You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG HỒ CHÍ MINH

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT QUY CHUẨN APA

(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP)

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

1
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT QUY CHUẨN APA

(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP)

BỐ CỤC NỘI DUNG GIỚI ĐIỂM


HẠN SỐ
TRANG
CHƯƠNG PHẦN MỞ ĐẦU 2 đến 4 10
1 trang
1.1 Bối cảnh - Mô tả bối cảnh nghiên cứu xảy ra ở đâu và thực 4
Nghiên cứu
(Research trạng của vấn đề nghiên cứu.
Background)
- Xác định lĩnh vực muốn nghiên cứu và chủ đề

nghiên cứu.

- Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu/câu Nội dung nghiên cứu có thể được viết dưới dạng 3
hỏi nghiên
cứu câu hỏi (research question) hoặc mục tiêu nghiên

cứu (research objectives), trung bình từ 2 đến 4

câu, nêu lên cụ thể vấn đề cần tìm.

1.3 Tầm quan Nêu lên tầm quan trọng và lợi ích của chủ đề 2
trọng của
nghiên cứu nghiên cứu

1.4 Mô hình Phác họa các giả thuyết nghiên cứu dưới dạng 1
nghiên cứu
hình ảnh (mô hình). Ví dụ mô hình nghiên cứu

2
Ghi chú: M: Chánh niệm; SC: Lòng tự trắc ẩn

PW: Hạnh phúc tâm lý; A; Lo âu; D; Trầm cảm;

S: Căng thẳng.( Tran và cộng sự, 2022).

Ví dụ một số giả thuyết trong mô hình nghiên cứu

ở trên:

+ Giả thuyết 1: Chánh niệm có ảnh hưởng tiêu

cực đến lo âu.

+Giả thuyết 2: Chánh niệm có ảnh hưởng tích

cực đến trầm cảm.

+ Giả thuyết 3: Chánh niệm có ảnh hưởng tích

cực đến căng thẳng.

CHƯƠNG TỔNG QUAN LÝ THUYẾT( CƠ SỞ LUẬN) Tối thiếu 20


2 10 trang
Tổng quan là trình bày vắn tắt và phân tích những 20

nghiên cứu đã làm trước đây về đề tài, nhằm chỉ

ra mối liên hệ giữa đề tài đang thực hiện với các

nghiên cứu trước. Tổng quan cũng nêu lên những

nhận định đánh giá về phương pháp và kết quả

nghiên cứu trước đây đã thực hiện. Từ đó, nhằm


3
giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng, sự cần

thiết và giá trị và đóng góp của đề tài. Phần tổng

quan nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau:

- Những gì đã được nghiên cứu trong lĩnh

vực này cho đến hiện tại?

- Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khám

phá vấn đề quan trọng nào, khái niệm gì.

- Các lý thuyết đã tranh luận vấn đề gì?

=> Từ đó hướng đến khoảng trống trong nghiên

cứu hiện tại sẽ thực hiện như sau:

- Các loại nghiên cứu nào đã thực hiện trước

đây (Ví dụ: nghiên cứu theo chiều dọc,

nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu thực

nghiệm...).

- Các nước trên thế giới (ví dụ: Canada, Úc,

Mỹ...), họ đã nghiên cứu vấn đề gì trong

chủ đề này và khoảng trống chúng ta sẽ

thực hiện trong nghiên này là gì?

- So sánh sự khác biệt của nghiên cứu này

so với các bài nghiên cứu trước đó. Kết

quả của nghiên cứu này tạo ra tính mới

4
trong nghiên cứu khoa học như thế nào?

Lưu ý: Tổng quan xây dựng dựa trên giả thuyết

hoặc câu hỏi nghiên cứu. Trách trường hợp câu

hỏi nghiên cứu/giả thuyết xây dựng một đàng

những lý luận sang hướng khác (không liên quan

đến câu hỏi nghiên cứu).

CHƯƠNG THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Tối thiếu 20


3 2 trang
Trong một đề tài nghiên cứu, việc thiết kế nghiên 5

cứu (Research design) rất quan trọng vì nó quyết

định chất lượng kết quả nghiên cứu. Sinh viên

phải trao đổi kỹ năng với giảng viên hướng dẫn

về kế hoạch nghiên cứu trước khi tiến hành thu

thập dữ liệu. Mục tiêu trình bày của nội dung

phần này là để thuyết phục người đọc tin rằng kết

quả nghiên cứu thu thập được là đáng tin cậy. Tuỳ

vào nội dung nghiên cứu sinh viên cần trình bày

những mục sau:

3.1 Phương pháp Nêu rõ đây là nghiên cứu định tính (qualitative) 5
nghiên cứu
hay định lượng (quantitative) hay phương pháp

hỗn hợp định lượng và định tính (mix-method) và

lý do chọn phương pháp này.

3.2 Mẫu nghiên Nêu rõ đối tượng khảo sát (người/đơn vị tham gia 5

5
cứu khảo sát), số lượng mẫu (số lượng người/đơn vị

tham gia khảo sát), cách chọn mẫu (việc chọn

mẫu dựa trên những tiêu chí nào, làm sao để

chọn) và nêu lý do cho việc chọn lựa này, trình

bày chi tiết thông tin nhân khẩu: ví dụ như tôn

giáo, giới tính, trình độ học vấn.....

