You are on page 1of 64

PHẦN 1: THÔNG TIN THUỐC

Bài 1: QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC CHO CÁN BỘ Y TẾ


Mục tiêu học tập
1. Trình bày được quy trình thông tin thuốc chủ động cung cấp cho cán bộ y tế.
2. Phân tích được quy trình thông tin thuốc thụ động để trả lời câu hỏi thông tin thuốc từ cán bộ y tế.

I. Quy trình thông tin thuốc chủ động


1. Cập nhật thông tin
- Vấn đề tại đơn vị điều trị:
Nhiều vấn đề có thể xuất phát từ chính đơn vị điều trị nơi dược sĩ thông tin thuốc đang công tác:
o Phản ứng có hại của thuốc
o Vấn đề liên quan đến chất lượng thuốc
o Sai sót trong sử dụng thuốc
o Sử dụng thuốc không hợp lý
o Nhu cầu cập nhật hướng dẫn điều trị mới
o Vấn đề phát sinh khác
- Ngoài đơn vị điều trị, ví dụ cơ quan quản lý
o Trong nước: Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, TT DI&ADR Quốc gia
o Nước ngoài: Cơ quan quản lý Dược ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Canada

1
2. Xử lý sơ bộ (sàng lọc, phân loại)
- Các vấn đề thông tin thuốc xuất phát từ đơn vị điều trị
Cần sàng lọc phân loại vấn đề thông tin từ đó tiến hành thu thập tối đa các thông tin liên quan đến
tình huống thông tin thuốc.
VD trong một trường hợp ADR nghiêm trọng:
o Khai thác thông tin về người bệnh (tiền sử, thuốc dùng kèm), thuốc sử dụng (liều dùng, số lô,
nhà sản xuất); quy trình sử dụng thuốc cho bệnh nhân (đường dùng, tốc độ tiêm truyền).
o Rà soát các trường hợp tương tự tại khoa, trong bệnh viện, các bệnh viện khác (hoặc
o liên lạc với mạng lưới cảnh giác dược, gọi cho Trung tâm DI&ADR Quốc gia).
o Gửi báo cáo ADR sớm nếu cần.
- Các vấn đề thông tin thuốc ngoài đơn vị
Cần tiến hành sàng lọc xem tình huống thông tin thuốc có liên quan đến đơn vị hay không
o Với các thông tin từ các nguồn trên thế giới, cần rà soát xem thuốc có lưu hành tại Việt Nam
không (dựa vào tra cứu thông tin trên danh mục thuốc của Cục quản lý dược).
o Rà soát xem thuốc có danh mục tại bệnh viện hay không
VD: Trường hợp dụng cụ tiêm ZomaJet
Thuốc có tại Việt Nam hay ko ? → Tra cứu trên trang TTSP của drugbank.vn → Đây là chế phẩm
đã lưu hành ở Việt Nam
Với vị trí của Trung tâm DI&ADR Quốc gia, cần làm gì? → Chuẩn bị công văn báo cáo Cục QLD
Với vị trí của Dược sĩ tại một bệnh viện, cần làm gì?
1. Xem có thuốc có trong danh mục dùng của viện không
2. Lên chiến lược thông tin để cảnh báo cho bác sĩ/ lãnh đạo… (để tránh vấn đề xử lý không kịp)
và cơ quan quản lý
Trường hợp chế phẩm có lưu hành tại Việt Nam nhưng dụng cụ tiêm được thu hồi không lưu hành
tại VN → công ty cần có bản cam kết khẳng định chế phẩm không nằm trong đối tượng thu hồi
với cơ quan quản lý.
3. Xử lý chi tiết
- Báo cáo lãnh đạo đơn vị để có quyết định
- Tra cứu thêm thông tin
2
o Website cơ quan quản lý: điểm tin, bản tin tạp chí (tham khảo phần trước)
o Sách tra cứu thông tin chung và sách chuyên khảo.
o Tờ thông tin sản phẩm được các CQQL dược phẩm trên thế giới phê duyệt
o Các nghiên cứu khoa học.
Ví dụ tra cứu thông tin về ADR:
o Sách tra cứu thông tin chung và tài liệu chuyên khảo
Tên Sắp xếp nội dung Mục tra cứu
Dược thư Quốc gia Việt Nam Chuyên luận thuốc ABC Tác dụng không mong muốn (tần suất)
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Micromedex Tra cứu tên thuốc Adverse Effects
DrugPoint (ngắn gọn, common/serious)
DrugDex: chi tiết, TNLS + SPC (Mỹ)
AHFS Drug Information Tra cứu tên thuốc Cautions (ADR, thận trọng, đối tượng ĐB)
ADR xếp theo hệ cơ quan
Thuốc lưu hành tại Mỹ
Martindale. The Complete Tác dụng dược lý Adverse Effects
Drug Reference
British National Formulary Hệ cơ quan Side-effects
Drug Information Handbook Chuyên luận thuốc ABC Adverse Reactions
Meyler’s Side Effects of Hệ cơ quan ADR tổng hợp từ nghiên cứu + báo cáo ca
Drugs ADR xếp theo hệ cơ quan
Độc tính dài hạn, độc tính thứ cấp, yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện ADR
o Tờ thông tin sản phẩm
CQQL phê duyệt Địa chỉ
Châu Âu http://www.ema.europa.eu, vào mục Find medicines
Anh http://www.medicines.org.uk/emc/
Hoa kỳ http://www.fda.gov
, vào mc Drugs Drug Approvals and Databases Drugs@FD

Pháp http://ansm.sante.fr/
Canada HealthCanada
Úc TGA
Singapore HSA
o Tài liệu cấp 1: Pubmed/Medline, Cochrane
o Cơ sở dữ liệu về phản ứng có hại của thuốc: WHO (Vigilyze), Cơ sở dữ liệu Cảnh giác dược
Châu Âu (Eudravigilance), Cơ sở dữ liệu Cảnh giác dược Hoa Kỳ, Canada, Australia…

3
- Đánh giá thông tin
o Mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc và phản ứng có hại xảy ra (thang WHO, Naranjo)
o Mức độ nghiêm trọng của thông tin cảnh báo => xử lý:
• Cung cấp thông tin
• Thay đổi nhãn thuốc → rà soát lại chế phẩm tại đơn vị và có phương pháp thông tin
cho các đơn vị điều trị
• Ngừng cấp SĐK → Vẫn có thể tiếp tục dùng cho hết lô thuốc và theo dõi thông tin, tư
vấn cho hội đồng thuốc điều trị không nhập thêm lô mới
• Báo cáo dữ liệu an toàn – hiệu quả
• Rút SĐK, đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc → Ngừng sử dụng ngay lập tức
4. Cảnh báo, truyền thông
- Công văn của hội đồng thuốc và điều trị
- Bản tin thông tin thuốc
- Đào tạo, tập huấn về TTT, các chính sách và quy trình liên quan đến TTT
II. Quy trình thông tin thuốc thụ động (7 bước)

Bước 1 Xác định đặc điểm của người yêu cầu thông tin thuốc
Bước 2 Thu thập các thông tin cơ bản từ người yêu cầu TTT
Bước 3 Xác định và phân loại câu hỏi TTT
Bước 4 Xây dựng kế hoạch và tiến hành tìm kiếm TTT
Bước 5 Đánh giá, phân tích, tổng hợp TTT tìm kiếm được
Bước 6 Xây dựng câu trả lời và trả lời TTT
Bước 7 Lưu trữ TTT
1. Xác định đặc điểm của người yêu cầu TTT
Mục đích Thông tin cần thu thập
o Để xây dựng câu trả lời phù hợp o Nghề nghiệp, vị trí xã hội, trình độ chuyên môn, các kiến
nhất với người yêu cầu TTT thức sẵn có về vấn đề yêu cầu được thông tin.
o Để đảm bảo liên hệ được với o Thời hạn người yêu cầu cần câu trả lời, hình thức trả lời
người yêu cầu TTT
o Tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ e-mail... để
có thể liên hệ một cách thuận tiện nhất.
2. Thu thập các thông tin cơ bản từ người yêu cầu TTT
Mục đích Thông tin cần thu thập
Để trả lời câu hỏi: "Tại sao o Câu hỏi TTT ban đầu
khách hàng lại yêu cầu tìm
o Các câu hỏi làm với mục đích làm rõ yêu cầu TTT
kiếm TTT này”
o Nên xây dựng thành bảng câu hỏi chuẩn trong từng lĩnh vực để
tránh bỏ sót thông tin
3. Xác định và phân loại câu hỏi TTT

4
Mục đích Ví dụ
o Xác định chính xác câu hỏi TTT: để đảm Dùng biểu mẫu định sẵn
bảo câu trả lời TTT đáp ứng được yêu
cầu của khách hàng (Lưu ý câu hỏi TTT
thực sự của người yêu cầu TT nhiều khi
không dừng lại ở câu hỏi ban đầu của
họ)
o Phân loại câu hỏi TTT: giúp lên kế hoạch
xác định nguồn TTT phù hợp; giúp lưu
trữ có hệ thống (Có thể tham khảo cách Xây dựng phần mềm quản lý câu hỏi TTT
phân loại của Trung tâm DI&ADR Quốc
gia)

4. Xây dựng kế hoạch và tiến hành tìm kiếm TTT


- Xác định các nguồn TTT phù hợp
o Dựa vào loại câu hỏi TTT
o Căn cứ vào tính sẵn có của nguồn tài liệu
- Đặt thứ tự ưu tiên trong tìm kiếm
- Nên xây dựng thành bảng các nguồn thông tin sử dụng trong từng lĩnh vực (có note ở sau)
5. Đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin
Đánh giá thông tin - Tác giả có phải là chuyên gia/có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình công bố
là tài liệu cấp 3 thông tin không?
- Tài liệu có phù hợp về mặt thời gian không (dựa trên ngày xuất bản)?

- Thông tin trong tài liệu có dựa trên các nguồn tham khảo phù hợp không?

- Tài liệu có chứa các thông tin có liên quan không?

- Tài liệu có đảm bảo không bị thành kiến hoặc mắc các lỗi quá hiển nhiên
không?
Đánh giá thông tin - Có phải là nguồn đáng tin cậy, không có quyền lợi liên quan trong việc xúc
từ trang web tiến/quảng bá một sản phẩm/điều trị cụ thể?

5
- Có phải là những thông tin chính xác và cập nhật?

- Có thực hiện liên kết đến các trang web khác cung cấp thông tin tốt với nội
dung nhất quán không?
- Các thông tin có được chi tiết hóa và tham chiếu thích hợp không?

- Có thể xác định được các tác giả để liên lạc với những câu hỏi bổ sung
hoặc bình luận?
Đánh giá thông tin - Phụ thuộc vào loại hình nghiên cứu (tháp bằng chứng)
cấp 1
- Phụ thuộc vào chất lượng nghiên cứu

- Phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu có phù hợp với câu hỏi TTT không
6. Xây dựng câu trả lời và trả lời TTT: Một số lưu ý
- Trả lời đúng vào câu hỏi
- Nếu không trả lời được/trả lời chưa đầy đủ, hãy giải thích rõ
- Biên tập câu trả lời cho phù hợp với người yêu cầu TTT, trích dẫn tài liệu tham khảo đầy đủ.
- Trả lời đúng hạn
- Chuẩn bị sẵn các tình huống có thể bị hỏi thêm sau khi trả lời
7. Lưu trữ thông tin
Một số lý do:
- Có thể bị yêu cầu cung cấp lại thông tin
- Tiết kiệm thời gian nếu nhận được câu hỏi TTT tương tự
- Là căn cứ kiểm tra lại nếu người yêu cầu TTT nghi ngờ về tính chính xác của câu trả lời
- Khi cần thống kê, báo cáo
- Sử dụng trong đào tạo khi được yêu cầu
----------------------------------------------------------
NOTE: Tài liệu tra cứu TTT (ngoài tờ HDSD)
Loại hình thông tin Tên tài liệu
Thông tin chung Dược thư Quốc gia Việt Nam
BNF
Martindale: The complete drug reference
AHFS Drug Information
Injectable Drugs guide
Phản ứng có hại của thuốc Meyler’s Side Effects of Drugs
Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt BNF for Children
Drugs during pregnancy and lactation
Tương tác thuốc Stockley’s Drug Interaction
Kháng sinh The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh – BYT 2015

6
Dược lâm sàng/điều trị/y khoa nói Dược lâm sàng (sách đào tạo DS đại học)
chung
Dược lực học
Goodman and Gilman’s The Pharmacological Basis of
therapeutics

7
Bài 2: ÁP DỤNG CÁC NGUỒN THÔNG TIN CẤP 3 TRONG THÔNG TIN THUỐC CHO CBYT
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các nguồn thông tin cấp 3 thường áp dụng trong thông tin thuốc cho cán bộ y tế.
2. Phân tích được các lưu ý trong việc áp dụng các nguồn thông tin thuốc cấp 3 trong hoạt động thông tin thuốc cho CBYT.

1. Thông tin chung


Nguồn thông tin Đặc điểm
Dược thư Quốc gia Việt Nam - Là tài liệu chính thức của Bộ Y tế về hướng dẫn sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn, hiệu quả, cập nhật 2015 (700 chuyên luận)
- Sắp xếp chuyên luận thuốc theo ABC

- Nội dung 1 chuyên luận

British National Formulary - Dược thư Anh, có BNFC cho trẻ em

- Cung cấp thông tin cập nhật chủ yếu về các thuốc kê đơn tại Anh

- Sắp xếp thuốc theo hệ cơ quan

- Nội dung 1 chuyên luận

Martindale: The complete drug - Là nguồn tại liệu tốt để tra cứu thông tin sản phẩm lưu hành trên
reference thế giới, cung cấp thông tin toàn diện về tất cả các thuốc trên thế
giới (thuốc đang lưu hành, thuốc mới, thuốc cũ ít dùng, thảo dược
thông dụng, thuốc đang trong giai đoạn nghiên cứu, thuốc dùng
trong chẩn đoán, 1 số thuốc thú y)
- Sắp xếp thuốc theo tác dụng dược lý

- Nội dung 1 chuyên luận

8
AHFS Drug Information - Mỹ, cung cấp chuyên luận về thuốc đang lưu hành tại Mỹ và
thông tin được FDA phê duyệt
- Nội dung 1 chuyên luận

TTSP đang lưu hành trên thị Tờ HDSD thuốc (Thông tư số 01/2018/TT-BYT về hướng dẫn ghi nhãn
trường Việt Nam thuốc).
Hệ thống sách tra cứu online
Medicine complete.

Micromedex

9
TTSP trên thế giới - Châu Âu: Thông tin sản phẩm được EMA cấp phép

- Mỹ : Thông tin sản phẩm được FDA cấp phép

- Anh: Thông tin sản phẩm được MHRA cấp phép

- Úc: Thông tin sản phẩm được TGA cấp phép

- Canada: HealthCanada

- Pháp: ANSM
Lưu ý:
Dược thư Quốc gia Việt Nam là tài liệu được coi là chính thống (nhiều tờ thông tin sản phẩm
-
tuân theo nội dung trong Dược thư). Tuy nhiên cần lưu ý tới tính cập nhật.
- Các tờ thông tin sản phẩm của thuốc lưu hành được coi là có giá trị pháp lý (tuy nhiên vẫn cần
thận trọng vì vẫn có thể bị sai).
- Các tờ thông tin sản phẩm của chế phẩm tương ứng do các cơ quan quản lý trên thế giới cấp phép
có thể làm căn cứ tham khảo.
- Hiện tại Bộ Y tế thường cân nhắc tham chiếu thông tin theo các cơ quan quản lý của Hoa Kì,
Anh, Pháp, Úc, Đức, Canada, Nhật.
- Với các sách thông tin thuốc chuyên khảo, nên áp dụng các tài liệu có uy tín hoặc dựa trên bằng
chứng.
2. Tương tác thuốc: phần mềm duyệt tương tác thuốc
- Offline: Drug Interation Facts, MIMS interactive
- Online miễn phí: http://www.drugs.com, http://www.medscape.com
- Online mất phí: http://www.micromedexsolutions.com
Lưu ý: Trường hợp thông tin tra cứu tương tác thuốc không thống nhất giữa các tài liệu
- Lưu ý tính cập nhật của thông tin
- Lưu ý cơ chế cảnh báo tương tương thuốc (bằng chứng vs. cơ chế tương tác)
- Lưu ý tài liệu tham khảo.
- Lưu ý tính sẵn có của chế phẩm tra cứu tại các nước xây dựng nguồn thông tin.
3. An toàn thuốc
- FDA, EMA, các nguồn thông tin chung
- canhgiacduoc.org.vn
4. Sử dụng thuốc cho đối tượng đặc biệt
- BNFC, Drugs in Pregnancy and Lactation, Pediatric injectable drugs, hệ thống phân loại mức độ
an toàn thuốc cho PNCT có Australia…
- Renal Pharmacotherapy, Drugs and the Liver, globalrph (renal dosing)…
5. Cách sử dụng thuốc, độ ổn định và tính tương hợp của thuốc
- Sách: Injectable drugs guide, Handbook on injectable drugs
- Web: stabilis.org (free), micromedex (account)
6. Hướng dẫn điều trị trên lâm sàng
- Trong nước
o Hướng dẫn điều trị tại BV (Local Guideline)
▪ Áp dụng cho mỗi cơ sở điều trị tại BV: “book”

10
▪ Mỗi BV nên tự xây dựng cho riêng bệnh viện để phù hợp với đặc điểm bệnh viện,
dịch tế, mô hình bệnh tật, cung ứng thuốc...
▪ Các HDĐT ở các BV tuyến TW thường được sử dụng tham khảo
o Hướng dẫn điều trị quốc gia (National Guideline)
▪ Áp dụng tham khảo cho các cơ sở điều trị cả nước

▪ BYT chủ trì, CSDL miễn phí trên Cục QLKCB


o Hướng dẫn điều trị của hiệp hội
▪ Áp dụng cho chuyên ngành chuyên sâu

▪ Được xây dựng từ các nhà khoa học chuyên sâu về lĩnh vực của hiệp hội.

