các
chất tác động lên HR1, mình không có cấu trúc tinh thể của tương tác của HR1 lên chất mình tìm
hay sao mà mình phải tìm 1 phức hợp nằm sau đó 2 bước, vậy có vấn đề gì hay không?
+ Một số công cụ phải có bản quyền mình có khả năng truy cập không?
+ Dự kiến kết quả là bao nhiêu chất.

2.7. Học viên Nguyễn Thu Hương “Đánh giá vai trò của Dược sĩ lâm sàng trong mô hình chăm
sóc nhóm đa ngành để quản lý đau sau phẫu thuật cột sống tại khoa ngoại thần kinh - bệnh viện
Nguyễn Tri Phương” – GVHD TS. Võ Thị Hà

- Học viên trình bày đề cương: 8h56 - 9h08


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi

+ Qui trình để sau này BV triển khai áp dụng, cần lưu ý thu thập các số liệu: mình chỉ đánh giá chỉ
số đau và số ngày nằm viện trong khi có rất nhiều thông số có thể can thiệp. Dựa vào quan sát gia
đoạn đầu, xây dựng quy trình dự thảo thì coi hết các khả năng. Nhóm Dược sĩ lâm sàng là nhóm
xây dựng chính cần xem lại vì này đa ngành mà mình xây dựng thì dễ sót. Xây dựng xong rồi đưa
lại cho nhóm chuyên gia nhưng người sử dụng chính là điều dưỡng.
+ Không làm 1 thử sơ bộ trước khi ban hành chính thức, cho góp ý điều chỉnh, hoàn chỉnh sau khi
pilot.
+ Ý tưởng tốt nhưng qui trình chưa rõ.
+ Cỡ mẫu ít nên xem xét lại đánh giá. Thiết kế chưa rõ.

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

Cô PGS.TS Huỳnh Ngọc Trinh:


+ Đề tài thực tế nhưng điều tri đau có phác đồ điều trị hay chưa. Lâm sàng không đề cập đến phác
đồ điều tri của BV. Do mình làm theo phác đồ mà tình trạng đau không cải thiện hay là không có
phát đồ rồi đánh giá. Lý do tại sao thực hiện đề tài này.
+ Đau sau phẩu thuật và đau sau xuất viện, làm sao phân tầng điều trị này. Làm sao quản lí điều
tri BN sau khi xuất viện để đánh giá? Đề tài hay nhưng nên kiểm soát yếu tố gây nhiễu... Nếu
không có qui trình vậy chỉ đánh giá hiệu quả đau, không thể đánh giá can thiệp DLS.
Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng: đổi tên đề tài, xây dựng được qui trình, vai trò của dược sĩ trong
đó.

2.8. Học viên Lê Hoàng Công Huy “Đánh giá bảy phương pháp ước tính thông số dược động học
Vancomycin trên bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai do MRSA tại Bệnh viện Từ Dũ”-
GVHD PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh – TS. Huỳnh Thị Hồng Gấm

- Học viên trình bày đề cương: 9h20 – 9h28


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Trần Mạnh Hùng

+ Phần bài của em là thực tế, nếu triển khai công thức lên thực tế là rất hay, nên kết hợp triển khai
ở BV.
+ Chỉnh format, phương pháp nghiên cứu chưa rõ, viết lại phương pháp nghiên cứu theo 3 mục
tiêu cho hoàn chỉnh.
+ Em chỉ tính được nồng độ mà chưa nêu lên cách tính AUC. MIC mặc định ≤ 1. Cách tính AUC
của em, nên mô tả rõ trong bài.

