You are on page 1of 39

Đề tài

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ỨNG


DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC
NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN TRÊN
NỀN TẢNG MICROSOFT TEAMS
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH
HÒA

Gv thực hiện : Võ Tú Phương


TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
• Trong thời gian đại dịch Covid-19, không những làm các hoạt động kinh tế, du lịch
bị đình trệ mà ngay cả những hoạt động giáo dục cũng bị ảnh hưởng. Nhiều thành
phố, nhiều khu vực trên thế giới ban bố lệnh giãn cách xã hội, hoc sinh không thể
đến trường, sinh viên không thể đến giảng đường.
• Đây là cơ hội cũng như là thách thức đối với toàn thể giảng viên và sinh viên
trường Đại học Khánh Hòa khi lần đầu tiên toàn trường đồng loạt giảng dạy trực
tuyến qua Teams cho tất cả các môn học kể cả học ngoại ngữ.
• Qua gần một năm thực hiện việc dạy trực tuyến tôi đã thấy được những ưu điểm
và những hạn chế của việc giảng dạy trực tuyến trong việc hoc ngoai ngữ, vì vậy tôi
thực hiện đề tài “KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN TRÊN NỀN TẢNG
MICROSOFT TEAMS TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA” để làm rõ hơn hiệu quả
của việc ứng dụng công nghệ trong việc học ngoai ngữ trực tuyến và đề xuất một
số giải pháp.
• Kết quả của đề tài có đóng góp rất thiết thực trước hết giúp người
dạy biết cách sử dụng công nghệ trong dạy học ngoại ngữ trực
tuyến.
• Thứ hai, đề tài giúp cho sinh viên và giáo viên có thông tin về những
ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng công nghệ trong dạy học trực
tuyến từ đó có những điều chỉnh và thay đổi giúp việc học ngày
càng tốt hơn.
• Thứ ba, đề tài giúp giáo viên có một nhìn nhận rõ hơn về việc sử
dụng công nghệ trong giảng dạy trực tuyến, giúp cải thiện phương
pháp giảng dạy hướng sâu hơn vào quan điểm lấy người học làm
trung tâm.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
• Đề tài có các mục tiêu sau:
• Khảo sát thực trạng để tìm thấy những ưu
điểm và hạn chế của việc áp dụng công nghệ
thông tin trong dạy học trực tuyến từ đó có
những điều chỉnh và thay đổi giúp việc dạy và
học ngày càng tốt hơn.
• Đưa ra các giải pháp sử dụng công nghệ
trong giảng dạy trực tuyến,
ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
12.1 Đối tượng nghiên cứu
- Ứng dụng các công cụ công nghệ
 Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên khoa ngoại ngữ: khoảng 100-200 sinh viên
- Giảng viên khoa ngoại ngữ: 10-15 giảng viên khoa ngoại ngữ
trường Đại học Khánh Hòa

12.2 Phạm vi nghiên cứu


khoa ngoại ngữ trường Đại học Khánh Hòa
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lý luận


