You are on page 1of 52

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU KTPT
PGS.TS. Lê Đình Hải
Khoa Kinh tế Phát triển - UEB
Tel: 0963.587.150; Email: haifuv@gmail.com

1
12/09/2023
NỘI DUNG
1.1. Tổng quan các chủ đề nghiên cứu KTPT
 Cácnguồn thông tin và dữ liệu
 Các chủ đề nghiên cứu KTPT
1.2. PP tổng quan có hệ thống (Systematic Review) trong NC KTPT
 Giới thiệu chung về phương pháp
 Các bước thực hiện
 Ứng dụng phương pháp với case studies
1.3. Thiết kế NC và Phương pháp luận KH trong NC KTPT
 Thiết kế nghiên cứu
 Phương pháp luận khoa học

2
1.1. Tổng quan các chủ đề NC trong KTPT
 Các nguồn thông tin và dữ liệu
 Sơ cấp (primary data)
 Thứ cấp (secondary data)
 Tam cấp (tertiary sources)

3
1.1. Tổng quan các chủ đề NC trong KTPT
 Các cấp độ của thông tin dữ liệu
• Dữ liệu sơ cấp (primary data):
• Các kết quả nguyên thủy của các nghiên cứu hoặc các dữ liệu thô
chưa được giải thích hoặc phát biểu đại diện cho một quan điểm hoặc
vị trí chính thức nào đó.
• Hầu hết có căn cứ đích xác vì chưa được lọc hoặc diễn giải bởi một
người thứ hai.
• Nguồn dữ liệu sơ cấp: thường là các số liệu ghi nhận trong nghiên
cứu, các số liệu cá nhân, các bảng số liệu thô được mua, các bảng,
biểu đồ số liệu thống kê.

4
1.1. Tổng quan các chủ đề NC trong KTPT
 Các cấp độ của thông tin dữ liệu
• Dữ liệu sơ cấp
• Do người nghiên cứu trực tiếp thu thập
• Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
• Có tính độc nhất

5
1.1. Tổng quan các chủ đề NC trong KTPT
 Các cấp độ của thông tin dữ liệu
• Dữ liệu thứ cấp (Secondary data):
• Các thông tin diễn dịch, giải thích của các dữ liệu sơ cấp.
• Hầu hết các dữ liệu tham khảo đều thuộc nhóm này.
• Dữ liệu tam cấp (Tertiary sources):
• Có thể là các thông tin diễn dịch, giải thích của các dữ liệu thứ cấp;
• Thông thường là các chỉ mục (Indexes), danh mục tài liệu tham khảo
(Bibliographies), và các nguồn trợ giúp tìm kiếm thông tin khác, ví dụ
các trang Web tìm kiếm thông tin Internet (Internet search engine).

6
1.1. Tổng quan các chủ đề NC trong KTPT
 Các nguồn tài liệu thứ cấp
A. Thư viện:
• Thư viện quốc gia (41 Tràng Thi)
• Thư viện các trường đại học: Đại học quốc gia, Đại học
kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học ngoại thương,…
• Thư viện các viện nghiên cứu: Viện Kinh tế Việt Nam (1B
Liễu Giai); Viện Kinh tế và chính trị thế giới (176 Thái Hà);
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (68 Phan Đình
Phùng), Viện nghiên cứu thương mại (17 Yết Kiêu).

7
1.1. Tổng quan các chủ đề NC trong KTPT
 Các nguồn tài liệu thứ cấp
B. Tài liệu từ chính phủ
• Bộ kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn
• Bộ Công thương: www.moit.gov.vn
• Bộ ngoại giao: www.mofa.gov.vn
• Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
• Tổng cục hải quan: www.customs.gov.vn
• Bộ lao động thương binh và xã hội: www.molisa.gov.vn
• Bộ tài chính: www.mof.gov.vn
• Tổng cục thuế: www.gdt.gov.vn
• Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: www.vcci.com.vn
8
1.1. Tổng quan các chủ đề NC trong KTPT
 Các nguồn tài liệu thứ cấp
C. Nguồn tài liệu từ các tổ chức quốc tế:
• Ngân hàng thế giới: www.worldbank.org
• Quỹ tiền tệ quốc tế: www.imf.org
• Ngân hàng phát triển châu Á: www.adb.org
• Hiệp hội các quốc gia ASEAN: www.asean.org
• Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế: www.oecd.org
D. Trang tải tạp chí quốc tế:
• Sciencedirect.com

