You are on page 1of 15

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CLB TTGDSK CẦU VAI XANH

MỤC TIÊU:
1. Biết cách tìm tài liệu trên Internet
2. Biết cách dẫn nguồn trong đề cương TTGDSK
3. Biết cách phân cấp nguồn thông tin
4. Hiểu được ý nghĩa của các yếu tố đánh giá sơ bộ độ tin cậy của trang web và bài viết trên trang
web
5. Thực hành đánh giá được một số bài viết trên các trang web thường gặp
ĐỐI TƯỢNG: chủ yếu dành cho thành viên mới và thành viên năm nhỏ (năm 1, 2, 3)
THỜI GIAN (dự kiến): 120 phút

GIỚI THIỆU
Y học là khoa học về sức khỏe con người, dựa trên nền tảng là những kiến thức đúng đắn có bằng
chứng khoa học rõ ràng. Chính vì thế, một trong những yếu tố tiên quyết của một người truyền thông
giáo dục sức khỏe là nền tảng kiến thức chính xác và minh bạch. Kiến thức đúng giúp tăng giá trị và
sức nặng của bài truyền thông, đồng thời giúp người truyền thông tự tin và dõng dạc khi đứng nói
trước cộng đồng.
Trong thế giới của khoa học sức khỏe, nguồn thông tin chính là “tấm thẻ căn cước”, là giấy thông
hành quyết định một thông tin nào đó có đủ uy tín để đưa vào sử dụng hay không. Hay nói đơn giản
hơn, mỗi dữ liệu, mỗi câu từ như đất sét tạo nên viên gạch (bài viết), tập hợp nhiều viên gạch xây nên
một ngôi nhà (trang web, cuốn sách), tập hợp hàng chục triệu ngôi nhà tạo nên hành tinh (Cơ sở dữ
liệu), và nhiệm vụ của ta là xác định xem ngôi nhà nào có nền móng đủ vững chắc để định cư và lập
nghiệp lâu dài.
Dựa trên các tài liệu tham khảo, kiến thức lĩnh hội từ những anh chị đi trước kết hợp với kinh
nghiệm của bản thân người viết, sai sót là điều không thể tránh khỏi, mong bạn đọc gửi góp ý về địa
chỉ mail ở góc cuối mỗi trang để bài viết này được hoàn thiện tốt hơn.

1. THỐNG KÊ
Khảo sát 30 thành viên của CLB TTGDSK Cầu Vai Xanh năm học 2020 – 2021 ghi nhận các
nguồn tài liệu được sử dụng phổ biến nhất gồm: các trang web (của Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức Y tế
Thế giới WHO, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC), sách giáo trình của
trường ĐHYK, Guidelines hướng dẫn thực hành lâm sàng, sách chuyên ngành. Trong phạm vi nguồn
tài liệu thuộc các trang web, ngoài Bộ Y tế VN, WHO, CDC, còn có các trang web như Uptodate,
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ NIH, trang web Medscape, Báo Sức khỏe và Đời sống. Mặc dù các biểu
đồ này chỉ mang tính tương đối vì chưa thể khảo sát được toàn bộ thành viên của CLB nhưng chúng
đã thể hiện được nét tương đồng trong quan điểm chọn lựa nguồn tài liệu của các thành viên Ban
Chuyên môn nói riêng và thành viên CLB Cầu Vai Xanh nói chung. Để xây dựng được những nét
tương đồng ấy trước hết cần có một công thức chung làm nền tảng cơ sở để các thành viên định hướng
điểm khởi đầu cho bản thân và từ đó tự linh hoạt thêm thắt những “gia vị” hay cách thức tìm kiếm tài
liệu của riêng mình.

