You are on page 1of 22

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN:


PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Họ và tên: Lưu Văn Hưng


Mã sinh viên: B20DCAT088
Lớp: D20CQAT04-B
Nhóm môn học: 25
Giảng viên: Đinh Thị Hương

Hà Nội – 2023
MỤC LỤC

Câu 1. Anh (chị) hiểu thế nào về điều tra cơ bản và điều tra xã hội học? Việc tổng
điều tra dân số và nhà ở (định kỳ) là điều tra cơ bản hay điều tra xã hội học, vì sao?....... 1
Câu 2. Trình bày cấu trúc của bài báo khoa học, lấy một bài báo thuộc ngành học
(hoặc chuyên ngành) của bản thân làm ví dụ minh hoạ và chỉ ra cấu trúc bài báo khoa học
đó (bài báo xuất bản năm 2023, được tính 0,5 điểm trở lên và có tên trong tạp chí thuộc
Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2023 theo Quyết định của Hội đồng
Chức danh Giáo sư Nhà nước) …………………………………………………………... 3
Câu 3. Từ chủ đề về mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, anh (chị) hãy thực hiện các
yêu cầu dưới đây: ………………………………………………………………………... 8
- Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học từ chủ đề đó.
Lưu ý: Tên đề tài liên quan đến ngành được đào tạo của bản thân.
- Sưu tầm các tài liệu liên quan đến đề tài, trình bày tổng quan tình hình nghiên
cứu trong và ngoài nước.
- Lập danh mục tài liệu tham khảo từ các tài liệu đó theo kiểu trích dẫn IEEE, sau
đó chuyển sang kiểu trích dẫn Chicago.
Câu1:
 Điều tra cơ bản
- Điều tra cơ bản là khảo sát sự có mặt của đối tượng trên một diễn rộng để
nghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và
định lượng.
Ví dụ: điều tra địa chất, điều tra dân số, điều tra trình độ văn hóa, điều
tra chỉ số thông minh (IQ) của trẻ em.
- Các bước của điều tra cơ bản thường được tiến hành như sau:
+ Xây dựng kế hoạch điều tra gồm: mục đích, đối tượng, địa bàn,
nhân lực, kinh phí
+ Xây dựng các mẫu phiều điều tra với các thông số, các chỉ tiêu cần
làm sáng tỏ.
+ Chọn mẫu điều tra đại diện cho số đông, chú ý tới tất cả đặc trưng
của đối tượng và chú ý đến: chi phí điều tra rẻ, thời gian có thể rút
ngắn, nhân lực điều tra không quả đồng, có thể kiểm soát tốt mọi khâu
điều tra, dự tính được những diễn biến của quá trình điều tra và các
kết quả nghiên cứu đúng mục đích.
+ Chọn mẫu xác suất là chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản bằng cách lẫy
mẫu theo hệ thống, từng lớp, từng nhóm hay theo từng giai đoạn thời
gian.
+ Chọn mẫu chủ định là chọn mẫu theo địa chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho
mục đích nghiên cứu. Về kích thước mẫu phải tính toán chi li cho phù
hợp với chiến lược điều tra và phạm vi đề tài.
+ Xử lý tài liệu: Các tài liệu thu được bằng điều tra có thể được phân
loại bằng phương pháp thủ công hay xử lý bằng công thức toán học
thống kê và máy tính cho ta kết quả khách quan.
+ Khi kiểm tra kết quả nghiên cứu, có thể dùng cách lặp lại điều tra
thay đổi địa điểm, thời gian, thay đổi người điều tra hoặc sử dụng các
phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.
 Điều tra xã hội học
- Điều tra xã hội học: là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự
kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thị hiếu ...
Ví dụ: điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của thanh niên, điều tra hay
trưng cầu dân ý về một luật mới ban hành...
- Điều tra xã hội học thực chất là trưng cầu ý kiến quần chúng, được tiến hành
bằng cách phòng vấn trực tiếp, thảo luận hay bằng hệ thống ankét (đóng,

