You are on page 1of 37

Bài 1.

Khái niệm về NCKH và các bước


viết một đề cương nghiên cứu

1
Nội dung cần trình bày
1. Nghiên cứu khoa học là gì?
2. Tại sao phải học và làm NCKH?
3. Đề cương nghiên cứu khoa học là gì? Tại sao cần
phải biết cách làm đề cương nghiên cứu khoa học?
4. Các bước cơ bản của một đề cương NCKH là gì?
5. Đề cương và báo cáo NCKH có điểm gì giống
và khác nhau?
1. Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học là gì?
• Từ Nghiên cứu trong tiếng Anh là từ gì?

• Research = Re + Search
Tìm kiếm
• Study: Nghiên cứu, học tập
• Nghiên cứu: Tìm hiểu những cái mình và
nhiều người chưa biết.
Học tập (study) cũng là một dạng đặc biệt
của nghiên cứu
Định nghĩa nghiên cứu
•Nghiên cứu: Tìm kiếm các câu trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu một cách có tổ chức và có hệ
thống
‒Câu hỏi nghiên cứu: Là vấn đề mấu chốt và là
trung tâm của NC. Nếu không có câu hỏi NC thì
không cần câu trả lời và như vậy sẽ không cần làm
NC. Tuy nhiên, câu hỏi NC phải thích hợp, hữu
ích, có tính giá trị và quan trọng.
‒Câu trả lời: Khi kết thúc một NC, người NC phải
tìm được câu trả lời cho câu hỏi NC của mình. Tuy
nhiên khi người NC không tìm được câu trả lời thì đó
vẫn được xem là kết quả NC.
Định nghĩa nghiên cứu
•Nghiên cứu là tìm kiếm các câu trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu một cách có tổ chức và có hệ
thống
‒Có hệ thống: Vì NCKH bắt buộc phải được triển
khai theo một quy trình bao gồm các bước khác
nhau để đảm bảo thu được các thông tin mong
muốn một cách đầy đủ và chính xác.
‒Có tổ chức: Các bước triển khai NCKH phải được
cấu trúc và sắp xếp theo đúng trình tự với những
phương pháp thích hợp, trong một phạm vi nhất
định.
”Nghiên cứu khoa học là hoạt động chủ động, tích cực và có
hệ thống của con người nhằm khám phá, giải thích thế giới
xung quanh"

Từ điển bách khoa toàn thư


http://www.wikipedia.org/

7
2. Tại sao phải học và làm NCKH?

1. Hầu hết các DS đều cần phải làm NCKH, nhất là


loại hình nghiên cứu hành động (action research)
2. Hiện nay hầu hết học viên SĐH và cả sinh viên
đều phải làm luận văn, luận án dựa trên các đề tài
NCKH
3. CBGD của trường Y Dược còn phải hướng dẫn SV,
HV làm NCKH (cho luận văn, luận án), phải ngồi
các hội đồng bảo vệ đề cương, luận văn, đề tài.
2. Tại sao phải học và làm NCKH?

4.Ngày càng có nhiều kiến thức, phương pháp NCKH


mới cần được cập nhật cho DS ➔➔hội nhập quốc tế.
5.Khái niệm y dược dựa vào bằng chứng đang rất
thịnh hành, trong đó NCKH có vai trò rất quan trọng
trong việc cung cấp các bằng chứng tốt.
6.Trong khi đó, y dược là môn khoa học phải dựa
vào bằng chứng.
Ấn phẩm của VN trên TG (1966-2011)
Ấn phẩm của VN tại ASEAN (1966-2011)

11
Tỷ trọng một số lĩnh vực NC của VN (%)
3. Đề cương nghiên cứu KH là gì?

• Đề cương NCKH là một bản kế hoạch chi tiết mô


tả:
‒ Mục đích, tầm quan trọng của nghiên cứu (đặt
vấn đề)
‒ Các câu hỏi, mục tiêu, giả thuyết nghiên cứu
‒ Quy trình triển khai nghiên cứu (phương pháp,
công cụ, kế hoạch triển khai, phân tích, trình bày
số liệu)
‒ Tính khả thi của nghiên cứu
Tại sao phải viết đề cương nghiên cứu?