3.3 Thiết kế - Đối với nghiên cứu định tính, trình bày các chủ 5
bảng câu hỏi
đề/ câu hỏi mở được dùng để phỏng vấn, phân

tích chủ đề (Themetical analyis), Photo-voice

(phân tích hình ảnh âm), Phenomenon (Hiện

tượng học) ……

- Đối với nghiên cứu định lượng, trình bày khái

quát nội dung câu hỏi (số lượng câu, bao nhiêu

phần, loại câu hỏi …), công cụ sử dụng trong

nghiên cứu này (mô tả chi tiết: ví dụ thang đo này

đánh giá, đo lường cái gì? Có bao nhiêu nhân tố,

và chỉ mục, đo lường ở mức độ như thế nào ví dụ

thang đo thiết kế dưới dạng thang đo Liket từ 1=

Không đồng ý đến 5= Hoàn toàn đồng ý), độ tin

cậy thang đo bao nhiêu. Nếu thang đo chưa tiến

hành hiệu lực thì phải chứng minh thông qua

phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích

6
nhân tố khẳng đinh (CFA) và chạy độ tin cậy

thang đo.

- Cuối cùng, bảng câu hỏi, hay thông tin phỏng

vấn chính thức phải đính kèm ở phần phụ lục ở

cuối bài báo cáo.

3.4 Quá trình -Mô tả chi tiết toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu
thu thập dữ
liệu trong thực tế (khi nào, ở đâu, như thế nào, thời

gian nào, bao nhiêu khách thể tham gia nghiên

cứu, công cụ và hình thức sử dụng thu phiếu khảo

sát (ví dụ thông qua hình thức trực tuyến sử dụng

một số kênh mạng xã hội Facebook, zalo, email,

google form .....). Hoặc thu trưc tiếp như thế nào

(ví dụ đến từng địa điểm nào, thời gian nào thu

khảo sát). Và nghiên cứu sẽ tuân theo quy tắc đạo

đức và được cam kết đạo đức bởi ai. Cuối cùng,

mô tả cách thức và thời gian khách thể phản hồi

phiếu khảo sát)

3.5 Cách phân - Nếu là nghiên cứu định lượng (quatiatative): nêu 5
tích dữ liệu
rõ sẽ sử dụng phần mềm nào để phân tích (Excel,

SPSS, …) và lý do sử dụng phần mềm này.

- Nếu là nghiên cứu định tính (qualitative): nêu rõ

sẽ sử dụng phương pháp hay cách thức nào để

7
phân tích dữ liệu (Nvivo).

- Nếu nghiên cứu hỗn hợp (mix-method): Nêu rõ

cách tiến hành và các bước thực hiện như thế nào

(ví dụ nghiên cứu chúng tôi sẽ thiết kế tuần tự

hỗn hợp (Mix-method Sequental Explanatory

Design). Cụ thể, trong phương pháp hỗn hợp tiến

hành chẳng hạn như: định lượng trước và định

tính sau, định tính trước định lượng sau hoặc kết

hợp định lượng và định tính. Giải thích cơ sở nào

chúng ta tiến hành thực hiện phương pháp này tại

sao.

3.6 Cách quản lý Validity và reliability – Nêu các cách có thể kiểm
chất lượng
cho các bước soát chất lượng và độ tin cậy cho bài khảo sát.
trên (Data
quality
control)
CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tối thiểu 25
4 10 trang
4.1 Kết quả chi Trình bày chi tiết kết quả thu được. Tuỳ vào dữ
tiết
liệu có thể sử dụng bảng biểu để trình bày một

cách rõ ràng và dùng lời văn để nêu lên những kết

quả đáng lưu ý liên quan tới câu hỏi nghiên cứu.

Sử dụng thì quá khứ khi đề cập đến kết quả. Lưu

ý sắp xếp thông tin theo thứ tự hợp lý.

8
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN, ĐỀ XUẤT, ĐÓNG GÓP, HẠN CHẾ VÀ KẾT 25

LUẬN

5.1 Thảo luận Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở Tối thiểu 5 15
kết quả trang
chương 1, đưa ra câu trả lời và những nhận định

về từng vấn đề thông qua việc diễn gỉải các kết

quả thu được.

Có thể dùng dữ liệu thứ cấp (secondary data) để

củng cố cho nhận định.

Lưu ý: Số liệu chạy ra phải trả lời được cho câu

hỏi nghiên cứu, tránh trường hợp giả thuyết xây

dựng một đường và bảng kết quả chạy ra theo

hướng khác.

5.2 Đề xuất, Dựa trên kết quả đã trình bày, đưa ra một số đề Tối thiểu 1 5
đóng góp trang
xuất cụ thể (cho ai, ở đâu, khi nào, như thế nào,

…); đề xuất phải có tính khả thi cao. Có thể đề

xuất nội dung nghiên cứu tiếp theo.

5.3. Hạn chế (nếu Ví dụ : Nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát. Tối thiểu 1 5
có) trang
Chưa thể giải thích mối quan hệ tác động hai

chiều của mối quan hệ. Tương lai nghiên cứu sẽ

thực hiện theo chiều dọc. Hoặc việc lấy mẫu chỉ

trên một nhóm khách thể hạn chế như sinh viên

Văn Lang. Tương lai chúng tôi sẽ tiến hành dựa

9
trên nhiều nhóm mẫu và nhiều trường khác nhau

ở trên địa bàn khác …..

5.4 Kết luận Tóm tắt ngắn gọn những điểm chính của đề tài: Tối thiểu 1
trang
mục tiêu, quá trình thực hiện, áp dụng kết quả tìm

được để giải quyết vấn đề và ý kiến cá nhân.

Tránh nhắc lại kết quả nghiên cứu. Phần này cũng

nêu lên giá trị của kết quả trong thực tế (cho ai,

như thế nào, …)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Quy tắc trích dẫn hướng dẫn ở Phụ lục 1)

Lưu ý: Đây là báo cáo khoa học, không sử dụng đại từ TÔI.

 Có 3 nội dung cần chấm đối với một Khóa luận tốt nghiệp

- Các nội dung về hình thức, trình bày: 15%

- Nội dung của báo cáo: 70%

- Trình bày trước hội đồng: 15%

 Tiêu chí đánh giá cho từng nội dung:

- Hình thức, trình bày (theo form hướng dẫn lề, cột, bảng biểu, trích dẫn, …)

- Xây dựng rubic đánh giá cho nội dung báo cáo

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho sinh viên trình bày trước hội đồng: về mặt thời gian, sự

chuẩn bị và phong thái, có trình bày được kết quả nghiên cứu của bản thân hay không?, có trả lời

được những câu hỏi từ phía hội đồng phản biện hay không?

