You are on page 1of 59

IE.080.

02

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


TRONG KINH DOANH
Khoa Kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại giao

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh


Email: quynhnt@ftu.edu.vn
CHƯƠNG 2:

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


NỘI DUNG CHƯƠNG 2
2.1 Vấn đề nghiên cứu
2.2. Ý tưởng, vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.3. Xác định vấn đề nghiên cứu
2.4. Đối tượng nghiên cứu
2.5. Tổng quan lý thuyết
2.6. Tài liệu tham khảo, trích dẫn và liệt kê danh mục tài liệu tham khảo
2.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

• Vấn đề nghiên cứu là những điều chưa biết, hoặc biết chưa đầy đủ về
bản chất hiện tượng, sự vật và cần được làm sáng tỏ trong quá trình
nghiên cứu.
• Vấn đề nghiên cứu/ câu hỏi nghiên cứu: câu hỏi được đặt ra khi người
nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa
học trong lý thuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ra nhu cầu
phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. (Vũ Cao Đàm, 2007)
• Là công việc khó khăn, bước đầu tiên trong quy trình NCKH
2.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Ý tưởng nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu


Câu hỏi nghiên cứu

QUY NẠP – ĐỊNH TÍNH SUY DIỄN – ĐỊNH TÍNH


Thiết kế nghiên cứu Cơ sở lý thuyết
Mô hình, giả thuyết
Thiết kế nghiên cứu
2.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
• Ý tưởng:
=> Tìm kiếm và đọc các nghiên cứu liên quan => tìm khoảng trống nghiên cứu
=> xác định vấn đề nghiên cứu => cần nghiên cứu cái gì?
• Mục tiêu và mục đích nghiên cứu:
➢Mục đích nghiên cứu: “ Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “ Nghiên
cứu để phục vụ cho cái gì?”
➢Mục tiêu nghiên cứu: “Nghiên cứu cái gì?”.
✓Mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu cụ thể
✓Mục tiêu cụ thể có thể trình bày dưới dạng câu hỏi => câu hỏi nghiên cứu
2.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
• Giả thuyết NC:
➢Giả thuyết phải được dựa trên cơ sở khoa học
➢Trong NC định lượng:

➢Trong NC định tính:


GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
• Giả thuyết nghiên cứu (research hypothesis) là một kết luận giả định
về bản chất sự vật hay mối quan hệ giữa các sự vật, do người nghiên
cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.

• Ví dụ:
GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
• Giả thiết (Assumption)
• Điều kiện thường không có thực trong quan sát, nhằm mục đích gạt bỏ
bớt các yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến, kết quả
➢Một số biến không hoặc ít có mối liên hệ trực tiếp với những luận
cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết (Hypothesis) Giả thiết (Assumption)


2.3. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

• Tìm kiếm vấn đề nghiên cứu như thế nào?


2.3. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

• 2 loại vấn đề nghiên cứu thường gặp: NC một tình trạng thực tế nào đó
hay nghiên cứu mối liên hệ giữa các biến số.
• Phải xác định được lĩnh vực nghiên cứu, thu hẹp lại thành 1 vấn đề
nghiên cứu cụ thể.

Lĩnh vực Vấn đề


Lĩnh vực
nghiên nghiên
nhỏ
cứu cứu
2.3. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Lưu ý khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu:


• Đảm bảo thu thập được dữ liệu
• Có sự thích thú với vấn đề
• Vấn đề phải có ý nghĩa thực tiễn và phải có đóng góp, hoặc đem lại
những hiểu biết.
• Vấn đề phải cụ thể, không quá rộng
CÂU HỎI THẢO LUẬN

• Bạn đang quan tâm đến lĩnh vực gì hay vấn đề gì?
• Xác định vấn đề nghiên cứu: Từ lĩnh vực/ vấn đề đó bạn có ý tưởng gì
cho nghiên cứu?
2.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
• Đối tượng nghiên cứu:

• Khách thể nghiên cứu/ đơn vị phân tích:

✓Cá nhân
✓Đơn vị/ tổ chức
✓Sự kiện
✓Mối quan hệ
2.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu
Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thân thiện
môi trường

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến


tăng trưởng kinh tế

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế

Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số


PHẠM VI NGHIÊN CỨU

• Phạm vi nghiên cứu:

✓Phạm vi không gian:

✓Phạm vi thời gian:

✓Phạm vi nội dung:


2.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5.1 Khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu


2.5.2 Nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu
2.5.3 Các bước xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu
2.5.4 Một số kỹ năng khi tiến hành tổng quan
2.5.1 KHÁI QUÁT TQTHNC

2.5.1.1 Khái niệm TQTHNC


2.5.1.2 Mục đích TQTHNC
2.5.1.3 Một số quan niệm sai lầm về TQTHNC
2.5.1.4 Yêu cầu đối với TQTHNC
2.5.1.1 KHÁI NIỆM
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
• Tổng quan tình hình nghiên cứu (hay TQLT) là việc [1] chọn lọc các tài
liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu
và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành
các mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của chủ
đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó, và [2] việc đánh giá
một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu
chúng ta đang thực hiện. (Hart, 2009)
• TQLT giống như xếp chữ:
VD: Cho các chữ cái dưới đây, thêm 1 chữ cái hãy xếp thành các từ có
nghĩa:
T, N, T, I, N, H, O.
2.5.1.2 MỤC ĐÍCH
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
• Mục đích của tổng quan nghiên cứu là tóm lược các kiến thức và sự hiểu
biết của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã công bố liên quan
đến vấn đề nghiên cứu của mình.
• TQTHNC là cần thiết đối với nhà nghiên cứu:
✓Cải thiện hiểu biết của người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu.
✓Giúp nhà nghiên cứu xác định có nên theo đuổi nghiên cứu này hay
không.
✓Kết quả cụ thể của tổng quan tài liệu giúp người nghiên cứu có đủ
thông tin cần thiết để xây dựng khung lý thuyết, khung phân tích cho
các vấn đề nghiên cứu, lựa chọn PPNC
VAI TRÒ CỦA TQTHNC TRONG MỘT NCKH

• Luận giải sự cần thiết của đề tài và tạo nền móng để đề tài có thể kế
thừa về cơ sở lý thuyết và phương pháp NC
• 3 vai trò chính:
2.5.1.3 MỘT SỐ QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ TQTHNC
• TQTHNC chỉ là một phần riêng biệt, ít liên quan đến các phần khác trong đề
tài.

• TQTHNC là liệt kê các công trình và kết quả những công trình nghiên cứu
trước

• Chất lượng TQTHNC phụ thuộc vào số lượng công trình đã đọc và tổng hợp
2.5.1.4 YÊU CẦU VỀ
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
• Tính toàn diện: Nêu rõ các trường phái lý thuyết chính khi nghiên cứu
vấn đề và những công trình nổi bật của từng trường phái
• Tính phê phán: Chỉ rõ những hạn chế/ khoảng trống mà những NC
trước chưa giải quyết được (chưa phát hiện/đề cập đến nhân tố quan
trọng, chưa NC các bối cảnh khác biệt, PPNC chưa đủ chặt chẽ…)
• Tính phát triển: Chỉ rõ được hướng NC mới
• Tính lựa chọn: lựa chọn trong số rất nhiều khoảng trống một vấn đề
vừa tầm với đề tài của mình.
2.5.2 NỘI DUNG TQTHNC
• Các trường phải lý thuyết và cơ sở lý luận cho nghiên cứu
• Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính
• Các Phương pháp nghiên cứu chính
• Kết quả của các nghiên cứu chính
• Hạn chế của các nghiên cứu đi trước và khoảng trống tri thức
2.5.2.1 CÁC TRƯỜNG PHÁI LÝ THUYẾT SỬ DỤNG
TRONG CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC
1. Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho NC
• Các NC trước đây sử dụng những trường phái lý thuyết nào khi
nghiên cứu chủ đề này?
2.5.2.2 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NGHIÊN
CỨU ĐI TRƯỚC
2. Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính
• Các NC trước đây được thực hiện trong bối cảnh nào? (vùng,
ngành, quốc gia, nhóm đối tượng NC…)
• Các nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được nghiên cứu?
Nhân tố nào thường được nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân tố
nào ít được chú ý?
2.5.2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CÁC
NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC
3. Các phương pháp nghiên cứu chính
• Các NC trước đây đã sử dụng những PPNC nào? Tương ứng với
bối cảnh và mô hình đã nói đến?
2.5.2.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NGHIÊN
CỨU ĐI TRƯỚC
4. Các kết quả nghiên cứu chính
• Các kết quả NC chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ giữa các
nhân tố. Phân nhóm:
2.5.2.5 BÌNH LUẬN CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC

5. Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức
• Phần khó nhất của Tổng quan
• Đánh giá được đóng góp và hạn chế của các NC trước
• Trên cơ sở những hạn chế của các NC trước, nhà NC đề xuất hướng
NC mới.
2.5.3 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG TQTHNC
Bước 1: Tìm các tài liệu có liên quan đến vấn đề đang và sẽ NC
Bước 2: Chọn lọc và giữ lại những tài liệu có độ tin cậy cao cũng như các
lý thuyết phù hợp.
Nên phân hạng các tài liệu tìm được. Ví dụ:
A = phải đọc, rất thích hợp, chất lượng cao
B = không chắc chắn, hầu như thích hợp, nhưng chưa chắc chắn nó
thích hợp thế nào
C = hầu như không thích hợp, có nội dung không giống với tựa đề
Bước 3: Tóm tắt và rút ra những nội dung liên quan, thêm vào những ý
kiến quan điểm của cá nhân
2.5.3 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG TQTHNC (tiếp)

Bước 4: Viết TQTHNC


• Thời gian để xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu rất dài, chiếm
khoảng 30% thời gian thực hiện nghiên cứu.
• Tác giả phải tìm đọc, sàng lọc và xử lý nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
• Cần thiết kế nội dung của phần tổng quan tài liệu theo hướng phù hợp
với qui mô, cấp độ và nội dung của công trình nghiên cứu.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TQTHNC Viết bình luận các
NC liên quan
Xác định lại Tạo và chỉnh sửa các
các thông số thuật ngữ tìm kiếm
Tạo và chỉnh sửa các
thuật ngữ tìm kiếm Cập nhật
Cập nhật Ghi lại tìm kiếm
Xác định lại các thông số tìm kiếm
Đánh giá
Thu thập các Thu thập các
Bắt đầu soạn thảo Ghi lại
NC có liên quan NC có liên quan
phần bình luận NC
Đánh giá
Thu thập các
Thực hiện NC có liên quan
tìm kiếm

Đánh giá
Ghi lại
Xác định các thông số
Câu hỏi và mục tiêu NC
2.5.4 MỘT SỐ KỸ NĂNG KHI TIẾN HÀNH
TỔNG QUAN
• Xây dựng chiến lược tìm kiếm tài liệu
• Lựa chọn bài đọc
• Tóm tắt công trình
• Tổng hợp các công trình đã đọc
2.5.4.1 CHIẾN LƯỢC TÌM KIẾM TÀI LIỆU

• Xác định các thông số tìm kiếm:


• Bạn cần xác định rõ các đặc điểm của tài liệu mà bạn cần tìm:
2.5.4.1 CHIẾN LƯỢC TÌM KIẾM TÀI LIỆU

• Tạo các cụm từ tìm kiếm:


