You are on page 1of 38

TÌM KIẾM BẰNG CHỨNG

TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC


VÀ THỰC HÀNH LÂM SÀNG

Bộ môn Phương pháp nghiên cứu và thống kê y sinh


Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Mục tiêu bài học

1 2 3
• Trình bày được • Mô tả và áp • Thực hiện được
khái niệm các dụng nguyên lý tìm kiếm bằng
loại tổng quan tìm kiếm các chứng y học
bằng chứng y
học
Tổng Quan Tài Liệu

• Tổng hợp một cách đầy đủ các tài


liệu liên quan (thông tin, số liệu, khái
niệm, học thuyết, lý thuyết, kết quả,
kết luận) về vấn đề quan tâm.

• Cung cấp một cách nhìn tổng quan


về vấn đề đang nghiên cứu
Tại sao cần viết tổng quan
• Để xác định vị trí của nghiên cứu trong phạm vi kiến thức
hiện có.

• Mang lại cơ hội cho người nghiên cứu hiểu rõ hơn về chủ
đề nghiên cứu, bối cảnh học thuật, khung lý thuyết và
phương pháp luận cho nghiên cứu.

• Chỉ ra nội dung nghiên cứu chuẩn bị tiến hành sẽ tập


trung giải quyết hoặc đóng góp cho chủ đề đang quan
tâm.
Tại sao cần viết tổng quan

• Có thể hiểu bài tổng quan như một bài phê bình
độc lập khách quan.

• Trong trường hợp này, mục đích của tổng quan


tài liệu là đánh giá thực trạng tài liệu sẵn có của
vấn đề nghiên cứu, tập trung vào kiến thức, các
nội dung còn đang tranh luận xung quanh chủ đề
nghiên cứu.
Các bước thực hiện tổng quan tài liệu

• Tìm kiếm tài liệu

• Đánh giá các nguồn

• Xác định chủ đề, bàn luận và khoảng trống

• Phác thảo cấu trúc tổng quan

• Trình bày bài tổng quan


Lưu ý khi viết tổng quan

• Không chỉ tóm tắt lại các nguồn tài liệu

• Cần có nội dung phân tích, tổng hợp và đánh


giá

• Nhằm đưa ra một bức tranh đầy đủ, rõ ràng


về tình trạng kiến thức liên quan đến chủ đề
nghiên cứu
Phân loại tổng quan

• Tổng quan truyền thống (Traditional literature review)

• Tổng quan luận điểm (Scoping review)

• Tổng quan hệ thống (Systematic review)


Tổng quan truyền thống

• Tổng hợp và thảo luận về luận điểm/quan điểm/thông tin/kết quả có liên
quan đến chủ đề nghiên cứu quan tâm

• Vấn đề được đề cấp đến thường rộng

• Mang tính chất chủ quan của người viết, không có phương pháp rõ ràng
dẫn đến kết quả nghiên cứu không có tính chất lặp lại

• Phần kết luận của tổng quan hệ thống thường không chắc chắn và có độ
tin cậy không cao
Tổng quan truyền thống
• Là chương đầu tiên trong các báo cáo nghiên cứu, luận văn, luận án,
sau phần đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

• Đề cập đến các vấn đề đã được nghiên cứu trước đó hoặc phân tích như
thế nào trong y văn

• Cấu trúc của phần tổng quan tuỳ thuộc và chủ để nghiên cứu và tác giả.

• Trên thực tế, các tác giả thường bám vào các mục tiêu nghiên cứu để tổ
chức cấu trúc của phần tổng quan tài liệu.
Tổng quan hệ thống

• Tổng hợp số liệu/bằng chứng về các nghiên cứu trước đây dựa trên câu
hỏi thiết kế rõ rang

• Sử dụng phương pháp hệ thống để xác định, lựa chọn và đánh giá các
nghiên cứu liên quan từ các cơ sở dữ liệu được xác định cụ thể, trích dẫn
và phân tích số liệu từ các nghiên cứu đưa vào tổng hợp

• Vấn đề nghiên cứu thường hẹp hơn so với tổng quan truyền thống.

• Có thể sử dụng phân tích gộp.


Ví dụ tổng quan hệ thống
Tổng quan hệ thống
• Sử dụng phương pháp tìm kiếm tài liệu một cách hệ thống nên giảm được các sai
lệch, sai số ngẫu nhiên.

