You are on page 1of 24

BÀI GIẢNG MÔN

NGHIÊN CỨU KINH DOANH


- Số tiết:
45 Lý thuyết

Giảng viên:Th.S Nguyễn Vũ Vân Anh


Chương 2

CHỌN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU,


XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sau khi đọc xong chương này, người đọc có thể:
• Biết cách xác định một chủ đề nghiên cứu
• Nhận diện đặc điểm của chủ đề nghiên cứu tốt
• Hiểu được một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng và
tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu
• Hiểu được cách xác định vấn đề nghiên cứu
• Biết cách xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và giả
thuyết
• Giải thích được vai trò của lý thuyết trong nghiên cứu
• Biết được một cách cơ bản về tổng quan tài liệu và lợi ích
của nó cho nghiên cứu
• Biết được trích dẫn, tài liệu tham khảo và quản lý tài liệu
tham khảo
2.1. Chọn chủ đề nghiên cứu:
Việc lựa chọn một chủ đề nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà
một nhà nghiên cứu hoặc doanh nghiệp hướng tới (Hair & cộng sự,
2020). Ngoài ra, các chủ đề nghiên cứu nên được xác định và theo đuổi
liên quan đến vấn đề học thuật hoặc được xem xét bởi các doanh
nghiệp để hiểu rõ hơn các vấn đề hoặc cơ hội và phát triển các hàm
ý/giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.
2.2. Đặc điểm của chủ đề nghiên cứu tốt
• Nghiên cứu được phát triển và hỗ trợ bởi cơ sở lý thuyết vững chắc.
• Nghiên cứu được cả nhà quản lý và nhà nghiên cứu quan tâm.
• Vấn đề nghiên cứu được xác định rõ ràng, các mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu xuất phát từ vấn đề đó là cụ thể và có thể giải quyết được
thông qua một thiết kế nghiên cứu chặt chẽ.
• Các yêu cầu về nguồn lực như thời gian, tiền bạc, kiến thức chuyên
môn và quyền truy cập dữ liệu được hiểu rõ ngay từ đầu trong quá
trình nghiên cứu.
• Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đóng góp vào tri thức một cách độc lập
với định hướng của các phát hiện. Đặc điểm này đặc biệt quan trọng và
phù hợp đối với chủ đề nghiên cứu với mục đích học thuật.
2.3. Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng nghiên cứu