- Mục đích: Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này
nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng cho việc nghiên
cứu của đề tài.
Phương pháp điều tra
- Mục đích: Lập bảng hỏi để điều tra thực trang về việc sử
dụng công cụ công nghệ trong dạy và học.
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
• Với sự phát triển của công nghệ 4.0 việc dạy học có nhiều thuận lợi nhờ việc sử
dụng công nghệ. Đặc biệt đối với việc dạy và học trực tuyến công nghệ là một
yếu tố không thể thiếu bởi nó đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy mà trong
môi trường trực tuyến không thể ứng dụng các phương pháp dạy trên lớp.
• Mặc dù nhận thấy ưu điểm của mô hình này nhưng vì nhiều lý do các trường
chưa triển khai hoạt động dạy và học trực tuyến rộng rãi. Đại dịch Covid-19 xảy
ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới khiến cho lớp học trực tuyến trở thành việc
lựa chọn hàng đầu cho người dạy và người học. Việc giãn cách xã hội để đảm
bảo an toàn cho người dân trong mùa dịch covid khiến cho tình hình học tại lớp
bị xáo trộn. Hầu hết các trường Cao Đẳng, Đại học đều chọn cách học trực tuyến
(online) qua các nền tảng như Zoom.us, Microsoft Teams... Các lớp học trực
tuyến hiện nay đã trở thành những cụm từ phổ biến trong giáo dục và không
còn xa lạ với các sinh viên.
• Một số nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về lợi ích của việc
sử dụng công nghệ trong giảng dạy và học tiếng Anh.
• Hennessy (2005) cho biết việc sử dụng CNTT-TT (công nghệ thông
tin và truyền thông) đóng vai trò như một chất xúc tác trong việc thúc
đẩy giáo viên và người học để làm việc theo những cách mới.
• Ứng dụng của việc học ngôn ngữ có sự hỗ trợ của máy tính
(Computer Assisted Language Learning- CALL) đã thay đổi thái độ
học tập của người học và nâng cao sự tự tin của họ (Lee, 2001).
• Gillespie (2006) nói rằng sử dụng công nghệ làm tăng sự hợp tác
của người học trong các nhiệm vụ học tập. Nó hỗ trợ họ tập hợp
thông tin và tương tác với các tài nguyên như video.
• Theo Rodinadze và Zarbazoia (2012), công nghệ giúp người học và
giáo viên học tập các tài liệu khóa học nhờ khả năng truy cập
nhanh.
• Baytak, Tarman và Ayas (2011) đã thực hiện về vai trò của
công nghệ trong việc học ngôn ngữ.
• Mouza (2008) và Sabzian, Pourhossein Gilakjani, và Sodouri
(2013) khẳng định rằng một trong những tác động của việc sử
dụng công nghệ trong các lớp học ngôn ngữ là sự gia tăng
hợp tác giữa các giáo viên và người học.
• Peregoy và Boyle (2012) đã thực hiện một nghiên cứu về
việc sử dụng công nghệ trong việc cải thiện khả năng đọc của
người học và kỹ năng viết
• Đối với các công cụ công nghệ đã có một số tác giả
nghiên cứu như là Hui-Hua Chiang (2020) đã nghiên
cứu việc áp dụng Kahoot trong lớp học đọc hiểu như
là một công cụ kiểm tra đã cho thấy những điểm
mạnh và hạn chế của công vụ này.
• Dian Fadhilawati (2018) đã nghiên cứu những công
cụ kỹ thuật số để giảng dạy và đã có những hiệu quả
như là công cụ Memrise, Quizlet, Padlet.
NỘI DUNG
• Chương 1. Cơ sở lý luận
• Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
• Chương 3: Thực trạng ứng dụng các công cụ công nghệ
trong việc dạy và học ngoại ngữ trên nền tảng Microsoft
Teams cho sinh viên khoa ngoại ngữ trường Đại học Khánh
Hòa
• Chương 4: Kết quả ứng dụng công cụ công nghệ trong việc
dạy và học ngoại ngữ trên nền tảng Microsoft Teams
Giới thiệu về nền tảng Microsoft Teams
• Hiện nay có nhiều nền tảng dạy hoc trực tuyến như
Zoom.us, Google Meet, Microsoft Teams,… mỗi nển tảng
đều có những điểm mạnh riêng.
• Các nền tảng giảng dạy trực tuyến đều hỗ trợ tạo phòng
họp hay nhắn tin trực tiếp và cả trò chuyện âm thanh
cũng như video, người dùng cũng có thể gửi kèm tệp với
nền tảng này.
Ưu điểm:
Thứ nhất, tất cả các thành viên nhóm có thể xem trò chuyện khác trong
kênh dùng chung và có thể mời các thành viên khác tham gia
Thứ hai, người dùng có thể là trò chuyện giữa các nhóm, nhóm và cá nhân,
cá nhân và cá nhân.
Thứ ba, Microsoft Teams lưu trữ tài liệu trong Sharepoint.
Thứ tư, Microsoft Teams gọi video trực tuyến và chia sẻ màn hình đơn giản
và nhanh
Thứ năm, các cuộc họp trực tuyến của Teams giúp nâng cao khả năng liên
lạc, hoặc đào tạo thể chứa tới 10.000 người dùng. Tính năng này cũng bao
gồm tạo lịch, ghi chú, đính tệp và nhắn tin trò chuyện trong cuộc họp.
Trong Microsoft đã có sẵn hơn 300 ứng dụng với đầy đủ các tính năng cần
thiết để làm việc.
Hạn chế:
• Mặc dù đã có một số cải tiến lớn nhưng Microsoft
Team vẫn còn một số thiếu hụt một số tính năng đáng
kể đó là:
• Thứ nhất, cách sắp xếp thư mục, cây thư mục trong
Teams có phần khó hiểu và rắc rối đối với người dùng
• Thứ hai, tính riêng tư của các nhóm chưa rõ ràng vì
nhiều người có thể tham gia nhiều nhóm hoặc mời
những người khác tham gia mà chưa có sự ràng buộc
quyền hợp lý.
Các công cụ công nghệ và ứng dụng của
chúng trong dạy và học ngoại ngữ

• Kahoot!
• Padlet
• Google Docs
Kahoot!