10
PHỤ LỤC 1: HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÁNH ĐẠO VĂN

1.Định nghĩa đạo văn

- Lấy cắp đoạn văn, từ ngữ của người khác làm của mình.

- Sử dụng sáng tác của người khác mà không nêu tên tác giả.

- Trình bày một ý tưởng hoặc sản phẩm lấy từ một nguồn đã có sẵn.

- Nói cách khác, đạo văn là hành vi gian trá bao gồm việc tước đoạt công trình của người khác và

sau đó nói dối về việc này (Merriam- Webster Online Dictionary)

Các nguồn thường bị đạo văn là sách, bài tạp chí, thông tin trên mạng, bài giảng, luận văn. Hành

động này được thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, phổ biến như:

- Dẫn giải, trình bày, hoặc dịch đoạn văn, ý tưởng của người khác mà không có trích dẫn phù hợp.

- Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của bạn bè/sinh viên khác.

- Sử dụng tác phẩm nghệ thuật, thiết kể, biểu đồ, dữ liệu của người khác mà không có trích dẫn

phù hợp.

- Chép câu/đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp.

- Tự đạo văn, tức là dùng hơn 15% nội dung một bài viết của chính mình nộp cho nhiều lớp khác

nhau hoặc dùng một bài tập nhóm làm bài cá nhân.

Tất cả các bài báo cáo của sinh viên đều phải nộp qua hệ thống Turnitin. Sinh viên được xem là đạo

văn khi chỉ số Similarity Index (SI) của bài viết lớn hơn hoặc bằng 15% và có hơn 15 từ liên tục

giống hoàn toàn với một nguồn khác.

11
Để tránh việc đạo văn, sinh viên cần có kiến thức về trích dẫn tài liệu tham khảo, cách ghi trích dẫn

và cách lập danh mục tham khảo khi viết về đề tài. Do đó, trong quá trình viết báo cáo, sinh viên

cần tham khảo hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo.

2. Thế nào là trích dẫn tài liệu tham khảo

Trích dẫn tài liệu tham khảo là phương pháp chuẩn trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng

mà người viết sử dụng, trong đó xác định rõ tác giả cũng như nguồn gốc của từng tài liệu cụ thể

được trích dẫn, tham khảo trong bài. Các trích dẫn nguyên văn, các số liệu thực tế, cũng như các ý

tưởng và lý thuyết lấy từ nguồn đã được xuất bản hoặc chưa được xuất bản đều cần phải được trích

dẫn.

3. Tầm quan trọng của trích dẫn tài liệu tham khảo

Trích dẫn là cách để:

- Cho thấy sự tôn trọng và ghi nhận đối với tới sản phẩm trí tuệ/tác phẩm của người khác;

- Cho thấy bài viết của bạn là đáng tin cậy vì dựa trên những luận cứ của những người đi trước;

- Chứng minh cho giảng viên/người hướng dẫn/người đọc thấy rằng bạn đã đọc và xem xét vấn đề

dựa trên tài liệu phù hợp;

- Cho phép người đọc có thể xác nhận tính đúng đắn của thông tin được trích dẫn và đọc thêm về

những vấn đề/quan điểm cụ thể mà bạn đã nêu ra;

- Tuân theo những tiêu chuẩn trong việc nghiên cứu/học thuật;

- Tránh việc đạo văn.

12
3. Khi nào cần trích dẫn tài liệu tham khảo

Tất cả các loại tài liệu sử dụng trong quá trình xây dựng nên bài viết cần phải được trích dẫn: sách,

báo và tạp chí, ấn phẩm in, và các ấn phẩm điện tử, ấn phẩm của các cơ quan chính phủ, các phương

tiện truyền thông như video, DVD, băng ghi âm, trang web, bài giảng điện tử, mẫu đối thoại cá

nhân như email, … Trong bài viết, bất cứ khi nào sử dụng từ ngữ, ý tưởng, hoặc tác phẩm của các

cá nhân/tổ chức đều cần phải cung cấp thông tin trích dẫn.

4. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn APA

APA được viết tắt từ American Psychological Association (Hiệp Hội Tâm lý Hoa Kỳ).

Nhiều trường đại học và các tạp chí khoa học trong các lĩnh vực thường dùng để làm chuẩn cho

trình dẫn và liệt kê tài liệu khoa học (www.apastyle.org).

Trích dẫn tài liệu tham khảo gồm có hai phần: trích dẫn trong bài viết và trích dẫn trong danh

mục tài liệu tham khảo.

Lưu ý:

Khi áp dụng trích dẫn APA vào trong văn bản tiếng Việt, cần quy ước thống nhất cách thể hiện tác

giả. Tác giả nước ngoài sẽ dùng họ làm danh xưng vì vậy khi trích dẫn tên tác giả APA quy ước

trích dẫn là họ của tác giả (ví dụ: họ tên đầy đủ là “Barack Smith” thì khi trích dẫn sẽ dùng họ

“Smith”). Tuy nhiên, người Việt khi dùng danh xưng lại bằng tên nên sẽ sử dụng tên khi làm trích

dẫn (Ví dụ: Tác giả Lê Quốc Hùng sẽ được trích dẫn tên tác giả là “Hùng”)3

13
5.Cách trích dẫn trong bài viết

Trích dẫn nguyên văn (quoting): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu

trích dẫn nguyên văn phải được để trong giấu ngoặc kép và phải ghi cả số trang của nguồn trích.