2.9. Học viên Bùi Duy Minh “Khảo sát tình hình tuân thủ phát đồ điều trị kháng sinh trong viêm
phổi cộng đồng ở bệnh viện Nhi Đồng 2” – GVHD PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi

- Học viên trình bày đề cương: 9h31 – 9h36


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Nguyễn Tú Anh

+ Chỉnh lại format và nguyên tổng quan vì sai sót nhiều,


+ Về phương pháp: hồi cứu nhiều hơn mô tả cắt ngang.
+ Tiêu chuẩn lấy mẫu: xác định lại chọn đối tượng với tuổi nào
+ Đối tượng bệnh nhân là viêm phổi cộng đồng nhưng lại có viêm phổi 48h sau khi nhập viên:
nhưng có nơi lại ghi 52h, chuyển viện, hoặc chuyển tuyến rất lung tung.
+ Kháng sinh ghi rất sơ sài: tỉ lệ kháng sinh dùng ban đầu rõ ra, liều dùng, đường dùng,... Tổng
quan cần giải thích rõ.
+ Trong tiêu chí đánh giá tuân thủ phác đồ: cho tiêu chuẩn đánh giá như thế nào? bao nhiêu %
đánh giá chính, bao nhiêu % đánh giá phụ.
+ Tương tác thuốc: BV đã có nằm trong phác đồ rồi, mục đích mình là nhằm mục đích gì.
+ Dữ liệu thu thập bằng excel: thu thập bằng tay và trữ dữ liệu bằng excel nên ghi thu thập bằng
excel là chưa chính xác ...
+ Phần kết quả nhóm tuổi hoàn toàn khác tiêu chuẩn chọn mẫu.
Tóm lại: Format lại tất cả về hình thức, viết cẩu thả, chưa phân biệt được viêm phổi cộng đồng
hay viêm phổi bệnh viện, TLTK đánh số theo qui đinh, ko đánh số từ đầu.

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:
Cô PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh: đề tài này được làm khá nhiều, trùng lắp hướng đề tài. Không
đầu tư phần viết, lỗi nhiều dùng từ, format, TLTK,…BV thay đổi phác đồ từ 2019 nhưng em làm
chưa tới và không thấy điểm mới ở đề tài mình. Mẫu cách đây 2 năm rồi. Tuân thủ phác đồ lại chia
theo từng tháng trong năm nhưng không theo yếu tố trình độ bác sĩ,... cần xem lại. Tác nhân gây
bệnh không trình bày, VK định danh, ... cần cập nhật lại. Đề tài của em chưa đủ cho 1 luận văn
thạc sĩ và bị trùng lắp nhiều.

Thầy PGS. Trần Mạnh Hùng: lưu ý nhiều bạn viết cầu thả, không kịp đưa thầy cô HD xem, nên
theo dõi ý kiến đóng góp của thầy cô và chỉnh sửa lại nội dung cần đủ.

2.10. Học viên Lê Trần Bảo Ngọc “Khảo sát tình hình báo cáo và hiệu quả dự phòng phản ứng
có hại của kháng sinh qua can thiệp của dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện Hoàn Mỹ Quốc tế Đồng
Nai” – GVHD PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh

- Học viên trình bày đề cương: 9h48 – 9h54


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Nguyễn Tú Anh

Viết tốt, về phần kiến thức lâm sàng nhiều, có nhắc nhở: dịch viết cho đúng

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:
Thầy PGS. Trần Mạnh Hùng: DS CKII có được đứng tên không

2.11. Học viên Phan Thanh Ngọc “Đánh giá hiệu quả của việc theo dõi nồng độ Vancomycin trong
điều trị nhiễm khuẩn nặng do MRSA tại bệnh viện Hoàn Mỹ” – GVHD PGS.TS. Huỳnh Ngọc
Trinh

- Học viên trình bày đề cương: 9h57 - 10h03


- GV nhận xét đề cương: TS. Mai Huỳnh Như

+ Tổng quan viết khá tốt, nhưng trích dẫn TLTK thiếu nhiều D6 – D21 trang 14 không có dù có
hơn 5 loại TLTK được trích dẫn
+ Hình 1.1 – 1.4 chỉ từ 1 nguồn duy nhất từ EMC, thì copy khá nhiều, cần đọc thêm nhiều hơn.
+ Cách chọn mẫu là chọn mẫu là thuận tiện em cần nói rõ ra. Em có coi hồ sơ BN xem thử 1 năm
thì BV có tầm bao nhiêu mẫu thỏa tiêu chí?
+ Quyển DS CKII có tên trong đó nhưng theo qui định thì không có nên coi lại.
+ Cách viết hơi rối về đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Trong phần đối tượng nghiên cứu: BN
chỉ đinh Vanco từ 11/2021 – 5/2022, ý em đang nói tới phương pháp AUC/MIC hay đây là thời
gian nghiên cứu? Phần phương pháp thì có cả lấy mẫu từ 4/2021 về Cmin thì phần chương 2 này
em nên viết phương pháp theo mục tiêu nó gọn nhưng dễ hiểu lại.
+ Qui trình này bên BV em đã thông qua chưa?

Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

Thầy PGS. Trần Mạnh Hùng: qui trình đã được bệnh viện thông qua chưa?
PGS.TS. Nguyễn Tú Anh: Vancomycin cho nhiễm khuẩn nặng, trong đối tượng nghiên cứu thì
nên ghi rõ ràng lại.

2.12. Học viên Nguyễn Thị Ngọc Phượng – “Khảo sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong
mổ lấy thai tại Bệnh viện Quốc tế Becamex” – GVHD PGS. TS Huỳnh Ngọc Trinh

- Học viên trình bày đề cương: 10h06 - 10h16


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Nguyễn Tú Anh

+ Tên thiếu mã số chuyên ngành DL DLS - viết cẩu thả, tiêu đề viết tắt, DM chữ viết tắt tiếng anh
bỏ trống nên xóa đi.
+ Bình thường sinh mổ dưới 15% trong đó Becamex mổ trên 50%: có gì khuyến cáo không? Tỉ lệ
mổ lây thai theo yếu cầu của sản phụ, hoặc do yếu tố khác... nhạy cảm, nên xem lại.
+ Lỗi format rất nhiều
+ Tính hợp lí sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai là chủ đề lớn mà 10 dòng là xong.
+ Dự kiến lấy hồi cứu được không? Dựa trên HSBA mình có thể hồi cứu được.
+ Tiêu chuẩn chọn mẫu lại là mổ lấy thai theo chương trình có mâu thuẫn với phiếu thu thập mẫu
các loại mổ thấy thai không? Không xác định được thời điểm phẩu thuật? Tiêu chuẩn chọn mẫu,
tiêu chuẩn loại trừ nên viết lại cho đúng.
+ Phiếu khảo sát gửi cho sản phụ khi nào và căn cứ vào đâu phân loại số tuổi sản phụ.
+ Giải thích sơ bộ về các chỉ số para.
+ Trong phần phẩu thuật viên có tính thâm niên, .... là loại năm niên nào, ghi rõ.
+ Trình độ chuyên môn: BS có được mổ ko hay phải chuyên khoa, ghi rõ là chuyên khoa cấp 1,
cấp 2.
+ TLTK để trong 1 trang riêng.
+ Căn cứ vào đâu bổ sung phác đồ về penicillin. Không thấy mới của đề tài.

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

Thầy PGS. Trần Mạnh Hùng: Luận văn thạc sĩ không đủ, bàn lại với GVHD xem có đủ hay không
cho 1 đề tài.

2.13. Học viên Nguyễn Thị Thùy Sao: “Đánh giá tác động của can thiệp dược lâm sàng trên việc
sử dụng liệu pháp miễn dịch và hóa trị liệu ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có tăng
biểu hiện PD-L1 tại Bệnh viện Chợ Rẫy” – GVHD PGS.TS. Trần Mạnh Hùng – TS. Nguyễn Quốc
Bình.

- Học viên trình bày đề cương: 10h25 - 10h37


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi

+ Có tính mới, có khả năng ứng dụng cho BV. Thiết kế chặt chẽ
+ Chọn mẫu, tỉ lệ ung thư phổi không tế bào nhỏ mà tăng PDL1- tỉ lệ từ 2017 nhiều hay ít để coi
phân bố cỡ mẫu kiểm tra cân đối ổn định, sau cân đối nên chọn toàn thể cho kết quả đáng tin cậy.
+ Nên thêm hiệu quả ví dụ việc sử dụng thuốc có phù hợp hay không? Nếu có ghi nhận thì hay
hơn.
+ Phác đồ BYT và phác đồ hiệp hội ung thư: ưu tiên thế nào? Nên nói rõ ra, nguyên nhân, đề
xuất,... thì Bs sẽ thuyết phục hơn.
+ Đánh giá sau khi can thiệp “đúng” là như thế nào? Thuốc bổ trợ khá nhiều không cố định, có cơ
sở đánh giá hay không? Góp ý cho đề tài hoàn thiện hơn, nên cân nhắc mở rộng tác dụng phụ và
yếu tố bất lợi. Đề tài có tính khả thi có, có tính mới.

