You are on page 1of 13

BÀI TẬP

Lập đề cương sơ lược cho chủ đề sau: Bàn về hiện tượng “lẩu” văn hóa trong
xã hội Việt Nam hiện nay

Trình bày quan điểm của anh/chị qua một bài viết ngắn khoảng 25 câu theo
phương thức lập luận so sánh

Bài làm

I. Lập đề cương:

1. Đặt vấn đề
Trước dòng chảy của hội nhập quốc tế, các nền văn hoá dường như không còn
khoảng cách. Những tinh hoa văn hoá phương Đông giao thoa với những giá trị tốt
đẹp của phương Tây, tạo nên một thế giới văn minh và phát triển. Chính vì lẽ đó,
hiện tượng “lẩu văn hoá” đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Việt Nam.
Sự hoà hợp giữa truyền thống và hiện đại, tây và ta đã đem tới nhiều cơ hội và
thách thức cho nền văn hoá dân tộc

2. Giải quyết vấn đề


2.1. Giải thích khái niệm liên quan:
- Hiện tượng “lẩu” văn hóa là gì?
+ “Lẩu văn hóa" là một thuật ngữ mô tả sự đa dạng và phong phú của văn hóa
trong một cộng đồng hoặc xã hội. Nó thường được sử dụng để mô tả hiện tượng
khi nhiều yếu tố văn hóa khác nhau được kết hợp và tương tác để tạo ra một bức
tranh văn hóa đa sắc màu

Thuật ngữ này có thể ám chỉ việc người ta thấy rằng một cộng đồng hoặc xã hội
đang chứng kiến sự hòa trộn và đa dạng của các yếu tố văn hóa như ngôn ngữ, thức
ăn, trang phục, nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo, và các giá trị xã hội. Điều này có
thể xuất hiện trong các thành phố đa dân tộc, nơi mọi người từ nhiều nền văn hóa
khác nhau sống chung một khu vực.

Hiện tượng lẩu văn hóa cũng thường liên quan đến việc các yếu tố văn hóa này
không chỉ tồn tại song song mà còn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra một
môi trường phong phú và sáng tạo. Điều này có thể thúc đẩy sự hiểu biết và tôn
trọng giữa các nhóm dân tộc và văn hóa khác nhau.

=> Một nồi lẩu thập cẩm nóng hổi nghi ngút khói với vị nước dùng đặc trưng. Thứ
nước này là vị đại diện cho những giá trị gốc, giá trị địa phương của một xã hội.
Những nền văn hóa, sắc tộc, tôn giáo... được ví như những món ăn thêm vào làm
tăng sự hấp dẫn của nồi lẩu nhưng cũng không át đi hương vị gốc của nước dùng.

2.2. Thực trạng:


Những biểu hiện của hiện tượng “lẩu” văn hoá ở Việt Nam hiện nay
a. Đa dạng ngôn ngữ:
- Sự xuất hiện và phát triển của các từ ngữ, ngôn ngữ chuyên ngành, và từ vựng
mới từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh và các ngôn ngữ khác
trên thế giới.

- Sự kết hợp của ngôn ngữ giao tiếp truyền thống với ngôn ngữ hiện đại và sự lan
truyền nhanh chóng của các ngôn ngữ truyền thông xã hội.

VD:

+ Nếu thế hệ 8x, 9x có teencode thì thế hệ Z cũng có một loại ngôn ngữ của riêng
họ. Trong kho tàng từ vựng của Gen Z, bạn sẽ bắt gặp những từ khó hiểu đến mức
“chằm zn” và “khum” hiểu chúng nghĩa là gì, những từ này đều bắt nguồn từ các
nền tảng mạng xã hội nổi tiếng như Facebook hay Tik Tok, những phát ngôn của ai
đó nổi tiếng cũng có thể trở nên “viral” và được thêm vào từ điển Gen Z.
+ Từ “không” được Gen Z biến thể thành khum – một từ được cho rằng mang sắc
thái đáng yêu, dễ thương hơn