• Việc tiếp cận phân tích, kết hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau có thể giúp
giải quyết các vấn đề đang tranh luận

• Có độ tin cậy cao do phương pháp tìm kiếm cụ thể, rõ ràng, khách quan để đưa ra
các bằng chứng chính xác.

• Không vi phạm các vấn đề liên quan đến đạo đức nghiên cứu do sử dụng các dữ
liệu thứ cấp và không thực hiện trên các đối tượng nghiên cứu
Tổng quan hệ thống

Nhược điểm:

• phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các nghiên cứu đã công bố trước đó.

• Mất thời gian và nguồn lực để đọc, lựa chọn và tổng hợp một số lượng lớn
các bài báo nghiên cứu

• Có thể sẽ gặp phải sai số chọn như lựa chọn thuận tiện trên Internet, lựa
chọn tên tác giả nổi tiếng, lựa chọn các viện nghiên cứu lớn, lựa chọn các
tạp chí có uy tín cao, sai số xuất bản
Sơ đồ PRISMA
Báo cáo của Tổng quan hệ thống
• Đặt vấn đề

• Tổng quan tài liệu

• Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

• Kết quả nghiên cứu

• Bàn luận

• Kết luận

• Khuyến nghị

• Tài liệu tham khảo


Tổng quan luận điểm
• Để bắt đầu tìm hiểu xem liệu vấn đề nghiên cứu có phải là một ý tưởng hay hay
không, một số nhà nghiên cứu thực hiện tổng quan luận để tìm hiểu thêm về
bằng chứng trong một lĩnh vực chủ đề cụ thể

• Nghiên cứu tổng quan luận điểm mang tính chất khám phá và thường để giải
quyết một câu hỏi rộng hơn nếu đem so sánh với câu hỏi nghiên cứu của tổng
quan hệ thống. (Ví dụ: các phương pháp điều trị trong một lĩnh vực chăm sóc
sức khoẻ cụ thể, hoặc khám phá mô hình bệnh tật, sức khoẻ của một nhóm dân
số cụ thể)
Tổng quan luận điểm

• Thực hiện tổng quan luận điểm để đánh giá tính sẵn có của các
bằng chứng khoa học, tổng hợp, sắp xếp bằng chứng thành
từng nhóm và làm nổi bật lên các khoảng trống trong y văn.

• Đôi khi tổng quan luận điểm cũng được sử dụng để quyết định
xem liệu tiến hành một tổng quan hệ thống có thực sự cần thiết
hay không.
  Tổng quan mô tả/truyền thống Tổng quan luận điểm Tổng quan hệ thống
(Traditional Literature Review) (Scoping Review) (Systematic Review)

Định nghĩa - Tổng hợp & thảo luận về luận - Tổng hợp & xác định các loại bằng - Tổng hợp bằng chứng từ các NC trước
điểm/quan điểm/thông tin/kết quả có chứng đã có trong một lĩnh vực NC quan đây để trả lời cho câu hỏi NC quan tâm về
liên quan đến chủ đề NC quan tâm tâm (khái niệm, đặc điểm, chủ đề sẵn đánh giá ý nghĩa, hiệu quả can thiệp
- Thường là 1 chương trong luận văn có…) giúp định hướng NC.
thạc sĩ - Tiền đề của NC tổng quan hệ thống

Câu hỏi NC - Không có câu hỏi NC (giúp hình thành Câu hỏi NC rộng, mang tính khám phá, Câu hỏi NC rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc
câu hỏi NC) không theo cấu trúc (PICO)
Tìm kiếm tài liệu - Một vài cơ sở dữ liệu - Nhiều cơ sở dữ liệu. - Nhiều cơ sở dữ liệu
- Không cần xây dựng chiến lược tìm - Xây dựng chiến lược tìm kiếm tài liệu - Xây dựng chiến lược tìm kiếm tài liệu
kiếm tài liệu chặt chẽ

Đánh giá tài liệu Không cần đánh giá tài liệu Không cần đánh giá tài liệu (nhưng nên Cần đánh giá tài liệu: chất lượng, sai số…
làm)

