You are on page 1of 16

ĐỀ CƯƠNG

Câu 1: Khái quát về văn hóa (Định nghĩa, đặc trưng,chức năng, các công cụ định vị văn hóa và
đặc điểm văn hóa VN)?

a) Định nghĩa: VĂN HÓA là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội.

b) Đặc trưng:

● Tính hệ thống: đặc trưng này cần để phân biệt giữa hệ thống và tập hợp,znó giúp phát
hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng,sự kiện thuộc nền văn hóa,phát
hiện các đặc trưng,những quy luật hình thành và phát triển của nó.
● Tính giá trị: văn hóa theo nghĩa đen là “trở thành đẹp có giá trị”.tính giá trị là thước đo
nhân bản của xã hội và con người.NÓ cần để phân biệt giữa giá trị và phi giá trị.
● Tính nhân sinh:cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người
sáng tạo ra với các giá trị tự nhiên.
● Tính lịch sử: cho phép phân biệt văn hóa như một sản phẩm của quá trình và được tích
lũy qua nhiều thế hệ ,chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn.Tính lịch sử tạo nên
văn hóa một bề dày,có chiều sâu và được duy trì bằng truyền thống văn hóa.
-truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định được tích lũy và tái tạo trong
cộng đồng người qua không gian và thời gian,được đúc kết thành những khuôn mẫu xã
hội và cố định dưới dạng ngôn ngữ,chữ viết,nghi lễ,luật pháp,dư luận...

c)Chức năng:
Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt
động của xã hội,thực hiện chức năng tổ chức xã hội.Chính văn hóa thường xuyên làm
tăng độ ổn định của xã hội,cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.VĂn hóa là nền tảng của xã hội.
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện chức năng điều
chỉnh xã hội,giúp xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động,không ngừng hoàn thiện
và thích ứng với những biến đổi của môi trường,giúp định hướng các chuẩn mực,làm
động lực cho sự phát triển của xã hội.
Do mang giá trị nhân sinh,văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con
người,thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau.Nếu ngôn
ngữ là hình thức thì văn hóa là nội dung của nó.
Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục.Văn hóa thực hiện chức năng giáo
dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định mà còn bằng cả những giá trị đang được
hình thành.Hai loại giá trị này đang là chuẩn mực mà con người hướng tới.Nhờ nó mà
văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách trồng người.Từ chức
năng giáo dục,văn hóa còn có chức năng phát sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử.

d)Các công cụ định vị văn hóa

● Theo địa lí văn hóa:

-trong phạm vi hẹp:VN nằm trong địa bàn cư trú của người Bách Việt

-trong phạm vi rộng:Vn nằm trong vùng cư trú của người Indonexia lục địa.

-khí hậu:khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

-là giao điểm “ngã tư đường của các nền văn hóa,văn minh.

● Tôn giáo:có những quan niệm cho rằng VN thuộc cộng đồng các quốc gia Phật giáo,Nho
giáo hoặc mang tính tổng hợp-theo nguyên lí “tam giáo đồng quy”(Phật-Nho-Lão)
● Giao lưu tiếp biến văn hóa:là phương pháp định vị văn hóa dựa trên lí thuyết các tư
tưởng và sự lan tỏa văn hóa hay còn gọi là sự khuếch tán văn hóa.
-giao lưu tiếp biến văn hóa được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn
hóa khác nhau,tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự biến đổi mô hình,phương thức của
các bên.

● tọa độ văn hóa:là phương pháp định vị văn hóa bởi một hệ tọa độ 3 chiều:không gian
văn hóa,thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa.

e)đặc điểm văn hóa VN.

1.Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp.

● Trong ứng xử với môi trường tự nhiên:nghề trồng trọt buộc mọi người phải sống định
cư ,phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên người dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và có
khát vọng sống hòa bình với thiên nhiên.
● Về mặt nhận thức:hình thành lối tư duy tổng hợp.Tổng hợp kéo theo biện chứng-cái mà
người làm nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ mà là mối quan hệ
qua lại giữa chúng.Do vậy người Việt tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm phong phú về
các loại qua hệ này:Quạ tắm thì ráo,sáo tắm thì mưa…
● Về mặt tổ chức cộng đồng:con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng
tình,tạo ra cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu.Sống theo tình
cảm,con người còn phải biết tôn trọng và cư xử,bình đẳng và dân chủ với nhau,dẫn đến
coi trọng tập thể.
● Trong ứng xử với môi trường xã hội:linh hoạt,mềm dẻo và hiếu hòa.

