You are on page 1of 3

I.

 Khái niệm Tự học

       Nguyễn Kỳ (1998) đã đưa ra quan điểm rằng tự học là người học tích cực chủ
động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình.
Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống,
giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp.

Trần Phương (2005) đã phát biểu đề cao tính tự học, học bao giờ và lúc nào
cũng chủ yếu là tự học, hay tự học chính là biến khiến thức khoa học tích lũy từ nhiều
thế hệ của nhân loại thành kiến thức của bản thân và rèn luyện cho bản thân kĩ năng
thực hành những tri thức đó.

Nguyễn Cảnh Toàn (1997) cũng cho rằng tự học là sự động não, suy nghĩ sử
dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích…) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng
công cụ) cùng các phẩm chất chính của chính bản thân người học (tính trung thực,
khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học). Không chỉ vậy,
tự học còn là quá trình sử dụng cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan
để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó theo sở
hữu của mình.

       Từ các ý kiến trên, nhóm xin đưa ra khái niệm tự học là tự mình động não, suy
nghĩ, học với sự tự giác và tích cực ở mức độ cao, là quá trình người học tự tìm ra ý
nghĩa của việc học để làm chủ hoạt động học tập của mình.

Bản chất của tự học là quá trình chủ thể người học cá nhân hóa việc học tự tìm
ra tri thức nhằm thỏa mãn các nhu cầu học tập. Nhu cầu tự học phải xuất phát từ mong
muốn làm phong phú sự hiểu biết của bản thân người học để hoàn thiện nhân cách của
mình. Tự học chỉ được thực hiện thông qua làm việc, tự học có hiệu quả khi người học
biết cách học, có ý chí học tập, có kỹ năng và biện pháp học và cũng có sự hướng dẫn
của người thầy.

I.  Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

       Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng tới việc
tự học của sinh viên, nghiên cứu này thực hiện khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc
tự học của sinh viên Đại học Thương Mại. Các giả thuyết trong bài sẽ dựa trên các
nghiên cứu trước và chọn lọc những biến được nghiên cứu lặp lại nhiều lần để khảo sát
tại trường Đại học Thương Mại. Cụ thể, các biến nghiên cứu có kết quả tác động đến
việc tự học và được lặp lại nhiều lần sẽ được đưa vào nghiên cứu.

1. Phương pháp giảng dạy

       Phương pháp là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đường lối có tính hệ
thống đưa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó. Nguyễn Ngọc Quang (1970) đã
cho rằng phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối
hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực
đạt tới mục đích dạy học. Nguyễn Hữu Dũng (2015) đã chỉ ra phương pháp giảng dạy
của giáo viên có ảnh hưởng tới việc tự học của sinh viên, dù học theo chế tín chỉ là lấy
người học làm trung tâm nhưng vai trò của người thầy trên lớp vẫn luôn được khẳng
định và có tính định hướng khá lớn với việc tự học của sinh viên. Phí Đình Khương và
Lâm Thùy Dương (2020) cũng thực hiện nghiên cứu và cho thấy phương pháp giảng
dạy có ảnh hưởng tới thời gian tự học của sinh viên. Chính vì vậy mà nhóm xin đưa ra
giả thuyết:

H1 : Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học
Thương Mại

         2. Môi trường học tập

       Môi trường học tập là tất cả mọi thứ xoay quanh việc học của chúng ta, tập hợp
của âm thanh xung quanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án,… các yếu tố
này sẽ góp phần làm cho môi trường học tập, thân thiện tốt hơn, hoặc cũng có thể làm
xấu đi và ảnh hưởng tới tâm lý người học. Nhóm các tác giả Nguyễn Hữu Đặng, Lê
Tín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước Huy, Đặng
Thị Ánh Dương và Hồ Hữu Phương Chi (2014) đã chỉ ra cơ sở vật chất hỗ trợ tự học
là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên. Giả thuyết được đưa
ra là:

H2 : Môi trường học tập có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương
Mại

          3. Động cơ học tập

       Động cơ được hiểu là một biểu hiện tâm lý hoạt động liên quan đến nhu cầu và
sự hứng thú. Dương Thị Oanh (2013) cho rằng động cơ học tập là yếu tố tâm lý phản
ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, định hướng, thúc đẩy và
duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó. Nguyên Đình
Thọ (2008) dựa theo nghiên cứu của Noe (1986) cho rằng động cơ học tập của sinh
viên là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của chương trình học.
Nguyễn Hiến Lê (1960) cũng đã bàn luận sâu sắc về vấn đề tự học rằng không có động
cơ và cách tự học thì không thể thành công. Muhammed Yusuf (2011) trong bài
nghiên cứu của mình đã tìm ra rằng động cơ học tập có ảnh hưởng tới việc tự học của
sinh viên. Vì vậy, nhóm xin đưa ra giả thuyết:

H3 : Động cơ học tập có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương
Mại

4. Nhận thức của bản thân

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông
qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú
ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề,
việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Nhận thức còn được hiểu
đơn giản là sự hiểu biết, niềm tin và đánh giá cá nhân về sự vật, sự việc đang diễn ra.
Phí Đình Khương và Lâm Thùy Dương (2020) đã thực hiện nghiên cứu và chỉ ra khả
năng nhận thức có ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh viên. Dimitrios
Thanasoulas (2000) cũng chỉ ra tự học là một quá trình lâu dài, để người học kiểm soát
tốt hơn việc tự học của mình, phải giúp họ nhận thức và xác định các chiến lược đã sử
dụng và có thể sử dụng. Giả thuyết được đưa ra là:

H4 : Nhận thức có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học Thương Mại

         5. Phương pháp học tập

Phương pháp học tập chính là phương thức để đạt được mục đích, nhiệm vụ học
tập theo một cách thức nào đó. Ngô Thế Lâm (2020) cho rằng phương pháp học tập là
yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động tự học, sinh viên phải
có kế hoạch học tập hợp lý, có sự phân phối thời gian và áp dụng các hình thức tự học
phù hợp. Mohammed Yusuf (2011) trong nghiên cứu của mình cũng đã chỉ ra phương
pháp học tập có ảnh hưởng tới việc học của sinh viên. Giả thuyết được đưa ra là:

H5 : Phương pháp học tập có ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên Đại học
Thương Mại

PHẦN THANG ĐO
1. Thang đo “Phương pháp giảng dạy” được đo lường dựa trên bài nghiên cứu của ThS
Nguyễn Hữu Dũng (2010) về ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của giáo viên đến
tính tự học của sinh viên đại học. Thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ
PPGD1 đến PPGD4

2. Thang đo “Môi trường học tập” được đo lường dựa trên bảng khảo sát về đặc điểm,
cơ sở vật chất hỗ trợ tự học của sinh viên của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín,
Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê Trần Phước Huy, Đặng Thị
Ánh Dương và Hồ Hữu Phương Chi (2014). Thang đo gồm 5 biến quan sát được mã
hóa từ MT1 đến MT5
3. Thang đo “Động cơ học tập” được đo lường dựa trên thang đo “Động cơ học tập”
của ThS Võ Thị Tâm (2010). Thang đo gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ ĐC1 đến
ĐC5
4.Thang đo “Nhận thức của bản thân” được đo lường dựa trên kết quả của bảng khảo
sát về Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học của Phí Đình Khương và Lâm
Thùy Dương (2020). Thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ NT1 đến NT4

5. Thang đo “Phương pháp học tập” được đo lường dựa trên thang đo “Phương pháp
học tập của sinh viên” của ThS Võ Thị Tâm (2010). Thang đo “Phương pháp học tập”
gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ PPHT1 đến PPHT4

You might also like