• Để trình bày tư duy của người nghiên cứu 1 cách logic, có


khoa học, dễ thuyết phục
• Có cơ sở để hội đồng khoa học phê duyệt và xin kinh phí
• Tham khảo và xin ý kiến đóng góp của đồng nghiệp,
chuyên gia
• Chọn được đề tài, cỡ mẫu, loại thiết kế NC thích hợp
• Dự trù được các nguồn lực cần thiết, lường trước các tình
huống có thể xảy ra,
• Dễ triển khai NC do có kế hoạch và khung thời gian và sự
phân bổ của các nguồn lực

16
1. Chọn chủ 2. Tham 3. Đề xuất
đề NC khảo tài liệu mục tiêu NC

Các bước viết 1 đề


8. Dự kiến kết 4. Đối tượng,
cương nghiên cứu
luận, kiến nghị phương pháp

7. Dự kiến 6. Dự trù các 5. Kế hoạch


kết quả NC nguồn lực triển khai NC
4. Các bước xây dựng đề cương NC

Các bước Câu hỏi? Sản phẩm


Lựa chọn chủ đề •Vấn đề nghiên cứu là gì? •Vấn đề nghiên cứu
NC •Tại sao? •Tên đề tài
•Đặt vấn đề
Tham khảo tài liệu •Đã có những thông tin gì về •Tổng quan tài liệu
vấn đề NC?
•Thông tin nào cần bổ sung?

Hình thành mục •Kết quả mong đợi từ NC là •Câu hỏi NC


tiêu nghiên cứu gì? •Mục tiêu NC
•Giả thuyết NC
Các bước xây dựng đề cương NC

Các bước Câu hỏi? Sản phẩm


Xây dựng •Loại NC nào? •Thiết kế nghiên cứu
phương •Cần thu thập những •Đối tượng nghiên cứu
pháp thông tin gì? •Địa điểm nghiên cứu
nghiên cứu •Bằng phương pháp •Mẫu và cách chọn mẫu
nào? •Biến số, chỉ số
•Trên đối tượng nào? •Kỹ thuật và công cụ
•Bao nhiêu? •Khống chế sai số NC
•Ở đâu? •Vấn đề đạo đức NC
•Khi nào?
Các bước xây dựng đề cương NC
Các bước Câu hỏi? Sản phẩm
Xây dựng kế Cần nguồn lực gì? Ai làm? •Lập kế hoạch về
hoạch nghiên Ở đâu? Khi nào? Kinh phí là nhân lực, thời gian,
cứu bao nhiêu? Phân bổ? Lấy từ tổ chức và dự trù
đâu? kinh phí
Xây dựng dự Mong đợi kết quả nghiên cứu •Các bảng trống, biểu
kiến kết quả được trình bày như thế nào? đồ
nghiên cứu •Các test TK
Xây dựng dự Những phát hiện chính từ •Dự kiến bàn luận
kiến bàn luận, nghiên cứu? Giải thích? Kết •Dự kiến kết luận
kết luận và kiến luận như thế nào? •Dự kiến kiến nghị
nghị? Kiến nghị như thế nào?

20
CÁC BƯỚC XÁC LẬP VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để chọn lựa vấn đề NC, 2 yếu tố quyết định cần nhớ:
- Sự quan tâm (thích thú) đến lĩnh vực NC.
- Khả năng quản lý NC trong các điều kiện cho phép.
Dựa trên nguyên tắc “thu hẹp vấn đề”, các bước xác lập
vấn đề NC có thể bao gồm (*):
1. Xác định (Identify) lĩnh vực quan tâm rộng phù hợp
với chuyên môn/công việc.
2. Chia cắt (Dissect) lĩnh vực NC rộng thành các lĩnh vực
phụ (sub-area) nhỏ hơn thông qua tranh luận với bản
thân, đồng nghiệp, các nhà chuyên môn, thầy hướng
dẫn … để chọn ra một lĩnh vực phụ.
3. Chọn lựa (Select) lĩnh vực phụ để NC → quá trình loại
bỏ
(*): Nếu đã xác định lĩnh vực phụ, có thể bỏ qua bước 1 & 2
21
CÁC BƯỚC XÁC LẬP VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4. Nêu ra các câu hỏi NC (Raise research questions)
muốn giải đáp qua công trình NC.
5. Xác lập mục tiêu (Formulate objectives) chính và phụ
cho NC.
6. Đánh giá (Assess) các mục tiêu này để xác định tính
khả thi trong điều kiện thời gian, nguồn lực (nhân lực
và tài chính) và khả năng chuyên môn có được.
7. Kiểm tra lại (Double check) xem có đủ quan tâm, thích
thú với NC và đủ nguồn lực để tiến hành NC hay
không.