2.14. Học viên Phạm Quang Tiến – “Nghiên cứu sàng lọc các chất có hoạt tính ức chế Janus
kinase 1 bằng mô hình dược lý tin học” - GS.TS Thái Khắc Minh

- Học viên trình bày đề cương: 10h43 – 10h50


- GV nhận xét đề cương: PGS. Trần Mạnh Hùng

+ Dữ liệu tính sàng lọc thể nào, vì phân tử nhỏ nhiều, có khu trú lại tạp chí đã công bố, hi vọng
không có trùng lập công bố trước đây.

2.15. Học viên Nguyễn Phước Tín “Xây dựng quy trình truyền liên tục và giám sát nồng độ
vancomycin tại khoa ICU bệnh viện Nhân dân Gia Định” GVHD PGS.TS. Trần Mạnh Hùng

- Học viên trình bày đề cương: 10h52- 10h58


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh

+ Xây dựng qui trình, ứng dụng quy trình, 2 mục tiêu này thì em có làm ở BV nhân dân gia định
ko? Mình dựa vào TLTK đề ra được qui trình, khoa Dược phải duyệt. Mục tiêu 1 không phải của
em. Nếu muốn xây dựng quy trình thì lấy mẫu ở nhiều thời điểm khác nhau, hoặc hiệu chỉnh liều
rồi mới xây dựng qui trình. Theo như trình bày thì HV không thuộc khoa Dược nên không xây
dựng quy trình này. Mục tiêu 1 không đạt.
+ Mục tiêu 2: đánh giá qui trình, có qui trình rồi chỉ TDM vancomycin thì em mới kiểm tra lại coi
đạt không và tiếp theo là hiệu quả với tính an toàn. Này giống với tên đề tài em làm hơn. Nên bàn
lại với BV và thầy hướng dẫn hiệu chỉnh đề tài cho phù hợp với khả năng của em.
+ Nếu TDM Vancomycin thì thông số đánh giá chưa rõ ràng, nên ghi cụ thể hơn. Em lấy mẫu 3
tháng mà 3 tháng này tháng tết nên mẫu rất ít, có nới rộng ra hay không?
+ Cân nhắc lại mục tiêu đề tài và tên đề tài chưa phù hợp.

2.16. Học viên Nguyễn Hồng Hiền Trang “Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý kháng sinh dự
phòng trong phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định”: PGS.TS. Trần Mạnh
Hùng

- Học viên trình bày đề cương: 11h05 – 10h09


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh

+ Đề tài nối tiếp khóa luận 2020, lúc nộp thì ko có thời điểm lấy mẫu, giờ báo cáo thì lấy đúng
thời điểm khóa luận trước đó.
+ Nội dung ko đủ cho 1 luận văn.
+ Khả năng trùng lắp dữ liệu vì cùng 1 thời điểm, 1 đối tượng.
+ Mong muốn đánh giá tính hợp lí GĐ2 so với giai đoạn 1 nhưng BV đã chỉnh sửa phác đồ rồi.
+ Tính mới không có, tính hợp lí không có, hiện không đạt cho 1 luận văn thạc sĩ.

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:
Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng: viết lại đề cương, viết lại bài mới

2.17. Học viên Phạm Nguyễn Minh Trang “Theo dõi phản ứng có hại trong điều trị nhiễm nấm
Candida xâm lấn tại một số bệnh viện trên địa bàn Tp. HCM” - GHVD PGS.TS. Nguyễn Tú Anh
– TS. Trần Quốc Việt

- Học viên trình bày đề cương: 11h19 - 11h25


- GV nhận xét đề cương: TS. Mai Huỳnh Như

+ Phần tổng quan viết khá đầy đủ. Bài viết khá chỉnh chu.
+ Mục tiêu và các bước thực hiện là như nhau, cần viết lại
- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng: viết lại mục tiêu.

