You are on page 1of 22

Trường Đại học Tài chính–Marketing

KHOA/BỘ MÔN: NGOẠI NGỮ

ĐỀ TÀI BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN


Lớp học phần: 2111101114101
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nhân
MSSV: 2121012477
Họ và tên: Nguyễn Thanh Hà

Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2021


TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA/BỘ MÔN: NGOẠI NGỮ

MÃ ĐỀ/ĐỀ SỐ ĐỀ TÀI BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
02 Lớp học phần:2111101114101
Thời gian làm bài: 1 tuần
(Được sử dụng tài liệu)
Mã số SV: 2121012477 Phòng thi: …………SBD:…………
01
Điểm CB chấm thi 1 CB chấm thi 2 Cán bộ coi thi 1 Cán bộ coi thi 2
Bằng số Bằng chữ (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)

Nội dung đề thi:

CÂU 1: (2 điểm)
Phiên âm âm vị học: 4 câu lục bát tự chọn (không trùng với bài phân tích mẫu của
giảng viên; phiên âm tên của mình dưới bài làm)
CÂU 2: (2,5 điểm)
Phân tích quan hệ cú pháp bằng sơ đồ chúc đài, giải thích cách xác định các loại
quan hệ cú pháp trong câu của các câu dưới đây:

1) Em sẽ chẳng nói chuyện chị với anh Ba.


2) Tôi có người bạn học ở Huế.
3) Thức đêm nhiều người sọm đi trông thấy.
4) Những con số không hợp lí.

5) Đừng đánh bạc, uống rượu con nhé!

CÂU 3: (2 điểm)

Phân tích nghĩa hàm ẩn (tiền giả định và hàm ngôn) trong các phát ngôn dưới đây:
1) Thơm ngon tới giọt cuối cùng.
➢ Ngữ cảnh: Phát ngôn này có thể là một câu quảng cáo cho một nhãn hàng
đồ uống hay cửa hàng chuyên kinh doanh thức uống (cà phê, nước ngọt, trà
sữa…),… hoặc có thể là một câu nói của ai đó sau khi dùng một loại thức
uống ngon.
- Tiền giả định:
• Có một loại thức uống.
• Có người đã dùng loại thức uống đó.
• Loại thức uống này được làm rất thơm ngon, đã được uống đến giọt cuối
cùng và giọt cuối cùng ấy vẫn giữ nguyên vị thơm ngon ban đầu của nó.
- Hàm ngôn:
• Khẳng định chất lượng của sản phẩm, đây là một loại đồ uống đảm bảo
về độ thơm ngon.
• Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi mua sản phẩm thức uống này.
• Người dùng chắc chắn sẽ không thể cưỡng lại được độ thơm ngon của
thức uống và sẽ dùng đến cả giọt cuối cùng.
2) Đánh bật cả vết bẩn khô.
➢ Ngữ cảnh: Phát ngôn này có thể là một câu quảng cáo cho nhãn hàng bột
giặt.
- Tiền giả định:
• Có tồn tại những bộ quần áo.
• Quần áo đã bị dính bẩn.
• Những vết bẩn đó đã bị khô và khó làm sạch.
- Hàm ngôn:
• Nếu sản phẩm đã tẩy sạch được những vết bẩn khô (là những vết bẩn rất
cứng đầu) thì chắc chắn sẽ tẩy sạch được tất cả những vết bẩn thông
thường.
• Khẳng định, cam kết, đảm bảo về chất lượng của bột giặt.
• Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin dùng sản phẩm này.

CÂU 4: (3.5 điểm)

⚫ Nêu các phương thức tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt và tiếng Anh.

➢ Tiếng Việt:

1. Phương thức ghép

2. Phương thức láy

3. Phương thức chuyển loại

4. Phương thức vay mượn từ

➢ Tiếng Anh:

