You are on page 1of 6

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế, là một trường thành viên của ĐHQGHN và là cơ sở đào tạo bậc
đại học và sau đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học chuyên ngành kinh tế học và kinh
doanh học hàng đầu của Việt Nam.

Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ khoa Kinh tế
Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974. Trường được thành lập
theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập đầu tiên có lĩnh vực Kinh
doanh và Kinh tế (Business and Economics) xếp hạng 501-600 của kỳ xếp hạng thế giới
2023 (THE WUR by Subjects 2023).

Trường Đại học Kinh tế là đơn vị có SV quốc tế trao đổi nhiều nhất trong ĐHQGHN, là
đơn vị tiên phong thực hiện trao đổi SV trong nước với các trường đại học hàng đầu ở
Việt Nam. Nhờ thúc đẩy mạnh mẽ việc trao đổi SV và giảng viên với các trường đối tác,
mỗi năm hàng chục lượt SV được đi trao đổi tại hơn 50 trường đại học, viện nghiên cứu
thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan; Đại học
Uppsala, Thụy Điển (Chương trình LKĐT do ĐHQGHN cấp bằng); Đại học Lincoln, Đại
học Exeter, Anh Quốc; Đại học Quốc gia Yokohama, Nhật Bản; Đại học Kinh tế Cracow,
Ba Lan; Đại học Arizona, Hoa Kỳ; Đại học ChungAng, Hàn Quốc; Trường Ipag Business
School, Pháp...mà không phải đóng học phí chênh lệch. Đồng thời, Nhà trường cũng đón
hàng trăm lượt SV và học viên cao học từ nhiều nước như Hoa Kỳ, Úc, Srilanka, Nhật
Bản, Hàn Quốc... đã đến học trao đổi tại trường, tạo môi trường học tập mang tính quốc
tế. SV nhà trường và SV quốc tế được du học và trải nghiệm với chi phí thấp nhất, không
phải đóng các khoản chênh lệch học phí giữa các trường.

2.2. Thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu định lượng, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi để điều tra thu
thập dữ liệu. Quy trình xây dựng câu hỏi được thực hiện theo các bước sau:
Phần 1: Tổng quan tài liệu Tổng quan tài liệu Đề xuất bảng
và cơ sở lí thuyết, hỏi
cơ sở thực tiễn

Bảng hỏi chính Điều chỉnh


thức bảng hỏi
Phần 2: Hiệu chỉnh và đưa ra

bảng hỏi

Nghiên cứu chính


thức: Thu thập, xử
- Chọn mẫu phân lí dữ liệu
loại (phân tổ)
- Cỡ mẫu: n=48

Bình luận, đánh Phân tích dữ liệu:


giá kết quả phân - Thống kê mô tả
Phần 3: Nghiên cứu chính thức tích và đưa ra - Phân tích định
giải pháp lượng

Hình 2.1. Quy trình xây dựng phiếu điều tra

Nguồn: Tác giả


Phần 1: Tổng quan tài liệu

Nghiên cứu được bắt đầu từ việc hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết
liên quan cùng các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá, cách thức thực hiện nghiên cứu,..
Sau đó, bảng hỏi được hình thành qua sự kế thừa từ tổng quan tài liệu

Phần 2: Hiệu chỉnh và đưa ra bảng hỏi chính thức

Sau khi đã đề xuất bảng hỏi đầu tiên, tác giả sẽ hiệu chỉnh lại bảng hỏi sao cho phù hợp
với thực tiễn và đưa ra bảng hỏi chính thức.

Phần 3: Nghiên cứu chính thức

Tác giả sau đó sẽ thu thập và xử lý dữ liệu bằng phương pháp phân tổ thống kê. Các bước
phân tích dữ liệu bao gồm việc thống kê mô tả - để mô tả các đặc tính cơ bản nhất của dữ
liệu thu thập thông qua khảo sát, đặt nền tảng cho việc phân tích định lượng. Cuối cùng là
bình luận, đánh giá kết quả phân tích và đưa ra giải pháp, khuyến nghị.

2.2.2. Nội dung phiếu điều tra

Phiếu điều tra được hoàn thành sau khi thực hiện xây dựng và lựa chọn thang đo như quy
trình đã mô tả ở Hình 2.1 cuối cùng hoàn thiện bảng hỏi gồm ba phần chính:

 Phần giới thiệu: Nội dung bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc
nghiên cứu và lời mời tham gia trả lời câu hỏi điều tra.
 Phần thông tin thống kê: Sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội được hỏi để cung cấp các thông tin cá nhân nhằm xác định chính xác người trả
lời là đúng đối tượng, các thông tin khác giúp cho việc thống kê, mô tả, giải thích
rõ thêm vấn đề đang được nghiên cứu. Phần 1 là những câu hỏi tập trung vào
thông tin cá nhân của người trả lời. Câu 1 - 3 là thông tin cá nhân của sinh viên.
Câu 4 đề cập đến tần suất uống trà, cà phê của sinh viên, câu 5 đề cập đến địa
điểm mà sinh viên Trường Đại học Kinh tế lựa chọn mua cà phê.
 Phần nội dung chính: Gồm các câu phát biểu được thiết kế theo mô hình và thang
đo đã nghiên cứu. Người làm khảo sát sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp với
mức độ ý kiến của họ về những phát biểu được nêu.

o Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế chủ yếu là dạng câu hỏi đóng để
người trả lời dễ dàng đo được mức độ đồng tình. Loại thang đo được sử
dụng là thang Likert 5 điểm. Đây là loại thang đo khá phổ biến với bảng hỏi
khảo sát. Ở đây tác giả sử dụng thang đo Likert với các mức độ: 1 = Hoàn
toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Trung lập; 4 = Đồng ý; 5 =
Hoàn toàn đồng ý.
Bảng hỏi cụ thể được trình bày tại phần phụ lục.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Phương pháp thứ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các bài báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học của
các giáo sư, tiến sĩ, trường đại học, viện nghiên cứu,…

2.3.1.2. Phương pháp sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng phiếu điều tra là một hệ thống các câu hỏi
được sắp xếp dựa trên nguyên tắc nhất định về logic và nội dung nhằm giúp người trả lời
thể hiện được quan điểm, ý kiến của mình về đối tượng được nghiên cứu đồng thời người
đi thu thập thông tin cũng sẽ có dữ liệu đáp ứng yêu cầu của khảo sát.

Việc điều tra và thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành thông qua khảo sát các sinh viên
thuộc Đại học Kinh tế - ĐHQGHN bằng bảng hỏi nhằm tổng hợp, phân tích và xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm của Highlands Coffee của sinh
viên Trường đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, đánh giá sức ảnh hưởng của
Highlands Coffee với sinh viên Trường đại học Kinh tế.

Kết quả điều tra

Dữ liệu thu được từ bảng hỏi khảo sát đạt chuẩn (mẫu phiếu hợp lệ và người trả lời đạt
điều kiện cần và đủ của phiếu điều tra)

 Cỡ mẫu: 48 phiếu
 Số phiếu khảo sát đã phát ra: 48 phiếu
 Kết quả khảo sát: 48 phiếu (số phiếu hợp lệ)

o Mục tiêu khảo sát đề ra đã đạt được:

 Thu thập dữ liệu nhằm mục đích phân tích sâu và đánh giá
 Nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn sản phẩm Highlands
Coffee của sinh viên
 Đánh giá được các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quyết định chọn sản
phẩm Highlands Coffee của sinh viên từ góc độ chủ quan.
 Từ các phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được, các tác giả đề
xuất ra các giải pháp nhằm cải thiện các yếu tố chưa hài lòng của khách hàng.

2.3.2. Phương pháp xử lí dữ liệu


2.3.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.

Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả đã phân tổ thống kê ra theo 7 Khoa – Viện của
trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN như bảng dưới đây:

Bảng 2. 2. Kết quả phân tổ theo Khoa – Viện

Khoa/Viện Số SV đưa vào mẫu Tỷ trọng (%)


Quản trị kinh doanh 3 6.3
Tài chính - Ngân hàng 5 10.4
Kế toán kiểm toán 4 8.3
Kinh tế & Kinh doanh quốc tế 9 18.8
Kinh tế phát triển 6 12.5
Kinh tế chính trị 21 43.8
Trung tâm đào tạo và giáo dục quốc 0 0
tế
Tổng 48 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm


2023

2.3.2.2. Xử lí thông tin định tính

Đối với dữ liệu thứ cấp, nhóm tiến hành nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn có sẵn, sau đó
cùng nhau tiến hành tổng hợp tài liệu để đưa ra những xây dựng hệ thống về các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm của Highlands Coffee của sinh viên Trường
đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. Tiếp theo dựa trên những thông tin đó để xây
dựng bảng hỏi. Từ đó đi thu thập số liệu sơ cấp từ sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại
học quốc gia Hà Nội.

2.3.2.3. Xử lí thông tin định lượng

Thông tin định lượng là dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tuyến qua bảng hỏi được xây
dựng. Dữ liệu sơ cấp thu được dưới dạng những con số được xử lý trực tiếp trên hệ thống
của Google Form dưới dạng các biểu đồ, đồ thị. Nhóm tiến hành phân tích từng biểu đồ,
đồ thị để thấy được những thông tin chung của người khảo sát, đồng thời để biết được
mức độ ảnh hưởng, mức độ quan đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản
phẩm của Highlands Coffee của sinh viên Trường đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà
Nội.
2.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.3.3.1. Thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu
thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, nó tạo ra nền tảng
cho việc phân tích định lượng. Cụ thể, công cụ thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc
điểm của mẫu như giới tính, năm học của sinh viên, Khoa - Viện.

You might also like