You are on page 1of 20

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC TRONG KINH DOANH

CHƯƠNG 3
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

1. Thế nào là một đề cương nghiên cứu


2. Tại sao phải viết đề cương nghiên cứu
3. Nội dung của đề cương nghiên cứu
Thế nào là một đề cương nghiên cứu?

Đề cương nghiên cứu là một kế hoạch hướng dẫn và định hướng


thực hiện một NCKH
1. Trình bày tầm quan trọng của vấn đề NC và câu hỏi NC.
2. Thảo luận về những NC có liên quan đến vấn đề NC và những
kiến thức nền tảng của vấn đề NC.
3. Chỉ ra những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi NC.
Tại sao phải viết đề cương nghiên cứu?

1. Giúp nhà nghiên cứu hoạch định và đánh giá các bước tiến hành
trong tiến trình NC.
2. Là hướng dẫn chi tiết cho quá trình thực hiện NC.
3. Là cơ sở cho hoạch định nguồn lực cho NC.
4. Là cơ sở để thuyết phục tài trợ cho NC.
Nội dung của đề cương nghiên cứu?

1. Chủ đề nghiên cứu


2. Giới thiệu và tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
4. Cơ sở lý luận (Lược khảo tài liệu)
5. Khung lý thuyết
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
8. Kết quả mong đợi
9. Đối tượng thụ hưởng (đóng góp của đề tài)
10. Dự trù kinh phí
11. Tài liệu tham khảo
TÊN ĐỀ TÀI

• Cần ngắn gọn, rõ ràng bao gồm “mục tiêu chung”, không
gian & thời gian NC
• Tên đề tài và mục tiêu NC logic nhau
• Tên đề tài hấp dẫn người đọc
CÁCH VIẾT PHẦN GIỚI THIỆU

• Đây là phần đặt vấn đề nghiên cứu


• Bao gồm “dẫn nhập và sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài”.
• Nói cách khác, cần trả lời được nội dung dẫn nhập và 2 câu
hỏi chính đó là nghiên cứu cái gì và tại sao phải nghiên cứu.
(What and Why).
– Với phần dẫn nhập phải trình bày được bối cảnh nghiên cứu
(background of study): bối cảnh thực tế (vùng, địa phương, lĩnh
vực, doanh nghiệp…) và bối cảnh NCKH (các NCKH đã được thực
hiện).

– Sự cần thiết của NC: dựa vào bối cảnh chỉ ra được lý do cần phải
tiến hành NC này, NC có đóng góp như thế nào.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu NC phải rõ ràng, cụ thể chỉ rõ muốn làm gì và đạt


được gì khi tiến hành NC. Bao gồm:
• Mục tiêu chung
Nội dung tên đề tài nhằm để …

• Mục tiêu cụ thể


Cụ thể là thực hiện những nội dung gì để đạt được mục tiêu chung
Mỗi mục tiêu cụ thể chỉ tập trung vào 1 nội dung và được sắp xếp logic
Thông thường cách viết bắt đầu bằng động từ
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

• Chỉ có hoặc là giả thuyết nghiên cứu, hoặc là câu hỏi nghiên
cứu hoặc cả hai.
• Dựa vào mục tiêu cụ thể để viết nội dung này.
• Thông thường đề tài có bao nhiêu mục tiêu cụ thể thì có bấy
nhiêu câu hỏi NC lớn.
• Không nên có quá nhiều câu hỏi nhỏ cho 1 mục tiêu cụ thể
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

• Giả thuyết là sự suy đoán khoa học để trả lời cho câu hỏi hay
“vấn đề” nghiên cứu.
• Giả thuyết được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực
nghiệm (test).
Một giả thuyết thường phải thỏa mãn các yêu cầu:
• Có lược khảo tài liệu (literature review), thu thập thông tin
• Có mối quan hệ nhân - quả (cause – effect)
• Có thể thực nghiệm (test) để kiểm chứng
Đặc tính của giả thuyết

• Tuân thủ một nguyên lý chung và không thay đổi trong suốt
quá trình nghiên cứu,

• Phù hợp với cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế

• Đơn giản càng tốt,

• Có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi,


Tính hợp lý của giả thuyết

• Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý
thuyết hiện tại nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết
chưa được khẳng định.

• Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng
đúng hay sai

• Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để
kiểm chứng hay chứng minh giả thuyết (đúng hay sai).
CƠ SỞ LÝ LUẬN (LƯỢC KHẢO TL)

• Cơ sở lý luận trình bày những khái niệm, lý thuyết nền, chỉ tiêu
đo lường, phương pháp NC thường được sử dụng để NC vấn
đề được chọn, giúp cung cấp những hiểu biết về vấn đề NC và
tránh bị sai sót trong quá trình NC.

• Cơ sở lý luận phải được trình bày logic, rõ ràng và dễ hiểu.

• Lý thuyết (theory) nền phải được xác định chính xác để áp


dụng cho NC.

• Xem thêm phần lược khảo tài liệu


Khung lý thuyết

• Dựa vào phần cơ sở lý luận, nội dung lý thuyết nền (theoretical


framework) đã được chọn để xây dựng khung lý thuyết nghiên
cứu (conceptual framework).

• Khung lý thuyết (conceptual framework) thường hay nhằm lẫn


với khung tiến trình phân tích (research framework).

– Khung lý thuyết là tổng hợp cơ sở lý luận/lý thuyết nền thể hiện nội
dung nghiên cứu.

– Khung tiến trình phân tích thể hiện các bước tiến hành nghiên cứu.
CÁCH VIẾT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung viết của pp NC bao gồm 4 nội dung:

1. Phương Pháp luận/Phương pháp tiếp cận

2. Phương pháp chọn mẫu

3. Phương pháp thu thập số liệu

4. Phương pháp phân tích


GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phần này gồm có 3 nội dung:

1. Giới hạn nội dung nghiên cứu

Giới hạn lại nội dung NC xoay quanh vấn đề quan tâm và theo lý thuyết
áp dụng

2. Giới hạn không gian nghiên cứu

Nêu phạm vi không gian, địa điểm cụ thể (gắn với dữ liệu)

3. Giới hạn thời gian nghiên cứu

Thời gian của nội dung dữ liệu


KẾT QUẢ MONG ĐỢI

• Những dự kiến về kết quả sẽ đạt được

• Dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi NC

• Dự kiến công bố kết quả của NC: seminar, hội thảo, bảng số
liệu, báo cáo tổng hợp, tạp chí chuyên ngành…
ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

• Đề tài đóng góp như thế nào về mặt học thuật và thực tế ứng
dụng

• Ai là người trực tiếp/gián tiếp thụ hưởng kết quả NC

• Kết quả NC được ứng dụng như thế nào.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Là danh mục liệt kê các tài liệu tham khảo đã dùng trong toàn
bài NC.

• Chú ý tính logic và đầy đủ giữa danh mục tài liệu tham khảo
và các trích dẫn trong bài NC.

• Tham khảo quy định trình bày tài liệu tham khảo
 Đối với từng nơi công bố kết quả NC sẽ có quy định riêng
 Kiểu trích dẫn tài liệu tham khảo phổ biến là MLA và APA
 Đối với sinh viên khoa Kinh tế, trường ĐH Cần Thơ, xem quy
định trình bày luận văn
CHÚC CÁC BẠN HỌC TẬP
THẬT TỐT!

You might also like