You are on page 1of 13

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/332249599

MÔ HÌNH LỚP HỌC NGHỊCH ĐẢO TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ CHUYÊN
NGÀNH

Conference Paper · April 2019

CITATIONS READS

0 466

1 author:

Hung Tran Thanh


University of Dalat
8 PUBLICATIONS   0 CITATIONS   

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Flipped Classrooms in Teaching and Learning Foreign Languages View project

All content following this page was uploaded by Hung Tran Thanh on 07 April 2019.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


MÔ HÌNH LỚP HỌC NGHỊCH ĐẢO
TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH

Trần Thanh Hưng 1

Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam

Tóm tắt
Bài viết này trình bày việc xây dựng mô hình lớp học nghịch đảo dành cho giảng dạy ngoại
ngữ chuyên ngành. Mô hình lớp học nghịch đảo được xây dựng bao gồm các bước tiến hành
chi tiết dành cho Giáo viên và các hoạt động cụ thể dành cho Sinh viên trước buồi học, trong
buổi học và sau buổi học. Mô hình lớp học nghịch đảo này sẽ được vận hành nhờ vào một
trong hai hệ thống quản lý lớp học trực tuyến phổ biến trong cộng đồng giáo dục ngày nay là
Edmodo và Schoology.

Từ khóa: dạy và học tích cực; dạy học kết hợp; lớp học nghịch đảo; e-learning; học tập kết
hợp, Edmodo, Schoology.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Kể từ sự thành công của Khan Academy (2006), một hệ thống cung cấp, vận hành
và quản lý các khóa học trực tuyến, thì mô hình lớp học nghịch đảo (flipped classroom
model) là mô hình lớp học được sử dụng chủ yếu trên hệ thống Khan Academy đã trở
thành mối quan tâm lớn của cộng đồng giáo dục và là tâm điểm của mọi nghiên cứu về đổi
mới, cải tiến phương pháp giảng dạy trong thập niên vừa qua (Correa, 2015). Ngày nay,
mô hình lớp học nghịch đảo phổ biến là mô hình học tập trong đó người học xem bài giảng
(đa số là các đoạn video thu lại bài giảng của người dạy) và nghiên cứu tài liệu do người
dạy cung cấp để hiểu nội dung bài học trước khi đến lớp. Thời gian học tập tại lớp do đó sẽ
được sử dụng cho các hoạt động thảo luận, giải quyết vấn đề, thực hành và nâng cao kiến
thức về nội dung bài học (Kim, 2015). Mô hình nghịch chuyển cách thức giảng dạy so với
mô hình truyền thống này đã chứng tỏ có nhiều tính năng ưu việt; một trong những tính
năng đó là khả năng khai thác triệt để các phương thức học tập hiện đại như học tập tích
cực (active learning), học tập cộng tác (collaborative learning), học tập theo hướng giải
quyết vấn đề (project based learning) và đặc biệt là việc nâng cao tối đa tính chủ động của

1
Tác giả liên hệ: Email: hungtt@dlu.edu.vn | Điện thoại: 0987982936
người học, đặt người học hoàn toàn vào vai trò trung tâm trong quá trình dạy và học (Luo
et al., 2018). Do đó, trong giáo dục bậc cao, ở cao đẳng và đại học ngày nay, mô hình lớp
học nghịch đảo đang là mô hình được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất (Alison & Brian,
2017).

Nhờ vào những thành tựu mới của hình thức học tập kết hợp (blended learning),
một hình thức ứng dụng triệt để CNTT để xây dựng các hệ thống và kỹ thuật học tập trực
tuyến tương tự như Khan Academy, mô hình lớp học nghịch đảo có cơ hội được áp dụng
nhiều hơn trong giáo dục, nhất là trong giảng dạy ngoại ngữ (Talbert, 2012) và đang chứng
tỏ tính hiệu quả rất cao vì dạy và học ngoại ngữ luôn luôn cần rất nhiều thời gian ở trên lớp
cho sự tương tác giữa người học và người học, giữa người học và người dạy (Correa,
2015). Tuy nhiên, việc xây dựng những mô hình cụ thể, áp dụng trong từng môi trường, ở
từng địa phương, cho từng loại hình đào tạo ngoại ngữ riêng biệt vẫn còn nhiều hạn chế,
mang nặng tính lý thuyết và tổng quát, chung chung (Hall and DuFrene, 2015).