• Các cụm từ tìm kiếm là các cụm từ cơ bản mô tả, liên quan đến câu
hỏi nghiên cứu và mục đích NC của bạn, được sử dụng để tìm kiếm tài
liệu.
• Có thể xác định thông qua:
✓Động não (brainstorm)
✓Đọc một số bài báo bởi các tác giả then chốt trong lĩnh vực và cả
các bài tổng quan tài liệu trong lĩnh vực của đề tài nghiên cứu.
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU CHO TQTLNC
• Nguồn tài liệu thứ cấp: các nghiên cứu đã được xuất bản như tạp chí hay
sách
• Nguồn tài liệu xám (sơ cấp): những tài liệu do các cấp chính phủ, học giả,
doanh nghiệp và ngành trình bày dưới dạng giấy in hoặc điện tử, nhưng
không được kiểm soát bởi các nhà xuất bản thương mại, bao gồm các tài
liệu như báo cáo, luận án tiến sĩ hay kỷ yếu hội thảo.
• Tìm ở đâu?
2.5.4.2 LỰA CHỌN BÀI ĐỌC

• Lựa chọn bài đọc:


• Mỗi chủ đề NC có nhiều công trình, bài báo, sách viết => cần lựa chọn
các công trình phù hợp:
✓Công trình được trích dẫn nhiều
✓Công trình có tính kinh điển
✓Bài báo tổng quan về chủ đề NC
✓Bài báo công bố trên những tạp chí uy tín
✓Công trình nghiên cứu trong bối cảnh tương tự
✓Công trình cập nhật
2.5.4.3 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
• Tóm tắt công trình:
• Một số điểm cần tóm tắt (1/2 trang -> 1 trang mỗi công trình):
✓Câu hỏi nghiên cứu chính của công trình (hoặc mục tiêu NC cụ thể của
công trình)
✓Cơ sở lý thuyết và khung/MH nghiên cứu, bao gồm các giả thuyết
(NCĐL) hoặc các luận điểm (NCĐT)
✓Bối cảnh và PPNC
✓Kết quả và đóng góp chính của NC
✓Hạn chế và những hướng NC tiếp theo được trình bày trong công trình
✓Bình luận và ý tưởng của riêng mình về việc áp dụng công trình cho
NC (ý tưởng của riêng người đọc về hạn chế của công trình và hướng
NC tiếp theo)
2.5.4.4 TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐỌC

• Tổng hợp các công trình đã đọc:


• So sánh, tổng kết các NC trước theo từng chủ đề cụ thể
✓khái niệm
✓trường phái lý thuyết
✓câu hỏi lý thuyết
✓nhân tố mục tiêu, nhân tố tác động
✓PPNC, kết quả NC
✓hạn chế và hướng NC mới
• Từ đó tổng kết xu hướng, những vấn đề được đề cập nhiều, những vấn
đề có sự thống nhất cao, và những vấn đề còn nhiều tranh cãi
2.6. TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các phong cách trích dẫn tài liệu tham khảo:


• Hệ thống Harvard
• Hệ thống APA
• Hệ thống Vancouver
• Hệ thống Chicago
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• TLTK bao gồm tất cả các tài liệu đã tham khảo để viết bài nghiên cứu.
• Tham khảo:
✓Các khái niệm, lý thuyết
✓Phương pháp nghiên cứu
✓Mô hình nghiên cứu
✓Các kết quả tìm được về mối quan hệ giữa các biến
✓…
• Trích dẫn tài liệu tham khảo:
✓Trong bài
✓Danh mục tài liệu tham khảo (cuối báo cáo)
TRÍCH DẪN TRỰC TIẾP

• Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một
đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
• Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng
chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn.
• Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và
đơn điệu.
• Lời trích dẫn nguyên văn để trong ngoặc kép
• TD: “Cách quản trị theo khoa học đặt nền tảng cho sự tổ chức của
doanh nghiệp với cơ cấu và cơ chế quy định trong các quyển cẩm
nang”. (Nguyễn Ngọc Bích, 2005).
• Muốn biết thêm chi tiết khác của tạp chí này xem mục “ Tài liệu tham
khảo”
TRÍCH DẪN GIÁN TIẾP
• Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề
để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội
dung của bản gốc.
• Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu
khoa học.
• Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn
dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.
• Ví dụ: Lý thuyết này được phát triển lần đầu tiên bởi Gibbs (1981).
Gibbs là tác giả của quyển sách xuất bản năm 1981 đề cập đến lý
thuyết này, sách này được bạn tham khảo để viết nên báo cáo.
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRÍCH DẪN TLTK
• Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề,
tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Phần giả thiết nghiên cứu, kết
quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo.
• Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách
trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.
• Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.
• Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham
khảo.
• Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết.
• Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc.
PHONG CÁCH TRÍCH DẪN APA

