You are on page 1of 54

LOGO

CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

1
Chương này đề cập gì?

 Giới thiệu về nghiên cứu định lượng


 Thu thập dữ liệu định lượng thứ cấp
 Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp
 Phân tích dữ liệu định lượng
 Thực hành phân tích dữ liệu định lượng

2
Một vài ví dụ

 Thu nhập bình quân của hộ gia đình năm 2020 là bao
nhiêu? Thay đổi như thế nào so với năm trước?

 Tác động của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế

 Nữ sinh viên có kết quả học tập cao hơn nam sinh viên

 → Làm thế nào để đạt tới mục tiêu nghiên cứu này?

3
1. Giới thiệu về nghiên cứu định lượng

4
1. Nghiên cứu định lượng: Ví dụ

 Thu nhập bình quân của hộ gia đình năm 2020 là bao
nhiêu? Thay đổi như thế nào so với năm trước?

 Tác động của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế

 Nữ sinh viên có kết quả học tập cao hơn nam sinh viên

 → Làm thế nào để đạt tới mục tiêu nghiên cứu này?

5
1. Nghiên cứu định lượng

 Khái niệm
 Là giải thích hiện tượng kinh tế-xã hội bằng số liệu thu thập và sử
dụng các phương pháp phân tích thống kê và kinh tế lượng
 Cụ thể hơn là gì?
 Áp dụng
 Trả lời cho các câu hỏi số lượng
 Đo lường tương quan giữa các biến
 Kiểm định các giả thuyết

6
1. Nghiên cứu định lượng

❖Áp dụng cho các câu hỏi nghiên cứu nào?


▪ Câu hỏi yêu cần câu trả lời số lượng
▪ Câu hỏi liên quan tới sự thay đổi về số lượng
▪ Đo lường tác động và giải thích sự thay đổi
của các biến
▪ Kiểm định các giả thuyết

→2 câu hỏi đầu thuộc nhóm lượng hóa biến


kinh tế xã hội
→Hoặc mối quan hệ giữa các biến
→Câu hỏi sau thuộc nhóm kiểm định
1. Nghiên cứu định lượng

❖ Yêu cầu của nghiên cứu định lượng


▪ Các biến được đo lường rõ ràng và cụ thể
▪ Có khả năng thu thập đủ số liệu cần thiết để
phân tích
▪ Có cơ sở lý thuyết hoặc thực nghiệm đã kiểm
nghiệm, hoặc
▪ Cơ sở xây dựng giả thuyết để kiểm định

8
Các bước trong nghiên cứu định lượng

1. Xác định mô hình nghiên cứu và mối quan hệ của các


nhân tố trong đó

2. Xác định biến số (cho các nhân tố)

3. Xác định thang đo cho các biến số

4. Xác định nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập

5. Xây dựng công cụ thu thập (bảng hỏi)

6. Xác định phương pháp phân tích dữ liệu (các công cụ


thống kê)

9
2. Thu thập dữ liệu định lượng thứ cấp

10
2.1 Dữ liệu định lượng thứ cấp (c3)

❖ Đã được thu thập, xử lý và công bố từ các nghiên cứu khác


❖ Thu thập ít tốn kém thời gian và tiền
❖ Nhưng có ít thông tin hoặc ít phục vụ cho nghiên cứu,
❖ Thích hợp cho nghiên cứu định lượng
❖ Ví dụ: Dữ liệu thứ cấp
❖ Chỉ tiêu thống kê từ Tổng cục thống kê, Khảo sát doanh nghiệp,
khảo sát mức sống hộ gia đình
❖ Khảo sát PCI, PAPI
❖ Khảo sát SMEs
❖ Số liệu báo cáo tài chính/thường niên của các doanh nghiệp niêm
11
yết trên thị trường chứng khoán
2. Số liệu thứ cấp: Thu thập