Câu 2: triết lí âm dương(nguồn gốc ra đời,quy luật,triết lí âm dương trong tính cách con
người,phong tục,tín ngưỡng,ẩm thực và kiến trúc của người VN)

a) nguồn gốc ra đời


Mối quan tâm số một của con người nông nghiệp là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu.
Riêng nghề trồng lúa nước có đặc điểm là phụ thuộc hoàn toàn vào việc cấp thoát nước
nên việc cấy gặt phải làm tập trung vào một thời điểm, khiến nó mang tính thời vụ rất
cao, cần rất nhiều sức người (tục ngữ Việt Nam có câu: Đông tay hơn hay làm). Vì vậy,
người trồng lúa nước cùng lúc quan tâm ở mức độ cao tới hai nhu cầu sinh sản là sự
sinh sản của hoa màu và của con người.

Người bình dân thì chỉ biết cầu xin các lực lượng siêu nhiên, chính đây là lý do giải thích
vì sao mà trên thế giới, Đông Nam Á là nơi có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ
Mẫu và chế độ mẫu hệ phát triển mạnh nhất. Văn hóa Đông Nam Á cũng là văn hóa
thuộc loại hình âm tính nhất.

Người có đầu óc thì không khó khăn để nhận ra rằng hai hình thái sinh sản này có cùng
một bản chất: Sự sinh sản của con người thì do sự kết hợp của mẹ và cha, sự sinh sản
của hoa màu thì do sự kết hợp của đất và trời. Đất được đồng nhất với mẹ, còn trời
được đồng nhất với cha. Việc hợp nhất của hai cặp “mẹ-cha” và “đất-trời” chính là sự
khái quát hóa đầu tiên dẫn tới sự hình thành triết lý âm dương.

“Mẹ-cha” và “đất-trời” – cơ sở của triết lý âm dương.

b)Quy luật của triết lí âm dương

● Quy luật thành tố:không có gì hoàn toàn âm cũng không có gì hoàn toàn dương.
Muốn xác định tính chất âm dương của một vật cần phải:
+xác định đối tượng so sánh
+sau khi xác định được đối tượng so sánh thì cần xác định cơ sở so sánh.

● Quy luật quan hệ:âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho
nhau:trong dương có âm và trong âm có dương.
c)Triết lí âm dương trong tính cách người Việt

Ở người VN ,tư duy LƯỠNG PHÂN LƯỠNG HỢP bộc lộc rất đậm nét qua khuynh hướng
cặp đôi ở khắp nơi:từ tư duy đến cách sống,từ cổ xưa đến hiện đại.

● Trong đời sống:


Triết lí sống quân bình:
+ứng xử với mọi người:không làm mất lòng ai
+hài hòa âm dương trong ăn,mặc,ở.

● Khả năng thích nghi cao,lối sống linh hoạt,lạc quan.


d)Triết lí âm dương thể hiện trong phong tục,tín ngưỡng,ẩm thực và kiến trúc của người
Việt:

● Tín ngưỡng:
+tín ngưỡng phồn thực:do con người ngày xưa luon mong sinh sôi nảy nở.con cái đong
đúc,mùa màng bội thu.
+tín ngưỡng thờ mẫu:do người làm nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên nên sung bái
thiên nhiên.
Do lối tư duy tổng hợp nên tín ngưỡng thờ mẫu trong tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần.
Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp:lối sống thiên về trọng tình cảm,trọng phụ nữ.
+tín ngưỡng thờ thực vật:xuất phát từ người Việt là Tiên-Rồng
Gọi động vật một cách kính trọng.
+tín ngưỡng sung bái con người:thờ cúng tổ tiên-niềm tin vào những con người đã
khuất luôn có mối liên hệ vô hình hoặc phù hộ cho người đang sống->hình thành ý thức
tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu thảo của người Việt.