Do đó, bài viết này tập trung vào việc xác định một định nghĩa về mô hình lớp học
nghịch đảo phù hợp cho quá trình dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành ở bậc đại học tại
Việt Nam cũng như xây dựng một mô hình lớp học nghịch đảo chi tiết để có thể áp dụng
có hiệu quả vào môi trường dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành cụ thể tại Việt Nam

2. ĐỊNH NGHĨA VỀ LỚP HỌC NGHỊCH ĐẢO TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG
DẠY NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH TẠI VIỆT NAM

Trong một nghiên cứu toàn diện về tính hiệu quả của lớp học nghịch đảo trong
giảng dạy ngoại ngữ, Jay (2015) kết luận rằng hầu hết các mô hình lớp học nghịch đảo
dùng cho giảng dạy ngoại ngữ hiện nay đều được xây dựng trên định nghĩa về lớp học
nghịch đảo của Brame (2013). Theo đó, khi được học trong một lớp học nghịch đảo, người
học được tiếp cận tài liệu bên ngoài lớp học bằng tài liệu đọc hoặc video bài giảng. Sau đó,
người học sử dụng quỹ thời gian ở lớp học để tích lũy kiến thức thông qua bài tập dạng đề
án, thảo luận và tranh luận. Mô hình lớp học này, theo Bergmann và Sam (2014), sẽ nghịch
chuyển theo chiều hướng tích cực tháp nhận thức của Bloom khi tạo điều kiện cho người
học thực hiện quá trình nhận thức ở bậc thấp (ghi nhớ và hiểu) ở bên ngoài lớp học để tập
trung và quá trình nhận thức bậc cao (áp dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo) trong lớp
học, nơi người học có sự hỗ trợ chuyên môn của bạn cùng học và của người dạy.

2
Trên tinh thần của định nghĩa bởi Brame nói trên, kết hợp với định hướng về đổi
mới giáo dục ngày nay ở Việt Nam là nâng cao vai trò học tập chủ động của người học, tập
trung cho người học giải quyết vấn đề, tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ
động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên (Chỉ thị số
15/1999/CT-CD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo), mô hình lớp học nghịch đảo trong
giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành ở Việt Nam nên được hiểu là: một mô hình học tập
trong đó người dạy cung cấp đầy đủ và đa dạng tài liệu, có hướng dẫn chi tiết, và có định
hướng nghiên cứu về bài học cho người học trước buổi học cho người học tự nghiên cứu
để trong buổi học, người học có thể thực hiện những hoạt động học tập phức tạp hơn,
những bài tập khó hơn, với yêu cầu cao hơn (so với lớp học truyền thống) như thuyết trình,
thảo luận, tranh luận, thực hiện các bài tập dạng đề án, giải quyết vấn đề và tạo ra sản
phẩm.

3. MÔ HÌNH LỚP HỌC NGHỊCH ĐẢO DÙNG CHO GIẢNG DẠY NGOẠI
NGỮ CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT, VIỆT NAM

Từ định nghĩa về mô hình lớp học nghịch đảo dùng cho giảng dạy ngoại ngữ
chuyên ngành ở Việt Nam như trình bày ở trên, chúng tôi xây dựng một mô hình lớp học
nghịch đảo tổng quát để ứng dụng trong giảng dạy chuyên ngành ngoại ngữ ở bậc cao đẳng
và đại học tại Việt Nam. Môi trường để chúng tôi thực hiện xây dựng mô hình là môi
trường giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt
Nam. Mô hình gồm các các bước như sau: (Minh họa trong sơ đồ ở Hình 1)

1: Trước buổi học: Giáo viên chuyển giao Tài liệu và Đơn đặt hàng sản phẩm thô
cho Sinh viên. Tài liệu gồm bài giảng của giáo viên (có thể là video clip hoặc Powepoint
Slideshows) và tài liệu tham khảo đa dạng, đầy đủ cho Sinh viên có thể tự nghiên cứu để
hiểu được nội dung bài học. Đơn đặt hàng sản phẩm thô là một dạng phiếu bài tập kiểm tra
mức độ tự tiếp thu của Sinh viên. Trong phiếu này, Giáo viên sẽ cung cấp những yêu cầu,
qui định, hướng dẫn chi tiết để Sinh viên thực hiện sản phẩm thô sau khi tự nghiên cứu tài
liệu. Ví dụ, đơn đặt hàng sản phẩm thô có thể là một phiếu yêu cầu Sinh viên thực hiện viết
một bài tóm tắt ngắn về nội dung bài học. Trong phiếu này, Giáo viên cần qui định rõ và
chi tiết các nội dung phải có trong bài tóm tắt, số lượng từ vựng, qui cách bài tóm tắt và
qui định trích dẫn, tham khảo, v.v. Sinh viên sau khi nhận tài liệu và đơn đặt hàng sản
phẩm thô sẽ tiến hành nghiên cứu, thảo luận và tham vấn Giáo viên khi cần để hiểu bài với
mục đích hoàn thành sản phẩm thô trước khi đến lớp.
2: Trong buổi học: Sinh viên trình bày sản phẩm thô của mình. Giáo viên và các
Sinh viên khác sẽ đặt câu hỏi thảo luận. Sau đó, Giáo viên hướng dẫn để Sinh viên thực
hiện nâng cấp sản phẩm thô của mình thành một sản phẩm hoàn thiện hơn. Ví dụ, từ sản
phẩm thô là bài tóm tắt, Sinh viên sẽ được Giáo viên hướng dẫn và góp ý để viết thành một
bài báo hoặc tổ chức thành một bài thuyết trình. Những sản phẩm hoàn thiện này sau đó sẽ
được chia sẻ trên diễn đàn chung của lớp để có thể được tiếp tục góp ý và hiệu chỉnh nhằm
trở nên chuyên nghiệp hơn.