1
mở).
- Điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạt
động có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành một cách thận trọng, do đó
người nghiên cứu cần tuân thủ nghiêm túc các bước sau đây:
+ Chuẩn bị điều tra gồm các thao tác: chọn mẫu, chọn địa bàn khảo
sát, lựa chọn thời gian khảo sát, thiết kế phiếu hỏi và khảo sát định
tính.
+ Tiến hành điều tra: điều tra viên phải được tập huấn để quán triệt
mục đích, yêu cầu điều tra, thống nhất các biện pháp phủ hợp với từng
nhóm mẫu và từng địa bàn điều tra. Trong quá trình điều tra, người
nghiên cứu cần tuân thủ những yêu cầu đã được đề ra. Nếu sử dụng
cộng tác viên, điều tra viên, người nghiên cứu cần giám sát điều tra
với mục đích thu được thông tin một cách khách quan, tin cậy.
+ Xử lý kết quả điều tra: được tiến hành bằng phương pháp nghiên
cứu lý thuyết: phân tích tư liệu, tổng hợp và phân loại tư liệu và tiến
hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh ...
theo những biến số độc lập để rút ra những thuộc tính chung của các
tập hợp mẫu nhằm hình thành luận cứ cho các giả thuyết nghiên cứu.
- Tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cũng như trạng thái tồn tại của đối
tượng khảo sát, người nghiên cứu có thể lựa chọn, sử dụng một số biện pháp
xử lý thông tin định tính hay định lượng bằng các số liệu, các loại biểu đồ,
sơ đồ để mô tả, giải thích, làm rõ các thuộc tính bản chất, xu thế của đối
tượng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra có nhiều loại:
+ Điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại)
+ Điều tra bằng phiếu
+ Điều tra bằng trắc nghiệm
- Tùy theo mục đích và mức độ điều tra, người ta còn chia ra:
+ Điều tra thăm dò (diện rộng)
+ Điều tra sâu (hẹp, kín)
+ Điều tra bổ sung.
 Việc tổ chức điều tra dân số và nhà ở định kỳ được coi là một hình thức điều tra
cơ bản. Vì điều tra cơ bản là một quy trình thu thập thông tin toàn diện về dân
số, nhà ở và các yếu tố liên quan trong một quốc gia hoặc khu vực nhất định.
Mục tiêu chính của điều tra cơ bản là cung cấp một bức tranh tổng thể về dân số

2
và nhà ở để hỗ trợ quyết định chính sách và quản lý tương lai.Các điều tra cơ
bản thường thu thập dữ liệu về số lượng dân, độ tuổi, giới tính, thành phần dân
tộc, tỷ lệ hôn nhân, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu
nhập, điều kiện nhà ở và các yếu tố khác liên quan đến dân số và nhà ở. Thông
tin này cung cấp cái nhìn tổng quan về cơ cấu dân số, xu hướng phát triển dân
số và tình hình nhà ở trong một thời điểm cụ thể.
Câu 2:
 Cấu trúc của bài báo khoa học thông thường bao gồm:
1. Tiêu đề bài báo (Title): Chỉ tên bài báo, số lượng từ trong tiêu đề bài báo tùy
theo quy định từng tạp chí, thông thường 10-18 từ phản ánh nội dung đề cập
trong bài báo. Dưới tiêu đề bài báo thường là tên tác giả, tập thể tác giả, email,
cơ quan công tác, ngày nhận bài báo và ngày chấp nhận đăng bài báo.
2. Tóm tắt (Abstract):
- Phần tóm tắt phải độc lập với các phần khác.
- Khoảng 200 chữ
- Nói rõ những mục tiêu chính
- Mô tả các phương pháp nghiên cứu (Đối tượng nghiên cứu, dữ liệu,
phương pháp phân tích).
- Tổng kết các kết quả quan trọng
- Nói rõ những kết luận nổi bật và ý nghĩa của nó
- Không có các tham chiếu đến hình ảnh, bảng biểu hoặc nguồn tham khảo
- Tránh viết tóm tắt như lời mở đầu phần cuối là 5-6 từ khóa (keyword) của
bài viết theo thứ tự alphabet
3. Giới thiệu (introduction):
Phải trả lời được câu hỏi: Tại sao làm nghiên cứu này?
- Cung cấp những thông tin như:
+ Định nghĩa vấn đề
+ Những gì đã được làm để giải quyết vấn đề
+ Tóm lược những kết quả trước đã được công bố
+ Mục tiêu của nghiên cứu này
- Lưu ý:
+ Cuối của phần này phải trình bày cấu trúc của bài báo. Nhằm tóm lược
lại những nội dung chính trong các mục
+ Không nên quá ngắn, cũng đừng quá dài; tối đa 1 trang A4.