❖Xác định rõ số liệu cần thiết có tồn tại dưới dạng số liệu thứ
cấp hay không;
▪ Căn cứ vào mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
▪ Căn cứ vào thiết kế nghiên cứu
❖Xác định rõ số liệu đó nằm ở đâu; và
▪ Tìm kiếm (internet hoặc tra cứu tại các trung tâm lưu trữ,…)
▪ Tìm kiếm theo từ khóa,
▪ Các trang web tìm số liệu kinh tế
❖Tiến hành thu thập số liệu
12
3. Thu thập dữ liệu định lượng sơ cấp

14
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng

 Dữ liệu sơ cấp
 Thu thập lần đầu phục vụ trong phạm vi của nghiên cứu đó
 Sử dụng nó rất linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu
 Thu thập tốn kém thời gian và tiền
 Xây dựng và kiểm định thang đo

 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Khảo sát

15
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng

3.1 Xây dựng và kiểm định thang đo


 Nhân tố và biến số
 Nhân tố thể hiện một khái niệm có tính lý thuyết và tổng hợp hơn
 Biến số là đại lượng có thể đo lường – biến đổi theo các quan sát, là biểu
hiện đại diện của nhân tố lý thuyết
 Xác định thang đo cho biến số
 Mọi biến số phải được đo lường và mã hóa bằng những con số
 Chuyển hóa các khái niệm thành các yếu tố có thể đo lường được
 Thang đo cho biến số
 Tìm những biểu hiện của biến số – đo lường những biểu hiện đó – dùng chúng
làm thang đo cho biến số (khách quan)
 Phát triển danh mục các câu hỏi để làm thang đo (chủ quan)
16
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên
cứu định lượng

 Các dạng thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng


 Thang đo định danh (nominal scale)
 Thang đo thứ bậc (ordinal scale): đo lường các mức độ theo một trật
tự nhưng không nhất thiết là cùng khoảng cách tương đồng
 Thang đo khoảng (interval scale): đo số lượng với khoảng cách
tương đồng nhau không có gốc 0
 Ví du: (rất tệ, tệ, trung bình, tốt, rất tốt),….
 Thang đo tỷ lệ: (ratio scale) có gốc từ 0, là thang đo chứa nhiều
thông tin nhất

17
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên
cứu định lượng

 Yêu cầu về thang đo cho biến số


 Tiêu chí, thang đo phải sát với bản chất của biến số (nhân tố)
 Ví dụ: uy tín được đo bằng vị trí quản lý
 Thang đo phải có độ tin cậy cao (sai số cho phép)
 Cơ sở xác định thang đo
 Lý thuyết và các nghiên cứu trước
 Thực tiễn của đối tượng nghiên cứu: Dữ liệu sẵn có
 Nghiên cứu định tính trước
 Sự sáng tạo của nhà nghiên cứu

18
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Khảo sát

3.2 Khảo sát


 Khảo sát là phương pháp thu thập dữ liệu, dùng bảng hỏi để thu thập
dữ liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
 Khảo sát thường được sử dụng để thu thập dữ khi:
 Thông tin nằm rải rác các đối tượng
 Dữ liệu có sự khác biệt giữa các đối tượng
 Dữ liệu thu thập từ đối tượng là có thể tin cậy được
 Dữ liệu thu thập trên diện rộng
 Các yếu tố chính của thiết kế khảo sát
 Mẫu khảo sát
 Phiếu câu hỏi
 Phương pháp thu thập dữ liệu 19
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Mẫu

Tổng
Mẫu
thể
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Mẫu

❖ Việc thu thập dữ liệu toàn bộ tổng thể là không khả thi:
tổng thể quá lớn, không thể tiếp cận, không đủ nguồn
lực (tiền và thời gian)
❖ Dữ liệu từ tổng thể không thể hiện được sự tốt hơn vượt
trội so với số liệu chọn mẫu
❖ Một ngẫu nghiên cứu được lựa chọn cẩn thận sẽ có thể
giúp đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
▪ Mẫu nghiên cứu cần phản ánh được đặc điểm của tổng thể
▪ Mẫu nghiên cứu cần đại diện được cho tổng thể
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Mẫu