Ví dụ:

“Trong các giai đoạn khác nhau của nhân loại, việc học của con người rất khác nhau.” (Lam, 2004,

tr.6)

Trích dẫn diễn gỉải (paraphrasing): diễn giải đoạn văn gốc của tác giả, sử dụng từ ngữ khác của

mình mà không làm mất đi nghĩa gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số

trang. Tuy nhiên việc ghi số trang là cần thiết, nhất là khi trích dẫn từ sách hoặc một tài liệu dài để

người đọc có thể dễ dàng tìm thông tin mình cần.

Ví dụ:

Những công trình nghiên cứu khác (Brown, 1990) cũng ủng hộ quan diểm này. Công trình nghiên

cứu của Brown (1990) cho thấy quan điểm tương đồng về việc… .

Tóm lược (summarizing): Là hình thức viết lại ý tưởng của một đoạn văn gốc bằng một đoạn

văn cô đọng và tổng quát hơn, lược bỏ bớt các chi tiết và vẫn phải ghi rõ nguồn trích dẫn.

Ví dụ:

14
“Đa số các nhà khoá học tin rằng hệ Mặt Trời được hình thành vào khoảng 4,6 tỉ năm trước với

vụ nổ của lực hấp dẫn trong đám tinh vân trong thái dương hệ, một đám mây bụi và khi ban giữa các

vì sao đã được hình thành nên từ thế hệ của các vì sao trước” (Khoa, 2013).4

Doạn văn gốc trên có thể tóm lại thành:

Hầu hết các nhà khoa học tin rằng hệ Mặt Trời được hình thành vào khoảng 4,6 tỉ năm với một

vụ nổ của lực hấp dẫn của đám tinh vân Mặt Trời (Khoa, 2013).

Các cụm từ thường dùng khi trích dẫn (Tiếng Việt):

- X phát biểu/nêu rõ ràng – Theo X

- X xác nhận rằng – X thừa nhận

- X khẳng định rằng – X cho rằng

- X đồng ý với quan điểm – X tin rằng

- X nhìn nhận rằng – X lập luận rằng

- X kết luận – X bình luận rằng

- X lưu ý – X chú thích rằng

6.Quy tắt trích dẫn trong bài viết

15
Số lượng tác giả Lần đầu trích dẫn Trích dẫn các Lần đầu trích dẫn Trích dẫn các

trong văn bản lần sau (TIẾNG trong văn bản lần sau (TIẾNG

(TIẾNG ANH) ANH) (TIẾNG VIỆT) VIỆT)

1 TÁC GIẢ (Smith, 2018) (Smith, 2018) (Hùng, 2018) (Hùng, 2018)

2 TÁC GIẢ (Smith & Kotler, 2018) (Smith & Kotler, (Hùng & Trường, (Hùng & Trường,

2018) 2018) 2018)

3-5 TÁC GIẢ (Smith & Kotler, (Smith et al., (Hùng, Trường, (Hùng & nnk,

Johnson, &Parker, 2018) Khanh, & Tấn, 2018)*

2018) 2018)

TỪ 6 TÁC GIẢ (Smith et al., 2018) (Smith et al., (Hùng & nnk, 2018) (Hùng và cộng

TRỞ LÊN 2018) sự, 2018)

TỔ CHỨC (CÓ Centers formDisease (CDC, 2018) (Trường Đại học (HSU, 2018)

THỂ VIẾT Control and Prevention Hoa Sen [HSU],

TẮT) [CDC], 2018) 2018)

TỔ CHỨC (Apple, 2018) (Apple, 2018) (Majestic, 2018) (Majestic, 2018)

(KHÔNG THỂ

VIẾT TẮT)

*Nhiều tài liệu Tiếng Việt trích dẫn bằng cách khác như (Hùng & nnk, 2018). Ở đây “nnk” là

viết tắt của những người khác. Tuy nhiên, sử dụng cụm từ cộng sự sẽ giúp trân trọng các tác giả.

Trong trích dẫn bằng tiếng Anh, APA không có ký hiệu “&”, nhưng trong văn phong Tiếng Việt sẽ

giúp mạch ý người đọc văn bản trôi chảy

Lưu ý:

16
Khi trích dẫn nguyên văn, phải ghi thêm số trang vào văn bản và sau năm.

Ví dụ:

(Hùng, 2018, tr.99-100).

Trường hợp trích dẫn một ý nhưng nhiều nguồn, các nguồn nên sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Ví dụ:

(Smith, 1958; Thomas & Linda, 1991; Green, 1990)

Hoặc:

(Hùng, 1996, 2001, hay Hùng (1996, 2001)*

*
Nếu có nhiều bài báo cáo khoa học được xuất bản trong một năm của cùng một tác giả, thì sẽ

dùng cách trích dẫn này.

Trường hợp trích dẫn không có tên tác giả, chỉ cần trích dẫn một vài chữ đầu của tựa đề bài

báo/luận, kết thúc bằng dấu phẩy, chữ đầu tiên trong tựa đề viết hoa, đặt tất cả bên trong dâu ngoặc

kép, và thể hiện năm.

Ví dụ:

Tựa đề gốc: Barcelona to ban burqa in municipal buildings

Trích dẫn trogn báo cáo:

17
(“Barcelona to ban burqa,” 2010)

Hoặc

“Barcelona to ban burqa,” (2010) contends that the movie is…

7. Quy tắt trích dẫn tài liệu tham khảo

(Mỗi loại hình có 2 mẫu cho tài liệu tiếng Việt và Tiếng Anh, chú ý các dấu chấm, phẩy,

khoảng trống, in nghiêng).

(1) Với sách:

Tên tác giả (các tác giả). (Năm xuất bản). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Author(s) of book. (Year of publication). Title of book. Place of publication: Publisher.

