You are on page 1of 23

Mối liên hệ giữa hiểu biết tài chính và hoạt động cho vay với lãi suất cao

1.3 Mục tiêu nghiên cứu


1.3.1. Mục tiêu chung

Xác định mối liên hệ và tầm ảnh hưởng của những hiểu biết về tài chính của
người dân tới hoạt động đi vay với lãi suất cao. Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ dựa
vào kết quả thu được để đưa ra một số giải pháp giúp bảo vệ người tiêu dùng tín
dụng.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay với lãi suất cao.
 Tiến hành đánh giá mức độ về hiểu biết tài chính của các đối tượng tham gia
khảo sát.
 Đề xuất một số giải pháp được đưa ra dựa trên kết quả mà nghiên cứu đạt
được giúp bảo vệ người tiêu dùng tín dụng.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu (hành vi cho vay tín dụng đen)
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hành vi cho vay tín dụng đen
Chương 3: Phương Pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
3.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Tổng quan nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu chọn lọc, phân tích, đánh giá và
tổng hợp thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu trước đó, đồng thời xây dựng cơ sở lý
thuyết và tổng quan nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu định tính
Đối với nghiên cứu định tính, nhóm nghiên cứu tiến hành phương pháp
phỏng vấn sâu với các chuyên gia. Sau khi tiếp nhận kết quả, nhóm nghiên cứu đã
tham khảo, hiệu chỉnh và thay đổi các biến trong mô hình đề xuất, phát triển thang
đo để tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức
Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập kết quả khảo sát thông qua bảng hỏi.
Quá trình khảo sát thu được hơn 300 phiếu trả lời, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra
thủ công tất cả phiếu trả lời đã được hoàn thành. Các phiếu trả lời thiếu thông tin
đã bị loại khỏi nghiên cứu này nhằm tăng chất lượng dữ liệu và tăng tính chính xác
cho nghiên cứu còn lại thu được 253 câu trả lời hợp lệ. Nghiên cứu định lượng
chính thức được thực hiện với 253 đối tượng khách thể. Dữ liệu thu thập được sẽ
được nhập liệu, chạy dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0, phân tích
tương quan và kiểm định mô hình cũng như giả thuyết nghiên cứu bằng phương
pháp hồi quy tuyến tính.
Bước 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu
Sau khi đã có kết quả chạy dữ liệu từ SPSS, nhóm đã tiến hành phân tích,
đánh giá kết quả các thang đo.
Bước 5: Đưa ra giải pháp kiến nghị
Dựa trên kết quả phân tích thu được, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các khuyến
nghị, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng.
Bước 6: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học với hội đồng thẩm định
trường Đại học Kinh tế
3.3 Thiết kế mẫu
Với phạm vi nghiên cứu đã được xác định, mẫu nghiên cứu được nhóm tác
giả lựa chọn phi ngẫu nhiên theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Đối tượng khảo sát: Người dân đang sinh sống trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
Kích thước mẫu:
Đối với phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu tối
thiểu phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát (Hair và cộng sự,1998):
n = 5*m = 5* =
(n: kích thước mẫu; m: số lượng câu hỏi khảo sát)
Đối với phân tích hồi quy đa biến, kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được:
n = 50+8*m = 50+8* =
(n: kích thước mẫu; m: số biến độc lập)
Do đó, nhóm tác giả sẽ chọn cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu là n = 165.
Cách thức khảo sát: thực hiện gửi khảo sát trực tuyến. Mỗi câu hỏi khảo
sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Thời gian thực hiện khảo sát: từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 01 tháng 03
năm 2024.
Sau khi thực hiện khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thu được 253 câu trả lời hợp
lệ (lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu 150), đã đạt yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu.
3.5. Thu thập và xử lý dữ liệu
3.5.1. Dữ liệu định tính
3.5.1.1. Thu thập dữ liệu
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc với những
câu hỏi mở nhằm mục đích khám phá ra các nhân tố mới. Ngoài ra, nhóm cũng sử
dụng phương pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc nhằm mục đích đánh giá tính phù
hợp của mô hình, các biến được đưa vào mô hình, quy trình cũng như phương pháp
nghiên cứu mà nhóm thực hiện đối với đề tài. Nhóm tác giả đã thực hiện phỏng
vấn thông qua hình thức phỏng vấn qua mạng đồng thời gửi email. Quá trình
nghiên cứu định tính sẽ kết thúc khi việc thu thập không cho thêm thông tin mới có
giá trị nào nữa.
3.5.1.2. Xử lý dữ liệu
Quy trình xử lý gồm các bước sau:

❖Bước 1: Thiết kế bảng hỏi định tính bằng công cụ Google Forms.