❖ Yếu tố ảnh hưởng tới tính đại diện của mẫu


▪ Thủ tục/phương pháp chọn mẫu
▪ Quy mô mẫu
▪ Sự tham gia trả lời/tỷ lệ phản hồi (respondent rate)
▪ Sai số chọn mẫu
• Quan sát được: do người phỏng vấn, người trả lời, công cụ, phương pháp

• Không quan sát được: không trả lời


Nhiều giai đoạn
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Mẫu

Nhóm/cụm
suất/ngẫu
Mẫu xác

Phân tầng
nhiên

Hệ thống
Đơn giản
Quả bóng tuyết
Hạn ngạch
Mẫu phi xác
suất
Mẫu chủ đích
Mẫu thuận tiện
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Mẫu

Xác suất Phi xác suất


Ưu Tính đại diện cao Tiết kiệm thời gian, chi
Khái quát hóa cho tổng phí
thể

Nhược Tốn thời gian, chi phí Tính đại diện thấp
Thiếu tin cậy khi suy diễn
cho tổng thể
Áp dụng Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu thăm dò
Tương quan hay nhân quả Thử nghiệm
Nghiên cứu khám phá

24
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Mẫu

❖Khung chọn mẫu


▪ Tiêu chí để lựa chọn các phần tử vào mẫu khảo sát
• Danh sách các đối tượng nằm trong tổng thể
• Đặc điểm/thông tin cơ bản của đối tượng sử dụng cho chọn mẫu
▪ Ví dụ:
• Doanh nghiệp: Quy mô, sở hữu, ngành nghề,….
• Cá nhân: Giới tính, dân tộc, nơi sinh sống,…
• Chọn huyện: Dân số, thu nhập, sản xuất công nghiệp, đô thị
hóa,…

25
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Mẫu

❖Quy mô mẫu
▪ Mỗi dạng thiết kế nghiên cứu yêu quy mô mẫu nghiên
cứu khác nhau
▪ Trong kinh tế quy mô mẫu nghiên cứu phụ thuộc
• Quy mô tổng thể
• Độ tin cậy (95%)
• Sai số chọn mẫu (5%)
▪ Trong thống kê mô tả, nếu hiện tượng được phân bố theo
quy luật chuẩn, mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên thì quy
mô mỗi nhóm khi phân tổ tối thiểu phải từ 30 quan sát trở
lên là đảm bảo độ tin cậy 95%
▪ Xem thêm https://www.surveymonkey.com/mp/sample-
size-calculator/
26
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Bảng hỏi

❖Là công cụ thu thập dữ liệu trong khảo sát, là một


công cụ nghiên cứu
❖Không có dữ liệu thì không có dẫn chứng tốt.
❖Không có dẫn chứng tốt thì không thể kết luận chắc
chắn.
❖Khả năng thiết kế bảng hỏi không thể học được
trong sách vở. Không có gì thay thế được kinh
nghiệm/trải nghiệm cá nhân
❖Phiếu câu hỏi phải cho người trả lời cảm giác an
toàn khi trả lời

27
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu định
lượng: Bảng hỏi

Quy Xác định thông tin cần thu thập


trình
Xác định phương pháp thu thập
xây
dựng Xác định nội dung từng phần - câu hỏi
bảng
hỏi Xác định hình thức và ngôn từ từng câu

Sắp xếp câu hỏi theo từng phần phù hợp

Quyết định hình thức phiếu câu hỏi

Khảo sát thử

Hoàn thiện phiếu câu hỏi


28
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Bảng hỏi

❖Nền móng để thiết kế bảng hỏi


▪ Mục đích nghiên cứu/ câu hỏi nghiên cứu
▪ Khung/mô hình nghiên cứu (các biến cần đo
lường)
▪ Những thông tin cần tìm kiếm
▪ Đối tượng khảo sát (số nhóm, đặc tính…)
▪ Phương pháp khảo sát (gửi thư, trực tiếp: tự ghi hay
phỏng vấn ghi, online …v.v.)

