You are on page 1of 33

NGÔN NGỮ HỘI

THOẠI TRÊN MẠNG


XÃ HỘI VÀVẤN ĐỀ
GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
CHO HỌC SINH

Võ Tú Phương
Khoa Ngoại Ngữ
Trường Đại học Khánh Hòa
Mở đầu
 Ngày nay, trong môi trường toàn cầu hóa, với sự xuất hiện các
trang mạng xã hội như là Facebook, Youtube, Twitter,
LinkedIn, Pinterest, Instagram, Flickr, Tumblr, Google Plus,
Slide Share, … và các ứng dụng điện thoại như là như là Viber,
Zalo, Wechat, Whatsapp, Snapchat.... ra đời thì nhiều từ mới
xuất hiện, đi kèm với nó là nhiều từ viết tắt để truyền tải nội
dung đưa tin nhanh hơn cho người đọc.
 Bên cạnh đó tiếng Anh, công cụ giao tiếp phổ biến nhất trên
toàn thế giới, xuất hiện nhiều trong các cuộc trò chuyện hàng
ngày của những người trẻ tuổi, đặc biệt là trên các trang mạng
xã hội.
 Vì vậy, bài viết này sẽ nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại trên
mạng xã hội và đề xuất một số vấn đề giáo dục ngôn ngữ cho
học sinh.
Nguồn tư liệu và phương pháp
nghiên cứu
Những ví dụ trong bài viết được tập hợp
từ nguồn mạng xã hội facebook, zalo,
youtube, …
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp
tổng hợp thông tin, phương pháp phân
loại thông tin, phương pháp phân tích, và
diễn dịch.
1. Toàn cầu hóa
Thuật ngữ “toàn cầu hóa” đã xuất hiện từ
thập niên 1980, phản ánh những tiến bộ
khoa học đã làm cho việc hội nhập quốc
tế nhanh hơn và dễ dàng hơn trong thương
mại, trong tài chính, và trong văn hóa
quốc tế.
Toàn cầu hóa mở ra cơ hội phát triển cho
toàn thế giới nhưng sự phát triên này
không bằng nhau giữa các quốc gia.
2. Tiếng Việt trong xu thế toàn cầu
hóa
Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay thì
việc tiếng Anh len lỏi trong đời sống của
người Việc là một điều tất yếu
3. Ngôn ngữ hội thoại của học sinh
sinh viên trên mạng xã hội
Mạng xã hội là một ứng dụng kỹ thuật số giúp kết nối
mọi người ở mọi nơi, mọi lúc thông qua dịch vụ
internet, giúp người dùng có thể chia sẻ những sở
thích và trao đổi những thông tin cần thiết với nhau.
Mạng xã hội dành cho mọi đối tượng sử dụng, không
phân biệt giới tính, độ tuổi, vùng miền, nghề nghiệp,
sắc tộc… Người dùng có thể liên kết với nhau dù họ
ở bất cứ đâu, chỉ cần có internet. 
Hiện nay có rất nhiều loại mạng xã hội khác nhau.
Một số mạng xã hội được người dùng sử dụng nhiều
nhất ở nước ta là: Facebook,
Youtube, Twitter, Instagram…
Theo số liệu thống kê internet Việt Nam năm
2018 thì “Ở mảng mạng xã hội, vào tháng
Giêng, Việt Nam có đến 55 triệu người dùng
đang hoạt động, đạt tỉ lệ 57% người dung
Internet.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về mạng xã hội
Facebook, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các
quốc gia có người dùng, với 59 triệu người
dùng vào tháng 7 năm 2018.”
Điều này chứng tỏ sự phổ biến của mạng xã
hội ở Việt Nam là cao.
Với nhu cầu trao đổi thông tin cao trên mạng
xã hội người Việt Nam đặc biệt người trẻ, là
những học sinh sinh viên, đã có những sáng
tạo trong ngôn ngữ giúp cho việc xử lý thông
tin nhanh gọn, để tạo sự mới mẻ cho cả người
cung cấp thông tin và người nhận thông tin.
Biểu hiện cụ thể của những sang tạo này thể
hiện ở các khía cạnh từ vựng – ngữ nghĩa;
Ngữ âm - chữ viết; cách diễn đạt.
3.1. Ngữ âm - chữ viết
3.1.1 Từ viết tắt tự sáng tạo của giới trẻ:
 a. Từ viết tắt theo quy luật: là kiểu viêt tắt mà hầu như tất
cả mọi người đều có cùng kiểu viết giống nhau, chỉ cần
nhìn vào kiểu viết này liên tục là có thể nhận biết được,
hiểu được. Nó thường được áp dụng cho một số từ thường
dùng.
 Viết tắt bằng cách thay những chữ cái đầu:
 Gồm có 9 quy tắc chung phổ biến, đó là:
 • F thay PH: ví dụ: fải = phải,
 • C thay K: ví dụ: cì cọ = kì cọ,
 • K thay KH: ví dụ: ki ko kan = khi khó khăn,
 • Z thay D hoặc GI: ví dụ: zữ zằn = dữ dằn,
 .Viết tắt không theo quy luật: là cách viết tắt không theo bất
kì một hình thức cụ thể, một kiểu cách nhất định nào, nó phụ
thuộc theo ý thích và kiểu cách sử dụng ngôn ngữ của người
đó để tạo ra từ mới. Với kiểu từ viết tắt này, tùy thuộc vào khả
năng giải mã thông điệp của từng người nhận mà thông tin
được hiểu đúng với nội dung. Đối với kiểu viết tắt của người
này, có người có thể hiểu, hoặc có thể không.

