You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH

BÀI KIỂM TRA


HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

STT: 07 (Nhóm 1) Mã SV: 20D111128


Họ và tên: Hoàng Kim Chi Lớp học phần: 2176SCRE0111
Câu 1: Viết bình luận 1 nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu của nhóm được giao thảo luận
(mục đích/câu hỏi, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, hạn chế nghiên cứu)

Đề tài nghiên cứu liên quan: Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà Nước để
làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường Đại học tại TP Hồ Chí Minh. (Luận án Thạc sĩ Quản Trị
Kinh Doanh - Trần Thị Kim Hà)

1. Về mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu trên giúp xác định được các yếu tố tác động đến ý định
chọn cơ quan hành chính nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường Đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Về câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu ở nghiên cứu này được xây dựng rõ ràng và tập
trung vào mô tả biến, mối quan hệ giữa các biến, nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi sau:
- Những yếu tố nào tác động ảnh hưởng đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà Nước để làm
việc của sinh viên năm cuối ở các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà Nước để làm việc
của sinh viên năm cuối ở các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Có những kiến nghị gì nhằm thu hút sinh viên lựa chọn cơ quan hành chính Nhà Nước để làm
việc?

3. Về phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này thực hiện phối hợp 2 phương pháp chủ yếu là
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính được triển khai nhằm xác định các yếu tố tác động đến ý
định cơ quan hành chính Nhà Nước để làm việc của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh. Xây
dựng thang đo và bảng khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu nhằm lượng hóa các mối
quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và ý định chọn cơ quan hành chính Nhà Nước để lĩnh vực
của sinh viên. Triển khai nghiên cứu định lượng trên cơ sở phỏng vấn sinh viên ở Thành phố
Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi.
- Mẫu được theo phương pháp thuận tiện, phạm vi lấy mẫu là sinh viên năm cuối các trường Đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu thập được thu vào kiểm độ tin cậy của thang đo
của hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Dữ liệu sau kiểm định được
sử dụng phân tích tương quan, hồi quy dựa trên phần mềm SPSS.

4. Về kết quả nghiên cứu: Kết quả của nghiên cứu này cho thấy được 8 yếu tố tác động đến ý
định làm tại cơ quan hành chính Nhà Nước của sinh viên năm cuối ở các trường Đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung trình bày nghiên cứu có đầy đủ, bao gồm các thành phần chính: Mô tả mẫu khảo sát,
Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của 8 yếu tố tác động đến ý định làm
việc trong cơ quan hành chính Nhà Nước của sinh viên năm cuối ở các trường Đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình nghiên cứu qua các bước phân tích tương
quan, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết, thảo luận kết quả nghiên cứu, phân tích sự đánh
giá của sinh viên theo từng yếu tố, phân tích sự kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân.
- Kết quả hồi quy cho thấy, 8 yếu tố được đưa ra trong mô hình nghiên cứu, đều ảnh hưởng đến
ý định chọn cơ quan hành chính Nhà Nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường Đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Về hạn chế: Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế về mẫu khảo sát thu thập, về
phương pháp như sau:
- Mẫu khảo sát thu thập thông tin từ sinh viên của nghiên cứu chỉ tập trung ở một số trường Đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh, nếu được thực hiện trên phạm vi lớn hơn thì tính đại diện sẽ
lớn hơn.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên có thể chưa khái quát đầy đủ các đối
tượng khảo sát. Vì thế, cần có 1 nghiên cứu với số mẫu theo định mức cân đối về số lượng sinh
viên của các trường đại học.
- Cần cân nhắc, thêm vào mô hình nghiên cứu 1 số yếu tố khác như: thông tin tuyển dụng công
chức, đặc điểm địa phương, điều kiện gia đình.

Kết luận lại, đề tài này được thực hiện với đối tượng là các sinh viên năm cuối đang học ở các trường
Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã cung cấp một cách nhìn có cơ sở khoa học và
thực tiễn về những yếu tố tác động đến ý định làm việc cho cơ quan Nhà Nước của sinh viên năm cuối
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nó sẽ là tài liệu tham khảo cho cơ quan hành chính Nhà Nước trong việc
hoạch định chính sách tuyển dụng nhân sự.

Câu 2: Thiết kế một bảng hỏi định tính (10 câu) cho nghiên cứu của nhóm mình được giao thảo luận.

Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định làm việc ngoài cơ quan Nhà Nước của
sinh viên sau tốt nghiệp.

BẢNG PHỎNG VẤN KHẢO SÁT


VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM VIỆC NGOÀI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP.

Thưa các bạn, hiện tại mình đang làm bài kiểm tra học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học - lớp
HP: 2176SCRE0111, và mình đang làm nghiên cứu về “Các yếu tố tác động tới việc chọn làm việc
ngoài cơ quan Nhà nước của sinh viên sau tốt nghiệp”. Mong các bạn dành ra ít phút để làm bài khảo
sát này. Ý kiến của bạn rất quan trọng đối với đề tài nghiên cứu của mình! Mọi thông tin xin cam đoan
sẽ chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu, thông tin sẽ được giữ kín và cam kết đảm bảo an toàn.
Xin chân thành cảm ơn!

