You are on page 1of 4

1

BÁO CÁO TÓM TẮT

Tên trường : Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội

Tên khoa : Sư phạm Tiếng Anh

Tên đề tài : TÍNH TỰ CHỦ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC


NGOẠI NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
TRỰC TUYẾN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thanh Nhàn

Người làm nghiên cứu : Kiều Hạnh Ngân


Vương Thị Phụng Anh
Nguyễn Thị Kiều Oanh

I. Lý do chọn đề tài:
Tính tự chủ của sinh viên trong quá trình học tập từ lâu đã là vấn đề được quan tâm.
Đặc biệt, tính tự chủ đối với sinh viên học tại trường Đại học Ngoại Ngữ lại càng quan
trọng, bởi lẽ việc học ngoại ngữ là việc học cả đời. Tính tự chủ không phải tự nhiên mà
có, đó là cả một quá trình rèn luyện lâu dài, cần sự nỗ lực của bản thân người học và sự
giúp đỡ của giảng viên để thúc đẩy quá trình đó. Trong bối cảnh dịch Covid-19 ở nước
ta đang diễn biến hết sức phức tạp, vấn đề về tính tự chủ của sinh viên trong học tập lại
càng nhức nhối hơn bao giờ hết. Thiếu đi người giám sát và sự tự do khi được học ở
nhà đã khiến sinh viên mất đi tính tự chủ, lơ là việc học tập. Để hiểu rõ hơn về thực
trạng này và đề ra những biện pháp khắc phục, cần có nghiên cứu làm rõ hơn cơ sở lý
luận về tính tự chủ trong học tập của sinh viên, cần có khảo sát đánh giá thực trạng và
thực nghiệm những cách thức cơ bản để nâng cao tính tự chủ. Từ những lý do kể trên,
chúng tôi lựa chọn “Tính tự chủ của sinh viên Đại học Ngoại Ngữ trong quá trình
học trực tuyến - Thực trạng và giải pháp” là đề tài nghiên cứu.

II. Tổng quan tài liệu


Thuật ngữ sự tự chủ của của người học ra đời từ đầu những năm 1980 bởi nhà giáo dục
Henri Holec, và thường được áp dụng trong việc học ngôn ngữ. Ban đầu, sự tự chủ của
người học được định nghĩa là “khả năng tự phụ trách việc học tập của mình” (Holec,
1981, tr. 3), và đã được trích dẫn trong nhiều tài liệu. Sau đó, “khả năng” và “phụ trách”
được thay thế bằng “năng lực” và “chịu trách nhiệm”, bởi khả năng tự chủ không phải
là “bẩm sinh mà có”, mà chủ yếu thông qua quá trình giáo dục (Holec, 1981). Sự tự chủ
của người học đã được nhận thức và áp dụng vào thực tế theo nhiều cách, tùy thuộc vào
bối cảnh chính trị, xã hội và hoàn cảnh thực tế (Dang, 2010).
2

Từ sự đa dạng trong khái niệm sự tự chủ của người học, chúng tôi đã nghiên cứu sáu
khung lý thuyết khác nhau. Các khung lý thuyết này được phân thành hai loại, phụ thuộc
vào các giai đoạn phát triển hoặc phụ thuộc vào các lĩnh vực kiểm soát.

Khung lý thuyết về sự tự chủ của người học dựa trên các giai đoạn phát triển: Khung
lý thuyết của Nunan (1997) gồm năm mức độ, đó là nhận thức, tham gia, can thiệp,
sáng tạo và siêu việt. Về mặt khái niệm, mô hình này tương tự như các giai đoạn của
một quá trình học tập, tuy nhiên, thứ tự phát triển này không đúng hoàn toàn với người
học trong từng cảnh khác nhau. Khung lý thuyết của Littlewood (1999) gồm hai cấp độ
điều chỉnh, đó là tự chủ phản ứng và tự chủ chủ động. Tự chủ phản ứng điều chỉnh hoạt
động học tập sau khi được cung cấp hướng dẫn rõ ràng. Tự chủ chủ động điều chỉnh cả
hoạt động và hướng dẫn. Tuy nhiên, cách phân biệt theo khung lý thuyết này là tương
đối rộng. Khung lý thuyết của Scharle & Szabo (2000) gồm ba giai đoạn: nâng cao
nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển giao vai trò. Khung lý thuyết này có vẻ như là
một phiên bản đơn giản của Nunan (1997) với các chỉ số khá giống nhau.

