You are on page 1of 34

ĐẠI CƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


MỤC TIÊU

1 Chọn đề tài và tên đề tài NCKH

2 Cách thiết kế các phần của đề tài NCKH

3 Kỹ thuật trình bày đề tài NCKH


PHẦN 1

CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TÊN ĐỀ TÀI NCKH


CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TÊN ĐỀ TÀI
• 1.1. Cách viết
Tên đề tài thường phải bao gồm các ý theo trình tự sau:
- Động từ: sử dụng những động từ chung có tính khái quát cao. Thông thường dùng
những từ như “Nghiên cứu”, “Khảo sát”, “Đánh giá”.
- Vấn đề nghiên cứu: đây là nội dung nghiên cứu chính của đề tài, thể hiện câu hỏi
nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu phải ngắn gọn nhưng bao trùm toàn bộ nội dung nghiên
cứu của đề tài. Không dùng từ “tỷ lệ” trong tên đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: cần xác định rõ đối tượng, đảm bảo phù hợp chuyên ngành.
- Địa điểm nghiên cứu: đảm bảo phù hợp chuyên ngành.
- Thời gian nghiên cứu: không nhất thiết phải có. Những nghiên cứu cộng đồng,
nghiên cứu có liên quan đến yếu tố thời gian (mùa, năm), nghiên cứu về những vấn đề có
thay đổi theo thời gian thì nhất thiết phải đưa thời gian nghiên cứu vào tên đề tài.
CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TÊN ĐỀ TÀI
• 1.2. Ví dụ
•(1) “Khảo sát nồng độ flour trong nguồn nước sinh hoạt tự nhiên tại tỉnh Đồng
Tháp năm 2011”.
•Vấn đề nghiên cứu là “nồng độ flour”, đối tượng nghiên cứu là “nguồn nước sinh
hoạt tự nhiên”.
• (2) “Nghiên cứu tình hình và nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật ở
Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2011”.
•Vấn đề nghiên cứu là “tình hình và nhu cầu phục hồi chức năng”, đối tượng
nghiên cứu là “người khuyết tật”.
CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TÊN ĐỀ TÀI
1.3. Một số lưu ý
- Tên đề tài phải thật ngắn gọn, rõ ràng. Thông thường không nên dài quá 28 từ.
- Khi phản biện, người đánh giá bao giờ cũng sẽ xem xét các khía cạnh sau:
+ Tên đề tài có phù hợp với mã ngành nghiên cứu không?.
+ Tên đề tài có bao phủ được toàn bộ nội dung nghiên cứu không?.
PHẦN 2

CÁCH THIẾT KẾ CÁC PHẦN CỦA ĐỀ TÀI


Các phần của đề cương và đề tài
TT Đề cương Đề tài

1 Đặt vấn đề Đặt vấn đề

2 Chương 1-Tổng quan tài liệu Chương 1-Tổng quan tài liệu

3 Chương 2-Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 2-Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4 Chương 3-Dự kiến kết quả nghiên cứu Chương 3-Kết quả nghiên cứu

5 Chương 4-Bàn luận

6 Kết luận

7 Kiến nghị
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Cách viết
Thông thường viết theo các ý sau :
- Sơ lược về đối tượng nghiên cứu: nêu các con số dịch tễ học, các nhận định chung để
dẫn dắt người đọc đến vấn đề nghiên cứu.
- Khái quát về vấn đề nghiên cứu: khái niệm chung, tính cấp thiết và tầm quan trọng
phải tiến hành nghiên cứu (có dẫn chứng minh họa).
- Sơ lược về các nghiên cứu liên quan: trên thế giới, trong nước, trong vùng. Tốt nhất là
không đi vào chi tiết mà chỉ nêu những định hướng chung.
- Vấn đề nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu: sơ lược về địa điểm nghiên cứu, thể hiện
vấn đề nghiên cứu còn thiếu, chưa đầy đủ. Có thể lồng ghép ích lợi đề tài.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.2 Cách viết
- Mục tiêu nghiên cứu: không trình bày mục tiêu tổng quát (vì đó chính là tên đề tài
đã có ở trên). Mục tiêu cụ thể được đánh số “1., 2.” in đậm, nghiêng.

