You are on page 1of 7

THẾ NÀO LÀ MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU TỐT?

Tiêu chí nhận diện chủ đề nghiên cứu tốt


- Tính phù hợp: Nó có thực sự đáng giá không?
o Chủ đề nghiên cứu có phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu của đơn vị / tổ chức
sẽ đánh giá xét duyệt đề tài?
o Có gắn với một khuôn khổ lý thuyết và cơ sở lý luận rõ ràng?
o Với chủ đề đó có thể đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu rõ
ràng không?
o Liệu nghiên cứu được đề xuất có thể cung cấp những hiểu biết mới về chủ đề
này không?
o Các kết quả / đóng góp (dự kiến) từ chủ đề nghiên cứu này liệu có thể đóng
góp mới nào không hoặc củng cố thêm lý thuyết nào không?
- Sự khả thi:
o Nếu chọn lựa chủ đề này, bạn có đủ nguồn lực giải quyết vấn đề nghiên cứu
hay không?
 Nhân lực
 Vật lực
 Tài lực
 Quỹ thời gian
 Các kỹ năng quản lý, điều phối của người lãnh đạo nghiên cứu
o Có thể thu thập được những thông tin, dữ liệu cần thiết kế để tiến hành nghiên
cứu?
 Nhân lực
 Vật lực
- Sự thích thú và cam kết hoàn thành: Bạn có thực sự thích thú với chủ đề nghiên cứu
đó không?
o Nghiên cứu là một hành vi mang tính tự nguyện rất cao, và hiếm khi nào nhà
nghiên cứu buộc phải tham gia thực hiện một nghiên cứu mà họ không quan
tâm, không thích thú
o Sự thích thú của nhà nghiên cứu tạo động lực nghiên cứu

Tạo lập và chọn lọc ý tưởng cho chủ đề nghiên cứu


 Suy nghĩ duy lý (rational)  Suy nghĩ tìm tòi (creative thinking)
 Xem xét điểm mạnh và sở thích  Ghi chép lại những ý tưởng của bạn
nghiên cứu của bản thân  Khám phá sở thích cá nhận bằng các
 Xem xét sở thích nghiên cứu của dự án trước đây
những thành viên khác trong nhóm  Khám phá mức độ liên quan đến lĩnh
 Tham khảo các chủ đề nghiên cứu cũ vực kinh doanh bằng cách sử dụng
 Thảo luận (với thành viên dự án) tài liệu
 Tìm kiếm tài liệu  Relevance tree: sơ đồ cây/tư duy
 Brainstorming

Tinh chỉnh các ý tưởng nghiên cứu


- Sử dụng ký thuật Delphi
- Thực hiện một nghiên cứu sơ bộ
- Liên tục thử nghiệm các ý tưởng
- Tích hợp các ý tưởng
- Tinh chỉnh các chủ đề do tôt chức đưa ra

XÂY DỰNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


- Chuyển thể chủ đề nghiên cứu thành các câu hỏi nghiên cứu một cách rõ ràng:
o Vấn đề mà bạn mong muốn nghiên cứu sâu là gì?
o Bạn muốn tìm điều gì? Giải thích vấn đề gì? Trả lời điều gì?
- Xác định được câu hỏi nghiên cứu là vấn đề không dễ dàng:
o Một câu hỏi mang tính mô tả, ví dụ: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiện ĐHNT làm cho
các công ty đa quốc gia là bao nhiều? => dễ trả lời
o Tại sao sinh viên FTU lại có nhiều khả năng trúng tuyển vào làm việc tại các
tập đoàn đa quốc gia?
- Bất kỳ câu hỏi nghiên cứu nào bạn hỏi đều có thể bắt đầu bằng hoặc bao gồm “Cái
gì”, “Khi nào”, “Ở đâu”, “Ai”, “Tại sao” hoặc “Bằng cách nào”?

Ví dụ: Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
- Mục tiêu: Ngiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức tới sự gắn kết của nhân viên
- Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Các đặc tính của tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức có ảnh hưởng như thế nào tới sự gắn
kết của nhân viên
(2) Phong cách lãnh đạo của cấp trên trực tiếp có tác động như thế nào tới sự gắn kết của
nhân viên?
(3) Sự phù hợp giữ chuẩn mực giá trị của cá nhân và tiêu chuẩn giá trị của tổ chức có ảnh
hưởng như thế nào tới sự gắn kết nhân viên?
(4) Mối quan hệ với đồng nghiệp có ảnh hưởng như thế nào tới sự gắn kết nhân viên?

