You are on page 1of 6

1/Thiết kế nghiên cứu

Lý do nhóm lựa chọn những thiết kế nghiên cứu hỗn hợp, cắt ngang, chọn mẫu xác
xuất:

Thiết kế nghiên cứu định lượng: Thiết kế có thể thu thập dữ liệu thông qua thực
tiễn và các biểu mẫu, bảng câu hỏi khảo sát, giúp thu thập được khối lượng lớn thông
tin, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí nghiên cứu, ít tốn kém, kết quả nghiên cứu dễ
dàng cho việc xử lí thông tin, phân tích số liệu. Sở dĩ sử dụng nghiên cứu định lượng
là vì thực trạng thức khuya của sinh viên có liên quan đến nhiều yếu tố khách quan bên
ngoài và yếu tố chủ quan của bản thân. Vì vậy, lựa chọn phương pháp nghiên cứu này
sẽ là lựa chọn hợp lý và có thể thu thập được nhiều thông tin về khái niệm này hơn là
nghiên cứu định tính. Mặc dù nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại Đại học Công
Nghiệp TP.HCM nhưng nghiên cứu định lượng có thể được khái quát hóa cho các
trường đại học ở Việt Nam

Thiết kế nghiên cứu định tính (quan sát, thảo luận nhóm,…): Hỗ trợ nghiên cứu,
thúc đẩy sự sáng tạo bằng cách mở rộng quan điểm và khám phá các khía cạnh mới
của vấn đề. Thu thập dữ liệu đa dạng, quan niệm, ý kiến và trải nghiệm cá nhân. Hỗ
trợ cho việc xây dựng cơ sở cho việc nghiên cứu sau này, kết quả từ nghiên cứu định
tính có thể cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu lớn hơn, cụ thể hơn hoặc các phương
pháp nghiên cứu khác trong tương lai

Thiết kế cắt ngang: Thiết kế này thuận tiện vì thực hiện nhanh chóng và ít tốn kém,
chỉ thu thập thông tin một lần cho mỗi đối tượng và không yêu cầu theo dõi theo thời
gian.

Thiết kế phi thực nghiệm: Giúp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu mà
không gây ra bất kì tác động nào làm thay đổi môi trường và trạng thái của đối tượng
mà nhóm thực hiện khảo sát

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác xuất: vì nó đại diện cho toàn bộ
dân số chọn mẫu, nên kết luận rút ra có thể khái quát hóa cho toàn bộ dân số chọn
mẫu.

2/ Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiên tại trường Đại học Công Nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh

Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ 09/2023 – 11/2023


Đối tượng thu thập thông tin: Sinh viên đang học tại trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh

2/Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập Phương pháp xử lý dữ


Mục tiêu
dữ liệu liệu

Tìm hiểu về thực trạng rối loạn Khảo sát bằng bảng câu hỏi
giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên tại trường Sử dụng thống kê mô
sinh viên trường Đại học Công tả, sử dụng t-test
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Quan sát, thảo luận nhóm

Khảo sát thực trạng thời gian về Khảo sát bằng bảng câu hỏi
giấc ngủ của sinh viên trường Đại sinh viên tại trường Đại học Sử dụng thống kê mô
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Công nghiệp TP. Hồ Chí tả, sử dụng t-test
Minh Minh

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến Khảo sát bằng bảng câu hỏi
việc rối loạn giấc ngủ của sinh viên sinh viên tại trường Sử dụng thống kê mô
trường Đại học Công nghiệp Thành tả, sử dụng t-test
phố Hồ Chí Minh Quan sát, thảo luận nhóm

Đề xuất các giải pháp nhằm hạn


chế việc rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng Suy luận logic dựa trên
Nghiên cứu lý thuyết và kết
đến sức khỏe của sinh viên trường kết quả nghiên cứu và cơ
quả khảo sát
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ sở lý thuyết
Chí Minh

2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

-Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được thể hiện dưới dạng phiếu
khảo sát nhằm thu thập ý kiến, suy nghĩ của sinh viên để làm rõ các mục tiêu về: thực
trạng, nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm hạn chế việc rối loạn
giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh

- Các bước xây dựng bảng câu hỏi:


 Bước 1: Xác định mục tiêu và các câu hỏi xoay quanh vấn đề rối loạn giấc ngủ
xây dựng hoàn thiện bảng câu hỏi.

