You are on page 1of 12

Câu 1. Trình bày phân loại nguồn thông tin theo cấp độ.

Nêu ưu nhược điểm mỗi


loại và nêu VD minh họa.

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Bài báo, công trình gốc


trên tạp chí khoa học, báo Hệ thống mục lục các Tổng hợp thông tin từ
cáo chuyên môn, khóa thông tin, bài tóm tắt nguồn cấp 1 và 2, tác giả
Định
luận tốt nghiệp, các hoặc toàn văn các thông thường là chuyên gia về
nghĩa
nghiên cứu cơ bản, báo tin cấp 1, sắp xếp theo thuốc trong một lĩnh vực
cáo các chủ đề cụ thể

Sách chuyên khảo, sách


PubMed, Cochrane, tham khảo, các chuyên
Ví dụ >20,000 tạp chí y sinh học
Tripdatabase, MIMS luận online, Uptodate,
Lexicomp, Micromedex

● Cung cấp thông tin


● Hầu hết là các bằng toàn diện
chứng hiện tại ● Phản ánh quan điểm
● Phong phú và cập nhật, của nhiều chuyên gia
nghiên cứu mới trong lĩnh vực
● Cung cấp dữ liệu về loại ● Nhanh chóng, dễ sử
● Có thể tìm kiếm thông
thuốc mới dụng cho BN
tin về một vấn đề cụ
● Từng cá nhân có thể ● Ngắn gọn, cơ bản, súc
thể có hệ thống
đánh giá tính giá trị của tích, độ khái quát cao,
● Tham khảo để có danh
Ưu nghiên cứu đã được thừa nhận
mục các thông tin liên
điểm ● Quan trọng trong nghiên ● Quan trọng trong thực
quan hoặc đọc tóm tắt
cứu hành lâm sàng
các thông tin cùng chủ
● Thích hợp với đối tượng ● Được chấp nhận về
đề = Quan trọng trong
yêu cầu cung cấp TT là mặt pháp lý, đúng với
tổng hợp thông tin
những người có chuyên mọi đối tượng chung,
môn trong lĩnh vực được đóng dấu xuất
● Các NC có giá trị đúng bản và được sử dụng
trong từng đối tượng rộng rãi
từng điều kiện cụ thể ● Dễ tìm, dễ đọc, dễ tiếp
cận

● Chưa được kiểm chứng, ● Thường đòi hỏi ● Tính cập nhật kém,
chỉ tồn tại dưới dạng chuyên môn và kỹ thường chậm ít nhất 2
tham khảo, không được năng tra cứu nhiều năm do phải qua biên
Nhược sử dụng trong thực tế hơn để sử dụng tập và xuất bản
điểm điều trị ● Theo dõi nguồn tài ● Độ tin cậy phụ thuộc
● Phạm vi giới hạn liệu trước khi tìm nhiều vào cách giải
● Dữ liệu ít hay còn gây kiếm câu trả lời thích, năng lực của tác
tranh luận ● Quá phức tạp cho BN giả, khắc phục bằng
● Không có sự can thiệp ● Chưa có câu trả lời cụ tham khảo ít nhất 2
đánh giá của bên thứ 2 thể nguồn cấp 3
● Nghiên cứu đều có ● Khi muốn tìm hiểu đầy
những hạn chế đủ một thông tin cụ
● Quá phức tạp cho BN thể, phải quay lại
● Mang tính chủ quan nguồn thông tin ban
đầu

o Ví dụ:
▪ Cấp 1: Bài báo trên các Tạp chí Science, Medical, Medicine,
Disease, Pharmacology, Biology, Biomed, Therapy, Drug
▪ Cấp 2: PubMed, MIMS

▪ Cấp 3: Guideline của Bộ Y tế các nước, WHO; Sách Điều trị /


therapeutics của các bệnh viện, trường đại học Y Dược các nước;
Dược thư, dược điển các nước; Martindale, AHFS, Harrison’s, BNF,
Vidal; tờ hướng dẫn sử dụng thuốc (cấp phép bởi FDA, EMA)
Câu 2: Trình bày một số nguồn tài liệu cấp 3 để tra cứu thông tin liên quan đến
thuốc và việc sử dụng thuốc.