3
+ Điều quan trọng nhất là sau khi đọc xong phần này, người đọc biết
được tầm quan trọng của nghiên cứu, và tại sao có nghiên cứu này từ đó
mới đọc phần kế tiếp.
4. Lược sử về nghiên cứu trước đây (Literature review): Mục này thường
được gộp với phần 3 – Giới thiệu phía trên thành một phần, nhưng cũng
tuỳ từng nghiên cứu và tuỳ từng tác giả mà phần Lược sử nghiên cứu có
thể tách ra làm một phần riêng biệt. Trong phần này, tác giả nêu ra những
nghiên cứu quan trọng trên thế giới liên quan đến vấn đề mà mình nghiên
cứu. Tác giả phải chỉ ra được những nghiên cứu trước đã nghiên cứu
những gì, kết quả ra sao? Những kết quả đó còn thiếu những gì, chưa
hoàn chỉnh ở mục nào, hoặc có sai lệch ở đâu không bao gồm hai mặt cả
lý thuyết và thực nghiệm. Từ những điều sai lệch và thiếu sót đó, thì tìm
cách bổ sung, hoàn chỉnh, điều chỉnh thể hiện sự đóng góp mới của tác
giả cho sự phát triển khoa học.
5. Phương pháp và số liệu dùng cho nghiên cứu (Methodologies and Data):
- Đây là phần quan trọng nhất trong một bài báo khoa học
- Phải trả lời được câu hỏi: Bạn đã làm gì?
- Để trả lời câu hỏi này, phải cung cấp thông tin:
+ Đối tượng nghiên cứu
+ Phương pháp đo lường, độ tin cậy và chính xác của đo lường;
hoặc phương pháp phân tích dữ liệu, hoặc nêu thuật toán giải quyết
vấn đề, v.v...
+Phần này có thể dài gấp 2, 3 lần Phần giới thiệu
6. Kết quả và thảo luận (Result and Discussion):
Ở đây tác giả chỉ ra, giải thích về các kết quả của mình tìm ra mà các
nghiên cứu trước không có, hoặc phản bác lại kết quả nghiên cứu
trước, hoặc bổ sung thêm để hoàn thiện lý thuyết cũng như thực
nghiệm cho các nghiên cứu trước đây đã đề cập ở mục (Literature
review).

7. Kết luận (Conclusion):


Phần kết luận tổng lược kết quả nghiên cứu, nêu bật ý nghĩa khoa học
của kết quả nghiên cứu, ứng dụng của chúng vào thực tế cuộc sống, hoặc
giúp cho việc hoạch định chính sách ra sao, ưu nhược điểm của nghiên
cứu như thế nào và những định hướng của các nghiên cứu liên quan trong