9
1.1. Tổng quan các chủ đề NC trong KTPT
 Dữ liệu định tính – định lượng

10
1.1. Tổng quan các chủ đề NC trong KTPT
 Các chủ đề NC trong KTPT
 Kinh tế học phát triển
 Chính sách công và phát triển
 Kinh tế TNMT và Phát triển bền vững
 Kinh tế học hành vi
 Kinh tế dịch vụ du lịch
 Kinh tế và kinh doanh bất động sản
 Phân tích dữ liệu kinh tế và chính sách
 Kinh tế biển
 Tăng trưởng xanh,….
11
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 Khái niệm:
 Tổng quan tài liệu (Literature Review) là tổng hợp một cách
đầy đủ các tài liệu liên quan (thông tin, số liệu, khái niệm, học
thuyết, lý thuyết, kết quả, kết luận) về vấn đề quan tâm.

12
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 Khái niệm:
 Systematic review (tổng quan hệ thống) là quá trình thống kê
và phân tích kết quả của nhiều nghiên cứu độc lập về cùng một
chủ đề hoặc câu hỏi nghiên cứu. Quá trình này bao gồm tìm
kiếm, lựa chọn, rút trích dữ liệu, đánh giá chất lượng và phân tích
tổng hợp dữ liệu từ các nghiên cứu khác nhau.
 Meta-analysis (phân tích gộp) là phương pháp thống kê được
sử dụng để tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu và đưa ra một
kết luận chung dựa trên các dữ liệu đã được tổng hợp. Quá trình
này giúp tăng tính mạnh mẽ và đáng tin cậy của kết luận và giúp
phân tích sự tương quan giữa các biến quan trọng.
13
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 Khái niệm:
 Meta-analysis (phân tích gộp) là phương pháp thống kê được sử
dụng để tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu và đưa ra một kết
luận chung dựa trên các dữ liệu đã được tổng hợp. Quá trình này
giúp tăng tính mạnh mẽ và đáng tin cậy của kết luận và giúp phân
tích sự tương quan giữa các biến quan trọng
 Meta-analysis tiếp tục phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu được
lựa chọn trong systematic review và kết hợp các kết quả đó để
đưa ra một kết luận tổng thể. Phương pháp này giúp tăng sức
mạnh thống kê và độ chính xác của kết quả bằng cách tăng kích
thước mẫu và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nghiên cứu khác nhau.
14
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 Khái niệm:
 Tóm lại, Systematic review là quá trình tổng quan và đánh giá các
kết quả từ các nghiên cứu liên quan, trong khi Meta-analysis là
phương pháp thống kê được sử dụng trong systematic review để
tổng hợp và phân tích kết quả từ các nghiên cứu khác nhau.

15
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 So sánh tổng quan mô tả và tổng quan hệ thống
Đặc tính Tổng quan mô tả Tổng quan hệ thống
Câu hỏi nghiên cứu Rộng Tập trung, rõ ràng.

Nguồn thông tin/chiến lược tìm Nguồn thông tin đa dạng và đầy đủ. Chiến lược tìm
Không cụ thể
kiếm tài liệu kiếm tài liệu rõ ràng

Lựa chọn dựa trên các tiêu chí được xác định, được
Lựa chọn tài liệu Không cụ thể áp dụng một cách có hệ thống cho toàn bộ quá trình
lựa chọn tài liệu

Đánh giá chất lượng tài liệu Không cụ thể Đánh giá dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí nghiêm ngặt