 Bước 2: Mở đường link để mọi người tham gia khảo sát, nhóm chia sẻ bảng
khảo sát tới sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM qua các nhóm/câu
lạc bộ và nhóm học tập.
 Bước 3: Khảo sát thử với số lượng nhỏ người tham gia khảo sát có cùng đặc
điểm với đối tượng thực hiện khảo sát
 Bước 4: Thực hiện khảo sát.
 Bước 5: Thu thập kết quả, đủ chỉ tiêu thì nhóm trưởng đóng đường link khảo
sát và tổng kết dữ liệu.
 Bước 6; Nhập liệu vào phần mềm và tiến hành xử lí, phân tích số liệu

- Phương pháp quan sát và thảo luận nhóm

Các bước quan sát

 Bước 1: Xác định mục đích quan sát là về vấn đề rối loạn giấc ngủ của sinh
viên trường Đại học Công Nghiệp
 Bước 2: Xác định đối tượng quan sát là thành viên trong nhóm
 Bước 3: Chọn phương thức quan sát là trực tiếp nhiều lần
 Bước 4: Lập kế hoạch quan sát (chọn 3 thành viên trong nhóm làm đối tượng
quan sát, thời gian quan sát kéo dài một tuần, khoảng cách quan sát là mỗi ngày
trong tuần)
 Bước 5: Tiến hành quan sát, sử dụng thị giác để quan sát, theo dõi
 Bước 6: Người quan sát ghi chép lại kết quả quan sát, xử lí và phân tích, hệ
thống hóa dữ liệu để tìm ra mối liên hệ của các biểu hiện

Các bước thảo luận nhóm

 Bước 1: Xác các mục tiêu của vấn đề nghiên cứu xoay quanh chủ đề rối loạn
giấc ngủ của sinh viên Đại học Công Nghiệp
 Bước 2: Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến chủ đề
 Bước 3: Lập kế hoạch thảo luận là ở mỗi buổi học ở lớp nhóm có thời gian thảo
luận, với số lượng tham gia là 6 thành viên trong nhóm
 Bước 4: Tiến hành thảo luận, ghi nhận ý kiến của các thành viên và xử lí dữ liệu

2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu


- Chuẩn bị dữ liệu là bước xử lý và phân tích dữ liệu định lượng. Nhóm thu thập

kết quả dữ liệu, chuyển những dữ liệu thô thành những thông tin đọc được và có ý
nghĩa.

Chuẩn bị dữ liệu có 3 bước:

 Bước 1: Kiểm tra dữ liệu.

Ở bước này, nhóm đảm bảo xem các phiếu khảo sát/ phỏng vấn thu thập được
đầy đủ chưa. Nếu câu hỏi còn thiếu sót thì tiến hành khảo sát/ phỏng vấn lại người
tham gia khảo sát/phỏng vấn để hoàn thành và tiết kiệm thời gian.

Trong trường hợp trước khi kiểm tra nhập liệu, nhóm sẽ tiến hành kiểm tra lại
và bắt đầu bỏ qua các phiếu khảo sát/ phỏng vấn mà nhiều câu hỏi chưa hoàn thành
hoặc chỉ chọn ít hơn hai đáp án cho các câu hỏi.

 Bước 2: Mã hóa dữ liệu.

Nhóm sẽ ưu tiên mã hóa trước cho những câu hỏi đóng, chọn mã số cho các câu
hỏi và nhiều phương án trả lời trong bảng câu hỏi phỏng vấn. Nhóm ưu tiên dùng
mã hóa sau cho những câu hỏi dạng mở. Nhóm lấy ngẫu nhiên 35% các phiếu câu
hỏi được hoàn thành từ trước, liệt kê và sắp xếp những câu trả lời giống nhau của
những tình huống nhóm đưa ra vào chung nhóm và mã hóa chúng. Để dễ dàng xử
lý việc phân tích, không được quá 10 nhóm cùng phương án trả lời của một câu
hỏi.

 Bước 3. Hiệu chỉnh dữ liệu.