1. Phương thức phụ gia

2. Phương thức ghép

3. Phương thức rút gọn từ cũ

4. Phương thức chuyển loại

5. Phương thức vay mượn từ

⚫ Nói ngôn ngữ có tính võ đoán, vậy có phải ai muốn gán ngữ nghĩa cho một
hình thức ngữ âm đều được cộng đồng chấp nhận không?
- Tính võ đoán ta có thể hiểu nôm na là sự tách rời trong mối liên hệ giữa
trường nghĩa và cấu trúc âm thanh. Ví dụ: Giữa trường nghĩa (mạng lưới hệ
thống ngữ nghĩa) của từ “NHÀ” với chính cấu trúc âm thanh của từ “NHÀ”
(gồm có phụ âm đầu ; âm chính và thanh huyền) hầu hết không có một quan
hệ hoàn toàn có thể lý giải hay nói một cách khác là chúng không có liên hệ
gì với nhau). Tức là cách ta gán âm cho một hình thức ngữ âm nào đó để nó
trở thành một từ phù hợp, có thể được sử dụng trong đời sống. Thế nhưng
không phải ai muốn gán ngữ nghĩa cho một hình thức ngữ âm đều được
cộng đồng chấp nhận. Việc gán ngữ nghĩa cho một hình thức ngữ âm để
tạo ra từ mới sẽ được chấp nhận khi những từ đó phù hợp với chuẩn mực,
văn hóa chung của cộng đồng, mang lại những giá trị tích cực cho đời sống
con người, cho xã hội và ngược lại, nó sẽ không được chấp nhận nếu mang
lại giá trị tiêu cực, trái với thuần phong mĩ tục và gây hoang mang trong dư
luận, đi ngược lại với những giá trị vốn có của ngữ âm.

Nguồn tham khảo ví dụ: https://vccidata.com.vn/vo-doan-la-gi/

⚫ Phân tích phương thức tạo từ và tìm minh chứng xuất hiện của các từ, ngữ
được dùng gần đây:

1) Khẩu nghiệp

- Phương thức tạo từ: Ghép + vay mượn tiếng Hán Nôm. Ghép giữa từ
“khẩu” trong tiếng Hán Nôm nghĩa là miệng và từ “nghiệp”, nói cho đủ là
nghiệp quả báo ứng, tức là đã gây nhân thì có kết quả tương xứng và quả
đến sớm hay muộn khi hội tụ đủ nhân duyên và điều kiện. Như vậy, “khẩu
nghiệp” nghĩa là những thiện ác ta phải gánh chịu do những lời nói từ miệng
gây ra, những người nói điều ác, đặt điều, vu khống, nói xấu người khác sẽ
phải gánh chịu những “nghiệp” từ “khẩu” mà ra.
- Ngữ cảnh xuất hiện thời gian gần đây: Tại Việt Nam, mạng xã hội ngày
càng phát triển cũng có những mặt trái không ngờ đến, nhất là ở thời điểm
một năm trở lại đây, khi rất nhiều “drama”, những thị phi của các nhân vật
nổi tiếng trong giới showbiz, người của công chúng,… nổ ra liên tục làm
cho cư dân mạng ngày càng trở nên “hung hăng” hơn, họ bình phẩm, nhận
xét, thậm chí là phán xét về một nhân vật nào đó mà ngay chính bản thân họ
cũng chưa bao giờ được tiếp xúc ngoài đời, họ tin vào những câu chuyện
chưa có tính xác thực để rồi dễ dàng buông lời lăng mạ đến người khác, điều
đó dẫn đến hai từ “khẩu nghiệp”. Hay mạng xã hội phát triển khiến cho con
người ta ngày càng dễ dàng buông những lời làm tổn thương người khác khi
ở sau chiếc bàn phím, bình phẩm về ngoại hình, vẻ ngoài của một ai đó, ảnh
hưởng đến cả những hành vi, lời nói ngoài đời thực, đó cũng là việc ta đang
“khẩu nghiệp”.
- Minh chứng xuất hiện: Khi tìm kiếm trên facebook từ khóa “Khẩu
nghiệp”, ta có thể dễ dàng tìm thấy những nhóm, trang fanpage cùng tên
“Khẩu nghiệp”, là nơi chuyên đăng tải những thông tin về người khác để
mọi người vào bình phẩm, nhận xét, có những thông tin mang tính xác thực
nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những thông tin sai lệch, điều hướng
dư luận, không xác thực dẫn đến việc “khẩu nghiệp”:

2) Tiểu tam
- Phương thức tạo từ: Ghép + Vay mượn tiếng Trung. Tiểu tam thực chất là
từ ghép ý chỉ những người thứ ba ra vẻ yếu ớt, ngây thơ nhưng cực kỳ tâm
cơ trong chuyện tình của các cặp đôi khác. “Tiểu tam” xuất phát từ Trung
Quốc. Ý nghĩa của từ tiểu tam được dịch sát theo nghĩa đen, chính là chỉ
người thứ ba, người thừa trong chuyện tình hai người.
- Ngữ cảnh xuất hiện: Thời gian gần đây rất nhiều vụ việc có tiểu tam nổ ra
làm cụm từ này được sử dụng phổ biến, cả trong showbiz lẫn đời sống
thường ngày của những người không hề nổi tiếng nhưng chỉ sau một vụ
đánh ghen, bắt tiểu tam là trở thành hiện tượng trên mạng xã hội. Tiêu biểu
như vụ việc người vợ phát hiện chồng lén lút đi cùng và có mối quan hệ yêu
đương bất chính với một người phụ nữ khác trong xe hơi ở Hồ Tây, hay vụ
việc anh công an yêu bạn tình nguyện viên tuyến đầu chống dịch, tưởng
ngôn tình hóa ra lại là “trà xanh”, “tiểu tam”,…
- Minh chứng xuất hiện: Bài báo về việc tiểu tam trong vụ việc ở Hồ Tây lên
mạng xã hội than vãn bị oan: https://2sao.vn/danh-ghen-ho-tay-tieu-tam-
than-van-bi-oan-n-280737.html

3) Trà xanh
- Phương thức tạo từ: Chuyển loại + Vay mượn tiếng Hán Việt. "Trà xanh"
theo Hán Việt là Lục trà-một từ lóng của cộng đồng mạng Trung Quốc, ám
chỉ tính cách của những người thích tỏ vẻ trong sáng, ngây thơ nhưng thật ra
rất thủ đoạn và toan tính, thích đùa giỡn tình cảm và luôn hứng thú với
người đã có chủ.
- Ngữ cảnh xuất hiện: Cụm từ này phổ biến dạo gần đây từ vụ việc anh công
an tuyến đầu chống dịch yêu cô gái đoàn viên cùng đi chống dịch-tưởng
ngôn tình nhưng hóa ra lại là Trà xanh, anh công an đó đã có người yêu ở
nhà và sau khi chị người yêu của anh Công an lên tiếng, cô gái Đoàn viên
này vẫn tiếp tục tỏ vẻ ngây thơ, không muốn chia tay với anh Công an và đổ
lỗi ngược lại cho chị gái kia, đòi tự tử,…
- Minh chứng: https://viez.vn/moi-nghe-noi-co-gai-tinh-nguyen-vien-nen-
doi-cung-anh-cong-an-truc-chot-tuong-dau-ngon-tinh-lai-hoa-tra-xanh-
OqxOYSOVetr4.html?fbclid=IwAR3Qv13weOogtL0JrBzOPoONkaN4tSjV
rAh6pVNu8soa61b4o9XWF45ahU4

4) Đú trend

- Phương thức tạo từ: Ghép + Vay mượn tiếng Anh. “Đú” là một từ được sử
dụng để mỉa mai, châm chọc một người khác được lấy từ "đú đởn" có nghĩa
là đua đòi, học theo những hành động, phong trào của người khác nói riêng
và của đám đông nói chung. Tuy nhiên đối với nhiều người trẻ thì nó cũng
được sử dụng với ý nghĩa để nói vui đơn thuần trong một nhóm bạn thân.
“Trend” dịch từ tiếng Anh có nghĩa là xu hướng, xu thế. Vậy “đú trend” có
nghĩa là học đòi, đua đòi theo những xu hướng được nhiều người quan tâm
và thường được nói với tâm thế vui là chính mà không thật sự quá gay gắt
như những gì mà bản thân từ "đú" thể hiện, có thể hiểu trong một số ngữ
cảnh là việc học hỏi theo những xu hướng của xã hội, mang nghĩa tích cực.
- Ngữ cảnh: Mạng xã hội, công nghệ thông tin ngày càng phát triển cùng với
thế hệ trẻ ngày một trở nên năng động, sáng tạo hơn đã khiến cho việc các
“trend”, các xu hướng được tạo ra ngày một nhiều và ngày một dễ hơn bao
giờ hết. Chính vì thế mà cụm từ “đú trend” được sử dụng ngày càng phổ
biến, để chỉ việc những người trẻ bắt kịp xu hướng, học hỏi theo những xu
thế mới.
- Minh chứng xuất hiện: Đoạn clip trên tiktok của một bản trẻ “đú trend” nhắn
tin bằng lời bài hát, trên dòng trạng thái bạn có ghi: “đú trend nhắn tin bằng
lời bài hát”:

5) Drama:

- Phương thức tạo từ: Vay mượn tiếng Anh. Drama là một từ tiếng Anh
(phiên âm là /drɑː.mə/) có nghĩa là kịch, tuồng... Drama thường dùng đề cập
đến các câu chuyện mang tính chất kịch tính, hồi hộp, gay cấn. Hiện nay, nó
còn là một từ lóng trên mạng xã hội, được nhiều người sử dụng để chỉ những
tình huống trớ trêu, bất ngờ đan xen những yếu tố hài hước. Ngoài ra, drama
cũng có thể hiểu để ám chỉ những vụ ồn ào, các vụ, cãi vã, bóc phốt (bêu
xấu)... trong đời sống và trên mạng xã hội, có tốc độ lan truyền chóng mặt,
có tác động đến cộng đồng, xã hội, khiến nhiều người phải chú ý theo dõi.
- Ngữ cảnh xuất hiện: Từ “drama” vốn dĩ luôn được sử dụng phổ biến, vì
hầu như cuộc sống quanh ta luôn có những vụ ồn ào, các vụ cãi vã,… diễn
ra. Nhưng năm 2021, đặc biệt là khoảng thời gian gần đây nó được sử dụng
phổ biến hơn bao giờ hết tại Việt Nam, vì có rất nhiều những vụ thị phi,
những “drama” nổ ra trong giới showbiz, giữa những người nổi tiếng, có
tiếng nói, như ồn ào từ thiện giữa cô Phương Hằng và giới nghệ sĩ (Thủy
Tiên, Hoài Linh, Trấn Thành,…), bê bối tình ái của nam ca sĩ Phương Tuấn
(nghệ danh Jack),… và người dân lại được nhiều phen “hóng drama”.
- Minh chứng: Hình ảnh vui về việc hít drama giữa cô Phương Hằng và giới
nghệ sĩ,…

6) Tấm chiếu mới:

- Phương thức tạo từ: Chuyển loại. Danh từ là tấm chiếu vẫn còn mới, chưa
được trải ra, chưa được sử dụng. Nghĩa bóng để chỉ sự nghiệp dư, chưa có
kinh nghiệm khi làm một việc gì đó.
- Ngữ cảnh xuất hiện: Sử dụng phổ biến hiện nay, trong thời điểm rất nhiều
để chỉ những người chưa biết gì nhiều về 1 ca sĩ, người nổi tiếng nào đó
nhưng lại đem người đó trở thành thần tượng và bênh vực thái quá trong mọi
vấn đề. Ngoài ra cụm từ này còn được sử dụng phổ biến trong lứa học sinh
2003 hiện nay khi mới bước sang môi trường mới-môi trường Đại học, còn
rất nhiều thứ lạ lẫm và chưa biết về trường lớp, cách thức học tập,… hay
được sử dụng thường xuyên trong môi trường công sở, khi có những nhân
viên mới vào làm,…
- Minh chứng xuất hiện: Hình ảnh những bình luận của các tân sinh viên
2003 trên đoạn clip tiktok về việc học của một bạn cũng là tân sinh viên:
Hay một bài báo về bài học cho các “tấm chiếu mới” nơi công sở được đăng
vào ngày 02/12/2021: https://www.24h.com.vn/ban-tre-cuoc-song/bai-hoc-vo-
long-cho-chieu-moi-cong-so-dong-nghiep-doi-nghi-thuong-gan-bo-voi-cong-ty-
c64a1311703.html?fbclid=IwAR1L7_bTLOLugP5wNi3ymR6pF_bkxp1uwOSi
kmnWkpYNL92wghN7OCqHhUU
7) Gen Z

- Phương thức tạo từ: Vay mượn tiếng Anh. Gen Z là cụm từ chỉ nhóm
người sinh ra từ năm 1995 đến năm 2012 (một số khác cho rằng từ 1997 đến
2015), thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21.
Gen Z là thế hệ đầu tiên được sinh ra sau khi Internet trở nên phổ biến rộng
rãi, hầu hết được tiếp xúc với công nghệ từ nhỏ nên họ luôn có những tư
tưởng rất thoải mái, cởi mở đón nhận những thay đổi của thời đại công nghệ
số và chính vì lẽ đó nên Gen Z luôn rất sáng tạo, năng động với công nghệ
thông tin, họ được mệnh danh là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới, họ
quyết định văn hóa, xu hướng tiêu dùng của tương lai, điều này mang ý
nghĩa về kinh tế và xã hội sâu sắc, bởi họ chính là nhân tố quyết định của
tương lai gần.
- Ngữ cảnh xuất hiện: Cụm từ Gen Z được sử dụng phổ biến ở Việt Nam
thời gian gần đây để chỉ những người trẻ năng động, sáng tạo, có tư duy mới
với công nghệ, biến công nghệ thành những ưu điểm để tận dụng làm thành
những điều mang lại giá trị tích cực cho bản thân và cho cộng đồng, ví dụ
như càng ngày càng xuất hiện nhiều những tiktoker (những người làm video,
clip, sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội tiktok) hay youtuber
(những người làm video, clip, sáng tạo nội dung trên nền tảng ứng dụng
youtube) có tầm ảnh hưởng, họ sáng tạo rất nhiều những nội dung hay trên
các nền tảng mạng xã hội này, mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho cộng
đồng,…
- Minh chứng xuất hiện: Hình ảnh “từ điển gen Z”, minh chứng cho việc gen
Z sáng tạo ra rất nhiều thứ hay ho để làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn:
8) Pick me girl/ boy