❖Bước 2: Tiến hành phỏng vấn. Gửi link bảng hỏi định tính đến đối tượng
được phỏng vấn qua địa chỉ email và các tài khoản mạng cá nhân.

❖Bước 3: Tổng hợp kết quả.

❖Bước 4: Phân tích kết quả thu được nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu.
3.5.2. Dữ liệu định lượng
3.5.2.1. Thu thập dữ liệu
Các bước thu thập dữ liệu định lượng bao gồm:

❖ Xây dựng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa vào các nhân tố ảnh
hưởng và các biến quan sát để đo lường các nhân tố đó. Sau đó, bảng hỏi được lấy
ý kiến từ các học giả về nội dung các câu hỏi sao cho người trả lời hiểu đúng nội
dung các câu hỏi như ý người hỏi. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã hoàn thành xây
dựng bảng hỏi khảo sát định lượng như Phụ lục 2.

❖ Chọn mẫu khảo sát: Đối tượng điều tra là người dân hiện đang sinh sống
trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

❖ Gửi bảng hỏi đến người được điều tra: Bảng hỏi được gửi bằng phiếu
khảo sát online.

❖ Thu thập bảng hỏi đã được trả lời: Câu trả lời từ phiếu khảo sát online
được cập nhật ngay khi người trả lời hoàn thành bảng hỏi.
3.5.2.2. Xử lý dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập từ các bảng hỏi sẽ được xử lý như sau:

❖ Xử lý bảng hỏi thu thập được: loại bỏ các câu trả lời thu về không hợp lệ
như các câu trả lời được trả lời theo quy luật nhất định. Các bảng hỏi có nhiều lựa
chọn trong một câu hỏi hay các bảng hỏi chưa hoàn thành toàn bộ câu hỏi sẽ được
hệ thống loại bỏ tự động theo thiết lập ban đầu của nhóm nghiên cứu. Các bảng hỏi
được đánh số thứ tự từ 1 cho đến hết khi nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 26.0
trên nguyên tắc bảng hỏi nào thu hồi trước thì sẽ được nhập dữ liệu vào trước. Các
bảng hỏi được nhập vào phần khai biến và dữ liệu biến trong phần mềm SPSS 26.0
theo quy định mã hóa trong mô hình nghiên cứu.