Trích dẫn trong bài:


• Cấu trúc kiểu trích dẫn này còn phụ thuộc vào việc câu trích dẫn là
trực tiếp hay được tóm tắt ý.
➢Trích dẫn trực tiếp phải gồm câu trích dẫn và số trang của câu đó
trong tác phẩm gốc. Ví dụ: (Mitchell, 2017, p.105)
➢Trích dẫn tóm tắt ý không cần đưa số trang. Ví dụ (Mitchell, 2017)
• Trường hợp 1 tác giả: ghi tên tác giả và năm xuất bản, dùng ngoặc
đơn, ví dụ: (Tiến, 2010) hay Smith (2000)
PHONG CÁCH TRÍCH DẪN APA

Trích dẫn trong bài:


• Các trường hợp nhiều tác giả
➢Hai tác giả: Dùng “và/&” giữa tên tác giả. Ví dụ: Mitchell và Smith
(2017) hoặc (Mitchell & Smith, 2017)
➢Trường hợp TLTK có từ 3 tác giả trở lên, chỉ ghi tên tác giả đầu tiên
kèm theo cụm từ “và nnk.” (nnk.: những người khác) (tương ứng “et al.”
trong tiếng Anh), ví dụ: (Liên và nnk., 1999) hay Thông và nnk. (2001).
PHONG CÁCH TRÍCH DẪN APA
Trích dẫn trong bài:
➢Trường hợp trích dẫn một ý, một đoạn từ nhiều hơn một nguồn, các
nguồn được sắp xếp theo thứ tự thời gian, ví dụ: (Smith, 1959; Thomson
& Jones, 1982; Green, 1990) hay Thanh (1996, 2001) hay Ngọc (2000a,
2000b).
➢Trường hợp TLTK đã được chấp nhận xuất bản nhưng chưa in, thay năm
xuất bản bằng cụm từ “(đang in)”, ví dụ: Thắng và nnk. (đang in).
➢Trường hợp tài liệu của một cơ quan, tổ chức (không có tác giả cá nhân),
dùng tên đầy đủ hay viết tắt của cơ quan, tổ chức làm tên tác giả, ví dụ:
(Bộ Công thương, 2010) hay WHO (2015).
➢Không rõ tác giả: Thêm tên tác phẩm. Ví dụ: (A guide to citation, 2017).
Nếu là tên bài báo trên mạng, trang web… có thể ghi tên bài, ví dụ “APA
Citation”, 2017).
PHONG CÁCH TRÍCH DẪN APA
Danh mục tài liệu tham khảo:
➢Sách: Tên tác giả (các tác giả). (Năm xuất bản). Tên sách in nghiêng.
Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.
➢Chương trong sách: Tên tác giả (các tác giả) của chương sách. (Năm
xuất bản). Tên chương. Trong Tên chủ biên (Chủ biên), Tên sách in
nghiêng (tr. trang số). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.
➢Bài báo trên tạp chí khoa học: Tên tác giả (các tác giả) bài báo. (Năm
xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập in nghiêng(số), trang số. DOI:
xx.xxxxxxxxxx (nếu có)
➢Bài trong kỷ yếu hội thảo, hội nghị: Tên tác giả (các tác giả) bài viết.
(Năm xuất bản). Tên bài viết. Tên kỷ yếu hội thảo, nơi tổ chức, năm tổ
chức in nghiêng (tr. trang số). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.
PHONG CÁCH TRÍCH DẪN APA
Danh mục tài liệu tham khảo:
➢Bài trên báo chí: Tên tác giả (các tác giả). (Ngày tháng năm xuất bản).
Tên bài báo. Tên tờ báo in nghiêng, trang số.
➢Luận văn, luận án: Tên tác giả. (Năm in luận văn/luận án). Tiêu đề luận
văn/luận án in nghiêng (Luận án tiến sĩ/Luận văn thạc sĩ, Cơ sở đào tạo,
Địa điểm).
➢Tài liệu từ internet: Tên tác giả (các tác giả). (Năm tài liệu được tạo ra
hay cập nhật). Tên tài liệu in nghiêng. Truy cập ngày/tháng/năm, từ
http://www......
PHONG CÁCH TRÍCH DẪN APA
Cách ghi tên tác giả trong danh mục TLTK
• Đối với người nước ngoài: họ, các chữ cái đầu của phần tên còn lại viết hoa
kèm dấu chấm.
➢Ví dụ: Vlardimir Ilyich Lenin sẽ được ghi là Lenin, V.I.
• Đối với người Việt: Tên, các chữ cái đầu của họ và tên lót viết hoa kèm dấu
chấm.
➢Ví dụ: Ngô Bảo Châu sẽ được ghi là Châu, N.B.
➢Hoặc có thể ghi tên đầy đủ
• Khi có 2 tác giả thì ghi cả 2 với ký tự “&”; từ 3-5 tác giả thì ghi tất cả tên tác
giả với ký tự “&” trước tác giả cuối cùng; từ 6 tác giả trở lên thì chỉ ghi tên 3
tác giả đầu và tác giả cuối, ở giữa dùng dấu 3 chấm “...”.
PHONG CÁCH TRÍCH DẪN APA