(2) Với 1 chương trong sách:

Tên tác giả (các tác giả) của chương sách. (Năm xuất bản). Tên chương. Trong Tên chủ biên

(Chủ biên), Tên sách in nghiêng (tr.trang số). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Author(s) of chapter. (Year of publication). Title of chapter. In Editor(s) of book (Eds), Title of

book (pp.page number). Place of publication: Publisher.

(3) Với bài báo trên tạp chí khoa học:

18
Tên tác giả (các tác giả) bài báo. (Năm suất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập in nghiêng (số),

trang số. DOI: xx.xxxxxxxxxx (nếu có)

Author(s) of paper. (Year of publication). Title of paper. Journal name, Volume number-

italicized(Issue number), page number(s). DOI: xx.xxxxxxxxxx

(4) Với bài trong kỷ yếu hội thảo, hội nghị:

Tên tác giả (các tác giả) bài viết. (Năm xuất bản). Tên bài viết. Tên kỷ yếu hội thảo, nơi tổ

chức, năm tổ chức in nghiêng (tr. trang số). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Author(s) of paper. (Year of publication). Title of paper. Title of conference’s proceeding,

place, year – italicized, (pp. Page numbers). Place of Publication: Publisher.*

*
Nếu kỷ yếu chỉ phát hành bởi Ban Tổ Chức, không qua nhà xuất bản thì sẽ không có thông tin

về nơi và nhà xuất bản.

(5) Với bài trên báo chí:

Tên tác giả (các tác giả). (Ngày tháng năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tờ báo in nghiêng, trang

số.

Author(s) of article. (Year of publication, month day). Title of article. Title of newspaper–

italicized, page numbers(s).

(6) Với luận văn, luận án:

19
Tên tác giả. (Năm in luận văn/luận án). Tiêu đề luận văn/luận án in nghiêng (Luận án tiến

sĩ/Luận văn thạc sĩ, Cơ sở đào tạo, Địa điểm).

Author. (Year of preparation of thesis). Title of thesis – italicised (Doctoral dissertation or

master’s thesis, Institution, Location).

(7) Với tài liệu từ internet:

Tên tác giả (các tác giả). (Năm tài liệu được tạo ra hay cập nhật). Tên tài liệu in nghiêng. Truy

cập ngày/tháng/năm, từ http://www......uthor(s) of document. (Year document

created or revised). Title of document – italicised. Retrieved mm dd, yyyy, from

http://www......*

*Nếu không có tác giả thì chuyển tên tài liệu lên trước thay thế tên tác giả

8. Tên tác giả ở các dạng tài liệu được ghi theo nguyên tắc:

Đối với người nước ngoài: họ, các chữ cái đầu của phần tên còn lại viết hoa kèm dấu chấm. Ví

dụ: Vlardimir Ilyich Lenin sẽ được ghi là Lenin, V.I.

Đối với người Việt: Tên, các chữ cái đầu của họ và tên lót viết hoa kèm dấu chấm. Ví dụ: Ngô

Bảo Châu sẽ được ghi là Châu, N.B.

Khi có 2 tác giả thì ghi cả 2 với ký tự “&”; từ 3-5 tác giả thì ghi tất cả tên tác giả với ký tự “&”

trước tác giả cuối cùng; từ 6 tác giả trở lên thì chỉ ghi tên 3 tác giả đầu và tác giả cuối, ở giữa dùng

dấu 3 chấm “…”

20
DOI, Volume, và ISSUE:

DOI là một dạng link liên kết giống URL nhưng được cấu trúc đặt biệt giúp ổn định lâu dài ít

bị thay đổi hơn so với đường link URL truyền thống. URL là một link bao gồm cả số và chữ.

Các tài liệu xuất bản định kỳ sẽ được quản lý bởi số Quyển (hoặc tập) gọi là Volume - thường

chỉ số năm mà xuất bản đó đã được lưu hành, trong khi kỳ gọi là Issue thể hiện số lần mà bản ấn

phẩm đó được phát hành trong năm. Ví dụ như báo cáo viết được xuất bản định kỳ (báo ngày, báo

tuần) hoặc tạp chí (thường xuất bản theo tuần, tháng, hoặc quý).

Ví dụ:

Tác giả. (Năm xuất bản). Tên bài viết. Tên tạp chí trực tuyến, volume number (issue number), trang.

doi:0000000/000000000000 or http://doi.org/10.0000/0000

9. Ví dụ cho từng loại trích dẫn trong tài liệu tham khảo.

Sách tiếng Việt:

Tiến, N. Q. T. (2010). Về quá trình tụ cư lập làng ở Hương Vinh. Trong Tiến, N. Q. T., & Masanari, N.

(Chủ biên), Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài (tr.10 –

28). Huế: Nxb.Thuận Hóa.

Sách tiếng anh

Gallagher, M. W., & Lopez, S. J. (2018). The Oxford handbook of hope. Oxford University Press.

Luận án tiến sĩ :

21
Trí, N. C. (2011). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh

đến năm 2020 (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM).

Báo phổ thông:

Tử, D. (2015). Nuôi tôm thẻ chân trắng trải bạt nền đáy. Truy cập 21/7/2016, từ

http://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-tom-the-chan-trang-trai-bat-nen-day-article6651.tsvn

Thông tư:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014). Thông tư số 18/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2014

ban hành Danh mục bổ sung giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Tạp chí quốc tế:

Wooldridge, M.B., & Shapka, J. (2012). Playing with technology: Mother-toddler interaction scores

lower during play with electronic toys. Journal of Applied Developmental

Psychology, 33(5), 211-218. http://doi.org/10.1016/j.appdev.2012.05.005

Tran, M. A. Q., Vo-Thanh, T., Soliman, M., Khoury, B., & Chau, N. N. T. (2022). Self-compassion,

mindfulness, stress, and self-esteem among Vietnamese university students: Psychological well-

being and positive emotion as mediators. Mindfulness, 13(10), 2574-2586.

https://doi.org/10.1007/s12671-022-01980-x.

