You are on page 1of 6

Chương 3: Xác định chủ đề nghiên cứu và tổng quan tình hình

nghiên cứu

1. Xác định chủ đề nghiên cứu

1.1. Các đặc điểm của một chủ đề nghiên cứu tốt
- Đáp ứng được những yêu cầu của hội đồng xét duyệt, và đặc biệt nó thuộc
đúng cấp độ.
- Khả năng thực hiện và có thể kích thích ý tưởng của bạn.
- Khả năng tìm kiếm và các nguồn lực thời gian và tài chính để tiến hành
nghiên cứu chủ đề.
- Sự đối xứng về kết quả tiềm năng.
● Khả năng: Chủ đề có khả thi hay không?
- Chủ đề nghiên cứu có làm bạn thực sự bị cuốn hút?
- Bạn có, hay bạn có thể phát triển những kỹ năng nghiên cứu cần thiết
trong khung thời gian dự án để tiến hành chủ đề?
- Chủ đề nghiên cứu có thể đạt được trong khoảng thời gian sắp xếp?
- Dự án vẫn sẽ thời sự khi bạn hoàn thành nó?
- Chủ đề nghiên cứu có thể đạt được với nguồn lực tài chính mà bạn có
khả năng không?
- Bạn có chắc chắn về việc nó có thể tiếp cận được những dữ liệu cần
thiết cho chủ đề này?
● Sự phù hợp: Chủ đề có đáng giá không?
- Chủ đề có phù hợp với những quy chuẩn cụ thể và đáp ứng những
tiêu chuẩn cụ thể quy định bởi tổ chức xét duyệt?
- Chủ đề nghiên cứu của bạn chứa đựng những vấn đề liên kết rõ ràng
với lý thuyết?
- Bạn có thể phát biểu rõ ràng những câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu?
- Nghiên cứu đề xuất của bạn sẽ có thể cung cấp những hiểu biết mới
mẻ về chủ đề này?
- Chủ đề nghiên cứu của bạn có liên quan rõ ràng với ý tưởng mà bạn
đã được cung cấp?
- Liệu những kết quả tìm thấy cho chủ đề này sẽ có tính đối xứng; có ý
nghĩa là chúng có giá trị tương tự bất kể kết quả là gì?
- Chủ đề nghiên cứu có phù hợp với những mục tiêu nghề nghiệp của
bạn?
1.2. Tạo lập và chọn lọc ý tưởng cho chủ đề nghiên cứu

Tư duy hợp lý Tư duy sáng tạo

- Khảo sát những điểm mạnh và sở thích - Lưu số các ý tưởng


của bạn - Khám phá quan tâm cá nhân nhờ sử
- Nhìn lại những chủ đề công trình đã qua dụng những công trình đã qua
- Thảo luận - Sơ đồ hình cây tương quan
- Tìm kiếm tài liệu - Động não (brainstorming)

1.3. Phát triển ý tưởng nghiên cứu thành đề xuất nghiên cứu:
- Viết những câu hỏi nghiên cứu
- Viết những mục tiêu nghiên cứu
- Tầm quan trọng của lý thuyết trong việc viết câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
● Viết những câu hỏi nghiên cứu:
- Những câu hỏi quá lớn sẽ cần tài trợ nghiên cứu đáng kể
- Những câu hỏi quá nhỏ dường như sẽ không đầy đủ
- Câu hỏi quá nóng có thể do tính chất nhạy cảm phát sinh từ quá trình
nghiên cứu
- Những câu hỏi nghiên cứu vừa đúng là những câu hỏi chỉ phù hợp để
xem xét vào thời điểm này, bởi người nghiên cứu này, trong bối cảnh
này.
● Viết những mục tiêu nghiên cứu - SMART
- Cụ thể (Specific): Chính xác thì bạn mong đợi điều gì từ việc tiến hành
nghiên cứu này?
- Có thể đo lường được (Measurable): Những biện pháp đo lường nào
bạn sẽ sử dụng để xác định bạn có đạt được các mục tiêu không?
- Có thể đạt được (Achievable): Những mục tiêu mà bạn tự đặt ra có
khả năng đạt được trong điều kiện ràng buộc không?
- Thực tế (Realistic): Căn cứ vào tất cả những yêu cầu khác trong thời
gian của bạn, liệu bạn có thời gian và năng lượng để hoàn thành
nghiên cứu đúng hạn không?
- Đúng lúc (Timely): Liệu bạn sẽ có thời gian để hoàn thành tất cả
những mục tiêu của bạn, trong khung thời gian mà bạn đã đặt ra
không?
● Tầm quan trọng của lý thuyết trong việc viết câu hỏi và mục tiêu nghiên
cứu
- Lý thuyết là công thức về quan hệ nhân quả và kết quả giữa hai hay
nhiều biến, có thể đã hoặc chưa được kiểm định.
- Sutton và Staw (1995), lý thuyết không phải là
❖ Tài liệu tham khảo
❖ Dữ liệu
❖ Danh sách các biến
❖ Biểu đồ
❖ Các giả thiết hay dự báo