▪ - Các HDĐT ở các hiệp hội cho mỗi lĩnh vực: Hội tim mạch Việt Nam…
- Quốc tế
o National Guideline Clearinghouse
o MEDLINE ®: Tìm kiếm practice guidelines trong trường publication type (loại ấn phẩm).
o Cơ sở dữ liệu đưa Nghiên cứu vào thực hành (tripdatabase.com) (có thu phí)
o Cochrane
o Hiệp hội dược sĩ hoa kỳ (ASHP)
Lưu ý:
- Hướng dẫn điều trị của đơn vị thường được coi là phù hợp nhất cho tình huống thông tin thuốc.
Tuy nhiên hiện tại loại hướng dẫn này đa số còn thiếu trong thực hành ở VN.
- Một số hướng dẫn trong nước hiện không dựa trên bằng chứng mà thường căn cứ tham chiếu các
hướng dẫn khác trên thế giới.
- Hướng dẫn của Bộ Y tế thường có giá trị pháp lý tại Việt Nam (ví dụ thanh toán bảo hiểm).
- Khi áp dụng các hướng dẫn điều trị quốc tế cần cân nhắc tính phù hợp với điều kiện đặc thù của
Việt Nam (đặc điểm dịch tễ bệnh tật, đặc điểm sẵn có về thuốc).

11
Bài 3: ÁP DỤNG CÁC NGUỒN THÔNG TIN CẤP 1 TRONG THÔNG TIN THUỐC CHO CBYT
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các nguồn thông tin cấp 1 thường áp dụng trong thông tin thuốc cho cán bộ y tế.
2. Phân tích được vai trò, ưu nhược điểm của các báo cáo ca, các nghiên cứu quan sát trong hoạt động thông tin thuốc.
3. Phân tích được các vai trò và các lưu ý khi áp dụng kết quả trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng vào hoạt
động thông tin thuốc.
4. Phân tích được các vai trò và các lưu ý khi áp dụng kết quả trong phân tích gộp vào hoạt động thông tin thuốc

1. Các loại hình thông tin cấp 1


- Các báo cáo không có đối chứng
o Báo cáo ca (case report)
o Báo cáo chuỗi ca (case serries)
- Các nghiên cứu quan sát (không can thiệp)
o Nghiên cứu cắt ngang (crossectional)
o Nghiên cứu thuần tập (cohort)
o Nghiên cứu bệnh chứng (case-control)
- Nghiên cứu can thiệp (intervention)
o Các thử nghiệm lâm sàng (clinical trials)
- Phân tích gộp
2. Phân tích ưu nhược điểm báo cáo ca/chuỗi ca và nghiên cứu quan sát
Báo cáo ca/chuỗi ca - Nhiều sản phẩm bị rút khỏi thị trường do các phát hiện từ các báo cáo
ca
- Ưu điểm: Có vai trò quan trọng trong phát hiện các vấn đề liên quan
đến an toàn thuốc (hình thành tín hiệu an toàn thuốc) đặc biệt là các ca
bệnh hiếm mà các loại hình nghiên cứu khác không xác định được.
- Nhược điểm: Giá trị thông tin trong kiểm chứng hiệu quả của thuốc
kém. Không được dùng làm căn cứ chứng minh hiệu quả của thuốc.
Nghiên cứu quan sát - Dữ liệu thường được thu từ quá trình thực tế điều trị (real world
evidence), không có can thiệp điều trị (không phân ngẫu nhiên).
Không dùng chứng minh hiệu quả của thuốc.
- Ưu điểm: ít tốn kém, dữ liệu có thể lớn, thiết kế đa dạng nên trả lời
được nhiều câu hỏi, mang tính thực tế nên có khả năng ngoại suy cao
(so với nghiên cứu can thiệp) ra quần thể bệnh nhân. Phù hợp khi khó
tiến hành tiến hành thử nghiệm lâm sàng.
- Nhược điểm:

o Thuộc tính cố hữu của nghiên cứu quan sát là khả năng bị sai lệch
(bias): sai lệch do lựa chọn, sai lệch do dữ liệu thiếu, sai lệch do
thiết kế, sai lệch trong ghi nhận số liệu.
o Để hạn chế sai lệch, phải sử dụng các kĩ thuật phân tích thống kê
=> xử lý số liệu trong các nghiên cứu không can thiệp thường phức
tạp hơn các thử nghiệm lâm sàng.
12
- Vai trò:

o Trả lời được rất nhiều câu hỏi trên lâm sàng, bao gồm cả các vấn đề
liên quan đến hiệu quả, an toàn của thuốc.
o Kiểm chứng thông tin an toàn tốt hơn báo cáo ca/chuỗi ca.

o Giá trị thông tin trong chứng minh hiệu quả kém hơn RCT và phân
tích meta.
3. Nghiên cứu can thiệp (RCT)
- Ưu điểm: Phản ánh giá trị nội của nghiên cứu (internal validity) ~ quần thể nghiên cứu.
- Nhược điểm: Không phản ánh tốt giá trị ngoại của nghiên cứu (external validity) ~ ngoại suy.
- Vai trò:
o Có vai trò quyết định trong việc chứng minh hiệu quả của một thuốc và cấp phép cho
thuốc lưu hành. Một chỉ định của thuốc phải được căn cứ trên kết quả của một hoặc một
số RCT. Do đó, việc dùng thuốc không nằm trong chỉ định của thuốc đồng nghĩa với việc
thuốc không/chưa được chứng minh tác dụng với chỉ định này (off – label).
o Có thể được tiến hành sau khi thuốc đã được cấp phép. Kết quả của RCT này sẽ làm căn
cứ để:
▪ Mở rộng hoặc thu hẹp chỉ định của thuốc (pha IV).

▪ Thay đổi hướng dẫn điều trị.

▪ Khẳng định tính an toàn của thuốc.


- Lưu ý khi đọc RCT:
o Xác định tiêu chí chính (primary outcome, primary endpoint). Thường RCT chỉ có 1 tiêu
chí chính.
Tiêu chí chính có đạt ý nghĩa thống kê không, 2 cách:
▪ Dựa vào giá trị p (p<0.05 là có ý nghĩa thống kê)

▪ Dựa vào khoảng tin cậy 95% (không cắt giá trị tham chiếu, là 0 hay là 1).
Đối với so sánh tuyệt đối (hiệu 2 giá trị trung bình) => giá trị tham chiếu là 0
Đối với so sánh tương đối (tỷ lệ giữa 2 nguy cơ) => giá trị tham chiếu là 1
o Khi cỡ mẫu tăng, kết quả càng chính xác, 95% CI càng hẹp lại => Với cỡ mẫu đủ lớn,
luôn có kết quả có ý nghĩa thống kê.
Tùy thuộc giá trị của mức độ ảnh hưởng mà đánh giá kết quả có ý nghĩa về mặt lâm sàng
hay không.
4. Phân tích gộp

13
- Quy trình: không có trong mục tiêu, tham khảo slide
- Vai trò: có mức bằng chứng cao nhất.
o Ủng hộ hoặc bác bỏ các chứng cứ kém chất lượng
o Khắc phục nhược điểm của những nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ
o Áp dụng được cả trong những trường hợp “bệnh” hiếm
o Đưa ra được định hướng trong những trường hợp thông tin bị hạn chế
o Đánh giá được mức độ dị biệt, sai lệch xuất bản trong các nghiên cứu
o Làm ước lượng về mức độ ảnh hưởng (effect size) chính xác hơn
o Trả lời được những câu hỏi có thể chưa thấy rõ trong các thử nghiệm lâm sàng đơn lẻ
- Lưu ý:
o Mức độ dị biệt:
▪ Xem xét có nên gộp các NC không nếu mức độ dị biệt quá lớn

▪ Xác định phương pháp thống kê để gộp các kết quả nghiên cứu.

▪ Phát hiện các nhóm BN khác nhau trong phân tích gộp (phân tích phân nhóm).
o Nguồn gốc của độ dị biệt
▪ Khác biệt lâm sàng: Địa điểm, tuổi, giới, tiêu chí, thuốc dùng kèm tại thời điểm
bắt đầu nghiên cứu...
▪ Khác biệt phương pháp: thiết kế nghiên cứu, chất lượng nghiên cứu, xử lí số liệu...

▪ Khác biệt thống kê: Là hệ quả của hai loại khác biệt trên, thể hiện bởi sự khác biệt
về mức độ ảnh hưởng (effect size) của từng nghiên cứu thành phần. Sự khác biệt
này thường KHÔNG đơn giản chỉ là sai số ngẫu nhiên.

14
PHẦN 2: TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC
Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC
I. Khái niệm chung
1. Vai trò của hoạt động tư vấn: là 1 bộ phận không thể tách rời của hoạt động chăm sóc dược
- Đối với BN:
o Tăng: Hiệu quả chăm sóc, hiệu quả điều trị, an toàn thuốc, hỗ trợ tự chăm sóc, cung cấp
biện pháp không dùng thuốc
o Giảm: DRP, không tuân thủ điều trị, TDKMM, chi phí chăm sóc sức khỏe
- Đối với DS:
o Hỗ trợ tuân thủ quy định, nguyên tắc, luật về nhà thuốc
o Có bảo hộ của pháp luật (DS có thể phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề bất lợi do
không tư vấn đầy đủ cho BN)
o Xác định vị trí công việc của DS tại nhà thuốc
o Tăng: an toàn hành nghề + giảm stress do công việc, thu nhập (thông qua cung cấp dịch
vụ tư vấn)
2. Quy trình TVSDT cho BN
2.1. Quy trình tư vấn khi không có đơn thuốc
Mở đầu tư vấn B1. Khai thác thông tin bệnh nhân
B2. Đánh giá BN/chẩn đoán sơ bộ
Tư vấn B3. Tư vấn biện pháp không dùng thuốc/thuốc OTC hoặc khuyên đi khám bác sĩ
Kết thúc tư vấn B4. Kiểm tra thông tin từ BN và tóm tắt thông tin tư vấn cho BN
- Bước 1: WWHAM (who, what symtoms, how long have the symtoms, action taken, medication)
- Bước 2:
o Chuẩn bị kiến thức: dịch tễ, bệnh học, thuốc trị bệnh thông thường dựa trên bằng chứng
về hiệu quả
o Dấu hiệu cần tư vấn BN đi khám bác sĩ:
▪ Triệu chứng có các dấu hiệu cảnh báo (“red flag”)

▪ Thời gian diễn biến triệu chứng kéo dài

▪ Tái phát nhiều lần

▪ Triệu chứng diễn biến ngày càng xấu

▪ Đã dùng thuốc điều trị nhưng thất bại

▪ Nghi ngờ về tác dụng không mong muốn của thuốc


- Bước 3:
o Giải thích cho BN về triệu chứng (chẩn đoán sơ bộ) và định hướng xử trí
o Trao đổi về tên và vai trò của thuốc
o Liều dùng, cách dùng (thời gian biểu uống thuốc), TDKMM, thận trọng, lưu ý sử dụng
o Các biện pháp điều trị không dùng thuốc

15
2.2. Quy trình tư vấn khi có đơn thuốc
Mở đầu tư vấn B1. Khai thác thông tin bệnh nhân
B2. Đánh giá BN và đơn thuốc
Tư vấn B3. Trao đổi với BN về bệnh lý và thuốc điều trị (+ tuân thủ, ADR, hiệu quả
trong trường hợp tái đơn)
Kết thúc tư vấn B4. Kiểm tra thông tin từ BN và tóm tắt thông tin tư vấn cho BN
- Bước 1:
o 3 câu hỏi ban đầu: Bác sĩ nói (1) thuốc điều trị bệnh gì? (2) dùng thuốc thế nào? (3) kết
quả điều trị?
o MAMA (medical conditions, allergies, medication, alternate life style)
- Bước 2:
Đơn lần đầu Tái đơn
o Từng thuốc có phù hợp với BN? o BN có triệu chứng liên quan TDKMM?

o Từng thuốc có tối ưu (hiệu quả, an toàn, o BN gặp triệu chứng/vấn đề bất lợi liên
kinh tế)? quan đến sử dụng thuốc?
o Liều dùng đúng? o BN phải dùng thêm thuốc để giải quyết
triệu chứng/vấn đề bất lợi trên?
o BN biết cách sử dụng thuốc?
o Nguyên nhân khác dẫn tới triệu
o Tương tác, ADR?
chứng/vấn đề bất lợi trên?
o Khả năng tuân thủ phác đồ của BN
- Bước 3:
Vấn đề mục đích và cách sử - Tên, vai trò
dụng thuốc trong đơn
- Cách dùng (lưu ý dạng bào chế hoặc dụng cụ đặc biệt)

- Chế độ liều (thời gian uống, độ dài đợt điều trị)

- Kế hoạch uống thuốc

- Tư vấn cho BN về làm gì khi hết đơn + quên 1 lần


uống thuốc + quá liều, xử trí.
Vấn đề theo dõi hiệu quả điều trị o Giải thích cho BN dấu hiệu về hiệu quả của thuốc có
thể/không thể tự theo dõi
o Cách theo dõi, khi nào tình trạng tốt/xấu hơn

o Nhấn mạnh để BN hiểu lợi ích + dùng đủ thuốc


Các phản ứng bất lợi o Thông báo ADR quan trọng (thường gặp và/hoặc nguy
hiểm)
o Cách xử trí
Vấn đề tương tác thuốc - Tương tác thuốc – thuốc trong đơn, ngoài đơn
16
- Tương tác thuốc – thức ăn/đồ uống

- Cách xử trí (nếu có)


Các biện pháp không dùng thuốc
- Bước 4:
o Kiểm tra lại xem BN đã nắm được thông tin chưa, thông qua khả năng phản hồi
o Tóm tắt lại thông tin hoặc nhấn mạnh những điểm chính
o Hỏi xem BN có câu hỏi gì nữa không
3. Đối tượng cần tư vấn
- Đơn thuốc lần đầu; đơn thuốc có thay đổi thuốc, thay đổi liều...
- BN thuộc nhóm đối tượng đặc biệt (cao tuổi, TE, PNCT& CCB, khiếm thị, khiếm thính, mù chữ...)
- Đơn thuốc có thuốc cần bảo quản đặc biệt; cần hướng dẫn sử dụng đặc biệt (VD một số dạng bào
chế); thuốc có nguy cơ gặp TDKMM nghiêm trọng và/hoặc có tần suất cao;
- BN mắc một số bệnh mạn tính, định kỳ cần được tư vấn
- Tư vấn theo yêu cầu của BN
Bài 2: TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC CÓ CÁCH SỬ DỤNG ĐẶC BIỆT
I. Insulin
1. Loại insulin
- Theo dạng dùng: bút tiêm, lọ dùng kèm xylanh tiêm
- Theo đặc tính dược lý: tác dụng nhanh, ngắn; tác dụng trung bình; tác dụng kéo dài; insulin hỗn hợp
2. Thời điểm dùng insulin
Loại insulin Thời gian bắt đầu tác dụng Thời gian tác dụng tối đa Thời điểm tiêm
TD nhanh 15 – 30p 4–6 Ngay trước hoặc ngay
sau bữa ăn
TD ngắn 0,5 – 1h 6–8 Trong vòng 30 phút
trước bữa ăn
TD trung bình 2 – 4h 14 – 18 Cố định, không liên
TD kéo dài 2 – 5h 24 quan đến bữa ăn

3. Bảo quản insulin


- Trước khi sử dụng lần đầu: Tủ lạnh từ 2 – 8oC, tránh ánh sáng. Không nên để gần ngăn đá, không
làm đông lạnh.
- Sau khi mở nắp sử dụng:
o Thời hạn sử dụng: trong vòng 28 ngày (một số loại có thể dài hơn)
o Điều kiện bảo quản: Có loại yêu cầu nghiêm ngặt không bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
4. Cách sử dụng
- Vị trí tiêm
o Bụng: tiêm cách rốn 3 – 4cm
o Bắp tay: mặt sau, 1/3 giữa cánh tay
o Đùi: mặt trước ngoài, 1/3 giữa đùi
o Mông: góc phần tư, bên ngoài, phía trên