Không hoàn toàn theo hệ


Tổng hợp tài liệu Theo hệ thống
thống
Toàn bộ các nội dung về chiến lược tìm kiếm, tiêu
chuẩn lựa chọn tài liệu và đánh giá được thể hiện rõ
Báo cáo Thường chung chung
ràng trong phần phương pháp của báo cáo tổng
quan hệ thống
16
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống

17
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 Các ưu điểm của Systematic review và Meta-analysis:
 Tổng hợp và phân tích thông tin: Systematic review và meta-
analysis cho phép tổng hợp thông tin từ nhiều nghiên cứu khác
nhau trong cùng một lĩnh vực. Điều này giúp giảm thiểu sự chênh
lệch và lấp đầy khoảng trống kiến thức trong lĩnh vực đó.
 Độ tin cậy cao: Hai phương pháp này đều tuân thủ quy trình chặt
chẽ và kiểm tra tính chính xác của dữ liệu. Bằng cách thực hiện
việc nghiên cứu theo quy trình chuẩn, systematic review và meta-
analysis tăng khả năng đưa ra kết luận tin cậy hơn.

18
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 Các ưu điểm của Systematic review và Meta-analysis:
 Tăng độ mạnh mẽ của dữ liệu: Tổng hợp dữ liệu từ nhiều nghiên cứu
khác nhau giúp tăng kích thước mẫu và sự đa dạng của dữ liệu. Điều này
giúp cải thiện khả năng phân tích và đưa ra kết luận chung về hiệu quả
của một phương pháp hay liệu pháp nào đó.
 Đối chiếu và xác nhận kết quả: Systematic review và meta-analysis đòi hỏi
phải xem xét cẩn thận và đánh giá lại các kết quả của các nghiên cứu đã
có. Điều này giúp làm sáng tỏ các kết quả trước đó và đánh giá mức độ
đáng tin cậy của chúng.
 Hạn chế thiếu nhất quán: Systematic review và meta-analysis đòi hỏi sự
ngắt quãng trong việc chọn lọc và phân tích dữ liệu. Điều này giúp tạo
điều kiện thuận lợi để tìm ra những mẫu ngẫu nhiên trong nghiên cứu và
giảm thiểu sự thiếu nhất quán trong kết quả.
19
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 Các hạn chế và thách thức của Systematic review và Meta-
analysis:
 Hạn chế về nguồn tài liệu: Một số nghiên cứu có thể không được
công khai hoặc không được xuất bản trong các nguồn chính
thống. Điều này có thể dẫn đến việc không có đủ bằng chứng để
thực hiện một systematic review hoặc meta-analysis đáng tin cậy.
 Định rõ câu hỏi nghiên cứu: Một systematic review hoặc meta-
analysis cần phải đặt ra câu hỏi nghiên cứu rõ ràng và được xác
định trước. Nếu câu hỏi không được định rõ hoặc không đúng với
mục tiêu nghiên cứu, kết quả có thể không chính xác hoặc không
có ý nghĩa.
20
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 Các hạn chế và thách thức của Systematic review và Meta-
analysis:
 Rủi ro bất đồng giữa các nghiên cứu: Để thực hiện một meta-analysis,
thông thường cần chọn ra các nghiên cứu có cùng phương pháp luận và
mục tiêu nghiên cứu tương đồng. Tuy nhiên, công việc này có thể gặp khó
khăn khi các nghiên cứu khác nhau có thể sử dụng phương pháp và kỹ
thuật khác nhau, dẫn đến sự không đồng nhất giữa các kết quả.
 Hệ thống bias (việc sai lệch trong lựa chọn nghiên cứu): Một systematic
review hoặc meta-analysis có thể dựa trên các nghiên cứu đã được công
bố trước đó. Tuy nhiên, nếu chỉ chọn các nghiên cứu có kết quả tích cực
hoặc loại bỏ các nghiên cứu có kết quả tiêu cực, kết quả có thể bị mất tính
khách quan và không đảm bảo.
21
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.1 Giới thiệu chung về PP tổng quan hệ thống
 Các hạn chế và thách thức của Systematic review và Meta-
analysis:
 Chất lượng nghiên cứu: Một systematic review hoặc meta-
analysis có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng của các nghiên cứu
gốc. Nếu các nghiên cứu có thiếu sót về thiết kế hoặc thủ thuật
nghiên cứu, kết quả có thể không đáng tin cậy.
 Phiên dịch và đa ngôn ngữ: Nếu các nghiên cứu được thực hiện
bằng các ngôn ngữ khác nhau, việc dịch và hiểu nghĩa các tài liệu
có thể gặp khó khăn và dẫn đến rủi ro sai lệch trong ước lượng
kết quả