+ “Flex” là hành động khoe khoang, thể hiện bản thân một cách lố bịch và đôi khi
có thể khiến đối phương khó chịu. Đây vốn là một động từ trong tiếng Anh với hai
ý nghĩa: hành động bẻ cong, uốn cong một vật gì đó một cách dễ dàng và nghĩa thứ
hai ám chỉ việc uyển chuyển thay đổi một việc gì đó, khiến nó phù hợp hơn với
hoàn cản.
Trên mạng xã hội Việt Nam mà tiêu biểu là Facebook, thuật nhữ flex được sử dụng
rộng rãi với ý nghĩa của sự khoe khoang. Có cả một cộng đồng mang tên “Flex đến
hơi thở cuối cùng” tạo sân chơi cho mọi người flex mà không sợ bị chê trách. Có lẽ
nhờ bắt trend flex cùng với việc chạm đúng vào bậc cao nhất trong tháp nhu cầu
Maslow là “Nhu cầu được thể hiện bản thân”, cộng đồng này nhanh chóng trở nên
viral. Thậm chí, người nổi tiếng, KOL, các nhãn hàng hay cả biên tập viên truyền
hình cũng tham gia flex. Có người flex về gia thế, tiền bạc, thành tích học tập, cũng
có người flex về cứu người, giúp đời.

+ Trong cụm từ “mãi mận, mận” là cách nói lái của mặn trong mặn mà. Mãi mận
vì thế có thể hiểu là mãi “mặn mà”, được sử dụng để mô tả vẻ bề ngoài của ai đó
hay trạng thái, tính chất của một sự vật hiện tượng. Đôi khi cũng được dùng như
một lời cảm thán. (Mãi mận = Mãi mặn mà)

+ Nếu ck hay vk là teencode để gọi chồng và vợ xuất hiện từ thế hệ 8x 9x, thì sang
đến genz chúng ta lại có thêm một cách gọi mới cho từ chồng, đó là cpink.

Cpink là cách kết hợp giữa chữ cái C và từ Pink trong tiếng Anh (nghĩa là màu
“hồng” trong tiếng Việt).

Theo đó ta có: Cpink = C + Pink = C + hồng = Chồng


+ “U là trời”. Đây là một từ cảm thán biến thể từ nguyên mẫu của “úi trời”. Trong
đó từ Úi được “Anh hoá” thành Uis, viết tách ra là U is (dịch nghĩa: U là).

U là trời = U is trời = Úi trời

b. Đa dạng ẩm thực:

- Sự pha trộn và lẫn lộn giữa các ẩm thực truyền thống và ẩm thực quốc tế.

- Sự xuất hiện và phổ biến của các nhà hàng và quán ăn phục vụ đa dạng các món
ăn từ nhiều quốc gia khác nhau.

VD:

+ Nền ẩm thực đa dạng từ khắp các nơi trên thế giới. Ở những thành phố lớn, ta có
thể dễ dàng tìm được những quán ăn đồ Âu, đồ Hàn, Nhật Bản, Thái Lan, Trung
Quốc … Những quán ăn này không còn xa lạ với rất nhiều người và cũng được
mọi người rất ưa chuộng. Tại những quán ăn này, người đầu bếp vẫn nêm nếm gia
vị sao cho phù hợp với khẩu vị của người Việt

+ Dookki - chuỗi nhà hàng Hàn Quốc chuyên về món lẩu buffet topokki bắt nguồn
từ Hàn Quốc và hiện đang có rất nhiều chi nhánh trải dài từ Nam ra Bắc, được
đông đảo các bạn trẻ yêu thích)

c. Thời trang và phong cách sống:

- Sự hòa trộn giữa trang phục truyền thống và trang phục hiện đại từ nhiều quốc
gia.

- Sự tương tác giữa phong cách sống truyền thống và phong cách sống đương đại.

VD:
+ Người Việt nhưng “sính ngoại”. Rất nhiều người Việt Nam đang sử dụng đồ
ngoại, tôn sùng đồ ngoại mà bài trừ hàng Việt Nam. Nhiều người luôn nghĩ “hàng
Việt Nam không chất lượng” và không sử dụng hàng Việt.