17
- Cách xoay vòng vị trí tiêmsc
o Vai trò: xoay vòng vị trí tiêm để hạn chế phì đại mô mỡ
o Tiêm insulin vào các vị trí khác nhau ở mỗi vùng da. Khoảng cách >= 1 cm giữa hai lần tiêm.
- Lưu ý khi sử dụng kim tiêm
o Hai thông số: Chiều dài kim tiêm và độ dày (G)
o Kim 4mm, 5 mm và 6 mm phù hợp với tất cả bệnh nhân ĐTĐ bất kể BMI nào. Không cần
véo da khi dùng kim 4 mm.
o Mỗi kim tiêm chỉ sử dụng 1 lần, không tái sử dụng kim tiêm
o Tái sử dụng kim tiêm tăng nguy cơ đau khi tiêm, nhiễm khuẩn...
- Kỹ thuật tiêm
o Xem lại DLS
o Sử dụng công cụ hỗ trợ tư vấn kỹ thuật (mô hình tiêm, hình ảnh, video)
o Lưu ý các bước quan trọng BN hay bị sai
5. ADR
- ADR tại chỗ: đau, loạn dưỡng mỡ (teo mô mỡ, phì đại mô mỡ), bầm tím => liên quan đến kỹ thuật
tiêm insulin
- ADR hạ đường huyết: triệu chứng nhận biết, cách xử trí, nguyên nhân
II. Thuốc dùng qua đường hô hấp
1. Loại thiết bị
- MDI: ống hít định liều có chất đẩy
- DPI: ống hít bột khô
- Máy khí dung
- Respimat: dạng hít bột mịn
2. Kỹ thuật sử dụng
- MDI: mở nắp > lắc > thở ra chậm > ngậm kín miệng ống > hít vào chậm, sâu đồng thời ấn bình xịt >
nín thở 10s
- Turbuhaler: vặn và mở nắp > vặn đáy theo 1 chiều đến khi nghe tiếng “tách” (tránh làm mất thuốc
sau khi nạp) > thở ra > ngậm chặt > hít vào mạnh, sâu > nín thở 10s
- Sử dụng công cụ hỗ trợ tư vấn kỹ thuật (mô hình mẫu, hình ảnh, video)
- Lưu ý các bước quan trọng BN hay bị sai
3. Vai trò thuốc dùng qua đường hô hấp
Khai thác được biết, bệnh nhân đã dùng đơn thuốc 3 tháng. Lần khám này bệnh nhân đi khám và được
giữ nguyên đơn cũ, bệnh nhân ra nhà thuốc phàn nàn rằng chỉ muốn mua thuốc thứ 2 do thấy có hiệu
quả rõ rệt, không muốn mua thuốc thứ nhất. Trong tình huống này dược sĩ sẽ xử trí như thế nào?
4. ADR
- Lưu ý khi bệnh nhân được kê đơn các thuốc chứa glucocorticoid dạng hít
- Cần tư vấn bệnh nhân súc miệng sau khi sử dụng (làm rõ vai trò của việc súc miệng để tăng tuân thủ
của BN)
III. Thuốc không được nhai, bẻ, nghiền
- Bao gồm:
o Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất biến đổi
o Thuốc bao tan trong ruột
o Thuốc chứa hoạt chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc
o Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu
18
o Thuốc kích ứng mạnh đường tiêu hóa
- Lưu ý trong tư vấn:
o Khai thác thói quen uống thuốc của BN (có nhai, nghiền hoặc bẻ thuốc khi uống) không?
o Khai thác khả năng uống thuốc nguyên viên của bệnh nhân

19
Bài 3: TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC CHO ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
I. Người cao tuổi
Vấn đề Ảnh hưởng Giải pháp
Giảm thính lực Khó nghe, đọc thông tin tư vấn o Không hét to

o Tư vấn rõ ràng, sử dụng các câu đơn giản để có


thể hiểu qua khẩu hình
o Tư vấn bên tai còn nghe tốt

o Sử dụng tư vấn viết (tờ thông tin tư vấn cho


bệnh nhân, biểu đồ, hình ảnh...)
Giảm thị lực o Sử dụng tờ thông tin tư vấn cho bệnh nhân bản
in cỡ lớn, hoặc nhãn chữ nổi (nếu có sẵn)
o Sử dụng hộp đựng thuốc có kích cỡ khác nhau
để dễ xác định các thuốc khác nhau
o Sử dụng tư vấn nói, có thể ghi âm (nếu được)
Giảm trí nhớ Không nhớ lịch dùng thuốc Hộp chia thuốc
Run tay Khó sử dụng các thuốc có cách Hộp chia thuốc
sử dụng đặc biệt
K hó nuốt (Do giảm dịch tiết nước bọt) Sử dụng dạng bào chế phù hợp
Sống đơn độc Tin nhắn/cuộc gọi nhắc lịch
ADR Tư vấn bởi dược sĩ, bác sĩ
II. Trẻ em
*Chiến lược tăng tuân thủ sử dụng thuốc ở trẻ em
- Lựa chọn thuốc có mùi vị dễ chịu, với các thuốc có vị đắng, lưu ý cách pha và cách cho uống
*Các lưu ý khi tư vấn thuốc với mục đích tăng tuân thủ sử dụng thuốc ở trẻ em
- Lựa chọn lịch dùng thuốc đơn giản, phù hợp
- Sử dụng nhãn phụ trong quá trình tư vấn
- Kết hợp tư vấn viết (tờ thông tin dành cho bệnh nhân, hình ảnh...)
- Thảo luận về tính an toàn của thuốc với bố mẹ trẻ
Nhóm tuổi Lưu ý khi tư vấn
Sơ sinh – 1 tuổi Tư vấn, giải đáp cho người chăm sóc
Trẻ 1 – 3 tuổi Gắn kết với đồ chơi ưa thích
Trẻ mẫu giáo (3 – 5) Giải thích dễ hiểu, gắn kết trẻ với việc uống thuốc
Trẻ lớn (6 – 12) Sử dụng câu hỏi mở, tư vấn viết, hình minh họa
Thiếu niên (12 – 18) Tư vấn độc lập, coi trẻ như người lớn

20
III. PNCT – PNCCB
- Giải thích: Thuốc có tác dụng với mẹ nhưng có thể có nguy cơ cho con ở các mức độ khác nhau
- Cần nhận định được trong trường hợp nào nên tư vấn BN tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

21
Bài 4: NGUỒN TÀI LIỆU DÙNG TRONG TVSDT CHO BỆNH NHÂN
I. Sách chuyên khảo về tư vấn
Tư vấn không có đơn Mims pharmacy guide
Symptoms in the Pharmacy Tiếp cận từ triệu chứng
Hướng dẫn cách quản lý triệu chứng
Handbook of nonprescription Drugs Tiếp cận từ triệu chứng
Sơ đồ diễn tiến
Tư vấn có đơn PDR Consumer Guide to Tiếp cận theo từng thuốc
Prescription Drugs Thông tin quan trọng cần tư vấn đối với
mỗi thuốc
Medicines Use Review Tiếp cận theo từng bệnh
Tóm tắt thông tin chính về các nhóm
thuốc điều trị
II. Thông tin sản phẩm của thuốc
- Tờ thông tin sản phẩm Việt Nam
- Thông tin sản phẩm của Mỹ, Anh
III. Các tài liệu TTT chung và các tài liệu chuyên biệt (xem TTT)
IV. Các nguồn tra cứu nhanh trong TVSDT: Danh mục thuốc …

TÌNH HUỐNG THÔNG TIN THUỐC


Tình huống Thông tin tra cứu [nguồn]
Thời điểm sử dụng Dược thư Quốc gia Việt Nam 2009 khuyến cáo nên dùng thuốc trước ăn 1
azithromycin giờ hoặc sau ăn 2 giờ. AHFS khuyến cáo có thể dùng thuốc cùng bữa ăn
hoặc không?
Chúng tôi đã tra cứu lại tài liệu Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015 (mang
tính cập nhật hơn) và AHFS => nhận thấy có sự đồng thuận về thời điểm
dùng thuốc azithromycin so với bữa ăn. Ngoài ra chúng tôi có tìm kiếm thêm
thông tin thời điểm dùng thuốc trên các tài liệu tờ thông tin sản phẩm,
chuyên khảo về tương tác thuốc với thức ăn trong cuốn Stockley’s drug
interaction và tham khảo về nghiên cứu Mechanistic Study of the
Azithromycin Dosage Form-Dependent Food Effect (tác giả William
Curatolo, George Foulds, Robert LaBadie) và đưa ra thông tin tổng hợp như
sau:
- Viên nén và hỗn dịch uống thông thường: có thể dùng cùng hoặc
không cùng bữa ăn.
- Thuốc nang và hỗn dịch uống giải phóng kéo dài: uống khi đói ít
nhất 1 giờ trước ăn hoặc 2 giờ sau ăn.
Sử dụng amoxicillin/acid 1. Cập nhật thông tin:
clavulanic ở phụ nữ mang Năm 2001, kết quả của thử nghiệm ORACLE 1 được thực hiện trên bệnh
thai nhân sinh non, vỡ ối sớm cho thấy nguy cơ viêm ruột hoại tử tăng ở trẻ sơ
22
sinh có mẹ sử dụng amoxicillin/acid clavulanic trước khi sinh (p = 0.004 so
với nhóm không sử dụng). [Kenyon et al., Lancet 2001].
Năm 2012, kết quả một nghiên cứu quan sát cho thấy nguy cơ hở khe miệng
tăng ở trẻ có mẹ sử dụng amoxicillin/clavulanate trong thai kỳ đầu (OR 2.0,
95% CI 1.0 – 4.1) và thai kỳ thứ ba (OR 4.3, 95% CI 1.4 – 13.0). [Lin et al.,
Epidemiology 2012].
2. Xử lý sơ bộ: Amoxicillin/acid clavulanic hiện được cấp phép lưu hành tại
Việt Nam
3. Xử lý chi tiết: Tra cứu thêm và đánh giá thông tin
- Tờ TTSP, Các dược thư
- Drugs during Pregnancy and Lactation, Drugs in Pregnancy and Lactation
- Nguồn thông tin cấp 1
Kết quả:
a) Nguồn thông tin chung
- Tờ TTSP: Nguy cơ dị tật bẩm sinh: dữ liệu hạn chế. Nguy cơ viêm ruột
hoại tử (theo kết quả từ ORACLE 1). Khuyến cáo tránh sử dụng trong thời
kỳ mang thai, trừ khi bác sĩ cho là cần thiết
- AHFS và FDA: phân loại mức độ nguy cơ trong thai kỳ ở nhóm B – Không
có bằng chứng về nguy cơ trên người.
- BNF: nên tránh sử dụng trừ khi thiết yếu — có thể liên quan đến việc tăng
nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh.
b) Nguồn chuyên biệt
- Drugs in Pregnancy and Lactation, 11th edition, 2017: Kết quả của các
nghiên cứu nói trên chưa được tái lặp và do vậy cần phải kiểm chứng thêm.
- Drugs during Pregnancy and Lactation: Penicillin (bao gồm amoxicillin)
thuộc loại kháng sinh được lựa chọn trong thời kỳ mang thai. Có thể kết hợp
với acid clavulanic, sulbactam, tazobactam.
c) Nguồn thông tin cấp 1:
- Nguy cơ dị tật: Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy
không có mối liên quan giữa việc sử dụng amoxicillin/acid clavulanic và dị
tật bẩm sinh [Heinonen et al., 1977], [Rosa gửi FDA, 1993], [Jepsen et al.,
Br J Clin Pharmacol 2003], [Berkovitch et al., Br J Clin Pharmacol 2004],
[Cooper et al., Paediatr Perinat Epidemiol 2009]. Hơn nữa, do nguy cơ hở
khe miệng nền là thấp (1-2 trên 1000 ca sinh sống), nên kể cả khi nguy cơ
này tăng gấp đôi thì nguy cơ tuyệt đối vẫn là không đáng kể [Lin et al.,
Epidemiology 2012]
- Nguy cơ viêm ruột hoại tử: Trong ORACLE 1, sử dụng amoxicillin/acid
clavulanic trước khi sinh có liên quan đến sự gia tăng đáng kể tỷ lệ viêm
ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh (Kenyon 2001); nhưng các nghiên cứu khác không
cho thấy mối liên quan này (Ehsanipoor 2008).
d) Ngoài ra, các hướng dẫn điều trị vẫn cho phép sử dụng Amox/cla cho phụ
nữ có thai.

23
Ví dụ: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BYT 2015, Amox/cla vẫn là 1 lựa
chọn điều trị trong viêm bàng quang cấp ở PNCT.
Kết luận: Vẫn sử dụng được Amox/cla ở PNCT.
Sử dụng dung dịch heparin
● Chế phẩm heparin nồng độ 5000 IU/ml không có chỉ định sử dụng để
để tráng rửa dụng cụ
tráng rửa. Dung dịch heparin dùng để tráng rửa dụng cụ có nồng độ 10-
100 UI/mL. (EMC, Martindale, Handbook)

⇨ Do đó, có thể cần pha loãng nếu chỉ có sẵn các dung dịch có nồng độ
cao hơn.

● Tráng rửa bằng NaCl 0.9% có hiệu quả và độ an toàn tương tự như
tráng rửa bằng heparin trong việc duy trì sự thông suốt của catheter tĩnh
mạch, vì vậy nên cân nhắc trước khi sử dụng heparin cho mục đích này
[BNF và review của Eduardo López-Briz 2022].

● Không được dùng dung dịch heparin khi đã vẩn đục hoặc chuyển màu.
Heparin cần được bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 độ C, tránh để đông lạnh
hoặc nhiệt độ trên 40 độ C [Dược thư VN, Handbook on Injectable
Drugs]

● Dung dịch tự pha nên được sử dụng trong vòng 24-48h. Dung dịch pha
sẵn nên được sử dụng trong vòng 4 ngày [Dược thư VN]
Nguy cơ tác dụng không 1. Cập nhật thông tin:
mong muốn trên tâm thần Ngày 23/03/2008, FDA bắt đầu tiến hành đánh giá về nguy cơ biến cố tâm
kinh và giới hạn chỉ định thần kinh khi sử dụng montelukast, sau khi kết quả các nghiên cứu giám sát
của montelukast hậu mại của thuốc biệt dược gốc Singulair do Merck sản xuất cho thấy có sự
gia tăng các biến cố run tay chân, trầm cảm, suy nghĩ tự tử, và lo lắng.
Ngày 04/03/2020, FDA tăng cường cảnh báo đặc biệt tác dụng phụ trên tâm
thần của Singulair (montelukast) và các thuốc generic đồng thời yêu cầu giới
hạn sử dụng đối với viêm mũi dị ứng.
2. Xử lý sơ bộ: Montelukast hiện được cấp phép lưu hành ở Việt Nam
3. Xử lý chi tiết: Tra cứu thêm và đánh giá thông tin.