Suy nghĩ hợp lý Suy nghĩ sáng tạo


 Xem xét điểm mạnh và  Động não
điểm yếu của chính bạn  Khám phá sở thích cá nhân
 Xem xét các đề tài/dự án bằng cách sử dụng các đề
trong quá khứ tài/dự án trong quá khứ
 Xem xét tổng quan tài liệu  Sơ đồ cây liên quan
 Đạt được ý tưởng thông  Sổ ghi chép ý tưởng
qua thảo luận  Phân tích SWOT
2.4. Hai kỹ thuật cơ bản tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu:
(1) Kỹ thuật Delphi
Nhà nghiên cứu sử dụng một mẫu có mục đích gồm những
người tham gia hiểu biết về chủ đề sẽ được thảo luận
 yêu cầu những người tham gia này viết ẩn danh câu trả lời
của họ đối với một số câu hỏi ban đầu để thu thập ý kiến
và nhận thức của họ
 phân tích các câu trả lời này theo chủ đề
 lập lại điều này để tạo vòng câu hỏi thứ hai nhằm thu thập
phản hồi của người tham gia đối với các câu trả lời ban
đầu
 lặp lại quá trình này cho đến khi đạt được sự đồng thuận
về vấn đề nghiên cứu để cung cấp thông tin cho việc ra
quyết định
(2) Điều tra sơ bộ
Sau khi tạo ra một ý tưởng nghiên cứu
tinh chỉnh nó và thể hiện nó dưới dạng vấn đề nghiên cứu
bao quát rõ ràng để nghiên cứu.
truy cập lại tài liệu với trọng tâm rõ ràng hơn ,để hiểu hơn
giúp nhà NC hoàn thiện ý tưởng nghiên cứu của mình và
phát triển thành vấn đề nghiên cứu để nghiên cứu cũng
như hình thành và phát triển mục tiêu nghiên cứu và câu
hỏi nghiên cứu.
2.5. Vấn đề nghiên cứu
Một vấn đề nghiên cứu được hiểu là vấn đề cụ thể là trọng
tâm của nghiên cứu. Tuy nhiên, phải nhớ rằng việc xác
định một vấn đề nghiên cứu không diễn ra trong chân
không mà trong một bối cảnh cụ thể (Collis & Hussey,
2021)
Hay nói cách khác vấn đề nghiên cứu được định nghĩa là
vấn đề cụ thể là trọng tâm của nghiên cứu trong một bối
cảnh cụ thể.
2.6 Mục tiêu nghiên cứu
Tuyên bố mục tiêu nghiên cứu càng chính xác càng tốt. Các
mục tiêu nghiên cứu đóng vai trò là kim chỉ nam cho các
bước khác nhau trong quá trình nghiên cứu. Mục tiêu
nghiên cứu phải ngắn gọn, cụ thể. Hơn nữa, tốt hơn là nên
giới hạn số lượng mục tiêu (Sreejesh & cộng sự, 2014).
Ví dụ về mục tiêu tổng quát: xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
thái độ của người tiêu dung tại TH.HCM đối với việc mua quần áo
trực tuyến và ý định mua quần áo trực tuyến của họ.
Mục tiêu cụ thể
•Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng
tại TP.HCM đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua
quần áo trực tuyến của họ.
•Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ của người
tiêu dùng tại TP.HCM đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý
định mua quần áo trực tuyến của họ.
•Đề xuất hàm ý quản trị nhằm tăng thái độ của người tiêu dùng tại
TP.HCM đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua quần
áo trực tuyến của họ.
Ví dụ về câu hỏi nghiên cứu
•Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng tại
TP.HCM đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua
quần áo trực tuyến của họ là gì?
•Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ của người tiêu
dùng tại TP.HCM đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý
định mua quần áo trực tuyến của họ như thế nào?
•Hàm ý quản trị nhằm tăng thái độ của người tiêu dùng tại
TP.HCM đối với việc mua quần áo trực tuyến và ý định mua
quần áo trực tuyến của họ là gì?
2.7 Đối tượng nghiên cứu
Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng đối tượng
nghiên cứu thường chia thành hai dạng chính:
(1)Đối tượng thu thập dữ liệu (còn được gọi là đối tượng khảo
sát). Đây là những thực thể, cá nhân hoặc tình huống mà chúng
ta thu thập dữ liệu từ đó để nghiên cứu và phân tích.
(2)Đối tượng phân tích (đôi khi được gọi là đơn vị phân tích).
Đây là những gì hoặc những ai mà chúng ta đang quan tâm và
muốn nghiên cứu. Lưu ý rằng trong lĩnh vực nghiên cứu học
thuật, thuật ngữ “nghiên cứu” thường được sử dụng để ám chỉ
“dữ liệu”. Vì vậy, đối tượng thu thập dữ liệu để nghiên cứu
thường được gọi tắt là đối tượng nghiên cứu.
đối tượng nghiên cứu là những người, sự vật, hiện tượng,
hoặc sự kiện mà người nghiên cứu quan tâm, muốn tìm hiểu và
phân tích, hoặc nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu
của mình.
2.8 Phạm vi nghiên cứu: các ràng buộc về không gian, thời gian
hoặc khái niệm nghiên cứu
2.9 Giả thuyết
Giả thuyết là câu trả lời dự kiến cho câu hỏi nghiên cứu được nêu