22
VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau khi giới thiệu rộng về lĩnh vực NC, bước này tập
trung vào chủ đề chính, nhận rõ các khoảng trống trong
kiến thức hiện tại và xác định các câu hỏi chưa có câu
trả lời.
Phần đặt vấn đề phải:
- Xác định các vấn đề cơ sở của NC
- Làm rõ các lĩnh vực triển vọng khác nhau của các vấn
đề này
- Xác định rõ khoảng trống của kiến thức hiện tại
- Nêu ra một số câu hỏi chính muốn trả lời trong NC
- Xác định các kiến thức sẵn có và các khác biệt về ý
kiến, kết quả trong tài liệu tham khảo
- Phát triển cơ sở mà NC sẽ lấp đầy các khoảng trống
nêu ra
VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ví dụ: Nghiên cứu một chế phẩm từ dược liệu có tác dụng
giảm cân
- Xác định các vấn đề cơ sở của NC: tình hình béo phì trên thế
giới và trong nước.
- Làm rõ các lĩnh vực triển vọng khác nhau: các biện pháp giảm
cân béo phì, vai trò tân dược và dược liệu . . .
- Xác định rõ khoảng trống của kiến thức hiện tại: giới hạn của
các PP, hiệu quả thực sự của thuốc từ DL cần chứng minh ..
- Nêu ra một số câu hỏi chính muốn trả lời trong NC: tìm ra
công thức các DL có tác dụng giảm cân, kiểm nghiệm thực tế…
- Phát triển cơ sở mà NC sẽ lấp đầy các khoảng trống nêu ra:
thăm dò các công thức phối hợp dược liệu, sàng lọc hiệu quả
giảm cân, chọn lựa công thức có tác dụng, phát triển nghiên
cứu tác dụng giảm cân, bào chế, kiểm nghiệm chế phẩm …
VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


- Nêu lên các mục tiêu chính và phụ. Mục tiêu chính phải
chỉ rõ đột phá trọng tâm của NC, trong khi các mục tiêu
phụ xác định các vấn đề phụ đề nghị khảo sát.
- Các mục tiêu NC phải rõ ràng và chuyên biệt. Mỗi mục
tiêu phụ phải chỉ định một vấn đề duy nhất.
- Sử dụng các động từ hành động để chỉ ra các mục tiêu,
ví dụ: xác định, tìm ra, khẳng định … và các mục tiêu
phải được đánh số
VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Ví dụ:
Mục tiêu chính:
Nghiên cứu một chế phẩm có tác dụng giảm cân từ
dược liệu
Các mục tiêu phụ:
1) Sàng lọc và xác định một công thức phối hợp dược
liệu có tác dụng giảm cân.
2) Bào chế một chế phẩm dược liệu đạt yêu cầu theo
tiêu chuẩn CS đề ra.
3) NC khẳng định tính an toàn và tác dụng giảm cân trên
mô hình thực nghiệm.
XÁC LẬP CÁC MỤC TIÊU
Ví dụ: Muốn NC trong lĩnh vực sức khỏe
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4