● 2 cảnh báo của FDA năm 2008 và 2020:

Năm 2008, đánh giá của FDA bao gồm tất cả dữ liệu thử nghiệm lâm sàng
và nghiên cứu hậu mãi mà các công ty có, cũng như dữ liệu của hệ thống
Báo cáo Phản ứng có hại của FDA (FAERS) trong thời gian từ tháng
02/1997 đến tháng 05/2019.
Ngày 12/06/2009, FDA đã yêu cầu Merck và các nhà sản xuất các thuốc ức
chế leukotriene khác bổ sung các biến cố trên tâm thần kinh vào phần “Thận
trọng” của tờ Thông tin sản phẩm. Các biến cố được bổ sung bao gồm kích
động, hung hăng, lo lắng, bất thường giấc ngủ, ảo giác, trầm cảm, mất ngủ,
24
bứt rứt, cảm giác không yên, suy nghĩ và hành vi tự tử, run tay chân.
Ngày 04/03/2020, kết quả nghiên cứu quan sát và nghiên cứu SENTINEL
của FDA đã không tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng montelukast và
sự gia tăng nguy cơ biến cố tâm thần kinh so với việc sử dụng corticosteroid
đường hô hấp.
Tuy nhiên, do nghiên cứu còn một số hạn chế, đồng thời FDA vẫn tiếp tục
nhận được các báo cáo về biến cố tâm thần kinh liên quan đến việc sử dụng
montelukast, bao gồm cả các trường hợp đã tự tử, vì vậy FDA đã quyết định
đưa ra “Cảnh báo đóng khung” – mức cảnh báo cao nhất mà FDA có thể đưa
ra – đối với nguy cơ biến cố tâm thần kinh do montelukast.
Ngoài ra, FDA cũng khuyến cáo montelukast không nên là lựa chọn đầu tay
để điều trị viêm mũi dị ứng, vì nhiều lựa chọn khác hiệu quả và an toàn hơn

● Khuyến cáo cho CBYT từ FDA và CQQL Dược khác trên thế
giới:
- Các phản ứng có hại trên tâm thần kinh ở bệnh nhân đang sử dụng
montelukast đã được báo cáo ở người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em;
- Cần bổ sung cảnh báo đặc biệt về các biến cố nghiêm trọng trên tâm
thần kinh, có thể bao gồm hành động và ý định tự tử, được báo cáo ở
bệnh nhân đang sử dụng montelukast;
- Chỉ nên sử dụng montelukast điều trị viêm mũi dị ứng ở bệnh nhân
đáp ứng không phù hợp hoặc không dung nạp với biện pháp điều trị
khác. Có nhiều lựa chọn thay thế điều trị viêm mũi dị ứng an toàn và
hiệu quả, bao gồm thuốc không kê đơn. (thuốc kháng histamin như
loratadin, fexofenadin, cetirizin, levocetirizin, diphenhydramin,
thuốc corticoid dạng xịt như fluticason, triamcinolon, và budesonid).
Ngoài ra, liệu pháp miễn dịch dị ứng cũng đã được chứng minh làm
giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng
- Khai thác tiền sử bệnh lý tâm thần của bệnh nhân trước khi điều trị
- Cân nhắc các nguy cơ và lợi ích của montelukast khi quyết định kê
đơn hoặc tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng thuốc;
- Theo dõi các dấu hiệu tâm thần kinh trên tất cả các bệnh nhân được
điều trị bằng montelukast.
- Các biến cố có thể xảy ra ở bệnh nhân có hoặc không có tiền sử bệnh
tâm thần trước đó
- Báo cáo phản ứng có hại nghi ngờ liên quan đến sử dụng
montelukast cho cơ quan quản lý.
Nguy cơ đứt hoặc rách 1. Cập nhật thông tin:
động mạch chủ ở bệnh Năm 2015, kết quả nghiên cứu được thực hiện ở Đài Loan cho thấy việc sử
nhân sử dụng kháng sinh dụng fluoroquinolon có liên quan đến việc tăng nguy cơ đứt hoặc rách động
fluoroquinolon
25
mạch chủ (RR 2.43, 95% CI 1.83 – 3.22) [Lee et al., JAMA Int Med. 2015]
2015, FDA kết luận chưa thể đánh giá mối quan hệ nhân quả từ nghiên cứu
trên
2018, FDA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ ở
bệnh nhân sử dụng kháng sinh fluoroquinolon.
2021, Công văn 5785/QLD-ĐK của Cục QLD yêu cầu cung cấp thông tin
liên quan đến tính an toàn của kháng sinh nhóm quinolon, fluoroquinolon
2. Xử lý sơ bộ:
Các fluoroquinolon hiện được lưu hành ở Việt Nam, bao gồm moxifloxacin,
levofloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin.
3. Xử lý chi tiết: Tra cứu thêm và đánh giá thông tin
a) FDA

● Ngay trong năm 2015, FDA đã tiến hành đánh giá nghiên cứu nói
trên, nhưng kết luận chưa thể đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa
đứt hoặc rách động mạch và việc sử dụng fluoroquinolon.

● Từ năm 2015 – 2018, có thêm 3 nghiên cứu dịch tễ được công bố,
đều cho thấy có mối liên quan giữa việc sử dụng fluoroquinolon và
sự tăng nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ, đồng thời đều cho
thấy nguy cơ tăng lên khoảng 2 lần [Pasternak et al., BMJ. 2018],
[Daneman et al., BMJ Open. 2015], [Lee et al., J Am Coll Cardiol.
2018].

� Ngày 20/12/2018, dựa trên bằng chứng của các nghiên cứu trên,
FDA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ ở
bệnh nhân sử dụng kháng sinh fluoroquinolon.
FDA yêu cầu bổ sung cảnh báo về nguy cơ trên vào thông tin sản phẩm
và hướng dẫn cho bệnh nhân của tất cả các kháng sinh fluoroquinolon
tác dụng toàn thân.
Ngoài ra, FDA khuyến cáo không nên sử dụng các kháng sinh
fluoroquinolon ở bệnh nhân có nguy cơ cao gặp biến cố bất lợi trên trừ
khi không có biện pháp điều trị thay thế.

● Cho đến nay, tuy chưa có thêm cảnh báo nào được đưa ra, nhưng vẫn
tiếp tục có các nghiên cứu chỉ ra nguy cơ nói trên. Một tổng quan hệ
thống và phân tích meta được thực hiện vào tháng 05/2021, bao gồm
9 nghiên cứu, cho thấy có sự gia tăng nguy cơ tách động mạch (OR
2.38, 95% CI 1.71 – 3.32), nguy cơ đứt động mạch (OR 1.98, 95%
CI 1.59 – 2.48) và đứt hoặc tách động mạch (OR 1.47, 95% CI 1.13 –
1.89), gợi ý mối quan hệ nhân quả [Wee et al., Sci Rep 2021]
b) Các CQQL Dược khác
Trên thế giới, nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ cũng đã được Cơ quan

26
Quản lý Dược phẩm Australia (TGA) và Singapore (HSA) cảnh báo.
c) Cục Quản lý Dược
Ngày 24/5/2021, Cục Quản lý Dược có công văn số 5785/QLD-ĐK về việc
cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn của kháng sinh nhóm quinolon,
fluoroquinolon, trong đó có Nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ.
Cục QLD thông báo cho các đơn vị (bệnh viện, viện, các Sở Y tế) về an
toàn, hiệu quả của quinolon, đồng thời yêu cầu tăng cường theo dõi, phát
hiện, xử trí, báo cáo các phản ứng có hại của thuốc.
Nguy cơ tổn thương thận, 1. Cập nhật thông tin:
tử vong và giới hạn chỉ Từ năm 2008 - 2012, một số nghiên cứu quan sát, thử nghiệm lâm sàng và
định của dịch truyền tổng quan hệ thống cho thấy nguy cơ tổn thương thận và tử vong liên quan
hydroxyethyl starch (HES) đến HES, nhìn chung rủi ro lớn hơn lợi ích.
Một phân tích tổng hợp được công bố trên JAMA báo cáo nguy cơ suy thận
tương đối là 1.27 (KTC 95% 1.09–1.47) đối với HES so với thể tinh thể.
Một tổng quan của Cochrane bao gồm 25 nghiên cứu với dữ liệu tử vong đã
báo cáo nguy cơ tử vong tương đối tăng 1.10 (KTC 95% 1.02–1.19) đối với
HES so với thể tinh thể.
2. Xử lý sơ bộ: dịch truyền HES hiện được cấp phép lưu hành ở Việt Nam
3. Xử lý chi tiết: Tra cứu thêm và đánh giá thông tin

● MHRA

Ngày 27/06/2013, MHRA thông báo thu hồi các chế phẩm dịch truyền HES
của 02 nhà sản xuất trong vòng 48 giờ.
● EMA
- 14/6/2013: PRAC khuyến nghị đình chỉ cấp phép lưu hành.
Tháng 10/2013, sau khi rà soát, CMDh đã khuyến cáo không sử dụng dịch
truyền HES cho bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân bỏng, hoặc bệnh
nhân rất nặng do tăng nguy cơ tổn thương thận và tử vong. TTSP cần cập
nhật lại, bổ sung chống chỉ định.
- 27/10/2017: EMA tiến hành rà soát lại và chỉ ra HES vẫn đang được
sử dụng off-label, thậm chí vi phạm CCĐ trên bệnh nhân nhiễm
trùng huyết và bệnh nhân rất nặng.
12/01/2018: PRAC đã khuyến nghị tạm dừng cấp phép lưu hành trên toàn
EU do các hạn chế năm 2013 không đủ hiệu quả.
29/06/2018: CMDh đã quyết định HES vẫn nên được lưu hành với các biện
pháp bổ sung để bảo vệ bệnh nhân. CMDh yêu cầu tiến hành thêm các
nghiên cứu.
- 11/02/2022: PRAC khuyến cáo đình chỉ giấy phép lưu hành của HES
trên toàn Châu Âu do các hạn chế tiếp theo năm 2018 đã không đủ
đảm bảo an toàn và HES tiếp tục được sử dụng cho một số nhóm
bệnh nhân mà tác hại nghiêm trọng đã được chứng minh.
Tháng 05/2022, Uỷ ban châu Âu quyết định đình chỉ lưu hành dịch truyền
27
HES, các quốc gia thành viên có 18 tháng để tuân thủ quyết định này.
● FDA:
(FDA) yêu cầu thay đổi thông tin về an toàn trong tờ TTSP cho các sản
phẩm chứa hydroxyethyl (HES), bao gồm bổ sung thêm các cảnh báo về
nguy cơ tử vong, chấn thương thận và chảy máu quá mức, và thay đổi
liên quan đến các phần Chỉ định, Cách sử dụng, Chống chỉ định, Cảnh
báo và Thận trọng, Phản ứng có hại.
Khuyến cáo với NVYT: Chỉ sử dụng các sản phẩm chứa HES khi không có
phương pháp điều trị thay thế nào thích hợp.
● TGA:
- 2013: Bổ sung vào tờ TTSP thông tin chống chỉ định cho nhiễm
trùng huyết và bệnh nhân bị bệnh gan nặng. Điều chỉnh lại Thận
trọng liên quan đến tăng nguy cơ suy thận nặng và rối loạn chảy
máu.
- 2016: Cập nhật tờ TTSP do nguy cơ tử vong và tổn thương thận đối
với tất cả các bệnh nhân bị bệnh nặng.

● Health Canada: Bộ Y tế Canada làm việc với các NSX để cập nhật
nhãn thuốc và trao đổi với các chuyên gia, người tiêu dùng khi nhãn
đã được cập nhật.

● Cục QLD

- Các cơ sở khám chữa bệnh, đơn vị kinh doanh dược phẩm: thông tin
liên quan đến tính an toàn và khuyến cáo sử dụng của thuốc
- Tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí, báo cáo ADR
- Đối với các công ty đăng ký, sản xuất: Cập nhật các thông tin dược
lý liên quan đến chỉ định, liều dùng và cách dùng, chống chỉ định, tác
dụng không mong muốn, cảnh báo và thận trọng. Sửa đổi/bổ sung
đối với hồ sơ đang chờ xét duyệt.
Dụng cụ tiêm ZomaJet bị 1. Cập nhật thông tin từ CQQL Dược của Pháp
CQQL Dược của Pháp thu 2. Với các thông tin từ các nguồn trên thế giới, cần rà soát xem thuốc và
hồi (hoạt chất somatropin) thiết bị có lưu hành tại Việt Nam và tại danh mục bệnh viện (đối với dược sĩ
bệnh viện) hay không:
- Tra cứu SĐK thuốc trong danh mục thuốc của Cục quản lý dược
- Nếu có thuốc lưu hành tại Việt Nam ->
+Xem HDSD của thuốc có yêu cầu về thiết bị đưa thuốc hay không?
+ Có thể tra thêm SĐK của thiết bị y tế trên Vụ Trang thiết bị và công trình
y tế
+ Thuốc có lưu hành tại bệnh viện hay không?
Kết quả tra cứu: Các sản phẩm Zomacton có lưu hành tại Việt Nam và
được sử dụng bằng bơm tiêm thông thường, thiết bị ZomaJet để đưa thuốc
28
không được đăng ký lưu hành tại VN. [DAV 2021]
Trung tâm DI – ADR chuẩn bị công văn báo cáo cho Cục Quản lý Dược
Dược sĩ bệnh viện: rà soát trong danh mục bệnh viện
3. Xử lý chi tiết

● Báo cáo lãnh đạo đơn vị để có quyết định: Trung tâm DI – ADR (báo
cáo lãnh đạo), dược sĩ bệnh viện (báo cáo Trưởng khoa Dược)

● Tra cứu thêm thông tin:

- Từ các CQQL Dược trên thế giới.


- Tờ TTSP trên thế giới: xem yêu cầu sử dụng thiết bị Zomajet để đưa
thuốc
- Các nghiên cứu khoa học: nguy cơ xảy ra biến cố bất lợi khi sử dụng
thiết bị

● Đánh giá thông tin

- Mối liên quan giữa sử dụng thiết bị Zomajet và phản ứng có hại xảy ra
dựa trên các báo cáo từ CQQL trên thế giới, tờ TTSP trên thế giới và
các nghiên cứu khoa học
- Mức độ nghiêm trọng của biến cố gặp phải khi sử dụng thiết bị
=> Tổng hợp thêm thông tin để ra quyết định (chuẩn bị ban hành văn bản)
4. Cảnh báo truyền thông
- Cục Quản lý Dược ban hành công văn yêu cầu công ty giải trình trao đổi về
thuốc Zomacton và thiết bị Zomajet
- Bệnh viện: Dược sĩ cập nhật trong bản tin thông tin thuốc về Zomacton và
thiết bị Zomajet bị thu hồi.
Chỉ định của alpha- Chỉ được chỉ định cho các trường hợp “điều trị phù nề sau chấn thương,
chymotripsin dùng đường phẫu thuật, bỏng”. [DAV 2017]
uống và ngậm dưới lưỡi 1. Cập nhật thông tin: Cập nhật từ công văn của cục QLD
2. Xử lý sơ bộ:
- Rà soát xem danh mục viện có dùng hay không

- Có thể khảo sát tình hình kê đơn hiện tại ở viện thế nào?
3. Xử lý chi tiết:
- Báo cáo Trưởng khoa Dược xin quyết định

- Tra cứu thêm thông tin

+ CQQL Dược trên thế giới


+ Tờ TTSP tham chiếu các cơ quan trên thế giới: mục chỉ định

29
- Đánh giá thông tin:
Mức độ quan trọng đối với công văn của cục QLD (QLD-ĐK): cần thay
đổi chỉ định trong tờ TTSP thuốc, cần thiết
Đối với bệnh viện: cần thay đổi thực hành kê đơn (các trường hợp kê
đơn ngoài chỉ định “điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng”
ví dụ viêm họng... sẽ không được thanh toán bảo hiểm sau 26/12/2017)
4. Cảnh báo truyền thông
- Công văn của Hội đồng Thuốc và Điều trị
- Tập huấn thông tin
- Đối tượng: bác sĩ, người kê đơn
Theo công văn 843/QLD- 1. Đặc điểm của người yêu cầu
TT ngày 16/1/2014 và tài 2. Thông tin cơ bản từ người yêu cầu
liệu Uptodate thì thời gian - Cục QL Dược
dùng Thiocolcicoside tối
- Uptodate
đa là 5 ngày với đường
tiêm, và 7 ngày với đường - Tờ TTSP không có thông tin
uống. Tuy nhiên tờ hướng - Nhiều đơn vẫn kê 10 ngày
dẫn sử dụng của thuốc 3. Xác định và phân loại câu hỏi
chứa hoạt chất này không - Phân loại: liều dùng, quá liều – ngộ độc thuốc, phản ứng có hại của thuốc
có thông tin này.
4. Xây dựng kế hoạch và tiến hành tìm kiếm TTT
Hiện nhiều đơn thuốc kê
- Xác định các nguồn TTT phù hợp:
tại bệnh viện cho dùng
thiocolcicoside 10 ngày có + Thông tin chung: mục liều dùng, phản ứng có hại, quá liều – ngộ độc
phù hợp không? thuốc
+ Thông tin chuyên biệt: Meyler’s Side Effects of Drugs
+ Nguồn thông tin cấp 1
Ưu tiên: Thông tin chung > Thông tin chuyên biệt > Thông tin cấp 1
5. Đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin
6. Trả lời
Do nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể, năm 2013, Cơ quan Quản lý Dược phẩm
Châu Âu (EMA) đã đưa ra giới hạn thời gian sử dụng thuốc chứa
thiocolchicosid là tối đa là 5 ngày với đường tiêm và 7 ngày với đường
uống.
Thông tin này đã được cung cấp chi tiết trong công văn số 843/QLD-TT
ngày 16/1/2014. Đây là công văn cung cấp thông tin về các cảnh báo an toàn
thuốc trên thế giới, trong đó có thông tin trên từ EMA.
Đến thời điểm hiện tại, Cục Quản lý Dược chưa có kết luận cuối cùng về các
thuốc chứa thiocolchicosid. Vì vậy, tại Việt Nam, hiện nay chưa có quy định
chính thức về thời gian sử dụng thiocolchicosid. Điều này dẫn đến việc
thông tin trong các tờ HDSD của các biệt dược khác nhau chứa
thiocolchicosid còn chưa thống nhất.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, chị có thể cân nhắc áp dụng