- Một mục tiêu thông thường có:


1. Động từ hành động có thể lượng hóa được (xác định, mô tả, đánh giá, tìm hiểu).
2. Đặc trưng biến số (tỷ lệ, nồng độ, đặc điểm, kết quả).
3. Nội dung nghiên cứu cụ thể (cụ thể hóa từ vấn đề NCvà phải thuộc vấn đề NC).
4. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu: phần này
viết giống hệt trong tên đề tài.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.3.Ví dụ về mục tiêu
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của viêm phổi trên trẻ suy dinh dưỡng
cấp từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 2022 đến 2023" với
những mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi trên trẻ SDD cấp từ 2 tháng đến 5 tuổi tại BV Nhi Đồng
Cần Thơ năm 2022-2023.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi trên trẻ SDD cấp từ 2 tháng đến 5 tuổi tại BV Nhi Đồng Cần Thơ năm
2022-2023.
3. Xác định mối liên quan giữa mức độ nặng SDD cấp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả
điều trị VP với từ 2 tháng đến 5 tuổi tại BV Nhi Đồng Cần Thơ năm 2022-2023.
 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.4. Các lưu ý
- Trong đặt vấn đề không bao giờ viết tắt.
- Độ dài tối đa của đặt vấn đề (có cả mục tiêu) là 2 trang.
- Nên nhớ: mục tiêu là trung tâm và linh hồn của cả đề tài. Từng từ, từng chữ cần được
cân nhắc kỹ lưỡng.
- Mục tiêu đưa ra phải có kết quả cụ thể thu về chứ không phải là tương lai sẽ làm gì hay
qua đề tài sẽ có lợi ích gì.
- Khi phản biện, người đánh giá bao giờ cũng sẽ xem xét các khía cạnh sau:
+ Đặt vấn đề có thể hiện được tính bức thiết không?.
+ Mục tiêu nghiên cứu có rõ ràng không? khả thi không? có phù hợp tên đề tài không?.
 
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cách viết
Tổng quan tài liệu là chương 1, thông thường viết theo các tiểu mục sau:
- Tiểu mục 1.1. Viết về đối tượng nghiên cứu: viết ngắn gọn, chủ yếu nêu các khái niệm
và số liệu dịch tễ.
- Tiểu mục 1.2. Viết về mục tiêu 1: đây là phần trọng tâm, cần trình bày dài, có hệ thống.
- Tiểu mục 1.3. Viết về mục tiêu 2: tương tự như trên. Nếu có mục tiêu 3 thì tiếp tục viết
thêm tiểu mục.
- Tiểu mục 1.4. Viết về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên
cứu: nếu số lượng đề tài nghiên cứu về vấn đề này quá nhiều thì viết các hướng nghiên
cứu và dẫn chứng vài ví dụ  
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2 Ví dụ
Đề tài về mất răng có 3 mục tiêu ở trên, khi viết tổng quan sẽ trình bày các mục:
1.1. Tổng quan về bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em ( ngắn)
1.2. Tổng quan về lâm sàng – cận lâm sàng Viêm phổi (phần chính-dài)
1.3. Tổng quan về điều trị Viêm phổi (phần chính-dài)
1.4. Tổng quan về mối liên quan giữa Viêm phổi và suy dinh dưỡng (phần chính-dài)
1.5. Các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về viêm phổi trên trẻ
(trung bình)
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Các lưu ý
- Viết tổng quan tài liệu là tập hợp ý tưởng của người khác nhưng bằng kết cấu, giọng
văn của mình.
- Khi phản biện, người đánh giá bao giờ cũng sẽ xem xét các khía cạnh sau:
+ Tổng quan tài liệu có phù hợp với mục tiêu không? bố cục hợp lý chưa?.
+ Tổng quan tài liệu có phân tích, đánh giá được các yếu tố liên quan mật thiết đến đề
tài nghiên cứu không?.
+ Tổng quan tài liệu phản ánh lượng kiến thức, khả năng tổng hợp và khái quát hóa
của tác giả đến đâu?
 
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. DÀN Ý CHUNG
Chương 2
-Đối tượng và phương pháp nghiên cứu là một chương quan trọng, phải viết rất
chuẩn mực và chặt chẽ. Chương này thể hiện tính tin cậy của các giá trị khoa học, do vậy
nếu viết không tốt có thể bị bác bỏ toàn bộ đề tài bất kể các phần khác như thế nào.
Thường học viên viết chương này rất ngắn, vừa không đủ số trang theo qui định vừa
thiếu ý, điều này sẽ rất nguy hiểm.
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. DÀN Ý : 2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.2.6. Kỹ thuật hạn chế sai số
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu y học
 
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3. 2.1. Cách viết
Thông thường viết theo các phần sau:
- Viết 1 đoạn ngắn (2-3 dòng) về dân số mục tiêu và địa điểm, thời gian NC.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn: cần xác định rõ đối tượng nghiên cứu là ai (người/vật/văn
bản), thỏa mãn tiêu chuẩn nào thì chọn vào nghiên cứu. Có thể trình bày theo lối gạch
đầu dòng cho từng tiêu chuẩn.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: cần lưu ý tiêu chuẩn loại trừ không phải là ngược lại của
tiêu chuẩn chọn mà là trong số nhưng đối tượng tác giả đã chọn vì một lý do gì đó lại
không đưa vào nghiên cứu được. Thường viết tiêu chuẩn loại trừ căn cứ vào những đặc
điểm riêng của từng đối tượng và các chỉ số nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2. Ví dụ