Yêu cầu Tài liệu cấp 3

Thông tin chung Dược thư, Martindale, AHFS, Drug Information Handbook
(DIH)

Cách sử dụng thuốc trong Phân theo nhóm thuốc: AHFS, Martindale, Dược thư
điều trị Phân theo bệnh: Applied Therapeutics, Harrison’s Principles of
Internal Medicine

Dược động học Basic Clinical Pharmacokinetics, Applied Clinical


Pharmacokinetics, Applied Biopharmaceutics &
Pharmacokinetics

TDKMM AHFS, Meyler’s Side Effects of Drugs, Dược thư

Tương tác thuốc Stockley’s Drug Interactions, Drug Interaction Facts, Tương tác
thuốc và chú ý khi chỉ định

Tương hợp, tương kỵ, Guide to Parenteral Admixtures, Handbook of Injectable Drugs
bảo quản thuốc tiêm
Ngộ độc, độc tính, quá Clinical Toxicology of Commercial Products, Poisoning and
liều Toxicology Handbook

Sử dụng thuốc cho Drugs in Pregnancy and Lactation, Prescribing in Pregnancy


PNCT/CCB

Sử dụng thuốc cho trẻ em Pediatric & Neonatal Dosage Handbook, The Harriet Lane
Handbook, BNF for Children

Sử dụng thuốc cho người Geriatric Dosage Handbook


cao tuổi

Sử dụng thuốc cho bệnh Drug Prescribing in Renal Failure (DPRF)


nhân suy thận

Sử dụng thuốc cho bệnh Drugs and the Liver: A Guide to Drug Handling in Liver
nhân suy gan Dysfunction

Các chế phẩm lưu hành Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Vidal Việt Nam, MIMS
trong nước Annual, Danh mục thuốc thiết yếu, Hướng dẫn điều trị, Tờ
hướng dẫn sử dụng