- Ở bước này nhóm bắt đầu kiểm tra dữ liệu cơ bản, kiểm tra các câu trả lời ngoại
lai và xử lý các giá trị bỏ trống để khắc phục các lỗi sai. Ở bước này nhóm sử dụng
công cụ là phần mềm SPSS, dùng phân tích Frequencies để lập bảng tần số xem có
dữ liệu ngoại lai hay không rồi tiến hành xóa các câu trả lời có giá trị trống bằng
Listwise Deletion. Nhóm tiếp tục dùng phần mềm SPSS để quét và làm sạch dữ
liệu, phân tích số liệu và xử lý dữ liệu sau khi thu thập qua đó để xử lý dữ liệu song
song tổng hợp đồng thời phân tích thông tin.

- Sau khi đã chuẩn bị dữ liệu xong, nhóm thực hiện phân tích dữ liệu kèm với sự hỗ
trợ của phần mềm SPSS. Nhóm sử dụng phép tính thống kê mô tả để thể phản ánh
tổng quan dân số và đối tượng nghiên cứu, cụ thể là sinh viên trường Đại học Công
nghiệp TP.HCM. Qua đó, nhóm dùng thống kê suy luận để đưa ra được các dự báo,
xem xét sự tương quan.
- Đối với dữ liệu định tính thì ở khâu chuẩn bị và phân tích dữ liệu, nhóm tiến hành
theo 4 bước sau:

• Bước 1: Làm quen với dữ liệu.

• Bước 2: Xem lại mục tiêu nghiên cứu

Ở bước này, nhóm sẽ xem lại mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định được các câu

hỏi mà dữ liệu có thể trả lời được.

• Bước 3: Thiết lập danh bạ mã hóa

Ở bước này nhóm bắt đầu xác định ý tưởng, khái niệm, hành vi hoặc các từ ngữ
rồi sau đó gán mã cho chúng để dễ dàng sàng lọc, phân loại và sắp xếp thành các
nhóm có cùng đặc tính chung và thực hiện so sánh các nhóm với nhau.

 Bước 4: Xác định các chủ đề và các mối quan hệ giữa các khái niệm hay chủ
đề.

Ở bước cuối này, nhóm bắt đầu xác định chủ đề, tìm kiếm câu trả lời phổ biến
cho các câu hỏi và tìm kiếm nhiều lĩnh vực liên quan đến đề tài mà nhóm có thể
khám phá sâu hơn.

- Phương pháp sử dụng là:

 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: để thực hiện nghiên cứu các tài liệu liên

quan, từ đó phân tích tổng hợp lý thuyết, hệ thống hóa và phân loại để làm rõ từng

phương diện các khái niệm, cơ sở lý luận của đề tài.

 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thu thập những thông tin bên ngoài, từ các

chuyên gia trong lĩnh vực về môi trường nhằm hoàn tất những nội dung trong đề tài

nghiên cứu.

* Quy trình xử lý dữ liệu:

- Nhóm thu thập, chuyển những dữ liệu thô thành những thông tin đọc được và có
ý nghĩa.

- Sau đó nhóm tiến hành kiểm tra dữ liệu bằng cách đảm bảo các phiếu khảo
sát/phỏng vấn được đầy đủ, bỏ qua các phiếu khảo sát/phỏng vấn chưa hoàn thành
hoặc chỉ chọn ít hơn hai đáp án cho các câu hỏi.
- Tiếp theo nhóm ưu tiên mã hóa trước những câu hỏi đóng, mã hóa sau cho những
câu hỏi dạng mở.

- Nhóm bắt đầu kiểm tra dữ liệu cơ bản, các câu trả lời ngoại lai và xử lý các giá trị
bỏ trống bằng phần mềm SPSS. Dùng phân tích Frequencies để lập bảng rồi tiến
hành xóa các câu trả lời có giá trị trống bằng Listwise Deletion. Nhóm tiếp tục
dùng phần mềm SPSS để quét và làm sạch dữ liệu, phân tích và xử lý dữ liệu sau
khi thu thập để đồng thời tổng hợp và phân tích thông tin.

- Cuối cùng nhóm sử dụng phép tính thống kê mô tả để phản ánh tổng quan dân số
và đối tượng nghiên cứu. Qua đó, nhóm dùng thống kê suy luận để đưa ra các dự
báo

You might also like