4
tương lai.
8. Lời cám ơn nếu có (Acknowledgements):
Là lời cám ơn đến các cơ quan tổ chức tài trợ, cá nhân có đóng góp,
giúp đỡ cho việc viết và hoàn thiện bài báo.
9. Tài liệu tham khảo (References):
Mục này gồm các tài liệu có trích dẫn hoặc là cơ sở quan trọng cho
việc phân tích logic của nghiên cứu đề cập trong bài báo. Xin lưu ý, phần
này cần trình bày theo tiêu chuẩn các tạp chí đưa ra.
 Dưới đây là phần phân tích sơ lược một bài báo khoa học về an toàn thông tin,
nhằm làm rõ các nội dung trên.
Đây là bài báo khoa học: “Two-Layers DDoS Attack Detection Model Using
Machine Learning in Software Defined Networking” của tác giả Nguyen
Ngoc Tuan, Nguyen Huu Thanh, đăng trên Tạp chí khoa học – Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội, Smart Systems and Devices. Bài báo khoa học này
được đính kèm ở phần phụ lục của bài tiểu luận. Bài báo này được xuất bản
năm 2023, được tính 0,5 điểm trở lên và có tên trong tạp chí thuộc Danh
mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2023 theo Quyết định của Hội
đồng.

Tiêu đề bài báo

Tên tác giả

Cơ quan công tác

Email

Tiêu đề bài báo: Two-Layers DDoS Attack Detection Model Using Machine
Learning in Software Defined Networking( Mô hình phát hiện tấn công DDoS hai
lớp bằng cách sử dụng máy học trong mạng được xác định bằng phần mềm).
Tác giả: Nguyen Ngoc Tuan, Nguyen Huu Thanh.
Cơ quan công tác: Hanoi University of Science and Technology, Hanoi,
Vietnam.

5
Email: mailto:tuan.ncs16077@sis.hust.edu.vn

Tóm tắt:
Mạng được xác định bằng phần mềm (SDN) là một kiến trúc mới được thiết kế để
làm cho cơ sở hạ tầng mạng linh hoạt hơn và dễ quản lý hơn. Nó cho phép quản trị
viên mạng có thể cấu hình các tham số mạng cũng như tích hợp các chức năng
mới bằng ngôn ngữ lập trình một cách dễ dàng. Nhờ mô hình điều khiển tập trung,
việc thu thập thông tin của toàn bộ mạng trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện các thuật toán machine learning để phát hiện lưu lượng truy
cập bất thường cũng như các cuộc tấn công mạng. Gần đây, với sự phát triển của
học máy và trí tuệ nhân tạo, một số phương pháp đã được áp dụng để phát hiện và
giảm thiểu các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Tuy nhiên, tất cả
các hoạt động từ giám sát dữ liệu, phát hiện và giảm thiểu cuộc tấn công đều tiêu
tốn thời gian và nguồn lực. Để giảm bớt sự dư thừa không cần thiết, trong bài báo
này, chúng tôi chia phát hiện tấn công thành hai giai đoạn, đó là giai đoạn phát
hiện bất thường với thuật toán học máy nhẹ và giai đoạn phát hiện tấn công khi
phát hiện hành vi bất thường. Điều này làm giảm việc phân tích chuyên sâu về lưu
lượng truy cập thông thường và giúp cải thiện việc sử dụng tài nguyên máy tính và
hiệu quả truyền dữ liệu của mạng. Bằng việc thiết lập testbed, chúng tôi đã chạy
thành công mô hình này cũng như đánh giá được độ chính xác của mô hình. Kết

6
quả cho thấy mô hình của chúng tôi có thể phát hiện các cuộc tấn công một cách
nhanh chóng và chính xác.
Từ khóa: Phát hiện DDoS, SDN, bảo mật, học máy.

Giới thiệu:
Phần này tác giả nói về cơ sở, lý do, tầm quan trọng của các vấn đề nghiên cứu và
cấu trúc của bài báo.

Phương pháp và số liệu dùng cho nghiên cứu:

7
Tác giả đưa ra phương pháp thực hiện giải pháp của mình, phương pháp phân tích dữ
liệu, nêu thuật toán giải quyết vấn đề,

Kết quả và thảo luận:


Tác giả chỉ ra, giải thích và đưa ra kết quả của của các thuật toán và so sánh các thuật
toán với nhau

Kết luận:
Tác giả đã tổng lược kết quả nghiên cứu, nêu bật ý nghĩa khoa học của kết quả
nghiên cứu, định hướng của các nghiên cứu liên quan trong tương lai.