30
các thông tin theo khuyến cáo của EMA.
7. Lưu trữ
“Bệnh viện hiện có một 1. drugs.com là công cụ tra cứu tương tác thuốc thuận tiện, miễn phí cho
thuốc là Zoamco-A (dạng người sử dụng. Tuy nhiên, thông tin trên drugs.com chưa được các cơ
phối hợp giữa amlodipin quan/tổ chức chuyên môn hoặc chuyên gia kiểm định. Trong điều kiện tại cơ
và atorvastatin). Tuy sở chưa cho phép sử dụng các phần mềm trả phí, có thể sử dụng drugs.com
nhiên, khi tra cứu tương để rà soát tương tác + cần tham khảo thêm 1 số nguồn thông tin khác uy tín
tác trên Drug.com thì thấy hơn để đánh giá thông tin phù hợp (VD: Stockley’s drug interations…)
có khuyến cáo tương tác ở 2. Về lý thuyết, atorvastain có thể tương tác với các chất ức chế CYP3A4
mức độ 2. theo cơ chế: ức chế chuyển hóa của atorvastatin qua CYP3A4 làm tăng nồng
độ của atorvastatin, tăng nguy cơ bệnh cơ và tiêu cơ vân cấp. Tuy nhiên
1. Có ý kiến cho rằng amlodipin ít khi được ghi nhận là một chất ức chế CYP3A4 nên tương tác
drugs.com không mất phí, này dường như không có ý nghĩa lâm sàng. Trong thông tin của drugs.com
không chính xác khi tra cũng đã đề cập tương tác của atorvastatin chỉ được ghi nhận có ý nghĩa lâm
cứu bằng các trang khác. sàng với các chất ức chế CYP3A4 mạnh như kháng sinh macrolid, thuốc
Vậy drugs.com có dùng để kháng nấm azol và các chất ức chế CYP3A4 trung bình như amiodaron,
tra cứu tương tác không? cyclosporin, diltiaxem và verapamil. Quý đơn vị cũng có thể tham khảo các
thông tin liên quan đến tương tác của các statin trong công văn 5074/QLD-
2. Khuyến cáo tương tác
ĐK ngày 5/4/2013 của Cục QLD.
giữa amlodipine và atorva-
statin như trang drugs.com 3. Thuốc gốc của cặp phối hợp atorvastatin – amlodipin là Caduet (Pfizer).
là có chính xác không? Đây là phối hợp cố định liều (FDC) đã được các CQQL dược phẩm uy tín
3. Có ý kiến rằng, thuốc đã trên thế giới trong đó có Mỹ phê duyệt. Các FDC đã được CQQL dược
được cấp hồ sơ, duyệt và phẩm uy tín phê duyệt thì có thể an tâm rằng vấn đề tương tác đã được
sản xuất, có nghĩa là nó sẽ nghiên cứu và đánh giá phù hợp. Cụ thể, đối với phối hợp này, NSX đã đề
không vấn đề gì, an tâm sử cập thông tin về nghiên cứu về tương tác dược động học giữa amlodipin và
dụng. Ý kiến này có đúng atorvastatin trên tờ HDSD. Theo đó, AUC của atorvastin chỉ tăng khoảng
18% khi phối hợp, Cmax không ảnh hưởng, do đó tương tác được kết luận
không”
không có ý nghĩa lâm sàng.
“Bệnh viện đa khoa X xin Ciprofloxacin không được khuyến cáo sử dụng cho PNCT nhằm thận trọng
được tư vấn giúp về tối đa cho đối tượng này.
trường hợp sau: Người Trên thực tế, Dược thư QGVN (trang 396) đã ghi rõ, chưa ghi nhận nguy
bệnh nữ 24 tuổi được bác cơ gây quái thai trên động vật thí nghiệm hoặc trên người khi sử dụng thuốc
sĩ chẩn đoán viêm đại này trong thời kỳ mang thai.
tràng, kê đơn sử dụng Tờ TTSP của biệt dược gốc Ciproxin (Bayer) được cấp phép tại Anh cũng
thuốc ciprofloxacin 500mg nêu rõ các dữ liệu hiện có về sử dụng ciprofloxacin ở PNCT cho thấy không
4 viên/ngày. Tuy nhiên, 2 có nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc gây độc cho bài thai/trẻ sơ sinh liên quan
ngày sau người bệnh khám đến sử dụng ciprofloxacin. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra được
và phát hiện mình có thai 6 ảnh hưởng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp lên độc tính trên sinh sản. Ảnh
tuần và có quay lại thắc hưởng của thuốc lên sụn khớp chưa phát triển hoàn chỉnh chỉ quan sát được
mắc. trên động vật chưa trưởng thành và động vật trước khi mang thai có phơi
nhiễm với kháng sinh quinolon.
Vậy, việc sử dụng Sách chuyên khảo về sử dụng thuốc ở PNCT – Drugs in Pregnancy and
ciprofloxacin có ảnh Lactation (ấn bản lần thứ 9, 2021) cũng nhận định việc sử dụng
hưởng như thế nào đối với ciprofloxacin trong thai kỳ dường như không liên quan đến việc tăng nguy
31
phụ nữ có thai? Bệnh viện cơ xảy ra các dị tật bẩm sinh nặng.
rất cần được tư vấn để trao Từ những dữ liệu hiện có, có thể nhận thấy, nhìn chung nguy cơ dị tật bẩm
đổi với bệnh nhân.” sinh nặng khi người người mẹ sử dụng ciprofloxacin trong thai kỳ là thấp
Câu hỏi: Tiếp cận nguồn mặc dù vẫn cần thận trọng khi kê đơn thuốc này.
thông tin thuốc nào? Xây Ưu tiên: Tờ TTSP, Dược thư QGVN > Sách chuyên khảo (không cần thông
dựng câu trả lời như thế tin thuốc cấp 1)
nào?
Theo hướng dẫn truyền - Ưu tiên B (Injectable Drugs Guide), tuy nhiên trong chuyên luận
tĩnh mạch Amikacin; Pha Amikacin, truyền tĩnh mạch, chưa có thông tin liên quan đến việc tại
loãng amikacin với NaCl sao không nên pha với nước cất để truyền tĩnh mạch.
0,9%, ringer lactate. Nếu
Trong phụ lục 5, hướng dẫn chung pha tiêm truyền: pha với NaCl 0,9
khoa lâm sàng pha loãng
và Glucose 5% để tạo ra dd đẳng trương, không gây tan máu. Không
với nước cất pha tiêm để
nên pha với nước cất.
tiêm máy có được không?
Cụ thể bác sỹ chỉ định - Dược thư: gộp chung nhiều dạng bào chế, viết chung theo hoạt chất
amikacin cho trẻ 3 tháng,
- Tờ TTSP không ưu tiên: không có cách pha tiêm truyền cụ thể như
2,5kg: amikacin 500mg x
trong tình huống. (chủ yếu là pha với NaCl và Ringer lactat, không có
70mg, nước cất ống nhựa
cách pha với nước cất pha tiêm và có vấn đề gì không)
8ml pha tiêm x 30ml, tiêm
máy 30 phút)?”
⇨ Kết luận: không pha nước cất để truyền tĩnh mạch. Chỉ nên pha nước
Nên tiếp cận nguồn thông
cất trong trường hợp tiêm bolus nhanh.
tin thuốc nào?
A. Tờ hướng dẫn sử dụng
thuốc
B. Sách Injectable Drugs
Guide
C. Dược thư Quốc gia
Câu hỏi của một Dược sĩ Trong 3 TH bạn hỏi về sử dụng acid tranexamic trong sản phụ khoa, chỉ có
tại bệnh viện chuyên khoa chỉ định trong điều trị máu kinh ra quá nhiều (từ gấp đôi lượng bình thường
Sản nhi: “Cho tôi hỏi sử trở lên) hoặc kéo dài (từ 8 ngày trở lên). Trong TH này, Dược thư QGVN
dụng tranxamin 250 mg 2018 khuyến cáo dùng acid tranexamix đường uống 1g x 3 lần, tối đa 4 ngày
dạng tiêm cho phụ nữ có (tính từ ngày bắt đầu kinh nguyệt). Còn theo HDQG về các dịch vụ chăm sóc
thai trong trường hợp dọa sức khỏe sinh sản 2016, acid tranexamic có thể sử dụng trong vòng 5 ngày
đẻ non, rong kinh, dọa sảy (không đề cập cụ thể đường dùng và liều dùng).
thai bao nhiêu ngày là hợp Các trường hợp dọa sảy thai, dọa đẻ non, các hướng dẫn điều trị sản phụ
lý? Vì đơn vị tôi dùng 3 khoa tại VN và trên thế giới đều không khuyến cáo sử dụng acid tranexamic.
ngày không đỡ thì không Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn được thời gian sử dụng phù hợp.
cho dùng tiếp. Tham khảo HDQG về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2016 và một
Tiếp cận nguồn thông tin số bài giảng liên quan của Bệnh viện Hùng Vương (TP. HCM) về cách xử trí
thuốc nào? Trả lời câu hỏi với dọa sảy thai hay dọa đẻ non.
thông tin thuốc?
Tình huống: Hiện nay tại Theo nghiên cứu RCT đăng trên tạp chí NEJM “Pantoprazol in Patients at
các đơn vị điều trị tích Risk for Gastrointestinal Bleeding in the ICU”

32
cực, bệnh nhân nặng được - Pantoprazole CÓ THỂ có hiệu quả trong dự phòng xuất huyết tiêu
dùng PPI rất phổ biến với hoá trên bệnh nhân ICU (RR 0,58 (0,4-0,86)
mong muốn để dự phòng
- Việc dùng pantoprazole không mang lại hiệu quả trên tiêu chí chính
xuất huyết tiêu hoá cho
là nguy cơ tử vong ngày thứ 90 (RR 0,96 (0,83 – 1,11)
bệnh nhân. Đây là một chỉ
định off-label.
⇨ Bác sĩ cần cân nhắc lợi ích nguy cơ khi kê đơn off-label cho bn ICU.
Việc dùng PPI nói chung
hoặc pantoprazole nói
riêng trên bệnh nhân ICU
có mang lại hiệu quả giảm
nguy cơ tử vong cho bệnh
nhân không?
Việc dùng pantoprazole có
tác dung dự phòng xuất
huyết tiêu hoá trên bệnh
nhân ICU không?
Dựa trên kết quả nghiên
cứu RCT trên, có thể
khuyến cáo gì cho bác sĩ?
Phân tích gộp của Nissen Giải pháp của các CQQL Dược trên thế giới và tại Việt Nam
và cộng sự (NEJM 2007 - EMA: rút SĐK của Rosiglitazon
và Arch Intern. Med 2010)
về nguy cơ NMCT và tử - FDA: có chương trình quản lý nguy cơ (sàng lọc bệnh nhân), giám
vong do tim mạch do ảnh sát an toàn. FDA yêu cầu GSK tiến hành RCT để chứng minh tính an
hưởng của Rosiglitazone toàn. Kết quả RCT: rosiglitazone không tăng nguy cơ trên tim mạch.
Sau đó, năm 2013, FDA gỡ chương trình quản lý nguy cơ, 2015 bỏ
- Phân tích gộp năm
hoàn toàn
2007 (42 nghiên
cứu, 14237 BN) - Cục QL Dược Việt Nam: thu hồi thuốc và rút số đăng ký.
cho thấy nguy cơ Giải thích: Việt Nam khó thực hiện chương trình quản lý nguy cơ, chưa phát
NMCT là 1,5 (0,9 triển hệ thống giám sát an toàn thuốc đầy đủ.
– 2,7)
- Phân tích gộp năm
2010 (52 nghiên
cứu, 16995 bệnh
nhân) cho thấy
nguy cơ NMCT là
1,8 (1,0 – 3,3)

DANH MỤC BỆNH VÀ THUỐC CẦN ÔN TẬP CHO CA TƯ VẤN


Bệnh Tư vấn
Hen Bên cạnh tối ưu hóa thuốc điều trị hen, nhận biết và điều trị các yếu tố nguy cơ thay
đổi được có thể góp phần giảm thiểu nguy cơ đợt cấp hen.

33
● Cai thuốc lá

● Tập luyện thể lực: khuyến khích bệnh nhân hen tham gia tập luyện thể lực
vì nó cải thiện sức khoẻ chung. Hướng dẫn cách xử trí co thắt phế quản do
gắng sức.

● Tránh thuốc có thể làm hen nặng lên: luôn hỏi về bệnh hen trước khi kê
NSAIDs hoặc chẹn beta. Tránh sử dụng nếu các thuốc này làm cho hen nặng
lên. (Khi bệnh nhân hen có hội chứng mạch vành cấp thì cân nhắc sử dụng
thuốc chẹn beta chọn lọc cho tim mạch nếu lợi nhiều hơn hại)

● Chế độ ăn phù hợp: ăn thức ăn chứa nhiều rau và trái cây tươi. Không dùng
các thức ăn có nguy cơ gây dị ứng. Tuyệt đối tránh ăn những thức ăn đã biết
gây dị ứng.

● Tránh ô nhiễm không khí trong nhà

● Tránh ô nhiễm không khí ngoài nhà: tránh hoạt động thể lực cường độ cao
ngoài trời khi không khí bị ô nhiễm nặng, thời tiết quá lạnh hoặc độ ẩm thấp;
tránh môi trường đông người trong những đợt vi-rút hô hấp đang lây lan.

● Cảm xúc: tăng thông khí khi cười to, khóc, giận dữ hoặc sợ hãi có thể khởi
phát triệu chứng hen nếu bệnh nhân không dùng thuốc kiểm soát hen. Trong
trường hợp đó, khuyến khích bệnh nhân có chiến lược đối phó với cảm xúc
như tập thư giãn hoặc hít thở phù hợp.

● Tiêm phòng cúm: mỗi năm một lần nhằm giảm đợt cấp hen

COPD
● Cải thiện môi trường sống

● Cai thuốc lá

● Chủng ngừa cúm, phế cầu

● Phục hồi chức năng hô hấp

● Biết cách phân biệt và sử dụng thuốc cắt cơn và thuốc ngừa cơn

● Sử dụng thành thạo các dụng cụ hit, khí dung

● Biết cách xử trí đợt cấp nhẹ tại nhà

34
● Biết các dấu hiệu nặng cấn nhập viện ngay

ĐTĐ Chế độ ăn

● Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại
ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/gạo lật, khoai củ, bánh mỳ đen, hoa quả.

● Nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt sấy khô, mật
ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài, …

● Nên ăn nhạt tương đối, < 5g muối/ngày (2,000 mg Na/ngày)

● Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối, mì
tôm, xúc xích, ...
Tập thể dục:

● Tăng hoạt động thể lực giúp làm cải thiện đường huyết, kiểm soát cân nặng
và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Kết hợp luyện tập thể lực với can thiệp dinh
dưỡng sẽ có hiệu quả giảm HbA1c nhiều hơn.

● Những hoạt động tăng tiêu thụ năng lượng hàng ngày có lợi cho kiểm soát
đái tháo đường: làm vườn, đi bộ lên cầu thang, lau nhà,…

● Tránh ngồi kéo dài và mỗi 20 tới 30 phút nên đứng dậy đi lại.

● Một số hình thức thể dục khác có lợi ích như thể dục dưới nước phù hợp với
người bị thoái hoá khớp: bơi lội, đi bộ nhanh trong nước.
Kiểm soát cân nặng nếu thừa cân.
Tăng huyết áp

● Giảm cân cho HA bình thường cao (tiền THA) và THA với bn thừa cân/ béo
phì, duy trì BMI 20-25, eo < 94cm ở nam và <80cm ở nữ

● Chế độ ăn có lợi cho tim (như chế độ ăn Địa trung hải) để có cân nặng mong
muốn với tiền THA và THA

● Hạn chế ăn mặn: <5g muối/ngày

● Bổ sung kali: ưu tiên ăn giàu kali, ngoại trừ bệnh thận mạn hoặc có tăng kali
máu/thuốc giữ kali

● Tăng cường hoạt động thể lực với chương trình hợp lý (30p/ngày)

35
● Dùng rượu bia theo tiêu chuẩn không quá 2 đơn vị/ngày ở nam và 1 đơn
vị/ngày ở nữ

● Ngừng hút thuốc lá và tránh nhiễm độc khói thuốc

Rối loạn lipid máu Tập luyện - vận động thể lực:

● Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.

● Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp

Chế độ ăn:

● Hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì.

● Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt heo, thịt bò, thịt
cừu…, giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm… Tăng lượng acid
béo không bão hòa có trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu,
dầu bắp, trong mỡ cá…

● Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid. Tránh dùng nhiều
glucid (năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50% năng lượng của phần ăn,
lipid khoảng 30% và protid khoảng 20

● Hạn chế bia - rượu.

● Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.

Bệnh nhân có bệnh mạch vành cần được tư vấn khi có ý định sử dụng NSAIDs giảm
đau (đặc biệt là nhóm ức chế chọn lọc COX 2). Ưu tiên Paracetamol.
Thuốc THA/ thuốc tim mạch
Adalat LA 30 mg Vai trò Điều trị tăng huyết áp mọi mức độ
(nifedipin) Dự phòng đau thắt ngực ổn định mạn tính, sử dụng đơn độc
hoặc phối hợp thuốc chẹn beta
Thời điểm dùng Nên dùng buổi sáng, cùng bữa ăn hoặc xa bữa ăn. Cùng 1
thời điểm mỗi ngày
ADR + xử trí Thường gặp:

● Đau đầu

● Đỏ mặt

● Cảm giác không khoẻ

36
● Táo bón

● Đau đầu, phù (bao gồm phù ngoại vi), táo bón

● Sưng ở chân và mắt cá chân

Quan trọng:

● Khó thở, sưng nhiều, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh

● Ngứa, mẩn đỏ

Trên đây là dấu hiệu của phản ứng dị ứng, cần thông báo
ngay với bác sĩ và không được tiếp tục dùng thuốc.