Hình 1: Mô hình lớp học nghịch đảo tổng quát ứng dụng trong giảng dạy ngoại
ngữ chuyên ngành tại Đại học Đà Lạt

4. CÔNG CỤ ĐỂ VẬN HÀNH MÔ HÌNH LỚP HỌC NGHỊCH ĐẢO

Để có thể vận hành được mô hình lớp học nghịch đảo, Giáo viên cần có phương
tiện để chuyển giao tài liệu dưới nhiều hình thức (tập tin điện tử, video clip, bản trình
chiếu, đường dẫn các trang web, v.v.) cho Sinh viên. Sinh viên cần có diễn đàn để thảo
luận, để tham vấn Giáo viên khi cần; Giáo viên và Sinh viên cần có phương tiện để đăng
tải, lưu trữ các sản phẩm hoàn thiện của Sinh viên như bài báo, bản thuyết trình, video clip,
phóng sự v.v. Tất cả những phương tiện này đều có thể được tìm thấy trong các hệ thống

4
quản lý học tập trực tuyến LMS (Learning Management System) đang được sử dụng rộng
rãi ngày nay như Schoology, Moodle, Backboard Learn, Edmodo, Google Classroom,
v.v.v (Kola and Muthangi, 2015). Trong ba năm thử nghiệm ứng dụng mô hình lớp học
nghịch đảo tại Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Đà Lạt (2015-2018), chúng tôi đã chọn
Edmodo (https://www.edmodo.com) và Schoology (https://www.schoology.com) dựa trên
các tiêu chí: dễ sử dụng, hỗ trợ miễn phí, cung cấp nhiều tính năng, có khả năng kết nối các
cộng đồng giáo dục rộng rãi và có tính ổn định, bảo mật thông tin người dùng cao (Xem
Phụ lục 3 và Phụ lục 4). Chúng tôi cũng đã thực một nghiên cứu toàn diện và chi tiết về
việc ứng dụng Edmodo trong quá trình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại Trường Đại
học Đà Lạt.2

Như vậy, mô hình lớp học nghịch đảo chi tiết được áp dụng trong giảng dạy
ngoại ngữ chuyên ngành tại Đại học Đà Lạt sẽ được diễn giải theo một qui trình như sau
(Minh họa trong sơ đồ ở Hình 2)

1-Trước buổi học: Giáo viên đăng tải (upload) bài giảng và tài liệu tham khảo,
cùng với đơn đặt hàng sản phẩm thô lên hệ thống chia sẻ của lớp (Shared Folders) trên
Edmodo hoặc Schoology. Sinh viên truy cập tài liệu bằng tài khoản Edmodo hoặc tài
khoản Schoology cá nhân, tự nghiên cứu và thảo luận, tham vấn Giáo viên trên diễn đàn
lớp hoặc diễn đàn nhóm để hoàn thành đơn đặt hàng sản phẩm thô.

2-Trong buổi học: Sinh viên trình bày sản phẩm thô. Giáo viên và Sinh viên thảo
luận góp ý về sản phẩm thô. Giáo viên hướng dẫn Sinh viên nâng cấp sản phẩm thô thành
sản phẩm hoàn thiện.

3-Sau buổi học: Sinh viên đăng tải sản phẩm hoàn thiện lên tài khoản cá nhân và
diễn đàn trên Edmodo hoặc Schoology để Giáo viên và Sinh viên khác tiếp tục góp ý, thảo
luận hoàn thiện sản phẩm.