Danh mục tài liệu tham khảo

8
Như vậy, ta đã hiểu rõ được cấu trúc của một bài báo khoa học bao gồm những gì.
Điều này giúp cho người đọc dễ hình dung và có cái nhìn tổng quan về cấu trúc
của một bài báo khoa học.
Câu 3:
- Tên đề tài nghiên cứu khoa học từ chủ đề về mục tiêu chuyển đổi số quốc
gia:"Xác định và đánh giá các rủi ro an toàn và bảo mật thông tin trong quá
trình chuyển đổi số quốc gia".
- Các tài liệu liên quan đến đề tài:
 Bài báo về "Đảm bảo an toàn thông tin trong công cuộc chuyển đổi số tại
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" của cơ quan Ban Cơ yếu Chính
Phủ,https://antoanthongtin.vn/chinh-sach---chien-luoc/dam-bao-an-toan-
thong-tin-trong-cong-cuoc-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-
phap-109269
 Bài báo về “An toàn thông tin trước yêu cầu chuyển đổi số” của tạp chí an
toàn thông tin. https://m.antoanthongtin.vn/an-toan-thong-tin/an-toan-thong-
tin-truoc-yeu-cau-chuyen-doi-so-107809
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Tình hình nghiên cứu về an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số
quốc gia trong nước đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây.
Các nhà nghiên cứu, tổ chức và cơ quan chính phủ tại Việt Nam đã tăng
cường nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng các biện pháp bảo mật trong mục
tiêu chuyển đổi số của quốc gia. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tình
hình nghiên cứu trong nước:
+ Tăng cường công tác nghiên cứu: Các tổ chức nghiên cứu và đào tạo như
Viện Công. nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam (ICTU), Viện Công
nghệ thông tin (ITI), Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã
nghiên cứu về an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số. Các nhà
nghiên cứu thực hiện các dự án nghiên cứu, triển khai các phương pháp,
công nghệ và tiêu chuẩn bảo mật thông tin
+ Đào tạo và chia sẻ kiến thức: Các trường đại học và trung tâm đào tạo
công thông tin tại Việt Nam đã tăng cường chương trình đào tạo về an toàn
thông tin và chuyển đổi số. Các khóa học, buổi hội thảo, và chương trình

9
giảng dạy được tổ chức để chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong
lĩnh vực này.
+ Hợp tác và ứng dụng thực tiễn: Các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp
tại Việt Nam đã hợp tác để nghiên cứu và áp dụng các biện pháp bảo mật
thông tin trong quá trình chuyển đổi số. Các dự án và sản phẩm thực tế đã
được triển khai để đảm bảo an toàn thông tin trong các lĩnh vực như ngân
hàng, y tế, giao thông vận tải và quản lý công.
+ Quy định và chính sách: Chính phủ Việt Nam đã ban hành các quy định và
chính sách về an toàn thông tin và chuyển đổi số. Ví dụ như Luật An ninh
mạng, Chiến lược Quốc gia về An ninh mạng, và các văn bản hướng dẫn cụ
thể về bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số.
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Ở nước ngoài, nhiều quốc gia cũng đã tiến hành nghiên cứu và triển khai
các biện pháp bảo mật thông tin trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Các
nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các mô hình và tiêu chuẩn bảo mật,
quản lý rủi ro và phòng ngừa các cuộc tấn công mạng trong quá trình chuyển
đổi số. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tình hình nghiên cứu ngoài nước:
+ Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực an toàn thông tin và chuyển
đổi số. Các cơ quan chính phủ như Cục An ninh mạng Mỹ (Cybersecurity
and Infrastructure Security Agency - CISA), Cục Thông tin Quốc gia
(National Institute of Standards and Technology - NIST) và Cục Tình báo
Quốc gia (National Intelligence Agency - NIA) đã đầu tư nghiên cứu và
triển khai các biện pháp bảo mật thông tin. Các trường đại học và tổ chức
nghiên cứu như Massachusetts Institute of Technology (MIT) và Stanford
University cũng đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu về an toàn thông tin
trong chuyển đổi số.
+ Ở khu vực Châu Âu: Các quốc gia trong Liên minh châu Âu cũng đang
tăng cường nghiên cứu và phát triển các biện pháp bảo mật thông tin trong
quá trình chuyển đổi số quốc gia. Các tổ chức như European Union Agency
for Cybersecurity (ENISA), European Network and Information Security
Agency (ENISA) và European Cybersecurity Organization (ESCO) đã đóng
vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và đề xuất các tiêu chuẩn và phương
pháp bảo mật thông tin.
+ Ở khu vực Châu Á: Các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc
cũng đang tăng cường nghiên cứu về an toàn thông tin trong quá trình