1.4. Đề xuất nghiên cứu (Nội dung thi cuối kỳ)


● Mục đích:
- Tổ chức ý tưởng của bạn
- Thuyết phục độc giả của bạn
- Ký hợp đồng với khách hàng của bạn
● Nội dung:
- Chủ đề
- Nền tảng cơ sở
- Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
- Phương pháp: định tính hay định lượng? Nếu chọn định tính: làm thế
nào để lấy số liệu? Xử lý như thế nào? Sử dụng mô hình nghiên cứu
theo lý thuyết nào? Giải thích các biến số, nhân tố, thước đo trong mô
hình? Dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Thứ cấp lấy website nào? Các biến lấy
cùng 1 website hay nhiều website?
- Thời gian biểu
- Các nguồn lực: nguồn lực về người, về thời gian (phân chia công việc
thế nào, theo thời gian bao lâu?)
- Tài liệu tham khảo
-
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Khái niệm


- Tổng quan tình hình nghiên cứu là tập hợp các công trình nghiên cứu có liên
quan đến chủ đề nghiên cứu nhằm luận giải sự cần thiết của nghiên cứu
cũng như tạo nền móng để nghiên cứu có thể kế thừa. Tổng quan tình hình
nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nghiên cứu trước mà còn phải
so sánh, tổng hợp, phê phán để chỉ rõ những thành quả và khoảng trống
nghiên cứu.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu giống trò chơi xếp chữ:
+ Xếp các chữ cái rời rạc thành từ có nghĩa.
+ Cùng bộ chữ có thể xếp thành các từ có nghĩa khác nhau
- Tổng quan tình hình nghiên cứu khác xếp chữ:
+ Chỉ ra chữ cái thiếu để xếp thành từ có nghĩa.
- Ví dụ: Cho các chữ dưới đây, thêm 1 chữ hãy xếp thành các từ có nghĩa: T, N, T,
I, N, H, O.

2.2. Vai trò của tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Luận giải sự cần thiết của đề tài
- Tạo nền móng cho đề tài: nghiên cứu dùng lý thuyết nào, có thể dùng phương
pháp nào, trong phương pháp đó lấy dữ liệu nào, ở đâu?
- Đề tài có thể thừa kế cơ sở lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu
- Luận giải khoảng trống tri thức của các nghiên cứu trước
- Tổng quan là cơ sở để đưa ra ý tưởng mới cho nghiên cứu
- Kế thừa, tổng hợp các lý thuyết, kết quả, phương pháp nghiên cứu đã được
tiến hành làm cơ sở cho việc áp dụng vào đề tài nghiên cứu mới.
- Chứng minh tính khoa học của các khái niệm, các luận điểm, phương pháp
mà đề tài áp dụng, tạo độ tin cậy của nghiên cứu
- Các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực, tác giả có thể định vị được nghiên cứu
của mình.
- Tổng hợp những nghiên cứu trước
- Xác định khoảng trống tri thức
- Định hướng nghiên cứu mới