29
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Bảng hỏi

❖Xác định nội dung từng câu hỏi


▪ Câu hỏi cần đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho vấn đề
thu thập
• Ví dụ: Sự tham gia lao động (làm việc không? Làm
bao nhiều giờ/ngày, ngày/tuần)
▪ Câu hỏi không nhất thiết hỏi thẳng vào các vấn
đề/thông tin cần thu thập
• Ví dụ hỏi có yêu tổ quốc không?
• Ví dụ: anh đã bao giờ tham nhũng chưa?
▪ Có thể trả lời được và sẵn sàng trả lời
• Ví dụ: hỏi chi tiêu, thu nhập trong tháng qua

30
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Bảng hỏi

❖Các dạng câu hỏi thường sử dụng


▪ Câu hỏi mở
• Ví dụ: Kể tên những chi phí anh/chị phải trả
▪ Câu hỏi đóng: cung cấp lựa chọn trả lời
• Hai thái cực (ví dụ: Có, Không)
• Nhiều lựa chọn: Nhiều hơn hai thái cực
▪ Các câu hỏi theo thang điểm (bản chất là câu hỏi
đóng)
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Bảng hỏi

❖Nội dung câu hỏi thường sử dụng


▪ Câu hỏi về thông tin khách quan
• Anh/chị có cháu nào đang học tiểu học không?
▪ Câu hỏi về hành vi
• Anh/chị có thường xuyên kiểm tra bài học của cháu không?
▪ Câu hỏi về thái độ/ đánh giá
• Anh/chị cho biết mức độ đồng ý về các nhận định sau:
"...Lớp học đáp ứng tốt nhu cầu của tôi"
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Bảng hỏi

Hình thức của bảng hỏi


❖ Mở đầu/giới thiệu
❖ Mục đích (chung chung), yêu cầu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ
❖ Phần nội dung chính
▪ Sắp xếp câu hỏi theo từng cụm liên quan đến từng loại giả thuyết
hay nội dung nghiên cứu
▪ Dễ trước, khó sau; Chung trước, riêng sau; Đơn giản trước, phức
tạp sau
❖ Phần kết luận

33
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu
định lượng: Bảng hỏi

❖ Mấy lưu ý
▪ Mỗi câu hỏi chỉ hỏi một ý-ngắn gọn
• Vốn sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm không?
▪ Ngôn từ bảo dễ hiểu - ngôn từ của người trả lời
• Logistic của chương trình có tốt không?
• Vụ này, năng suất lúa nhà anh đạt bao nhiêu tạ/ha?
▪ Câu hỏi mọi người đều hiểu theo một nghĩa
• Anh bị thương ở đâu?
▪ Câu hỏi có mục tiêu rõ ràng nhưng không định hướng trả lời
• Bạn có cho rằng phải cấm thuốc hút thuốc lá không?

▪ Các phương án trả lời phải bao quát hết được các khả năng/tình
huống xảy ra và các lựa chọn phải phân biệt được
34
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên
cứu định lượng: Bảng hỏi
❖Khảo sát thử
▪ Kiểm tra xem người hỏi có dễ hỏi không?
▪ Người được khảo sát có dễ hiểu và dễ trả lời không?
▪ Nội dung thông tin có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
không?
▪ Mẫu khảo sát có phù hợp không?
❖Điều chỉnh bảng hỏi
▪ Dựa vào ghi nhận khi thực hiện thu thập thử;
▪ Dựa vào kết quả tổng hợp, xử lý thử

35
3. Dữ liệu sơ cấp trong nghiên
cứu định lượng: Thu thập
❖Có nhiều hình thức tiến hành
▪ Trực tuyến
▪ Phát phiếu hỏi
▪ Phỏng vấn trực tiếp
❖Lưu ý khi khảo sát online
▪ Sàng lọc đúng đối tượng khảo sát
▪ Nhắc nhở trả lời phiếu khảo sát
❖Kiểm tra chất lượng trả lời
▪ Online
▪ Offline