Cấp 1, 2
● PubMed
▪ Thiết lập câu hỏi, từ khóa theo PICO

▪ Tìm từ đồng nghĩa trên MeSH

▪ Dùng Advanced ghép các từ khóa

▪ Giới hạn kết quả tìm kiếm


● Tripdatabase, Cochrane
Trình bày một số nguồn tài liệu cấp 3 để tra cứu thông tin liên quan đến thuốc và
việc sử dụng thuốc.
*Nêu tên và phân loại các nguồn tài liệu cấp 3, nếu không nhớ được hết có thể phân
tích 3−4 nguồn cụ thể
AHFS Drug Information (AHFS)
- Do Hiệp hội Dược sĩ thuộc hệ thống y tế Hoa Kỳ biên soạn và được cập nhật
hàng năm
- Được FDA phê duyệt
- Cung cấp các chuyên luận toàn diện về thuốc đang lưu hành tại Mỹ
- Được phân theo nhóm điều trị hoặc nhóm dược lý
- Có bản online
Martindale: The Complete Drug Reference (MAR)
- Đây là nguồn CSDL cung cấp thông tin toàn diện về thuốc rất uy tín và được
cập nhật 2 năm một lần.
- Martindale cung cấp thông tin khách quan, chính xác cho các chuyên gia y tế
về tất cả các thuốc trên thế giới: thuốc đang lưu hành, thuốc mới xuất hiện, hay
thuốc cũ hiện nay ít dùng thậm chí những thuốc được thay đổi công thức…
- Người sử dụng có thể tra cứu theo nhóm thuốc hoặc tra cứu theo tên hoạt chất
- Có bản cài offline
Dược thư quốc gia Việt Nam (DT)
- Được biên tập bởi ban chỉ đạo biên soạn Dược thư Quốc Gia và Hội đồng
Dược điển Việt Nam
- Gồm 600 chuyên luận thuốc và các chuyên luận chung như sử dụng thuốc cho
phụ nữ có thai, nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau, nguyên tắc sử dụng kháng
sinh…
- Người sử dụng có thể tra cứu theo tên hoạt chất hoặc tên biệt dược
- Có bản offline
British National Formulary (BNF)
- BNF là ấn phẩm chung của Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp hội Dược sĩ Hoàng
gia Anh.
- Xuất bản 6 tháng một lần.
- BNF cung cấp cho bác sĩ, dược sĩ và các cán bộ y tế khác các thông tin cập
nhật về việc sử dụng thuốc, ít có thông tin dành cho cộng đồng.
- BNF là tài liệu tham khảo nhanh, do đó nó không phải luôn luôn bao gồm đầy
đủ tất cả thông tin cần thiết về quy định, phân phối.
- Có bản offline
Câu 3: Sườn bài chung của tìm kiếm thông tin trên Pubmed
Bước 1: Thiết lập câu hỏi
Bước 2: Xác định từ khóa theo PICO
P (Patient or problem): Bệnh nhân hay vấn đề
I (Intervention): Yếu tố can thiệp
C (Comparison): So sánh
O (Outcome): Kết quả
Bước 3: Tìm từ đồng nghĩa trên MeSH
Quá trình tìm kiếm:
Sử dụng từ điển hoặc các công cụ tìm từ đồng nghĩa Tiếng Anh
Đọc các bài báo và phát hiện thêm các từ đồng nghĩa để bổ sung vào quá trình tìm
kiếm
Sử dụng MeSH:
- Vào NCBI, chọn MeSH, gõ từ cần tìm vào ô Search
- Chọn các entry term, loại bỏ dấu phẩy
- Nối toàn bộ các từ đồng nghĩa bằng toán tử OR
Kết hợp từ đồng nghĩa tìm trên Pubmed bằng toán tử AND
Bước 4: Sàng lọc bài báo, giới hạn tìm kiếm (VD: chỉ chọn RCT, full text, chọn độ
tuổi...)

Đề 2018
Câu 1. Trình bày phân loại nguồn thông tin theo cấp độ. Nêu ưu nhược điểm mỗi loại và
nêu VD minh họa.
Câu 2. Nêu quy trình 7 bước tìm thông tin thuốc. Trong bước “phát triển chiến lược tìm
kiếm” thì quá trình tìm kiếm nguồn thông tin theo các cấp độ theo trình tự như thế nào
là hiệu quả nhất? Vì sao?

7 bước tìm thông tin thuốc:


Bước 1: Xác định đặc điểm của người yêu cầu
Bước 2: Thông tin cơ bản từ người yêu cầu thông tin
Bước 3: Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản của khách hàng
Bước 4: Phát triển chiến lược và tiến hành tìm kiếm
Bước 5: Đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin
Bước 6: Trả lời thông tin
Bước 7: Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi
XTXPĐTL
Tìm kiếm nguồn thông tin từ: Nguồn cấp 3 → nguồn cấp 2 → nguồn cấp 1
Sắp xếp theo trình từ tự này vì:
Muốn tìm hiểu thông tin thì phải đi từ khái quát đến chi tiết. Nguồn cấp 3 là những
thông tin toàn diện, tổng thể được công nhận độ tin cậy chuyên môn và pháp lý
cao rộng rãi, sử dụng cho mọi đối tượng. Nhưng nó có nhược điểm là cập nhật
tương đối kém + thông tin chuyên môn sâu còn thiếu nên không phù hợp với
từng đối tượng cụ thể. Nên những yêu cầu cung cấp thông tin sâu hơn, chi tiết hơn,
những thông tin về thuốc cho từng đối tượng cụ thể (người già, trẻ em, người có bệnh
lý,..) thì phải tìm đến các nguồn thông tin cấp 1, cấp 2.
Câu 3. Trình bày các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin từ các nguồn cấp 1, 2,
3.
Đánh giá chất lượng thông tin cấp 1,2:
- Phương pháp nghiên cứu: độ tin cậy và mức chứng cứ theo tháp bằng chứng