Chẳng hạn như:


- Từ có vần “uyên” thường sẽ chỉ viết mỗi phụ âm đầu và bỏ
luôn vần “uyên” hoặc có thể viết phụ âm đầu và kêt hợp cùng
với dấu chấm “.” Hay sử dụng dấu gạch chéo “/” để viết tắt.
Chẳng hạn như:
“tuyên truyền”  được viết thành “t/tr” hoặc “t.tr.”
“nguyên liệu”  được viết thành “ng/liệu” hoặc “ng.liệu”
- Từ có vần “ương”, “ong”.
Hai từ này có kiểu viết tắt khá là giống nhau và rất
dễ nhầm lẫn bởi vì người sử dụng kiểu viết tắt của
những chữ có hai vần này theo ý họ.
Ví dụ như: “trương”  “trg” hoặc “trʼg” hay
“trng” và cách viết tắt “trg” còn được sử dụng cho
từ “trong”.
Nếu như có dấu thì chỉ cần thêm các thanh dấu ở
phía trên chữ viết tắt đó. Ví dụ như: “trường” 
“trˋg”. Từ có vần “ươc” thường sẽ viết tắt theo kiểu
ghi chữ đầu và ghi chữ cuối là chữ “c” trong vần
“ươc” để ghi tắt. Ví dụ như: “được” sẽ viết thành
“đc”, “trước” sẽ thành “trc”.
c. Viết tắt bằng cách sử dụng kí hiệu:
Từ “khác”: sẽ có kiểu sử dụng dấu “≠” và nếu muốn thể hiện
chữ “khắc” thì chỉ thêm dấu “ ˇ “ ở trên “≠” để thể hiện.
Từ “trong” có kiểu viết tắt sử dụng kí hiệu như thế này “ʘ”,
v…v…
Từ “những”: có những người xài theo kiểu dấu ngã “~” nhưng
lại có người xài từ “những” theo kiểu dấu ngã “~” và có thêm dấu
gạch chéo “/” ở giữa nó để biểu thị chữ “những”. Nhưng mà cũng
với kiểu dấu ngã”~” và dấu gạch chéo”/” này, người khác lại dùng
nó để biểu thị từ “nhưng”.
Từ “nhưng”: không chỉ có người sử dụng dấu ngã “~” với dấu
gạch chéo “/” trên mà còn có người sử dụng bằng kiểu dấu gạch
dưới “_” ở dưới dấu ngã “~” để thể hiện. Nhưng lại có người sử
dụng kiểu kí hiệu này với ý là từ “những”.
Còn sử dụng kí hiệu toán học: “vô cùng” sẽ thành “∞” , “thuộc”
thành “∈”, “lớn hơn” thì thành “>”, “nhỏ hơn” thành “<”,….
d. Từ viết tắt sử dụng con số:
Cách 1: 66-77-028: xấu xấu-bẩn bẩn- không hay
tắm - Đây là hình thức cách đọc trại âm, những từ
“xấu”, “bẩn”, “không hay tắm” có cách đọc đồng âm
với “sáu”, “bảy”, “không hai tám” nên giới trẻ sử dụng
con số để viết cho nhanh thay vì viết những từ này.
“102” “có một không hai”
“08” “không tám” (tám là tán chuyện gẫu)
Cách 2: các con số được thay thế
cho các chữ cái như là
2 =A  11 =N
 13 = B 0 = O
6 = C  10 = P
 12 = D  02 = Q
3 = E  19 = R
6 = G 5 = S
 14 = H 7 = T
1 = I
 21 = U
 14 = K
9 = V
1 =L  96 = X
 111 = M
4 = Y
Đây là những từ được mã hóa sang những con số
trong thời kì đầu, cách dùng những con số này
khá rắc rối bởi những con số này còn được mã
hóa chung cùng với những chữ khác nên rất khó
đoán được. Vì thế, bắt đầu xuất hiện sang kiểu
“Teencode” sử dụng những kí tự chữ như trên để
dễ đọc và dễ hiểu hơn. Ví dụ, 4321 = yêu, và đây
là một câu được mã hóa bằng những con số:
“140111 1129 71901 1311 620, 701 134011
14140116 13137 91 520 701 134011”
3.1.2. Chuyển một số chữ cái sang chữ khác
a. Chuyển phụ âm thành phụ âm khác:
nh  h