Một số sai lầm khi đặt câu hỏi nghiên cứu


- Lẫn lộn giữa câu hỏi nghiên cứu với câu hỏi thực tiễn:
o Ví dụ: Làm thế nào hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp A?
o Giải pháp nào tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp B trong
giai đoạn 2021-2025?
o Làm thế nào để quản lý rủi ro ở Ngân hàng C?
- Câu hỏi “vạn năng”:
o Ví dụ: Hiện trạng của vấn đề nghiên cứu như thế nào?
o Nguyên nhân của các hạn chế
o Giải pháp để giúp cải thiện tình hình
- Câu hỏi nghiên cứu thiếu cơ sở:
o Câu hỏi không dựa trên cơ sở tổng quan nghiên cứu
o Câu hỏi khổn dựa trên cơ sở lý thuyết
o Câu hỏi không dựa trên bối cảnh cụ thể

 Tóm lại: Viết các câu hỏi nghiên cứu cần đảm bảo:
o Phù hợp với các tiêu chuẩn mong đợi
o Có thể đưa ra kết luận rõ ràng
o Ở mức độ phù hợp (không quá khó)
o Không quá mang tính mô tả
o Sử dụng “Kiểm tra Goldilocks”: quá lớn, quá nhỏ, quá nóng, vừa phải

Viết mục tiêu nghiên cứu rõ ràng


- Tiêu chí: SMART
- Thể hiện ngắn gọn cái mà chúng ta mong muốn đạt được thông qua nghiên cứu này
- Mục tiêu nghiên cứu phải viết cụ thể, rõ ràng, có tính logic với tên đề tài và nội dung
nghiên cứu
o Nên bắt đầu bằng một động từ (VD: phân tích, đánh giá,…); theo sau là tân
ngữ (đối tượng là ai, cái gì) và trạng ngữ (thời gian, địa điểm)
o Mục tiêu nghiên cứu phải phản ánh được tên đề tài cũng như phải liên quan
đến nội dung nghiên cứu sau đó
- Mục tiêu nghiên cứu phải thể hiện đo lường, ước lượng được
o Mục tiêu nghiên cứu phải được cho thấy thông qua những chỉ số đo lường
được
o Ví dụ
- Mục tiêu nghiên cứu phải có tính hợp lý và hợp pháp:
o Có cơ sở pháp lý
o Đạo đức trong nghiên cứu cũng là một tiêu chí cần phải chú ý
- Mục tiêu nghiên cứu nên có phạm vi thời gian cụ thể

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


- Liệu ta có kiến thức hoàn hảo để giải quyết vấn đề nghiên cứu?
- Liệu ta có hiểu hết các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu?
- Liệu ta biết tất cả các phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng được?
 Do đó ta phải tổng quan tài liệu có nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Tổng quan tài liệu nghiên cứu là gì?


- Tổng quan tài liệu là tổng hợp một cách đầy đủ các tài liệu liên quan (thông tin, số
liệu, khái niệm, học thuyết, lý thuyết, kết quả, kết luận) về vấn đề quan tâm
- Tổng quan tài liệu cũng giúp cho nhiên cứu viên đánh giá được điểm mạnh và điểm
yếu trong phương pháp nghiên cứu trước đó để lựa chọn phương pháp nghiên cứu của
mình

Mục tiêu của tổng quan nghiên cứu


- Xác định các khoảng trống trong để nghiên cứu
- Nêu nhu cầu cho nghiên cứu của mình, phát sinh hoặc hình thành ý tưởng
- Để tiến hành một sự tìm kiếm sơ bộ các tài liệu liên quan hiện có
- Để xác định được các tài liệu nghiên cứu khác (tương tự) đang được tiến hành, tránh
trùng lặp nghiên cứu
- Tìm kiếm các quan điểm đối lập
Quy trình làm tổng quan nghiên cứu
(1) Research questions and objectives
(2) Define parameters
(3) Generate and refine keywords
(4) Conduct research
(5) Obtain literature
(6) Evaluate
(7) Record => Generate and refine keywords