22
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.2 Các bước thực hiện tổng quan hệ thống
8 bước tổng quan hệ thống:
 Xác định các câu hỏi cần tổng quan và phát triển
 Các tiêu chí bao gồm các nghiên cứu
 Tìm kiếm các nghiên cứu
 Lựa chọn nghiên cứu và thu thập dữ liệu
 Đánh giá nguy cơ sai lệch trong các nghiên cứu
 Phân tích dữ liệu và thực hiện phân tích meta
 Báo cáo những sai số
 Trình bày kết quả và các bảng "tóm tắt các phát hiện"
 Giải thích kết quả và rút ra kết luận

23
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.2 Các bước thực hiện tổng quan hệ thống
6 bước tổng quan hệ thống:

24
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.2 Các bước thực hiện tổng quan hệ thống
(1) Hình thành câu hỏi nghiên cứu:

25
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.2 Các bước thực hiện tổng quan hệ thống
(2)Tìm kiếm và lựa chọn các nghiên cứu liên quan:
Nguồn tìm kiếm:
 Nguồn thông tin điện tử: Pubmed, Google Scholar,
Science-direct,.v.v.v
 Tìm kiếm thủ công: Các tờ báo, tài liệu, biên bản hội nghị.
 Từ các công trình không, chưa xuất bản (gray-litteratures).
 Xem xét danh sách các tài liệu tham khảo của các bài báo.
Tìm nghiên cứu liên quan:
 Dựa trên các từ khóa: PICO
 Thiết kế nghiên cứu phải phù hợp để trả lời câu hỏi nghiên
cứu –(PICOT) – T: Type
26
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.2 Các bước thực hiện tổng quan hệ thống
(3) Đánh giá chất lượng các nghiên cứu:
 Chất lượng của nghiên cứu đề cập đến:
 Thiết kế và triển khai thiết kế?
 Phân tích và phiên giải số liệu
 Báo cáo so với thực tế
 Tính giá trị và xác định của nghiên cứu: giá trị bên
trong và giá trị ngoại suy – kết quả đúng và không sai
số.
 Sử dụng hệ thống chấm điểm trong đánh giá chất lượng
các nghiên cứu.
27
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.2 Các bước thực hiện tổng quan hệ thống
(4) Trích xuất số liệu nghiên cứu:
 Các số liệu cần trích xuất:
 Thông tin về tác giả
 Các đặc điểm của nghiên cứu: P: Đối tượng; I: Can
Thiệp; C: So sánh, đối chứng; O: Đầu ra và đo lường
đầu ra; T: Thiết kế, phương pháp (type of study)
 Kết quả nghiên cứu: Means, SD hoặc SE; Số lượng
sự kiện, N.
 Nhập số liệu vào bảng excel hoặc phần mềm nhập số
liệu.
28
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.2 Các bước thực hiện tổng quan hệ thống
(5) Tổng hợp, phân tích số liệu:
- Các câu hỏi quan tâm
- Tổng hợp số liệu:
- Tổng hợp mô tả (Narrative synthesis): Kết
quả được tổng hợp và phiên giải bằng lời.
- Tổng hợp định lượng/thống kê (Quantitative/
statistical synthesis): Số liệu từ các nghiên
cứu được phân tích gộp (meta‐analysis)

29
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.2 Các bước thực hiện tổng quan hệ thống
(6) Viết báo cáo