1 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
2 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
2. CÁCH TÌM KIẾM TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
2. 1. Tìm và lọc thông tin trên Google
Cách này cho phép tiếp cận thông tin ở nhiều trang web hay tổ chức khác nhau và hoặc là chọn
vào đường link của những trang thông tin uy tín bạn đã biết hoặc là dựa theo 8 nguyên tắc sẽ được đề
cập ở phần sau để tự đánh giá một trang thông tin nào đó. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng bộ công cụ
tìm kiếm nâng cao trên Google để khu trú kết quả tìm kiếm. (tự tìm hiểu thêm khi cần thiết)

Hình 2-1. Tìm với từ khóa

Hình 2-2. Tìm với từ khóa kèm tên tổ chức/ trang web

3 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
2. 2. Tìm trực tiếp trong trang chủ của tổ chức
Cách này được áp dụng khi bạn đã có thói quen sử dụng lâu năm một trang thông tin uy tín nào
đó, và theo cảm nhận chủ quan của bạn, mức độ tin cậy của bạn đối với thông tin của trang đó có vẻ
cao hơn so với các trang khác, nên bạn chọn vô thẳng trang chủ của trang đó để tìm thông tin cho tiết
kiệm thời gian.

4 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
3. PHÂN CẤP NGUỒN THÔNG TIN [4]
Thông tin thì có hằng hà sa số, để tiết kiệm thời gian mà vẫn đạt được hiệu quả tìm kiếm tài liệu,
tài liệu khoa học nói chung và y khoa nói riêng được nhóm lại thành các cấp nguồn dựa trên sự tương
quan về đặc điểm của các tài liệu, từ đó tuỳ nhu cầu của mỗi người sẽ có sự lựa chọn sẽ dùng hay ưu
tiên dùng (những) cấp nguồn nào và sẽ dùng tài liệu nào trong cấp nguồn đó.
Bảng 3-1. Phân cấp nguồn thông tin và đặc điểm của mỗi cấp
Nguồn
Tài liệu Ưu điểm Hạn chế
thông tin
Các nghiên cứu lâm ⁎ Cung cấp thông tin chi tiết ⁎ Kết luận có thể không
sàng, các bài báo ⁎ Hầu hết được thẩm định đúng vì chỉ dựa vào một
khoa học (ca bệnh, (peer-reviewed) thử nghiệm
bệnh chứng, đoàn ⁎ Cập nhật hơn so với nguồn ⁎ Kết luận phụ thuộc vào
hệ, RCT…) cấp 2 và 3 phương pháp tiến hành
Cấp 1
⁎ Yêu cầu kỹ năng đánh
giá độ tin cậy
⁎ Cần thời gian để thông
tin được chấp nhận rộng
rãi
Các cơ sở dữ liệu ⁎ Truy cập nhanh đến nguồn ⁎ Có “độ trễ” về thời gian
cho phép tra cứu cấp 1 ⁎ Số lượng tạp chí đưa vào
danh mục hay tóm ⁎ Giúp nhìn bao quát và/hoặc danh mục phụ thuộc tiêu
tắt các tài liệu thông thông tin ngắn gọn về chủ đề chí, nội dung của cơ sở
Cấp 2 tin cấp 1 (PubMed, ⁎ Thông tin thường được cập dữ liệu
Embase…) nhật ⁎ Yêu cầu kỹ năng tìm
⁎ Các thông tin nhìn chung kiếm thông tin
được dẫn từ nguồn đã được
thẩm định
Chọn lọc, tóm tắt từ ⁎ Thuận tiện, dễ tiếp nhận ⁎ Có “độ trễ” về thông tin
nguồn thông tin cấp ⁎ Được chia thành các lĩnh ⁎ Hạn chế về dung lượng
1, được chấp nhận vực cụ thể (tương tác thuốc, văn bản, thông tin không
như tài liệu chuẩn dùng thuốc trong thai kỳ, tác đầy đủ
Cấp 3 trong thực hành Y dụng phụ…) ⁎ Thường có ảnh hưởng
Dược (sách giáo ⁎ Thường được chấp nhận bởi tác giả
khoa, sách chuyên trong thực hành lâm sàng ⁎ Mất tính chính xác và tin
khảo, hướng dẫn cậy nếu tài liệu cấp 1
điều trị…) không tốt

5 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
Hình 3-1. Sơ đồ tính chất các nguồn thông tin

4. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỘ TIN CẬY CỦA TRANG WEB


Qua mục Thống kê ở đầu bài, ta cũng phần nào nắm được một số những nguồn tài liệu mà thành
viên CLB Cầu Vai Xanh thường sử dụng. Vì sao những nguồn tài liệu ấy có tần suất sử dụng cao như
vậy? Ngoài những nguồn tài liệu ấy, có cách nào để khai thác, tìm kiếm thêm các nguồn tài liệu khác
để làm phong phú bài truyền thông giáo dục sức khoẻ hay đơn giản là để dự phòng trong những trường
hợp mà các nguồn ưu tiên ban đầu không có nội dung mình muốn tìm không?
4. 1. Các nguồn được sử dụng phổ biến trong CLB TTGDSK Cầu Vai Xanh
NGUỒN TIẾNG VIỆT NGUỒN NƯỚC NGOÀI
Bộ y tế Tổ chức Y tế Thế giới WHO
Báo Sức khỏe & Đời sống Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC
TpHCM (HCDC) Sách chuyên ngành
Sách chuyên ngành Uptodate
Bài giảng của trường ĐHYK Medscape, Mayo Clinic, WebMD

4. 2. Chứng chỉ HONcode


- Là chứng chỉ được cấp bởi tổ chức phi lợi nhuận Health On the Net, có trụ sở tại Thụy Sĩ.
- Chứng nhận cho các trang web đạt đủ 8 nguyên tắc quan trọng, củng cố độ
tin cậy về các thông tin y học và sức khỏe được đăng trên các trang web này.
- HONcode KHÔNG chịu trách nhiệm về mặt thông tin kiến thức được
cung cấp bởi các trang web. Bộ 8 nguyên tắc của HONcode chỉ nhằm:
 Đảm bảo các nhà phát triển trang web duy trì được nền tảng đạo đức cơ
bản về thông tin, tuy nhiên HONcode không thể quản lý hết các thông tin
được đăng tải cũng như độ cập nhật của trang web dù cho chất lượng thông
tin đã được chứng nhận đạt chuẩn ở thời điểm cấp chứng chỉ.
 Đảm bảo người đọc nắm được nguồn thông tin và mục đích của các dữ liệu họ đọc được. [2]
 Vậy nên: Không thể chỉ dựa vào HONcode để đánh giá độ tin cậy về thông tin y khoa.
Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu đã chứng minh các trang web đạt HONcode cung cấp thông tin
đáng tin cậy hơn những trang web không được cấp chứng chỉ này. [1]

6 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
4. 3. Các yếu tố cần đánh giá khi truy cập trang web
Gọi là đánh giá sơ bộ vì chúng ta đang thảo luận về mặt hình thức của nguồn tài liệu, phía sau còn
cả một quá trình đọc bài và duyệt bài với cố vấn để đảm bảo chất lượng về mặt nội dung. Nhưng quá
trình nhận định sơ bộ này giống như chiếc kim chỉ nam định hướng ta ngay từ con đường khởi đầu
để không lạc lối và sa lầy giữa hằng hà sa số các nguồn thông tin trên Internet.
4. 3. 1. Đánh giá dựa theo các yếu tố trong HONcode
Mục đích chính của việc giới thiệu HONcode đến các bạn vì bộ 8 nguyên tắc của nó có nét tương
đồng với quá trình đánh giá sơ bộ một trang web để ta cân nhắc có lấy nội dung của trang đó không.
Chính vì thế nên khi vào bất kỳ trang web nào dù cho có chứng chỉ HONcode hay không, ta vẫn có
thể áp dụng những nguyên tắc này để tự tìm hiểu và đánh giá độ tin cậy của trang web đó.
Bảng 4-1. 4 yếu tố dựa trên bộ 8 nguyên tắc HONcode cần khai thác trong trang web [3]
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG
Khuyến cáo bổ sung Nhấn mạnh những thông tin được cung cấp không nhằm mục đích thay thế
(Complementarity) sự trao đổi trực tiếp giữa bệnh nhân và nhân viên y tế.
- Hỏi sự đồng ý của người dùng trước khi họ tiếp cận thông tin
- Hiện rõ nơi lưu trữ thông tin của người dùng
Tính riêng tư
- Sự hiện diện của bên thứ ba (ngoài người sở hữu thông tin và người
(Privacy/
xem)
Confidentiality)
- Cookies và mục đích sử dụng
- Google Analytics và mục đích sử dụng
Tính minh bạch Cách thức liên hệ với người chịu trách nhiệm cho trang web, bài viết, bài
(Transparency) nghiên cứu, luận văn, sách…
Tài chính Công khai rõ ràng nếu có nhà tài trợ, nhà đầu tư, thương hiệu hợp tác quảng
(Financial Disclosure) cáo…