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.3. Các lưu ý
- Đối tượng nghiên cứu không nhất thiết phải là con người và không nhất thiết chỉ
có một đối tượng duy nhất. Nếu đối tượng là một người bệnh thì tiêu chuẩn đánh giá thế
nào là bệnh được đưa vào đây chứ không phải đưa vào phần phương pháp nghiên cứu.
- Khi phản biện, người đánh giá sẽ xem xét các khía cạnh sau:
+ Có xác định đúng và đầy đủ các đối tượng nghiên cứu chưa?
+ Tiêu chuẩn chọn và loại trừ có rõ ràng, hợp lý không?.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Trình bày ngắn gọn trên 1 hàng thiết kế nghiên cứu gì?. Không nêu số tài liệu tham
khảo trích dẫn.
3.2. Cỡ mẫu
Viết công thức tính cỡ mẫu phù hợp loại thiết kế nghiên cứu, diễn giải từng ký hiệu.
Có thể sử dụng hiệu ứng thiết kế, hoặc trừ % hao hụt lúc lấy mẫu. Các sai lầm thường
gặp với công thức ước lượng một tỷ lệ:
- Các chữ n, p viết thường không in hoa N và P.
- d: là sai số cho phép chứ không phải là độ chính xác mong muốn. Nên chọn d là số
chẵn, tránh sự hiểu lầm là gò ép cỡ mẫu theo ý muốn chủ quan của tác giả.
- p: chọn một nghiên cứu của tác giả trước có vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên
cứu gần giống nhất với đề tài của mình nhất để xác định p. Nếu chưa từng có ai
nghiên cứu thì làm pilot (khoảng 30 người) để xác định p. p ở đây là tỷ lệ % có “vấn
đề nghiên cứu” chứ không phải là tỷ lệ % “đối tượng nghiên cứu”.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phương pháp chọn mẫu
- Có thể trình bày chung với mục cỡ mẫu nếu phương pháp chọn mẫu quá ngắn.
Thông thường đề tài về y tế công cộng thì mục này rất dài nên tách riêng. Các đề tài về
lâm sàng thường chọn mẫu thuận tiện chỉ viết ngắn 1 hàng do vậy ghép chung với cỡ
mẫu.
- Có thể lập sơ đồ chọn mẫu nếu phương pháp chọn mẫu phức tạp. Tuy nhiên giải
pháp lập sơ đồ chủ yếu là một thủ thuật để kéo dài thêm phần chương 2 khi chương này
quá ngắn so với qui định.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Đây là phần quan trọng nhất.
- Trình bày các nội dung nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu có bổ sung thêm đặc
điểm nghiên cứu. Thường dàn ý như sau:
2.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: như tuổi, giới…. Có thể nêu rõ các
phân nhóm theo những đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Phần này không nhất
thiết phải có và cũng không phải là phần chính.
2.2.4.2. Mục tiêu 1: Viết các nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 1. Lưu ý không dùng từ
“tỷ lệ” trong tiêu mục mà đổi thành từ “tình hình”.
2.2.4.2. Mục tiêu 2: Viết các nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 2.
………………………….
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Trình bày theo mục tiêu nghiên cứu. Thường dàn ý như sau :
2.2.5.1. Mục tiêu 1
2.2.5.2. Mục tiêu 2 ……………………………
- Trong mỗi một mục tùy theo nghiên cứu thường trình bày 4 ý nhỏ sau:
+ Chuẩn bị đối tượng: nêu rõ các yêu cầu với đối tượng.
+ Phương tiện, dụng cụ: nêu rõ tên phương tiện, dụng cụ của hãng nào, nước nào
sản xuất sản xuất, độ sai số là bao nhiêu, được trang bị ở đâu.
+ Nguyên lý/nguyên tắc thực hiện hoặc kỹ thuật thực hiện: mô tả chi tiết, theo
những tài liệu chuẩn.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Phần này có thể viết rất dài nhưng cũng có thể viết rất ngắn tùy theo số trang của
chương 2 đã đủ theo qui định chưa.
- Viết ngắn: chỉ nêu sử dụng phầm mềm gì, tính ra những chỉ số gì, chọn phép kiểm
nào và xác định p ở mức có ý nghĩa là bao nhiêu.
- Viết dài:
+ Nêu cách nhập liệu, kiểm tra nhập liệu, phần mềm sử dụng.
+ Nêu lại từng nội dung nghiên cứu (mục 2.2.4), mỗi nội dung xác định chỉ số