30
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Quá trình/qui trình nghiên cứu tư duy và hành động
ba giai đoạn
• Giai đoạn 1: xây dựng ý tưởng nghiên cứu
• Nghiên cứu vấn đề gì? Tại sao? Và để làm gì?
• Giai đoạn 2: xác lập một kế hoạch/thiết kế nghiên cứu
• Nghiên cứu bằng cách nào?
• Giai đoạn 3: tổ chức và tiến hành nghiên cứu

31
1.2. Phương pháp tổng quan hệ thống
 1.2.3 Ứng dụng PP với các case studies
 Mỗi sinh viên tìm kiếm 1 bài báo hoặc 1 công trình nghiên cứu có
ứng dụng tổng quan hệ thống.
 Phân tích qui trình các bước và phương pháp thực hiện tổng quan
hệ thống trong bài báo đó?

32
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu
• Giai đoạn 1: xây dựng ý tưởng nghiên cứu
• Nghiên cứu vấn đề gì? Tại sao? Và để làm gì?
• Giai đoạn 2: xác lập một kế hoạch/thiết kế nghiên cứu
• Nghiên cứu bằng cách nào?
• Giai đoạn 3: tổ chức và tiến hành nghiên cứu

33
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.1 Thiết kế nghiên cứu

34
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Các bước của quy trình nghiên cứu
• Bước 1. Xác định vấn đề
• Nghiên cứu trong lĩnh vực nào (what field of study)?
• Nghiên cứu chủ đề gì (what topics for study)?
• Nghiên cứu vấn đề nào (what problems for study)?
• Tại sao chọn vấn đề đó (why to study it)?
• Nghiên cứu để làm gì (for what purposes)?
• Phải trả lời câu hỏi nào (what to answer)?

35
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Các bước của quy trình nghiên cứu
• Bước 2. Tổng quan tài liệu (cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
trước)
• Tại sao phải tổng quan?
• Tổng quan cái gì đây?
• Tổng quan cho kết quả cụ thể gì?

36
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Các bước của quy trình nghiên cứu
• Bước 3. Xác định các thành phần cho thiết kế nghiên cứu:
• Khung khái niệm?
• Khung phân tích?
• Nên đặt ra giả thuyết nghiên cứu nào?
• Thông tin, dữ liệu, biến số nào cần thu thập?
• Thông tin, dữ liệu, biến số nào cần phân tích?
• Chọn mẫu ra sao? Bao nhiêu là vừa?
• Ứng dụng mô hình phân tích nào?
• Công cụ thống kê nào có thể áp dụng?

37
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Các bước của quy trình nghiên cứu
• Bước 4. Viết đề cương nghiên cứu
• Cấu trúc ra sao?
• Viết đề cương để làm gì?
• Bước 5. Thu thập thông tin dữ liệu
• Quan sát
• Phỏng vấn
• Điều tra
• Tổ chức thí nghiệm?

38
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Các bước của quy trình nghiên cứu
• Bước 4. Viết đề cương nghiên cứu
• Cấu trúc ra sao?
• Viết đề cương để làm gì?
• Bước 5. Thu thập thông tin dữ liệu
• Quan sát
• Phỏng vấn
• Điều tra
• Tổ chức thí nghiệm?

39
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Các bước của quy trình nghiên cứu
• Bước 6. Phân tích dữ liệu
• Phân tích định tính?
• Phân tích định lượng?
• Bước 7. Giải thích kết quả và viết báo cáo
• Rút ra được những phát hiện nào, kết luận nào từ kết quả?
• Kết quả phân tích được giải thích như thế nào? Có phù hợp
với lý thuyết không? Có phù hợp với thực tiễn không? Có tính
mới không?
• Có thể đề xuất gì về chính sách?