Xếp thứ tự danh mục TLTK


• Các TLTK được xếp thứ tự theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả (hoặc tác
giả đứng đầu trong trường hợp nhiều tác giả).
• Trường hợp các tác giả có tên giống nhau, xếp thứ tự theo chữ cái tiếp
theo trong phần tên.
• Trường hợp cùng 1 tác giả, xếp thứ tự theo thời gian (năm).
PHONG CÁCH TRÍCH DẪN APA
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014). Thông tư số 18/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2014 ban
hành Danh mục bổ sung giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
2. Hương, N. T. L., & Quân, T. T. (2017). Nhận thức của du khách về hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Tạp chí
Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5D), 79–94. DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4555.
3. Liệu, P. K., & Tuấn, T. A. (2011). Tính toán mức phát thải nhà kính của chính quyền thành phố Huế bằng
công cụ Bilan Carbone. Kỷ yếu Hôi thảo Khoa học Quốc gia Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu, Hà Nội,
2011 (tr.343-356). Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
4. Mỹ, L. V. (2007). Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008). Hà Nội:
Nxb Khoa học Xã hội.
5. Tiến, N. Q. T. (2010). Về quá trình tụ cư lập làng ở Hương Vinh. Trong Tiến, N. Q. T., & Masanari, N. (Chủ
biên), Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài (tr.10 - 28). Huế:
Nxb.Thuận Hóa.
6. Trí, N. C. (2011). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020 (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM).
7. Tử, D. (2015). Nuôi tôm thẻ chân trắng trải bạt nền đáy. Truy cập 21/7/2016, từ
http://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-tom-the-chan-trang-trai-bat-nen-day-article6651.tsvn.
8. Water Research Centre. (1990). Proposed Water Quality Criteria for the Protection of Aquatic Life from
Intermittent Pollution, Report PRS 2498-NM, UK.
HỆ THỐNG HARVARD