● Phong tục
+phong tục hôn nhân:
Đáp ứng quyền lợi của gia tộc:xác lập quan hệ giữa 2 gia tộc;hôn nhân là công cụ duy
nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực;con dâu con rể có
trách nhiệm làm lợi cho gia đình.
Đáp ứng quyền lợi của làng xã:tính đến sự ổn định của làng xã,khi cưới cần nộp cheo
cho làng.
Tính đến nhu cầu riêng tư:sự phù hợp của đôi trai gái về lứa tuổi,quan hệ vợ chồng bền
vững(tục trao nắm đất,gói muối,uống chung rượu)
+phong tục tang ma:
Thể hiện nguyên tắc trọng tình
Thấm nhuần sâu sắc tinh thần triết lí âm dương:về màu sắc(dung màu trắng của hành
Kim);về loại số(âm ứng với số chẵn,dương ứng với số lẻ)
+phong tục lễ tết lễ hội

● ẩm thực:
+triết lí âm dương:trong việc chế biến món ăn(gia vị hài hòa), dùng đôi đũa,các thực
phẩm ở dạng bao tử.

● kiến trúc:hướng tới cuộc sống hài hòa:


vị trí ngôi nhà không quá cao cũng không quá thấp.Khi chọn hướng nhà phải nằm nơi gió
không qúa yếu cũng không quá mạnh,nước không tù đọng nhưng không chảy nhanh
quá.

Câu 3: tổ chức nông thôn ở VN(các hình thưc tổ chức,đặc trưng cơ bản)?

● Tổ chức nông thôn theo huyết thống:gia đình và gia tộc


Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở
GIA ĐÌNH và đơn vị cấu thành là GIA TỘC.Đối với người VN,gia tộc trở thành một cộng
đồng gắn bó có vai trò quan trọng.Sức mạnh của gia tộc được thể hiện ở tinh thần đùm
bọc,yêu thương lẫn nhau.Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về vật chất,trí
tuệ,tinh thần và làm chỗ dựa cho nhau về chính trị.
● Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú:xóm và làng
Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chạt chẽ với nhau để đối phó với môi
trường tự nhiên(đáp ứng nhu càu cần người đông của nghề trồng lúa nước mang tính
thời vụ),đối phó với môi trường xã hội(nạn trộm cướp).Chính vì vậy mà người VN liên
kết với nhau chặt chẽ đến mức “bán anh em xa mua láng giềng gần”.Nguyên tắc này bổ
sung cho nguyên tắc “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.Người VN không thể sống
thiếu anh em họ hang,cũng không thể sống thiếu bà con hàng xóm.
● Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích:
Trong một làng,phần lớn người dân làm nghề nông.Tuy nhiên cũng có làng bộ phận sinh
sống bằng nghề khác,họ liên kết chặt chẽ với nhau,khiến cho nông thôn VN có them
nguyên tắc tổ chức thứ 3 là tổ chức theo nghề nghiệp,tạo thành đơn vị gọi là
phường.Bên cạnh phường còn có “hội” là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở
thích,thú vui,đẳng cấp…
● Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới :Giáp
Giáp là tổ chức mang tính 2 mặt-nó vừa được tổ chức theo chiều dọc(theo lớp tuổi)lại
vừa tổ chức theo chiều ngang(những người cùng làng)Vì vậy,một mặt giáp mang tính
tôn ti-nó là môi trường tiến thân bằng tuổi tác,mặt khác nó có tính dân chủ:tât cả mọi
thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau,cứ đến tuổi thì sẽ được địa vị ấy.
● Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính:thôn và xã
Trong xã,có sự phân biệt rõ rang giữa dân chính cư và dân ngụ cư.Có sự khác biệt giữa 2
tầng lớp này.