2
Địa chỉ tham khảo toàn văn nghiên cứu: https://drive.google.com/open?id=0B3i1tx5e-xfROFRFQ1I3dnFwbXM
Hình 2: Mô hình lớp học nghịch đảo chi tiết ứng dụng trong giảng dạy ngoại
ngữ chuyên ngành tại Đại học Đà Lạt

5. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC NGHỊCH
ĐẢO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT.

Việc ứng dụng mô hình lớp học nghịch đảo nói trên đã chứng tỏ có hiệu quả trong
việc nâng cao chất lượng dạy và học của các học phần kỹ năng Viết cho sinh viên chuyên
ngành tiếng Anh tại trường Đại học Đà Lạt. Những kết quả này đã được trình bày chi tiết
trong nghiên cứu “Định hướng các kỹ năng sử dụng công nghệ bậc cao để hỗ trợ rèn luyện
học viết cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh ở bậc đại học” (thực hiện năm 2016, tại
Đại học Đà Lạt, chủ nhiệm đề tài: Trần Thanh Hưng.). Nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng
định được rằng khi áp dụng mô hình nghịch đảo vào giảng dạy kỹ năng Viết, người học đã
thực sự tăng cường tự rèn luyện tập viết bài, phần nào hạn chế những lỗi sai ngữ pháp căn
bản, các lỗi sai về cấu trúc câu cơ bản, từ đó cải thiện được một phần điểm số bài thi cuối
kỳ của các học phần Viết, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, nâng cấp khả năng cộng tác và
khả năng xử lý đề án bên cạnh việc hình thức nhận thức rõ rệt về tính hữu dụng của công
nghệ điện tử trong học tập ngoại ngữ.

6
Trong những năm gần đây (2017 đến 2018), chúng tôi đã và đang áp dụng mô hình
nghịch đảo trong giảng dạy các học phần Đất nước học Anh, Đất nước học Mỹ (British,
American Studies) trong giảng dạy chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học Đà Lạt. Chi tiết về
quá trình ứng dụng này cũng đã được báo cáo tại hội thảo chuyên môn của Khoa Ngoại
Ngữ, trường Đại học Đà Lạt qua đề tài: “Lớp học nghịch đảo trong giảng dạy các học phần
đất nước học Anh, đất nước học Mỹ.” (Báo cáo viên: Trần Thanh Hưng.). Trong báo cáo
này, chúng tôi trình bày chi tiết các bước cụ thể hóa mô hình minh họa trong Hình 2 để sử
dụng trong giảng dạy hai học phần Đất nước học Anh và Đất nước học Mỹ (Xem Phụ lục
1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3). Bên cạnh đó, báo cáo cũng trình bày kết quả của các khảo sát
thực hiện với gần 100 sinh viên năm thứ ba, chuyên ngành tiếng Anh, trường Đại học Đà
Lạt minh chứng các thành công nhất định của việc thực hiện mô hình lớp học nghịch đảo
bao gồm tăng cường đáng kể khả năng tra cứu, tổng hợp thông tin, kỹ năng làm việc nhóm,
lãnh đạo nhóm, kỹ năng thực hiện đề án, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tự sửa chữa, nâng
cấp hoàn thiện sản phẩm và đặc biệt là sự yêu thích học tập các học phần về đất nước học.

6. KẾT LUẬN

Gần đây, các nghiên cứu về phương pháp lấy người học làm trung tâm hoặc về định
hướng dạy và học tích cực đều khẳng định tính hiệu quả rõ nét của mô hình lớp học nghịch
đảo vì mô hình này kích hoạt gần như tất cả các loại hoạt động học tập tích cực như: hoạt
động theo cặp (pair activities), hoạt động hợp tác trong một đề án (cooperative student
projects), hoạt động nhóm, hoạt động tư duy phản biện (critical thinking activities), hoạt
động giải quyết vấn đề, v. .v. (Ganesan et.al, 2012). Mô hình nghịch đảo cũng chứng tỏ
phù hợp với nhiều đối tượng người học, nhiều phong cách học tập khác nhau và có vẻ như
mô hình này thu hút người học thời đại ngày nay vì nó tạo ra một môi trường học tập đa
dạng và luôn luôn vận động, thay đổi (Bell, 2015).