như là: “mình”  “mìn”,


“kinh khủng”  “kin khủg!”

kh k
như là: “không chịu nổi”  “hôg chịu nổi”
b. Chuyển nguyên âm thành nguyên âm
khác:
ă  e
như là: đẹp lắm  đẹp lém, cổ hủ lắm  cổ hủ
lém,

uôn  un
như là: buồn muốn chết  bùn mún chít

iêt  it
như là: biết rồi  bít dồi,
c. Dùng một chữ cái để đại diện cho 1 từ như
là:
N  anh, (N=and, nghĩa là “và”) như là: ban
nhạc AC&M
M  em
U  you (bạn, mày)
K  ngàn/nghìn (đơn vị của tiền)
(Lý giải cho việc dung chữ K thay cho
“Nghìn/ngàn” thì có nhiều ý kiến như sau: k =
kilo có nghĩa là 1000. Từ kilo (viết tắt là K) có
nguồn gốc Hy Lạp này dùng nhiều trong Vật
Lý và nhiều môn khoa học khác. 
d. Viết tắt thành những từ ngữ ngắn hơn:
không  ko/k,
như là: không biết có được không  k bít có đc k

được  đc,
như là: được rồi  đc r

gì  j,
như là: kiểu gì nó cũng đến xin lỗi tao  kiểu j nó
cũng đến xl t
e.Dùng các chữ cái đầu tiên thay thế cho
các từ
“ntn"  “như thế nào"
“mn”  “mọi người” như là: mọi
người đọc nhé  mm đọc nhe.
ACE  anh chị em
OX, BX   OX(ông xã), BX(bà xã).
3.2. Từ vựng ngữ nghĩa
a. Từ cũ trong tiếng Việt nhưng được dùng lại theo
nghĩa mới như:
tính từ:  chuối (dở hơi); khoai (khó); phở (đẹp đẽ, ngon
lành); điên đảo (cực kì); vãi (kinh
khủng); hack (siêu); hic (buồn), haha (vui).v.v.
danh từ:

-Chồng được gọi là “Sói”


