You are on page 1of 7

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Làm thế nào để xác định vấn đề nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu khoa
học cơ bản và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với lĩnh vực chuyên
môn của ngành học?
II. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu
Nhiệm vụ đầu tiên trong việc phát triển một nghiên cứu khoa học là đưa
ra quyết định về một chủ đề nghiên cứu (research topic) mang tính khả thi. Để
xác định được chủ đề nghiên cứu phù hợp hầu hết các nhà nghiên cứu xác định
theo một trong ba yếu tố sau:
1.1. Kinh nghiệm
Đối với hầu hết nhà nghiên cứu, kinh nghiệm trong quá khứ là điều thúc
đẩy họ quan tâm theo đuổi một chủ đề cụ thể, là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ đối
với các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, những người đôi khi dành cả cuộc đời
để theo đuổi một lĩnh vực nghiên cứu nhất định. Nhiều nhà nghiên cứu theo
đuổi các chủ đề dựa trên trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ với mục đích
duy nhất là cải thiện các phương pháp thực hành và làm cho chúng trở nên
tốt hơn cho thế hệ người học tiếp theo.
Đối với một số người, kinh nghiệm nghiên cứu có bắt đầu từ nghề
nghiệp hiện tại đó là nhóm đối tượng với tư cách là giáo viên đứng lớp, nhà
tâm lý học, cố vấn học đường hoặc quản trị viên trường học.
1.2. Cơ sở lý thuyết
Các nghiên cứu cũng có thể được phát triển dựa trên lý thuyết, đối với
một số nhà nghiên cứu, một lý thuyết duy nhất có thể là trọng tâm cho hầu
hết các nghiên cứu của họ. Ví dụ: Robbie Case (1992) đã tiến hành nhiều
nghiên cứu về lý thuyết Piaget. Những nghiên cứu này cuối cùng đã giúp ông
xây dựng lý thuyết của riêng mình, kết hợp các giai đoạn ban đầu của Piaget với
các khái niệm từ lý thuyết xử lý thông tin. Học sinh có thể sử dụng các lý thuyết
được trình bày trong bất kỳ lớp học nào của mình làm cơ sở cho một nghiên
cứu.
1.3. Những nghiên cứu trước
Mặc dù cách tiếp cận này nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất nó là cách
tiếp cận “làm lại nhưng làm tốt hơn”. Các nhà nghiên cứu thường tiến hành
chọn một nghiên cứu đã có mà họ nhận ra (hoặc biết được thông qua đánh giá
nghiên cứu của người khác) là có thiếu sót (nghĩa là nghiên cứu trước sử dụng
các phương pháp chưa phù hợp). Nhận thức được những hạn chế về mặt phương
pháp này, nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu lại, chú ý cẩn thận để không
lặp lại sai sót. Tuy nhiên, không phải một nghiên cứu được cải thiện cũng vì có
sai sót về mặt phương pháp mà vì các nhà nghiên cứu muốn thực hiện lại nghiên
cứu với một nhóm đối tượng khác (ví dụ: sử dụng học sinh tiểu học thay vì học
sinh trung học cơ sở) để xem liệu các phát hiện có giống nhau không. (Lodico
et al., 2006).
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Vấn đề khoa học (scientific problem) hay còn gọi là vấn đề nghiên cứu
(research problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu (research question) là câu hỏi
được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của
tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao
hơn (Vũ Cao Đàm, 2018).
Xác định vấn đề nghiên cứu là điều quan trọng hàng đầu của một dự
án nghiên cứu (đề tài nghiên cứu). Phát hiện ra vấn đề nghiên cứu là một bước
quan trọng đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng tối đa sự hiểu biết và kinh
nghiệm của mình vì các vấn đề nghiên cứu thì rất phong phú. Nhưng đối với
người mới bắt đầu nghiên cứu thì việc xác định vấn đề nghiên cứu lại chính là
công việc khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức.
Thuật ngữ “Vấn đề” (trong tiếng La tinh Problema là nhiệm vụ) có
nghĩa chỉ một tổ hợp những nhiệm vụ nhất định, đòi hỏi người nghiên cứu
phải thực hiện giải quyết các nhiệm vụ đó.
Một vấn đề được chọn làm vấn đề khoa học để nghiên cứu thường sẽ có
các đặc điểm sau đây:
- Một sự kiện hay một hiện tượng mới chưa ai biết, một mâu thuẫn
hay một vướng mắc cản trở trong lý luận và thực tiễn mà kết quả của nó
chưa có trong những tri thức của xã hội đã tích lũy.
- Bằng các kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi người
nghiên cứu giải quyết.
- Vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho một thông tin mới có giá trị khoa
học hoặc làm cơ sở cho các hoạt động thực tiễn.
3. Đặt tên đề tài nghiên cứu
Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, đặc trưng bởi
một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện
(Vũ Cao Đàm (2018). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa
học và Kỹ thuật).
Mà trong đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm ra cách giải đáp
những điều chưa rõ, đem lại cái hoàn thiện hơn, phát hiện quy luật hoặc
những kết luận mang tính phổ biến, có thể phát hiện cái mới hoặc cách làm nào
đó hợp quy luật hơn.