Khung lý thuyết về sự tự chủ của người học dựa trên các lĩnh vực kiểm soát: Khung
lý thuyết của (Littlewood, 1996) gồm ba giai đoạn: tự chủ với tư cách là người giao tiếp
(khả năng giao tiếp thành công trong các tình huống cụ thể); tự chủ như một người học
(khả năng sử dụng các chiến lược phù hợp để tham gia vào các hoạt động học tập trong
và ngoài lớp) và tự chủ như một con người (khả năng truyền đạt những suy nghĩ cá nhân
và cá nhân hóa môi trường học tập). Mặc dù dường như có sự phân biệt giữa ba bối
cảnh của sự tự chủ, các thuộc tính của chúng có mối liên hệ với nhau (Littlewood, 1996).
Khung lý thuyết của Macaro (1997, 2008) gồm ba khía cạnh: tự chủ về năng lực ngôn
ngữ (khả năng giao tiếp sau khi nắm vững các quy tắc về ngôn ngữ ở một mức độ nhất
định), tự chủ về năng lực học ngôn ngữ (khả năng tái tạo các kỹ năng ngôn ngữ mà đã
học được và sử dụng trong các tình huống tương tự khác), và tự chủ lựa chọn và hành
động (khả năng phát triển các lựa chọn học tập). Khung lý thuyết của Benson (2001)
chỉ rõ ba lĩnh vực kiểm soát rộng hơn, đó là quản lý học tập, quá trình nhận thức và nội
dung học tập. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và liên kết chặt chẽ với hành vi học tập, tâm
lý học tập, và tình hình học tập. Sự phát triển của việc kiểm soát trong một lĩnh vực có
thể hỗ trợ hoạt động của những lĩnh vực khác.

Sáu khung lý thuyết trên đã chỉ ra hai chỉ số quan trọng hình thành nên sự tự chủ của
người học: các lĩnh vực hoạt động và các mức độ hoạt động. Các lĩnh vực hoạt động,
cụ thể là các quá trình nhận thức, các hành vi đã được thể hiện và quản lý tình huống,
đóng vai trò như một chỉ số tổng thể. Mỗi danh mục trong chỉ số này bao gồm ba cấp
độ tiến bộ điển hình, được đặc trưng bởi các nhóm kỹ năng được chỉ ra trong chỉ số
khác.

III. Phương pháp nghiên cứu


3

1. Đối tượng nghiên cứu: tính tự chủ của sinh viên Đại học Ngoại Ngữ trong quá trình
học trực tuyến.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Thu thập dữ liệu: Để thu thập và xử lý các thông tin sơ cấp và thứ cấp theo mục
tiêu nghiên cứu đề ra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp sau:
Thu thập thông tin sơ cấp: Các thông tin và dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua
quá trình phỏng vấn một bộ phận sinh viên và giảng viên và qua các bảng hỏi trực tiếp.
Thu thập thông tin thứ cấp: Các nguồn dữ liệu và thông tin thứ cấp được nhóm nghiên
cứu thu nhập thông qua các nguồn là các bài nghiên cứu có liên quan đến nội dung
nghiên cứu. Chúng tôi tham khảo các tài liệu của các tác giả như Holec (1981), Wenden
(1991), Littlewood (1996) là những chuyên gia đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc
nghiên cứu tính tự chủ cũng như việc học trực tuyến. Ngoài ra, chúng tôi tham khảo
thêm các tài liệu tra cứu trên mạng, việc này giúp cho chúng tôi rất nhiều trong nghiên
cứu để tìm các giải pháp cho đề tài. (một số các tài liệu tham khảo về cách thức tổ chức
cũng như các lợi ích và các vấn đề phát sinh có thể có trong quá trình làm việc nhóm).

2.2. Phân tích dữ liệu


Phân tích và xử lý thông tin sơ cấp: Để định lượng được các nhân tố ảnh hưởng đến
tính tự chủ của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ trong quá trình học trực tuyến,
nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22 để xử lý số liệu. Dữ liệu sau khi thu thập
được xử lý bằng phép toán thống kê mô tả căn bản. Thực hiện kiểm định để kiểm tra độ
tin cậy và kiểm định mô hình.
Phân tích và xử lý thông tin thứ cấp: Đối với các thông tin thứ cấp là các bài nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước, nhóm sẽ tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá.
Đây vừa là cơ sở phân loại và hệ thống lý thuyết, vừa xây dựng khung lý thuyết đưa ra
các nhân tố ảnh hưởng đến tính tự chủ của sinh viên.