2.18. Học viên Lê Thị Thu Vân “Khảo sát sự tuân thủ kê đơn và tuân thủ điều trị trong điều trị
viêm loét dạ dày - tá tràng do Helicobacter pylori tại bệnh viện Bình Dân” - GVHD PGS.TS. Đỗ
Thị Hồng Tươi

- Học viên trình bày đề cương: 11h27-11h32


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh

+ Hướng đề tài không mới, thực ra đề tài chỉ có 2 mục tiêu thôi, là tuân thủ kê đơn và mục tiêu
điều trị, nên điều chỉnh lại ở mục tiêu đề tài. Nhưng 2 mục tiêu không liên quan đến nhau, kết quả
điều trị không đánh giá trở lại, nên xem lại ý nghĩa đề tài.
+ GĐ1 trên đơn thuốc, GĐ2 trên bệnh nhân. 400 bệnh nhân ở số đơn thuốc ờ GĐ1 hay thế nào,
chưa thì rõ ràng. Làm rõ lại đối tượng nghiên cứu.
+ Tuân thủ kê đơn: phác đồ H.pylori cũng ko có gì cần đánh giá hết, kết quả không mới.
+ Khi xong hết rồi mới gọi điện thoại hỏi, lí do thế nào kết thúc điều trị mới hỏi hay nên làm cách
nào tốt nhất?
+ Đây là thống kê ADE chứ ko phải ADR, là biến cố bất lợi gặp sớm sau khi sử dụng.
+ Tài liệu 10 không rõ không biết là bản quyền của tác giả hay của ĐHYD hay thế nào? Bảng câu
hỏi không tìm ra được.
+ 2 mục tiêu đề tài này không rõ ràng và không liên quan, không đóng góp cho kê đơn tại BV. Nên
chăng đổi lại, sao không đánh giá qua các phác đồ cứu vãn.

- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:

Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng: nên tập trung vào phác đồ cứu vãn.

2.19. Học viên Lương Thị Hạ Vi “Phân tích tình hình sử dụng thuốc và các yếu tố tác động đến
tình trạng rối loạn lipid huyết ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 ở bệnh viện Đa khoa khu vực
Thủ Đức” – GVHD TS. Nguyễn Thị Minh Thuận

- Học viên trình bày đề cương: 11h40 – 11h45


- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh

+ Đề tài cũ nên không có gì mới, được thì đổi đề tài, không mới và không rộng hơn so với đề tài
cũ, ý nghĩa đề tài cũng không có.
- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:
Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng: đề tài quá cũ, nên đổi, không thông qua đề tài này.

2.20. Học viên Hà Hoàng Anh Vĩnh “Khảo sát tác động trên đường huyết và lipid huyết của cao
toàn phần chiết từ hạt cà phê xanh (coffea canephora) được trồng tại Đắk Lắk” – GVHD PGS.TS.
Trần Mạnh Hùng.

- Học viên trình bày đề cương: 11h50 - 11h56


- GV nhận xét đề cương: TS. Mai Huỳnh Như
+ Thử độc tính: Viết tốt nhưng trên thực nghiệm hiện độc tính hạt caffe xanh trong nước có nơi đã
làm với cách chiết tương tự, để giảm bớt số lượng chuột chết đề nghị em làm sơ bộ số lượng ít như
theo hướng dẫn của Bộ dựa trên nghiên cứu đã có để xác định trước khi áp dụng 1 nhóm 12 con
bơm nồng độ tối đa.
+ “Cho 12 chuột (6 chuột đực và 6 chuột cái)” chứ không phải chỉ là chuột đực như báo cáo.
+ Mô hình rõ ràng, đã được thực hiện nhiều. Trong đó có 1 nhóm trị liệu bằng caffe thì em ghi là
“cao chiết với các liều khác nhau”. Vậy liều đã nghiên cứu và dự tính luôn là em làm tầm bao
nhiêu liều không?
+ Đề nghị thay đổi cách lấy máu mạch trên mặt khi lấy máu đo glucose huyết, thời điểm vì nhanh,
không đòi hỏi kĩ thuật cao.
Đề tài khả thi nhưng chú ý 1 số thí nghiệm cần thao tác trước khi làm thực tế.