Một số kỹ năng khi tiến hành tổng quan


1. Lựa chọn tài liệu
- Nguồn thông tin trong nước
o Sách chuyên khảo tìm trong thư viên trường đại học, thư viện quốc gia
o Bài báo từ các tạp chí khoa học trong nước
o Các nghiên cứu và báo cáo quốc gia
o Các bài trình bày tại hội thảo quốc gia hoặc các phát biểu của chuyên gia ở tầm
quốc gia
o Văn bản, báo cáo, số liệu thô xin được từ Tổng cục thống kê
- Nguồn thông tin ngoài nước:
o Các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành quốc tế (Springer, Elsevier, Sage,
Emarald, Taylor & Francis, ScienceDirect)
o Google Scholar
o Các ấn bản của WHO, UNICEF, WB,…
o Các báo cáo trình bày tại các hội thảo quốc tế
- Nguồn thông tin ở doanh nghiệp/địa phương/nơi nghiên cứu
o Số liệu từ các thống kê định kỳ hoằng năm của các doanh nghiệp/địa phương
o Sách, bài báo khoa học địa phương, báo chí địa phương,…

- Lựa chọn tài liệu: Tiêu chí giúp lựa chọn tốt các công trình nghiên cứu:
o Công trình được trích dẫn nhiều: số lượng trích dẫn nhiều thể hiện mức độ nổi
tiếng của công trình
o Công trình có tính kinh điển: thường là các công trình cũ là nền móng của các
chủ đế nghiên cứu
o Những bài báo tổng quan về chủ đề nghiên cứu: một số tạp chí quốc tế có dăng
các công trình Tổng quan về chủ đề nghiên cứu => rất hữu ích
o Những bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín
o Những công trình nghiên cứu trong bối cảnh tương tự
o Những công trình cập nhật

2. Một số kỹ năng khi tiến hành tổng quan


a. Tóm tắt công trình:
- Thông thường mỗi công trình cần tóm tắt những điểm sau:
o Câu hỏi nghiên cứu chính/ mục tiêu nghiên cứu
o Cơ sở lý thuyết/khung/mô hình nghiên cứu?
o Bối cảnh và phương pháp nghiên cứu
o Kết quả đóng góp chính của nghiên cứu
o Hạn chế và những hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày trong công trình
o Bình luận và ý tưởng riêng của mình về việc áp dụng công trình cho nghiên
cứu
 Tóm tắt khoảng ½ - 1 trang

b. Tổng hợp các công trình đã đọc


- Đây là phần khó khăn nhất, không có kỹ năng thì viết phần này thường rơi vào trường
hợp liệt kê công trình nghiên cứu
- Các tổng hợp tốt nhất là so sánh, tổng kết lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu theo từng chủ
đề

c. Quản lý lưu trữ tài liệu đọc


- Lưu trữ tài liệu có liên quan đến nghiên cứu (tên tác giả, năm, tên bài báo, sách,…)
bằng cách sử sụng các phần mềm thoogn dụng như Endnote (commercial), Mendely
(free), Zotatpo (free).

