You are on page 1of 21

CHƯƠNG 3: ĐỀ CƯƠNG

NGHIÊN CỨU

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 1


Mục tiêu
❑Giúp học viên nắm bắt được cấu trúc của một đề cương
nghiên cứu

❑Giúp học viên biết cách xây dựng một đề cương nghiên cứu

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 2


NỘI DUNG
3.1. Đề cương nghiên cứu khoa học là gì?

3.2. Kết cấu của đề cương nghiên cứu khoa học

3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

3.4. Hỏi và đáp

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 3


3.1. Đề cương nghiên cứu khoa học là gì?

Đề cương nghiên cứu là một bản kế hoạch thể hiện chi tiết các nội dung của một

nghiên cứu.

Đề cương nghiên cứu là bản phác thảo các nội dung chính của nghiên

cứu như: Tên đề tài, lý do chọn đề tài (phản ánh được tính cấp thiết

của đề tài), mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và

phạm vị nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,

đóng góp của nghiên cứu, kết cấu của nghiên cứu, và kế hoạch thực

hiện.
2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 4
3.2. Kết cấu của đề cương nghiên cứu khoa học

Đề cương nghiên cứu có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, quy định

của mỗi trường đại học, mỗi tổ chức tài trợ dự án nghiên cứu,...

Tuy nhiên, đề cương nghiên cứu vẫn có những điểm chung như sau...

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 5


3.2. Kết cấu của đề cương nghiên cứu khoa học
TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Lý do chọn đề tài/Vấn đề 6. Phương pháp nghiên cứu


nghiên cứu/Tính cấp thiết 7. Đóng góp của nghiên cứu
của đề tài
8. Kết cấu của nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
9. Kế hoạch thực hiện nghiên
3. Câu hỏi nghiên cứu cứu
4. Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu
5. Tổng quan nghiên cứu

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 6


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học
Tên đề tài:
Tên đề tài là ấn tượng đầu tiên, đánh giá sơ bộ nhất của hội đồng khoa học/người
đọc đối với một nghiên cứu. Do đó,
❖Tên đề tài PHẢI:
• Mang tính cập nhật, gắn với những sự kiện mới nhất, vấn đề mới nhất
• Chỉ rõ đối tượng và phạm vị nghiên cứu
• Ngắn gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất
❖ Tên đề tài CÓ THỂ:
❑Gắn với 1 lý thuyết hay một phương pháp nghiên cứu nào đó

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 7


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học
❖Tên đề tài KHÔNG NÊN:
• Không nên đặt tên đề tài khoa học bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông
tin, như: “Vài suy nghĩ về…”; “Thử bàn về…”; “Về vấn đề…”; “Góp phần
vào…”; “Một số biện pháp…”; “Một số giải pháp…”,… Các cách đặt tên như trên
chỉ thích hợp cho một bài báo chứ không thích hợp cho một công trình khoa học.
• Không đặt tên đề tài dưới dạng câu hỏi, câu khẳng định hoặc phủ định
• Không sử dụng từ viết tắt trong tên đề tài
• Không nên quá 20 từ

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 8


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học
1. Lý do chọn đề tài/Vấn đề nghiên cứu/Tính cấp thiết của đề tài :
Cần thể hiện những nội dung sau:
- Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu đối với xã hội, cá nhân, tổ chức, chính
phủ,…
- Những kết quả của các nhà nghiên cứu trước về vấn đề nghiên cứu này như thế
nào? Thống nhất, bất đồng, tích cực, tiêu cực, không ảnh hưởng,… (Kết quả của
tổng quan nghiên cứu đã viết trước đây)
- Vấn đề nghiên cứu này có điểm nào mới cần nghiên cứu
- Nghiên cứu này sẽ tập trung vào vấn đề mới nào? Phạm vi nghiên cứu ra sao?

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 9


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tương tự như tên đề tài, hội đồng khoa học/người đọc sẽ đọc mục tiêu nghiên cứu
trước tiên so với những phần khác để đánh giá xem nghiên cứu có giá trị hay không?
Cần thể hiện những nội dung sau:
Mục tiêu chung của nghiên cứu: phát biểu vấn đề nghiên cứu ở dạng khái
quát
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu: để giải quyết được vấn đề nghiên cứu trên
thì nghiên cứu này cần giải quyết các vấn đề cụ thể nào. Cụ thể hóa mục tiêu chung
của nghiên cứu.