Hình 4-1. Khuyến cáo bổ sung trên guideline của NIH

Hình 4-2. Thông tin liên hệ trên NIH

7 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
Hình 4-3. Thông báo về cookies trên Uptodate

Hình 4-4. Các thông tin về quyền riêng tư, cookies, quảng cáo trên Medscape
4. 3. 2. Đánh giá mục About us
Hầu hết các trang web thường có một mục gọi là “About us”, khi vào mục này ít nhất phải khai
thác được:
 What: Sơ bộ thông tin về tổ chức, hình thức hoạt động (lợi nhuận/ phi lợi nhuận/ chính phủ tài
trợ…)
 Who: Do ai chịu trách nhiệm, có làm trong lĩnh vực y tế không, học hàm, học vi, nơi công tác,
lĩnh vực công tác. Đặc biệt phải tìm hiểu được đội ngũ phụ trách nội dung bài viết.
 Why: Mục đích thành lập
 Where: Quốc gia khởi nguồn của tổ chức đó, có trụ sở không hay mang tính trực tuyến.
 When: thành lập khi nào
 How: cách thức hoạt động, đặc biệt là quá trình từ lúc viết bài đến lúc đăng bài qua những quá
trình bình duyệt, thẩm định như thế nào.

Hình 4-5. Mục About Us của Uptodate

8 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
Hình 4-6. Quá trình biên tập và kiểm định nội dung của Uptodate.

5. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỘ TIN CẬY CỦA BÀI VIẾT TRÊN TRANG WEB
5. 1. Các yếu tố cần đánh giá khi truy cập bài viết trên trang web
Bảng 5-1. 4 yếu tố dựa trên bộ 8 nguyên tắc HONcode cần khai thác trong bài viết [3]
ĐẶC ĐIỂM CHI TIẾT
Tên, học hàm, học vị, nơi công tác, lĩnh vực công tác của người/ đội ngũ
Tác giả
chịu trách nhiệm cho trang web (có thể mở rộng ra áp dụng cho bài viết,
(Authority)
bài nghiên cứu, luận văn, sách…)
Tính chính thống - Thời gian đăng bài hoặc thời gian cập nhật gần nhất (nếu có)
(Attribution) - Dẫn nguồn tham khảo thông tin
Mọi thông tin y khoa đều mang tính khách quan và rõ ràng, nhất là những
Tính hợp lý
tuyên bố liên quan đến điều trị, các sản phẩm thương mại, dịch vụ phải
(Justifiability)
được cung cấp các bằng chứng khoa học uy tín.
- Đính kèm chữ “Quảng cáo” hoặc “Advertisement” để không nhầm
Quảng cáo
lẫn với thông tin chính của bài.
(Advertisement
- Tránh lấy thông tin từ các trang có quảng cáo về bạo lực, trò chơi không
Policy)
lành mạnh, chính trị, tôn giáo, thuốc có nguồn gốc không rõ ràng…

 Ví dụ. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323627
Nhận định sơ bộ về trang thông tin này:
Tác giả là một biên tập viên chuyên mục sức khỏe tự do, có tên người tham vấn y khoa nhưng
không tìm được thông tin người này; có nguồn tài liệu tham khảo; có thời gian đăng bài cũng như
thời gian cập nhật gần nhất; có hình thức liên hệ với người phụ trách trang web; có đề mục
Advertisement (Quảng cáo), có quảng cáo giao dịch chưa kiểm định được độ tin cậy.
 Như vậy, độ tin cậy của bài viết này không cao, tốt nhất không nên lấy.*