I. CÂU HỎI CHUNG

1. Bạn đã tốt nghiệp đại học chưa?


2. Bạn có ý định làm việc tại cơ quan ngoài Nhà nước sau tốt nghiệp không?
3. Theo bạn, những yếu tố nào khiến bạn có ý định như vậy?

II. CÂU HỎI PHỎNG VẤN


Bạn vui lòng chia sẻ quan điểm liên quan đến ý định làm việc ngoài cơ quan Nhà Nước, thông qua việc
trả lời các câu hỏi phỏng vấn sau đây:

1. Yếu tố thu nhập có tác động đến ý định làm việc ngoài cơ quan Nhà Nước không?
1.1. Mức lương bạn mong muốn khi làm cơ quan ngoài Nhà Nước như thế nào?
1.2. Yêu cầu về thời gian trả lương của bạn là gì?
1.3. Với bạn, yếu tố chính sách tăng lương như thế nào sẽ ảnh hưởng đến ý định làm việc ngoài
cơ quan Nhà Nước?

2. Yếu tố điều kiện môi trường có tác động đến ý định làm việc ngoài cơ quan Nhà Nước không?
2.1. Môi trường làm việc mà bạn mong muốn có yêu cầu sự chuyên nghiệp và sáng tạo không?
2.2. Không gian làm việc lý tưởng đối với bạn là một không gian như thế nào?
2.3. Bạn quan tâm đến điều kiện môi trường làm việc nào nhất? Vì sao?

3. Yếu tố chính sách ưu đãi, hỗ trợ có tác động đến ý định làm việc ngoài cơ quan Nhà Nước
không?
3.1. Bạn có mong muốn gì về các chính sách ưu đãi của các cơ quan ngoài Nhà Nước?
3.2. Theo bạn, yếu tố chính sách ưu đãi và hỗ trợ như thế nào thì phù hợp?
3.3. Bạn nghĩ thế nào về việc hỗ trợ chi phí cho nhân viên trong tình hình dịch bệnh hiện hay?

4. Yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động đến đến ý định làm việc ngoài cơ quan Nhà
Nước không?
4.1. Bạn đánh giá thế nào về cơ hội đào tạo và thăng tiến khi làm việc tại cơ quan ngoài Nhà
Nước?
4.2. Bạn hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về quan điểm “Quá trình đánh giá của công ty không
giúp nhân viên có kế hoạch rõ ràng về việc đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân”. Nếu có
quan điểm khác, hãy cho biết lý do?

5. Ngoài những yếu tố trên còn yếu tố nào khác ảnh hưởng đến quyết định của bạn không? (Trả lời
nếu có)
6. Theo bạn yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?

III. THÔNG TIN CÁ NHÂN


Họ và tên: …………………………………........... Giới tính:………………..

Ngành học của bạn: ………………………………Năm sinh: …………………….

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để tham gia khảo sát! Chúc các bạn có một ngày làm việc, học tập
vui vẻ và hiệu quả!
Câu 3: Có các loại dữ liệu nào? Phân biệt chúng và lấy ví dụ.

● Khái niệm: Dữ liệu là tiền đề của mọi lý thuyết. Nhà nghiên cứu tìm kiếm, thu thập dữ liệu, sau
đó tiến hành xử lý dữ liệu nhằm đưa ra kết quả và hoàn thiện hay phát triển lý thuyết đã được
chứng minh trước đấy.
● Dữ liệu gồm 2 loại: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
● Phân biệt:

Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp

Loại dữ liệu này được hiểu là Là các dữ liệu không có sẵn


dữ liệu có sẵn, đã được người hoặc không giúp trả lời các
Khái niệm khác thu thập cho vào mục câu hỏi nghiên cứu hiện
tiêu nghiên cứu của họ. tại.Cần tự mình thu thập dữ
liệu cho phù hợp với yêu cầu
của vấn đề nghiên cứu.

Phục vụ cho nghiên cứu khác, Phục vụ nghiên cứu của nhà
Mục đích thu thập có thể không phù hợp với nhu nghiên cứu.
cầu của nhà khoa học.

Dễ dàng, nhanh và đảm bảo Đòi hỏi kỹ thuật cao và phức


Quá trình thu thập được sự kín đáo trong nghiên tạp trong cách thực hiện.
cứu.

Thời gian thu thập dữ liệu thứ Để thu thập dữ liệu sơ cấp
Thời gian thu nhập cấp thường nhanh, tiết kiệm thường đòi hỏi nhiều về thời
được thời gian. gian, công sức bỏ ra.

Chi phí thường lớn, tốn kém Chi phí tương đối thấp.
Chi phí thu thập vì các dữ liệu thường là sách,
tài liệu chuyên khảo,...

Dữ liệu thứ cấp thường không Độ chính các cao, phù hợp
Chất lượng dữ liệu được kiểm soát được chất với mục đích nghiên cứu.
lượng, độ cập nhật của sách, Đảm bảo tính cập nhật, kịp
tài liệu là không cao. thời của dữ liệu.

Những dữ liệu có liên quan Những dữ liệu liên quan đến


đến chiến lược marketing của điều kiện sinh hoạt (ăn, ở,
Ví dụ các doanh nghiệp trong Nước. ngủ, nghỉ) của sinh viên
Có thể thu thập từ Internet, không có sẵn, phải trực tiếp
các ấn phẩm của bên thứ 3 về thu thập từ sinh viên.
các DN.

You might also like