• Kahoot! Là một giao diện học tập dựa trên


mô hình trò chơi. Giáo viên sử dụng nó miễn
phí. Hiện nay đã có hơn 1 tỉ người chơi
Kahoot! mỗi năm trên toàn thế giới. Kahoot!
được chơi ở trên 200 quốc gia.
Padlet
• Padlet là một bức tường ảo cho
phép người dùng bày tỏ suy
nghĩ về một chủ đề nào đó một
cách dễ dàng. Bên cạnh đó,
Padlet còn là một công cụ rất
hữu ích trong giảng dạy nó giúp
giáo viên có thể giảng bài trên
lớp và thu thập ý kiến từ học
sinh. Giao diện của Padlet  “đẹp
mắt”, dễ sử dụng.
Google Docs
• Document: có các tính năng về công cụ soạn thảo như: căn lề,
chỉnh khoảng cách dòng, soạn thảo văn bản như Microsoft Word.
• Spreadsheet: có tính năng tương tự như Excel, dùng để thực hiện
các nội dung liên quan đến bảng tính toán số liệu.
• Presentation: là công cụ hỗ trợ tạo slide trình chiếu, thuyết trình.
• Drawing: là công cụ vẽ cơ bản, có thể được sử dụng để vẽ biểu đồ.
• Form: dung để tạo mẫu khảo sát trực tuyến.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
• Nghiên cứu được thực hiện tại các lớp học tiếng Anh chuyên ngữ tại
trường Đại học Khánh Hòa với hơn 600 sinh viên ngành Ngôn ngữ
Anh là các sinh viên từ năm 1 đến năm 4. Trong năm học qua do ảnh
hưởng của dịch Covid-19 nên các sinh viên đã có 3 đợt học trực tuyến
cho tất cả các học phần tiếng Anh.
• Các sinh viên đều được học các học phần nghe, nói, đọc, viết, ngữ
pháp… Trong số đó tác giả đã chọn ngẫu nhiên 175 sinh viên để tiến
hành khảo sát.
• Trường Đại học Khánh Hòa đã sử dụng nền tảng Microsoft Teams để
giảng dạy trực tuyến cho sinh viên tất cả các lớp. Sinh viên học trực
tuyến và giáo viên dạy trực tuyến tại nhà.
Bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn sinh viên
và giảng viên
Tác giả thực hiện 2 bảng câu hỏi sau:
Bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn giáo viên
Bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn sinh viên
Google Form
Tác giả thực hiện các bảng hỏi qua Google Form và gởi các đường link cho
các giảng viên và sinh viên để thực hiện.
Việc sử dụng Google Form trong tình hình dịch Covid 19 giúp cho việc
tránh tiếp xúc trực tiếp, và những thống kê khảo sát được thực hiện nhanh
chóng và có hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC
CÔNG CỤ CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC DẠY VÀ
HỌC NGOẠI NGỮ TRÊN NỀN TẢNG
MICROSOFT TEAMS CHO SINH VIÊN KHOA
NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA

• Trong số 14 giảng viên làm khảo sát thì có khoảng 2/3


giảng viên thích dạy học trực tuyến trên Microsoft
Teams. Và có khoảng 1/3 giảng viên không thích dạy trực
tuyến.
Có khá nhiều giảng viên thích sử dụng các ứng
dụng công nghệ trong giảng dạy trực truyến.
số lượng này chiến hơn 4/5 (85,7%) và 02 giảng
viên không thích các ứng dụng công nghệ
trong dạy học (chiếm 14,3%)
Toàn bộ giảng viên khi được phỏng vấn thì cho
rằng nên sử dụng các ứng dụng công nghệ
trong giảng dạy tiếng Anh. Bên cạnh đó gần ¾
giảng viên cho rằng thời thời lượng sử dụng các
công cụ công nghệ thông tin là từ 20-30 phút.
Tuy nhiên có khoảng hơn 1/5 giảng viên cho là
nên kéo dài 60 phút
Thực trạng áp dụng các công cụ công nghệ
trong việc học ngoại ngữ trực tuyến cho sinh
viên trường Đại học Khánh Hòa
• Sinh viên của trường Đại học Khánh Hòa đa số là ở với gia đình chiếm hơn
một nửa là 60.6% tức là sinh viên là người dân trong tỉnh Khánh Hòa, còn lại
các sinh viên ở các tỉnh khác đến học. Học phải thuê trọ, ở trong ký túc xá
(chiếm 12%) và các nhà trọ chiếm gần 1/3 (là 27,4%).
Nhìn chung thì chỗ học trực tuyến của sinh viên là yên tĩnh
(chiếm ¾ tương đương 74,3% (tuy nhiên có khoảng ¼ sinh
viên là không yên tĩnh thông qua việc phỏng vấn trực tiếp
thì lý do là bởi người thân trong gia đình, hàng xóm với các
hoạt động giao tiếp thường nhật gây tiếng ồn, số này chiếm
khoảng 25%.
Khi được hỏi về việc thích học trực tuyến không
(Microsoft Teams là nền tảng trực tuyến được áp
dụng trong dạy và học tại trường Đại học Khánh Hòa
trong đại dịch) thì khoảng 2/3 sinh viên thích, khoảng
29% không thích và khoảng 8 sinh viên tương đương
4,7 % không trả lời, hoặc còn đang do dự, phân vân.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ
CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC
NGOẠI NGỮ TRÊN NỀN TẢNG MICROSOFT
TEAMS
• Khi sinh viên được hỏi ý
kiến về vấn đề có thích
giảng viên sử dụng công
cụ công nghệ thông tin
trong dạy trực tuyến hay
không thì có hơn 3/4 (77%
sinh viên rất thích và
thích), khoảng 20% sinh
viên hơi thích và 4% sinh
viên không thích.
Khi được hỏi về các công cụ công nghệ thông tin mà giảng viên
sử dụng trong lớp thì câu trả lời từ sinh viên là công cụ Kahoot!
được sử dụng nhiều nhất, chiếm gần 70% kết tiếp là Google
Docs chiếm gấn 30%, kế tiếp là Padlet và Mentimeter (lần lượt
là 16,2% và 7,2%) và Bamboozle chiếm 1.2%.
Khi được hỏi về các công cụ công nghệ thông tin mà
giảng viên sử dụng trong lớp thì câu trả lời từ sinh viên
là công cụ Kahoot! được sử dụng nhiều nhất, chiếm gần
70% kết tiếp là Google Docs chiếm gấn 30%, kế tiếp là
Padlet và Mentimeter (lần lượt là 16,2% và 7,2%) và
Bamboozle chiếm 1.2%.
Qua khảo sát, các sinh viên cho thầy trong số các kĩ năng tiếng
Anh thì kĩ năng nghe và từ vựng của sinh viên được cho là có cải
thiện hơn là 38%, và 28.1% theo trật tự . Trong khi đó kĩ năng nói
và Viết chiếm tỉ lệ thấp nhất (dưới 10%)
Khi sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thì điều sinh
viên thích nhất là vui nhộn (chiếm 35%), còn lại là được có thêm
kiến thức mới và được làm việc cùng bạn bè, được cộng điểm
(có tỉ lệ lần lượt laf 25%, 20% và 20%)
4.3. Một số giải pháp phát huy hiệu quả của việc ứng dụng
công cụ công nghệ trong dạy học ngoại ngữ