- Thiết kế nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, loại hình
nghiên cứu, cỡ mẫu và chọn mẫu, các biến, xử lý thống kê
- Loại tạp chí đăng tải:
+ Uy tín của tạp chí: Dựa trên chỉ số trích dẫn, chỉ số ảnh hưởng (Impact
factor), IF càng cao thì tạp chí càng uy tín ( vd: Nature: IF = 34…)
+ Tạp chí có bình duyệt hay không?
- Tên tác giả
- Số lượt trích dẫn
- Kết quả, kết luận: Biện giải kết quả nghiên cứu
Bổ sung cấp 2: thông tin chi tiết hóa và tham chiếu thích hợp, liên kết đến trang web
khác cung cấp thông tin tốt với nội dung nhất quán
Đánh giá chất lượng TT cấp 3:
- Tác giả có kinh nghiệm/chuyên gia trong lĩnh vực phù hợp để xuất bản tài liệu?
- Tài liệu có phù hợp về mặt thời gian không (dựa trên ngày xuất bản)?
- Thông tin có các nguồn trích dẫn, tham khảo phù hợp không?
- Tài liệu có chứa thông tin liên quan?
- NXB, uy tín của NXB: tài liệu có chứa thông tin khách quan không, có đảm bảo
không bị thành kiến hoặc mắc các lỗi quá hiển nhiên không?
Câu 4. Trình bày các bước tìm kiếm thông tin trên Pubmed
BN nam 65 tuổi bị suy thận kèm tăng huyết áp. Dùng ramipril 1 tháng không thấy đỡ.
Có nên dùng nifedipin trong trường hợp này? So sánh tác dụng hạ áp của 2 loại thuốc.
Vào bài
Bước 1: Thiết lập câu hỏi
Câu hỏi là: “BN nam 65 tuổi bị suy thận kèm tăng huyết áp, có nên dùng nifedipin
thay cho ramipril không?”
Bước 2: Xác định từ khóa theo PICO:
P: suy thận kèm tăng huyết áp
I: Nifedipin
C: Ramipril
O: Kiểm soát huyết áp = Control blood pressure
Bước 3: Tìm từ đồng nghĩa trên MeSH
“ Kidney failure”, “ Hypertension”
“Nifedipin”
“Ramipril”
“ Control blood pressure”
Kết hợp tất cả đồng nghĩa của 4 từ vừa tìm được bằng toán tử OR trên Pubmed
Bước 4: Sàng lọc bài báo: chọn nam, 65 tuổi trở lên