- Phương thức tạo từ: Ghép + Vay mượn tiếng Anh. "Pick me" dịch ra từ
tiếng Anh có nghĩa đơn giản là "chọn tôi" nhưng khi ghép cùng với từ “me”
thì tạo ra cụm từ mới mang nghĩa không mấy thân thiện. “Pick me girl” là
cụm từ chỉ những cô gái thích tìm cách hạ bệ những cô gái khác xuống để
đưa mình lên. Bằng cách nào đó “Pick me girl” luôn muốn chứng tỏ mình
khác biệt với những người xung quanh nhưng phải nổi trội và vượt bậc hơn
họ. Còn “Pick me boy” là cụm từ chỉ những chàng trai dùng sự đáng
thương để chiếm lấy tình cảm của các bạn gái. Trong một vài tình huống
“Pick me boy” sẽ thao túng đối phương bằng cách đưa họ vô tình huống
khó xử để sau đó thì phải đồng ý với đề nghị mà họ đưa ra.
- Ngữ cảnh xuất hiện: Cụm từ này được sử dụng phổ biến khi trong thế hệ
trẻ hiện nay càng ngày càng nhiều những kiểu người “Pick me girl/boy” xuất
hiện và càng ngày càng nhiều những tiktoker, youtuber làm video về chủ đề
này. Họ diễn tả lại cách những “pick me girl/boy” thường làm và nhận được
rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng mạng.
- Minh chứng xuất hiện:
9) Đào mộ

- Phương thức tạo từ: Sử dụng hình thức ngữ âm cũ để gán cho nó nghĩa mới
+ Ghép. Đào mộ thông thường được hiểu là việc khai quật mồ mả của người
đã mất lên để di chuyển chôn ở nơi mới hoặc làm lại đất đai,… Nhưng hiện
nay cụm từ này được sử dụng phổ biến trên mạng xã hội với ý nghĩa là hành
động tìm kiếm những hình ảnh, khoảnh khắc xưa cũ của bạn bè, người thân
để “dìm hàng” họ, thường với mục đích đùa vui, hoặc có thể là tìm lại những
khoảnh khắc xưa cũ của một nhân vật nổi tiếng hay bất cứ một người nào đó
với mục đích thỏa mãn sự tò mò,…
- Minh chứng xuất hiện: Một fanpage yêu mến diễn viên Jennifer Lawrence
đã “đào mộ” lại những đoạn phỏng vấn lầy lội của cô như một lời chúc
mừng sinh nhật dành cho nữ diễn viên này (bài đăng vào năm 2020 nhưng
đã được chia sẻ lại vào năm 2021, như một cách để chúc mừng sinh nhật
hằng năm):

10) Tới công chuyện

- Phương thức tạo từ: Ghép. “Tới công chuyện” được hiểu là sẽ có một số
công việc xảy ra và cần làm tiếp theo, có thể là việc cấp bách quan trọng.
Câu nói này diễn tả sự bận rộn của một người khi nói ở trong tình huống hài
hước dí dỏm.
Trên Facebook hay tik tok,… mọi người cũng bắt trend này để diễn tả sự bận rộn
cho những công việc vặt vãnh, xàm xí không quan trọng để gây hài hước,tạo tiếng
cười. Do đó, hàng loạt các video bắt trend tới công chuyện luôn cũng xuất hiện
trên Facebook, tik tok, Instagram, hay ảnh chế meme cực sốc trên internet.
- Minh chứng xuất hiện:
HẾT./.

Khoa/Bộ môn Giảng viên ra đề


Ký duyệt Nguyễn Thị Nhân

You might also like