Nếu bài báo lên số online: Thông thường sẽ chưa có số issue, volume

Tran, M. A. Q., Vo-Thanh, T., Soliman, M., Ha, A. T., & Van Pham, M. (2022). Could mindfulness

diminish mental health disorders? The serial mediating role of self-compassion and psychological

well-being. Current Psychology, 1-14. https://doi.org/10.1007/s12144-022-03421-3

22
Tạp chí trong nước:

Liên, L.T.K., Thủy, T.T.T., Chính, Q.B., & Quyền, T.N. (2015). Đánh giá của du khách về du lịch lễ

hội tổ chức tại chùa ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 109(10), 191–202.

10. Cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo

- Danh mục tài liệu tham khảo bắt đầu một trang mới với tiêu đề là “Tài Liệu Tham Khảo”

và không đánh số tiêu đề

- Mỗi tài liệu tham khảo được trình bày bằng một dòng mới, không đánh số thứ tự và

không thụt đầu dòng. Từ dóng thứ hai trở đi phải cách lề trái 0.5 inch

- Tài liệu được sắp xếp theo thứ tự ABC họ của tác giả

- Không đánh số trang danh mục tài liệu tham khảo

- Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiêm âm, không dịch

Tài liệu tham khảo.

Arslan, Ü., & Asıcı, E. (2021). The mediating role of solution focused thinking in relation between mindfulness

and psychological well-being in university students. Current Psychology. https://doi.org/10.1007/s12144-

020-01251-9

Barlow, M. R., Goldsmith Turow, R. E., & Gerhart, J. (2017). Trauma appraisals, emotion regulation

difficulties, and self- compassion predict posttraumatic stress symptoms following childhood abuse. Child

Abuse & Neglect, 65, 37–47. https://doi.org/10.1016/j.chiabu.2017.01.006

Bazzano, A. N., Anderson, C. E., Hylton, C., & Gustat, J. (2018). Effect of mindfulness and yoga on quality of

life for elementary school students and teachers: Results of a randomized controlled school-based study.

Psychology Research and Behavior Management, 11, 81–89. https://doi.org/10.2147/2FPRBM.S157503

23
Benetti, C., & Kambouropoulos, N. (2006). Affect-regulated indirect effects of trait anxiety and trait resilience

on self-esteem. Personality and Individual Differences, 41(2), 341–352.

https://doi.org/10.1016/j.paid.2006.01.015

Bishop, S. R., Lau, M., Shapiro, S., Carlson, L., Anderson, N. D., Carmody, J., Segal, Z. V., Abbey, S., Speca,

M., Velting, D., & Devins, G. (2004). Mindfulness: A proposed operational definition. Clinical

Psychology: Science and Practice, 11(3), 230–241. https://doi.org/10.1093/clipsy.bph077

Brown, J. D., & Dutton, K. A. (1995). The thrill of victory, the complexity of defeat: Self-esteem and people’s

emotional reactions to success and failure. Journal of Personality and Social Psychology, 68(4), 712–722.

https://doi.org/10.1037/0022-3514.68.4.712

Brown, K. W., & Ryan, R. M. (2003). The benefits of being present: Mindfulness and its role in psychological

well-being. Journal of Personality and Social Psychology, 84(4), 822–848. https://doi.org/10.1037/0022-

3514.84.4.822

Campbell, T. S., Labelle, L. E., Bacon, S. L., Faris, P., & Carlson, L. E. (2012). Impact of mindfulness-based

stress reduction (MBSR) on attention, rumination and resting blood pressure in women with cancer: A

waitlist-controlled study. Journal of Behavioral Medicine, 35(3), 262–271.

https://doi.org/10.1007/s10865-011-9357-1

Braun, V., & Clarke, V. (2021). Can I use TA? Should I use TA? Should I not use TA? Comparing reflexive

thematic analysis and other pattern-based qualitative analytic approaches. Counseling and Psychotherapy

Research, 21(1), 37–47. https://doi.org/10.1002/capr.12360

Chang, V. Y., Palesh, O., Caldwell, R., Glasgow, N., Abramson, M., Luskin, F., Gill, M., Burke, A., &

Koopman, C. (2004). The effects of a mindfulness-based stress reduction program on stress, mindfulness

self-efficacy, and positive states of mind. Stress and Health: Journal of the International Society for the

Investigation of Stress, 20(3), 141–147. https://doi.org/10.1002/smi.1011

24
Chen, F. F., Jing, Y., Hayes, A., & Lee, J. M. (2013). Two concepts or two approaches? A bifactor analysis of

psychological and subjective well-being. Journal of Happiness Studies, 14(3), 1033–1068.

https://doi.org/10.1007/s10902-012-9367-x

Cho, H., Yoo, S.-K., & Park, C. J. (2021). The relationship between stress and life satisfaction of Korean

University students: mediational effects of positive affect and self-compassion. Asia Pacific Education

Review, 22(3), 385–400. https://doi.org/10.1007/s12564-021-09676-y

Choi, Y. M., Lee, D.-G., & Lee, H.-K. (2014). The effect of self-compassion on emotions when experiencing a

sense of inferiority across comparison situations. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 114, 949–953.

https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2013.12.813

Clark, L. A., Watson, D., & Leeka, J. (1989). Diurnal variation in the positive affects. Motivation and Emotion,

13(3), 205–234. https://doi.org/10.1007/BF00995536

Claudat, K., White, E. K., & Warren, C. S. (2016). Acculturative stress, self-esteem, and eating pathology in

Latina and Asian American female college students. Journal of Clinical Psychology, 72(1), 88–100.

https://doi.org/10.1002/jclp.22234

Creswell, J. W., & Creswell, J. D. (2017). Research design: Qualitative, quantitative, and mixed methods

approaches. Sage Publications.