Đề 2019
Câu 1 (2.5d). Trình bày ý nghĩa của Thông tin thuốc. Trình bày về nguồn thông tin cấp
1 và nêu ưu, nhược điểm.
=> Học thuộc cái bảng là được rồi
Câu 2 (2.5d). Nêu quy trình 7 bước Thông tin thuốc. Nêu chi tiết bước “đánh giá, phân
tích và tổng hợp thông tin”.
*Nêu đề mục 7 bước tìm kiếm, phân tích kỹ bước 5
Câu 3 (2.5d). Trình bày một số nguồn tài liệu cấp 3 để tra cứu thông tin liên quan
đến thuốc và việc sử dụng thuốc.
*Nêu tên và phân loại các nguồn tài liệu cấp 3, nếu không nhớ được hết có thể phân
tích 3−4 nguồn cụ thể
Câu 4 (2.5d). Trình bày quy trình tìm kiếm thông tin thuốc cho tình huống lâm
sàng cụ thể sau:
Bệnh nhân nữ A, 29 tuổi, đang mang thai ở tháng thứ 7. Bệnh nhân xuất hiện đau răng
mấy ngày gần đây kèm theo sốt. Sau khi đi khám, bác sỹ đã kê đơn thuốc có
Mofen−400 (Ibuprofen). Bệnh nhân gửi thư điện tử xin ý kiến tư vấn của dược sĩ.
Theo anh/chị việc dùng Ibuprofen liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
*Sử dụng quy trình 7 bước áp dụng vào trường hợp cụ thể này. Với tài liệu cấp 3 cần
nêu tên ví dụ một số sách, web.
Bài làm
Bước 1: Xác định đặc điểm của người yêu cầu
Bệnh nhân - Người không có trình độ chuyên môn
Bước 2: Thông tin cơ bản từ người yêu cầu thông tin
Bệnh nhân nữ A
Tuổi: 29 tuổi
Đang mang thai ở tháng thứ 7
Bị sốt, Đã được bác sĩ kê đơn sau khi khám: dùng Mofen 400 (ibuprofen),
Bước 3: Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản của khách hàng
Xác định: Tìm hướng dẫn điều trị bệnh sốt cho bệnh nhân nữ 29 tuổi đang mang thai
Phân loại:
- Thông tin liên quan đến phác đồ điều trị sốt ở PN mang thai
- Hướng dẫn sử dụng thuốc trên PN có thai
Bước 4: Phát triển chiến lược và tiến hành tìm kiếm
Chiến lược tìm kiếm: Nguồn cấp 3 → nguồn cấp 2 → nguồn cấp 1
- Nguồn cấp 3: Drug use in Pregnancy, dược thư việt nam, Martindale, Drugs in
Pregnancy and Lactation , Prescribing in pregnancy,....
- Nguồn cấp 2:
+ Thiết lập câu hỏi: PN có thai có sử dụng ibuprofen khi sốt không?
+ Xác định từ khóa PICO:
P: Đau răng, Sốt
I: Ibuprofen
C:
O: Phụ nữ có thai/ ảnh hưởng đến thai nhi
+ Tìm từ đồng nghĩa trên MeSH
+ Tìm kiếm bằng từ khóa đã tìm được từ đồng nghĩa ở bước trên
- Nguồn cấp 1: Ta sẽ ra được các bài báo
Bước 5: Đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin
Bước 6: Trả lời thông tin
Sau khi đánh giá ở bước 5 ta sẽ
Bước 7: Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi
Đề 2020

Đề 2021
Câu 1: Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn thông tin cấp 1,2,3
Câu 2: Cho đề tài nghiên cứu hiệu quả cải thiện tiêu chí tim mạch khi sử dụng thuốc
ức chế SGLT2 trên BN ĐTĐ typ 2
1. Xđ từ khóa theo PICO
P: BN ĐTĐ typ 2
I: Thuốc ức chế SGLT2
C: Không có
O: Biến cố tim mạch
2. Trình bày tìm từ đồng nghĩa của từ khóa I trên Pubmed. Nối bằng toán tử gì?
B1: Vào trang NCBI
B2: Chọn MeSH → nhập từ “ SGLT2 inhibitors” → Tìm kiếm
B3: Ấn vào kết quả đầu tiên → tìm đến phần “ Entry Terms”
=> kết hợp các từ đồng nghĩa bằng toán tử OR => Tìm kiếm trên Pubmed
B4: Cú pháp cho tìm kiếm : “ SGLT2 inhibitors or…” Copy dòng này lên
thanh tìm kiếm của Pubmed
B5: Nếu xuất hiện “ Quoted phrase not found” => có từ khóa thừa
Pubmed không tìm thấy => kiểm tra lại trong search details và loại bỏ từ
khóa đó đi.

3. Từ khóa “ hiệu quả” có cần thiết k? vì sao?


Không cần. Vì sẽ làm giới hạn việc tìm kiếm nội dung, do từ “ hiệu quả” là
danh từ chung. Nhiều bài báo sẽ cụ thể hóa hiệu quả và an toàn bằng cụm từ
liên quan đến đặc tính của thuốc. ( Theo đáp của trường đh D)
4. Cho tên 2 bài báo tìm được, 2 bài này có thể chọn để sàng lọc tiếp không?
Có các yếu tố gì phù hợp với PICO ở trên?