36
4. Phân tích dữ liệu định lượng

37
4. Phân tích dữ liệu định lượng

 Phân tích dữ liệu định lượng là quá trình


 Xử lý và phân tích các số liệu thu thập được
 Phục vụ cho các nghiên cứu định lượng
 Kết quả có thể hỗ trợ/bổ trợ cho phân tích định tính
 Để làm gì
 Trả lời cho các câu hỏi số lượng
 Đo lường tương quan giữa các biến
 Kiểm định các giả thuyết

38
4. Phân tích dữ liệu định lượng

 Quy trình phân tích


 Chuẩn bị và kiểm tra dữ liệu
 Phân tích dữ liệu
 Trình bày kết quả phân tích

39
4.1 Chuẩn bị và kiểm tra dữ liệu

 Các loại dữ liệu sử dụng cho phân tích định lượng


 Số liệu và dữ liệu được mã hóa theo các thang đo định lượng
 Mã hóa dữ liệu
 Với các dữ liệu không phải ở dạng số, cần được mã hóa
 Chuẩn bị mã (ví dụ: giới tính nam =1 , nữ =2,….)
 Lưu lại các mã để sử dụng về sau
 Nhập dữ liệu
 Nhập dữ liệu theo mã đã quy định
 Kiểm tra dữ liệu đã nhập
 Mục tiêu để tăng độ chính xác và trung thực của nhập dữ liệu
 Tiến hành: kiểm tra độc lập hoặc
 Khẳng định file số liệu sử dụng cho phân tích 40
4.2 Phân tích số liệu

 Các phương pháp


 Phân tích khám phá
 Kiểm định độ tin cậy
 Kiểm định tính xác thực của thang đo
 Phân tích thống kê mô tả
 Phân tích tương quan và hồi quy

41
4.2.1 Phân tích khám phá

 Sử dụng khi phát triển thang đo mới (ít dùng trong kinh tế)
 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
 Dùng Cronback alpha
 0,6 < Cronback alpha <0,95

 Kiểm định tính xác thực của thang đo


 Xác định các tiêu chí đo lường biến/nhân tố
 KMO > 0,5; Sig.(Bartlett's Test) < 0,05
 Các tiêu chí cần có hệ số tải (factor loading) > 0,5

42
4.2.2 Phân tích thống kê mô tả

 Mô tả các chỉ tiêu cơ bản của biến số hay chỉ tiêu thống kê
 Cung cấp hiểu biết cơ bản về biến hay chỉ tiêu thống kê
 Phân tích thống kê mô tả cơ bản
 Số quan sát, giá trị đại diện, độ biến thiên
 Mô tả biến động theo thời gian
 Mô tả biến động theo không gian
 Phân tích sự khác biệt

43
4.2.2 Phân tích thống kê mô tả: Ví dụ

Số quan Độ lệch
Variable sát Trung bình chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Doanh thu 155 3935478 6753884 76500 50900000


Lợi nhuận sau
thuế 155 186882 530052.9 -262575 5785868
Nộp NSNN 155 127854 291073 0 2962215

ROA 155 0.065 0.094488 0 1

ROR 155 0.064 0.089586 0 1

44
4.2.2 Phân tích thống kê mô tả: Ví dụ

Bảng #: Số giờ làm việc trung bình trong tuần theo giới tính và khu vực của
lao động Việt Nam, 2002-2012

Chung Nam Nữ Thành thị Nông thôn


2002 36,8 37,1 36,3 41,5 34,0
2004 38,0 38,1 38,0 42,8 35,1
2006 39,0 39,0 39,0 43,4 36,0
2008 39,7 39,8 39,7 44,1 36,8
2010 39,7 39,9 39,3 43,4 36,9
2012 39,3 39,4 39,1 42,8 36,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013) 45