9 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
10 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
5. 2. Một số lưu ý:
* Độ tin cậy của một số bài viết còn tùy thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người, vì thường
các bài viết hay trang web khó có thể thỏa đủ toàn bộ các yếu tố, dẫn đến việc mỗi người sẽ tự chọn
cho mình những yếu tố ưu tiên khác nhau, vì thế nên cùng một bài viết/ trang web có người chọn, có
người không chọn, nhưng nếu bạn chọn thì phải có dẫn chứng thuyết phục bảo vệ quan điểm của
mình.
- Một số bài viết có tên tác giả nhưng không có nguồn tài liệu tham khảo:
 Trường hợp 1: nếu tác giả làm trong lĩnh vực y tế và phù hợp với chủ đề bài viết thì bài viết được
xem như là ý kiến chuyên gia, tốt nhất nên xếp bài viết vào nhóm những sự lựa chọn cuối cùng
khi không còn bài viết nào đáng tin cậy hơn.
 Trường hợp 2: nếu tác giả không làm trong lĩnh vực y tế (thường là biên tập viên), không nên lấy
bài viết (Ngoại lệ: Báo Sức khỏe và Đời sống).
- Một số bài viết có nguồn tài liệu tham khảo nhưng không có tác giả cụ thể, dựa vào quá trình
tìm hiểu đội ngũ phụ trách nội dung của tổ chức, quá trình biên tập, thẩm định nội dung và đào
sâu tìm hiểu các nguồn để cân nhắc có chấp nhận bài viết hay không. (Đây có thể coi là phần nâng
cao đối với các bạn mới, vì thế các bạn có thể tìm kiếm trên các trang web phổ biến trong CLB
hoặc hỏi các thành viên cũ, các anh chị lớn…)

11 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
Hình 5-1. Ví dụ cho trường hợp không dẫn tên riêng của tác giả (website Mayo Clinic)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alcoholic-hepatitis/symptoms-causes/syc-20351388

12 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
6. DẪN NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quan sát phần trích dẫn nguồn của 2 đề cương trên, ta nhận thấy bản thứ 2 có phần dẫn nguồn
rõ ràng hơn, dễ nhìn hơn, dù chưa hợp chuẩn 100% nhưng vẫn đủ để người đọc hình dung nội dung
đề cập trong mỗi đường link. Như vậy, khi truyền thông viên hay bất kỳ ai cần kiểm tra lại thông tin
cũng dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Hơn hết, chỉ cần dành ra thêm một chút thời gian, ta có
thể tăng hiệu ứng cảm quan lên nhiều lần, giúp cộng đồng cảm nhận sự chỉn chu và chuyên nghiệp
khi nhìn vào bản đề cương.
Ở cấp độ làm quen, yêu cầu dành cho các bạn không quá khắt khe và không bắt buộc hợp
chuẩn 100% theo nguyên tắc trích dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng cần thiết nên có các yếu
tố sau khi trích dẫn nguồn trong đề cương TTGDSK:
Tên tổ chức/ trang web/ tác giả bài viết (nếu người viết bài là chuyên gia y tế), tiêu đề bài
viết, ngày, tháng, năm xuất bản/ thời gian cập nhật gần nhất + đường dẫn truy xuất
Ví dụ.
(1) Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, Điều trị HIV trong tình hình COVID-19, 19/08/2021
http://vaac.gov.vn/chuyen-trang/dieu-tri-hiv-trong-tinh-hinh-covid-19.html
(2) World Health Organization, WHO, Vaccine efficacy, effectiveness and protection, 14/07/2021
https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/vaccine-efficacy-effectiveness-and-protection

Tài liệu tham khảo thêm:


Trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định của Bộ GD và ĐT, Thư viện Trung Tâm ĐHQG-HCM
https://drive.google.com/file/d/1qiPDVhuoy4jp3JthXS07W8DrrGNuqy3F/view?usp=sharing