Nói chung câu này là xét PICO 2 bài báo so với ban đầu nếu giống —> Tiếp tục đến
bước xét “ có thể sàng lọc tiếp hay ko”
Nếu không nói rõ là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng nhưng nghi ngờ có
thể là 1 RCT nên cần tiếp tục sàng lọc ( Theo đáp án trường D)
Câu 3: Thiết kế nghiên cứu so sánh ảnh hưởng lên tim mạch của celecoxib với 2
NSAID khác (có liều lượng cụ thể). Thiết kế có phù hợp không? Vì sao
Câu 4: Cho 1 đoạn báo Tiếng Anh, nếu tiêu chí chính, phụ, an toàn, pp đánh giá mức
độ đau, mức chênh lệch có ý nghĩa lâm sàng?
============================
Toán tử AND: Tìm kiếm các bài báo liên quan đến cả 2 từ khóa
Toán tử OR: Tìm kiếm các bài báo có 1 trong 2 hoặc cả 2 từ khóa
Tiêu chí chính là: Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, là cơ sở tính toán cỡ mẫu trong
quá trình xây dựng đề cương, thường liên quan đến trực tiếp đến thực hành lâm sàng
Tiêu chí phụ: là các tiêu chí bổ sung nhằm tận dụng kết quả của 1 RCT để tiết kiệm
nguồn lực. Không thể được coi là tiêu chí cơ bản
Kết quả của một tiêu chí phụ trong RCT không được cho là kết luận về hiệu quả/ độ
an toàn của thuốc mà chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng
ĐỀ THỰC HÀNH (HIỆU CHỈNH LIỀU)
Bài 1: Bệnh nhân nam 16 tháng tuổi bị sốt 390C
- Anh/chị hãy tìm tất cả các hướng dẫn hiệu chỉnh liều (công thức liều) sử
dụng Paracetamol cho bệnh nhân trên (theo quy trình tìm kiếm thông tin
thuốc)
- Hãy đánh giá và sắp xếp tài liệu theo mức độ tin cậy của thông tin.
- Hãy tổng hợp và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất cho Hội đồng.
P: Sốt (fever)
I: Paracetamol
C:
O: Hiệu chỉnh liều (dose)
Bài 2: Bệnh nhân nam 50 tuổi suy thận độ II, bị viêm họng được chỉ định dùng
Amoxicillin.
- Anh/chị hãy tìm tất cả các hướng dẫn hiệu chỉnh liều (công thức liều) sử
dụng Amoxicillin cho bệnh nhân trên (theo quy trình tìm kiếm thông tin
thuốc)
- Hãy đánh giá và sắp xếp tài liệu theo mức độ tin cậy của thông tin.
- Hãy tổng hợp và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất cho Hội đồng.
P: suy thận độ 2 (Chronic renal failure) , viêm họng (sore throat)
I: Amoxicillin
C:
O: Hiệu chỉnh liều
Bài 4: Bệnh nhân nữ 30 tuổi được chẩn đoán suy thận độ 2, bị loét dạ dày có HP
và được chỉ định dùng Clarithromycin.
- Anh/chị hãy tìm tất cả các hướng dẫn hiệu chỉnh liều (công thức liều) sử
dụng Famotidin cho bệnh nhân trên (theo quy trình tìm kiếm thông tin
thuốc)
- Hãy đánh giá và sắp xếp tài liệu theo mức độ tin cậy của thông tin.
- Hãy tổng hợp và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất cho Hội đồng.
P: Suy thận độ 2, loét dạ dày HP (Chronic Renal Insufficiencies, Gastric ulcers,
Helicobacter Pylori)
I: Famotidin, clarithromycin
C:
O: Liều
Bài 5: Bệnh nhân nam 45 tuổi được chẩn đoán suy thận độ 2, bị viêm họng và
được chỉ định dùng Cephalexin
- Anh/chị hãy tìm tất cả các hướng dẫn hiệu chỉnh liều (công thức liều) sử
dụng Famotidin cho bệnh nhân trên (theo quy trình tìm kiếm thông tin
thuốc)
- Hãy đánh giá và sắp xếp tài liệu theo mức độ tin cậy của thông tin.
- Hãy tổng hợp và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất cho Hội đồng.
P: suy thận độ 2, viêm họng
I: Cephalexin
C:
O: Hiệu chỉnh liều

You might also like