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 10


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Lưu ý với mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể, không mang tính chung chung, và quan
trọng nhất là KHẢ THI
Mục tiêu nghiên cứu chung phải dựa trên vấn đề nghiên cứu và mục tiêu
nghiên cứu cụ thể nên dựa trên các giả thuyết nghiên cứu.
Không nên đặt quá nhiều mục tiêu nghiên cứu cụ thể, từ 2-3 mục tiêu nghiên
cứu cụ thể là đủ
Mục tiêu nghiên cứu nên sử dụng một số động từ như “phân tích”, “đánh
giá”, “đề xuất”, “tác động”,…

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 11


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học
3. Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi nghiên cứu (research question) là trạng thái nghi vấn về vấn
đề nghiên cứu mà đề tài nghiên cứu phải trả lời được. Dựa trên các
mục tiêu nghiên cứu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng.

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 12


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần
xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu. Cần phân biệt giữa đối tượng
nghiên cứu với đối tượng khảo sát. Trong đó, đối tượng khảo sát là đối
tượng mà nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát, hay nhà nghiên cứu lấy số
liệu.

Phạm vi nghiên cứu: cần nêu rõ phạm vi không gian và phạm vi thời gian
tiến hành nghiên cứu. Đồng thời giải thích được tại sao lại chọn phạm vi
này? Phạm vi này có thể đại diện cho tổng thể hay không?
2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 13
3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

5. Tổng quan nghiên cứu:

Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan như
đã hướng dẫn trong chương trước.

Lưu ý: Phải điểm qua những nghiên cứu trước (đã biết), và chỉ ra cho được
khoảng trống nghiên cứu (chưa biết), để đặt thành câu hỏi cho nghiên cứu.

Known --> unknown --> question

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 14


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

5. Tổng quan nghiên cứu:


Về cách viết, không chỉ đơn giản liệt kê những nghiên cứu trước, mà phải dùng
“phương pháp 4C”. Phương pháp này viết tắt từ 4 động từ:
❑Compare – so sánh: tác giả cần phải so sánh những thông tin từ những nghiên
cứu trước;
❑Contrast – đối chiếu: sau đó đối chiếu và giải thích tại sao có sự khác biệt;
❑Cite – trích dẫn: điều bắt buộc là nếu dùng dữ liệu của đồng nghiệp thì phải trích
dẫn; và
❑Critique – phê bình: “Phê bình” ở đây có nghĩa là phê bình một cách kính trọng,
chứ không mang tính đánh đổ đồng nghiệp. Cách viết hay nhất là thay vì phê
phán, tác giả có thể trình bày một cách hiểu, cách diễn giải khác để xem như là
một cách đóng góp.

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 15


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

6. Phương pháp nghiên cứu:


Mục đích của phần Phương pháp là thuyết phục người đọc rằng nhà nghiên cứu:
❑Có kế hoạch tốt để kiểm định giả thuyết đặt ra trong phần Mục tiêu;
❑Có kiến thức, kĩ năng, và phương tiện để thực hiện công trình nghiên cứu.

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 16


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

6. Phương pháp nghiên cứu:


Trong phần này cần trình bày được:
❑Tác giả sử dụng phương pháp định tính, phương pháp định lượng hay sử dụng
kết hợp cả 2 phương pháp để thực hiện nghiên cứu;
❑Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng là gì?
❑Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng là gì?
❑Các phương pháp nên được trình bày theo các mục tiêu nghiên cứu cụ thể

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 17


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

7. Đóng góp của nghiên cứu:


Trong phần này cần trình bày được:
❑Đóng góp về mặt lý thuyết (kiểm định lại lý thuyết, bổ sung lý thuyết,…)
❑Đóng góp về mặt thực tiễn (trong ra quyết định kinh doanh, các giải pháp, các đề
xuất, hàm ý chính sách,…)

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 18


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

8. Kết cấu của nghiên cứu:


Nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương:
❑Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
❑Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
❑Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
❑Chương 4: Kết quả nghiên cứu
❑Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 19


3.3. Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

9. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu:

2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 20


2/20/2021 TS. LÊ HOÀNG ANH 21

You might also like