2.21. Học viên Phạm Ngọc Anh “Nghiên cứu mô phỏng mô hình gây suy sinh dục nữ trên chuột
nhắt ứng dụng khảo sát tác động hướng sinh dục nữ của sản phẩm từ dược liệu” – GVHD PGS.TS.
Đỗ Thị Hồng Tươi

- Học viên trình bày đề cương: 12h05- 12h10


- GV nhận xét đề cương: Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng:
+ Đổi tên đề tài cho chính xác, tên đề tài là gây mô hình bằng hóa chất như thực hiện.
+ Mục tiêu viết lại: Mục tiêu 1: Mô phỏng mô hình, mục tiêu 2. Đánh giá tác động các loại cao
chiết - viết các thông số đầu ra cho các mục tiêu, khi nào đạt được mô hình,… từ đó mới dùng mô
hình để thử tác động nhưng viết lại cho gọn và đúng.

2.22. Học viên Vy Thị Thanh Xuân “Khảo sát biến chứng xuất huyết trên bệnh nhân phẫu thuật
ổ bụng sử dụng Enoxaparin trong dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch” – GVHD: TS. Mai
Huỳnh Như
- Học viên trình bày đề cương: 12h15 – 12h21
- GV nhận xét đề cương: PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi
+ Đề tài chỉ làm enoxaparil, chỉ có 2 thuốc mà chỉ chọn 1 cái. Nên viết luôn cả thuốc còn lại để có
nhiều kết quả báo cáo hơn.
+ Tỉ lệ số lượng BN cao hay thấp
+ Tổng quan trong và ngoài nước như thế nào
+ Tử vong ko do xuất huyết thì có ghi không? Em xem lại tiêu chuẩn loại trừ. Số lương mẫu đủ
ko? Bổ sung các cơ sở, tiêu chí .... các thuốc dùng kèm.
Đề xuất: Làm cả 2 phác đồ và sẽ có so sánh trong biến chứng xuất huyết, số liệu nhiều hơn. Đảm
bảo nội hàm Luận văn
- Các thành viên tiểu ban nhận xét, góp ý sửa chữa, đặt câu hỏi:
Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng: Cần viết thêm theo góp ý của tiểu ban và loại trừ các yếu tố nhiễu
để có kết quả chính xác.
Kết thúc buổi báo cáo
- Thầy PGS.TS. Trần Mạnh Hùng - Trưởng tiểu ban kết luận những nội dung khóa luận phải chỉnh
sửa (theo file thu hình đính kèm), dặn dò HV thảo luận với GVHD và hoàn thành việc sửa khoá
luận theo góp ý của của các Thầy cô trong tiểu ban và nộp về cho Thư kí tiểu ban để hoàn tất danh
sách đăng kí tên đề tài theo mẫu đính kèm gửi về cho ĐT trước 31.8.21. Mọi trường hợp chậm trễ
của HV, HV sẽ tự chịu trách nhiệm trước ĐT.

- Cô PGS.TS. Nguyễn Tú Anh – dặn dò HV upload file hoàn chỉnh lên link phòng ĐT đã cấp trước
24h ngày 31.8.21

III. CÁC NỘI DUNG PHÁT SINH (NẾU CÓ): Không có phát sinh.

Buổi xét duyệt đề cương luận văn khóa 2020-2022 của Lớp cao học Dược lí Dược lâm
sàng 20 – Tiểu ban 1 kết thúc lúc 12 giờ 30 phút ngày 26 tháng 08 năm 2021.

TRƯỞNG TIỂU BAN THƯ KÝ TIỂU BAN


(ký tên, ghi rõ họ tên) (ký tên, ghi rõ họ tên)

Trần Mạnh Hùng Mai Huỳnh Như

You might also like