❖ Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được sẽ được dùng để tính toán cho
mẫu và kiểm định cho tổng thể. Nhóm tác giả thực hiện phân tích dữ liệu sơ cấp
qua phần mềm SPSS 26.0 với các bước cụ thể như sau:
● Mã hóa dữ liệu: nhóm nghiên cứu đã tiến hành mã hóa dữ liệu thu được.
● Thống kê các đặc điểm của mẫu quan sát: Các yếu tố thuộc nhân khẩu học
được kết hợp quan sát gồm: năm học, ngành học, trường học, điểm GPA, giới tính
● Kiểm định độ tin cậy thang đo: đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s
Alpha
● Đánh giá giá trị thang đo: phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp
phép xoay Varimax và trích Principal Components Analysis.
● Kiểm định hệ số tương quan: phân tích tương quan Pearson.
● Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết: phương pháp Linear
Regression.
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU
5.1. Giới thiệu
Chương 5 đưa ra kết luận và tổng kết quy trình thực hiện của nhóm. Nhóm
nghiên cứu đã xây dựng mô hình dựa trên các nền tảng lý thuyết của các công bố
trước đây. Sau đó, kết hợp phương pháp định tính và định lượng để kiểm định cho
mô hình trong bối cảnh Việt Nam. Từ đó, nhóm nghiên cứu tổng hợp lại kết quả,
đưa ra kết luận, hàm ý, khuyến nghị cho các chủ thể liên quan giúp nâng cao hiểu
biết cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, chương 5 còn nêu ra
các đóng góp của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn đồng thời chỉ ra những mặt hạn
chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương
lai.
5.2 Thảo luận về kết quả nghiên cứu
5.3 Khuyến nghị
Căn cứ vào kết quả mà nghiên cứu đã đạt được, nhóm tác giả hy vọng đề ra
các ý kiến phù hợp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tài chính cũng
như chính bản thân người tiêu dùng nhằm nâng cao hiểu biết cũng như bảo vệ các
quyền lợi của họ.
5.3.1 Khuyến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước
5.3.1.1 Các giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
 Các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân về vấn đề cho vay trong
các giao dịch dân sự, bao gồm:
 Tuyên truyền các quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản, lãi
suất trong các giao dịch dân sự, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp
luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm và các văn bản hướng dẫn có liên
quan.
 Tuyên truyền sâu rộng các văn bản về cơ chế, chính sách tín dụng
ngân hàng, các gói và khoản vay ưu đãi đến mọi tầng lớp nhân dân.
 Địa phương cần tăng cường tuyên truyền, thông báo cho người dân về
những phương thức, thủ đoạn của cá nhân, tổ chức cho vay lãi nặng; lừa đảo
thông qua hoạt động huy động vốn tự phát với lãi suất cao bất thường; các
hành vi đòi nợ trái pháp luật, hậu quả của vay lãi suất cao,... thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Qua đó, giúp nâng cao ý thức
cảnh giác của người dân, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật.
5.3.1.2 Các giải pháp quản lý Nhà nước về dịch vụ cho vay cầm đồ, hỗ trợ
tài chính
 Cơ quan chức năng cần siết chặt hơn việc cấp Giấy chứng nhận dịch vụ kinh
doanh cầm đồ; cũng như thường xuyên kiểm tra các cơ sở, cá nhân kinh
doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ. Một khi phát hiện sai phạm trong quá trình
hoạt động phải kiên quyết xử lý, thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động đối với
các cơ sở, cá nhân có vi phạm.
 Rà soát các ngành nghề kinh doanh thường bị các đối tượng hoạt động tín
dụng đen lợi dụng, núp bóng hoạt động, dễ phát sinh các loại tội phạm và vi
phạm pháp luật, đánh giá tác động ảnh hưởng đến tình hình an ninh để tăng
cường kiểm tra, rà soát.
 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, để
đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả cũng như kịp thời phát hiện, xử lý các
vi phạm, chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra đối với các vụ việc có dấu hiệu
tội phạm để điều tra, xử lý.
5.3.1.3 Các giải pháp đấu tranh, trấn áp tội phạm “tín dụng đen”
 Tăng cường trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc và trên không gian
mạng, chú trọng đấu tranh làm rõ nguyên nhân của tội phạm, trên cơ sở đó,
làm rõ hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cho vay lãi suất cao để xử lý
nghiêm khắc, đúng theo quy định của pháp luật.
 Cần xét xử công khai và có hình phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp
phạm tội liên quan tới tín dụng đen hoặc các vụ án hình sự mà nguyên nhân
trực tiếp liên quan tới tín dụng đen nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa
chung.
5.3.1.4 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật
 Cần xem xét các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín
dụng, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục
những vướng mắc, bất cập trong hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay,
mượn trong giao dịch dân sự.
 Cần dựa vào tình hình thực tế hiện nay để đưa ra các quy định về cấp phép,
quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, hỗ trợ tài
chính từ đó tăng cường sự quản lý Nhà nước.

5.3.2 Khuyến nghị cho các tổ chức tín dụng

 Khuyến khích các tổ chức tài chính phát triển mạng lưới chi nhánh và phòng
giao dịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
 Các tổ chức tài chính cần tập trung nguồn vốn để sẵn sàng đáp ứng kịp thời
nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu đời sống, tiêu dùng
của người dân.
 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, phát triển các dịch
vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đồng
thời đơn giản hóa thủ tục vay vốn.
 Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách
xã hội trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội để đáp ứng tốt hơn nhu
cầu vay vốn của hộ nghèo, các đối tượng chính sách.
 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; chỉ đạo các công ty tài chính nhằm
đảm bảo hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia; nếu phát hiện sai phạm
cần chấn chỉnh lại hoạt động cho vay, có chính sách lãi suất phù hợp.
 Tăng cường các công tác truyền thông về các cơ chế, chính sách tín dụng,
khuyến mãi của ngân hàng đến người dân.
 Các công ty tài chính cần tiếp tục triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng
cho công nhân tại khu công nghiệp.