2.3. Đường hướng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình 7 bước sau
đây: (1) Tổng quan quá trình nghiên cứu; (2) Đề xuất mô hình nghiên cứu; (3) Thực
hiện nghiên cứu định tính; (4) Hoàn chỉnh thang đo; (5) Nghiên cứu định lượng chính
thức; (6) Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha; (7) Rút ra kết luận, bình luận và hàm ý.

IV. Phân tích số liệu: Số liệu khảo sát 228 sinh viên ĐHNN cho thấy:
Từ góc độ Tâm lý - Tri nhận, sinh viên đã có sự tự chủ trong quá trình học trực tuyến
khi có thể tự học và điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp với bản thân nhưng ở mức độ
không cao (khoảng ⅗). Sinh viên không mấy hứng thú với hình thức học này, vậy nên
cũng không có nhiều động lực để học. Cảm giác cô lập cùng với sự khó khăn trong việc
tập trung khiến sinh viên ngại tham gia các hoạt động trong lớp, và từ đó làm giảm mức
độ tự chủ.
Từ góc độ Văn hoá - Xã hội, môi trường học và giảng viên có tác động lớn tới sự tự
chủ của sinh viên. Môi trường học được tương tác nhiều, cùng với sự hướng của giảng
4

viên sẽ giúp sinh viên tăng thêm tính tự chủ. Bạn học cùng lớp cũng có tác động tới sinh
viên nhưng không quá nhiều.
Từ góc độ Quyền lực, ở môi trường Đại học Ngoại ngữ, sinh viên được trao quyền,
khuyến khích để chủ động hơn trong việc học của mình. Đối với các bài tập nhóm,
nhiệm vụ trên lớp, các bạn sinh viên cũng thể hiện được sự chủ động của mình, tuy
nhiên lại không hay tự ôn tập lại bài. Và một số trách nhiệm ở nhà cũng góp phần ảnh
hưởng đến sự tự chủ của sinh viên khi họ vừa phải học, vừa phải đảm đương thêm một
số nhiệm vụ khác.
Từ góc độ Kỹ thuật, công nghệ phát triển vừa có lợi cũng vừa có hại tới sự tự chủ trong
quá trình học trực tuyến của của sinh viên. Công nghệ sẽ có tác động tốt nếu sinh viên
biết tận dụng trong quá trình học, và sẽ có tác động xấu nếu sinh viên sa đà vào mạng
xã hội, game,.. và bỏ bê việc học. Ngoài ra, một số bất lợi như vấn đề đường truyền
mạng cũng có thể ảnh hưởng tới sự tự chủ của sinh viên, nhưng sẽ không nhiều.

V. Kết quả/ kết luận:


1. Kết quả: Nghiên cứu đã xác định được những biểu hiện của tính tự chủ của sinh viên
trong quá trình học trực tuyến, phân tích thực trạng tính tự chủ, tìm ra một số yếu tố ảnh
hưởng, đồng thời đề xuất một số kiến nghị tới nhà trường, giảng viên, và đưa ra một số
đề xuất đối với sinh viên

2. Kết luận
Hiện tại, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, việc học trực tuyến
vẫn còn sẽ tiếp tục trong một khoảng thời gian tới. Dù công nghệ đã phát triển hơn, hỗ
trợ rất nhiều cho hình thức học này nhưng thực tế, để việc học thực sự quả cần sự nỗ
lực của người học. Thế nên, đây là thách thức không chỉ với người học mà còn là thách
thức với giảng viên và nhà trường, làm sao để việc giảng dạy hiệu quả và thu hút sinh
viên hơn.
Sau quá trình khảo sát để lấy số liệu cho việc thực hiện phân tích định lượng và kết quả
phân tích định lượng dựa trên 228 phiếu thu về xác định được một số yếu tố thuộc 4
góc nhìn: góc nhìn Tâm lý, góc nhìn Văn hoá - Xã hội, góc nhìn Quyền lực, góc nhìn
Kỹ thuật. Chính vì vậy, giảng viên và nhà trường cần đưa ra những phương án phù hợp
để có thể khuyến khích và gia tăng tính tự chủ của sinh viên Trường Đại học Ngoại
Ngữ.
Nghiên cứu cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế đáng kể như không gian nghiên
cứu hiện nay mới tập trung ở sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh. Vì vậy, chưa đánh
giá chính xác được các yếu tố cũng như là mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới sự
tự chủ của sinh viên Trường Đại học Ngoại Ngữ. Đây cũng chính là những hướng
nghiên cứu mà nhóm có thể cân nhắc trong tương lai.

You might also like