-Vợ được gọi là “Gấu”
-Cá sấu: chỉ một người phụ nữ có ngoại hình kém xinh
đẹp 
-Gấu: danh từ dùng để chỉ người yêu.
đây là cách chơi chữ sử dụng từ đồng âm: “xấu” và “sấu”
 
b.Dùng những từ rất mới thay thế cho các từ như là
Trong giao tiếp hàng ngày: đa phần giới trẻ sử dụng
nhiều từ mang tính mang tính tiêu cực, ví dụ như: khi
nói chuyện với bạn bè, giới trẻ hay dùng những từ như:
“vãi”, “cái beep”, “lầy”, “trẻ trâu”, “b**p”, “chịch”,
“cú có gai”, …
Quẩy: diễn tả hoạt động vui chơi, thể hiện hết mình bất
chấp hoàn cảnh xung quanh
Trẻ trâu chỉ tầng lớp thanh thiếu niên trẻ tuổi, sung
sức, ngông cuồng, thích thể hiện
“beep” những âm thanh chèn đè lên những từ chửi tục,
khiếm nhã,
“Xếp hình” liên quan đến quan hệ tình dục giữa nam
và nữ.
 f.Dùng các từ viết tắt tiếng nước ngoài:
 "Hi"  2, (đọc là “hai”, lấy từ âm của tiếng
Anh, “hi” = “Hello”)
 “goodnight”  G9,
 29  Nghĩa là Tonight (tối nay).
 98er  Là những bạn sinh năm 1998, tương tự
như 97er, 96er.
 Bio:  “Bio” là phần thông tin hay tài khoản
cá nhân của bạn,
 GIF: từ viết tắt của Graphics Interchange Format, nó giống
như một hình ảnh động.
 FA là viết tắt của từ tiếng anh “Forever Alone” có thể
hiểu là suốt đời cô đơn hay mãi mãi cô đơn. Tuy nhiên khi
du nhập vào Việt Nam thì FA lại hiểu ý nghĩa khác hơn một
chút: hiện tại đang cô đơn, không có ai bên cạnh chứ không
phải là “mãi mãi hay suốt đời cô đơn”
g. Dùng các từ nước ngoài
Clickbait  “Clickbait” là những tiêu đề giật gân, mới lạ
và thú vị
Direct message là công cụ mọi người có thể tương tác với
bạn trực tiếp trên mạng xã hội,
Fans: là thuật ngữ mô tả những người thích những trang kinh
doanh trên Facebook.
Followers: tương tự với fans. Followers theo dõi một cá nhân
nào đó đăng những bài viết, bức ảnh thú vị hoặc một blogger
viết về các chủ đề thu hút.
Hashtag: Dùng hashtag trước cụm từ nhất định giúp nội
dung bạn quan tâm được số hóa, tìm kiếm và tìm thấy trên
mạng, dù là hình ảnh, bài đăng hoặc video.
Ví dụ: I’ve been looking at images with the hashtag #London
and the pictures that are coming up are amazing – they’re from
all the different parts of the city.
3.3. Cách diễn đạt.
3.3.1. Biểu tượng cảm xúc và biểu tượng
mặt cười
Các loại sắc thái, cảm xúc như vui vẻ, giận
hờn, nụ cười, nước mắt, giận dỗi, bực mình,
của con người được thể hiện bằng các biểu
tượng emoji, được ưa chuộng từ thời Yahoo!
Messenger đến nay, chúng ta sử dụng nó để
giao tiếp với nhau, thay cho những cử chỉ,
ngôn ngữ và ít nhiều cũng thể hiện được cảm
xúc. Những biểu tượng cảm xúc kéo mọi
người xích lại gần nhau
Biểu "biểu tượng cảm xúc" được chia thành 2 loại
chính: biểu tượng cảm xúc của người Nhật và "biểu
tượng mặt cười"  của phương Tây. Trên văn bản
phương Tây biểu tượng cảm xúc thường xuất hiện
quay ở một góc 90 độ, ví dụ quen thuộc bao gồm:
 Hạnh phúc :) :-) * 
Buồn bã :(
Phấn khích :D
Lè lưỡi :P
Cười XD
Yêu <3
Bất ngờ :O
Nháy mắt ;)
Bịt miệng :&
Ngược lại, các biểu tượng cảm xúc theo
kiểu Nhật Bản xuất hiện thuận chiều, cho
phép biểu lộ tình cảm nhiều hơn bằng cách
diễn tả đôi mắt, đôi khi kết hợp với diễn tả
cùng bàn tay:
Cười/Vui vẻ ^_^ (^_^) * (^ o ^)
Lo lắng/Tức giận (>_<)
Bồn chồn (^_^;)
Buồn (;_:)
Buồn ngủ/Khó chịu(-_-)