● Bong trợt da hoặc niêm mạc (miệng, mũi, dương vật,


âm đạo)
Trên đây là dấu hiệu của hội chứng hoại tử thượng bị nhiễm
độc, cần thông báo ngay với bác sĩ và không được tiếp tục
dùng thuốc.

● Chóng mặt, run rẩy, đánh trống ngực.., hạ huyết áp,


phản ứng dị ứng
Tương tác Chuyển hoá qua CYP3A4
Ức chế CYP3A4 (tăng nồng độ thuốc – cần theo dõi huyết áp
để cân nhắc giảm liều)

● Kháng sinh macrolide (như erythromycin)

● Kháng virus ức chế protease (như ritonavir)

● Kháng nấm azole (như ketoconazole)

● Fluoxetine (SSRI)

● Acid valproic (điều trị động kinh)

● Cimetidine (kháng H2 – dạ dày)

● Diltiazem (chẹn kênh calci – huyết áp, đau thắt ngực,


loạn nhịp)
Chủ vận CYP3A4 (giảm nồng độ thuốc)

37
● Rifampicin (kháng sinh điều trị lao)

● Phenytoin (điều trị động kinh)

● Carbamazepine (điều trị động kinh)

● Phenobarbital (mất ngủ, lo âu điều trị động kinh)

Tác động thuốc khác

● Digoxin (suy tim): Tăng nồng độ digoxin

● Quinidine (loạn nhịp): Giảm nồng độ quinidine

● Tacrolimus (chống thải ghép): Nên giảm liều


tacrolimus
Tư vấn
Nói với bác sĩ nếu bạn chuẩn bị được kê thêm các thuốc trên
(Cyp3A4, THA, tim, kháng sinh, loét dạ dày, động kinh)
Thuốc – thức ăn: Không uống nước bưởi chùm trong vòng 3
ngày trước khi bắt đầu, trong khi sử dụng, và sau khi kết thúc
điều trị bằng Adalat LA.
Cách dùng Liều theo đơn kê. Nuốt nguyên viên với nước, cùng hoặc
không cùng bữa ăn, cách nhau khoảng 24h.
Không được nhai, nghiền, bẻ viên
Quên liều Dùng ngay khi nhớ ra, tiếp tục dùng liều kế tiếp vào thời
điểm thường dùng, liều sau cách liều trước tối thiểu 12h,
không gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
Quá liều Đến khám bác sĩ ngay lập tức, chú ý mang theo vỉ thuốc hoặc
vỏ hộp thuốc.
Triệu chứng quá liều: HA quá thấp, nhịp tim bất thường, rối
loạn ý thức
Theo dõi hiệu quả Đo huyết áp hàng ngày trước khi uống thuốc
Bảo quản Dưới 30 độ C, tránh ánh sáng

Micardis 40 mg Vai trò Điều trị tăng huyết áp nguyên phát ở người trưởng thành
(telmisartan) Dự phòng ở BN có triệu chứng bệnh mạch vành (được kê
thay thế ACEI) hoặc BN đái tháo đường type 2 có tổn thương
cơ quan đích
Thời điểm dùng 1 lần/ngày, cùng thời điểm
38
ADR + xử trí Thường gặp:

● Hạ huyết áp

Quan trọng:

● Nhiễm trùng kèm sốt và cơ thể suy kiệt nghiêm trọng


(nhiễm khuẩn huyết): mệt mỏi

● Sưng nhiều trên da và niêm mạc (phù mạch)

Trên đây là các tác dụng không mong muốn nguy hiểm, có
thể gây tử vong, BN cần ngừng thuốc và đến khám bác sĩ
ngay lập tức.

● Nhiễm khuẩn tiết niệu

● Suy thận

● Hạ glucose (ở BN ĐTĐ)

● Mất ngủ, lo âu, trầm cảm

● Hoa mắt, hạ huyết áp

● Rối loạn tiêu hóa, triệu chứng của cúm

Tương tác
● Digoxin: Tăng nồng độ digoxin. Không khuyến cáo
dùng đồng thời.

● Lợi tiểu giữ kali/chế phẩm bổ sung kali: Nguy cơ làm


tăng kali. Lợi tiểu giữ kali/chế phẩm bổ sung kali,
NSAIDs, heparin, ức chế miễn dịch (cyclosporin,
tacrolimus), trimethoprim

● Lithium (trầm cảm): Tăng nồng độ lithium. Theo dõi


nồng độ lithium.

● NSAIDs: Tăng nguy cơ suy thận, đặc biệt ở người


già. Uống đủ nước, theo dõi chức năng thận.

● Lợi tiểu quai/thiazide, barbiturates, an thần, thuốc


điều trị trầm cảm, thuốc hạ huyết áp khác: Nguy cơ hạ
huyết áp.

39
● Lợi tiểu quai/thiazide: Nguy cơ hạ huyết áp.

● Thuốc hạ huyết áp khác: Nguy cơ hạ huyết áp.

● Corticosteroids toàn thân: Giảm tác dụng hạ huyết áp

Cách dùng Uống cùng nước, cùng hoặc không cùng với bữa ăn
Quên liều Dùng ngay khi nhớ ra. Nếu nhớ ra gần với thời điểm dùng
hàng ngày, dùng liều kế tiếp
Không gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
Quá liều Triệu chứng quá liều: hạ huyết áp và nhịp tim bất thường
(nhanh)
Liên hệ dược sĩ hoặc bác sĩ ngay lập tức.
Theo dõi hiệu quả Đo huyết áp hàng ngày trước khi uống thuốc
Bảo quản Để nguyên trong vỉ cho đến khi lấy thuốc

Zestril 5 mg Vai trò Điều trị tăng huyết áp


(lisinopril) Điều trị suy tim có triệu chứng
Dự phòng thứ phát cho BN nhồi máu cơ tim
Điều trị bệnh thận đái tháo đường
Thời điểm dùng 1 lần/ngày, cùng thời điểm
ADR + xử trí Thường gặp:

● Chóng mặt, đau đầu

● Hạ huyết áp

● Ho, viêm mũi

● Tiêu chảy, nôn

● Suy giảm chức năng thận

Quan trọng:

● Sưng mặt, môi, lưỡi, họng.

● Đột ngột sưng hoặc sưng nghiêm trọng tay, chân, mắt
cá chân

40
● Khó thở

● Ngứa da

Trên đây là dấu hiệu của phản ứng dị ứng.

● Mẩn đỏ, bong trợt da hoặc niêm mạc.

Đây là dấu hiệu của hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc.

● Nhiễm trùng kèm sốt và cơ thể suy kiệt nghiêm trọng.

Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng huyết.


Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, ngừng thuốc và đến
khám bác sĩ ngay lập tức.

● Đánh trống ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh lý mạch não.

Tương tác
● Thuốc hạ huyết áp khác

● ARBs hoặc aliskiren

● Lợi tiểu

● Thuốc chẹn beta (atenolol, propranolol)

● Thuốc giãn mạch nitrate

● NSAIDs

● Aspirin

● Thuốc điều trị trầm cảm, bao gồm cả lithium

● Chế phẩm bổ sung kali, lợi tiểu giữ kali, thuốc khác
làm tăng kali (trimethoprim, cotrimoxazole,
cyclosporin, heparin)

● Insulin, thuốc uống điều trị đái tháo đường

● Thuốc điều trị hen (cường beta giao cảm)

● Thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin, tacrolimus)

41
● Allopurinol (gout)

● Procainamide (loạn nhịp)

● Thuốc chứa vàng như natri aurothiomalate

● Thuốc hoạt hoá plasminogen mô (alteplase)

● Racecadotril (tiêu chảy)

Cách dùng 1 lần/ngày, cùng thời điểm, cùng hoặc không cùng bữa ăn
Quên liều Dùng ngay khi nhớ ra. Nếu nhớ ra gần với thời điểm dùng
hàng ngày, dùng liều kế tiếp
Không gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
Quá liều Triệu chứng quá liều: chóng mặt, đánh trống ngực.
Đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Theo dõi hiệu quả Đo huyết áp hàng ngày trước khi uống thuốc
Bảo quản Dưới 30 độ C

Exforge 5/80 mg Vai trò Điều trị tăng huyết áp khi huyết áp không được kiểm soát
(amlodipin/valsartan) với amlodipin hoặc valsartan đơn độc.
Amlodipin ức chế Ca di chuyển vào thành mạch giúp giãn
mạch. Valsartan ức chế ATII – chất làm co mạch THA
Thời điểm dùng Dùng 1 lần/ ngày cùng thời điểm mỗi ngày
ADR + xử trí Dị ứng, chóng mặt, buồn ngủ, đánh trống ngực, đỏ bừng, phù
nề, buồn nôn => tư vấn bác sĩ
Tương tác ACEI, lợi tiểu, lithium, kali, NSAIDS, chống trầm cảm, HIV
(navir), trị nấm (azol), …
Nước ép bưởi (tăng skd)
Cách dùng Nuốt nguyên viên với nước, cùng hoặc không cùng bữa ăn,
không dùng cùng nước bưởi chùm.
Quên liều Dùng ngay khi nhớ ra. Nếu nhớ ra gần với thời điểm dùng
hàng ngày, dùng liều kế tiếp
Không gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
Quá liều Quá liều: hạ huyết áp
Cần gọi bác sĩ
Theo dõi hiệu quả
Bảo quản Tránh xa tầm tay trẻ em, không dùng khi hết HSD, bảo quản
42
dưới 30 độ C, tránh ẩm.

Aspirin 75 mg Vai trò Ức chế kết tập tiểu cầu – tác nhân gây đông máu, nếu có cục
(aspirin) máu đông trong lòng động mạch, có thể gây tắc mạch dẫn đến
đau tim hoặc đột quỵ. Từ đó phòng ngừa đau tim, đột quỵ,
bệnh mạch vành.
Thời điểm dùng Một lần/ ngày
ADR + xử trí Thường gặp, ADR >1/100
+ Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ
nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột.
+ TKTW: Mệt mỏi.
+ Da: Ban, mày đay, dị ứng
+ Huyết học: Thiếu máu tan máu, chảy máu
+ Thần kinh - cơ và xương: Yếu cơ.
+ Hô hấp: Khó thở.
+ Khác: Sốc phản vệ
Gặp bác sĩ ngay nếu có thở khò khè, dị ứng nghiêm trọng,
sốc, đỏ da với mụn nước kèm sốt cao, chảy máu bất thường
Tương tác Thuốc chống đông khác, chống thải ghép, ACEI, lợi tiểu,
lithium, digoxin, NSAIDS, methotrexat, tiểu đường, chống
trầm cảm, corticosteroid, …
Cách dùng Nuốt nguyên viên với nước
Quên liều Đợi đến liều kế tiếp và uống bình thường, không gấp đôi liều
Quá liều Triệu chứng quá liều: vấn đề về thính giác, nhức đầu, chóng
mặt, lú lẫn, buồn nôn, nôn và đau bụng. Nặng: thở nhanh, sốt,
đổ mồ hôi nhiều, bồn chồn, co giật, ảo giác, hạ đường huyết,
hôn mê và sốc.
Tư vấn bác sĩ
Theo dõi hiệu quả
Bảo quản Tránh xa tầm tay trẻ em, bảo quản dưới 25 độ C, không dùng
khi hết HSD

Brilinta 90 mg Vai trò Ức chế kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim
(ticagrelor) mạch, đau tim
Thời điểm dùng Cùng hoặc không cùng bữa ăn, dùng cùng thời điểm mỗi
ngày
ADR + xử trí Dấu hiệu đột quỵ (yếu cơ, mất ý thức, mất thăng bằng,
choáng…), bất tỉnh, chảy máu, hụt hơi => tư vấn bác sĩ

43
Tương tác Là cơ chất của CYP3A4
Statin, thuốc chống đông, NSAIDs, chống loạn thần,
digoxin, chẹn beta, opioid, quinidin
Cách dùng Nuốt nguyên viên với nước hoặc nghiền rồi hòa với ½ ly
nước. Tráng ly bằng nửa ly nước và uống hết.
Cùng hoặc không cùng bữa ăn
Quên liều Dùng liều kế tiếp, không gấp đôi liều
Quá liều Tư vấn bác sĩ
Theo dõi hiệu quả
Bảo quản Tránh xa tầm tay trẻ em, dưới 30oC. không dùng khi hết HSD

Crestor 10 mg Vai trò Khi cholesterol máu cao, nguy cơ cao đau tim hoặc đột quỵ,
(rosuvastatin) xơ vữa động mạch, statin giảm LDL (cholesterol xấu) (ức chế
tổng hợp) và tăng HDL (cholesterol tốt)
� Rối loạn lipid máu, Phòng ngừa các biến cố tim mạch
ở bệnh nhân cao tuổi
Thời điểm dùng Một lần/ lần, không kèm hoặc kèm bữa ăn, cùng thời điểm
ADR + xử trí Dị ứng, Đau cơ => dừng thuốc, tư vấn bác sĩ
Tương tác Macrolid, ciclosprorin, chống đông, fibrat, HIV (navir)
Cách dùng Nuốt nguyên viên với nước
Quên liều Dùng liều kế tiếp, không gấp đôi liều
Quá liều Tư vấn bác sĩ
Theo dõi hiệu quả
Bảo quản Tránh xa tầm tay trẻ em, bảo quản dưới 30 độ C, tránh ẩm,
không dùng khi hết HSD

Nexium Mups 20 mg Vai trò Ức chế bơm proton, giảm acid dạ dày trong các bệnh: trào
(esomeprazol) ngược dạ dày thực quản, Loét dạ dày do Hp, NSAIDS, u đầu
CÁC PHỐI HỢP tụy, …
KHÁC
Thời điểm dùng Dùng bất kì thời điểm nào kèm hoặc không kèm bữa ăn
(emc)

Nếu 1 lần/ngày: dùng vào buổi sáng trước ăn 30 phút.


Dùng 2 lần: sáng tối trước ăn 30 phút.
ADR + xử trí Dị ứng => dừng thuốc, tư vấn bác sĩ
44
Đau đầu
Tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi
Buồn nôn, nôn
Tương tác HIV, clopidogrel, azol chống nấm, diazepam, phenytoin,
wafarin, digoxin, methotrexat, tacrolimus
Cách dùng Nuốt nguyên viên với nước
Quên liều Uống ngay khi nhớ ra, bỏ qua liều nếu gần liều tiếp theo.
Không gấp đôi liều
Quá liều Tư vấn bác sĩ
Theo dõi hiệu quả
Bảo quản Tránh xa tầm tay trẻ em, bảo quản dưới 30 độ C, không dùng
khi hết HSD
Danh mục thêm
Concor
Thuốc ĐTĐ/ thuốc chuyển hóa
Glucophage(Metfor Vai trò ĐTĐ Type 2, đặc biệt ở những người không hiệu quả khi
min) 850 mg/ 500mg kiểm soát đơn thuần bằng lối sống
Panfor SR 750 mg
(Metformin)
Thời điểm dùng 2-3 lần/ ngày. Uống trong hoặc sau bữa ăn
ADR + xử trí
● Ngừng sử dụng, liên hệ với nvyt hoặc cơ sở y tế gần
nhất nếu gặp phải các triệu chứng của nhiễm toan
lactic (ADR hiếm nhưng nghiêm trọng)
- Nôn mửa, đau bụng
- Chuột rút
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Giảm nhiệt độ cơ thể, giảm nhịp tim

● ADR thường gặp:

- Rối loạn tiêu hóa. Nếu mới được kê đơn Metformin,


tiếp tục sử dụng, uống cùng/ngay sau bữa ăn. Nếu RL
tiêu hóa vẫn kéo dài sau 2 tuần, thông báo cho nvyt.
- Rối loạn vị giác
- Thiếu b12: Đau lưỡi, đỏ lưỡi, da nhợt nhạt, vàng da,
45
mệt mỏi.
Thông báo cho nvyt.
Tương tác ● Lợi tiểu furosemid

● NSAID, COX-2

● ACEI, ARB

● Prednisolone

● Các thuốc thay đổi nồng độ Metformin trong máu:


verapamil, rifampicin, cimetidine, trimethoprim.
Tư vấn
- Báo với bác sĩ nếu bạn có ý định dùng bất kỳ loại
thuốc nào khác
Tránh uống rượu khi đang dùng metformin
Cách dùng Nuốt viên thuốc, không được nhai, trong hoặc cuối bữa ăn
để tránh sự khó chịu trong đường tiêu hóa
Quên liều Dùng liều kế tiếp theo thời gian thường lệ. Không tăng gấp
đôi liều.
Quá liều Nếu bạn gặp một số triệu chứng quá liều như nhiễm toan
lactic (ở trên). Ngừng ngay lập tức và liên hệ ngay với bác sĩ
hoặc bệnh viện gần nhất.
Theo dõi hiệu quả Theo dõi đường huyết hàng ngày và định kỳ (HBA1c mỗi 3-6
tháng)
Dấu hiệu tăng đường huyết: Thông báo với nvyt
Đi tiểu nhiều, khát nước; chán ăn; thấy ốm (buồn nôn hoặc
nôn); buồn ngủ, mệt mỏi; đỏ mặt; da khô; khô miệng và hơi
thở có mùi trái cây (của acetone).
Bảo quản Để xa tầm tay trẻ em
Nơi khô mát, dưới 30oC. Tránh ánh sáng và ẩm.