b)Các đặc trưng cơ bản


Tính cộng đồng và tính tự trị
● Tính cộng đồng:là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau,mỗi người đều
hướng tới những người khác-nó đặc trưng dương tính,hướng ngoại.
Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là cây đa-bến nước-sân đình.
Hệ quả tốt:tinh thần tương trợ,đoàn kết
Tính tập thể hòa đồng
Nếp sống dân chủ bình đẳng
Hệ quả xấu:sự thủ tiêu vai trò cá nhân
Thói dựa dẫm,ỷ lại
Thói cào bằng,đố kị
● Tính tự trị:là sự xác lập sự độc lập của làng,nó đặc trưng âm tính,hướng nội.
Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre
Hệ quả tốt:tinh thần tự lập
Tính cần cù
Nếp sống tự túc tự cấp
Hệ quả xấu:óc tự hữu,ích kỉ
Óc bè phái,địa phương
Óc gia trưởng tôn ti.

Câu 4:tổ chức đo thị(nguồn gốc ,đô thị hóa và những vấn đề phát sinh)

a)nguồn gốc:

Phần lớn các đo thị ở VN do nhà nước sản sinh ra:bộ phận nhà nước hình thành trước
theo kế hoạch,chọn địa điểm(khoanh vùng đất đai) xây dựng cơ sở và quy hoạch dân cư.Do đó
hình thành các đo thị do Nhà nước quy hoạch.Trên cơ sở đó các bộ phận làm kinh tế mới hình
thành tiếp theo như buôn bán…

b)đô thị hóa và những vấn đề phát sinh

Sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, quá trình đô thị hóa đã diễn ra hết sức
nhanh chóng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây chúng ta đã chứng kiến một quá trình đô thị
hóa với tốc độ cao chưa từng có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận.
Lượng dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm có khoảng 1 triệu
dân tiếp tục tham gia vào "đại gia đình" đô thị. Đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của đất
nước, góp phần nâng cao mức sống của một số bộ phận dân cư, tuy nhiên bên cạnh những mặt
tích cực cũng đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân
nông thôn ra thành thị; tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo; vấn đề nhà ở
và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi
trường.

1. Tổng quan về quá trình đô thị hoá ở Việt Nam

Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị
lớn nhỏ (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là
656 đô thị. Tính đến năm 2007, cả nước đã có 729 đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt: TP Hồ Chí
Minh, Hà Nội; 4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị
loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5 ([1]) (đạt tỷ lệ đô thị hoá xấp xỉ 27%). Tỷ lệ dân số đô
thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến
năm 2020 là 80%.

Bộ Xây dựng dự báo tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương
đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích
bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỉ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng
450.000 ha đất đô thị nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ đạt quy mô 105.000 ha. Với tốc
độ phát triển đô thị và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn
đề phức tạp nảy sinh từ quá trình đô thị hóa.
2. Các vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thành thị tăng cao: Quá trình
đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông
thôn di cư mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày
đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải
quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô
ngày càng thêm phức tạp. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), người di cư
nông thôn chiếm tới 1/3 dân số của TP Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội và làn sóng này
vẫn đang tiếp tục không ngừng chảy. Dự kiến dân số đô thị của Hà Nội đến năm 2010 sẽ là 3,9 -
4,2 triệu người, năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người; còn với TP Hồ Chí Minh năm 2010 là 10 triệu
người, đến 2025 là 16-17 triệu người ([2]).

Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo: Trong quá trình hội nhập và phát
triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay nghề cao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật –
công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động. Song thực tế cho thấy ở các đô thị và
các vùng ven đô vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người thất nghiệp, trình độ học vấn
không cao. Đây chủ yếu là những lao động giản đơn di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị để
kiếm việc làm. Phần lớn trong số họ chỉ tìm được công việc giản đơn trong các khu công nghiệp,
khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công
việc không ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi. Nhiều vấn đề phát sinh cũng bắt nguồn từ
đây, khi thu nhập của người lao động không đủ tích lũy để gửi về gia đình như kỳ vọng trước
đó. Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số lao động di cư, có tới 2/3 là lao
động trẻ (15-19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìm việc làm, 47% là để cải thiện điều kiện sống. Một
điều tra khác của Viện Khoa học lao động và xã hội cũng cho thấy, trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70%. Tính đến tháng
12/2007 cả nước có hơn 170 khu công nghiệp, khu chế xuất phân bổ ở 55 tỉnh, thành trên cả
nước với khoảng trên 1 triệu người lao động đang làm việc, trong đó có 700.000 người lao động
di cư từ các tỉnh khác hoặc huyện khác đến ([3]). Do chỉ được hưởng mức lương thấp, lại phải
làm việc vất vả nên số lao động di cư này dễ nảy sinh những bất đồng và có những hành động
thiếu kiềm chế. Đây là sự bất ổn đối với chủ trương phát triển một xã hội đô thị công bằng, ổn
định và văn minh.

Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị: Nhìn chung hầu hết ở các đô thị hiện
nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư
vào thành phố. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ
tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh
còn có 300 ngàn người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong
môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người. Chính vì thế một số người đã bất
chấp những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà
một cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị.
Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà không số, phố không tên”
chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ
nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự an toàn xã
hội.

Vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước: Tại các đô thị việc chiếm dụng đất công, san
lấp mặt bằng, sông ngòi, lấn chiếm lòng đề đường để làm nhà và xậy dựng trái phép diễn ra
hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu, thoát nước và chất thải đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống cơ
sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng
sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì
bụi công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của UNFPA cho thấy,
chất lượng không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thuộc vào loại tồi nhất trong khu vực. Phần
lớn hệ thống nước thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng,
và chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn.
3. Một số giải pháp cho các vấn đề đô thị hóa

Để khắc phục các vấn đề tồn tại trong quá trình đô thị hóa ở các đô thị, còn rất nhiều vấn đề
cần giải quyết, nhưng trước mắt cần xem xét một số mặt sau đây:

- Tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Song song với việc
nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bổ đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại
các thành phố trên cả nước.

- Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị, hạn chế
những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến lối sống văn mình lịch sự của cư dân đô thị. Hạn chế và
quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng
xã hội đô thị ổn định, bền vững.

- Cần có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và phát triển mạng lưới cơ sở
hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và ít gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức
khoẻ và chất lượng cuộc sống. Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm
và các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện truyền thông để nâng cao ý thức
của người dân trong bảo vệ môi trường sống trong đô thị. Tích cực thực hiện các biện pháp
tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt thay cho các
loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt.
- Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng
hiện đại, không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng là giải
pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị.

Các chiến lược, chính sách quy hoạch đô thị cần phải tiến hành ngay từ bây giờ với tầm nhìn
chiến lược lâu dài 5, 10 năm và thậm chí có thể lên tới 50 hoặc 100 năm. Có như vậy, Việt Nam
mới tránh được việc phải giải quyết hậu quả nặng nề từ những tác động xấu của quá trình đô
thị hoá sau này./.

Câu 5:phật giáo và VHVN(sự ra đời,quá trình xâm nhập và đặc điểm phật giáo VN)?

a) Sự ra đời: đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng tk 6 TCN,người sáng lập là thái tử
sidharta.Ông sinh năm 624TCN vào lúc Ấn Độ đạo Balamon đang thống trị với sự phân
chia giai cấp sâu sắc trong xã hội.Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp,kì thị
màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân hình thành tôn
giáo mới.Thực chất của đạo phật là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát.
b) Quá trình xâm nhập:bằng nhiều con đường

+theo đường biển:các nhà sư Ấn Độ đã đến Vn ngay từ đầu công nguyên.Phật giáo lúc
này mang màu sắc tiểu thừa nam tông.
+sang thế kỉ 4-5,có them luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung hoa tràn vào và nó
lấn át,thay thế luồng nam tông trước đó.
+từ trung hoa có 3 tông phái Phật giáo truyền vào Vn:thiền tông,tịnh đọ tông và mật
tông.
+do thâm nhập một cách hòa bình ngay từ thờ Bắc thuộc nên Phật giáo phổ biến khá
rộng rãi.Đến thời Lí-Trần phật giáo đã đạt đến mức độ cực thịnh rất nhiều chùa tháp quy
mô lớn,kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như chùa một cột …
+sang thời nhà Lê,lấy Nho giáo làm quốc giáo,vì vậy Phật giáo dần bị suy thoái.
+đến tk 20,phong trào chấn hung Phật giáo nổi lên,bắt đầu ở các đô thị miền Nam.
+những năm 30,các hội Phật giáo ở BẮc kì,Trung kì,Nam kì được thành lập.