Vì vậy, việc áp dụng rộng rãi mô hình lớp học nghịch đảo trong giảng dạy ngoại
ngữ chuyên ngành ở bậc cao đẳng, đại học có lẽ sẽ là một trong những con đường đúng
đắn để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến các hình thức học tập theo
hướng tích cực nhằm đặt người sinh viên vào vị trí trung tâm của quá trình dạy và học. Bài
viết này trình bày cơ sở tiền đề để nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành việc xây dựng các
mô hình lớp học nghịch đảo chi tiết cho từng học phần trong chương trình đào tạo của
Khoa Ngoại Ngữ, tại Trường Đại học Đà Lạt, giúp cho các giảng viên của Khoa có điều
kiện dễ dàng áp dụng mô hình lớp học nghịch đảo này một cách có hiệu quả vào quá trình
giảng dạy ở từng lớp, của từng giảng viên và với từng học phần một, góp phần đưa quá
trình dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành tại Trường Đại học Đà Lạt đi vào quỹ đạo chung
của xu hướng đào tạo ngoại ngữ hiện hành trên thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng các mô hình lớp học nghịch đảo dành cho
giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành tại Trường Đại học Đà Lạt, chúng tôi luôn mong muốn
nhận được các ý kiến đóng góp, xây dựng từ quý Thầy, Cô và các chuyên gia trong lĩnh
vực. Mọi ý kiến trao đổi chia sẻ xin được gửi về Văn phòng Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại
học Đà Lạt (01 Phù Đổng Thiên Vương, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng) hoặc qua địa chỉ email của
tác giả.

Xin trân trọng cảm ơn.

8
7. PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Minh họa thực hiện giai đoạn trước lớp học trong mô hình lớp học
nghịch đảo dùng cho giảng dạy học phần Đất nước học Anh và Đất nước học Mỹ.

Phụ lục 2: Minh họa một kết quả đặt hàng sản phẩm thô (Raw Product Orders)
trong quá trình giảng dạy học phần Đất nước học Mỹ.
Phụ lục 3: Minh họa một phần của một lớp học nghịch đảo vận hành trên Edmodo.

Mỗi sinh viên có


một tài khoàn cá
nhân để tham gia
lớp học

Lớp có thể được


chia thành nhiều
nhóm.

Tài liệu do giáo viên đăng tải


trước buổi học.

Đơn đặt hàng sản phẩm thô:


Hướng dẫn viết bài tóm tắt.

Bài giảng của giáo viên

10
Phụ lục 4: Minh họa một phần của một lớp học nghịch đảo vận hành trên
Schoology.

Diễn đàn thảo luận nhóm

Nơi đăng tài liệu gồm bài giảng


của giáo viên và tài liệu tham
khảo.

Nơi đăng đơn đặt hàng sản phầm


thô.

8. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

Alison, S and Brian, F. (2017). Does “flipping” promote engagement?: A


comparison of a traditional, online, and flipped class. Active Learning in Higher
Education, 18(1), pp.11-24.

Abey, S. L., & Dawson, P. (2015). Motivation and cognitive load in flipped
classroom: definition, rational and a call for research. Higher Education Research &
development, 34(1), 1- 14.https://doi.org/10.1080/07294360.2014.934336

Bell, M.R. (2015). An Investigation of the Impact of a Flipped Classroom


Instructional Approach on High School Students’ Content Knowledge and Attitudes
towards the Learning Environment. BYU Scholars Archive, Provo: Brigham Young
University.
Bergmann, J., & Sams, A (2014) Flipping For Mastery, Educational Leadership,
71(4), 24-29
Brame, C. J. (2013). Flipping the classroom. Vanderbilt University for Teaching.
Correa, M. (2015). Flipping the Foreign Language Classroom and Critical
Pedagogies. Higher Education for the Future, 2(2), pp.114-125.

Luo, H., Yang, T., Xue, J. and Zuo, M. (2018). Impact of student agency on
learning performance and learning experience in a flipped classroom. British Journal of
Educational Technology.
Jay, P. S. 2017. The Efficacy Of A Flipped Learning Classroom. McKendree
University.
Ganesan, S., Zayapragassarazan, Z., Parida, P., Saxena, S., Gopalakrishnan, S. and
T, M. (2014). Using post-revision exam classes as a learning strategy. Education in
Medicine Journal, 6(1).
Hall, A. and DuFrene, D. (2015). Best Practices for Launching a Flipped
Classroom. Business and Professional Communication Quarterly, 79(2), pp.234-242.

Kim, Y. (2015). The effect of the flipped class on the affective experience, learning
achievement, and class satisfaction of college English language learners. Foreign
Languages Education, 22(1), pp.227-254.
Kola, S. and Muthangi, K. (2015). Leveraging digital platforms for teaching and
learning processes. QScience Proceedings, 2015(4), p.41.
Talbert, R. (2012). Inverted Classroom. The Internet and Higher Education, 15, 89-
95.
Tucker, B. (2012). The Flipped Classroom. Education Next, 12, No. 1.
http://educationnext.org/the-flipped-classroom/

12

View publication stats

You might also like