5.3.3 Khuyến nghị cho người tiêu dùng tài chính


 Mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác với các hình thức vay với lãi suất
cao, đồng thời tự mình điều chỉnh kế hoạch tài chính thích hợp, tránh mắc
bẫy của các đối tượng hoạt động cho vay bất hợp pháp.
 Mọi công dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, cũng như ý thức
cảnh giác với các phương thức thủ đoạn của các đối tượng hoạt động tín
dụng đen, cho vay lãi suất cao.
 Nếu vô tình vướng vào các giao dịch vay bất hợp pháp, thì tuyệt đối không
giấu giếm, trong trường hợp xấu phải chủ động đến cơ quan công an để trình
báo.
5.4. Đóng góp của đề tài
Từ kết quả bài nghiên cứu thu được, đã có một số đóng góp về mặt lý luận
và mặt thực tiễn:
Đầu tiên là về mặt lý luận: Một lần nữa khẳng định các nhân tố về sự hiểu
biết tài chính có ảnh hưởng đến hành vi vay với lãi suất cao của người dân hiện
đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Nghiên cứu đã góp một phần vào việc củng
cố thêm vào nghiên cứu về hành vi vay với lãi suất cao nói chung với mối quan hệ
giữa hành vi và hiểu biết của người tiêu dùng nói riêng.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố có ảnh hưởng
tới. Thông qua các kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đề ra một số kiến nghị, giải
pháp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tài chính cũng như bản thân
người tiêu dùng tài chính để nâng cao hiểu biết cũng như bảo vệ quyền lợi của họ.
5.5. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp
theo
5.5.1. Hạn chế nghiên cứu
Bài nghiên cứu này của nhóm vẫn còn một số hạn chế do các giới hạn về
thời gian, nguồn lực, nhân lực, năng lực chuyên môn...
Đầu tiên, vẫn có thể tồn tại một số các nhân tố tác động tới hành vi vay lãi
suất cao mà nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu hoặc bị bỏ sót. Đối với phần
nghiên cứu định lượng, nhóm đã tiến hành khảo sát và chọn lọc ra được 253 mẫu
đủ điều kiện trong hơn 300 câu trả lời thu được để thực hiện các bước phân tích,
tuy nhiên số lượng mẫu này có thể vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu về quy mô,
cũng như số lượng người tham gia khảo sát do đó tính đại diện của mẫu có thể còn
chưa cao.
Không chỉ vậy, khi thu thập dữ liệu, bảng hỏi khảo sát được nhóm nghiên
cứu được thực hiện hoàn toàn thông qua phương pháp trực tuyến nên nhóm nghiên
cứu chưa thể phỏng vấn sâu với các đối tượng nhóm hướng tới. Do đó, không thể
loại trừ khả năng có chứa các sai sót tiềm ẩn trong các câu trả lời đã thu thập được
của nhóm.
Về vấn đề kích thước mẫu của nghiên cứu định lượng mặc dù bài đã đáp ứng
đủ điều kiện gấp 5 lần số biến quan sát có trong mô hình và đạt số lượng khá cao
so với các đề tài trước đó cùng chủ đề. Tuy nhiên, nếu có thể tăng số lượng mẫu
nhiều hơn thì có thể giúp tăng tính đại diện cho bài nghiên cứu.
Cuối cùng là về nội dung và phạm vi nghiên cứu của nhóm. Phạm vi của đề
tài hiện đang tập trung chủ yếu vào đối tượng khảo sát là người dân đang sinh sống
trên địa bàn Thành phố Hà Nội nên chưa bao quát được các đối tượng khác như
người dân trên toàn quốc, …. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc
phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi vay với lãi suất cao từ sự hiểu biết của
mỗi cá nhân với hình thức vay này. Vậy nên chưa thể bao quát tới các yếu tố khác
cũng có tác động tới quyết định đi vay của người dân.
5.5.2. Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo
Trên quan điểm những mặt cần khắc phục, nhóm tác giả khuyến nghị những
bài nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển thêm và khắc phục những điều trên.
Trước hết là mở rộng phạm vi nghiên cứu, khảo sát trên các khu vực khác nhau
trên cả nước để mẫu thu được mang tính khách quan, đại diện hơn. Kết hợp
phương pháp định tính và phương pháp định lượng đồng thời áp dụng phạm vi
không gian và thời gian lớn hơn. Ngoài ra, có thể nghiên cứu các nhân tố khác tác
động đến quyết định vay với lãi suất cao của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng, C. T. (2021). Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Việt Nam cần được bắt
đầu từ giáo dục hiểu biết tài chính. Trong International Conference
Proceedings: Financial Consumer Protection: Practice and Policy
Recommendations for VietNam : Hà Nội, 2021.
2. Khúc Thế Anh, Bùi Kiên Trung, Nguyễn Minh Phương (2022). Tác động
của dân trí tài chính đến quản lý chi tiêu của sinh viên Việt Nam. Tạp chí
Kinh tế & Phát triển, số 306, pages 31 - 40.
3. Đinh Thị Mỹ Hạnh, Đào Tuấn Khanh - Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú
Yên (2023). Nâng cao hiểu biết tài chính tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính kỳ
2 tháng 6/2023.
4. Annamaria Lusardi and Peter Tufano (2015). Debt literacy, financial
experiences, and overindebtedness. Journal of Pension Economics &
Finance, Volume 14, Special Issue 4: Household Finance, October 2015:
332 - 368. Doi: https://doi.org/10.1017/S1474747215000232
5. Annamaria Lusardi and Carlo de Bassa Scheresberg (04/2013). Financial
Literacy and High-Cost Borrowing in the United States.
6. World Bank Group (2015). Diagnostic Review of Consumer Protection and
Financial Literacy Volume 1.
7. Sabri Mohamad Fazli and Afida Mastura Muhammad Arif (2019). The
Relationship between Attitude towards Money, Financial Literacy and Debt
Management with Young Worker’s Financial Well-being Nuraini Abdullah.
Pertanika J. Soc. Sci. & Hum. 27 (2019): 361 - 378
8. Tae-Young Pak (2018). Financial literacy and high-cost borrowing:
Exploring the mechanism. International Journal of Consumer Studies,
Volume 42, Issue 3, May 2018: 283-294
9. Annamaria Lusardi (2019). Financial literacy and the need for financial
education: evidence and implications. Swiss Journal of Economics and
Statistics volume 155, Article number: 1 (2019)
10.Angela C. Lyons, John Grable &Ting Zeng (2019). Impacts of Financial
Literacy on the Loan Decisions of Financially Excluded Households in the
People's Republic of China. SSRN Electronic Journal, January 2019. Doi:
10.2139/ssrn.3370021
11.Melody Harvey, Ph.D. (2019). Does State-Mandated Financial Education
Affect High-Cost Borrowing?
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng hỏi của nhóm nghiên cứu