gì (tỷ lệ, sai số chuẩn, trung bình, độ lệch chuẩn, OR…)
+ Nêu công thức tính từng chỉ số (công thức tính tỷ lệ, sai số chuẩn, trung bình,
độ lệch chuẩn, OR…).
+ Chon phép kiểm nào, xác định p ở mức có ý nghĩa là bao nhiêu.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Khi còn là đề cương thì chương 3 là chương dự kiến kết quả nghiên cứu, phải trình
bày các bảng trống vừa để mình định hình sẽ thu thập những thông tin gì trong phiếu
nghiên cứu, mã hóa biến số thế nào và cũng để hội đồng góp ý thêm cho mình.
- Trình bày theo mục tiêu nghiên cứu có bổ sung thêm đặc điểm nghiên cứu (giống
hệt dàn ý mục 2.2.4. Nội dung nghiên cứu). Chú ý bố cục, biết trọng tâm dồn vào đâu.
Dàn ý thông thường:
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (trình bày ngắn)
3.2. Mục tiêu 1 (phần chính, trình bày dài)
3.3. Mục tiêu 2 (phần chính, trình bày dài tương đương 3.2)
………..
5. BÀN LUẬN
2. BÀN LUẬN
- Trình bày theo mục tiêu nghiên cứu có bổ sung thêm đặc điểm nghiên cứu (giống
hệt dàn ý mục 2.2.4. Nội dung nghiên cứu và chương 3. Kết quả nghiên cứu). Chú ý
bố cục, biết trọng tâm dồn vào đâu. Dàn ý thông thường:
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (trình bày ngắn)
4.2. Mục tiêu 1 (thay từ “tỷ lệ” nếu có bằng từ “tình hình” trong tên tiêu mục) (phần
chính, trình bày dài)
4.3. Mục tiêu 2 (phần chính, trình bày dài tương đương 3.2)
……….. .
5. BÀN LUẬN
2. BÀN LUẬN
- Cách bàn luận: có hai cách bàn luận
+ Bàn luận phổ thông: so sánh số liệu nghiên cứu của mình với một tác giả khác
xem tương đương, cao hơn, hay thấp hơn, lý giải tại sao giống và khác.
+ Bàn luận nâng cao: bàn luận theo phương pháp tam đoạn luận (đi từ khái niệm
đến phán đoán và cuối xùng là suy luận)
6. KẾT LUẬN
- Trình bày theo mục tiêu nghiên cứu có đánh số 1, 2…. Không trình bày phần đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu. Trong mỗi mục tiêu có bao nhiêu ý thì có bấy nhiêu
gạch đầu dòng. Dàn ý thông thường:
Viết một câu dẫn: Qua nghiên cứu ….(cái gì) trên …… đối tượng, chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
1. Mục tiêu 1 (thay từ “tỷ lệ” nếu có bằng từ “tình hình” trong tên tiêu mục)
Ý1
Ý2
2. Mục tiêu 2
Ý1
Ý2
- Cách viết kết luận: nêu lại các kết quả chính theo đúng mục tiêu nhưng phải có tầm
khái quát cao, không nhận định chủ quan hay bàn luận.
7. KIẾN NGHỊ
- Các kiến nghị phải rút ra từ chính các số liệu mà kết quả nghiên cứu của tác giả thu
được. Đánh số 1, 2… Không nên quá nhiều kiến nghị, tối đa 3 kiến nghị và khoảng ½
trang giấy là tốt nhất.
- Các lỗi thường gặp:
+ Kiến nghị theo lối “hô khẩu hiệu”, viết lại theo các y văn kinh điển.
+ Kiến nghị quá nhiều và quá dài, không khả thi.
+ Viết ích lợi của đề tài thành một mục riêng. Thật ra nội dung này nên viết lồng ghép
trong bàn luận và kiến nghị.
PHẦN 3

KỸ THUẬT TRÌNH BÀY CỦA ĐỀ TÀI


Các phần của đề cương và đề tài
TT Đề cương Luận văn/luận án
1 Trang bìa Trang bìa
2 Trang phụ bìa Trang phụ bìa
3   Lời cam đoan
4 Mục lục Mục lục
5 Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các chữ viết tắt
6 Danh mục các bảng Danh mục các bảng
7 Danh mục các biểu đồ và hình vẽ Danh mục các biểu đồ và hình vẽ
8 Đặt vấn đề Đặt vấn đề
9 Chương 1-Tổng quan tài liệu Chương 1-Tổng quan tài liệu
10 Chương 2-Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 2-Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

11 Chương 3-Dự kiến kết quả nghiên cứu Chương 3-Kết quả nghiên cứu

12 Dự trù kinh phí Chương 4-Bàn luận


13 Kế hoạch thực hiện Kết luận
14   Kiến nghị
15 Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo
16 Phụ lục: phiếu nghiên cứu Phụ lục 1: phiếu nghiên cứu
17   Phụ lục 2: danh sách đối tượng nghiên cứu

You might also like