+ Các brand giày đến từ những thương hiệu lớn luôn được các bạn trẻ săn đón dù
giá có cao đến mấy. Trong khi ngay ở tại nước nhà vẫn có những hàng giày như
Bitis hay Thượng Đình vẫn đang được mở bán và có những dôi giày rất chất
lượng)

+ Nếu là một người con ở mảnh đất Sài Gòn từ lâu, ắt hẳn các bạn sẽ nhớ những
hình ảnh áo dài, chiếc xe đạp, quán cà phê góc phố với những câu chuyện nhỏ. Sài
Gòn là giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau của các vùng miền. Ngày nay,
khi nhắc đến Sài Gòn, ta sẽ nhớ đến sự nhộn nhịp, những chuỗi ngày làm việc,
chuỗi ngày kẹt xe đông đúc với cái nóng oi bức.

+ Đối với ông bà ta ngày xưa, người con gái đẹp là người con gái có mái tóc dài
đen óng ả với bộ áo dài thướt tha, tính nết hiền hậu, là một người vợ đảm đang, là
hậu phương của chồng. Ngày nay, người con gái không còn bị xem là “yếu đuối”
đến thế. Người phụ nữ phải có sự bình đẳng, có thể làm những việc lớn như người
đàn ông, có học vị cao và phải luôn được tôn trọng.

+ Thời trang ăn mặc cũng khác, nhất là giới trẻ. Chúng ta sẽ dễ dàng thấy được gu
ăn mặc “lạ”, có phần táo bạo và hở hang hơn. Chiều dài của quần áo ngày càng
tương đồng với chiều dài của tóc khi bị cắt đi… Áo dài Việt Nam liên tục được
cách tân, biến đổi, xuất hiện áo dài may bằng đủ thứ loại vải vóc như vải jean, vải
cotton, vải linen…; còn có áo dài mặc với quần tây, quần jean, quần thun bó, áo
dài cổ sen, áo dài cổ sơ mi, áo dài tay ngắn, tay lỡ, áo dài mặc với váy…

d. Âm nhạc và nghệ thuật:


- Sự đa dạng trong âm nhạc và nghệ thuật với ảnh hưởng từ nhiều dòng nhạc và
truyền thống nghệ thuật khác nhau.

- Sự xuất hiện của các sự kiện nghệ thuật đa dạng và đa văn hóa, từ triển lãm nghệ
thuật đến các buổi biểu diễn âm nhạc đa dạng.

VD:

+ Đem âm nhạc quốc tế đến gần hơn với công chúng, không những vậy xuất hiện
làn sóng âm nhạc mới mang tên “rap”, xuất hiện những chương trình truyền hình
thực tế mang âm nhạc đến gần với các bạn trẻ hơn như “Rap Việt, The Masked
Singer, Vietnam Idol, Sing my Song, ...”

+ Bên cạnh đó, các ca sĩ Việt cũng đã mang giai điệu âm nhạc thế giới gần hơn với
công chúng. Sơn Tùng M-TP mang trong mình khát khao chinh phục thị trường
quốc tế. Các sản phẩm âm nhạc của anh đều ít nhiều có những yếu tố mang xu
hướng quốc tế như: giai điệu, phong cách âm nhạc, kết hợp với nghệ sĩ nước
ngoài… để thể hiện phong cách âm nhạc hiện đại và mở rộng độ phủ tên tuổi.
Ngoài ra có thể kể đến, Võ Hạ Trâm mới đây cho ra mắt ca khúc “Về với em” và
tạo được cơn sốt trong cộng đồng người nghe nhạc. Bài hát nhạc Việt kết hợp với
giai điệu Ấn Độ một cách hài hòa và đầy tính huyền bí.

+ Ngoài ra, nhiều rapper, ca sĩ trẻ như TLinh, Mỹ Anh, Low G, Suboi…đã nhanh
chóng bắt kịp xu thế, đem các giai điệu, âm nhạc thế giới vào trong bài hát khiến
bài hát đầy tính sáng tạo và “cực hút” người nghe.