13 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
7. KẾT LUẬN
- Đánh giá sơ bộ trang web:
 Khuyến cáo bổ sung, Tính riêng tư, Tính minh bạch, Tài chính
 Mục About Us: 5W – 1H
- Đánh giá sơ bộ bài viết: Tác giả, Tính chính thống, Tính hợp lý, Quảng cáo
- Sau khi đánh giá các yếu tố mà vẫn còn phân vân:
⁎ Xem thông tin nằm trong các nguồn trích dẫn ở cuối bài.
⁎ Copy đoạn thông tin cần lấy và search tìm nguồn uy tín bạn biết.
⁎ Hỏi các anh chị lớn, cố vấn, thầy cô.
⁎ Áp dụng phương châm “phân vân = không chính thống”, không lấy thông tin đó
nữa.
- Lấy các thông tin gần với thời điểm bạn tìm kiếm để đảm bảo độ cập nhật.
- Những tờ báo tuy uy tín nhưng ko thuộc phạm trù khoa học như CNN, BBC, Laodong,
Thanhnien… tốt nhất không lấy.
- Tránh dùng bài của các trang phòng khám đa khoa, hay bệnh viện,... để giữ tính khách
quan đối với cộng đồng truyền thông.
- Đối với các hoạt động TTGDSK: sử dụng những nguồn vừa uy tín vừa dễ tiếp cận với
cộng đồng như who.int, moh.gov.vn, CDC.gov... (lưu ý đuôi .gov). Nếu muốn lấy thông
tin từ các trang học thuật như NCBI, PubMed, sách chuyên ngành… cần cân nhắc thật
kỹ lưỡng nếu như bắt buộc phải lấy vì thông tin cần thiết không có trong các nguồn uy
tín phổ biến.
- Đối với số liệu thống kê có thể cân nhắc chọn trang tiếng Việt uy tín rồi đến những trang
Nước ngoài, vì khi gặp trường hợp cùng 1 kiến thức, 2 số liệu khác nhau nhưng không
trang nào sai cả, chẳng qua vì nó “du học” vào Việt Nam thì phải được thay đổi để phù
hợp dịch tễ, thể trạng người VN (ngoài ra còn liên quan tính pháp lý đối với các guideline
hàng đầu). Trong khi đó, nguồn Nước ngoài có tính chuyên sâu về kiến thức cũng như
ưu thế về độ cập nhật.

8. LƯỢNG GIÁ
1. Trong các cấp nguồn thông tin, cấp nguồn nào chiếm ưu thế về độ cập nhật? Cấp nguồn nào
thường được chấp nhận trong thực hành lâm sàng?
2. Kể tên các điểm cần lưu ý trước khi bạn quyết định lấy thông tin trên một trang web nào đó?
3. Kể tên các điểm cần lưu ý khi bạn đọc một tài liệu về sức khoẻ?

14 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. R. A. Bruce-Brand và các cộng sự. (2013), "Assessment of the quality and content of information on
anterior cruciate ligament reconstruction on the internet", Arthroscopy. 29(6), tr. 1095-100.
2. The Health on the Net Foundation Code of Conduct, truy cập ngày 26/08/2021, tại trang web
https://www.hon.ch/HONcode/Patients/.
3. The Health on the Net Foundation Code of Conduct HONCODE HEALTH SITES CERTIFICATION
GUIDELINES, truy cập ngày 26/08/2021, tại trang web https://tinyurl.com/55td5dep.
4. TS. DS. Võ Thị Hà (2020), Thông tin thuốc: Y học thực chứng, chủ biên, Khoa Dược, ĐHYK Phạm
Ngọc Thạch.

10. MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ......................................................................................................................................... 1


1. THỐNG KÊ ...................................................................................................................................... 1
2. CÁCH TÌM KIẾM TÀI LIỆU TRÊN INTERNET .......................................................................... 3
2. 1. Tìm và lọc thông tin trên Google .............................................................................................. 3
2. 2. Tìm trực tiếp trong trang chủ của tổ chức ................................................................................. 4
3. PHÂN CẤP NGUỒN THÔNG TIN [4] ........................................................................................... 5
4. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỘ TIN CẬY CỦA TRANG WEB ................................................................ 6
4. 1. Các nguồn được sử dụng phổ biến trong CLB TTGDSK Cầu Vai Xanh ................................. 6
4. 2. Chứng chỉ HONcode ................................................................................................................. 6
4. 3. Các yếu tố cần đánh giá khi truy cập trang web ....................................................................... 7
4. 3. 1. Đánh giá dựa theo các yếu tố trong HONcode ................................................................. 7
4. 3. 2. Đánh giá mục About us .................................................................................................... 8
5. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỘ TIN CẬY CỦA BÀI VIẾT TRÊN TRANG WEB .................................. 9
5. 1. Các yếu tố cần đánh giá khi truy cập bài viết trên trang web ................................................... 9
5. 2. Một số lưu ý: ........................................................................................................................... 11
6. DẪN NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 13
7. KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 14
8. LƯỢNG GIÁ .................................................................................................................................. 14
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 15
10. MỤC LỤC .................................................................................................................................... 15

15 | truyenthong.cauvaixanh@gmail.com

You might also like