Crocker, J., & Luhtanen, R. K. (2003). Level of self-esteem and contingencies of self-worth: Unique effects on

academic, social, and financial problems in college students. Personality and Social Psychology Bulletin,

29(6), 701–712. https://doi.org/10.1177/2F0146167203029006003

Crocker, J., & Park, L. E. (2003). Seeking self-esteem: Maintenance, enhancement, and protection of self-worth.

In M. R. Leary & J. P. Tangney (Eds.), Handbook of self and identity (pp. 291–313). Guilford Press.

Dao, T.-H., Anderson, D., & Seib, C. (2017). The Vietnamese version of the Perceived Stress Scale (PSS-10):

Translation equivalence and psychometric properties among older women. BMC Psychiatry, 17(1), 1–7.

https://doi.org/10.1186/s12888-017-1221-6
25
Deyo, M., Wilson, K. A., Ong, J., & Koopman, C. (2009). Mindfulness and rumination: Does mindfulness

training lead to reductions in the ruminative thinking associated with depression? Explore, 5(5), 265–271.

https://doi.org/10.1016/j.explore.2009.06.005

Diener, E., Wirtz, D., Tov, W., Kim-Prieto, C., Choi, D.-W., Oishi, S., & Biswas-Diener, R. (2010). New well-

being measures: Short scales to assess flourishing and positive and negative feelings. Social Indicators

Research, 97(2), 143–156. https://doi.org/10.1007/s11205-009-9493-y

Ding, X., Wang, X., Yang, Z., Tang, R., & Tang, Y. Y. (2020). Relationship between trait mindfulness and

sleep quality in college students: a conditional process model. Frontiers in Psychology, 11, 576319.

https://doi.org/10.3389/fpsyg.2020.576319

Di Paula, A., & Campbell, J. D. (2002). Self-esteem and persistence in the face of failure. Journal of

Personality and Social Psychology, 83(3), 711–724. https://doi.org/10.1037/0022-3514.83.3.711

Dogan, T., Totan, T., & Sapmaz, F. (2013). The role of self-esteem, psychological well-being, emotional self-

efficacy, and affect balance on happiness: A path model. European Scientific Journal, 9(20), 31–42.

Ellsworth, M. E. (2018). Fostering positive emotion through self-compassion in individuals with chronic pain.

University of Louisville.

Forsyth, D. R., Lawrence, N. K., Burnette, J. L., & Baumeister, R. F. (2007). Attempting to improve the

academic performance of struggling college students by bolstering their self-esteem: An intervention that

backfired. Journal of Social and Clinical Psychology, 26(4), 447–459.

https://doi.org/10.1521/jscp.2007.26.4.447

Goldstein, S. E., Davis-Kean, P. E., & Eccles, J. S. (2005). Parents, peers, and problem behaviour: A

longitudinal investigation of the impact of relationship perceptions and characteristics on the development

of adolescent problem behaviour. Developmental Psychology, 41(2), 401–413.

https://doi.org/10.1037/0012-1649.41.2.401

26
Gomez-Baya, D., Mendoza, R., Gaspar, T., & Gomes, P. (2018). Responses to positive affect, life satisfaction

and self-esteem: A cross-lagged panel analysis during middle adolescence. Scandinavian Journal of

Psychology, 59(4), 462–472. https://doi.org/10.1111/sjop.12450

Greeson, J. M., & Gabrielle, R. (2018). Mindfulness and physical disease: A concise review. Current Opinion

in Psychology, 28, 204–210. https://doi.org/10.1016/j.copsyc.2018.12.014

Hall, C. W., Row, K. A., Wuensch, K. L., & Godley, K. R. (2013). The role of self-compassion in physical and

psychological well-being. The Journal of Psychology, 147(4), 311–323.

https://doi.org/10.1080/00223980.2012.693138

Hayes, S. C., Barnes-Holmes, D., & Wilson, K. G. (2012). Contextual behavioral science: Creating a science

more adequate to the challenge of the human condition. Journal of Contextual Behavioral Science, 1(1–2),

1–16. https://doi.org/10.1016/j.jcbs.2012.09.004

Huang, C.-C., Tan, Y., Cheung, S. P., & Hu, H. (2021). Adverse childhood experiences and psychological well-

being in Chinese college students: Mediation effect of mindfulness. International Journal of

Environmental Research and Public Health, 18(4), 1636–1647. https://doi.org/10.3390/ijerph18041636

Hubbs, A., Doyle, E. I., Bowden, R. G., & Doyle, R. D. (2012). Relationships among self-esteem, stress, and

physical activity in college students. Psychological Reports, 110(2), 469–474.

https://doi.org/10.2466/02.07.09.PR0.110.2.469-474

Tran, M. A. Q., Vo-Thanh, T., Soliman, M., Khoury, B., & Chau, N. N. T. (2022). Self-compassion,

mindfulness, stress, and self-esteem among Vietnamese university students: Psychological well-being and

positive emotion as mediators. Mindfulness, 13(10), 2574-2586. https://doi.org/10.1007/s12671-022-

01980-x

27
Tran, M. A. Q., Vo-Thanh, T., Soliman, M., Ha, A. T., & Van Pham, M. (2022). Could mindfulness diminish

mental health disorders? The serial mediating role of self-compassion and psychological well-being.

Current Psychology, 1-14. https://doi.org/10.1007/s12144-022-03421-3

PHỤ LỤC 2 BÁO CÁO CHUẨN APA

(Dành cho khóa luận sinh viên)

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Bối cảnh Nghiên cứu (Research Background)

28
- Mô tả bối cảnh nghiên cứu xảy ra ở đâu và thực trạng của vấn đề.

- Xác định lĩnh vực nghiên cứu và chủ đề nghiên cứu.

- Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu có thể được viết dưới dạng câu hỏi (research background) hoặc mục tiêu

nghiên cứu (research objectives), trung bình từ 2 đến 4 câu, nêu lên cụ thể vấn đề cần tìm.