Xác định Chia cắt Chọn lựa Nêu câu hỏi

Sức khỏe - Dịch vụ y tế cung cấp cho cộng Phản ứng của 1. Các nhà quản lý,
đồng cộng đồng đối nhà lập kế hoạch, và
- Hiệu quả của dịch vụ với sự cung nhà cung cấp dịch vụ
cấp các dịch vụ y tế và người tiêu
- Chi phí của dịch vụ y tế … dùng xác định trách
- Cơ cấu bảo hiểm SK sẵn có nhiễm cộng đồng thế
- Huấn luyễn của chuyên gia y tế nào?
- Đạo đức và sự gắn bó với với 2. Làm thế nào đạt
thực hành y tế được trách nhiệm
- Thái độ người tiêu dùng đối với cộng đồng?
dịch vụ y tế 3. Các chỉ dấu nào có
thể dùng để đánh giá
- Phản ứng của cộng đồng đối với hiệu quả của các
sự cung cấp các dịch vụ y tế … chiến lược trách
nhiệm cộng đồng?

27
XÁC LẬP CÁC MỤC TIÊU
Ví dụ: Muốn NC trong lĩnh vực y tế (tt)
Bước 5 Bước 6 Bước 4

Xác lập mục tiêu Bảo đảm Kiểm tra lại

-Mục tiêu chính: Đánh giá hiệu quả Đánh giá các mục tiêu Tự hỏi:
của các chiến lược trách nhiệm NC về: 1. Bạn có thật sự
cộng đồng trong cung cấp dịch vụ - Các công việc liên quan tâm đến NC?
y tế quan 2. Bạn có bằng lòng
- Các mục tiêu chuyên biệt: - Thời gian có được với các mục tiêu?
1. Tìm ra các hiểu biết về khái - Các nguồn lực tài 3. Bạn có đủ nguồn
niệm “trách nhiệm công đồng” chánh sẵn có lực?
trong chính quyền, các nhà quản - Sự thành thạo của bạn
lý, cung cấp dịch và và người tiêu (và của người hướng
dùng dịch vụ dẫn NC) trong lĩnh vực
2. Xác định các chiến lược thực đưa ra
hiện khái niệm trách nhiệm cộng
đồng về y tế
3. Phát triển một bộ các chỉ dấu để
đánh giá hiệu quả của các chiến
lược dùng trong việc thực hiện
trách nhiệm cộng đồng

28
XÁC LẬP CÁC MỤC TIÊU
- Mục tiêu là các đích đặt ra phải đạt trong NC. Có 2
dạng: các mục tiêu chính và các mục tiêu phụ.
- Mục tiêu chính là vấn đề đột phá của NC. Mục tiêu phụ
là các khía cạnh đặc biệt của đề tài mà bạn muốn khảo
sát trong khuôn khổ của công trình NC.
- Các mục tiêu phụ cần được liệu kê theo số lượng và
phải rõ ràng, không mơ hồ. Mỗi mục tiêu chỉ gồm một
khía cạnh của NC.
- Dùng các từ hành động để chỉ ra các mục tiêu như
“xác định”, “tìm ra”, “đo lường”, “khảo sát” . . . Việc
dùng từ để mô tả các mục tiêu chính và phụ sẽ quyết
định việc phân loại NC (Ví dụ: mô tả, tương quan hay
thực nghiệm).
- Các mục tiêu phải được trình bày rõ ràng, hoàn tất và
chuyển tải được ý định NC.
29
XÁC LẬP CÁC MỤC TIÊU

Xác định
Xác định chiều
Rõ ràng Hoàn tất Chuyên biệt
(Clear) + (Complete) + (Specific) + các biến + hướng
số liên của mối
quan quan hệ

NC mô tả (Descriptive studies)

NC tương quan (Correlational studies)


có thực nghiệm hay không

NC trắc nghiệm giả thuyết (Hypothesis testing studies)

Các đặc tính của mục tiêu theo loại hình NC


30
THIẾT LẬP CÁC ĐỊNH NGHĨA VẬN HÀNH
- Mục đích chính của việc xác lâp vấn đề NC là định
nghĩa rõ ràng và chính xác vấn đề NC.
- Trong việc định nghĩa vấn đề NC, bạn có thể dùng một
số từ hay mục từ cần thiết có thể khó đo đạc hay có thể
hiểu tùy theo nhiều nghĩa từ ngữ cảnh (đặc biệt trong
NC khoa học xã hội hay trong y học cộng đồng → cần
thiết lập một bộ các luật, các chỉ dấu hay tiêu chuẩn so
sánh để xác định một cách rõ ràng ý nghĩa của các từ
hay mục đó:
Ví dụ: mục tiêu NC “phát hiện số trẻ em sống dưới mức
nghèo (poverty line) tại Việt nam”. Cần định nghĩa:
-Tuổi trẻ em: < 5, 10, 15 hoặc 18?
- Mức nghèo: bao nhiêu ( < 2, 3 hay 4 đô la/ngày . . .)