NovoMix30 FlexPen Vai trò Điều trị ĐTĐ (làm giảm mức đường huyết).
(100UI/mL) Loại TD kép: 1 insulin td nhanh + 1 insulin td trung bình
(insulin
aspart/aspart
protamin 30/70)
Thời điểm dùng Ngay trước bữa ăn. Ăn hoặc ăn nhẹ trong vòng 10 phút sau
khi tiêm để tránh hạ đường huyết.
Khi cần có thể sử dụng ngay sau ăn
1-3 lần/ngày
46
ADR + xử trí
● Hạ đường huyết: nhức đầu, đói cồn cào, buồn nôn,
uể oải, buồn ngủ, bồn chồn, lú lẫn, nói khó, rối loạn
thị giác, run chân tay, choáng váng, mất tự chủ, sảng,
co giật, ngủ gà, mất tri giác dẫn đến hôn mê, thở
nông, nhịp chậm.
- Hãy ăn đường/ăn nhẹ có đường.
- Luôn mang theo viên kẹo/đồ ăn nhẹ để để phòng.
- Nếu mức độ nghiêm trọng (có thể bất tỉnh), hoặc hạ
đường huyết nhiều lần, thông báo với bác sĩ, để có thể
điều chỉnh liều và thời gian tiêm insulin.
- Thông báo với người thân về nguy cơ hạ đường huyết.
Khi bất tỉnh, người thân giúp BN nằm nghiêng, không
được cho ăn (gây nghẹn) và thông báo nvyt/cơ sở y tế
gần nhất.

● Các ADR xảy ra khi bắt đầu điều trị bằng Insulin:

- Thị giác
- Phản ứng tại chỗ tiêm
- Bệnh võng mạc ĐTĐ -> thông báo cho nhân viên y tế

● Quá mẫn toàn thân (nổi ban, ngứa, đổ mồ hôi, rối loạn
tiêu hóa, phù mạch, khó thở, đánh trống ngực, giảm
huyết áp, mất ý thức) hiếm gặp nhưng có thể nghiêm
trọng
Loạn dưỡng mỡ có thể xảy ra tại chỗ tiêm
Tương tác Tương tác với các thuốc
- ĐTĐ khác, pioglitazone
- IMAO
- Chẹn B: có thể che dấu triệu chứng hạ đường huyết
- ACEI
- Aspirin
- Thuốc tránh thai uống
- Glucocorticoid
- Lợi tiểu thiazid
Tư vấn:
- Báo với bác sĩ nếu bạn có ý định dùng bất kỳ loại

47
thuốc nào khác
Tránh uống rượu khi đang dùng Insulin
Cách dùng Tiêm dưới da. Không tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Nói
chuyện với bác sĩ nếu mong muốn tiêm đường khác.
Xoay vòng chỗ tiêm trong vùng da cụ thể để giảm u da, rỗ da,
phì đại mỡ.
Vị trí tiêm: phía trước thắt lưng (bụng); mông; mặt trước của
đùi, cánh tay trên của bạn.
Đọc kỹ HDSD và hướng dẫn cách tiêm.
Lưu ý trước khi sử dụng:
‐ Kiểm tra nhãn thuốc để chắc chắn dùng đúng loại Insulin
‐ Luôn luôn sử dụng 1 đầu kim mới cho mỗi lần tiêm
‐ Không được dùng chung kim tiêm
‐ Thuốc chỉ được tiêm dưới da (da bụng, mặt trước đùi/ bắp
tay) và phải xoay vòng vị trí tiêm (tránh loạn dưỡng mỡ và
đau)
1. Kiểm tra bút và kim tiêm trước khi dùng
2. Làm ấm và đồng nhất lại hỗn dịch insulin trước khi tiêm
3. Gắn kim tiêm mới vào bút tiêm
4. Đuổi bọt khí
5. Định liều tiêm
6. Tiêm thuốc
(Xem lại DLS)
Quên liều Đợi đến thời điểm dùng liều tiếp theo và dùng liều đó bình
thường.
Quá liều Quá liều có thể gây ra hạ đường huyết
Theo dõi hiệu quả Theo dõi đường huyết hàng ngày và định kỳ (HBA1c mỗi 3-6
tháng)
Dấu hiệu tăng đường huyết: Thông báo với nvyt
Đi tiểu nhiều, khát nước; chán ăn; thấy ốm (buồn nôn hoặc
nôn); buồn ngủ, mệt mỏi; đỏ mặt; da khô; khô miệng và hơi
thở có mùi trái cây (của acetone).
Bảo quản Để xa tầm tay trẻ em. Không sử dụng sau HSD.
Luôn đậy nắp. Tránh ánh sáng hoặc nhiệt độ quá cao
- Trước khi dùng lần đầu: 2-8oC, không đóng băng. Bỏ
ra khỏi tủ lạnh trước khi dùng
Bút tiêm đã dùng lần đầu: không để tủ lạnh. Để < 30 oC tối đa
4 tuần

48
Mixtard 30 Vai trò Loại TD kép: 1 insulin td nhanh + 1 insulin td kéo dài
Flexpen100 UI/mL Điều trị ĐTĐ (làm giảm mức đường huyết).
(insulin người bao
gồm: 30% insulin
hòa tan/ 70% insulin
isophan)
Thời điểm dùng 1-2 lần/ngày khi cần. Tiêm trước ăn 30 phút.
Nên có bữa ăn chính hoặc nhẹ chứa carbohydrat trong vòng
30 phút sau mỗi lần tiêm
ADR + xử trí Hạ đường huyết
Các ADR xảy ra khi bắt đầu điều trị bằng Insulin:
- Thị giác
- Phản ứng tại chỗ tiêm
- Bệnh võng mạc xấu đi tạm thời

● Quá mẫn toàn thân (nổi ban, ngứa, đổ mồ hôi, rối loạn
tiêu hóa, phù mạch, khó thở, đánh trống ngực, giảm
huyết áp, mất ý thức) hiếm gặp nhưng có thể nghiêm
trọng
Loạn dưỡng mỡ có thể xảy ra tại chỗ tiêm
Tương tác Tương tác với các thuốc
- ĐTĐ khác, kết
- IMAO
- Chẹn B: có thể che dấu triệu chứng hạ đường huyết
- ACEI
- Salicylat: Aspirin
- Thuốc tránh thai uống
- Glucocorticoid
- Lợi tiểu thiazid
Tư vấn:
- Báo với bác sĩ nếu bạn có ý định dùng bất kỳ loại
thuốc nào khác
Tránh uống rượu khi đang dùng Insulin
Cách dùng Tiêm dưới da. Không tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Nói
chuyện với bác sĩ nếu mong muốn tiêm đường khác.
Xoay vòng chỗ tiêm trong vùng da cụ thể để giảm u da, rỗ da,
phì đại mỡ.

49
Vị trí tiêm: phía trước thắt lưng (bụng); mông; mặt trước của
đùi, cánh tay trên của bạn.
Đọc kỹ HDSD và hướng dẫn cách tiêm.
Lưu ý trước khi sử dụng:
‐ Kiểm tra nhãn thuốc để chắc chắn dùng đúng loại Insulin
‐ Luôn luôn sử dụng 1 đầu kim mới cho mỗi lần tiêm
‐ Không được dùng chung kim tiêm
‐ Thuốc chỉ được tiêm dưới da (da bụng, mặt trước đùi/ bắp
tay) và phải xoay vòng vị trí tiêm (tránh loạn dưỡng mỡ và
đau)
1. Kiểm tra bút và kim tiêm trước khi dùng
2. Làm ấm và đồng nhất lại hỗn dịch insulin trước khi tiêm
3. Gắn kim tiêm mới vào bút tiêm
4. Đuổi bọt khí
5. Định liều tiêm
6. Tiêm thuốc: Tiêm vào nếp gấp da. Giữ kim tiêm ít nhất 6s.
Quên liều Đợi đến thời điểm dùng liều tiếp theo và dùng liều đó bình
thường.
Quá liều Triệu chứng hạ đường huyết
Theo dõi hiệu quả Theo dõi đường huyết hàng ngày và định kỳ (HBA1c mỗi 3-6
tháng)
Dấu hiệu tăng đường huyết: Thông báo với nvyt
Đi tiểu nhiều, khát nước; chán ăn; thấy ốm (buồn nôn hoặc
nôn); buồn ngủ, mệt mỏi; đỏ mặt; da khô; khô miệng và hơi
thở có mùi trái cây (của acetone).
Bảo quản Để xa tầm tay trẻ em. Không sử dụng sau HSD.
Luôn đậy nắp. Tránh ánh sáng hoặc nhiệt độ quá cao
- Trước khi dùng lần đầu: 2-8oC, không đóng băng. Bỏ
ra khỏi tủ lạnh trước khi dùng
Bút tiêm đã dùng lần đầu: không để tủ lạnh. Để < 30oC tối đa
4 tuần

Amaryl (2 mg) Vai trò ĐTĐ type 2


(glimepirid)
Thời điểm dùng Đúng thời điểm trong ngày. 1 lần/ngày.
Uống ngay trước bữa ăn sáng, hoặc uống ngay trước bữa ăn
chính đầu tiên trong ngày. Quan trọng là không được bỏ bữa
ăn sau khi uống Amaryl.

50
ADR + xử trí
● Hạ đường huyết: nhức đầu, đói cồn cào, buồn nôn,
uể oải, buồn ngủ, bồn chồn, lú lẫn, nói khó, rối loạn
thị giác, run chân tay, choáng váng, mất tự chủ, sảng,
co giật, ngủ gà, mất tri giác dẫn đến hôn mê, thở
nông, nhịp chậm.
- Hãy ăn đường/ăn nhẹ có đường.
- Luôn mang theo viên kẹo/đồ ăn nhẹ để để phòng.
- Nếu mức độ nghiêm trọng (có thể bất tỉnh), hoặc hạ
đường huyết nhiều lần, thông báo với bác sĩ, để có thể
điều chỉnh liều và thời gian tiêm insulin.
- Thông báo với người thân về nguy cơ hạ đường huyết.
Khi bất tỉnh, người thân giúp BN nằm nghiêng, không
được cho ăn (gây nghẹn) và thông báo nvyt/cơ sở y tế
gần nhất.
Cần báo cho bác sĩ nếu xảy ra các phản ứng đột ngột hoặc
nặng: dị ứng, hạ đường huyết nặng, suy gan (vàng da, đau
tức)
Tương tác - Cyp2C9: rifampicin; fluconazol
- Insulin và thuốc ĐTĐ khác
- ACEI
- Allopurinol
- Testosteron
- Cloramphenicol
- Fibrat
- IMAO
- Quinolone
- Salicylate: Aspirin
- Tetracyclin
- Corticoid
- Lợi tiểu
- Kháng H2
- Chẹn beta: giảm dung nạp glucose, che dấu triệu
chứng hạ đường huyết
Tư vấn
- Thông báo cho bác sĩ nếu có ý định sử dụng các thuốc
51
trên
Tránh sử dụng rượu
Cách dùng Uống không được nhai, với 1 lượng nước vừa đủ (1/2 ly)
Quên liều Không được tùy tiện tăng liều dùng sau đó để bù lại. Các biện
pháp xử lý đối với quên liều hoặc bỏ bữa ăn, hoặc không thể
đúng thời gian đã kê, cần được thống nhất với bác sĩ
Quá liều Thông báo ngay cho bác sĩ nếu đã uống liều quá cao hoặc
thừa 1 liều.
Theo dõi hiệu quả Theo dõi đường huyết hàng ngày và định kỳ.
Dấu hiệu tăng đường huyết: Thông báo với nvyt.
Bảo quản Nơi khô, tránh ánh sáng, ở <= 30oC

Diamicron MR (30 Vai trò Đái tháo đường type 2


mg)
(gliclazid)
Thời điểm dùng 1 lần lúc ăn sáng
ADR + xử trí
● Hạ đường huyết

● Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu
chảy, táo bón (đã được giảm thiểu bằng cách dùng lúc
ăn sáng)
RL thị giác: tạm thời khi bắt đầu điều trị
Tương tác CCĐ: Miconazol
Tương tác khác:
- Phenylbuazon
- Rượu: tăng phản ứng hạ đường huyết
- Thuốc ĐTĐ khác
- Chẹn b
- ACEI
- Kháng H2
- IMAO
- Clarithromycin
- NSAIDs
- Corticoid

52
- Chống đông
Tư vấn
- Thông báo cho bác sĩ nếu có ý định sử dụng các thuốc
trên
Tránh sử dụng rượu
Cách dùng Nuốt cả viên thuốc
Quên liều Hãy dùng liều tiếp theo vào thời gian thường lệ, Không dùng
liều gấp đôi để bù vào liễu đã quên.
Quá liều Hạ đường huyết
Theo dõi hiệu quả Theo dõi đường huyết hàng ngày và định kỳ.
Dấu hiệu tăng đường huyết: Thông báo với nvyt
Bảo quản Để xa tầm với và tầm nhìn của trẻ em.
Không dùng thuốc đã quá HSD in trên hộp và trên vi.
Bảo quản <30°C.

Lipitor 10 mg Vai trò - Hỗ trợ ăn kiêng trong các bệnh rối loạn mỡ máu
Inbacid 10 mg - Dự phòng các biến chứng tim mạch (NMCT, đột quỵ,
(atorvastatin) bệnh mạch vành) ở người có tiền sử, hoặc ở người có
yếu tố nguy cơ:
+ Hút thuốc,
+ THA,
+ ĐTĐ (kèm THA, hút thuốc, võng mạc, albumin
niệu),
+ Rối loạn lipid máu (giảm HDL)
+ Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm
Hỗ trợ ăn kiêng ở trẻ 10-17 tuổi có rối loạn mỡ máu hoặc có
tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm hoặc có nhiều (>=2)
ytnc.
Thời điểm dùng Có thể sử dụng các liều atorvastatin vào bất kỳ thời gian nào
trong ngày, có kèm theo hay không kèm theo thức ăn (vào
bữa ăn hoặc lúc đói). Uống cùng 1 thời điểm mỗi ngày
ADR + xử trí Hãy ngừng thuốc và báo ngay cho nhân viên y tế nếu gặp bất
kỳ ADR hoặc triệu chứng nghiêm trọng sau: phát ban da, yếu
cơ, đau cơ, chảy máu, bầm tím
Những ADR thường gặp:
- Viêm mũi họng

53
- Dị ứng
- Nhức đầu
- Đau họng-thanh quản, chảy máu cam
- Đau cơ, khớp, chi, co cơ, sưng khớp, đau lưng
Rối loạn tiêu hóa
Tương tác Erythromycin/Clarithromycin, Cimetidin, Diltiazem,
Itraconazol, Antacid, Digoxin, Thuốc tránh thai đường uống,
Warfarin, Colchicine, Amlodipin, …
Tư vấn:
- Không nên uống nước ép bưởi
- Tránh uống rượu trong khi dùng thuốc này
Thông báo cho bác sĩ nếu có dự định sử dụng bất kỳ thuốc
nào trong quá trình điều trị với Atorvastatin.
Cách dùng Nên nuốt nguyên viên atorvastatin với nước
Cần có chế độ ăn kiêng trước khi điều trị bằng thuốc Statin,
nên duy trì chế độ ăn này trong suốt quá trình điều trị.
Quên liều Uống liều tiếp theo đúng thời điểm. không dùng 2 liều để bù
lại
Quá liều Cần thông báo ngay cho bác sĩ/Dược sĩ.
Không có điều trị đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu
chứng
Theo dõi hiệu quả Xét nghiệm mỡ máu định kỳ
Bảo quản Để xa tầm tay trẻ em. Không dùng thuốc quá HSD.
Bảo quản: nơi khô, <=30oC, tránh ánh sáng

Crestor 10mg Vai trò Khi cholesterol máu cao, nguy cơ cao đau tim hoặc đột quỵ,
(rosuvastatin) xơ vữa động mạch, statin giảm LDL (cholesterol xấu) (ức chế
tổng hợp) và tăng HDL (cholesterol tốt)
Thời điểm dùng Một lần/ lần, không kèm hoặc kèm bữa ăn
ADR + xử trí Dị ứng, đau cơ => dừng thuốc, tư vấn bác sĩ
Tương tác Ciclosprorin, chống đông, fibrat, HIV (navir)
Cách dùng Nuốt nguyên viên với nước
Quên liều Dùng liều kế tiếp, không gấp đôi liều
Quá liều Tư vấn bác sĩ
Theo dõi hiệu quả
Bảo quản Tránh xa tầm tay trẻ em, bảo quản dưới 30 độ C, tránh ẩm,
54
không dùng khi hết HSD

Mobic (7,5 mg) Vai trò Chống viêm khớp, VKDT, cột sống dính khớp
(Meloxicam)
(các phối hợp khác)

Thời điểm dùng Uống cùng bữa ăn


ADR + xử trí Các ADR nghiêm trọng: liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tê gần
nhất:
- Dị ứng nghiêm trọng: ngất xỉu, khó thở, phản ứng da
và hen suyễn
- Chảy máu, loét dạ dày, ruột: đau tức vùng bụng, …
- Phồng rộp hoặc bong tróc da nghiêm trọng, sưng
quanh mắt, môi và mặt, phát ban
Các ADR thường gặp: thông báo nvyt
- khó tiêu, đau bụng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy;
- phát ban da hoặc ngứa;
- chóng mặt, nhức đầu;
- sưng mắt cá chân và chân;
thiếu máu.
Tương tác Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có ý định sử
dụng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:
● NSAID khác

● Chống đông

● Thuốc điều trị THA

● Corticosteroid đường uống

● Thuốc lợi tiểu

● Thuốc điều trị trầm cảm

● Methotrexate
Dụng cụ tránh thai trong tử cung.
Cách dùng Uống nguyên vẹn cả viên với nước hoặc thức uống lỏng khác
trong cùng bữa ăn.
Quên liều Dùng liều thông thường vào ngày hôm sau. Không dùng 2
liều để bù lại.
Quá liều Liên hệ với bác sĩ hoặc ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất.
55
Các triệu chứng quá liều: thờ ơ, buồn ngủ, buồn nôn và đau
vùng thượng vị, thường có thể hồi phục khi được chăm sóc
hỗ trợ. Xuất huyết tiêu hóa và phản vệ có thể xảy ra.
Ngộ độc nặng có thể dẫn đến: tăng huyết áp, suy hô hấp, hôn
mê, co giật, trụy tim mạch và ngừng tim.
Theo dõi hiệu quả Theo dõi mức độ đau và viêm. Đánh giá định kỳ, đặc biệt là
bệnh nhân viêm xương khớp
Bảo quản < 30oC
Danh mục thêm thuốc chuyển hóa
Fosamax (alendronat) Vai trò Phòng ngừa hủy xương ở phụ nữ mãn kinh, nam giới loãng
THUỐC CHUYỂN xương, người dùng steroid. Tăng tạo xương, giảm nguy cơ
HÓA gãy xương sống và xương hông.