Các yêu cầu đối với phần viết tổng quan nghiên cứu
- Tính toàn diện:
o Không có nghĩa là nhà nghiên cứu phải đọc hết các nghiên cứu trước đó
o Đòi hỏi nêu rõ trường phái lý thuyết chính (kinh điển và hiện đại) được sử
dụng nghiên cứu vấn đề này như thế nào?
o Nêu rõ sự khác biệt giữa các cách tiếp cận đó
- Tính phê phán:
o Cần chỉ rõ các hạn chế và/hoặc khoảng trống nghiên cứu mà những nghiên cứu
tước chưa giải quyết được => khó nhưng là điều bắt buộc của đè tài nghiên cứu
o Một số hạn chế là đề tài trước gặp phải hoặc chưa đề cập/phát hiện nhân tố
quan trọng, chưa nghiên cứu ở bối cảnh khác nhau? Chỉ nghiên cứu ở trạng
thái tĩnh, hoặc chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu chặt chẽ
- Tính phát triển: cần chỉ rõ hướng nghiên cứu mới hoặc câu hỏi thực tiễn cần tiếp tục
nghiên cứu
- Tính lựa chọn:
o Một đề tài nghiên cứu cần có trọng tâm không nên dàn trải
o Các nhà nghiên cứu cần lựa chọn trong số rất nhiều “khoảng trống” nghiên
cứu, một vấn đề vừa tầm với đề đề tài của mình
o Thông thường sau phần tổng quan thì các tác giả phải xây dựng được khung lý
thuyết (hoặc mô hình nghiên cứu) để định hướng quá tình nghiên cứu
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM SAI LẦM VỀ TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU
Quan niệm 1: Tổng quan nghiên cứu chỉ là một phần riêng biệt, ít liên quan đến các phần
khác trong đề tài
- Chủ đề, câu hỏi và mô hình nhiên cứu được lựa chọn một cách tương đối độc lập với
tổng quan nghiên cứu
- Các phần khác của báo cáo như Sự cần thiết, Phương pháp nghiên cứu, Thảo luận,…
không liên quan đến tổng quan nghiên cứu

Quan niệm 2: Tổng quan nghiên cứu là liệt kê các công trình và kết quả những công trình
nghiên cứu trước
- Hạn chế là không cho phép tác giả tổng hợp các kết quả chính đã được nghiên cứu
- Khó so sánh, phát hiện ra các mâu thuẫn trong lý thuyết, phươn pháp và kết quả
nghiên cứu trước => khó tìm ra khoảng trống nghiên cứu

Quan niệm 3: Chất lượng của tổng quan nghiên cứu phụ thuộc vào số lượng công trình
được đọc và tổng hợp
- Nếu chỉ liệt kê số lượng lớn công trình nghiên cứu thì chưa đủ
- Số lượng công trình chỉ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng phần tổng quan
- Tiêu chí quan trọng hơn là tác giả có chỉ ra được hạn chế của nghiên cứu trước,
khoảng trống nghiên cứu là gì? Hướng nghiên cứu mới là gì?

VIẾT ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU – RESEARCH PROPOSAL


1. Mục đích của đề xuất nghiên cứu
- Để sắp xếp các ý tưởng và đề ra các tiêu chuẩn rõ ràng để triển khai dự án nghiên cứu
- Để thuyết phục đối tác/đơn vị tài trợ/phê duyệt dự án nghiên cứu
- Để đạt được thỏa thuận với đối tác (VD: người hướng dẫn)
- Đảm bảo rằng dự án nghiên cứu của bạn không trùng lặp những ý tưởng/dự án đã hình
thành trước

2. Nội dung của đề xuất nghiên cứu


- Tiêu đề (Tittle):
o Bám sát vào câu hỏi nghiên cứu
o Tránh các cụm từ không cần thiết (VD: a study to explore…)
- Introduction / Motivation / Background:
o Vì sao bạn muốn thực hiện nghiên cứu này?
o Nghiên cứu này có tầm quan trọng như thế nào đối với xã hội mà lúc đấy bạn
phải thực hiện?
o Academic and practical research gap
- Research questions and research objectives
o Làm rõ những gì bạn muốn đạt được
o Có thể đưa ra thêm những giả thuyết về kết quả nghiên cứu, chứng minh thêm
tính đúng đắn của đề tài bạn đang thực hiện
- Method:
o Làm rõ phương pháp nghiên cứu sử dụng là định tính, định lượng hay kết hợp?
o Phương pháp thu thập số liệu?
 Thiết kế nghiên cứu và thu thập dữ liệu
- Expected outcome and contribution:
o Nêu lên ý tưởng về dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài
o Đôngg thời khẳng định một lần nữa ý nghĩa mà nghiên cứu của bạn mang lại
- Timescale/Thời gian thực hiện/Kế hoạch thực hiện:
o Dự kiến thời gian bắt đầu - kết thúc
o Dự kiến cả nguồn lực, thiết bị, con người để triển khai dự án
- Resource/Tài liệu tham khảo: Trình bày các nguồn tham khảo chính đã được sử dụng
để viết đề xuất nghiên cứu.

You might also like