• Thứ nhất là để việc sử dụng công cụ công nghệ dạy học trực tuyến có hiệu quả
thì người dạy - người học phải ý thức tốt về vai trò, vị trí, ý nghĩa của dạy học
trực tuyến để có sự sẵn sàng về tâm thế, nội dung chuẩn bị và quyết tâm trong
hành động để tiếp cận đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Việc chuẩn bị bài trên các
công cụ công nghệ đòi hỏi giảng viên phải tự thiết kế bài và chọn câu hỏi cho phù
hợp với bài giảng và trình độ sinh viên.
• Thứ hai là vấn đề cơ sở hạ tầng về công nghệ thong tin - Viễn thông, đường
truyền Internet , trang thiết bị phục vụ dạy học (điện thoại thông minh, máy
tính, laptop, máy tính bảng…), và các điều kiện ngoại cảnh như: ánh sáng, tiếng
ồn, môi trường giảng dạy - học tập… cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho
việc học trực tuyến nói chung.
• Thứ ba là giảng viên và sinh viên phải luôn cập nhật kiến thức, kĩ năng sử dụng
và ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin, phần mềm dạy học, kĩ năng tìm
kiếm tài liệu cũng như đảm bảo an toàn thông tin mạng cơ bản của người dạy
và người học
• Thứ tư là giảng viên nên thiết lập nội quy, quy định để điều hành lớp học trực
tuyến. Vì đặc thù là dạy học gián tiếp, những quy định như giữ gìn trật tự lớp
học, xin phép ra ngoài, ngôn ngữ giao tiếp, theo dõi thái độ học tập, tắt
microphone khi giảng viên giảng bài và khi được sự cho phép của giảng viên thì
bật microphone để phát biểu ….
• Thứ năm là giảng viên cần trau dồi, cập nhật kĩ thuật thiết kế bài giảng, nghệ
thuật sư phạm của mình và hiểu biết các công cụ công nghệ hỗ trợ để giảng bài,
ra bài tập, kiểm tra bài, giúp sinh viên cảm thấy thoải mái, vui nhộn và nắm bài
tốt hơn. Theo đó, dạy học trực tuyến đặt ra những yêu cầu mới cho giáo viên từ
khâu soạn bài, hướng dẫn phong cách học tập, thiết kế bộ công cụ kiểm tra -
đánh giá, tạo cảm hứng học tập bằng những trải nghiệm mới mẻ mang tính tìm
tòi, tránh nhàm chán, đơn điệu cho người học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
• Có thể nói đào tạo trực tuyến là một xu thế phát triển tất yếu trong lĩnh vực
Giáo dục và Đào tạo không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ngoài mục
tiêu hướng tới xã hội hóa học tập, đào tạo trực tuyến còn giúp giải quyết nhu
cầu về học tập và nhiều vấn đề khó khăn khi người học hoàn toàn có thể học
mọi lúc mọi nơi. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không
có được.
• Việc giảng viên sử dụng các công cụ công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ
được người học ủng hộ và có những kết quả tốt khi các công cụ này hỗ trợ sinh
viên phát triển về từ vựng và một số kĩ năng, đồng thời tạo sự vui vẻ và sư
thoải mái khi học ngoại ngữ. Tuy nhiên bên cạnh đó việc sử dụng công cụ công
nghệ cũng nên hạn định về thời gian.
• Bên cạnh đó giảng viên có thể trao đổi các công cụ công nghệ với nhau, thường
xuyên cập nhật các công cụ mới để hỗ trợ bài giảng của mình hoặc chia sẽ các
tài nguyên trên các công cụ công nghệ này.
• Trên đây chỉ là nghiên cứu nhỏ, bước đầu hiểu rõ về cách học và dạy của sinh viên
và giảng viên khi học và dạy trực tuyến, và việc sử dụng công cụ công nghệ trong
dạy và học ngoại. Nhiều sinh viên thấy hứng thú với việc học tiếng Anh trực
tuyến với các công cụ công nghện vì có thể học tại nhà hay bất cứ đâu và có
những công cụ tốt có thể hỗ trợ cho việc học tập ngay trên mạng.
• Tuy nhiên nhiều sinh viên do điều kiện gia đình, ở những vùng sâu, vùng xa nên
viên học trực tuyến là có khó khăn. Một vấn đề khác là do điều kiện gia đình
nhiều sinh viên học trực truyến qua điện thoại, màn hình nhỏ, âm thanh nhỏ nên
sẽ có một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe như đau mắt, đau lưng, mỏi vai…
• Mặc dù vẫn còn một số nhược điểm tuy nhiên việc dạy và hoc trực tuyến với các
công cụ công nghện vẫn được sinh viên và giảng viên đánh giá cao và mong
được áp dụng thường xuyên hơn. Và để việc dạy và học trực tuyến có hiệu quả
hơn thì cần có sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị dạy học như
Internet , máy tính, âm thanh… bên cạnh đó việc chuẩn bị bài của các giảng viên
và việc ứng dụng công nghệ và các công cụ công nghệ giúp việc dạy học trực
tuyến hiệu quả hơn và thu hút hơn.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
63 tài liệu tham khảo. Bao gồm:
Tiếng Việt
Nguyễn Văn Long (2016), "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ
kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu
Giáo dục, Tập 32, Số 2 (2016) 36-47.
 Tiếng Anh
Abrami, P. C., Bernard, R. M., Bures, E. M., Borokhovski, E., & Tamim, R. M. (2011).
Interaction in distance education and online learning: Using evidence and theory
toimprove practice. Journal of Computing in Higher Education, 23(2-3), 82–103.
doi:10.1007/s12528-011-9043-x
Anderson, T. (2003). Modes of interaction in distance education: Recent developments
and research questions. In M. G. Moore & W. G. Anderson (Eds.), Handbook of distance
education (pp. 129–144). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates Inc.
…………

You might also like