Trong quá trình tìm kiếm và xây dựng các giải pháp thay thế, người
nghiên cứu cần tìm đọc nhiều bài nghiên cứu giáo dục bàn về các vấn đề
tương tự. Người nghiên cứu nên tìm đọc một số công trình nghiên cứu trong
05 năm trở lại đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Qua đó,
người nghiên cứu có luận cứ vững vàng cho giải pháp thay thế đề ra trong
nghiên cứu. Với những thông tin tìm hiểu được, người nghiên cứu xây dựng và
mô tả giải pháp thay thế. Lúc này, người nghiên cứu =>bước đầu xác định tên
đề tài nghiên cứu.
Tên đề tài nghiên cứu là tên gọi của vấn đề khoa học (vấn đề nghiên
cứu) mà đề tài cần giải quyết trong quá trình nghiên cứu. Có thể nói tên đề
tài nghiên cứu là cái vỏ bề ngoài, còn vấn đề nghiên cứu là nội dung bên
trong của một công trình nghiên cứu khoa học.
Yêu cầu về tên đề tài nghiên cứu: cần thể hiện rõ ràng về nội dung nghiên
cứu, khách thể nghiên cứu và tác động được thực hiện.
( gợi ý ppt: đầu tiên là khái niệm, trong khái niệm thì tô đậm chữ nhiệm vụ
nghiên cứu lên. Sau đó vẽ sơ đồ giải thích nhiệm vụ nghiên cứu , rồi đến sơ đồ
người nghiên cứu cần làm những gì-> bước đầu xác định tên đề tài. cuối cùng là
khái niệm tên đề tài và yêu cầu. )
4. Xác định mục đích và mục tiêu nghiên cứu
4.1. Khái niệm
● Mục tiêu nghiên cứu: là mốc chuẩn để người nghiên cứu xây
dựng phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp. Đây là nhiệm vụ trực tiếp
của các hoạt động nghiên cứu hay nghiên cứu khoa học. Thông thường mục tiêu
nghiên cứu được chia nhỏ thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu chi tiết:
- Mục tiêu tổng quát: có tính khái quát hóa rất cao, phần nào đó giúp
phân loại các đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thực hiện các
nghiên cứu cấp cơ sở hay đề tài tốt nghiệp thường bỏ qua các mục tiêu tổng quát
trong một đề tài nghiên cứu khoa học.
vd: Mục tiêu tổng quát của đề tài “Nghiên cứu về tác động của việc tập thể
dục đến sức khỏe của người trưởng thành” là: Đánh giá tác động của việc tập
thể dục đều đặn lên sức khỏe toàn diện của người trưởng thành.
- Mục tiêu cụ thể: thường là một hệ thống những mục tiêu nhỏ để có
thể đạt được mục tiêu tổng quát. Nhà nghiên cứu sẽ đặt ra các mục tiêu cụ
thể, thực hiện dần để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu tổng quát.
vd: Mục tiêu cụ thể của đề tài: “Nghiên cứu về tác động của việc tập thể
dục đến sức khỏe của người trưởng thành”
- Đánh giá sự thay đổi về chỉ số BMI (Body Mass Index) trước và sau quá
trình tập thể dục.
- Đo lường sự thay đổi về mức độ sức khỏe tổng quát sau quá trình tập thể
dục,..
Trong các đề tài nghiên cứu sơ cấp hay đề tài nghiên cứu khóa luận tốt
nghiệp, nhà nghiên cứu thường quan tâm đến mục tiêu cụ thể nhiều hơn.
● Mục đích nghiên cứu chính là kết quả, giải pháp mà người
nghiên cứu hướng đến khi sử thực hiện nghiên cứu khoa học. Mục đích
nghiên cứu có thể hiểu chính là ý nghĩa thực tiễn của một nghiên cứu khoa học
(Nguyễn Văn Tuấn, 2020). Có thể hiểu mục đích nghiên cứu được dùng để trả
lời cho câu hỏi, kết quả của nghiên cứu này được sử dụng để làm gì.
=> Nếu như mục tiêu nghiên cứu là mốc chuẩn để người nghiên cứu
thực hiện nghiên cứu khoa học, thì mục đích nghiên cứu là giải pháp mà
người nghiên cứu đang tìm kiếm và hướng tới thông qua kết quả của nghiên
cứu khoa học.
VD: Phân tích mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài sau:
“Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp và đưa ra hạn chế quay cóp
trong kiểm tra tại trường THPT Q năm học 2022-2033”
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và các nguyên nhân của hiện
tượng quay cóp trong kiểm tra tại trường THPT Q , từ đó đưa ra các giải pháp.
