You are on page 1of 4

TÓM TẮT HỌC BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Định nghĩa Nghiên cứu khoa học là gì?


- “Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc
thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các
thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế
giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ
thuật mới cao hơn, giá trị hơn” [PGS.TS.Nguyễn Bảo Vệ, Phương pháp
nghiên cứu khoa học, NXB. Giáo dục]
- Khoa học là một hệ thống tri thức: Tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa
học.
- Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những
quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri
thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ
sở thực tiễn và xã hội (Phạm Viết Vượng, 2000).
- Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về mọi quy luật của vật chất và
sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy
(Vũ Cao Đàm).
- Khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa.

2. Quy trình Nghiên cứu Khoa học

NC các
khái
niệm
và lý
Xác thuyết Xây Xây Thu Phân Giải
định dựng dựng thập tích thích kết
vấn giả đề dữ quả, viết
đề BC
thiết cương liệu dữ
NC Tìm liệu
hiểu
các
NC
trước
đây

• Quá trình nghiên cứu: là một quá trình lặp đi lặp lại quy trình 7 bước trên
• Các bước trong quy trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

3. Phân biệt mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát.


Mục tiêu tổng quát (general/global/overall objectives):
- Mong muốn cần đạt được; mô tả mục đích dài hạn mà đề tài sẽ đóng góp
đáng kể vào.
Mục tiêu cụ thể (specific objectives)
- Hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu;
- Hiểu quan hệ giữa các đặc tính (biến) của sự vật, hiện tượng nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp, ý kiến giúp cải tiến, chỉnh sửa, hoặc đề xuất chính
sách, phương án sản xuất, kinh doanh

4. Các lưu ý khi đặt tên đề tài nghiên cứu


- Tên phải ngắn, gọn
- Thể hiện vấn đề nghiên cứu
- Thể hiện mục tiêu nghiên cứu
- Thể hiện đối tượng nghiên cứu
- Thể hiện phạm vi nghiên cứu

5. Nội dung trích dẫn tài liệu tham khảo


- Ghi nhận lại những thông tin của những nghiên cứu trước hay cơ sở lý
thuyết của đề tài mà nghiên cứu đã thu thập và sử dụng nó là cơ sở khoa
học và phương pháp luận cho nghiên cứu của mình
- Là một yêu cầu bắt buộc với một đề cương hay báo cáo khoa học
- Thể hiện rõ nhất ở phần tổng quan, phần phương pháp nghiên cứu và
biện luận
- Tất cả những dự liệu, thông tin thu nhận được đều phải ghi nguồn tài liệu
tham khảo

6. Yêu cầu phiếu trích dẫn nội dung


- Trích dẫn ý: tái cấu trúc lại các thông tin gốc nhưng không làm sai lệch ý
nghĩa,
- Trích dẫn nguyên văn các câu, đoạn văn bản được cho là có ý nghĩa quan
trọng của tài liệu gốc, đòi hỏi chính xác tuyệt đối từng câu, từng chữ,
- Khổ A5 hoặc A6 tuỳ lượng thông tin có thể trích dẫn.

7. Đề cương nghiên cứu là gì ?


- Là tài liệu quan trọng nhất trong một công trình nghiên cứu vì qua đó cơ
quan tài trợ có thể xét duyệt cấp kinh phí

8. Nội dung của đề cương Nghiên cứu Khoa học (Phần màu đỏ là nội dung
chính)
- Thông tin chung của đề tài
- Tên đề tài
- Đặt vần đề
- Mục tiêu của đề tài
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
- Nội dung nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề
- Dạng kết quả dự kiến của đề tài, yêu cầu khoa học đối với những sản
phẩm dự kiến tạo ra
- Kế hoạch triển khai
- Tài liệu tham khảo

9. Cấu trúc của luận văn nghiên cứu là gì? (Phần màu đỏ là nội dung chính)
- Cấu trúc đề nghị, gồm các phần chính:
- Tóm tắt
- Mục lục
- Danh mục bảng, danh mục hình
- Danh mục từ viết tắt
- Đặt vấn đề
- Tổng quan
- Vật liệu và Phương pháp NC
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

10. Các lưu ý của trích dẫn và đạo văn

- Tất cả những phát biểu và dữ liệu cần phải có nguồn TLTK


- Không trích dẫn TLTK mà người viết chưa đọc
- Lên kế hoạch và quyết định sử dụng TLTK nào
- Chú ý đến thứ tự TLTK trong một câu văn
- Cần kiểm tra lại TLKK trước khi nộp báo cáo

Sao chép lại thông tin chi tiết Sách


(số liệu thống kê, biểu bảng, sơ Một chương của sách
đồ, hình ảnh...) Bài báo in
Trích nguyên văn từ Bài báo điện tử
Diễn giải Trang web
Thư điện tử
Tóm tắt ý tưởng, ý kiến, thông Bản đồ
tin …

Đạo văn là

- Mua hoặc có được toàn bộ bài viết/ công trình nghiên cứu của người khác
và nhận đó là công trình của mình
- Sử dụng thông tin hoặc ý tưởng cụ thể từ một nguồn bên ngoài, trích dẫn
tài liệu nhưng không diễn giải bằng từ ngữ của chính mình
- Sao chép nguyên các đoạn, câu hoặc cụm từ dài từ bách khoa toàn thư
hoặc các nguồn thông tin trên mạng khác, sau đó chèn các phần này
vào bài viết của mình mà không trích dẫn
- Sao chép các đoạn văn bản từ bài viết của người khác
- Dùng thông tin chi tiết từ sách giáo khoa hoặc một nguồn khác làm tài
liệu nền cho bải viết của mình mà không trích nguồn
- Sử dụng cấu trúc bài viết, ý tưởng hoặc từ ngữ của người khác. Tác giả
của các tài liệu đó nếu cho phép sao chép thì cũng bị xem là đạo văn

Tránh đạo văn:


- Dành thời gian, có kế hoạch cho việc viết luận văn, chuyên đề
- Không thuê, sao chép, sử dụng cấu trúc bài viết, ý tưởng của người khác
- Trích dẫn nguồn đúng cách
- Thay đổi cấu trúc câu
- Nên sử dụng từ đồng nghĩa/trái nghĩa
- Diễn đạt lại theo ý tưởng của mình

You might also like