10
chuyển đổi số. Trung Quốc đã thành lập Trung tâm An ninh và Bảo mật
thông tin Quốc gia (National Security and Information Security Center) để
thúc đẩy nghiên cứu và phát triển an toàn thông tin. Nhật Bản và Hàn Quốc
cũng đã đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển các biện pháp bảo mật
thông tin trong quá trình chuyển đổi số.
+ Quốc tế: Các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (United Nations), Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và Hiệp hội An ninh mạng
Quốc tế (International Cybersecurity Association - ICSA) cũng đang tăng
cường nghiên cứu và hợp tác quốc tế về an toàn thông tin trong chuyển đổi
số. Các cuộc hội thảo, hội nghị và chương trình hợp tác quốc tế đã được tổ
chức để chia sẻ kinh nghiệm và tạo ra các tiêu chuẩn và khung pháp lý về an
toàn thông tin.
- Lập danh mục tài liệu tham khảo từ các tài liệu đó theo kiểu trích dẫn IEEE , sau
đó chuyển sang kiểu trích dẫn Chicago
 Kiểu trích dẫn IEEE

Danh mục tài liệu tham khảo


[1] "Đảm bảo an toàn thông tin trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp,", Ban Cơ yếu Chính Phủ, 2023,[Trực
tuyến] ,https://antoanthongtin.vn/chinh-sach---chien-luoc/dam-bao-
an-toan-thong-tin-trong-cong-cuoc-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-thuc-
trang-va-giai-phap-109269https://antoanthongtin.vn/chinh-sach---
chien-luoc/dam-bao-an-toan-thong-tin-trong-cong-cuoc-chuyen-doi-
so-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-109269,[Truy cập 05/12]
[2] “An toàn thông tin trước yêu cầu chuyển đổi số”,An toàn thông
tin, 2022,[Trực tuyến], https://m.antoanthongtin.vn/an-toan-thong-
tin/an-toan-thong-tin-truoc-yeu-cau-chuyen-doi-so-107809
 Kiểu trích dẫn Chicago

Danh mục tài liệu tham khảo


Ban Cơ yếu Chính Phủ, 2023. “Đảm bảo an toàn thông tin trong công
cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.”, Truy cập
ngày 12/05, https://antoanthongtin.vn/chinh-sach---chien-luoc/dam-
bao-an-toan-thong-tin-trong-cong-cuoc-chuyen-doi-so-tai-viet-nam-
thuc-trang-va-giai-phap-109269https://antoanthongtin.vn/chinh-sach---
chien-luoc/dam-bao-an-toan-thong-tin-trong-cong-cuoc-chuyen-doi-
11
so-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-109269 (Ban Cơ yếu Chính
Phủ 2023)
An toàn thông tin, 2022, “An toàn thông tin trước yêu cầu chuyển đổi
số”, Truy cập ngày 05/12, https://m.antoanthongtin.vn/an-toan-thong-
tin/an-toan-thong-tin-truoc-yeu-cau-chuyen-doi-so-107809
PHỤ LỤC

Bài báo khoa học: “Two-Layers DDoS Attack Detection Model Using Machine
Learning in Software Defined Networking” của tác giả Nguyen Ngoc Tuan, Nguyen Huu
Thanh, đăng trên Tạp chí khoa học – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Smart
Systems and Devices”

12
13
14
15
16
17
18
19
20

You might also like