Xin chào anh/chị,

Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về hiểu biết về tài chính và
quyết định vay nợ của các cá nhân tại Việt Nam.

Chúng tôi rất mong anh/chị bỏ chút thời gian quý báu của mình giúp chúng
tôi thực hiện bài khảo sát này. Tất cả những ý kiến đóng góp của anh/chị sẽ là
những thông tin quý giá và có ý nghĩa quan trọng đối với bài nghiên cứu của chúng
tôi. Chúng tôi xin cam đoan tất cả thông tin trong phiếu khảo sát này chỉ dùng vào
mục đích nghiên cứu và sẽ không dùng vào bất kỳ mục đích nào khác.

Rất mong nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ tất cả mọi người.

Xin chân thành cảm ơn!

I.THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Anh/chị bao nhiêu tuổi?

□ 18-24 tuổi

□ 25-34 tuổi

□ 35-44 tuổi

□ 45-54 tuổi

□ 55-64 tuổi

□ trên 65 tuổi

2. Giới tính của Anh/chị là gì?

□ Nam

□ Nữ

□ Khác
3. Tổng thu nhập 1 tháng của gia đình Anh/chị là bao nhiêu?

□ Dưới 15 triệu

□ 15 - 25 triệu

□ 25 – 40 triệu

□ Trên 40 triệu

4. Trình độ học vấn của Anh/chị là?

□ Chưa tốt nghiệp THPT

□ Tốt nghiệp THPT

□ Tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp

□ Tốt nghiệp đại học

□ Tốt nghiệp sau đại học

5. Tình trạng hôn nhân của Anh/chị?

□ Đã kết hôn

□ Độc thân

□ Đã ly hôn

□ Góa vợ/chồng

6. Anh/chị có bao nhiêu người con đang phụ thuộc tài chính vào cha mẹ?

□0

□1

□2

□>2

7. Loại hình công việc của Anh/chị là gì?

□ Làm công ăn lương


□ Tự làm chủ (self-employed)

□ Sinh viên

□ Thất nghiệp

□ Hưu trí

8. Anh/chị có tài khoản thanh toán tại ngân hàng không?

□ Có

□ Không

9. Anh/chị có bao nhiêu thẻ tín dụng?

□0

□1

□ >1

10. Anh/chị sử dụng thẻ tín dụng như thế nào trong vòng 12 tháng
qua?

□ Tôi luôn trả toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng và không phải trả lãi

