You are on page 1of 4

CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC VÀ SỰ HÌNH THÀNH PHONG TỤC, TẬP QUÁN

1.1 Khái niệm


Phong tục:
VD:

Tập quán:
Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân,
pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong
một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc,
cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. (1)
(1)
Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015
VD:
Giữa phong tục và tập quán có nhiều điểm tương đồng đến mức nhiều khi không phân
biệt được một cách rõ ràng đâu là phong tục đâu là tập quán. Vì lẽ đó thuật ngữ "phong
tục" và thuật ngữ "tập quán" thường được sử dụng song hành cùng nhau, tạo thành
thuật ngữ "phong tục tập quán". Như vậy, “phong tục tập quán chính là toàn bộ những
thói quen thuộc về đời sống của con người, các thói quen này được hình thành từ lâu
đời và được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và họ đều coi đó giống như một nếp
sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tùy theo mỗi địa phương và tín
ngưỡng khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi một cộng đồng, quần thể cũng đều sẽ có
(2)
sự khác biệt với nhau.”
(2)
Phong tục tập quán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và lấy ví dụ? (luatduonggia.vn)

Các phong tục truyền thống của người Việt đã được hình thành từ hàng nghìn năm nay.
Điều này tạo ra một nền văn hóa lâu dài. Bất chấp sự thống trị của Trung Quốc và các
cường quốc khác, người Việt Nam vẫn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của mình. Đặc
trưng bởi hàng loạt các phong tục tập quán đặc biệt có thể kể đến như: phong tục cưới
hỏi: bánh phu thê, tục thách cưới, các thủ tục của cô dâu trước khi về nhà chồng,...
Phong tục sinh dưỡng: "con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng", xin quần áo cũ của trẻ
sơ sinh, con mới đẻ không đặt tên chính,... Phong tục về giao thiệp: "lời chào cao hơn
mâm cỗ", tục bán mở hàng, "miếng trầu là đầu câu chuyện",... Phong tục về đạo hiếu: tục
khan lão, yến lão, "ruộng hương hỏa",... Phong tục về lễ tang: "thọ mai gia lễ", "chúc thư",
tục hú hồn trước khi nhập quan, lễ ba ngày, lễ cúng cơm trăm ngày, tục đốt vàng mã,
chiêu hồn nạp tán.)*... Hơn thế nữa, Việt Nam là đất nước của lễ hội, đặc biệt là vào mùa
xuân. Có một số lễ hội nổi tiếng mang đậm nét văn hóa Việt Nam như Tết Nguyên Đán,
Tết Nguyên Tiêu, Tết Hàn Thực, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, v.v.
Phong tục tập quán là gì? (Cập nhật 2023) (accgroup.vn)

1.2 Nguồn gốc


Trong quá trình phát triển, phong tục là lĩnh vực tinh thần không thể thiếu trong văn hóa
Việt Nam. Chính những giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc đã quyết định mạnh mẽ
bản sắc và sự trường tồn của văn hóa nước nhà. Trong toàn bộ lịch sử, văn hóa Việt Nam
là sự tổng hòa của văn hóa bản địa, giao lưu văn hóa với Trung Hoa, khu vực châu Á và
các nước phương Tây. Tuy nhiên, với bản lĩnh văn hóa bản địa vững chắc, người Việt đã
giữ cho văn hóa của mình không bị đồng hóa mà thay vào đó là “Việt Nam hóa” những
nét văn hóa đó.

1.2.1 Điều kiện tự nhiên.


Điều kiện tự nhiên của một nơi cụ thể có tác động sâu sắc đến sự hình thành phong tục,
tập quán nơi đó. Địa lý, khí hậu và tài nguyên của một đất nước đều đóng một vai trò
quan trọng và tất yếu trong việc định hình bản sắc văn hóa của nó.
Việt Nam là một quốc gia có địa lý đa dạng, từ vùng đồi núi phía Bắc đến khí hậu nhiệt
đới phía Nam. Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến phong tục, tập quán nước ta.
Đồng bằng thì sẽ sản sinh ra không gian làng xã mà nhân vật chính là những người nông
dân và cánh đồng lúa. Ngoài ra, khí hậu cận nhiệt đới của miền nam đã khuyến khích sự
phát triển của nhiều loại trái cây và rau quả, làm cho khu vực này nổi tiếng với sự phong
phú về sản phẩm lương thực.
1670797813_176_Hinh-anh-lang-que-Viet-Nam-dep-moc-mac-binh.jpg (800×533)
(thptvinhthang.edu.vn)
Tên: Cánh đồng làng quê bình yên. Nguồn: Trường THPT Vĩnh Thắng

1670797820_261_Hinh-anh-lang-que-Viet-Nam-dep-moc-mac-binh.jpg (800×600)
(thptvinhthang.edu.vn) Tên: Hình ảnh làng quê mái ngói. Nguồn: Trường THPT Vĩnh Thắng

Miền biển gắn liền với không gian làng chài, làng nổi nơi xuất hiện những ngư dân sống
cùng hơi thở của biển.
Nguồn ảnh: Unsplash
Miền núi tạo nên không gian bản mường, dẫn đến sự phát triển của canh tác ruộng bậc
thang.
sapa-1724.jpg (1200×675) (epicdn.me)
sapa-dep-quyen-loi-ve-7644.jpg (1200×643) (epicdn.me)

Nguồn: PLO VN

1.2.2 Điều kiện xã hội:


Điều kiện xã hội của phong tục, tập quán thể hiện rõ cả ở yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại
lai.
Yếu tố nội sinh văn hóa thành những truyền thống văn hóa, là dựa trên nền kinh tế cổ
truyền, các tín ngưỡng bản địa, các thói quen ứng xử và giao tiếp truyền thống … Thậm
chí ở đây chúng ta còn phải chú ý đến những yếu tố của nhân chủng học, của dân tộc
học, khi mà vai trò của khí chất, tính cách, tâm lí con người Việt Nam (cần cù, chịu khó,
yêu thương, nhường nhịn, đoàn kết, chia sẽ…) hay nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ cũng chi
phối phong tục, tập quán.
Yếu tố ngoại lai là kết quả của sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc,
vùng miền khác nhau. Sự giao lưu và tiếp xúc này đã đem đến những phong tục, tập
quán mới cho các cộng đồng cư dân khác nhau. Trong lịch sử Việt Nam đã diễn ra nhiều
cuộc tiếp xúc văn hóa, trong đó có hai cuộc tiếp xúc văn hóa lâu dài và để lại nhiều di sản
nhất, đó là tiếp xúc văn hóa Việt – Trung và tiếp xúc văn hóa Việt – Pháp. Bên cạnh đó,
còn có nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa khác như tiếp xúc văn hóa với Ấn Độ, với các nước
trong khối Đông Nam Á, các nước trong khối XHCN, các nước phương Tây và Mĩ… Các
lĩnh vực văn hóa được tiếp xúc dần tạo ra những phong tục, tập quán mới của của quốc
gia như sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng.

1.3 Sự hình thành và phát triển

You might also like