4.2.2 Phân tích thống kê mô tả: Ví dụ

 Phân tích xu thế (theo thời gian)


 Cho biết được sự vận động của đối tượng/biến theo thời gian
 Có thể tính tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm, xu thế vận động
 Để phục vụ cho
 Tính toán sự thay đổi và tốc độ thay đổi theo thời gian
 Cho phép so sánh tốc độ/sự thay đổi theo thời gian
 So sánh thực hiện kế hoạch
 Phát hiện xu thế vận động và dự báo

46
4.2.2 Phân tích thống kê mô tả: Ví dụ

Dân số (triệu người)


100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

47
4.2.2 Phân tích thống kê mô tả: Ví dụ

❖GDP của Việt Nam trong năm 2015,


theo giá cố định

❖Làm thế nào để biết thêm các thông


tin từ dữ liệu này?
Nông nghiệp
10.0 17.0
Công nghiệp

Dịch vụ
39.7
33.3
Thu thuế sản
phẩm
48
4.2.2 Phân tích thống kê mô tả

 Phân tích sự khác biệt


 So sánh giữa các nhóm: tương đồng và khác biệt
 Cung cấp thêm các thông tin cho các nhận định trong nghiên
cứu
 Các cách cơ bản
 So sánh các biến hoặc các nhóm (so sánh giá trị cụ thể, so
sánh tỷ lệ, so sánh xu thế, so sánh tổng số, so sánh phân bố,
thể hiện quan hệ giữa các biến,…)
 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm (t-test hoặc ANOVA)

49
4.2.3 Phân tích tương quan và Hồi quy

 Phân tích tương quan và hồi quy


 Tương quan giữa các biến
 Thể hiện sự liên hệ thống kê giữa các chỉ tiêu thống kê/biến
 Ma trận tương quan Pearson hoặc Đồ thị scatter
 Đo tác động (hồi quy)
 Chỉ định mô hình hồi quy
 Thực hiện hồi quy
 Luận giải/thảo luận kết quả hồi quy

50
4.2.3 Phân tích Tương quan và Hồi
quy: Ví dụ

 Đối tượng nghiên cứu luôn có mối quan hệ với các biến hay chỉ tiêu
kinh tế xã hội khác.
 Ví dụ: giữa thời gian học và kết quả thi hết môn

10
Thời gian 9
Sinh viên học Kết quả thi 8
1 2.0 7.8 7
2 2.5 8.4 6
3 3.0 8.8 5
4 4.0 9.2 4
5 3.5 9.1 3
6 1.0 6.2 2
7 2.0 7.8 1
8 4.5 9.2 0
9 5.0 9.0 0 1 2 3 4 5 6 7
10 6.0 8.2

 Tác động: KQT = 4 + 2,5*TGH -0,3*TGH2 51


4.2.3 Phân tích Tương quan và Hồi
quy: Ví dụ

TOAN DOC KHOA HOC


Giới tính nam 6.202*** -21.85*** 11.47***
(0.712) (0.600) (0.577)
Tài sản hộ 2.306*** 3.284*** -3.923***
(0.309) (0.275) (0.254)
Mẹ ĐH trở lên -4.877*** 6.667*** (1.382)
(1.824) (1.629) (1.500)
Bố ĐH trở lên 1.338 -5.062*** 2.799**
(1.512) (1.352) (1.243)
Điểm Đọc hiểu 0.271*** 0.534***
(0.011) (0.008)
Điểm Khoa học 0.787*** 0.631***
(0.009) (0.009)
Điểm Toán 0.217*** 0.533***
(0.009) (0.006)
_cons -53.62*** 89.25*** -26.01***
(3.303) (2.633) (2.660)
52
5. Thực hành phân tích dữ liệu định
lượng

53
Phần mềm sử dụng và ví dụ

 Giới thiệu về STATA/SPSS


 Ví dụ

54
Câu hỏi và bài tập

55

You might also like