You are on page 1of 3

YÊU CẦU CHO BÀI VIẾT TỔNG QUAN VÀ BÀI MẪU

Biên soạn: Đỗ Hồng Quân

1.Yêu cầu cho bài viết tổng quan:


 Nhóm cần tìm ít nhất 5 bài viết có liên quan đến đề tài nhóm, nhóm nào tìm càng
nhiều, càng được đánh giá cao.
 Tài liệu tìm được sẽ được đánh giá mức độ quan trọng, theo thứ tự gồm sách
(quan trọng nhất), tạp chí khoa học, báo chí (chỉ lấy những tờ báo có xuất bản)
được cho phép.
2.Một bài tổng quan tư liệu phải có 5 phần nội dung cơ bản như là:
a) Nêu thông tin về tác quyền của bài viết đó gồm: tên tác giả (năm của bài viết), tên
bài viết là gì, nơi xuất bản của bài viết.
Vd: Tác giả Mai An (2018) trong bài viết Thanh niên Việt Nam hiện tại đang nghĩ
gì được đăng trên báo Thanh niên, cho rằng,..............
b) Nêu lại toàn bộ những kết luận của tác giả bài viết đó là gì?
c) Tác giả đó sử dụng phương pháp nào (nếu như tác giả không nêu lên phương pháp
họ sử dụng thì bỏ qua mục này, tuy nhiên sinh viên có thể xem đây là một điểm
yếu của bài viết để nhận xét/phê bình)
d) Nhận xét của sinh viên về bài viết đó: nhận xét ở đây bao gồm: những điểm mạnh,
hạn chế của bài viết, những đề nghị mới của sinh viên,…
e) Tài liệu tham khảo
Ghi chú: một bài tổng quan tư liệu có điểm cao sẽ phụ thuộc vào:
- Nguồn tài liệu mà sinh viên tìm được có chất lượng/giá trị khoa học
- Viết đúng theo yêu cầu/phương pháp (theo yêu cầu 5 bước của mục 2)
- Viết thành một bài luận hoàn chỉnh, có nhận xét đánh giá

Ví dụ mẫu:

Đề tài nghiên cứu “ Phương pháp học tập và định hướng việc làm của sinh viên
xã hội học tại thành phố HCM hiện nay

Tổng quan tư liệu


Sau khi tìm hiểu về chủ đề phương pháp học tập và việc làm của sinh viên, nhóm chúng
tôi nhận thấy có những nghiên cứu sau đây:
1. Thứ nhất là công trình nghiên cứu của Trịnh Hoài Đức (2000) với tên gọi là Một
số nhân tố khách quan tác động đến tính tích cực xã hội của sinh viên Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới” Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội đã đề cập
đến thực trạng, bản chất và những yếu tố khách quan tác động đến tính tích cực
của sinh viên Việt Nam hiện nay. Rút ra các kết luận về tính tích cực này, đề xuất
một số phương hướng, giải pháp, kiến nghị để phát triển tính tích cực xã hội của
sinh viên từ đó góp phần vào việc xác định lại những cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc hoạch định những chế độ, chính sách nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục
của đất nước. Từ đó, công trình này đề cập đến những chính sách cũng như đánh
giá về các hoạt động làm nền tảng cho tính tích cực của sinh viên trong môi trường
học tập mới cũng như hội nhập sau này.
Với phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu, so sánh thu thập thông tin bằng
phương pháp phỏng vấn sâu , tác giả đã đi sâu vào phân tích bản chất tích cực xã
hội của sinh viên từ quan điểm Triết học.
Nhóm chúng tôi nhận thấy rằng công trình nghiên cứu của tác giả này đã đề cập
đến những vấn đề cơ bản làm động lực cho việc học tập của sinh viên. Tuy nhiên,
nếu như vẫn chú ý đến tính tích cực không thì vẫn chưa đầy đủ vì tác giả đã bỏ qua
những yếu tố về tính xã hội, những tác động của môi trường xung quanh cũng như
hiệu quả của tính tích cực từ cấp độ học sinh.

2. Thứ hai là công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Đô, luận văn tốt nghiệp khoa
Xã hội học, Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh, khoá 2001 – 2005“
Phương pháp học – tự học trong sinh viên, thực trạng và giải pháp”. Trong đề tài
này tác giả đã tiến hành nghiên cứu phương pháp học và nhất là phương pháp tự
học trong giới sinh viên hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh. Với đề tài này tác giả
đã đứng trên 3 phương diện chính để phân tích sự tác động đến phương pháp :Đó
chính là từ bản thân sinh viên , gia đình, và yếu tố xã hội. Qua việc phân tích này
tác giả cũng đưa ra thực trạng và phương pháp tự học hiệu quả cũng như những
khó khăn và hướng khắc phục trong tương lai.
Với phương pháp định lượng là chính kết hợp với phương pháp định tính, tác giả
đi sâu vào việc phân tích các biến số, xây dựng các câu hỏi nghiên cứu và kiểm
chứng các giả thuyết, cộng với việc phỏng vân sâu để làm rõ hơn các ý kiến định
lượng.
Chúng tôi thấy rằng từ trước đến nay đã có những nghiên cứu về sinh viên từ cấp
độ cử nhân cho đến các cấp cao hơn. Tuy nhiên nội dung những đề này hầu hết
đều tập trung vào việc nghiên cứu sinh viên ở mức độ chung. Chúng tôi thấy có ít
các nghiên cứu về sinh viên trong đó có sự phân chia rõ ràng giữa sinh viên của
các ngành, các lĩnh vực cũng như có ít đề tài nghiên cứu về việc làm của sinh viên.
Vì vậy chúng tôi quyết định chọn vấn đề phương pháp học tập và định hướng nghề
nghiệp của sinh viên để làm đề tài nghiên cứu cho mình.

You might also like