+ Gần đây, các nghệ sĩ trẻ Việt Nam đã tham gia các show thế giới nhiều hơn như
Chi Pu, LyLy và trước đó là Trọng Hiếu. Chi Pu tham gia gameshow đình đám "Tỷ
tỷ đạp gió rẽ sóng 2023" - "Đạp gió 2023" (chương trình truyền hình thực tế tìm
kiếm nhóm nhạc nữ ngôi sao do Mango TV - Đài truyền hình tỉnh Hồ Nam, Trung
Quốc sản xuất). Kết thúc chương trình, nữ ca sĩ Chi Pu giành vị trí thứ 6 chung
cuộc và hai giải phụ. Cái tên Chi Pu nhiều lần trở thành từ khóa tìm kiếm "hot"
trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc. Và mới đây nhất, ca sĩ LyLy đã giành hạng 1
ngay tập mở màn chương trình Trung Quốc – The Next Stage 2023. Cô nàng là đại
diện duy nhất của Việt Nam tham gia chương trình này.

+ Năm nay là năm bùng nổ các concert của cá nhân cùng các nhóm nhạc trong và
ngoài nước như concert "Chân trời rực rỡ" của Hà Anh Tuấn, Show của Đen, Born
Pink World Tour của nhóm nhạc Black Pink, sự tham gia của Charlie Puth tại sự
kiện Music Festival 8Wonder…

e. Phong tục truyền thống dần bị mai một

- Nhiều nền văn hoá từ các nơi trên thế giới vào Việt Nam, nhiều người dân học
tập những điều mới rồi quên đi những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp mà ông cha
ta để lại

- Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại và đi theo xu hướng đón nhận cái
mới, những phong tục truyền thống đang dần bị mai một và bị mọi người lãng
quên

VD:

+ Chẳng hạn như phong tục gói bánh chưng ngày Tết. Trước đây cứ đến dịp Tết
nhà nào cũng chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh chưng rồi ngồi quanh bếp lửa ấm
canh nồi bánh chưng. Nhưng ngày nay, truyển thống này cũng đang dần bị mai
một khi nhiều gia đình không còn gói bánh chưng mà thay vào đấy là đặt mua ở
các cửa hàng.)

- Đặc biệt, vấn đề lãng quên những phong tục truyền thống thường thấy ở lớp trẻ.

+ Họ chạy theo những cái mới, sống theo lối sống Tây hoá. Nhiều người trẻ còn
không biết đến những phong tục truyền thống của dân tộc. Lớp trẻ là những người
nắm giữ tương lai của đất nước nhưng lại làm mai một những phong tục truyền
thống do ông cha để lại. Đây là một điều đáng bị phê phán.

f. Lối sống phương Tây hoá:


- Với sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đã xích lại gần nhau hơn,
tăng cơ hội giao thoa giữa các nước. Và Việt Nam ta cũng không phải là một ngoại
lệ. Hiện tượng này có thể thấy rõ nhất ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành
phố Hồ Chí Minh. Ở những thành phố này có rất nhiều người nước ngoài đến sinh
sống và làm việc.

VD:

+ Các khu phố Tây, phố Hoa, Hàn, Nhật, … đã không còn quá xa lạ và trở thành
một phần của Việt Nam. Các khu phố này đã xuất hiện từ rất lâu tại Việt Nam,
cũng trở thành địa điểm sinh sống, vui chơi cho những người nước ngoài sống tại
Việt Nam và cả những người Việt. Tại đây, mọi người cũng có thể giao lưu văn
hoá với nhau.

+ Khu phố người Hoa tại Quận 5, TP.HCM – nơi được khai sinh bởi những Hoa
kiều. Nơi đây mang những nét đẹp về kiến trúc, nét đẹp về văn hoá của Trung
Quốc và hiện đang là nơi tập trung sinh sống của nhiều người Việt gốc Hoa.)

=> Hiện tượng lẩu văn hóa tại Việt Nam thể hiện sự mở rộng và sáng tạo trong
cách mà người dân tận dụng, kết hợp và phát triển các yếu tố văn hóa từ nhiều
nguồn khác nhau.