40
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định tính
• Nghiên cứu định tính: là nghiên cứu nhằm phát hiện hoặc đề xuất các
luận điểm khoa học, lý thuyết hoặc mô hình mới; không sử dụng các công
cụ thống kê toán, kinh tế lượng, hay công cụ có thể giúp lượng hóa mối
quan hệ giữa các nhân tố
• Dữ liệu cần thu thập ở dạng định tính (không thể đo lường bằng số lượng),
trả lời cho các câu hỏi: thế nào? cái gì? tại sao?
• Nhiều nghiên cứu định tính có thể sử dụng các con số với mục đích minh
họa ý tưởng
• Ví dụ: khi chúng ta cần biết thái độ của người tiêu dùng về một thương hiệu
nào đó, chúng ta có thể hỏi những câu hỏi sau: Vì sao anh/chị thích dùng
thương hiệu này?; Đặc điểm nổi bật nhất của thương hiệu này là gì?; Tại
sao nó là đặc điểm nổi bật nhất?
41
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định tính
 Mục tiêu:
• Xây dựng lý thuyết - mô hình: nghiên cứu thuộc chủ đề mới hoặc
khung cảnh mới rất khó có thể áp dụng các luận điểm và kết quả
nghiên cứu trước
• Giúp hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề
• Kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình và thước đo (làm cơ
sở cho nghiên cứu định lượng)
• Giúp giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng
42
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định tính
 Đặc điểm:
• Tìm hiểu bản chất và ý nghĩa của vấn đề thông qua các nguồn dữ liệu
khác nhau
• Dễ ảnh hưởng bởi quan điểm, định kiến của nhà nghiên cứu cũng như
đối tượng nghiên cứu/khảo sát
• Quá trình thu thập, phân tích, giải thích dữ liệu gắn chặt với nhau
• Thường có câu hỏi và khung lý thuyết tương đối mở

43
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định tính
 Nên chọn nghiên cứu định tính:
• Vấn đề nghiên cứu không nhằm mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các
biến phụ thuộc và biến tác động;
• Bạn chưa thực sự am hiểu và có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu
thống kê
• Các vấn đề nghiên cứu tập trung vào sự khám phá một kinh nghiệm
hoặc một hành vi, về một hiện tượng còn ít biết tới

44
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định tính
 Thu thập số liệu định tính:
• Quan sát;
• Phỏng vấn sâu
• Thảo luận nhóm
• Nghiên cứu tình huống

45
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định lượng
• PPNC định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác
nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và
diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (biến) với nhau.

46
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định lượng
• Đặc điểm nghiên cứu định lượng
• Liên quan tới lượng và số >< chất và các mô tả (định tính)
• Mục đích là đo các biến số theo các mục tiêu và xem xét sự liên
quan giữa chúng dưới dạng các số đo và thống kê
• Thường gắn với việc kiểm định (lý thuyết) dựa vào phương
pháp suy diễn

47
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định lượng
• Qui trình nghiên cứu định lượng
• Nêu giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
• Xác định phương pháp thu thập dữ liệu
• Xác định phương pháp xử lý dữ liệu
• Những phát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo
ngôn ngữ thống kê
48
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định lượng
• Nên chọn nghiên cứu định lượng
• Vấn đề nghiên cứu có tính chất mô tả và dự báo mối quan
hệ giữa các biến phụ thuộc và biến tác động (biến độc lập)
• Bạn thực sự am hiểu và có khả năng phân tích và xử lý dữ liệu
thống kê
• Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu có khả năng thu thập

49
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu định lượng

• Hạn chế của nghiên cứu định lượng


• Không giúp hiểu được các hiện tượng về con người, nhất là
các nghiên cứu về hành vi
• Chỉ xem xét vấn đề dựa trên số liệu, không khám phá được
hết những nhân tố ảnh hưởng khác

50
1.3. Thiết kế nghiên cứu và PP luận khoa học
 1.3.2 Phương pháp luận khoa học
 Phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính với định
lượng
• Khi phối hợp giữa hai phương pháp, nghiên cứu định tính
cung cấp thông tin chỉ trên những trường hợp nghiên cứu
cụ thể, và bất kỳ những kết luận tổng quát nào rút ra chỉ là
các giả thuyết và nghiên cứu định lượng có thể được sử
dụng để kiểm tra lại, những giả thuyết kia cái nào là đúng.

51
52

You might also like