Mục đích nghiên cứu: Hạn chế tình trạng quay cóp trong kiểm tra ở
trường THPT Q, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
4.2. Cách viết mục tiêu nghiên cứu đề tài
Cách viết mục tiêu nghiên cứu có thể đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, để
có thể xây dựng các mục tiêu của nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần
đảm bảo 5 tiêu chuẩn “SMART”:
- Cụ thể và rõ ràng (Specific): Mục tiêu khoa học cần được quy định rõ
ràng chủ thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu tham gia nghiên cứu khoa
học. Một số đặc điểm mang tính định danh đặc trưng nhất của đối tượng khoa
học cũng cần được xác định trong mục tiêu nghiên cứu đề tài khoa học. Không
nên sử dụng quá nhiều từ ngữ thừa, cần có tính logic với tên và nội dung
của đề tài nghiên cứu vì nếu mục tiêu nghiên cứu không có bất kỳ mối liên
quan nào đến tên và nội dung của đề tài nghiên cứu sẽ khiến NCKH mất đi ý
nghĩa và trở nên rời rạc. Cấu trúc để viết một mục tiêu của đề tài nghiên cứu
có thể tham khảo như sau:
Động từ _ Đối tượng nghiên cứu _ Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Có thể đo lường được (Measurable): Đối tượng nghiên cứu khoa học
được tác động bằng một thước đo cụ thể. Đưa ra những con số nhất định trong kết
quả nghiên cứu. Có thể kể đến một số đơn vị đo phổ biến trong các mục tiêu
nghiên cứu khoa học như tỷ lệ, tần suất, … tính đo lường được trong các mục
tiêu nghiên cứu khoa học được mở rộng như việc sử dụng (nhiều hay ít), hiệu
quả sử dụng (nhiều hay xấu), tỷ lệ ( bao nhiêu phần trăm), tần suất (bao
nhiêu lần trong một khoảng thời gian),….Cần thêm các yếu tố này vào trong
phần tân ngữ (viết về đối tượng nghiên cứu). Nói cách khác, đây mới chính là các
đối tượng nghiên cứu cụ thể của từng đề tài khoa học được viết trong mục tiêu
nghiên cứu khoa học.
Vd: “Mô tả thực trạng thực hiện chỉ thị 17 – phòng chống dịch Covid -19
tại địa bàn huyện N năm 2021”, “Đánh giá hiệu quả sử dụng công tác
thực hiện giãn cách toàn xã hội ở thôn M xã C năm 2020”
- Khả thi (Achievable): Để đạt được kết quả nghiên cứu như mong muốn thì
người nghiên cứu cần xác định được “mục tiêu nghiên cứu là gì?”, “làm sao để
thực hiện mục tiêu nghiên cứu đó?”. Người nghiên cứu cần dựa vào những đặc
điểm các nguồn lực hiện có (Nguồn lực kinh tế, nhân lực, phương tiện kỹ thuật,
thời gian,..) trong thực hiện NCKH để có thể quy định sao cho hợp lý. Nếu vượt
qua khỏi các nguồn lực đó, mục tiêu nghiên cứu đề tài không thể thực hiện được
và nghiên cứu đi vào ngõ cụt.
Một lỗi thường gặp trong các viết mục tiêu nghiên cứu có tính khả thi chính
là xây dựng mục tiêu quá hẹp, không thể cụ thể hóa được tên đề tài và không bao
phủ được hết các nội dung nghiên cứu. Hay xây dựng mục tiêu nghiên cứu quá
rộng, vượt qua khỏi các tiềm lực nghiên cứu dẫn đến quá nhiều khó khăn trong
quá trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu và không đạt được kết quả mong muốn.
- Hợp lý (Reasonable): Người nghiên cứu cần đảm bảo tính hợp lý,
pháp lý của mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu cần đảm bảo các quy
định của pháp luật có thể kể đến một số yếu tố như: đạo đức, trách nhiệm,...về
nghiên cứu khoa học và các nội dung liên quan.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài cần có một vai trò cụ thể trong việc thực hiện
nghiên cứu khoa học. Nhà nghiên cứu cần đưa ra các mục tiêu logic với nhau, từ
đó có thể phát triển và mở rộng đề tài nghiên cứu. Các tiêu chí về đạo đức hay
pháp luật không được phép tạo nên những sai phạm, vì tác động của những lỗi lầm
này đến đề tài nghiên cứu và nhà nghiên cứu là vô cùng lớn cả về mặt pháp lý và
dư luận.
- Có thời gian quy định cụ thể (Timely): Các nghiên cứu khoa học cần đề
ra mục tiêu nghiên cứu nêu lên phạm vi thời gian cụ thể. Nhất là với các nghiên
cứu khoa học xã hội. Theo từng thời điểm, giai đoạn khác nhau, sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống luôn luôn phát triển và biến động. Điều đó dẫn đến, trong từ giai
đoạn, mỗi đối tượng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Việc quy định khoảng thời
gian cụ thể trong các mục tiêu nghiên cứu trong phương pháp NCKH giúp xác
định rõ hơn và thu hẹp đối tượng nghiên cứu. Từ đó, nhà nghiên cứu có thể
đảm bảo tính khả thi trong mục tiêu nghiên cứu khoa học của mình.
VD: “ Khảo sát tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học SPTPHCM
năm học 2022-2023”, “Nghiên cứu sự tác động của ô nhiễm tiếng ồn đến cuộc
sống của người dân ở phường Q (Tháng 10 năm 2023)”

You might also like