You are on page 1of 26

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Để làm tốt một đồ án môn học


Nội dung trình bày
• Mục đích của đồ án
• Đề tài
• Chọn đề tài
• Đặt tên đề tài
• Xác định mục tiêu NC
• Dàn ý
• Các gợi ý
Mục đích
• Đồ án là một hình thức nghiên cứu khoa học
• Hệ thống hoá kiến thức
• Giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực
tế hay lý thuyết
• ĐAMH được đánh giá dựa trên việc phát
triển các vấn đề từ môn học.
• Phải có hệ thống
Mục đích
• Nâng cao khả năng tham khảo, tra cứu tài
liệu
• Viết báo cáo đúng theo yêu cầu của một tiểu
luận
• Thực hiện bài trình bày (PP)
• Báo cáo trước lớp
Thế nào là đề tài
• Đề tài NCKH là một hoặc nhiều vấn đề có chứa
những điều chưa biết (hoặc biết chưa đầy đủ),
nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng giải đáp
các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong
thực tiễn.
• Thoả mãn hai điều kiện:
 Vấn đề đang chứa mâu thuẫn giữa cái đã
biết với cái chưa biết.
 Đã xuất hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn
đó.
Thế nào là đề tài
• Đề tài thực chất là một câu hỏi - một bài toán
đối diện những khó khăn trong lý luận và
trong thực tiễn.
• Nghiên cứu một đề tài thường bắt đầu từ
phát hiện vấn đề khoa học và vấn đề nghiên
cứu cần được trình bày dưới dạng một câu
nghi vấn.
• Phải trả lời rõ nghiên cứu cái gì? Nghiên cứu
để làm gì? Và tiến hành nghiên cứu như thế
nào?...
Chọn đề tài
• Thế mạnh của người nghiên cứu: người nghiên
cứu biết thế mạnh của mình về lĩnh vực, vấn đề
nào đó để chọn đề tài tương ứng.
• Nhu cầu thực tiễn: đề tài phải giải quyết được
một trong những vấn đề mà thực tiễn đang đặt
ra.
• Tài liệu tham khảo: đề tài được chon có tài liệu
tham khảo có liên quan đến nó.
• Phương tiện, điều kiện cần thiết để nghiên cứu
đề tài: máy móc, thiết bị, tài chính…cần và đủ.
Cơ sở thực tiễn để chọn đề tài
• Từ việc theo dõi tổng quát những thành tựu
nghiên cứu KH mà người nghiên cứu quan tâm
(qua các tạp chí, báo cáo khoa học trong và
ngoài nước).
• Từ việc tìm hiêu những kết quả mới nhất trong
lĩnh vực chuyên môn, tổng hợp lại để tìm ra vấn
đề mới trong một phạm vi nhất định.
• Cũng có thể tìm chọn các đề tài nghiên cứu từ
các công trình cũ để tìm ra các phương pháp
mới có hiêu quả hơn.
Cơ sở thực tiễn để chọn đề tài
• Chon đề tài theo nguyên tắc xem xét lại một
cách cơ bản những luận điểm lý thuyết với
lập trường mới, góc nhìn mới ở trình độ kỹ
thuật cao hơn.
• Tham khảo ý kiến của các chuyên gia hay
những người làm việc thực tế
Cơ sở thực tiễn để chọn đề tài
• Đề tài tự chọn: người nghiên cứu cần tìm
hiểu kỹ hiện trạng phát triển của lĩnh vực
chuyên môn, tìm hiểu tình hình thực tế để
xác định hướng nghiên cứu phù hợp.
• Cân nhắc, chọn lọc và xác định đề tài nghiên
cứu là một việc làm trí tuệ vất vả, mang tính
chất quyết định đối với sự thành bại của toàn
bộ quá trình nghiên cứu.
Đặt tên đề tài
• Lời văn diễn đạt mô hình tư duy của kết quả
dự kiến của quá trình nghiên cứu dưới dạng
súc tích.
• Phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu
của đề tài, nó chỉ được mang ý nghĩa hết sức
khúc chiết, đơn trị, không được phép hiểu hai
hay nhiều nghĩa.
• ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin
nhất, chứa đựng nhiều vấn đề cần nghiên
cứu.
Xác định mục đích nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu (objective) là cái đích
mà người nghiên cứu vạch ra để thực hiện,
để định hướng; Phạm trù mục tiêu nhằm trả
lời câu hỏi “làm cái gì?”
• Mục đích nghiên cứu (aim) là kết quả mong
đợi, chính là ý nghĩa lý luận và thực tiễn của
nghiên cứu; Phạm trù mục đích trả lời câu hỏi
“nhằm vào việc gì?” hoặc “để phục vụ cho cái
gì?”
CẤU TRÚC ĐỒ ÁN
DÀN Ý
Cấu trúc chung
• Dàn ý nội dung dự kiến của một đề tài thông
thường gồm ba phần chính: mở đầu, nội
dung, kết luận và khuyến nghị.
• Trong đó, phần nội dung được chia thành các
chương, mục, tiểu mục (số lượng chương,
mục, tiểu mục tuỳ thuộc đặc điểm của đề tài,
khối lượng nội dung, cách trình bày của tác
giả…)
Chương I: Mở đầu (dẫn nhập)
• Lý do chọn đề tài: tổng quan về lĩnh vực
nghiên cứu.
• Mục đích, khách thể và đối tượng nghiên cứu
• Nhiệm vụ đề tài và phạm vi nghiên cứu
• Giới hạn của đề tài
• Phương pháp nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý luận
• Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
- sơ lược lịch sử phát triển của vấn đề
- các thành tựu hiện tại của vấn đề trong và
ngoài nước
- các ứng dụng thực tiễn
- Bản chất của vấn đề
- Vấn đề mà ta nghiên cứu …..
Chương II: Cơ sở lý luận
• Cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài
Phần này triển khai tuỳ theo nội dung của đề
tài
• Các ứng dụng trong thực tế
• Phân tích bản chất vấn đề nghiên cứu
• Đưa ra các giải pháp từ cơ ở lý luận ở trên
Chương III: Hiện trạng
• Mô tả hiện trạng của vấn đề
• Các giải pháp
• Mô phỏng
• Phần mềm
• Vận hành..
Chương IV: Thực nghiệm
• Thực nghiệm phải theo tiêu chí
• Chứng minh giả thiết
Chương V: Kết luận
• Kết luận
- Nêu những công việc đã làm
- Mục đích đạt được
- Kết luận về đề tài
• Kiến nghị
- Để phát huy được thì cần làm gì
- Hướng phát triển của đề tài..
Viết báo cáo
Ý nghĩa
Viết báo cáo tổng kết đề tài là trình bày các kết quả
nghiên cứu bằng một bài báo hay một đồ án, luận
văn… để công bố kết quả nghiên cứu và báo cáo
hội đồng.
• Viết bản nháp theo đề cương chi tiết trên cơ sở
tổng hợp các tài liệu, tư liệu, số liệu thu được và
đã được xử lý.
• Sửa chữa bản thảo theo sự góp ý của người
hướng dẫn và các chuyên chuyên gia.
• Viết sạch báo cáo tổng kết đề tài rồi đưa ra thảo
luận.
• Sửa chữa theo sự góp ý của GVHD.
Các gợi ý
• Hướng thuần lý thuyết
• Khảo sát từ thực tế, thực nghiệm hoặc kết
hợp
• Phân tích, tìm hiểu một kỹ thuật in và ứng
dụng của nó trong thực tế.
• Các đặc điểm về công nghệ, quy trình sản
xuất.
• quy trình kiểm tra và phương thức đánh giá
chất lượng sản phẩm phù hợp với đặc điểm
sản phẩm.
Các gợi ý
• Mô tả, giới thiệu thiết bị, máy móc chuyên
ngành, các kỹ thuật in chuyên dụng.
• Triển khai một quy trình sản xuất cho những
sản phẩm phức hợp cụ thể.
• Giới thiệu, tìm hiểu các vấn đề công nghệ in
và ứng dụng.
• Vật liệu in và cách xử lý, ứng dụng
• Dịch tài liệu
Tóm tắt
• Phải xác định mục tiêu của đề tài
• Tài liệu tham khảo
• Tên đề tài
• Lập đề cương cho từng chương
• Viết báo cáo (theo form)
• Báo cáo đề tài
??? &

You might also like