1.3 Tầm quan trọng của nghiên cứu

Nêu lên tầm quan trọng và lợi ích của chủ đề nghiên cứu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Tổng quan là trình bày vắn tắt và phân tích những nghiên cứu đã làm trước đây về đề tài, nhằm

chỉ ra mối liên hệ giữa đề tài đang thực hiện với các nghiên cứu trước. Tổng quan cũng nêu lên những

nhận định đánh giá về phương pháp và kết quả nghiên cứu đã làm. Nhằm giúp người đọc hiểu được tầm

quan trọng, sự cần thiết và gía trị của đề tài, tổng quan cần trả lời các câu hỏi sau:

- Những gì đã được nghiên cứu trong lĩnh vực này cho đến hiện tại?

- Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khám phá quan trọng, khái niệm, lý thuyết, tranh luận gì?

- Các nghiên cứu nào là quan trọng?

- Sự khác biệt của nghiên cứu này so với các bài nghiên cứu trước đó. Kết quả của nghiên

cứu này tạo ra tính mới trong nghiên cứu khoa học như thế nào? (chỉ dành cho Khoá luận tốt nghiệp).

29
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Trong một đề tài nghiên cứu, việc thiết kế nghiên cứu (Research Background) rất quan trọng vì nó

quyết định chất lượng kết quả nghiên cứu. Sinh viên phải trao đổi kỹ năng với giảng viên hướng dẫn về

kế hoạch nghiên cứu trước khi tiến hành thu thập dữ liệu. Mục tiêu trình bày của nội dung chương trinh

này là để thuyết phục người đọc tin rằng kết quả nghiên cứu thu thập được là đáng tin cậy. Tuỳ vào nội

dung nghiên cứu sinh viên cần trình bày những mục sau.

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Nêu rõ đây là nghiên cứu định tính (qualitative) hay định lượng (quantitative) hay cả hai và lý do

chọn phương pháp này.

3.2 Mẫu nghiên cứu

Nêu rõ đối tượng khảo sát ( người/đơn vị tham gia khảo sát), số lượng mẫu (số lượng người/đơn

vị tham gia khảo sát), cách chọn mẫu (việc chọn mẫu dựa trên những tiêu chí nào, làm sao để chọn) và

nêu lý do cho việc chọn lựa này.

3.3 Thiết kế bảng câu hỏi

- Đối với nghiên cứu định tính, trình bày các chủ đề/ câu hỏi mở được dùng để phỏng vấn.

- Đối với nghiên cứu định lượng, trình bày khái quát nội dung câu hỏi (số lượng câu, bao nhiêu

phần, loại câu hỏi…).

- Bảng câu hỏi chính thức nên đưa vào phần phụ lục ở cuối quyền báo cáo.

30
3.4 Quá trình thu thập dữ liệu

Mô tả chi tiết toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu trong thực tế (khi nào, ở đâu, như thế nào…).

3.5 Cách phân tích dữ liệu

- Nếu là nghiên cứu định lượng: nêu rõ sẽ sử dụng phần mềm nào để phân tích ( Excel, SPSS,…)

và lý do sử dụng phần mềm này.

- Nếu là nghiên cứu định tính: nêu rõ sẽ sử dụng phương pháp hay cách thức nào để phân tích dữ

liệu (Nvivo).

3.6 Cách quản lý chất lượng cho các bước trên ( Data quality control)

Validity và reliability – Nêu các cách có thể kiểm soát chất lượng và độ tin tưởng cho bài khảo

sát.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả chi tiết

Trình bày chi tiết kết quả thu được. Tuỳ vào dữ liệu có thể sử dụng bảng biểu để trình bày một cách

rõ ràng và dùng lời văn để nêu lên những kết quả đáng lưu ý liên quan tới câu hỏi nghiên cứu.

Sử dụng thì quá khứ khi đề cập đến kết quả. Lưu ý sắp xếp thông tin theo thứ tự hợp lý.

Phải trả lời được gỉa thuyết nghiên/câu hỏi nghiên cứu trong phần kết quả.

31
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN, ĐỀ XUẤT, ĐÓNG GÓP, HẠN CHẾ VÀ KẾT LUẬN

5.1 Thảo luận kết quả

Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở chương 1, đưa ra câu trả lời và những nhận định về

từng vấn đề thông qua việc diễn gỉải các kết quả thu được. Có thể dùng dữ liệu thứ cấp (secondary data)

để củng cố cho nhận định.

5.2. Đề xuất, đóng góp nghiên cứu

Dựa trên kết quả đã trình bày, đưa ra một số đề xuất cụ thể (cho ai, ở đâu, khi nào, như thế nào,…); đề xuất

phải có tính khả thi cao. Có thể đề xuất nội dung nghiên cứu tiếp theo.

5.3. Hạn chế nghiên cứu

Ví dụ : Nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát. Chưa thể giải thích mối quan hệ tác động hai chiều của

mối quan hệ. Tương lai nghiên cứu sẽ thực hiện theo chiều dọc. Hoặc việc lấy mẫu chỉ trên một nhóm

khách thể hạn chế như sinh viên Văn Lang. Tương lai chúng tôi sẽ tiến hành dựa trên nhiều nhóm mẫu và

nhiều trường khác nhau ở trên địa bàn khác …..

5.4. Kết luận

Tóm tắt ngắn gọn những điểm chính của đề tài: mục tiêu, quá trình thực hiện, áp dụng kết quả tìm

được để giải quyết vấn đề và ý kiến cá nhân. Tránh nhắc lại kết quả nghiên cứu. Phần này cũng nêu lên

giá trị của kết quả trong thực tế (cho ai, nhưu thế nào,…)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

32
(Quy tắc trích dẫn trong bài viết hướng dẫn ở phụ lục 1)

Lưu ý: Đây là báo cáo khoa học, không sử dụng đại từ TÔI.

33

You might also like