1. Viết tham khảo cho một quyển sách


a/ Dẫn nhập
Hãy nhận xét về cách viết tài liệu tham khảo cho một quyển sách sau
• Cole, G 1991, Thermal power cycles, Edward Arnold, London.
• Tác giả Việt Nam
Lê Ngọc Trụ 1972, Việt- ngữ chánh-tả tự vị, Khai Trí, Saigon.
• Nhiều hơn 1 tác giả và ấn bản thứ hai
Smith, G & Brown, J 1993, Introduction to sociology, 2nd edn,
UNSW Press, Sydney.
1. Viết tham khảo cho một quyển sách
b/ Quy tắc
• Harvard quy định 6 chi tiết tối thiểu sau:
1.Tên tác giả
• Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên khác viết tắt
• Tuy nhiên, tên Việt viết đầy đủ cả họ và tên
2.Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
3.Tựa sách in nghiêng, tiếp theo là dấu phẩy (,)
4.Ấn bản (edition), nếu là ấn bản thứ 1 thì bỏ chi tiết này, tiếp theo là dấu
phẩy (,) TD: 2nd edn
5.Nhà xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
6.Tên thành phố xuất bản sách này, tiếp theo là dấu chấm (.)
Lưu ý từng dấu chấm, dấu phẩy
HỆ THỐNG HARVARD
2. Viết tài liệu tham khảo cho 1 bài báo trong 1 tạp chí
a/ Dẫn nhập
• Hãy nhận xét về cách viết tài liệu tham khảo cho 1 bài báo trong 1 tạp chí
sau
• Jones, B E & Jones, S R 1987, ‘Powerful questions’, Journal of
Power Engineering, vol. 1, no.3, pp.10-8
• Nguyễn Ngọc Bích 2005, ‘Chế độ kiểm soát nội bộ trong công ty’,
Thời báo Kinh tế Sài gòn, no.43-2005 (775), pp.23-24
• Lưu ý: không có Bộ (volume) và cách viết số báo (do báo này viết như vậy)
• Nguyễn Chương 2005, ‘Ước mơ xanh với Mạc Can’, Tuổi Trẻ, 21
Step, p.12.
b/ Quy tắc viết tham khảo cho 1 bài báo trong 1 tạp chí
Harvard quy định 7 chi tiết sau:
1.Tên tác giả (author) - Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên viết khác tắt.
Tuy nhiên tên Việt viết đầy đủ cả họ và tên
2.Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
3.Tựa bài báo (để trong ngoặc đơn với chữ HOA tối thiểu, nghĩa là chữ Hoa
đầu câu), tiếp theo là dấu phẩy (,)
4.Tựa tạp chí in nghiêng ( với chữ HOA tối đa), nếu không in nghiêng được
thì gạch dưới, tiếp theo là dấu phẩy (,)
5.Bộ tạp chí, nếu có, tiếp là dấu phẩy (,) TD: vol. 8(có dấu chấm sau vol)
Nhiều tạp chí Việt Nam không có bộ, hãy dùng cách đánh số của tạp chí
này, tiếp theo là dấu phẩy (,)
6.Số thứ tự tạp chí, nếu có. TD: no. 2, tiếp theo là dấu phẩy (,)
7.Số trang liên quan đến bài báo cáo, tiếp theo là dấu chấm (.). TD: pp 22-
30. Nếu chỉ có 1 trang: p.5
HỆ THỐNG HARVARD

3. Viết tham khảo cho Website


• Nếu tham khảo chung 1 website: http://www.lotus.edu.vn
• Nếu tham khảo 1 bài viết trong website:
Winson, J 1999, A look at referencing, AAA Educationl Services, viewed 20
October 2002, http:// www.aaa.edu.au/aaa/html
HỆ THỐNG HARVARD

1. Cole, G 1991, Thermal power cycles, Edward Arnold, London.


2. Jones, B E & Jones, S R 1987, ‘Powerful quetions’, Journal of
Power Engineering, vol. 1, no. 3, pp.10-8.
3. Lê Ngọc Trụ 1972, Việt- ngữ chánh- tả tự vị, Khai Trí, Saigon.
4. Nguyễn Ngọc Bích 2005, ‘Chế độ kiểm soát nội bộ trong công ty’,
Thời báo Kinh tế Sài gòn, no. 43-2005 (775), pp.23-24.
5. Nguyễn Chương 2005, ‘Ước mơ xanh với Mạc Can’, Tuổi Trẻ, 21
Stept, p.12.
6. Smith, G & Brown, J 1993, Introduction to sociology 2nd edn,
UNSW Press, Sydney.
THAM KHẢO

• Hướng dẫn trích dẫn TLTK Tạp chí JIEM


• Khoa Kinh tế quốc tế
• Khoa Quản trị kinh doanh

You might also like