Bối rối ((+_+))
Hút thuốc o○ (- 。 -)y- ゜゜゜
3.3.2.Ngôn ngữ hình thể:
Các bạn trẻ Việt Nam thường xuyên sử dụng các ký
hiệu hình thể (bằng tay, cử chỉ, điệu bộ), để diễn đạt
những thông điệp ngắn gọn, hoặc thể hiện cảm xúc cho
nhau một cách thân mật, hay nhắn gởi thông điệp nào
đó cho đối phương.
Một số ký hiệu bằng tay phổ biến trong giới trẻ:
Hai bàn tay cong lại tạo thành hình trái tim tryền thống.
Nhưng hiện nay, các bạn trẻ chuộng kiểu “thả tim” mới
bằng cách chéo ngón cái và ngó trỏ thành hình chữ V,
xuất phát từ nhóm nhạc BTS của Hàn Quốc.
Bàn tay nắm lại, ngón cái chỉa ra rồi để ngược: có
nghĩa là bạn thất bại hoặc tớ không thích cậu.
4. Vấn đề giáo dục ngôn ngữ cho giới trẻ
Nguyên nhân khách quan là do sự phát triển phương
tiện truyền thông và sự giao lưu tiếp biến văn hóa nói
chung, ngôn ngữ nói riêng đã tác động mạnh mẽ đến sự
hình thành tư duy, nhân cách, giá trị đạo đức của thế hệ
trẻ theo.
Bên cạnh đó, yếu tố chủ quan bên trong mỗi cá nhân
của giới trẻ hiếu kì, lạm dụng quá mức sản phẩm ngôn
ngữ của thời đại @ để mục đích vụ lợi, khẳng định
mình, gây chú ý, ấn tượng đối với độc giả trẻ, muốn trở
nên nổi tiếng ở cộng đồng mạng xã hội.
Điều đó vô tình biến hình tường lệch lạc trở thành trào
lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt cước, khó
kiểm soát.
Để giảm thiểu sự lạm dụng ngôn ngữ “Chat” trong
giới trẻ hiện nay, cần có sự quan tâm tâm, phối hợp
của các bậc phụ huynh cùng với nhà trường và Bộ
Giáo dục. Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài theo đúng
chuẩn mực bởi những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ
(viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
Về phía Nhà trường, giáo dục học sinh thức bảo vệ sự
trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại,
mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn
ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn
hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng
Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học
sinh.
Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất
lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi
chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng
rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên
quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên
truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông
tin kĩ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận. Về phía
Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng
rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt..
KẾT LUẬN
Tóm lại, với sự phát triển nhanh của công nghệ số,
với sự hội nhập toàn cầu thì những công dân toàn
cầu trong tương lai đã có những sáng tạo trong
ngôn ngữ của họ để tiết kiêm thời gian, để tạo sự
mới lạ, để thể hiện bản thân. Đây là xu thế phát
triển chung không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia
khác trên thế giới. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu giới trẻ
sử dụng những loại ngôn ngữ này đúng lúc với
đúng đối tượng trong hoàn cảnh phù hợp chứ
không nên lạm dụng nó. Đặc biệt là trong những
trường hợp nghiêm túc như trong lớp học, làm bài
tập, trao đổi thư từ với người lớn tuổi hơn.

You might also like