□ Có một số tháng tôi không thanh toán toàn bộ dư nợ và phải trả lãi

□ Có một số tháng tôi chỉ thanh toán số tiền tối thiểu

11. Khi đầu tư tài chính, mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của Anh/chị là?

(Theo thang điểm 10, mức 1 nghĩa là “Hoàn toàn không chấp nhận” và 10 là “Rất
sẵn sàng”)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

12. Gia đình bạn có sở hữu nhà/căn hộ không?

□ Có
□ Không

13. Trong vòng 12 tháng qua, thu nhập của gia đình Anh/chị có bị giảm nhiều
một cách đột ngột không?

□ Có

□ Không

14. Gia đình Anh/chị có để dành tiền đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong
vòng 3 tháng để phòng trường hợp ốm đau, thất nghiệp hay các tình huống
khẩn cấp khác không?

□ Có

□ Không

15. Gia đình Anh/chị có bảo hiểm y tế không?

□ Có

□ Không

16. Trong vòng 5 năm qua, đã bao nhiêu lần gia đình anh/chị

Không 1 lần 2 3 4 lần


bao giờ lần lần trở lên
Vay ngân hàng
Vay công ty tài chính tiêu dùng
Vay lãi suất cao (trên 20%/năm) qua
app cho vay
Vay qua tiệm cầm đồ
Vay họ hàng, bạn bè
Vay nóng lãi suất cao từ các cá nhân
Bị quấy rầy/đe dọa khi chậm trả các
khoản vay của những người cho vay?
17. Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình về các nhận định sau
đây, theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó:

1. Hoàn toàn không đồng ý

2. Không đồng ý

3. Bình thường

4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Lãi suất thực tế của khoản vay cao hơn nhiều so 1 2 3 4 5


với lãi suất công bố do phải trả các khoản chi phí
khác.

Tôi có tìm hiểu và nắm bắt được toàn bộ thông tin


của người cho vay trước khi vay tiền.

Tôi hiểu biết tường tận về mức lãi suất và các chi
phí phát sinh của khoản vay trước khi đi vay.

Tôi vay nợ quá nhiều.

Tôi xử lý tốt các vấn đề tài chính hàng ngày như


các khoản chi tiêu, tiết kiệm, tài khoản thanh toán,
thẻ tín dụng…
Tôi khá giỏi toán.

18. Giả sử bạn có 100 triệu đồng trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm và lãi suất
là 2%/năm. Sau 5 năm, tổng số tiền Anh/chị có

□ Cao hơn 102 triệu đồng

□ Đúng bằng 102 triệu đồng

□ Thấp hơn 102 triệu đồng

19. Giả sử lãi suất tiền gửi tiết kiệm là 1%/năm và lạm phát là 2%/năm. Sau 1
năm nữa, số hàng hóa mà Anh/chị mua được từ số tiền gửi trong tài khoản
này

□ Cao hơn hiện nay

□ Đúng bằng hiện nay

□ Thấp hơn hiện nay

20. Nếu Anh/chị vay nợ 100 triệu đồng và phải trả lãi gộp 20%/năm cho
khoản vay đó. Nếu bạn không trả dần khoản vay, sau bao nhiêu năm nữa
khoản nợ của Anh/chị sẽ tăng gấp đôi?

□ < 2 năm

□ 2 năm - <5 năm

□ 5 năm - <10 năm

□ > 10 năm

21. Nếu lãi suất tăng, điều gì sẽ xảy ra với giá trái phiếu?

□ Giá trái phiếu tăng

□ Giá trái phiếu không đổi


□ Giá trái phiếu giảm

□ Không có mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu

22. Mua cổ phiếu của một công ty đơn lẻ thường an toàn hơn mua chứng chỉ
của quỹ đầu tư

□ Đúng

□ Sai

23. Mức chi phí (bao gồm lãi suất và chi phí khác) cao nhất mà anh/chị phải
trả cho các khoản vay của mình là

□ <20%

□ 20%-<50%

□ 50%-<100%

□ >100%

24. Mức chi phí hàng năm (bao gồm lãi suất và chi phí khác) cao nhất mà
anh/chị phải trả cho các khoản vay của mình là

□ <20%/năm

□ 20%-<50%

□ 50%-<100%

□>100%

Xin chân thành cảm ơn anh/chị!

You might also like