Thời điểm dùng Một lần/ tuần. Buổi sáng khi ngủ dậy, 30ph trước khi ăn uống
bất kỳ thứ gì.
ADR + xử trí - Răng: lung lay, đau hoặc sưng. -> Khám răng định kỳ
- Ợ nóng, khó nuốt, đau khi nuốt, đau xương hoặc cơ,
khớp -> Tư vấn bác sĩ
Tương tác Thức ăn, đồ uống, canxi (sữa), antacid => ảnh hưởng hấp thu
NSAIDS => vấn đề đường tiêu hóa
Cách dùng Trước ăn sáng và trước các thuốc khác (ít nhất 30 phút),
nuốt nguyên viên với nước đầy, không uống kèm nước có
ga, cà phê, trà, nước ép, sữa.
Không nằm sau khi uống sau 30 phút.
Quên liều Uống vào buổi sáng kế tiếp, không uống 2 viên 1 ngày
Quá liều Uống 1 cốc sữa và gọi bác sĩ, không nằm, không gây nôn.
Theo dõi hiệu quả
Bảo quản Tránh xa tầm tay trẻ em, không sử dụng khi hết HSD
Thuốc đường hô hấp
Seretide Evohaler Vai trò Sử dụng kéo dài điều trị dự phòng cơn hen
DC 25/125mcg
(salmeterol/
fluticasone)
Đổi liều Seretide
Evohaler
250mcg/50mcg
(Fluticason
propionat/
Salmeterol)
56
Thời điểm dùng Theo đơn kê
ADR + xử trí Thường gặp:

● Nhiễm nấm candida hầu họng, viêm phổi, viêm phế


quản

● Đau đầu

● Viêm mũi họng, kích ứng họng, khàn tiếng, viêm


xoang

● Bầm dưới da, chuột rút, dễ gãy xương do va đập, đau


khớp, đau cơ
Quan trọng:

● Khó thở, co thắt phế quản (do dị ứng)

● Tăng cân nhanh, tích mỡ làm to mặt và cổ (hội chứng


Cushing)

● Đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp (glaucoma)

● Đánh trống ngực, đau thắt ngực

Phòng ngừa: Sử dụng thuốc đúng cách


Tương tác Không có tương tác có ý nghĩa trên lâm sàng
Cách dùng Kiểm tra bình xịt:

● Tháo nắp miệng hút, lắc kỹ bình xịt, cầm bình xịt
bằng ngón trỏ và ngón cái (ngón trỏ nhấn nút xịt), xịt
2 nhát vào không khí.
Sử dụng:
1. Đứng hoặc ngồi thẳng trước khi sử dụng.
2. Tháo nắp miệng hút
3. Kiểm tra vật lạ ở trong và ngoài bình xịt
4. Lắc kỹ bình xịt để loại bỏ vật lạ (nếu có) và trộn đều
thuốc
5. Cầm thẳng bình xịt bằng ngón trỏ và ngón cái, ngón
cái đỡ phía dưới bình xịt.
6. Thở ra hết cỡ, đặt bình xịt giữa hai hàm răng, mím

57
chặt môi, chú ý không cắn bình xịt.
7. Hít vào chậm, sâu, khi bắt đầu hít thì nhấn nút xịt ở
phía trên bình xịt.
8. Nín thở, bỏ bình xịt ra khỏi miệng, nín thở lâu nhất có
thể (tối thiểu 10 giây), thở ra từ từ.
9. Nếu cần sử dụng thêm một nhát xịt, giữ thẳng tư thế
và đợi 30 giây, rồi lặp lại từ bước lắc kỹ bình xịt
(bước 4).
10. Sau khi sử dụng, lau sạch đầu hút và đóng nắp.
Chú ý:

● Hít vào sâu, chậm.

● Sau khi sử dụng, BN cần súc miệng bằng nước sạch


rồi nhổ bỏ, có thể đánh răng để giảm thiểu nguy cơ
nhiễm nấm hầu họng.

● Mua bình xịt mới khi số chỉ trên bình còn 020.

Cách lau bình xịt

● Tháo nắp miệng hút. Chú ý không gỡ bình xịt ra khỏi


vỏ nhựa.

● Lau sạch bên trong và bên ngoài miệng hút và vỏ


nhựa bằng khăn giấy hoặc khăn vải khô

● Đóng nắp miệng hút.

Tuyệt đối không ngâm bình xịt kim loại trong nước.
Quên liều Dùng ngay khi nhớ ra, bỏ qua khi thời điểm nhớ ra gần với
thời điểm dùng tiếp theo, không gấp đôi liều để bù vào liều
đã quên.
Quá liều Tham khảo bác sĩ
Theo dõi hiệu quả Theo dõi tần suất phải sử dụng thuốc giảm triệu chứng (như
salbutamol).
Nếu tần suất này tăng, cần đến khám bác sĩ.
Nếu tần suất này tăng đột biến, cần đến gặp bác sĩ ngay lập
tức.
Nếu không cần phải sử dụng thuốc giảm triệu chứng, thông
báo với bác sĩ khi tái khám để được cân nhắc giảm liều thuốc.
Bảo quản Dưới 25 độ C, không bảo quản lạnh, tránh ánh sáng.

58
Tuyệt đối tránh nhiệt độ trên 50 độ C, không được chọc thủng
hay đốt bình xịt.

Symbicort Vai trò Sử dụng kéo dài điều trị dự phòng cơn hen
Turbuhaler (160/4,5 Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người trưởng thành
mcg/liều)
(budesonide/
formoterol)
Đổi liểu (Symbicort
Turbohaler 200/6)
Thời điểm dùng Theo đơn kê, khi xuất hiện cơn hen
ADR + xử trí Thường gặp:

● Nhiễm nấm candida hầu họng

● Đau đầu, run rẩy

● Đánh trống ngực

● Kích ứng họng, ho, khàn giọng

Quan trọng:
Co thắt phế quản
Tương tác Kháng nấm azole, kháng sinh macrolide, kháng virus ức chế
protease, chẹn beta: Tránh phối hợp, nếu cần phối hợp, sử
dụng cách xa nhau nhất có thể.
Cách dùng
● Tháo nắp bình xịt.

● Cầm bình xịt thẳng, núm xoay đỏ ở phía dưới

● Xoay núm đỏ hết cỡ về một chiều bất kỳ. Sau đó xoay


núm hết cỡ theo chiều ngược lại. Sẽ có một tiếng
click.

● Lặp lại bước trên thêm 1 lần (trong lần đầu sử dụng).

● Thở ra hết cỡ, đặt bình xịt giữa hai hàm răng, mím
chặt môi, chú ý không cắn bình xịt.

● Hít nhanh, mạnh, sâu hết cỡ.

59
● Bỏ bình xịt ra khỏi miệng, thở ra từ từ.

● Lặp lại các bước trên nếu cần sử dụng thêm một lần
hít.

● Lau miệng hút bằng khăn giấy khô, không dùng nước
hoặc chất lỏng khác.

● Đóng nắp bình xịt.

Súc miệng bằng nước sạch rồi nhổ bỏ, có thể đánh răng.
Quên liều Dùng ngay khi nhớ ra, bỏ qua khi thời điểm nhớ ra gần với
thời điểm dùng tiếp theo, không gấp đôi liều để bù vào liều
đã quên.
Quá liều Tham khảo bác sĩ
Theo dõi hiệu quả Theo dõi tần suất phải sử dụng thuốc giảm triệu chứng (như
salbutamol).
Nếu tần suất này tăng, cần đến khám bác sĩ.
Nếu tần suất này tăng đột biến, cần đến gặp bác sĩ ngay lập
tức.
Nếu không cần phải sử dụng thuốc giảm triệu chứng, thông
báo với bác sĩ khi tái khám để được cân nhắc giảm liều thuốc.
Bảo quản Không có điều kiện bảo quản đặc biệt

Ventolin Inhaler Vai trò Điều trị cắt cơn hen


(100 mcg/liều)
(salbutamol)
Ventolin Evohaler
Thời điểm dùng Khi xuất hiện cơn hen
ADR + xử trí Thường gặp:

● Đau đầu, run rẩy

● Nhịp tim nhanh

Quan trọng:
Co thắt phế quản
Tương tác Tránh phối hợp với thuốc chẹn beta không chọn lọc (như
propranolol)
Cách dùng Kiểm tra bình xịt:

60
● Tháo nắp miệng hút, lắc kỹ bình xịt, cầm bình xịt
bằng ngón trỏ và ngón cái (ngón trỏ nhấn nút xịt), xịt
2 nhát vào không khí.
Sử dụng:
1. Đứng hoặc ngồi thẳng trước khi sử dụng.
2. Tháo nắp miệng hút
3. Kiểm tra vật lạ ở trong và ngoài bình xịt
4. Lắc kỹ bình xịt để loại bỏ vật lạ (nếu có) và trộn đều
thuốc
5. Cầm thẳng bình xịt bằng ngón trỏ và ngón cái, ngón
cái đỡ phía dưới bình xịt.
6. Thở ra hết cỡ, đặt bình xịt giữa hai hàm răng, mím
chặt môi, chú ý không cắn bình xịt.
7. Hít vào chậm, sâu, khi bắt đầu hít thì nhấn nút xịt ở
phía trên bình xịt.
8. Nín thở, bỏ bình xịt ra khỏi miệng, nín thở lâu nhất có
thể (tối thiểu 10 giây), thở ra từ từ.
9. Nếu cần sử dụng thêm một nhát xịt, giữ thẳng tư thế
và đợi 30 giây, rồi lặp lại từ bước lắc kỹ bình xịt
(bước 4).
10. Sau khi sử dụng, lau sạch đầu hút và đóng nắp.
Chú ý:

● Hít vào sâu, chậm.

● Sau khi sử dụng, BN cần súc miệng bằng nước sạch


rồi nhổ bỏ, có thể đánh răng để giảm thiểu nguy cơ
nhiễm nấm hầu họng.
Cách lau bình xịt

● Tháo nắp miệng hút. Chú ý không gỡ bình xịt ra khỏi


vỏ nhựa.

● Lau sạch bên trong và bên ngoài miệng hút và vỏ


nhựa bằng khăn giấy hoặc khăn vải khô

● Đóng nắp miệng hút.

Tuyệt đối không ngâm bình xịt kim loại trong nước.

61
Quên liều Dùng ngay khi nhớ ra, bỏ qua khi thời điểm nhớ ra gần với
thời điểm dùng tiếp theo, không gấp đôi liều để bù vào liều
đã quên.
Quá liều Tham khảo bác sĩ
Tác dụng quá liều thường gặp là nhịp tim nhanh, run rẩy,
thường tự mất đi sau vài giờ.
Theo dõi hiệu quả Theo dõi tần suất phải sử dụng thuốc.
Nếu tần suất này tăng, cần đến khám bác sĩ.
Nếu tần suất này tăng đột biến, cần đến gặp bác sĩ ngay lập
tức.
Bảo quản Dưới 30 độ C, không bảo quản lạnh, tránh ánh sáng.
Tuyệt đối tránh nhiệt độ trên 50 độ C, không được chọc thủng
hay đốt bình xịt.

Spiriva Respimat Vai trò Điều trị COPD


(2,5 mcg/liều) Sử dụng kéo dài dự phòng cơn hen
(tiotropium)
Thời điểm dùng 1 lần/ngày
ADR + xử trí Thường gặp:

● Khô miệng

Quan trọng:

● Tăng nhãn áp, mờ mắt

● Đánh trống ngực

● Ho, viêm họng, khàn tiếng, co thắt phế quản

● Nhiễm nấm hầu họng

● Nhiễm khuẩn tiết niệu

Mẩn đỏ, sưng, ngứa


Tương tác Chưa phát hiện tương tác có ý nghĩa lâm sàng
Cách dùng Trước khi sử dụng
1. Tháo vỏ nhựa trong suốt

● Giữ nắp đóng

62
● Giữ một tay ở gờ an toàn, dùng tay còn lại tháo vỏ
nhựa trong suốt
2. Lắp bình thuốc

● Lắp bình thuốc vào ống xịt

● Đặt ống xịt trên bề mặt phẳng, ấn nhẹ xuống cho đến
khi có tiếng “click”.
3. Đánh dấu bình thuốc

● Đánh dấu lên nhãn trên ống xịt để ghi nhớ số bình
thuốc đã sử dụng

● Lắp lại vỏ nhựa trong suốt đến khi có tiếng “click”

4. Vặn ống xịt

● Giữ nắp đóng

● Vặn vỏ nhựa trong suốt theo chiều mũi tên trên nhãn
cho đến khi có tiếng “click” (khoảng một nửa vòng)
5. Mở nắp

● Mở nắp ống xịt cho đến khi nắp mở hoàn toàn

6. Bấm nút

● Hướng phần miệng hút xuống dưới.

● Bấm nút xịt.

● Đóng nắp ống xịt.

● Lặp lại bước 4-6 đến khi xuất hiện khí mù.

● Sau khi xuất hiện khí mù, lặp lại bước 4-6 thêm 3 lần.

Sử dụng hàng ngày


1. Vặn

● Giữ nắp đóng

● Vặn vỏ nhựa trong suốt theo chiều mũi tên trên nhãn
cho đến khi có tiếng “click” (khoảng một nửa vòng)
2. Mở
63
● Mở nắp ống xịt cho đến khi nắp mở hoàn toàn

3. Bấm nút

● Thở ra chậm rãi đến hết cỡ

● Mím môi xung quanh miệng hút (nhưng không được


che lỗ thông khí). Hướng miệng hút thẳng vào cổ
họng.

● Hít sâu, chậm. Khi bắt đầu hít, bấm nút xịt thuốc và
tiếp tục hít đến hết cỡ.

● Nín thở ít nhất 10 giây, thở ra từ từ.

● Lặp lại các bước trên nếu cần thêm một lần xịt.

● Đóng nắp.

Chú ý: Thay thế bình thuốc khi bảng chỉ số liều có màu đỏ
Cách lau chùi:
Lau phần bên trong và bên ngoài miệng hút bằng khăn giấy
hoặc khăn vải ẩm.
Quên liều Dùng ngay khi nhớ ra, bỏ qua khi thời điểm nhớ ra gần với
thời điểm dùng tiếp theo, không gấp đôi liều để bù vào liều
đã quên.
Quá liều Tham khảo bác sĩ
Theo dõi hiệu quả Theo dõi tần suất phải sử dụng thuốc giảm triệu chứng (như
salbutamol).
Nếu tần suất này tăng, cần đến khám bác sĩ.
Nếu tần suất này tăng đột biến, cần đến gặp bác sĩ ngay lập
tức.
Nếu không cần phải sử dụng thuốc giảm triệu chứng, thông
báo với bác sĩ khi tái khám để được cân nhắc giảm liều thuốc.
Bảo quản Không bảo quản lạnh

64

You might also like