31
VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU


Ví dụ: Kế hoạch NC
Tháng

Công việc NC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hoàn chỉnh đề
cương
Xác lập công cụ

Thu thập dữ liệu

Mã hóa số liệu

Phân tích dữ liệu

Tổng hợp kết quả

Soạn báo cáo

Nghiệm thu
VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Ví dụ: Kế hoạch NC Viên nang mềm từ bài thuốc Ama Công


TT Nội dung nghiên cứu Phương pháp TG bắt đầu và Người thực hiện
thực hiện kết thúc
1 Kiểm nghiệm dược liệu và Chiết hồi lưu, 6 – 7/2010 DS. A
bào chế cao thuốc Ama phun sấy
Công
2 Kiểm nghiệm cao thuốc Ama Theo DĐVN IV 8/2010 DS. A, DS. B
Công
3 Điều chế dịch thuốc để đóng Phân tán rắn 9/2010 DS. A, FT Pharma
vào nang trong dầu
4 Sản xuất viên nang mềm Ép khuôn 10-12/2010 DS. A, DS. B và
Ama Công FT. Pharma
5 Kiểm tra chất lượng chế Theo DĐVN IV 01-03/2011 DS. A, DS. A
phẩm
6 Chuẩn bị và báo cáo nghiệm Theo quy định 04-05/2011 Toàn nhóm NC
thu
Thành phần cơ bản của đề cương NC
1.Tên đề tài
2.Đặt vấn đề
3.Mục tiêu nghiên cứu
4.Tổng quan tài liệu
5.Phương pháp nghiên cứu:
‒Thiết kế và qui trình nghiên cứu
‒Đối tượng nghiên cứu
‒Địa điểm nghiên cứu
‒Mẫu và cách chọn mẫu
‒Biến số, chỉ số
‒Kỹ thuật và công cụ
‒Quản lý và phân tích số liệu, khống chế sai số NC
‒Vấn đề đạo đức NC
Thành phần cơ bản của đề cương NC
6. Dự kiến kết quả
7. Dự kiến bàn luận
8. Dự kiến kết luận
9. Dự kiến khuyến nghị
10. Kế hoạch nghiên cứu (nhân lực, vật lực, thời gian và dự
toán kinh phí)
11. Danh mục tài liệu tham khảo
12. Phụ lục (nếu có)
5. Đề cương và báo cáo NCKH có
điểm gì giống và khác nhau?
So sánh đề cương và báo cáo NCKH
Các phần giống nhau: Tên đề tài; Đặt vấn đề; Mục tiêu chung, cụ
thể; Tổng quan (Báo cáo chi tiết, đầy đủ hơn)

Phần khác nhau Đề cương Báo cáo


Đối tượng và Viết ở thì tương lai Viết ở thì quá khứ và điều
phương pháp chỉnh, bổ sung (nếu có)
Kết quả nghiên cứu Dự kiến các bảng, Bảng, biểu cụ thể, chi tiết,
biểu, đồ thị trống đầy đủ thông tin
Bàn luận Dự kiến các phần sẽ So sánh và khái quát hóa
bàn luận kết quả NC
Kết luận Dự kiến kết luận Kết luận theo mục tiêu
theo mục tiêu
Kiến nghị Chưa có Kiến nghị dựa trên KQ NC
Tài liệu tham khảo Chưa đầy đủ Đầy đủ và chuẩn theo mẫu
Phần khác Phụ lục nếu có Lời cám ơn, phụ lục chi tiết

37

You might also like