2.3. Nội dung tổng quan


● Các trường phái lý thuyết và cơ sở lý luận cho nghiên cứu.
● Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính.
● Các phương pháp nghiên cứu chính.
● Hạn chế của các nghiên cứu đi trước và khoảng trống tri thức.
- Các trường phái lý thuyết và cơ sở lý luận cho nghiên cứu.
+ Các nghiên cứu trước đã áp dụng những trường phái lý thuyết nào?
+ Tóm tắt điểm chính của các trường phái
+ Một số công trình tiêu biểu đã áp dụng cho từng trường phái
+ So sánh giữa các trường phái
+ Các trường phái có thể khác nhau về: cấp độ phân tích, giả định, các
nhân tố liên quan, logic về mối quan hệ giữa các nhân tố.
- Bối cảnh nghiên cứu chính và các nhân tố chính
+ Bối cảnh có thể là vùng, ngành, quốc gia, và nhóm đối tượng nghiên
cứu
+ Bối cảnh khác nhau có thể đưa lại kết quả rất khác nhau
+ Tương ứng với từng bối cảnh có nhân tố mục tiêu, tùy thuộc vào cấp độ
nghiên cứu, tính chất của nhân tố, tính chất của chủ đề
+ Mỗi nhân tố mục tiêu lại có thể có nhiều nhân tố tác động.
- Các phương pháp nghiên cứu chính
+ Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu
nào? (định lượng: hồi quy, dự báo,... ; định tính)
+ Bình luận về hạn chế của nghiên cứu hiện tại cũng như thiết kế nghiên
cứu của nó
- Các kết quả nghiên cứu chính:
+ Các kết quả chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ giữa các nhân tố
+ Chú ý nhóm chúng theo 1 số nhóm sau:
● Những kết quả có sự thống nhất cao giữa các nghiên cứu
● Những nghiên cứu còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu
● Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan đến bối
cảnh hay PPNC khác nhau hay không?
- Hạn chế của các nghiên cứu đi trước
+ Phần khó nhất của Tổng quan
+ Đánh giá được đóng góp và hạn chế của các nghiên cứu trước
+ Trình bày theo lý thuyết, bối cảnh, phương pháp sẽ dễ dàng và đơn giản
hơn.
- Khoảng trống tri thức:
+ Chủ đề NC mới
+ Câu hỏi NC mới cho chủ đề cũ
+ Bối cảnh NC mới
+ Mô hình NC mới
+ Phương pháp NC mới

2.4. Các yêu cầu đối với tổng quan


- Tính toàn diện
+ Các trường phái lý thuyết chính: kinh điển và hiện đại
+ Những công trình nổi bật của từng trường phái
+ Sự khác biệt giữa các cách tiếp cận đó
- Tính phê phán
+ Hạn chế/ khoảng trống nghiên cứu mà những nghiên cứu trước chưa
giải quyết được
+ Yêu cầu khó nhưng bắt buộc
+ Một số hạn chế của nghiên cứu trước:
❖ Chưa phát hiện hoặc đề cập tới nhân tố (biến số) quan trọng
❖ Chưa nghiên cứu ở các bối cảnh khác biệt
❖ Phương pháp nghiên cứu chưa đủ chặt chẽ
- Tính phát triển
+ Hướng nghiên cứu mới
+ Câu hỏi thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu
+ Gắn chặt với tính phê phán
- Tính lựa chọn
+ Đề tài nghiên cứu cần có trọng tâm, không nên dàn trải
+ Khoảng trống vừa tầm với đề tài

2.5 Một số kỹ năng khi tiến hành tổng quan


- Lựa chọn bài đọc
+ Công trình được trích dẫn nhiều
+ Công trình có tính kinh điển
+ Những bài báo tổng quan về chủ đề nghiên cứu
+ Những bài báo được công bố trên những tạp chí uy tín
+ Những công trình nghiên cứu trong bối cảnh tương tự
+ Những công trình cập nhật
+ Mỗi công trình chỉ cần tóm tắt từ ½ đến 1 trang với những ý chính
- Tổng hợp các công trình đã đọc
+ So sánh, tổng hợp các nghiên cứu trước theo từng chủ đề cụ thể
❖ Khái niệm
❖ Trường phái lý thuyết
❖ Câu hỏi nghiên cứu
❖ Kết quả nghiên cứu
❖ Hạn chế và nghiên cứu mới
+ Tổng kết xu hướng, những vấn đề được đề cập nhiều
+ Những vấn đề có sự thống nhất cao
+ Vấn đề còn nhiều tranh cãi
- Tóm tắt các công trình
+ Câu hỏi nghiên cứu
+ Cơ sở lý thuyết và khung/mô hình nghiên cứu, bao gồm giả thuyết
(nghiên cứu định lượng) và luận điểm (nghiên cứu định tính)
+ Bối cảnh và PPNC
+ Kết quả và đóng góp chính của nghiên cứu
+ Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
+ Bình luận và ý tưởng riêng của bản thân về việc áp dụng công trình cho
nghiên cứu

You might also like