Kỹ thuật phân tích Tổng hợp, mô tả, nhận xét Tổng hợp, tóm tắt, khái quát (mapping) Tổng hợp, tóm tắt, phân tích/phân tích
gộp (kỹ thuật Meta-analysis)

Trình bày kết quả Tóm tắt các kết quả mang tính định tính Tóm tắt các kết quả mang tính định tính, Cung cấp bằng chứng định lượng
  nhìn nhận đa chiều về một khái niệm, Kết luận dựa trên bằng chứng
chủ đề nào đó hơn là đánh giá đúng/sai
Chiến lược tìm kiếm tài liệu

• Tìm kiếm tài liệu sẵn có

• Tìm kiếm tài liệu trực tuyến


Danh mục tài liệu truy cập công cộng trực tuyến
(OPAC - online public access catalog
Tìm kiếm trực tuyến
Phương pháp tìm kiếm cơ bản
(Basic search)
• Các toán tử Boolean như OR (hoặc), AND (và), NOT (không)

• Dấu ngoặc đơn

• Dấu ngoặc kép (ví dụ “lung cancer”) để tìm kiếm chính xác cụm
từ

• Ký tự hoa thị (*) để tìm kiếm các dạng khác nhau của từ
Kết quả trên PUBMED
Tìm kiếm cơ bản
Chuỗi từ khoá:

“e cigarette*” AND “lung cancer”


Tìm kiếm cơ bản

Xem các bài báo khác của

Cùng tạp chí

Cùng tác giả

Các bài báo tương tự


Phương pháp hái lượm (Berry picking)

• Phương pháp này sử dụng các thông tin từ các tài liệu tham
khảo cá nhân cho các phân tích trong tương lai

• Đôi khi chúng ta tìm được một số thông tin hữu ích bằng việc
lướt trên mạng internet chứ không chủ tâm vào việc tìm kiếm
một chủ đề nào đó
Phương pháp nuôi cấy ngọc
(Pearl-growing method)
Phương pháp tìm kiếm quả bóng tuyết
(snowball method)
Phương pháp xây dựng nội dung
(Concept building method)

Nội dung B

Nội dung A Nội dung C

Nội dung A
VÀ (AND)
Nội dung B
VÀ (AND)
Nội dung C
Phương pháp xây dựng nội dung
(Concept building method)
Nội dung 1: Thuốc lá điện tử
e-cigarette OR e-cig OR electronic cigarette
OR nicotine inhaler

(Nội dung 2)
(Nội dung 1)

Nội dung 2: Ung thư phổi
lung cancer OR lung neoplasm OR lung
carcinoma OR lung tumor
Phương pháp xây dựng nội dung
(Concept building method)
Xây dựng chuỗi tìm kiếm theo quy tắc PICOT

• Population: Quần thể

• Intervention – Can thiệp

• Comparision – So sánh

• Outcome – Kết quả

• Time – thời gian


Giới hạn tìm kiếm
Sử dụng MeSH để tìm kiếm tài liệu
Ghi chép tìm kiếm
Mẫu tổng hợp thông tin
Hướng dẫn thực hành
• Nội dung tìm kiếm bằng chứng y học và thực hành lâm sàng

• Hình thức thực hiện: Theo từng Tổ

• Chọn một chủ đề y khoa

• Xây dựng câu hỏi nghiên cứu (PICO)

• Xây dựng chuỗi từ khoá tìm kiếm cho câu hỏi nghiên cứu

• Thực hiện tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu PUBMED với chuỗi từ khoá được xây dựng: báo cáo có bao
nhiêu bài báo khoa học được tìm thấy với chuỗi từ khoá trên, có bao nhiêu bài báo tổng quan hệ
thống, có bao nhiêu bài báo được xuất bản trong vòng 5 năm? Trong vòng 1 năm?

• Viết 1 đoạn văn dài 1,5 trang A4 (Font chữ Times New Roman, cỡ chứ 13, không giãn khoảng cách
chữ, khoảng cách dòng 1.5, lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm, lề trái 2.5 cm, lề phải 2 cm) dựa trên các
bằng chứng tìm được ở phần trên giải thích lý do tại sao thực hiện chủ đề nghiên cứu này.

• Hạn nộp: 17.00 ngày 20 tháng 8 năm 2021.

• Hình thức nộp: Tải file word lên hệ thống LMS.


Trân trọng cảm ơn!

You might also like