+cho đến nay Phật giáo là tôn giáo có lượng tín đồ đông nhất VN

C)đặc điểm Phật giáo ở Vn

+ Tính tổng hợp: Phật giáo Vn tổng hợp các tông phái với nhau(Phật với nho,với đạo)

Kết hợp chặt chẽ với đời

+ khuynh hướng thiên về nữ tính:đặc trưng bản chất của văn hóa nông nghiệp

+ Tính linh hoạt

Câu 6:Nho giáo và VHVN(sự ra đời,quá trình xâm nhập và đặc điểm)

a) Sự ra đời
+ Nho giáo là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả.Những
cơ sở của nó được hình thành từ thời Tây Chu,đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công
Đán,sau đó Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công,hệ thống hóa lại và tích cực
truyền bá.
+sách kinh điển của Nho giáo gồm ngũ kinh(kinh thi,kinh thư,kinh lễ,kinh dịch,kinh xuân
thu)
+Sau khi Khổng Tử mất,học trò tập hợp lại lời dạy của thầy và soạn ra Luân ngữ.Học trò
xuất sắc của ông là Tăng Sâm dựa vào lời thầy soạn ra cuốn sách Đại học dạy phép làm
người quân tử.Sau đó học trò khác là Khổng Cấp viết ra Trung Dung nhằm phát triển tư
tưởng của Khổng Tử về cách sống dung hòa,không thiên lệch.Vào khoảng năm 390-
305TCN có Mạnh Tử là người bảo vệ xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử ,những lời của ông
được học trò biên soạn thành sách về sau hợp lại được goi là Tứ Thư.
Như vậy,Mạnh Tử đã khép lại giai đoạn quan trọng-giai đoạn hình thahf Nho giáo –đó là
Nho giáo nguyên thủy hay còn gọi là tư tưởng Khổng-Mạnh.
b) Quá trình xâm nhập
+ Hán nho đã được cac quan lại Trung hoa ra sức truyền bá từ đầu Công Nguyên.Tuy
nhiên,đây là thứ văn hóa do kẻ xâm lược áp đặt nên suốt thời gian chống Bắc thuộc,Nho
giáo không có chỗ đứng trong xã hội Vn.Đến năm 1070,với sự kiện Lí Thánh Tông cho
lâp văn miếu thờ Chu Công,Khổng Tử mới có thể xem Nho giáo chính thức được tiếp
nhận.
+Nhà nước phong kiến Vn chủ động tiếp nhận Nho giáo chính là để khai thác những yếu
tố là thế mạnh của Nho giáo,thích hợp cho việc Tổ chức và Quản lí Nhà nước.
+ Có nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Vn đã bị biến đổi cho phù hợp với truyền thống
văn hóa dân tộc.

c)đặc điểm của Nho giáo

● Tinh hoa của truyền thống gốc du mục phương Bắc:


+Quan niệm về một xã hội trật tự,tôn ti “chính danh”
+Tham vọng bình thiên hạ
+trọng sức mạnh
● Tinh hoa của truyền thống nông nghiệp phía Nam
+việc đề cao chữ “nhân”
+côi trọng tinh thần dân chủ
+coi trọng văn hóa

Câu 7: tính dung chất trong văn hóa VN

1.Biểu hiện:
● Biết loại bỏ những yếu tố lạc hậu,kìm hãm sự phát triển của dân tộc.
● Chấp nhận những giá trị tiến bộ bên ngoài để đưa dân tộc phát triển.

2.Ý nghĩa:

● Không làm tổn hại đến nền văn hóa bản địa
● Làm cho nền văn hóa VN trở nên giàu có và phong phú

3.Nguyên nhân:

● Do quá trình hình thành dân tộc Việt


+do sự hòa huyết về chủng loài
+sự tổng hợp về mặt ngôn ngữ
+sự giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới

● Kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của dân tộc VN trong suốt chiều dài lịch sử.

You might also like