You are on page 1of 3

Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

1, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM


CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
(TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP Nghiên CỨU KHOA HỌC - CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM -
TRƯỜNG ĐẠI - Studocu)

a, Đối tượng nghiên cứu: Nhân tố ảnh hướng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
ĐH An Giang.
b, Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sơ bộ:
+ Nghiên cứu sơ bộ định tính để khám phá các yếu tố mới có thể chưa được phát
hiện trong các nghiên cứu trước đây.
+ Nghiên cứu sơ bộ định lượng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, hiệu chỉnh
thang đo trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức: Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng bảng câu hỏi
được chuẩn bị ở phần sơ bộ. Khảo sát 500 sinh viên phân theo 8 khoa. Bảng câu hỏi
gồm 3 phần:
+ Phần sàng lọc: Đối tượng phù hợp là các sinh viên đã, đang và sẽ có ý định đi
làm thêm.
+ Phần chính: Sử dụng thang đo Likert cho nghiên cứu
+ Phần thông tin các nhân: Phân tích, kiểm định khi cần thêm thông tin cho bài
nghiên cứu.

 Lỗ hổng: Các lí do vẫn đi theo các nghiên cứu trước, phổ biến như: Thu nhập,
kinh nghiệm, thời gian rảnh, chi tiêu... Phương pháp nghiên cứu định tính không
được áp dụng triệt để để tìm ra các lí do mới. Câu hỏi được làm ở dạng đóng; lựa
chọn ít, được tận dụng từ phần định lượng sơ bộ trước. Các giả thuyết được
chứng minh dựa trên các nghiên cứu trước, chứ không phải dựa trên thực trạng
của sinh viên trong trường.
2, STUDENT PART-TIME EMPLOYMENT: IMPLICATIONS,
CHALLENGES AND OPPORTUNITIES FOR HIGHER EDUCATION
((PDF) Student part-time employment: Implications, challenges and opportunities for higher education
(researchgate.net))

a, Đối tượng nghiên cứu: Các sinh viên tại ngành Quản trị dịch vụ du lịch và hiếu
khách của ĐH Scottish.
b, Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên tài liệu chi tiết, một bản câu hỏi được phát triển
cho từng sinh viên đang và không làm bán thời gian.
+ Phần đầu: Các câu hỏi như độ tuổi, giới tính, quốc tịch, dân tộc và lí do chọn ngành
học hiện tại.
+ Phần hai: Các câu hỏi liên quan công việc như thể loại, thời hạn dịch vụ, chức danh,
bản chất nhiệm vụ, mức độ trách nhiệm và giờ làm việc.
+ Phần ba: Các câu hỏi về lợi ích công việc, những điều ghét và thích của họ về công
việc và điều họ cảm thấy nên làm để phát triển mối quan hệ với các nhóm trong công
việc.
(Các sinh viên không có việc làm được hỏi về ý định công việc trong tương lai và
những câu hỏi khác)
Phần lớn câu hỏi có câu trả lời là Có/Không nhưng vẫn cho người trả lời để lại bình
luận như 1 cách xây dựng chỉnh chu. (232 bản câu hỏi được hoàn thành bởi các sinh
viên theo các khoa của trường, 81% dưới 24 tuổi, 63% là nữ).

 Lỗ hổng: Tập trung quá nhiều phương pháp định lượng, chỉ dựa trên tài liệu có
trước thay vì áp dụng cả phỏng vấn để tăng tính linh hoạt, đồng thời giảm thiếu
sót do tính chủ quan của người khảo sát.

You might also like