2.3. Nguyên nhân của thực trạng “lẩu văn hoá”


Thực trạng lẩu văn hóa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, và các yếu tố này
thường phản ánh sự biến đổi và phát triển của xã hội.

a. Nguyên nhân khách quan:


* Toàn cầu hóa:

+ Đây là thời đại công nghệ hoá, hiện đại hoá, nhiều nhà đầu tư lớn ở các nước
khác đến Việt Nam. Họ mang theo thương hiệu, đến xây dựng nhà máy tại nước ta,
điều ấy cũng đồng nghĩa sẽ có thêm nhiều nên văn hoá du nhập vào Việt Nam

+ Chúng ta đang sống trong một thời đại phát triển, du lịch phát triển, rất nhiều
khách du lịch từ các nước khác nhau trên thế giới đến tham quan Việt Nam và
cũng có rất nhiều người nhập cư sống tại Việt Nam. Họ mang theo văn hoá nước
họ đến giới thiệu cho người dân ta, giúp chúng ta học thêm về văn hoá nước họ và
từ đó tạo ra một môi trường sống đa sắc tộc với nhiều nền văn hoá.

+ Sự phổ cập của các phương tiện truyền thông và mạng internet đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự truyền bá và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc.

+ Nền kinh tế toàn cầu hóa cũng đóng góp vào việc di chuyển người và ý thức văn
hóa giữa các khu vực.

* Di cư và di dân:

+ Sự di chuyển của người dân giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ làm tăng sự pha
trộn văn hóa và ngôn ngữ.

+ Việc di cư và di dân cũng đưa vào các cộng đồng mới các yếu tố văn hóa mới và
sự đa dạng văn hóa.

* Tiến bộ công nghệ:

+ Công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho thế giới trở nên liên kết hơn, tạo
điều kiện cho sự chia sẻ thông tin và ý thức văn hóa nhanh chóng.

+ Các công nghệ giao tiếp như video call, mạng xã hội cũng kết nối người dân từ
mọi nơi trên thế giới.
* Thay đổi xã hội và giáo dục:

+ Giáo dục đa dạng và sự mở cửa cửa cổng cho kiến thức về văn hóa của thế giới
khác nhau có thể tạo ra sự nhạy bén và hiểu biết rộng lớn về các yếu tố văn hóa
khác nhau.

+ Các giá trị xã hội thay đổi có thể khuyến khích sự chấp nhận và đa dạng hóa.

* Thách thức và cơ hội kinh tế:

+ Việc mở rộng kinh tế có thể tạo điều kiện cho sự di chuyển của lao động và
doanh nghiệp giữa các quốc gia, mang theo sự chia sẻ văn hóa.

+ Những thách thức kinh tế có thể thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong cách mọi
người tiếp cận và sử dụng nguồn lực.

b. Nguyên nhân chủ quan:

+ Việt Nam đang là một nước phát triển, đất nước ta cũng rất coi trọng việc đối
ngoại với các nước khác. Việc du nhập và học hỏi thêm về văn hoá nước bạn cũng
là một cách đối ngoại, đồng thời cũng giúp ta có thể học hỏi những điều tốt để giúp
đất nước phát triển hơn.

3. Kết thúc vấn đề:


a. Mặt tích cực của hiện tượng “lẩu” văn hoá khi du nhập vào Việt Nam hiện
nay:
- Giúp đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân Việt Nam phát triển tiến bộ, nhân
dân Việt Nam có cơ hội tiếp cận các nền văn hoá hiện đại, văn minh, tiến bộ của
các nước trên thế giới.

+ VD: Sản xuất các loại bánh mì theo công thức nước ngoài. Giúp người dân có
bữa sáng nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó giúp các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ, các
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm… tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng tỉ lệ lượng
mua. Từ đó, giúp các thương nhân, các doanh nghiệp phát triển kinh tế mạnh mẽ.