dưới dạng mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến, cụ thể là biến độc
lập và biến phụ thuộc
Ví dụ: H1: Nhận thức hữu ích có tác động tích cực đến thái độ của
người tiêu dùng tại TP.HCM đối với việc mua quần áo trực tuyến.
2.10 Tổng quan tài liệu
Tổng quan tài liệu là một cách để phân tích toàn diện những phát
hiện chính về một chủ đề nhất định (Geyskens & cộng sự, 2009).
Chúng cho phép người đọc tìm hiểu về những phát hiện tích lũy
được trong một khoảng thời gian ngắn giúp khơi dậy nhiều hiểu
biết hữu ích về chủ đề nghiên cứu; nó cho phép nhà NC làm việc
một cách chuyên nghiệp, đưa ra quyết định sáng suốt và hưởng lợi
từ kiến thức hiện có theo nhiều cách khác nhau.
2.11 Tìm kiếm tài liệu
mục đích của việc tìm kiếm tài liệu là thu thập càng nhiều tài
liệu có liên quan đến nghiên cứu càng tốt và đọc chúng.
Một số nguồn tìm kiếm tài liệu, chẳng hạn như:
•Nguồn tài nguyên điện tử, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu tạp
chí học thuật và Internet.
•Nghiên cứu được báo cáo trong sách, bài báo, tài liệu hội
nghị và báo cáo.
•Sách về chủ đề nghiên cứu và phương pháp luận.
•Đưa tin về các chủ đề kinh doanh trên các tạp chí chuyên
ngành, báo chí và các phương tiện truyền thông khác.
•Số liệu thống kê của chính phủ và dữ liệu ngành.
•Tài liệu lưu trữ.
•Các báo cáo của công ty.
•Tài liệu và hồ sơ nội bộ của tổ chức.
Tìm kiếm tài liệu trong nước
Tìm kiếm tài liệu nước ngoài
LINK ĐẾN BÀI NC
2.12 Viết tổng quan tài liệu
Những phát hiện khác biệt nên được trình bày, nhưng nhà NC
phải bình luận và giải thích sự khác biệt. Một tổng quan tài
liệu tốt chứng tỏ rằng nhà NC có hiểu biết sâu sắc về nghiên
cứu trước đây và nó liên quan như thế nào.
Viết tổng quan tài liệu như sau:
•Chỉ chọn tài liệu phù hợp với chủ đề, ngành, phương pháp,
v.v.
•Xác định chủ đề và phân nhóm tài liệu.
•Xác định các thuật ngữ chính và rút ra các đặc điểm quan
trọng.
•Ghi nhận những đóng góp về kiến thức của người khác.
•So sánh kết quả và phương pháp của các nghiên cứu trước
đây.
•Hãy phản biện và chứng minh sự phù hợp với nghiên cứu
của bạn.
•Xác định những lỗ hổng hoặc thiếu sót trong tài liệu mà
nghiên cứu của bạn sẽ giải quyết.
•Đặt bối cảnh cho nghiên cứu của bạn (phương pháp suy luận
cho thấy bạn sẽ xác định mô hình nghiên cứu/khung lý thuyết
và phát triển các giả thuyết).
2.13 Trích dẫn tài liệu tham khảo và quản lý tài liệu tham
khảo
Trích dẫn: Là một sự thừa nhận trong bài viết về nguồn thông
tin hoặc ý tưởng ban đầu, cho dù được sao chép chính xác, diễn
giải hay tóm tắt (Collis & Hussey, 2021)
- Cung cấp bằng chứng về việc tìm kiếm tài liệu của bạn và phạm
vi đọc của bạn.
- Giúp bạn hỗ trợ lập luận của mình bằng cách sử dụng sức mạnh
của nguồn mà bạn đã trích dẫn.
- Giúp người đọc phân biệt giữa công việc của bạn và khối lượng
kiến thức hiện có, do đó tránh được cáo buộc đạo văn.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo là một danh sách chứa chi tiết các tài liệu tham
khảo của các nguồn được trích dẫn trong bài viết (Collis & Hussey,
2021). Chúng quan trọng bởi vì chúng:
Cung cấp đầy đủ chi tiết danh mục tài liệu tham khảo hỗ trợ các
trích dẫn.
Cho phép các nhà nghiên cứu khác xác định nguồn gốc của các
tác phẩm mà bạn đã trích dẫn.
2.13 Trích dẫn tài liệu tham khảo và quản lý tài liệu tham
khảo
1. Trích dẫn và tài liệu tham khảo là sách
1.1 Một tác giả
1.2 Hai tác giả
1.3 Từ ba tác giả trở lên
2. Trích dẫn và tài liệu tham khảo là tạp chí
3. Trích dẫn và tài liệu tham khảo: Trường hợp tài liệu nghiên
cứu không có, mà phải thông qua tài liệu của tác giả trung gian
4. Trích dẫn và tài liệu tham khảo: Trường hợp từ trang web, có
tên tác giả
5. Trích dẫn và tài liệu tham khảo: Trường hợp từ trang web,
không có tên tác giả
6. Trích dẫn và tài liệu tham khảo là chương sách
7. Trích dẫn và tài liệu tham khảo là bài báo kỷ yếu hội thảo
8. Trích dẫn và tài liệu tham khảo là luận văn, luận án
Quản lý tài liệu tham khảo
- Tài liệu của mình có thể được đối chiếu thành các danh mục
khác nhau, bạn có thể đặt các danh mục này vào các thư mục
có nhãn giúp xác định nội dung của chúng (Collis & Hussey,
2021).
- Phần mềm quản lý tài liệu tham khảo như EndNote giúp nhà
NC quản lý dữ liệu tài liệu tham khảo
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN

You might also like