- Quan điểm, suy nghĩ của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam có
bước tiến phát triển rõ rệt

+ VD: Phụ nữ hay nam giới bất kể giới tính nào cũng cần được tôn trọng trang
phục họ mặc “My body, my choice - Thân thể của tôi - quyền lựa chọn của tôi”.
Đây là suy nghĩ rất mới mẻ của “Lẩu” văn hoá, khi du nhập suy nghĩ hiện đại của
phương Tây. Tư tưởng này cũng khiến những người xung quanh phải tôn trọng
trang phục của người khác. Đặc biệt phải bình thường hoá thân thể của phụ nữ, lên
án các hành vi đồi bại với phụ nữ, nam giới…

- Thúc đẩy hợp tác, phát triển bền vững về kinh tế, văn hoá, giáo dục… giữa Việt
Nam và các quốc gia trên thế giới trong thời đại hội nhập toàn cầu.

+ VD: Các hội, nhóm, đoàn thể về nét văn hoá Hàn Quốc được thành lập ở Việt
Nam. Ở đây không chỉ người Hàn sinh sống ở Việt Nam tham gia mà có cả sự góp
mặt của người Việt Nam. Người Việt Nam đến đây được trải nghiệm, học hỏi thêm
các nét đẹp về ẩm thực, văn hoá, cách nuôi dạy của người Hàn Quốc.

b. Hệ quả của hiện tượng “lẩu” văn hoá khi du nhập vào Việt Nam hiện nay:

- “Lẩu” văn hoá mang những nét văn hoá của các quốc gia, châu lục khác nhau vào
Việt Nam. Có những nét văn hoá của quốc gia theo nền chủ nghĩa tư bản, có quốc
gia phát triển trước Việt Nam đến hàng 50 - 100 năm. Chính vậy khi du nhập vào
Việt Nam - quốc gia đang phát triển thuộc Châu Á có nền móng Nho giáo là chủ
yếu. “Lẩu” văn hoá đã vô tình mang đến những hệ luỵ mà khó có thể nhìn thấy.
- “Lẩu” văn hoá làm đảo lộn các truyền thống, tư tưởng có từ lâu đời, làm các niềm
tin về chân lý được khẳng định trăm năm phai mờ. Khoảng cách thế hệ ngày càng
lớn (Đặc biệt giữa cha mẹ và con cái)

- “Lẩu” văn hoá làm các tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ khập khễnh, lệch lạc.

- “Lẩu” văn hoá còn là kẽ hở khiến các thế lực thù trong, giặc ngoài nhằm mục
đích làm tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ của nhân dân Việt Nam lệch lạc, nhằm
chống phá thành quả cách mạng, Đảng và Nhà nước.

c. Trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trước hiện tượng “lẩu” văn hoá tại
Việt Nam hiện nay
* Trách nhiệm cá nhân trước hiện tượng “lẩu” văn hoá ở Việt Nam hiện nay
- Luôn có trách nghiệm của 1 công dân Việt Nam “Hoà nhập nhưng không hoà
tan” trước việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống, văn hoá tốt đẹp của Việt
Nam

- Tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với thuần phong mỹ tục, nền văn hoá của Việt
Nam.

- Không ngần ngại khuyên nhủ, lên án các hành vi sai lệch tư tưởng, sính ngoại,
làm phai mờ, xoá bỏ văn hoá Việt Nam.

* Trách nhiệm của cộng đồng trước hiện tượng “lẩu” văn hoá ở Việt Nam hiện
nay - Cộng đồng cần thành lập các nhóm ủng hộ giữ gìn, phát triển nền văn hoá
Việt Nam. Bên cạnh đó là hợp tác, học hỏi các nền văn hoá tiến bộ, mới mẻ trên
thế giới. Giúp cho văn hoá Việt Nam tiến bộ, văn minh, đổi mới. Tuy nhiên, vẻ đẹp
gốc của nét văn hoá Việt Nam không mất đi.
- Cộng đồng cần chung tay giữ vững tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ về văn hoá tốt
đẹp của Việt Nam. Phê phán, lên án các hành vi không tôn trọng, lãng quên văn
hoá người Việt

You might also like